Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Thursday, September 27, 2007

Đi Săn Sư Tử Suýt Mất Mạng

Click Vào ĐâyAnh em vào đây xem một chàng thợ săn suýt mất mạng vì Sư Tử. Bạch diện Sơn ơi, nhìn cảnh nầy tao nhớ đến Bùi kim Bảng, Bảng rất ghiền đi săn ở Mỹ (Bảng đã mất mấy năm), riêng tôi từ ngày qua Mỹ tôi tu luôn. tth

Bay F15 với one wing!!!!!!!!

Click Vào Đây Các Hoàng Tử D ơi, các bạn sẽ không tin mắt mình khi xem video nầy. Chỉ có Hoàng Tử Hiền Điên mới có hy vọng làm được như vậy vì không có wing nào mà Hiền Điên vẫn bay và đáp đều đều mỗi đêm!!!tth

Wednesday, September 26, 2007

Vỏ Sĩ Có Thể Dấu Hai Hòn Ngọc Quý

Click Vào Đây để xem Vỏ Sĩ Có Thể Dấu Hai Hòn Ngọc Quý. Lúc còn học Đệ Ngủ, tôi nghe Sư Phụ Chính Hoá của Lò Tây Sơn Nhạn gần Trường Cầu Kho Saigon, nói rằng nếu mình tập luyện đúng mức mình có thể vận khí công rút hai Hòn Ngọc đem dấu bên trong để tránh tổn thương. Tôi càng tập nó càng phồng ra, thế mới chết!!! Thế nên sau nầy tôi bị mang thêm cái tên "Th. Dơm"!!!

Công Chúa Đinh Sinh Long trong nhạc phẩm Hải Ngoại Thương Ca

Click Vào Đây để xem Công Chúa Ngọc Diệp của Hoàng Gia D (Đinh sinh Long) trong nhạc phẩm Hải Ngoại Thương Ca, Hoàng Tử Đinh Sinh Long là người đệm nhạc cho Công Chúa ca. Công Chúa Ngọc Diệp là người thứ ba bên phải (áo đen có bông). Video nầy do Cố Đạo forward cho tôi. Hôm Hội Ngộ San Jose nếu có mặt Đinh sinh Long thì vui biết mấy, tôi gởi bao nhiêu Em Lan đi tìm kiếm, gào thét, khóc than mà Hoàng Tử Long nỡ lòng phớt tỉnh!!!! tth

Tuesday, September 25, 2007

Shaolin Kung Fu Đấu Tae Kwon Do

Click Vao Day để xem Vỏ Tàu Kung Fu đấu với Đaị Hàn Tae Kwon Do. Muốn xem thêm về vỏ Tàu thì đánh Shaolin vào chổ Search Video rồi click search sau đó chọn video mà xem.

Sunday, September 23, 2007

Cung Lê San Jose - Vỏ Sĩ VN Lừng Danh

Click Vào Đây để xem Cung Lê, một vỏ sĩ VN đã làm khiếp đảm nhiều đối phương. Cung Lê ở San Jose và đã được mời đóng phim. Anh em muốn coi thêm về Cung Lê thì đánh "Cung Le" vào chổ Search Video rồi click search sau đó chọn video mà xem.

Như lâu nay anh em đã thấy, tôi post video không có hình mà tôi chỉ linked rồi amh em phải Click vào để xem. Mỗi lần post có hình, hình sẽ chiếm rất nhiều space, chúng ta không có nhiều space vì là free mà. Linked là cách nối liền chịa chỉ của website nào đó vào website của mình, bằng cách nầy hình được chứa trong space của ai đó, mình vào xem ké mà khỏi tốn kém chứa đựng hình.
Xin nói thêm Bất lợi của Linked là, nếu chủ của video delete nó đi thì người xem ké cũng hỏng cẳng. Linked video là cách xem ké nhưng hợp pháp vì những website chủ video muốn thu hút người xem càng nhiều càng tốt để họ làm ăn chuyện khác, chẳng hạn như quảng cáo. tth

Saturday, September 22, 2007

Nhận xét và Đề nghị

Bạn Thái *****Tôi có nhận xét và ý kiến đề nghị như sau :
Bạn hãy tạo ra một khung như là instant messengers(readers)-để khi click vào chổ đó thì nó sẽ hiện ra ai đang có mặt trên trang blog . nếu người (đăng ký )register thì nó hiện tên , còn không đăng ký thì nó đếm số và cho là guests cũng được !.(như bây giờ bạn đang có đếm số tổng cộng đó 647?)Làm cái mục nầy thay vô chổ cái đồng hồ coi bộ hay hơn đó
Tôi hổng có rành về computer nhưng cũng thành thật đưa ý kiến của mình như vậy mong quý huynh đừng cho là tôi nhiều ..."chiện "quá nghe !

ẢO THUẬT ....

Thưa quý anh chị 63D . Phải công nhận bạn Thái bỏ công sức tạo trang Blog nầy hay và hấp dẩn thiệt !!Các anh chị có Thử mới tin !Hãy vào mục SEARCH Video đánh chữ MAGICIAN rồi Search , quý anh chị coi thấy không .......hết hồn là không ăn tiền !!Cái cảnh nằm trên Băng gổ đó ........Xin mời xem và cho ý kiến . D TH

Xin Anh Em Click Vào Đây
để xem công tìm tòi của Hoàng Tử Diêu.

Friday, September 21, 2007

Ánh Tuyết - Hướng Về Hà Nội

Click Vào Đây để nghe Ánh Tuyết trong nhạc phẩm Hướng Về Hà Nội. Sáng nay Anh Bảy thủ thỉ với tôi rằng Ánh Tuyết ca nhạc phẩm Hướng Về Hà Nội hay quá!! Có lẽ Anh Bảy đang mơ Chị Bảy nào ở Hà Nội chăng? Cũng chẳng sao, gần hết đoạn cuối của cuộc đời, khó khăn với nhau làm gì! Tôi post nhạc phẩm Hướng Về Hà Nội ra đây, rất mong các Công Chúa Hoàng Gia D sẽ củng Anh Bảy hướng về Hà Nội cho vui. Chị Bảy

Thursday, September 20, 2007

12 girls band

Click chổ nầy để xem 12 girl band .Mời mấy Cụ 63 Dê và Quý Nương Tử vào xem và nghe mấy Á muối biểu diển . Đây cũng là lần đầu tui nhờ nhà thông Thái chỉ dẩn .Coi như test xem sao ."Cái lầy "chư vị Nam Phụ Lảo Ấu gì coi cũng được cả . Trong tương lai hể cái nào mà tui mời riêng ..mí Cụ thì quý Nương đừng có liếc tới dùm nhá . Trân trọng cẩn báo trước . Nào Kính mời .....!!!DIEU THIEU

Wednesday, September 19, 2007

KQ63D Ái Hửu Và Giải Trí Hân Hạnh Ra Mắt Hoàng Gia D


Palo Alto 9/11/2007


Hoàng Tử và Công Chúa Hoàng Gia D,


Tôi vừa build xong Blog Website, trong tương lai Blog nầy sẽ là phương tiện trao dổi tin tức và phim ảnh của Hoàng Gia D trong tinh thần Ái Hửu Và Giải Trí. Tôi cũng vừa build xong website "KQ63D Ái Hửu Và Tương Trợ", Anh Chị có thể vào Websites "KQ63D Ái Hửu Và Tương Trợ" hoặc "KQ63D Hội Ngộ San Jose" từ Blog nầy, xin nhìn bên trái và click vào đó. Trong Blog nầy có phần "comments", xin Anh Chi click vao "comments" để góp ý kiến của Quý Anh Chị, rất mong ý kiến của Anh Chị để tôi thực hiện được hoàn hảo hơn.tth

Tuesday, September 18, 2007

Sự thật về cái chết của hai ông Diệm, Nhu - Thằng Bờm


SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA HAI ÔNG DIỆM-NHU




*QP Võ Văn Sáu



       Nhằm soi sáng về cái chết của 2 ông Diệm-Nhu vào buổi sáng ngày 2-11-1963. Trước hết, chúng tôi cho trích 1 doan ngan bài viết “Tâm Sự Người Lính Già” của tác giả Thằng Bờm đăng trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong số 355 tháng 11-1990.
TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH GIÀ
KHÓC CHO CHA
   
     63 tuổi đời, 36 vết thẹo kéo dài từ đầu đến chân, có cái đỏ hỏn, có cái lõm sâu, có cái nhăn nhúm chằng chịt… Vừa vuốt ve những vết thương, ông vừa ket luận:        -Mày thấy đó ! Sau hơn 28 năm cầm súng đánh nhau với giặc, bỗng dưng tao bị mất nước.
     -Trong suốt 63 năm, cuộc đời tao đã 5 lần phải bật… khóc. Một con người ngang dọc như tao mà cũng biết khóc cũng là lạ. Lần thứ nhất khóc cho cha, thứ nhì khóc cho một mối tình, thứ ba khóc cho một lãnh tụ, thứ tư khóc cho một người lính, và lần thứ năm là mới hôm qua đây thôi, tao phải khóc cho thân phận nổi trôi của tao, của người tỵ nạn trên đất Úc.
KHÓC CHO MỘT LÃNH TỤ:
Những giờ phút cuối cùng của TT Ngô Đình Diệm.
     Trong các vết thương, không vết thương nào đau dai dẳng như vết thương lòng. Tao nhức nhối, tao khổ sở, tao căm hờn đến suốt mấy năm trời, Nó chỉ thật sự chấm dứt vào sáng ngày 2-11-1963khi tao tận mắt chứng kiến cái chết của cổ TT Ngô Đình Diệm. Cái chết bi thảm oan nghiệt của một lãnh tụ, và tao một lần nữa đã không thể cầm được nước mắt. Tao đã khóc ! Đúng ra, đời tao, tao cóc coi ai là lãnh tụ. Tánh tao là phè, ngang ngược đã quen, thế nên trong đời, ngoài việc thờ phượng Đức Phật và thờ bố, tao đếch có coi ai ra gì. Với tao, ai cũng thế thôi, cũng có bằng đó cái đầu, bằng đó cái tay và bằng đó cái chân, chứ nào có nhiều hơn tao cái gì ?
     Tao nghĩ tao đi lính là để trả thù nhà, đền nợ nước, chứ có phải vì ông kẹ, ông lãnh tụ nào đâu. Ngay cả khi ông Diệm về chấp chính, lòng tao cứ thản nhiên, không mảy may xúc động. Ông không về thì ông khác về. Ông không làm thủ tướng thì ông khác làm thủ tướng. Trong suốt 9 năm dưới triều đại uy nghi của ông, tao chớ có bao giờ đứng lên ngoác mồm ra hát bài… suy tôn Ngô Tổng thống “Ai bao năm vì sông núi quên thân mình. Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do...” Nhìn lại trong dòng sử Việt, thiếu gì người vì sông núi quên thân mình, thiếu gì người vì nước mà tranh đấu cho tự do, chứ đâu phải chỉ có mình ông Diệm mà phải đem ông ấy ra suy tôn. Chưa hết, nào là “Ngô tổng thống muôn năm.” Sao lạimuôn năm? Muôn năm có nghĩa là hơn một ngàn nămCon người ta sống thọ lắm chỉ được trăm năm.  Rán gân cổ lên mà tung hô chúc tụng thì cũng không cướp quyền tạo hoá đượcNếu định ám chỉ là danh thơm của ông sẽ lưu truyền đến muôn năm thì cũng đúng là nói phét. Ông đã chết đâu, ông đã làm xong việc đâu mà biết ông thơm hay thối để dựa vào đó mà bốc hay chửi. Ôi, hát với hò cái kiểu như vậy chẳng khác gì hại ông, cho ông uống viên thuốc độc bọc đường. Cũng chỉ vì cho là như thế nên thế giới giữa tao và ông Tổng thống nó nhạt nhẽo, nó xa lắc xa lơ. Tao chưa bao giờ được nhìn con người thật của ông, ngoại trừ một lần thoáng thấy ông xa xa, tay đang cầm ba-toong, đầu đội mũ nỉ, mặc com lê xám đang đi kinh lý tại thị xã Đông Hà.
    Đầu năm 1963. Chán đời. Tao đâm đơn xin sang ngành thiết giáp và được cử đi học khoá chuyên môn về binh chủng này. Mãn khoá, lãnh Sự vụ lệnh về một đơn vị thiết vận xa tại Bến Cát, Bình Dương, thuộc quyền sở hữu của SĐ5 mà Tư lệnh là Đại tá Nguyễn Văn Thiệu. So với ông Tư lệnh này thì đường binh nghiệp của tao có điều… rùng rợn. Khi tao là Trung sĩ thì ông đang là dân. Khi tao lên Thượng sĩ thì ông ra trường Thiếu úy. Và bây giờ ông là Đại tá thì tao vẫn là… Thượng sĩ. Đấy, đời kỳ quái như vậy bố ai mà hiểu được.
     Trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của tao được lệnh xếp hàng về Sài Gòn, nói là để tăng cường bảo vệ thủ đô. Qua một lần kinh nghiệm, tao biết lại giở trò với nhau đây. Thua keo nầy nữa thì có hy vọng từ Thượng sĩ lên một phát trở thành… Binh sĩ. Chẳng sao. Đã từ lâu tao không còn thiết tha gì với cái lon nữa rồi, nó bạc bẽo quá, nhớ nó làm chi cho tủi.
     Đến Sài Gòn, chi đội được chia ra làm 2 toán. Toán thứ nhất hợp lực với quân bạn đánh dinh Gia Long. Toán thứ nhì, có tao, làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu, nơi đặt bản doanh của quân đảo chánh. Thế là đêm đó mặc cho thiên hạ bắn nhau chí choé ở bên ngoài, tao ghếch súng ngồi dựa lưng vào thành xe tăng ngẫm nghĩ chuyện đời. Thấy đời chán bỏ mẹ, đánh đấm cho lắm thì cũng là quân ta bắn quân mình.
     Đảo chánh thắng thì mấy cha nội chóp bu thành người hùng cách mạng để có ghế mới, lon mới, địa vị phe phẩy, tiền bạc rủng rỉnh và oai quyền hét ra lửa. Thua thì các đấng dông cha nó ra ngoại quốc, để bổng chốc thành chính khách lưu vong. Chỉ khổ cho mấy thằng lính, chẳng được cái đếch gì mà lại lãnh trọn đòn thù thay cho xếp.
     Khi trời vừa sáng tỏ thì đồng hồ chỉ 6 giờ 15 phút. Lời hiệu triệu phát ra từ một chiếc máy transitor vang lên đều đặn: “Quân đội đã đứng lên làm cách mạng để lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm và hiện đang làm chủ tình hình mọi nơi trên toàn lãnh thổ cũng như tại Dinh Gia Long, cứ điểm cuối cùng của nhà Ngô, đã hoàn toàn lọt vào tay quân cách mạng. Trung tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh QĐ2 kiêm Tư lệnh Vùng 2 Chiến thuật, vừa đánh điện ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.”
     Tao chợt nghe tiếng nói vu vơ của một thằng lính: - Thế ông Diệm đâu ?
     Một giọng khác văng vẳng: - Hãy cầu nguyện cho ông ta !
     Vừa lúc ấy toán của tao được lệnh di chuyển. Khẩu lệnh cho biết đây là cuộc hành quân phối hợp. Ai cũng ngỡ là đi tăng viện cho một chốt nào đó. Khi lọt ra khỏi cỗng chính Tổng Tham Mưu, tao thấy lực lượng gồm có 3 chiếc jeep đi đầu. Chiếc tiên phong có tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ nhì gồm đại tá Dương Ngọc Lắm cùng hai đại úy Nguyễn Văn Nhung, Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có đại úy Phan Hoà Hiệp. Tiếp theo sau là 2 xe M113, tao thủ thế ở chiếc thứ nhì. Và cuối cùng là 2 GMC chở đầy nhóc lính tráng, vũ khí trang bị đầy đủ. Nửa giờ sau xe chạy vào Chợ Lớn, khi gần tới một ngôi nhà thờ, đoàn xe đi chậm lại, lính từ 2 GMC nhảy túa xuống, nhanh như cắt toả ra đứng thế thủ, mỗi người một gốc cây. Khoảng chục người khác cũng lăm lăm đứng gác chung quanh các cửa hông nhà thờ. Xe của tướng Mai Hữu Xuân chạy lòng vòng rồi de đít lại, đậu xa tít mãi bên kia đường. Hai xe jeep chở các quan lớn lượn quanh một vòng rồi tiến vào sân chính diện ngôi nhà thờ. Hai chiếc M113 cũng dọt lẹ theo. Sau cái phất tay của đại tá Lắm thì đoàn xe ngừng lại. Đại tá Lắm bước xuống, rồi đại uý Nhung, Nghĩa, Hiệp cũng hăm hở bước xuống. Lúc ấy tao chợt thấy đại tá Lắm đưa mắt nhìn vào thiết vận xa của tao, rồi đưa tay ngoắc một cái, tao cũng chẳng hiểu ông ta ngoắc để làm gì. Do phản ứng tự nhiên, tao nhanh nhẹn nhảy xuống xe chạy lại. Còn cách ông Lắm hai bước, tao giật mình đánh thót một cái vì thấy trên bậc thềm trước nhà thờ có 4 người bước ra. Người đi đầu đúng là Tổng thống Ngô Đình Diệm, sau ông là ông Nhu, còn 2 người kia tao không biết. Ông Lắm bước tới mấy bước, đứng nghiêm trước mặt ông Diệm, tay phải đưa lên chào. Vì đang ở tư thế gần nhất nên tao nghe rõ mồn một cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa 2 người :
     Đại tá Lắm: - Thừa lệnh Trung tướng Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng chúng tôi đến đón Cụ và ông Cố vấn.
     Ông Diệm : - Ông Minh và ông Đôn đâu hè ?
     Đại tá Lắm: - Thưa Cụ, hai ông đang làm việc ở Tổng Tham Mưu.
     Ông Diệm : - Thôi được. Thế tôi và ông Cố vấn cùng đi xe kia với ông.
     Đại tá Lắm quay người lại chỉ vào xe M113 của tao: - Thưa Cụ, xin mời Cụ lên xe này cho.
     Thật ra cho mãi lúc tới nhà thờ cha Tam và khi tận mắt nhìn thấy ông Diệm tao mới biết công tác của đoàn xe là đi đón ông Diệm và cho đến lúc này tao bàng hoàng, không thể nghĩ được rằng một ông Tổng thống, dù là Tổng thống bị đảo chánh, lại được người ta đón bằng một chiếc xe tăng… Ngày xưa hành quân bắt được Việt cộng, khi giải về hậu cứ thì cứ tốt nhất cũng tông nó lên chiếc GMC chứ không chơi cái trò đút vào xe bọc thép. Khi nghe ông Lắm nói xong, bấy giờ tao thấy nét mặt ông Diệm rất bình thản, đôi mắt ông bỗng ngước lên nhìn quanh mọi người, nhìn tới ông Lắm cúi đầu xuống, nhìn tới tao, tao cũng cúi mặt xuống. Chao ôi ! Gần 30 năm rồi, đến hôm nay tao vẫn còn nhớ như in cái nhìn ấy, cái nhìn trong ánh mắt rất hiền từ, rất bao dung, rất nhẫn nhục, và tao nhớ ngày xưa mẹ tao cũng có cái nhìn như thế khi tiễn tao lên đường nhập ngũ. Nhìn xong ông Diệm vẫn im lặng. Riêng ông Nhu khẽ nhíu mày, lên tiếng:
     -Không thể đón Tổng thống bằng chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.
     Đại tá Lắm khẻ nhún vai: - Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung tướng Chủ tịch.
     Hướng về ông Diệm, đại tá Lắm giơ tay lên chào trong tư thế nghiêm rồi quay người bước ra. Đại úy Nhung bước lên mấy bước, không chào hỏi gì cả, tay chỉ về thiết vận xa, miệng oang oang: - Xin mời hai ông lên xe ngay cho.
     Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng nói rất quyết liệt: - Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng thống ?
     -Ở đây không còn Tổng thống nào cả, các ông là tù binh. Chúng tôi được lệnh bắt các ông.
     Đại úy Nhung vừa nói xong thì có 2 quân nhân đến sau lưng Tổng thống Diệm, một người cầm tay phải, một người cầm tay trái đẩy ông về phía trước. Bất giác ông Nhu quay người lại, hai tay ông đưa lên nắm vai 2 quân nhân kéo về phía sau, ông nói như quát: - Để yên ! Không được nhục mạ Tổng thống !
     Hổn độn xảy ra trong chớp nhoáng, tao đứng đực người ra vì không biết phải làm sao. Đại úy Nhung luýnh quýnh rút súng ngắn bên hông ra, mũi súng chĩa thẳng vào người ông Nhu rồi đưa qua đưa lại chĩa vào ông Diệm, xong lại chĩa vào ông Nhu. Đột nhiên, bằng một cử chỉ rất nhanh, tao thấy ông Diệm bước lên 2 bước, đứng chắn trước mặt ông Nhu, đôi mắt ông nhìn thẳng vào người đại úy Nhung, giọng ông cất lên rất gọn, rất đanh thép: -Bỏ súng xuống !
     Đại úy Nhung run run khẩu súng trong tay chợt thõng xuống, ngưng trong giây lát, rồi được đút vào bao. Ông Diệm quay đầu xuống nói với ông Nhu: - Lính nó không biết gì… Đừng chấp… Ta đi thôi.
     Ông Nhu vượt qua ông Diệm, bước đi trước, ông Diệm đi sau, đi qua nữa là 2 người lạ mặt (sau này mới biết đó là tùy viên Đỗ Thọ và linh mục Jean). Đại úy Nghĩa chạy nhanh đến trước M113, miệng nói lớn : - Hạ bửng xuống! Hạ bửng xuống !
     Cửa sau xe kêu rè rè và từ từ mở xuống. Trong hầm xe đồ đạc lỉnh kỉnh, nào bi đông nước, nào ca sắt muỗng sắt. Tùy viên Đổ  Thọ chạy lại đưa ông Diệm chiếc cặp đen. Tay trái ông Diệm vừa sờ vào chiếc cặp thì đại úy Nhung chạy tới giật mạnh một cái, chiếc cặp da nằm gọn trong tay đại úy Nhung. Đại úy Dương Hiếu Nghĩa đẩy nhẹ Đỗ Thọ sang một bên rồi chỉ vào nền nhà thờ: - Anh này lên trên kia.
     Lúc ấy tao vẫn đứng ngoài, vẫn nhìn trâng tráo, vẫn đứng yên như phỗng đá. Giây phúy ấy tao chẳng hiểu tao nghĩ gì, có cảm giác gì, chỉ thấy nó có cái gì lạ lùng quá, khó hiểu quá. Năm bảy người lính đang vây quanh ông Diệm ông Nhu để phụ đưa 2 ông vào lòng xe. Đại úy Nhung trợn mắt, nhìn ngang nhìn ngửa, bỗng thấy tao hình như tư thế không giống ai, ông ta la lên: - Ủa, thằng này đứng làm gì đây ?
    Tao chạy vội vào phía sau xe M113. Vừa lúc đó tao nghe thấy tiếng nói rất rõ của một hạ sĩ xạ thủ đại liên: - Dạ dạ, Tổng thống cứ bước lên, đã có con đỡ bên hông rồi… Ê mày, nhẹ nhẹ thôi, coi chừng làm đau Tổng thống.
     Cánh cửa xe M113 từ từ đóng lại, tao tự nhiên thấy người mình nặng như chì, leo lên xe 2 lần đều trượt xuống. Lần thứ 3 mới hì hục lên được. Đứng bên cạnh tao lúc đó là 2 anh hạ sĩ xạ thủ đại liên. Tao vừa thở hào hển vừa nói :
     -Này mày, sao không để 2 ông ấy đi xe jeep cho tiện, đút vào đây làm chi cho cực ?
     Anh hạ sĩ ghé vào tai tao, giọng nói lạnh như tiền: Ông ngu bỏ mẹ đi ấy. Nếu người ta muốn “đón” thì đi bằng xe jeep. Còn muốn “giết” thì còn gì kín đáo hơn là hầm chiếc xe này.
    Nghe xong tao bất giác lạnh từ xương sống lên tới đầu. Giết ? Sao lại giết? Có gì mà đến nỗi phải giết ? Đối phương đã đầu hàng, đã xin chịu thua, nhất là đã chỉ chỗ cho mình đến mà đưa người ta đi. Vậy thì cách chức, đuổi cổ người ra khỏi ngước đã là nhục lắm rồi, cớ chi mà phải giết ? Nghĩ tới đó tao thấy kinh hoàng, thấy hoảng hốt, thấy rõ ràng rằng đi đón người theo cái cung cách ấy thì đúng là đem đi “làm thịt”. Đồng thời, một cảm giác khác làm tao tê điếng, run rẩy cả người khi nhớ ra rằng tao đang “ngồi” trên đầu một vị Tổng thống. Quả thực tao chỉ muốn co giò nhảy mẹ nó xuống đất, rồi muốn ra sao thì ra.
     Chiếc M113 rú lên từng hồi, rồi rầm rộ rời nhà thờ cha Tam, chạy đến đường Đồng Khánh. Khi tới đường Nguyễn Trãi thì tao thấy đoàn xe đâu mất hết. Ngoài chiếc M113 của tao chở Tổng thống Diệm và ông Nhu, chỉ còn một chiếc xe jeep chạy đầu. Xe này tao biết chắc như bắp là xe của tướng Mai Hữu Xuân lúc đi, nhưng bây giờ thì ông ta biến đi đâu mất, trên xe ngồi đứng 5, 6 người, súng ống chỉa lên trời, lựu đạn đeo lủng lẳng xem đến là hùng dũng. Hết đường Nguyễn Trãi, xe tiến vào đường Võ Tánh và ngừng ngay trước trụ sở Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia. Hôm ấy Tổng Nha CSQG không còn một bóng dáng cảnh sát. Đâu đó chung quanh các ngả đường, trước trụ sở toàn là anh em binh sĩ của Sư Đoàn 5, súng lăm lăm cầm tay canh gác rất cẩn mật. Từ trong một xe jeep khác chạy ra, trên xe có một đại tá, ông ta chỉ tay lên chiếc xe của tao rồi ra lệnh:’    
     -Xuống ! Xuống hết ! Tất cả ở ngoài đứng chờ lệnh, chỉ có chiếc xe này được chạy vào với một tài xế và… anh kia.
     Theo tay chỉ thì anh kia là anh chàng hạ sĩ xạ thủ đại liên. Bảy người trên xe nhảy xuống cùng với tao. Anh em bên chiếc xe jeep chạy đầu chung số phận… là ở bên ngoài ngắm cảnh.
     Đúng ra, lúc này tao cứ ngỡ đến đây là hết. Giết hay giam ông Diệm thì chắc hẳn là nơi này. Tao định bụng chờ một tiếng đồng hồ mà không có lệnh lạc gì thì dù về nhà ngủ một phát cho quên cái sự đời. Mà nào ngờ, 20 phút sau, chiếc M113 lại lù lù chạy ra, tới cửa nó chạy chậm lại để chúng tao đu lên. Rồi a lê hấp xe rú lên vọt chạy như ma đuổi. Xe chạy ngược lại đường Võ Tánh rồi quẹo phải, đến đường Cộng Hoà. Tao nhìn chàng hạ sĩ, thấy mắt nó dại đi, mặt tái mét, mười ngón tay như muốn co rúm lại. Tao thì thầm bên tai nó :
     -Ông Diệm ông Nhu đâu ?
     -Ở dưới.
     -Sao rồi ?
     -Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện.
     -Còn ông Diệm ?
     -Ông bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào thùng xe.
     -Chết hay sống ?
     -Không biết.
     -Người ta là ai ?
     -Không biết.
     Xe tao cùng chiếc xe jeep chạy qua đường Pétrus Ký thì tới ngã rẽ Hồng Thập Tự, bên kia là Lý Thái Tổ, đường Hùng Vương, bên trái là Nguyễn Hoàng, thì gặp lại đoàn xe của đại tá Lắm, đại úy Nhung, Hiệp, Nghĩa, gồm 2 xe jeep và một M113, hai GMC, chở đầy nhóc binh sĩ. Mới thoáng qua thì cuộc gặp gỡ tưởng là vô tình, nhưng tao đoán trước là có bố trí sẵn. Thế là đội hình mau chóng được xếp lại. Xe đại tá Lắm đi đầu, kế là xe tao, sau đó xe của đại úy Nhung… Tao quay đầu lại thì thấy mấy chiếc kia hình như đang bị khựng lại vì bị dân chúng ùa ra hoan hô. Tuy nhiên, ba chiến xe dẫn đầu cứ chạy. Qua ngả tư Cao Thắng, Hồng Thập Tự, khoảng bên hông bệnh viện Từ Dũ thì tạm ngừng lại vì bên kia chạy ngược chiều là đoàn xe nhiều chiếc của tướng Mai Hữu Xuân. Lúc đó có một số đồng bào thấy lạ nên đổ xô đến. Tướng Xuân xuống xe đứng bên này đường. Ông nhìn về xe đại úy Nhung, ra tay trái 3 lần đưa lên 2 ngón tay, rồi đưa tay phải qua khỏi đầu, ngón tay trỏ được duỗi ra co vào đến 4 lần (giống như bóp cò súng). Lúc ấy tao chẳng hiểu ông Tướng chơi cái trò gì, chỉ thấy đại úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào. Đoàn xe của tướng Xuân chạy đi thì 3 chiếc xe bên này cũng lăn bánh. Mới chạy được một quảng ngắn thì phải ngừng vì có đoàn xe lửa sắp chạy qua.
    Trong giây phút chờ đợi, đột nhiên đại úy Nhung từ trên xe jeep bên hông xe M113 nhảy sang xe tao. Miệng hét :
    -Xuống ! Xuống !
     Tao cóc đoán được chuyện gì. Bảo xuống thì tao nhảy xuống. Mấy thằng khác cũng xuống theo. Chân vừa chạm đất, tao bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ. Âm thanh không chát chúa, chỉ nghe văng vẳng, vì không phải nổ ở bên ngoài mà nổ ở trong lòng chiếc thiết vận xa. Tao biết chuyện gì đã xảy ra. Tao ngửa cổ nhìn lên trời, trời cao xanh thăm thẳm. Tao cắn chặt môi cố ngăn những giọt nước mắt không chảy ra để thấy tâm hồn như bị chẻ đôi, để thấy cõi lòng như đang trải qua cơn giông bão tang thương thê thảm nhất cuộc đời.
     Người lính già châm điếu thuốc thứ mười, qua làn khói mờ mịt, trông dáng dấp, khuôn mặt và tư thế ngồi của ông như bức tượng “Thương Tiếc” ngày nào trước nghĩa trang quân đội. Ông tâm sự với Thằng Bờm giọng đều đều như kể chuyện :
     -Mày đã đọc nhiều sách báo viết về những giây phút cuối cùng của ông Diệm. Tao cũng có đọc một số, đọc để thấy thiên hạ bị lừa đến một nửa. Thật ra các tác giả không ai lừa người đọc, vì chính họ cũng bị lừa, và họ chỉ biết sự thật có phân nửa, để rồi mọi người chỉ biết một cách đại khái rằng ông Diệm ông Nhu bị bắt ở nhà thờ cha Tam và trên đường giải về Bộ Tổng Tham Mưu thì bị đại úy Nhung bắn ở đường Hồng Thập Tự. Nhưng nếu mọi người tinh ý một chút, một chút thôi, thì sẽ có ngay một dấu hỏivì qua tấm hình do phóng viên ngoại quốc chụp được khi ông Diệm Nhu bị bắn chết thì hai ông BỊ TRÓI giật cánh khuỷu và trên đầu ngoài những vết đạn lỗ chỗ, thì trên người còn đầy những vết dao đâm. Như thế thì hai ông BỊ TRÓI ở đâu ? Bị ĐÂM ở đâu ? Nếu không phải là cái thời gian 20 phút ở trụ sở Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia thì còn ở chỗ nào nữa ?
     Tiếc thay chỉ không quá 8 người biết được rằng  trên đường về, chiếc xe định mệnh chở một vị Tổng thống còn được lệnh ghé qua bộ chỉ huy cảnh sát ấy ! Và hỡi ơi, nếu thực đúng như lời anh chàng hạ sĩ xạ thủ đại liên, thì cả 2 ông Diệm Nhu đã bị thanh toán tại nơi này, thì đại úy Nhung cũng BỊ LỪA, ông ta chẳng qua chỉ là con vật tế thần cho các xếp lớn dùng mẹo đổ vấy lên ông cái tội đã dám bắn một Tổng thống, nhằm giấu đi cái bản mặt và đôi tay đẫm máu của họ. Ôi, đời đễu giả thật !
         
 
Thằng Bờm

Sunday, September 16, 2007

Ursula Martinez

Hoàng Tử Cẩm v Hoành email cho biết vừa chôm được show nầy trong Cánh Thép, thấy cũng hay, tôi post ra anh em xem. Cám ơn Hoàng Tử Hoành có công tìm tòi cho Anh Em. Anh em nào muốn coi cô ta cởi 100% thì đánh "Ursula Martinez" vào search video bên trái để xem. Anh em có thể search show, ca sĩ, phim .....trong Blog nay, have fun! tth

Saturday, September 15, 2007

Nhu Quynh, Truong Vu - Em Hau Phuong Anh Tien Tuyen

Tin Mừng 9/14/07: Tình cờ hôm qua Hoàng Tử Thiều Quang Diêu gọi than phiền rằng tôi viết lời chỉ dẫn trong comments bằng tiếng Việt khó hiểu quá. Chỉ dẫn trong comments là của Google, tôi không có control trong phần nầy. Đêm qua nằm ngủ tôi nghĩ hay là trong Blog Google có font VN? Điều nầy có thể đúng vì VN làm cho Google rất nhiều, sáng nay tôi đánh thử tiếng Việt có dấu và sẵn Cẩm văn Hoành gọi tôi hỏi về thuốc đau nhức khớp xương, tôi nhờ Hoành check Blog coi có đọc được không và kết quả hahaha....... cám ơn Diêu và Hoành. Vậy là một tin thật là vui cho Hoàng Gia D, xin anh em vào http://www.gmail.com/ để sign up Google email, trong tương lai tụi mình sẽ trao đổi tin tức qua tiếng Việt dùng font VPS, nếu anh em không có font VPS thì vào internet down load, it's free. Nên nhớ trong chỉ có Blog, còn Website chưa xài font VN đuợc.

Tuesday, September 11, 2007

Hai buổi họp lịch sử tháng 3, 1975 - Đại Tướng Cao Văn Viên




TƯỚNG CAO VĂN VIÊN KỂ LẠI 2 BUỔI HỌP LỊCH SỬ THÁNG 3/75



Đại tướng Cao Văn Viên

Trong loạt bài viết về cuộc triệt thoái khỏi Cao nguyên trong tháng 3/1975, được phổ biến trên Việt Báo cách đây hai năm, chúng tôi có trình bày sơ lược về một số cuộc họp đặc biệt của Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa để duyệt xét tình hình chiến sự. Thể theo lời yêu cầu của đông đảo bạn đọc, VB xin giới thiệu bài viết trình bày chi tiết về hai cuộc họp lịch sử di-n ra trong tháng 3/1975, một cuộc họp tại Dinh Ðộc Lập vào ngày 11/3 và cuộc họp mang tích cách quyết định chiến trường Quân khu 2 tổ chức tại Cam Ranh ngày 14/3. Phần này được biên soạn dựa theo loạt bài của cựu đại tướng Cao Văn Viên viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ (nguyên bản bằng tiếng Anh, do dịch giả Duy Nguyên chuyển sang tiếng Việt), có đối chiếu với các bản tin chiến sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí, và hồi ký của cựu trung tướng Trần Văn Ðôn.
* Cuộc họp ngày 11/3/1975 tại Dinh Ðộc Lập
Một ngày sau khi Cộng quân tổng tấn công vào Ban Mê Thuột, sáng ngày 11 tháng Ba, 1975, Tổng thống Nguy-n Văn Thiệu đã mời Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH Cao Văn Viên, trung tướng Ðặng Văn Quang, phụ tá An ninh của Tổng thống đến dinh Ðộc Lập để ăn sáng và họp. Sau khi ăn và uống cà phê xong, các nhân viên phục dịch đi hết, Tổng thống Thiệu lấy ra một tấm bản đồ có tỷ lệ nhỏ của Việt Nam Cộng Hòa và bắt đầu nói đến tình hình quân sự ở mỗi nơị Sau đó, Tổng thống Thiệu nói thật rằng “tính ra thực lực của chúng ta thì không thể nào giữ hết nổi lãnh thổ như ý chúng ta được”. Vì vậy chúng ta cần phối trí lực lượng lại để phòng thủ những nơi nào đông dân cư mà thôi và tăng cường bảo vệ những nơi nào hiểm yếu.
Nhắc lại chuyện này, đại tướng Viên đã ghi lại trong hồi ký như sau: Kết luận này làm chúng tôi ngạc nhiên vì nói như vậy tức là ông đã cân nhắc rất kỹ lưỡng. Dường như ông chưa muốn công bố quyết định này nên tỏ ý rằng chỉ cho ba chúng tôi tham dự bữa ăn sáng này biết trước. Tổng thống Thiệu đã vạch ra một bản đồ ghi những vị trí quan trọng. Ða số các vị trí này đều nằm quanh Quân khu 3 và 4 cùng với hải phận của hai quân khu này. Chỉ một vài nơi quan trọng mà hiện lúc ấy đang bị Cộng sản chiếm và như vậy Quân đội VNCH phải ra sức tái chiếm lấy bằng mọi giá. Sau cùng, lãnh thổ mà Quân đội VNCH sẽ giữ gồm những nơi vựa lúa, đồn điền cao su, khu kỹ nghệ, v.v. Chính phủ cần giữ những nơi trù phú và đông dân đó. Thêm nữa, ngoài thềm lục địa vừa mới khám phá có dầu, và chính phủ xem đó là những vùng yết hầu bất khả xâm phạm, nơi cần giữ vững nhất là Sài Gòn, các tỉnh phụ cận và vùng châu thổ sông Cửu Long.
Theo lời đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu đã thao thao bất tuyệt về kế hoạch tái phối trí vùng địa lý chánh trị, nhưng khi đề cập đến Quân khu 1 và Quân khu 2 thì Tổng thống Thiệu không còn vẻ khẳng khái. Còn Cao nguyên Trung phần thì ông vừa nói, vừa dùng tay chỉ vào khu vực Ban Mê Thuột, quan niệm rằng đó là nơi quan trọng hơn Pleiku và Kontum gộp lại vì vị trí kinh tế và dân số. Những tỉnh dọc duyên hải Quân khu 2 cũng quan trọng không kém vì các tỉnh này có thềm lục địa nhiều tiềm năng khai thác. Còn đối với Quân khu 1 thì ông chủ trương giữ vững những gì giữ được. Tại đây, ông phác họa một kế hoạch nhiều giai đoạn đánh dấu bằng đường ranh cắt bỏ dần để rút xuống phía Nam. Ông nói: Nếu chúng ta đủ sức, hì sẽ giữ đến Huế hay Ðà Nẵng. Nếu không thì rút về và giữ từ Chu Lai hoặc từ Tuy Hòa trở vào. Ông nhấn mạnh làm như vậy chúng ta mới tái phối trí được khả năng mình, giữ vững được các yếu điểm của lãnh thổ một cách hữu hiệu và mới có cơ may phát triển đất nước giàu mạnh được.
Cứ như vậy, Tổng thống Thiệu nói hết ý định của mình, và cũng kể như quyết định quan trọng. Thế nhưng dụng ý của toàn bộ kế hoạch thì chưa rõ, nhưng chắc chắn sẽ tạo ra nhiều vấn đề, nhất là về phương diện quân sự. Với tư cách một Tổng tham mưu trưởng, cố vấn quân sự cho Tổng thống, đại tướng Viên cảm thấy có bổn phận phải lên tiếng. Sau đây là ý kiến của đại tướng Viên trình bày tại buổi họp: Tôi (đại tướng Viên) nói rằng khi tái phối trí thì quả thật có hiệu quả phòng thủ tuy hệ quả của nó không thể tránh khỏi, và tôi cũng đã từng nghĩ đến tình trạng này từ lâụ Tuy nhiên tôi chưa nói ra vì chưa phải lúc. Trước hết, tái phối trí là trái với chủ trương duy trì chính sách quốc gia, và thứ hai tôi đưa ra đề nghị đó thì có thể bị nghĩ là có óc chủ bại. Duy có điều tôi nhấn mệnh đến một sự tái phối trí lúc này đã quá tr- và không chắc thành công được. Ngoài ra tôi không cho rằng quyết định này của Tổng thống sẽ loại trừ được bất cứ chỉ trích có lợi nào. Dù sao, với tư cách tổng tư lệnh Quân đội, Tổng thống có toàn quyền và trách nhiệm để đưa ra mọi quyết định ứng phó với cuộc chiến. Chắc ông đã nắm vững những gì ông đang làm chứ.
Nhận xét tổng quát về quyết định của Tổng thống Nguy-n Văn Thiệu, đại tướng Viên viết: Cho dù quyết định này có đi sai chính sách quốc gia hiện hành đến cách mấy, bản thân quyết định đó vẫn hợp lý mà một nhà lãnh đạo có thể làm được. Ðã hai năm kể từ ngày Hiệp định Ba Lê được ký kết, tình hình cứ suy sụp đến mức báo động. Chỉ có thể phê bình Tổng thống là ở điểm tại sao ông đợi lâu đến như vậy mới đưa ra quyết định. Trong cuộc họp, ông không hề giải thích hay có hướng dẫn nào về những bước cần thiết khi ông quyết định như vậy. Dường như quyết định do thực tế bên ngoài đưa tới.
* Cuộc họp ngày 14/3/1975 quyết định tình hình chiến trường
Cũng theo hồi ký của đại tướng Cao Văn Viên, hai ngày sau cuộc họp lịch sử tại Dinh Ðộc Lập (ngày 11/3/1975), Tổng thống VNCH Nguy-n Văn Thiệu muốn lên thăm tướng Phạm Văn Phú ngay tại bộ tư lệnh Quân đoàn 2 ở Pleikụ Nhưng lúc đó, Ban Mê Thuột đang bị Cộng quân vây hãm, còn Pleiku thì bị áp lực địch vì hỏa lực pháo binh của địch cứ nã vào thị xã từng hồi. Do đó Tổng thống Thiệu không thể đến được. Lo lắng cho sự an toàn của Tổng thống, thiếu tướng Phú đề nghị họp tại một địa điểm khác. Sau một hồi bàn bạc, Tổng thống Thiệu quyết định họp tại Cam Ranh. Buổi họp di-n ra ngày thứ Sáu, 14 tháng 3/1975.
Ðịa điểm họp này là một tòa nhà nằm vắt vẻo trên đỉnh đồi. Ðó là nơi mà vào năm 1966 binh sĩ Hoa Kỳ cấp tốc xây dựng để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Johnson khi ông ghé thăm lực lượng Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Cùng đi với Tổng thống VNCH Nguy-n Văn Thiệu ra Cam Ranh có Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Cao Văn Viên, trung tướng Ðặng Văn Quang.
* Diễn tiến cuộc họp lịch sử
Mở đầu cuộc họp là phần trình bày của thiếu tướng Phú. Với tư cách là tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2, tướng Phú thuyết trình về tình hình bạn và địch trong khu vực trách nhiệm của mình. Phần thuyết trình chấm dứt, Tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất liên quan đến số phận của Ban Mê Thuột, đó là thiếu tướng Phú có thể chiếm lại Ban Mê Thuột không. Những người tham dự đều biết trước là thiếu tướng Phú không khẳng định được điều này nên không có câu trả lời dứt khoát. Tướng Phú chỉ yêu cầu tăng thêm viện binh.
Quay sang đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu hỏi xem còn lực lượng nào có thể tập trung đưa lên giải vây không. Hỏi vậy nhưng chắc chắn ông biết rõ câu trả lời. Ðại tướng Viên cho biết đơn vị cuối cùng là Liên đoàn 7 Biệt Ðộng Quân đã được phái lên Vùng 2 theo yêu cầu của thiếu tướng Phú. Lực lượng chủ chốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến thì đều ở Quân khu 1 từ năm 1972. Theo lời đại tướng Viên thì vào giờ phút nghiêm trọng như vậy mà bộ Tổng Tham Mưu không thể nào tăng viện cho Quân khu 2 được. Tổng thống Thiệu hỏi như vậy là để cho mọi người cùng hiểu thực trạng của quân đội như thế nào, và biết được bước kế tiếp ông phải làm gì.
* Kế hoạch rút quân khỏi Cao nguyên
Một lần nữa, cũng như lần ăn sáng trước tại Dinh Ðộc Lập, Tổng thống Thiệu đứng bên tấm bản đồ Việt Nam Cộng Hòa, còn thiếu tướng Phú nhìn chăm chú. Tổng thống Thiệu vừa chỉ, vừa nói, giải thích những điểm trọng yếu mà tướng Phú có nhiệm vụ phải bảo vệ. Theo Tổng thống Thiệu, vì lý do dân số và địa lý, Ban Mê Thuột lúc nào cũng quan trọng hơn cả Pleiku và Kontum cộng lại. Vì vậy bây giờ Quân đoàn 2 phải dùng lực lượng cơ hữu của mình chiếm lại thị xã Ban Mê Thuột bằng mọi giá, và như thế phải triệt thoái lực lượng tại Pleiku và Kontum.
Sau đó, Tổng thống Thiệu hỏi tướng Phú là sẽ bố trí lực lượng ra sao để chiếm lại và đường nào sẽ dùng để chuyển quân đến Ban Mê Thuột. Tướng Phú đã trình bày rằng Quốc lộ 19 chạy từ Pleiku về hướng Ðông ra đến biển thì không thể dùng được, đại đơn vị còn đầy đủ quân số và khả năng chiến đấu tốt là Sư đoàn 22 Bộ binh đã không khai thông được đoạn đường tại Bình Khệ Quốc lộ 14 nối liền Ban Mê Thuột và Pleiku theo trục Nam-Bắc cũng bị cắt tại Thuận Mẫn, phía bắc thị xã Ban Mê Thuột.
Tướng Phú nhận định rằng có thể giải tỏa đường này nhưng rất khó khăn vì làm như vậy địch quân sẽ biết có quân cứu viện. Vì vậy, theo tướng Phú cho rằng ông muốn sử dụng con đường liên tỉnh lộ 7B. Ðây là con đường đá từ quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Hòa sát biển. Ðường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến.
* Lộ trình rút quân và những bài học từ cuộc chiến Ðông Dương
Theo phân tích của đại tướng Viên, ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn còn dùng được, đoạn còn lại không biết tình hình giao thông như thế nào. Tuy nhiên, có một điều biết chắc là cầu bắc qua sông Ba về phía Nam của Củng Sơn đã bị phá hủy hoàn toàn, không thể sửa chữa được, và đoạn đường chót đến phía tây Tuy Hòa thì những năm trước, lực lượng Ðại Hàn hoạt động tại đây đã gài mìn dày dặc. Thế nhưng tướng Phú lại tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo lộ trình này. Giải thích về sự chọn lựa này, tướng Phú nói yếu tố bất ngờ đã khiến ông có dự tính như thế. Tướng Phú chỉ yêu cầu bộ Tổng Tham Mưu cung cấp phương tiện cầu nổi để qua sông mà thôị Với quyền hạn của một tổng tham mưu trưởng, đại tướng Viên chấp thuận ngay lời yêu cầu của tướng Phú.
Nhận định về quyết định của Tổng thống Thiệu và kế hoạch chuyển quân của tướng Phú, đại tướng Viên cho rằng “đưa một lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ quân cụ, quân xa và nhiều thứ khác trên một đoạn đường dài hơn 260 cây số qua núi cao và rừng già trên vùng Cao nguyên mà không biết tình hình an ninh con đường đó ra sao quả là một việc quá sức liều lĩnh. Có tạo được yếu tố bất ngờ hay không là do khả năng di chuyển nhanh gọn. Nhưng là một người chỉ huy sáng suốt thì lúc nào cũng phải có sự cẩn trọng trước tình trạng là địch đang có mặt hầu như cùng khắp tại khu vực đó”.
Trong phần thảo luận, với tư cách tổng tham mưu trưởng, tướng Viên đã nhắc nhở tướng Phú về những khó khăn và nguy hiểm sắp đến, cũng như biện pháp an ninh cần chuẩn bị. Tướng Viên cũng đã đề cập đến sự thất bại của quân Pháp khi muốn rút quân từ Lạng Sơn về đồng bằng trong năm 1947. Ông cũng nhắc cho tướng Phú về hai cuộc chuyển quân của hai binh đoàn Pháp trước năm 1954, theo đó một binh đoàn từ Thất Khê lên hướng Bắc và một binh đoàn từ Cao Bằng di chuyển về hướng Nam, tất cả đều bị đánh tan nát tại chân núi xung quanh Ðông Khê, dọc theo Quốc lộ Thuộc Ðịa số 4. Về địa thế và con đường mà thiếu tướng Phú chọn để di chuyển quân đoàn 2 thì vào tháng 6/1954, Lực lượng cơ động 100 nổi tiếng của quân đội Pháp tại Ðông Dương đã bị thảm sát trên Quốc lộ 19 gần An Khê và số sống sót còn lại cũng bị tiêu diệt tại Ðeo Chu-Drek trên Quốc lộ 14. Theo tướng Viên, đó là “những bài học máu xương và thảm khốc nhất mà bất cứ vị chỉ huy nào cũng phải biết rõ vì địa thế hiểm trở của vùng Cao nguyên là vậy.”
Vương Hồng Anh tổng hợp

Monday, September 10, 2007

Vì sao tôi bỏ Quân Đoàn 1 - Trung Tướng Ngô Quang Trưởng


Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp, tôi vào tới Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng Thống và Thủ Tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị Tư Lệnh Quân Đoàn và Tư Lệnh các Quân Binh Chủng khác. Lần nầy thì chỉ có một mình tôi. Tôi thắc mắc lo lắng. 

Nhưng khi Tổng Thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân Đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Đà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư Đoàn Dù cùng với Th ủy Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến của tôi lên Tổng Thống và Thủ Tướng nhưng không được chấp thuận. 

Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân Đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân Đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư Đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn. 

Chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một mình tôi là Tư lệnh Quân Đoàn mà thôi! Vì vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng Thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên. lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên. 

Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các Tư Lệnh các Quân Binh Chủng, Tổng Bộ Trưởng, Tư Lệnh Sư Đoàn, v. v… đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân Đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng Thống và Thủ Tướng, Đại Tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư Lệnh Quân Đoàn I) và Tư Lệnh Quân Đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Đà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Đà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng. 

Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư Đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lý Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển thì sẽ khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng I. br>
Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Đai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng Thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân. 

Tổng Thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Đà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Đại Tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng Thống yêu cầu tôi “bỏ Huế”. Thật làm tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ. 

Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: 
- “Ở Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao? 
Tôi buồn bã trả lời: 
- “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi, đó là lệnh trên, không bỏ là không được”. Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải Quân rút về Đà Nẵng. 

Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ Tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ Tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị Trưởng, Bộ Tham Mưu, và các Trưởng Phòng Sở của hành chánh để thủ tướng nói chuyện. 

Trước khi thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ Tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ “trình thưa dạ bẩm” trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng có ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện nay. Duy chỉ có một mình Đại Tá Kỳ, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: - “Thưa Thủ Tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ Tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó?” 

Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ Tướng không trả lời chỉ lảng sang chuyện khác. Vì thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân Đoàn I và Quân Khu I càng sớm càng tốt. 

Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Đà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ 404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng Thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Đà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Đà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thủy Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đã cập bến Cam Ranh rồi. br>

> Tôi nhờ Hạm Trưởng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu xin cho anh em Thủy Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thủy Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành Quân Lưu Động ở Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung Tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công.

Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng Thống đã ra lệnh bỏ Huế thì Tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: “Xã ấp tốt quá mà bỏ làm sao?” Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài Gòn.

Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng:
- “Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chỉ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội gì cả. Nếu có phạt thì xin hãy phạt tôi đây này.”
Phòng họp lặng ngắt.

Đại tướng Viên nhìn qua Trung Tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng Trưởng Quốc Phòng. Có thể vì vậy mà Tướng Đôn mới không biết là Tổng Thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Đôn làm đề nghị phạt Tướng Thi vì đã bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng Thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Đôn, và chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đã buột miệng nói:
- “Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!”.

Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư Lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỹ luật, thấy Đề Đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn Tướng Khánh, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ 404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.