Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Saturday, January 31, 2009

Ru Nhau Cho Mộng Đi Chung - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Ru Nhau Cho Mộng Đi Chung/Ca sĩ Quang Dũng

Chuyện Thầy D cười ra nước mắt




Hình từ trái qua phải:Chị Thái, chị Hoành, chị Triết, chị Thành, chị Hải, chị Đức

Click Vào Đây - Để xem thêm hình

Chuyện Thầy D cười ra nước mắt

Ngày Jan 21, 2009 Thầy D Cẩm văn Hoành với bà xả trên đường từ Michigan đi thăm Thầy D Tùng ở Louisiana, ghé qua Houston thăm các Thầy D Houston. Vợ chồng tôi lúc bây giờ đã được tin chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh đã té và đang hấp hối, nhưng vì lỡ hứa nên vợ chồng tôi cũng ráng xưống Houston thăm Thầy D và Công Chúa Hoành. Hoành về Houston ở nhà Thầy D Diêu, Diêu mời vợ chồng tôi về nhà ở chung với Hoành để trò chuyện cho vui.

Tối hôm đó các Thầy D Houston đải cơm vợ chồng Hoành và vợ chồng tôi ở nhà hàng, chúng tôi trò chuyện cười đã luôn, trong bửa cơm gồm anh chị Hoành, anh chị Hải, anh chị Thành, anh chị Triết, anh chị Lê quốc Đức, anh chị Thái, Đinh Tuấn và Thiều quanq Diêu.

Trong bửa cơm, Hoành kể chuyện có thật:

Hoành về Houston ở nhà Diêu, chiều hôm ấy Diêu đưa Hoành ra tiệm Wal-Mart mua đồ dùng, hai người đi kề nhau trong tiệm có bà xả Hoành đi theo, Hoành xoay qua muốn kêu tên Diêu để hỏi chuyện. Hoành quên mất tên của Diêu, hoành cố moi óc ra suy nghĩ, sau cùng Hoành hỏi bà xả Hoành, bà xả cũng ác chỉ mớm cho chử D đầu rồi thôi, để Hoành suy nghĩ tiếp, y như mẹ dạy con tập nói!

Hoành làm vẽ trí nhớ còn ngon lành, lấy cell phone ra dò vần D, nhưng vẫn chưa nhớ. Hoành tức giận dò từ vần A tới Z, cũng chưa nhớ tên Diêu, sau cùng bà xả Hoành phải nói!

Trời! trí nhớ của Thầy D bây giờ như vậy sao? Tôi nói với chị Hoành, ngày nào đó Hoành đi chơi về, chị ra mỡ cửa, Hoành hỏi ai trong nhà tôi đây, lúc bây giờ mới thật là đứt gân máu! Chị cười.

Anh chị Hoành ghé qua Houston, ngoài việc thăm bạn bè, anh chị còn ý định mua nhà ở Houston để trốn cái lạnh ở Michigan. Tôi nói chọc chị Hoành: “Chị sẽ vở nợ, vì mua nhà rồi mà Hoành không nhớ, nó lại mua nữa!”. Chị cười.


Chị Bảy báo động: Tình trạng sức khoẻ của các Thầy D đã vào thời kỳ Báo Động Vàng, anh em còn chờ gì nữa mà không về Hôi Ngộ 2009, gặp nhau vui đùa, để rồi không còn dịp nữa đâu nhé!

Tôi đang lo sợ, ngày nào đó nguyên chuồng D về Hội Ngộ, không ai nhớ ai, cứ thỉnh thoảng người nầy hỏi người kia: “Xin lỗi anh tên gì và khoá nào?”, hay là “Bà xả đi với anh, anh mới cưới đó hả? Đi hưởng tuần trăng mật chưa?”.

Lúc bây giờ các Công Chúa phải nhảy ra điều hành tất cả, lùa đám D già cho vô nồi cari, và lấy ngọc dương tìm thuốc bắc, để lấy tiền trang trải cho buổi tiệc, vì đám D già đâu có con nào nhớ đóng góp gì đâu! tth

Friday, January 30, 2009

Giấc mộng kỳ lạ của Thầy D Nguyễn minh Đức

Giấc mộng kỳ lạ của Thầy D Nguyễn minh Đức

Sáng nay 1/30/2009 Thầy D Nguyễn minh Đức gọi tôi từ nhà ở Georgia, kể lại giấc mộng như sau:

Tối hôm qua, tôi và Đức đang ngũ cùng giường hai tầng (y như lúc hai đứa ngũ trong Quân Trường KQ Nha Trang 1963), Vỏ huỳnh Ánh đem quan tài của bà xả vào phòng, Ánh ôm xác bà xả để nằm cạnh Đức, đầu bà xả Ánh lung lay cử động như muốn nói gì!

Đức sợ quá, yêu cầu Ánh để xác bà xả vào quan tài. Ánh bảo Đức phụ, Đức sợ bỏ chạy ra ngoài. Ánh kêu tôi phụ, tôi và Ánh để xác chị vào quan tài.

Đức thức giấc, người sợ rung, không dám đi tiểu, Đức phải đánh thức bà xả đưa Đức đi tiểu!

Tôi nói chọc Đức: “Tại mầy bận rộn không lên thăm Chị lần cuối, bây giờ rảnh rỗi Chị về thăm vợ chồng mầy, đó là tình bạn chân tình, sao mầy lại lo sợ?”. Đức cười hề hề và than: “Tao sợ lắm!”. Nên nhắc lại là Tháng August năm rồi, anh chị Đức và vợ chồng tôi lên nhà anh chị Ánh chơi 7 ngày, chị Ánh ân cần lo cho chúng tôi từng miếng ăn, nước uống. tth

Gói Quà Đầu Năm - Nhà văn Phạm Tín An Ninh


Sau đám tang chị Vỏ huỳnh Ánh ở Minnesota, tôi về nhà đã mấy ngày nay, nhưng tôi cũng chưa hoàn hồn hẳn. Ngồi buồn tình cờ tôi đọc truyện mới nhất "Gói Quà Đầu Năm" của nhà văn Phạm Tín An Ninh, câu chuyện cảm động và dễ thương của thời Thầy D tụi mình. Thị trấn An Khê, tôi đã từng đáp và yểm trợ hành quân xung quanh An Khê không biết bao nhiêu lần. tth Sau đây là câu truyện: 

Gói Quà Đầu Năm
Tôi phải ngồi lại trên các bậc đá nghỉ chân đến ba lần trước khi bước vào cổng chùa. Ngôi chùa nhỏ nằm trên một triền núi, được phủ mát bởi những tàng cây. Ngôi nhà khách bằng gỗ, khá xinh xắn, nằm trong một khu vườn toàn hoa vạn thọ. Phía trước là một tượng Phật ngồi dươi gốc cây bồ đề, cành lá được cắt tỉa công phu. Chung quanh là cả một vùng núi trời tĩnh mịch.Tôi không phải là phật tử, nhưng ngồi nghe tiếng mõ và lời cầu kinh trong chùa vọng ra, cũng thấy lòng nhẹ hẳn đi trước bao nhiêu điều phiền não. Hôm nay là mồng một tết, nhưng cảnh chùa khá im ắng, bởi chùa nằm khá xa khu dân chúng. Ngày hôm qua tôi có đến đây, nhưng thầy trụ trì đi vắng. Tôi đã để lại tấm danh thiếp của chồng tôi, viết vài dòng phía sau xin hẹn thầy hôm nay trở lại. Chú tiểu còn rất trẻ, mang trà ra mời và xin tôi chờ thêm mươi phút nữa, vì thầy trụ trì đang khai kinh cho buổi lễ tân niên. Tôi nôn nao muốn sớm được nhìn mặt vị ân nhân của mình, nhưng cũng dặn lòng phải kiên nhẫn và cẩn trọng ý tứ trước một nhà sư. Hơn ba mươi năm trước. Lúc ấy tôi còn là cô bé học trò của trường huyện An Túc, nằm giữa thị trấn An Khê, bên QL 19 nối liền Qui Nhơn với Pleiku. Chiến tranh đang thời kỳ ác liệt. Tuổi còn nhỏ, nhưng ngày nào tôi cũng nghe cha mẹ và các thầy cô bàn chuyện chiến trường: đánh lớn ở Pleime, Dakto, Tân Cảnh. Mấy năm nay, An Khê tương đồi bình yên, nhờ Sư Đòan 101 Không Kỵ Hoa Kỳ có căn cứ ở đây, và dọc theo đèo An Khê có đồn bót của các đơn vị thuộc Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Giữa lúc chiến tranh ngày khốc liệt, bất ngờ lực lượng đồng minh rút quân về nước, làm dân chúng ở đây hoang mang, lo lắng. Xứ họ đạo của tôi cũng được cha chánh xứ tổ chức những toán tự vệ, phối hợp với quận, lo canh gác khu vực của mình. Chiều ba mươi Tết, được thông báo của tỉnh, các cơ quan trên quận phối hơp với các thầy cô giáo và cả Hội Đồng giáo xứ đi mọi nhà kêu gọi đóng góp những gói quà tượng trưng dành tặng cho anh em chiến sĩ của một đơn vị từ xa tới, thay thế lực lượng đồng minh, đồn trú ở đây. - Tôi nghiệp, nghe nói anh em đã phải rời căn cứ từ sáng sớm 30 để chiều mồng một Tết có mặt ở đây. Họ có biết tết nhất gì đâu! Ông cha xứ nói với chúng tôi như thế. Cả quận vui mừng, nô nức trước tin vui. Riêng tôi còn vui hơn khi tưởng tượng sẽ có nhiều anh lính đến cái thị trấn nhỏ xíu buồn tênh này, nên rất sốt sắng trong việc gói quà. Tôi tự tay thực hiện được hai gói quà, gồm một số bánh mức, chiếc khăn tay do tôi thêu lấy, kèm theo lá thơ chúc mừng năm mới tới hai anh chiến sĩ vô danh nào đó. Tôi nắn nót viết thật đẹp rồi đề tên, lớp và trường học phía dưới. Vì “sao y bản chánh” từ một bài luận văn tháng trước, nên hai lá thư giống nhau như đúc. Nhìn hai gói quà tôi mỉm cười, khi nghĩ sẽ có hai “người tình không chân dung” nào đó nhận được lá thư nồng nàn của một cô “em gái hậu phương”. Ban đầu, các thầy cô cho biết, đám học trò chúng tôi được hướng dẫn vào căn cứ để tận tay tặng quà cho các anh chiến sĩ. Bọn tôi đứa nào cũng hớn hở, lăng xăng giặt ủi lại chiếc áo dài trắng ưng ý nhất. Nhưng sau đó dưới tỉnh cho biết là trước khi vào An Khê, các đơn vị này còn phải hành quân mở đường, giải tỏa một số đồn bót của lực lượng Đại Hàn nằm dọc theo đèo An Khê, bị địch quân bao vây đã ba hôm nay. Cuối cùng tất cả quà đều được nộp cho trường, và thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo sẽ mang vào cho đơn vị để trao lại cho anh em chiến sĩ khi tình hình an ninh cho phép. Bọn học trò chúng tôi tiếc hùi hụi vì mất một dịp được vào xem căn cứ và ủy lạo các anh chiến sĩ. - Nam Mô A Di Đà Phật. Xin chào bà. Xin lỗi, chắc là bà đã chờ tôi lâu lắm phải không ? Câu hỏi của thầy trụ trì cắt đứt dòng hồi tưởng của tôi. Tôi đứng lên, vụng về chấp hai tay trước ngực chào lại thầy. Tôi muốn nhìn thật kỹ khuôn mặt của thầy, nhưng thấy ái ngại, nên chỉ cúi đầu im lặng. - Cái cổng tam quan, ngôi nhà khách này, và những bậc đá trên con đường mà bà vừa đi lên là do tiền cúng dường của ông bà. Chúng tôi xin tán thán công đức và cầu xin chư Phật gia hộ cho ông bà cùng gia đình. Bà có muốn đi một vòng xem cảnh chùa không ? Xin mời bà. Thầy vừa nói vừa chỉ tay về phía cổng tam quan. - Dạ, công ơn của thầy đối với gia đình tôi lớn lao quá. Biết làm sao đền đáp. Xin thầy đừng nhắc tới công đức, làm tôi thêm xấu hổ. Tôi vừa bước theo phía sau thầy, vừa nói. - Mô Phật ! Giúp người, đó là nhiệm vụ của kẻ tu hành, dù là tôn giáo nào. Sao bà lại gọi là công ơn. Thầy nở một nụ cười độ lượng. Đi phía sau, nhìn dáng đi khoan thai của thầy, tôi băn khoăn suy nghĩ: Khuôn mặt thì có nhiều nét giống, nhưng với cái dáng đi thì lại khác hẳn. Có thể ngày xưa là lính nên cần phải nhanh nhẹn. Tôi nghĩ thầm như thế. Khi đến cửa tam quan, thầy dừng lại và chỉ tay về hướng bờ biển, nơi có mấy tảng đá ở triền núi, phía dưới là một khu rừng rậm : - Chính ở nơi đó, tôi đã tìm gặp chồng của bà Năm ấy, khi chồng tôi vừa mới trốn về từ trại tù cải tạo Gia Trung (anh chỉ là thầy giáo, vì dạy một trường trong khu người Thượng, nên bị nghi ngờ hợp tác với lực lượng Fulro chống lại chính quyền, bị bắt năm 1979 ), được một người bạn thân cho đi theo một chuyến vượt biển do gia đình anh ta tổ chức. Lúc ấy ai cũng nghĩ ra đi là không bao giờ gặp lại vợ con, mà có ở lại cũng sống không yên, chỉ làm khổ cho gia đình. Hơn nữa lúc ấy tôi vừa mới sanh đứa con đầu lòng, nên không thể đi cùng. Chúng tôi đành gạt lệ chia tay mà không dám nghĩ sẽ có ngày tái ngộ. Tàu vừa ra khơi hơn một ngày thì bị hỏng máy, trong lúc gió mưa tầm tã. Tất cả mọi người phải đem sinh mạng chống chọi với phong ba. Cuối cùng, sau gần ba ngày bềnh bồng trên biển, nhờ những cơn gió nhiệm màu đã đẩy chiếc tàu với hơn một nửa số người sống sót, giạt vào một ghềnh đá lúc trời nhá nhem tối. Tưởng đã thoát chết, nào ngờ khi vừa leo lên bờ thì bị một toán công an biên phòng vây bắt. Một số người yếu sức thì đành đưa tay cho họ trói. Chồng tôi cùng một vài thanh niên khác dùng hết tàn lực chạy trốn trong các hốc đá bên triền núi. Mấy lần thoát chết dưới những tràng đạn. Nhờ trời tối anh chạy thoát vào khu rừng trước khi kiệt sức. Khi tỉnh lại, anh thấy mình nằm trong ngôi chùa nhỏ nằm bên triền núi. Anh được vị trụ trì săn sóc và che dấu chu đáo, mặc dù biết anh là người công giáo, bởi trên cổ có đeo thánh giá. Sau hơn một tuần, nhờ thầy giúp cạo đầu, cho áo quần để cải dạng một thầy tu, và gởi theo một chiếc xe đò của một phật tử thân quen, chồng tôi mới trốn được vào nhà bà cô ruột ở Cam Ranh. Sau đó nhờ chính bà cô này tìm đường để vượt biển tiếp.Và lần này anh đã đươc tàu Pháp vớt, nên được sang định cư bên Pháp. Ba năm sau, tôi và đứa con được anh bảo lãnh với diện đoàn tụ gia đình. - Mô Phật! Tôi nghiệp, ông ấy đã về tìm thăm tôi hai lần, và giúp cho tôi khá nhiều tiền để lập lại ngôi chùa này và một nhà từ thiện nuôi các em bé tật nguyền dưới xóm. Công đức của ông bà thật lớn lắm. Tôi nhớ lại tấm ảnh mà chồng tôi chụp chung với thầy trong lần thứ nhì về thăm thầy. Bao nhiêu lần tôi đã nhìn kỷ tấm ảnh, lại nghe chồng tôi bảo, ngày xưa thầy cũng là lính, nên tôi đã ngồi hằng giờ hình dung, nhớ lại một người quen lúc trước. - Thực ra anh ấy ngại không muốn về, nhưng vì nhớ ơn thầy mà anh ấy mới về gặp thầy. Lần này chính tôi đề nghị được thay anh về thăm thầy, nhân dịp thăm mẹ của tôi đang ốm nặng. - Mô Phật ! Tôi hiểu nỗi khổ tâm của ông ấy. Tôi nghe tiếng thở dài của vị trụ trì, và thấy thầy đưa mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó. Từ lúc mới gặp nhau trong ngôi nhà khách, tôi nghĩ là thầy đã nhận ra tôi. Tôi chờ thầy hỏi, nhưng có thể thầy đã quên hay bây giờ là kẻ tu hành, nên thầy không muốn nhắc lại chuyện thế tục ngày xưa. Không để lỡ mất cơ hội, tôi lên tiếng : - Tôi về đây, gặp thầy cũng để muốn xin được hỏi thầy một điều, mà bấy lâu nay cứ băn khoăn mãi trong lòng, nhưng ngại thầy là bậc tu hành, nên tôi không dám . Thầy nhìn tôi, im lặng giây lát rồi lên tiếng : - Mô Phật! Kẻ tu hành lúc nào cũng muốn đem ánh sáng cho chúng sinh hầu giải tỏa những lo âu phiền não. Xin bà cứ tự nhiên - Xin thầy tha lỗi, nếu có điều gì không phải. Có phải thế danh của thầy là Quế, Lê Phương Quế ? Thầy ngạc nhiên nhìn tôi, rồi nhìn lên khoảng không, nhíu mày. - Mô Phật! Làm sao mà bà biết được tên của tôi ? - Thầy còn nhớ anh Lân, trung sĩ Đỗ Lân, ở Sư Đoàn 23 BB, có đóng quân ở An Khê vào những ngày tết năm 1972 ? - Bà còn biết cả bạn tôi? Anh Lân đã tử trận ở Kontum từ mùa hè 72 . Bà có biết không? Tôi có một thoáng giận thầy, vì nghĩ là đến bây giờ ông vẫn chưa nhận ra mình. Chẳng lẽ thầy vô tình đến thế. Nhưng ngay sau đó tôi hối hận về ý nghĩ của mình. Sao lại đem chuyện đời để mà trách một vị chân tu, một người đã xa lánh chuyện hồng trần, thế sự. Thầy đã cho mình hỏi và sẳn sàng tâm sự đã là một điều hỉ xả rồi. - Dạ, tôi có biết, và tôi cũng có đến Kontum thăm mộ anh mấy lần. Sau này tôi về tìm để xây lại ngôi mộ cho anh, thì nghĩa trang không còn nữa, và không ai biết mộ anh đã chuyển đi đâu . Đôi mắt của vị trụ trì sáng hẳn lên. Thầy mở đôi mắt thật to nhìn tôi, đưa tay lên định nắm vai tôi, nhưng rồi kịp khựng lại. - Vậy là Xuân ? Bà là cô Xuân ngày xưa? Mô Phật! Sao lại có chuyện kỳ ngộ lạ lùng này. Vâng, tôi chính là Xuân, cô bé học trò trường trung học An Túc ngày xưa. Người đã gói hai gói quà Xuân ủy lạo cho những chiến sĩ đến giữ an ninh cho quê tôi vào đúng chiều ngày mồng một tết. Hai gói quà được nộp cho trường để chuyển tới cho các anh, vì lúc ấy đơn vị đang hành quân mở đường để đến nơi trú đóng. Sau một cái tết an bình, cả thị trấn nhỏ của tôi nhộn nhịp hẳn lên bởi sự có mặt của một trung đoàn lính chiến, ngày mồng tám tết, đám học trò chúng tôi trở lại trường, nhưng các thầy cô biết là trong lòng đám học trò ai cũng còn dư âm ngày tết, nên cho chúng tôi tập họp lại hát hò và kể chuyện vui. Trong lúc thầy hướng dẫn đệm đàn cho cả đám học trò ca hát, thầy giám thị đến tìm tôi, bảo tôi lên văn phòng có người nhà muốn gặp. Bước theo thầy giám thị mà lòng tôi lo lắng không biết ở nhà có chuyện gì, thì ông đưa tay chỉ hai anh lính đang ngồi chờ trên chiếc ghế đá trong sân trường. Hai anh lính thật trẻ đứng lên chào tôi, nhoẻn miệng cười : - Hai đứa tôi đến để cám ơn Xuân và chúc mừng Xuân năm mới . Tôi thoáng một chút ngạc nhiên và bẽn lẽn : - Em có làm gì đâu mà hai anh cám ơn ? Mà sao hai anh biết được tên em ? Hai anh cùng mở túi áo lấy ra bức thư. Vừa kịp nhận ra đó là hai bức thư mà tôi đã “sao y bản chánh” bỏ trong hai gói quà ủy lạo, thì một anh lên tiếng : - Tôi là Đỗ Lân, và người bạn thân của tôi đây là Lê Phương Quế. Trông anh hiền như con gái, nhưng Xuân đừng nhầm với nữ ca sĩ Phương Hồng Quế nghe, mặc dù anh Quế bạn tôi cũng có giọng hát rất hay, không thua gì Phương Hồng Quế . Hai đứa tôi nhận hai gói quà của Xuân. Quà cáp như nhau và lời lẽ trong cả hai bức thơ cũng giống nhau như đúc. Cô Xuân thật công bình. Cám ơn nghe! Tôi hơi quê, nhưng cố làm ra vẻ tự nhiên: - Hai anh tới trường tìm Xuân, không sợ thầy giám thị la Xuân hà ? Anh lính thứ nhì, tên Quế, lên tiếng : - Bọn tôi bảo là anh em bà con với Xuân, đi lính xa nhà bây giờ mới gặp. Thầy giám thị coi bộ cũng thương lính lắm, nên chắc không nở la rầy người yêu, à xin lỗi, người em của lính đâu! Mặc dù thấy hai anh chàng có vẻ thư sinh, vui tính, nhưng nhớ lời bà chị thường bảo mấy ông lính bạo dạn và tán gái hay lắm. Phải coi chừng. Tôi nhủ thầm như thế. Và để xem hai anh chàng này có thực sự bạo dạn hay không tôi khoanh tay: - Nghe nói anh Quế hát hay không thua gì Phương Hồng Quế, em xin mời hai anh vào lớp em chơi. Bọn em cũng đang ca hát trong đó, chứ không có học hành gì đâu. Đám bạn em sẽ mừng lắm đó. Hai anh nhìn nhau cười, rồi gật đầu, theo tôi vào lớp. Cả đám bạn học trò im bặt, tò mò nhìn ra khi thấy tôi dắt theo hai anh lính trẻ. Tôi nói với vị giáo sư hướng dẫn : - Thưa thầy, có hai anh lính nhận được quà tết của lớp mình, đến cám ơn và xin hát cho cả lớp mình nghe . Thầy hướng dẫn lớp gật đầu, đến bắt tay hai anh, tươi cười : - Hồi nãy tới giờ mấy cô chỉ hát những bài tình yêu lính chiến, bây giờ đích thân lính chiến hát tặng mấy cô thì còn gì hay bằng, phải không ? Cả lớp vỗ tay . Anh lính tên Lân bước lên bục giảng, hai tay mân mê chiếc nón bê- rê : - Kính thưa thầy, thưa các bạn. Tôi không biết hát, nên xin dành phần nói trước. Chúng tôi xin cám ơn những gói quà Tết của nhà trường, của các bạn. Trong không khí Tết, vì nhiệm vụ phải xa nhà, được những món quà của các bạn chúng tôi thấy ấm áp nhiều lắm. Đặc biệt hai đứa tôi đây đã nhận được quà của cô Xuân. Chỉ cần cái tên của cô là hai đứa chúng tôi cũng đã có cả một mùa xuân rồi . Xin cám ơn và kính chúc thầy, chúc các bạn một năm mới vạn điều như ý. Cả lớp lại rộn lên tiếng cười và những tràng vỗ tay không dứt. Một con bạn có tiếng nghịch nhất lớp quay về hướng tôi ngồi : - Xuân ơi, mày chỉ được chọn một trong hai thôi. Còn để dành cho đứa khác nữa chứ! Đúng là nhất quỉ nhì ba, còn thứ ba là bọn này. Tôi đoán hai anh chàng lính sữa đang nghĩ như thế. Anh lính tên Lân bẽn lẽn, ngừng lại đôi phút rồi đưa tay về hướng người bạn, tiếp tục : - Bây giờ, xin giới thiệu anh bạn thân nhất của tôi, Lê Phương Quế, mà chúng tôi thường gọi là Phương Hồng Quế, tiếng hát hàng đầu của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sẽ lên hát một vài bài tặng thầy và các bạn . Tôi cũng phục tài ăn nói khá “tâm lý chiến” của anh chàng Lân này. Cái giọng Huế nghe cũng êm ái, cứ như rót mật vào tai người ta. Bây giờ nhìn kỹ thấy anh ta cũng đẹp trai, nụ cười cũng có duyên ghê lắm. Lính cỡ này chắc sẽ làm khổ vài cô em gái hậu phương đây. Tôi mỉm cười với ý nghĩ vừa thoáng trong đầu. Anh Quế bước lại chỗ thầy hướng dẫn để xin nhờ thầy đệm đàn. Anh hát bài Xuân Này Con Không Về của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Trông anh có dáng dấp thư sinh và khuôn mặt hiền lành như một thầy tu. Tiếng hát cất lên làm cả lớp im bặt. Đúng là giọng hát của anh rất hay, điêu luyện, lúc réo rắt lúc trầm buồn không thua một ca sĩ chuyên nghiệp. Dường như có cùng tâm trạng với nội dung bài hát, nên anh đã hát với tất cả cảm xúc, làm dao động trái tim mọi người. Bài hát chấm dứt, mà cả lớp dường như còn thẫn thờ, yên lặng. Sau đó bùng vỡ bởi những tràng vỗ tay và nhiều tiếng la: bis, bis… Anh cúi xuống một lúc, hình như để dấu sự cảm xúc, rồi ngước lên nói nhỏ hai tiếng cám ơn và xin hát tiếp bài Chiều Trên Phá Tam Giang, thơ của Tô Thùy Yên phổ nhạc. Lần này, chính tôi không cầm được nước mắt. Không chỉ vì anh hát hay, nhưng tôi thấy xúc động, thấm thía hơn cuộc đời của những người lính chiến.
- Thưa thầy. Bây giờ đã đi tu rồi, thầy có còn hát những bản nhạc tình lính ngày xưa? Tôi vẫn còn nhớ cái cảm xúc khi thầy hát cho cả lớp tôi nghe, sau cái tết năm nào ở trường An Túc. Thầy hát thật hay và truyền cảm. Hôm ấy là lần đầu tiên tôi được gặp thầy và anh Lân. - Mô Phật ! Bây giờ tôi chỉ còn biết tụng kinh gõ mõ, cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Nhưng những gì bà vừa nhắc lại, cũng là con người, làm sao tôi có thể quên. - Xin thầy thứ lỗi, nếu tôi đã nhắc thầy nhớ lại chuyện đời để làm bận lòng một bậc chân tu. - Mô Phật! Đạo ở trong Đời, cũng như hai kẻ đồng hành. Hành đạo là để giúp đời. Kẻ tu hành như chúng tôi cũng chỉ là “cư trần lạc đạo” mà thôi, thưa bà. - Cư trần lạc đạo là sao, thưa thầy? - Có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo. Chứ không phải xa lánh trần thế đầy khổ nhục để tìm sự thanh thản riêng cho bản thân mình. - Cám ơn thầy. Thầy giảng hay quá. Ngày đầu tiên gặp thầy, và nhất là lúc nhìn thầy đứng hát trên bục lớp, tôi đã thấy thầy giống một nhà tu. Có lẽ thầy đã có căn duyên từ trước, phải không thầy ? - Mô Phật! Ai cũng có thể tu hành, và bất cứ ai cũng có thể thành Phật được, thưa bà . Không ngờ lần gặp gỡ đầu tiên năm ấy lại mang đến cho tôi mối tình đầu. Sau vài lần gặp nhau, tôi biết Lân và Quế là hai người bạn thân thiết từ lúc còn học trong trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Ra trường về cùng đơn vị, nên sống với nhau như anh em, mặc dù tôn giáo khác nhau. Quế đạo Phật còn Lân là tín đồ Công giáo. Những ngày chủ nhật không bận hành quân, Lân đều đi lễ nhà thờ, nên chúng tôi thường gặp nhau hơn. Và lần nào tôi cũng mời Lân về nhà. Cha mẹ tôi cũng rất thương quí Lân, nhất là sau khi biết cha mẹ Lân đã chết trong biến cố tết Mậu Thân. Tính tình Lân lại hiền lành chân chất và hiếu học. Dù bận hành quân liên miên, nhưng anh vẫn cố gắng tự học để thi tú tài vào mùa hè này. Cũng có đôi lần Quế theo Lân đến nhà tôi chơi. Càng lúc chúng tôi càng thân nhau hơn. Tôi biết là Lân cũng thích tôi. Trong túi áo của anh lúc nào cũng có chiếc khăn tay tôi đã tặng anh trong gói quà Xuân. Mỗi lần chia tay, anh bịn rịn lưu luyến không muốn rời tôi. Còn tôi, cũng thấy nhớ anh da diết và mong chờ anh từng ngày trong các lần anh đi hành quân. Tối nào tôi cũng đọc kinh cầu nguyên cho anh được bình yên trở về. Bây giờ tôi mới biết tình yêu là gì. Tôi bắt đầu biết tương tư, mơ mộng, nhớ nhung và man mác buồn khi thiếu vắng anh. Những bản nhạc tình lính, người yêu của lính, dường như càng lúc tôi càng thấy hay hơn, và tôi hát nhiều hơn. Sau mỗi lần hành quân, Lân đều mang về tặng tôi những cánh hoa lan rừng. Tôi nghe nói vùng núi rừng An Khê này có nhiều hoa lan. Có những loại hoa lạ, thật đẹp mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc biết tên. Chỉ sau hai tháng, trong phòng tôi treo đầy hoa lan rừng. Tôi thích nhất là những cánh hoa màu tím. Có lẽ tôi nhớ tới màu tím hoa sim trong một bản nhạc mà tôi thường hay hát.. Chiến tranh lại ngày càng ác liệt. Ngồi trong lớp học, bọn tôi vẫn thường nghe tiếng súng, tiếng máy bay vần vũ trên bầu trời. Ban đêm, nhìn qua cửa sổ, những trái hỏa châu lơ lững giữa trời, soi sáng cả một vùng núi non nào đó. Rồi tôi nghe tin Dakto mất, Tân Cãnh thất thủ, thành phố Kontum bị pháo kích..Một số người đã phải bỏ nhà chạy xuống Pleiku, sống trong các trường học, được chính quyền dùng làm trại tiếp cư Hơn một tuần, tôi chưa gặp Lân bởi đơn vị anh có lệnh cắm trại, ứng chiến. Bất ngờ gặp lại anh trong lễ sáng chủ nhật ở nhà thờ. Khi tôi đang quỳ gối cầu kinh, Lân đến sau, quỳ xuống bên cạnh. Tan lễ, vừa bước ra khỏi nhà thờ thì chúng tôi gặp anh Quế đứng đợi từ lúc nào. Tôi mời hai anh về nhà. Trên đường đi, cả hai anh im lặng, không nói một lời gì. Nhìn nét mặt thật buồn, tôi nghĩ là họ đang ưu tư điều gì. Tôi hỏi, nhưng hai anh chỉ nhìn nhau rồi lắc đầu, không nói. Suốt ngày hôm ấy hai anh ở lại nhà tôi. Mẹ tôi đãi hai anh một con gà tơ. Trong lúc Lân và Quế rượt bắt gà trong vườn, tôi tìm hái mấy trái cà, trái mướp và rau thơm. Cả ba chúng tôi cùng làm bếp, đùa giỡn, ca hát líu lo, không còn chút ưu tư nào trên khuôn mặt của mọi người. Ăn cơm xong, chúng tôi rủ nhau ra ngồi dưới những cây dừa rợp bóng, nghe Quế hát, rồi chúng tôi cùng hát theo những bài tình ca quen thuộc. Buổi chiều, Quế cáo từ tôi, chào ba mẹ tôi xin về trước. Trong phòng tôi chỉ còn có tôi và Lân. Lần đầu tiên tôi nghe Lân rụt rè tỏ tình. Anh bảo, đời chiến binh rày đây mai đó, rồi có một ngày, anh sẽ phải đi xa, nhưng lúc nào cũng mang theo bóng hình của tôi vào những nơi gió cát. Những lời anh nói làm tôi nhớ tới những câu thơ Chinh Phụ Ngâm thật hay của bà Đoàn thị Điểm dịch mà tôi đã học. Những câu thơ thật buồn bây giờ lại càng buồn hơn. Tôi khóc. Lần đầu tiên tôi khóc, không biết là vì hạnh phúc đến bất chợt của mối tình đầu hay là vì nghĩ tới nỗi cô đơn của người Chinh Phụ. Tôi giật mình, khi Lân ôm tôi vào lòng. Tôi đứng im, bất động, đón nhận nụ hôn tình yêu đầu đời trong hai hàng nước mắt. Tôi tiễn Lân ra đầu làng, hai đứa ôm lấy nhau khi bóng chiều vừa tắt. Sáng hôm sau, ngồi trong lớp học, khi thấy từng đoàn xe nhà binh chở đầy lính chạy về hướng Pleiku, lòng tôi thẫn thờ khi nghĩ là Lân đã đi xa..Tôi vội lên xin phép cô giáo ra ngoài. Nhưng khi tôi vừa chạy đến hàng thông phía trước, thì đoàn xe cuối cùng đã chạy qua bên kia cầu . Xuân ơi, Anh đang ở phi trường Pleiku để chuận bị được không vận lên Kontum. Chiến trường đang ác liệt. Căn cứ Tân Cảnh vừa thất thủ. Địch quân đang tràn xuống uy hiếp thành phố Kontum. Thành phố này đang bị cô lập bởi những cái chốt của địch quân trên đỉnh núi ChuPao, cắt đứt quôc lộ 14 nối liền với Pleiku. Sợ lên Kontum rồi, anh không liên lạc được với em, nên viết vội ít dòng tin em và cũng xin lỗi em vì hôm qua, khi chia tay ở nhà em , anh không nói chuyện anh đi. Mong em thông cảm bởi đó là bí mật quân sự, anh không được phép tiết lộ, mặc dù anh rất yêu em và tin em.. Không biết đến bao giờ mình mới gặp lại, nhưng dù bất cứ hoàn cảnh nào, anh vẫn luôn mang theo trong tim mình hình bóng của em. Em nhớ cầu nguyện cho anh nghe. Xin cho anh kính lời hỏi thăm hai bác cùng gia đình. Cầu xin Chúa và Đức Mẹ Maria luôn che chở em cùng tất cả mọi người. Hôn em Đỗ Lân Không ngờ lá thư này là lá thư cuối cùng tôi nhận được của Lân. Chỉ ba tuần sau, Lân hy sinh. Người báo tin buồn này chính là Lê Phương Quế, người bạn chí thân của Lân và sau này cũng là bạn của tôi. Lá thư có kèm theo vài di vật, Quế đã nhờ một anh phi công gởi cho tôi từ Pleiku , sau một chuyến đổ quân cho đơn vị của Quế ở Kontum. Lân đã bị thương rất nặng khi cùng với vị tiểu đoàn trưởng chui qua hàng rào phòng thủ, mở đường vào giải cứu Bệnh Viện 2 Dã Chiến, đang bị địch quân xua xe tăng đánh chiếm, với ý đồ lợi dụng những thương binh nằm trong bệnh viện, làm bàn đạp tấn công vào khu phi trường nằm sát thị xã Kontum. Lân chết lúc chờ máy bay tản thương. Chính Quế là người đã vuốt mắt cho Lân và nghe những lời trăn trối cuối cùng. Anh nhờ Quế giữ để trao lại cho tôi cái dây chuyền có mang thánh giá cùng mấy tấm ảnh có hình của cha mẹ anh và của anh mặc lễ phục trắng đội bê rê đỏ khi còn là thiếu sinh quân. Những tấm ảnh ấy bây giờ vẫn còn trong nhà thờ An Túc, và sợi dây chuyền tôi vẫn còn cất giữ đến hôm nay. Anh Quế còn cho biết thêm, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lân còn thì thào gọi tên tôi, và khi lục trong túi áo, anh Quế còn thấy cái khăn tay và lá thư của tôi tặng Lân trong gói quà tết hôm nào. - Thưa thầy, cuối năm 1973 tôi có nhận được thư của thầy. Lúc ấy thầy bị thương nặng, nằm ở quân y viện Pleiku. Tôi có tìm đến thăm, nhưng người ta bảo là thầy đã được chuyển về quân y viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang, để được gần nhà. Lúc ấy đoạn đèo An Khê lại bị địch chiếm, nên xe đò không chạy được. Mấy tháng sau, khi đi được xuống NhaTrang tìm thăm thầy, thì thầy đã xuất viện. Tôi có hỏi nhưng bệnh viện không biết thầy ở đâu. - Mô Phật! Đúng như bà nói. Tôi được Hội Đồng Giám Định Y Khoa cho xuất ngũ, vì thương tích. Tôi về sống với mẹ già. Lúc ấy bà cũng đang tu tại gia, ăn chay trường. Suốt một đời bà đã lo lắng cầu nguyện cho cha tôi, rồi đến tôi. Cha tôi cũng đã tử trận năm 1965, trong trận Đồng Xoài, khi ấy tôi chỉ vừa 11 tuồi. - Nhờ vậy mà thầy đã đi tu . - Lý do đó chỉ một phần. Cái chính là do tôi đã sống trong chiến tranh, chứng kiến bao nhiêu cái chết quá đau lòng, như cái chết của những người còn quá trẻ như Lân. Họ đâu có tội tình gì. Tôi nghĩ tới cuộc chiến phi nghĩa, khi mà anh em cùng một nhà lại chém giết thù hận lẫn nhau. Tôi nghĩ tới cái Vô Thường, Vô Minh mà Đức Phật đã dạy, nên tôi đã tìm tới cửa Thiền để mong trút bỏ mọi ám ảnh, oan khiên. Như vừa nhớ ra một điều gì, thầy chỉ tay về hướng sau chùa : - Mời bà đi theo tôi. Mong bà sẽ tìm thấy một điều kỳ diệu. Tôi theo thầy đi dọc theo triền đồi, đến một nơi tương đối bằng phẳng. Lại một khu vườn nhỏ toàn hoa sim. Tuyêt diệu hơn, bên trên các khung cây được treo đầy những cánh lan rừng. Tôi nhớ tới những cành lan mà Lân thường mang về tặng tôi sau các cuộc hành quân. Ngày xuân, tất cả đang nở rộ một mùa hoa. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn là giữa khu vườn là một ngôi mộ, trên tấm bia lại có cây thánh giá. Tôi thắc mắc hỏi thầy. Thầy im lặng, không trả lời, ra dấu bảo tôi cùng thầy đến gần ngôi mộ. Tôi bàng hoàng khi đọc mấy dòng chữ trên mô bia : Giuse Đỗ Lân Sinh ngày 10.7.1953 tại Huế Tử ngày 11.5.1972 tại Kontum Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây. Dường như tôi đã ngồi ở đây lâu lắm. Khi lau nước mắt đứng lên tôi không còn thấy thầy trụ trì. Có lẽ thầy muốn để tôi ngồi khóc một mình mà thổn thức với người xưa, hay là muốn tránh xa chuyện vui buồn của thế tục. Khi trở lại chùa, tôi có cảm giác như chân mình đang bước vào khoảng không, hụt hẫng. Chú tiểu chờ tôi trong căn nhà khách, chuyển lại lời xin lỗi của thầy trụ trì và trao lại cho tôi một tờ giấy học trò được xếp làm đôi. Thầy trụ trì đang cúng ngọ. Tôi mở tờ giấy ra đọc, trong lúc tiếng chuông chùa ngân nga như muốn làm dịu đi phần nào những cơn sóng đang bềnh bồng trong lòng tôi. Trên tờ giấy chỉ có mấy dòng chữ : Xin chào bà và cám ơn bà. Chính tôi đã mang hài cốt của anh Lân về cải táng trong vườn chùa, khi được tin nghĩa trang trong thành phố Kontum bị giải tỏa. Anh Lân mồ côi, không còn ai thân thích.Từ nay, xin bà hãy cầu nguyện cho anh Lân, theo nghi thức tôn giáo của bà. Nam Mô A Di Đà Phật. phạmtínanninh
 

Wednesday, January 28, 2009

Tuesday, January 27, 2009

CẢM NGHĨ .......

Bold Hình Ánh và bà xả


Hình chụp tháng August 2008, lúc tôi lên thăm anh chị Ánh ở Minnesota
Click vào hình để xem hình lớn

Tường trình chuyến đi về sau khi tham dự lễ an táng chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh

Sau đám tang chị Vỏ huỳnh Ánh, tôi ở lại chơi với Ánh ngày 30 Tết Kỷ Sửu, sáng 30 Tết gia đình Ánh và tôi lên Chùa cúng cầu siêu cho chị. Tối 30 Tết, người anh thứ tám của chị Ánh mời gia đình Ánh và tôi đến nhà ăn Giao Thừa. Gia đình nầy ở VN mới qua sau, họ còn giữ đủ phong tục ba ngày Tết. Tôm càng kho, thịt kho dưa giá, canh khổ qua dồn thịt…..các món ăn linh đình, nhìn mâm cơm tôi nhớ những ngày Tết ở Thủ Thừa Long An lúc tôi còn nhỏ. Gia đình nầy con cháu đông đảo, càng làm tôi nhớ nhà hơn nữa.

Trong bửa cơm, mấy người con anh tám đem bài điếu văn của tôi ra phê bình, họ cho tôi hạng nhất. Vì có rất nhiều người đọc điếu văn hôm ấy hiện ngồi trong bửa cơm, nên tôi chỉ nhe răng cười, không dám bàn tới. Nhưng làm tôi nhớ lại lúc tôi đọc điếu văn xong, Ánh nói: “Mầy nói hay quá, cả chapel đông nghẹt mà họ lặng thinh nghe mầy nói”. Ánh nói hai lần như vậy, tôi đang buồn nên cũng chẳng chú tâm, giờ đây trong bửa cơm, tinh thần đã nguôi nguây, tôi nghĩ lại là Ánh đã nói thật lòng. Tôi nói ra đây với mục đích duy nhất, là tường trình với Quý Thầy D, Phi Vụ Quý Thầy D kỳ vọng ở tôi, tôi đã hoàn tất mỹ mãn.

Sau bửa cơm giao thừa tôi về nhà ngũ vì lạnh thấu trời. Ánh và con trai thứ lên Chùa đốt nhang cúng chị. Ngày Thứ Hai sáng mùng một Tết, Ánh và cháu gái đưa tôi ra phi trường, trước khi ra phi trường tôi đốt nén hương bàn thờ chị Ánh, khấn vái đôi lời để từ giả. Cháu Mỹ con gái của Ánh thấy mặt tôi âu sầu, cháu nói đùa: “Má con lên bàn thờ, vậy là lên chức phải không bác?”. Tôi mĩm cuời!

Lúc đi thì tôi đi hảng máy bay United, lúc về thì tôi đi hảng Frontier. Hảng Frontier tôi chưa từng biết, máy bay cất cánh đúng giờ và đến Denver 5 phút sớm hơn dự trù. Cổng đi của chuyến bay connection kế bên cổng đến, nên kỳ nầy tôi không phải cắm đầu chạy như lúc đi. Chuyến bay connection theo chương trình thì cất cánh 12:30, tôi lên máy bay rất đúng giờ. Hành khách lên hết, chờ hoài không thấy máy bay di chuyển. Chờ đến 12:30, 12:45, trưởng phi cơ không thông báo gì cả! Sau cùng tôi nghe lóm cô tiếp viên nói họ chờ chuyến bay connection đến từ New York! Lần đầu tiên tôi thấy máy bay delay cả giờ để chờ chuyến bay connection!! Như vậy hành khách có chuyến bay connection ở Dallas bị trể thì làm sao? Riêng tôi thì tôi không cần, vì Dallas là trạm chót của tôi.

Ghế tôi ngồi sát cửa sổ ngay sau cánh máy bay, nhìn ra ngoài, trời Denver tuyết rơi mỗi lúc một nhiều, tôi lo sợ chuyến bay của tôi bị cancel vì thời tiết. Đúng 13:30 thì hành khách của chuyến bay connection lên, máy bay chuẩn bị di chuyển, tôi thấy nước đá và tuyết đầy trên cánh máy bay. Tôi nghĩ với nước đá và tuyết trên cánh như thế nầy thì làm sao cất cánh, chỉ có nước đi tự tử! Máy bay tiếp tục di chuyển, tôi tiếp tục lo sợ. Máy bay ngừng trên taxi way, nhìn ra ngoài tôi thấy một bảng màu vàng với hàng chử “De-Ice Holding”, à thì ra máy bay đang sắp hàng để De-Ice, lần đầu tiên tôi thấy De-Ice vì tôi chủ trương không bao giờ bay lên vùng băng gíá vào mùa Đông, kỳ nầy thì ngoại lệ.

De-Ice mất gần 50 phút, sau cùng máy bay chuẩn bị cất cánh trong khung trời mịt mù tuyết rơi, tầm nhìn xa chừng 1 mile! Bây giờ với kỷ thuật tối tân nên họ có thể cất cánh trong mọi thời tiết như vậy. Về đến Dallas, trời Dallas mây rất thấp, lạnh và mưa mịt mù. Theo chương trình thì 15:20 tôi về đến phi truờng Dallas, tôi bị trể 2 tiếng đồng hồ, gần 19:00 tôi mới về đến nhà cô em vợ ở Dallas.

Sáng Thứ Ba mùng hai Tết vợ chồng tôi ra khỏi Dallas khoảng 9 giờ sáng để về nhà, cô em vợ nài nĩ chúng tôi ở lại ăn trưa rồi đi, may mà chúng tôi không nghe theo cô em, vì khoàng 3 giờ sau khi ra khỏi Dallas, cô em điện thoại cho biết Dallas cho học trò về nhà, và ngày mai đóng cửa công sở và trường học vì đông đá! Trời! sao mà chuyến đi nầy tôi gặp toàn là lạnh thấu xương, tuyết mịt mù, mưa tầm tả, đông đá tùm lum, chắc là ông Trời thương khóc cho chị Ánh!



Nhận xét chung của chuyến đi:

1. Đối với tang gia: Sự có mặt của tôi đại diện cho khoá KQ63D là một niềm an ủi hết sức cần thiết cho gia đình, nhất là Ánh. Sau lễ cầu siêu và trước lễ động quan là phần điếu văn, Ánh đã sắp đại diện KQ63D ra nói đầu tiên, trước cả các ông anh trong gia đình, điều nầy chứng tỏ tầm quan trọng KQ63D đối với Ánh. Riêng tôi, tôi rất vui mừng đã có may mắn để chia sẽ sự đau đớn tận cùng của một người bạn đã từng có biết bao nhiêu kỹ niệm vui buồn với anh em tụi mình, nhất là lúc còn ở Huỳnh hửu Bạc Tân Sơn Nhất.


2. Lời khuyên của Chị Bảy: Trừ trường hợp ngoại lệ như tôi, đừng bao giờ bay lên vùng băng giá vào mùa Đông, no fun! Vì chỉ có lạnh và teo, teo, teo….có khi biến mất luôn! tth



Tái bút: Anh em vào blog chổ phát tang, có tôi và Ánh đứng cạnh quan tài, để ý vòng hoa sát quan tài phía dưới chân, vòng hoa có chữ KQ63D, đó là vòng hoa phúng điếu của Hoàng Gia D, vòng hoa tốt nhất hôm đó đấy nhé! Tôi nói ra vì bà xả hỏi vòng hoa phúng điếu của KQ63D đâu, làm tôi giật mình.

Diêu Thiều viết :

Cảm nghĩ .....

Cũng giống như ý nghĩ trong email của Kiếm Sĩ Lê Hải đã gữi .Tôi xin ngã mủ chào và xin được phép bắt tay xiết thật chặt với bạn Huỳnh Thông Thái để nói lên sự trân trọng và vô cùng quý mến bạn , qua việc bạn đã chân thành lo lắng , và bay lên tận MN để dự đám tang và tiển đưa chị Võ huỳnh Ánh về miền lạc cảnh .Trong mấy ngày Tết , thử hỏi có mấy ai được như Thái ???không ở nhà đón Xuân với gia đình; mà vì tình bạn , nên đã tìm đến an ủi , chia xẻ nỗi đau buồn cùng bạn Võ huỳnh Ánh . Nói thiệt chỉ có Thái là một !

Dạo nọ tôi có nghe anh bạn khoá 63A nhận xét rằng Khoá 63D cũng khá đông mà tinh thần đoàn kết và thương yêu nhau không ai bằng !! Quả vậy !Không có gì minh chứng hùng hồn bằng nghĩa cử của Thái như trên phải không các bạn ??!

Một con Dê đau cả tàu không ăn cỏ

Và cũng một con Dê làm nở mặt một bầy Dê ..... đó chính là bạn ! THÁI ơi !! D .TH



Chị Bảy Viết: Rất cảm động trước những lời chân tình của Thầy D Diêu, cám ơn Diêu ơi! Lâu nay tôi đọc toàn văn chương cà tửng vui nhộn của Diêu, hôm nay thì đầy vẻ trang nghiêm, làm tôi ngạc nhiên! tth

Monday, January 26, 2009

Chúc Tết

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Chúc Tết

Mùa Xuân Chúc Nhau - Hoài Linh

Click Vào Đây - Mùa Xuân Chúc Nhau/Hoài Linh

Hảy Mang Đến Những Mùa Xuân - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Hảy Mang Đến Những Mùa Xuân/Ca sĩ Quang Dũng

Đi Thăm Chùa Hương - Ý Lan và Vũ Khanh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Đi Thăm Chùa Hương/Ca sĩ Ý Lan, Vũ Khanh



Đầu Năm Xin Xăm Hái Lộc

Sunday, January 25, 2009

Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng/Ca sĩ Quang Dũng


Sáng nay Ánh lên nhà quàng lấy tro cốt của chị Ánh, tôi nằm nán trên giường, con trai trưởng của Ánh pha ly cafe, gỏ cửa phòng và dâng ly cafe cho tôi, tội nghiệp các cháu thương tôi như bố nó!



Ly Rượu Mừng

Click Vào Đây - Ly Rượu Mừng chúc Tết

Mùa Xuân Của Mẹ - Chế Linh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Mùa Xuân Của Mẹ/Ca sĩ Chế Linh

Saturday, January 24, 2009

Lễ hoả thiêu chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh



Hình Ánh đang đọc điếu văn.

Xem thêm hình Click Vào Đây.

Sáng thứ Bảy Jan 24, 2009 lúc 1o:00 gia đình và bạn bè có mặt tại nhà quàn để thăm viếng. Lễ cầu siêu và động quan được cử hành lúc 13:00, đúng 15:00 thì quan tài được đưa về nhà cho chị Ánh thăm nhà lần cuối, sau đó quan tài được đưa lại nhà quàn để hoả thiêu. May mà lễ hoả thiêu trong nhà, nếu là lễ hạ huyệt ngoài nghĩa trang, chắc Chị Bảy sẽ đông đá, vì lạnh thấu trời. Dân địa phương còn than, xá gì dân xứ nóng Texas. Ngày hôm qua trong gia đình ai nấy buồn rã rời, mệt mõi, Chị Bảy cũng buồn và mệt lây. Chưa có gì buồn bằng những ngày sau đám ma! Chị Bảy mời gia đình ra nhà hàng ăn cơm, cho Ánh và con cháu nguôi nguây.

Mấy ngày trước Tết, Hoàng Gia D bị tang chế, nên mọi sự vui chơi, nghe nhạc tạm ngưng, vì "một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ", đó là tình ruột thịt của Hoàng Gia D. Ngày 30 Tết Hoàng Gia D sẽ bắt đầu ăn Tết trở lại. tth

CHIA BUỒN CỦNG BAN V-H-ÁNH VÀ GIA DÌNH

Chúng tôi gia đình Xương Nguyễn
Ẩn Đỗ
Thanh Huệ Parker

Thành thât có lời chia buồn với bạn Ánh và gia dình.
Đã đột ngột mất đi một người vợ và người mẹ thương yêu.

Nhân dip tháng 5 vưà qua tôi và bà xả ,có tới chơi với Anh Chị Ánh
và ỏ nhà anh chị vài ngày, Chị đối xử với chúng tôi như em của chị,
ngày về chị còn nấu đồ ăn bắt chúng tôi phải mang theo ,chúng tôi ăn
hai ngày không hết. Chúng tôi hẹn chị năm nay khi xong hội ngộ, chị hứa sẽ lên
chơi với chúng tôi.

Nhờ anh H-T-THAI chúng tôi được nhìn laị Chị lần cuối trên BLOG.
Khuôn mặt chị thật phúc hậu và thanh thản.
Cầu mong chị chóng về cõi vĩnh hằng.


Chị Bảy viết: Kiếm Sĩ Lê Hải, tôi đưa Ánh đọc comment của Kiếm Sị, Ánh cảm động lắm.

Friday, January 23, 2009

Tường trình chuyến đi dự lễ an táng chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh







Hình 1 và 2 để ý Hoa Phúng Điếu của KQ63D



Tường Trình Chuyến Đi Dự Lễ An Táng Chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh

Tối Jan 21, 2009 tôi ở Houston mới về nhà, Ánh gọi báo chị Ánh đã ra đi vĩnh viễn, tôi rã rời. Sáng hôm sau, tôi quay quần cả ngày lo đặt vòng hoa phúng điếu, mua vé máy bay và post tin trong Blog cho anh em. Còn mấy ngày là Tết, tôi đi đám ma mà bỏ vợ ở nhà ăn Tết một mình thì tôi đau lòng quá. Tôi đề nghị đưa vợ tôi lên Dallas ăn Tết với mấy cô em vợ, vợ tôi đồng ý, thế là chiều Jan 22, 2009 tôi lái xe đưa vợ tôi lên Dallas rồi tôi bay từ Dallas lên Minnesota.

Bốn giờ sáng tôi lái xe lên phi trường Dallas, theo dự trù thì 6: 00 sáng máy bay cất cánh, nhưng đến 7:00 máy bay mới cất cánh vì phải chờ sửa lại hệ thống điện. Tôi có chuyến bay connection ở Chicago cất cánh lúc 9:00 sáng, vậy mà 8:40 tôi mới ra máy bay. Vừa ra máy bay tôi cắm đầu chạy vì chuyến bay connection của tôi ở khác building, vậy mà trong vòng 10 phút tôi đã chạy từ building C qua building B và phải qua một cầu dài. Đến nơi thì còn 5 phút là đúng 9:00 giờ và họ sắp đóng cửa máy bay, hình như họ biết chuyến bay của tôi mới đáp nên họ có ý chờ. Cô Mỹ trắng scans boarding pass của tôi, thấy tôi thở cô chọc tôi: “you are strong man!”, tôi nói chọc cô: “strong and dirty old man, believe me”, cô lườm tôi rất tình tứ hình như muốn thử lời nói của tôi!

Từ Chicago đi Minneapolis rất đúng giờ, cháu của Ánh ra đón tôi, tôi không dám thuê xe vì tôi sợ không có kinh nghiệm lái trên tuyết. Trời Minneapolis không mây, nắng tốt vậy mà lạnh buốt xương 12F, khi mặt trời lặng thì nhiệt độ giảm dần tới -15F. Nghe nói ngày mai lạnh hơn! Chưa có gì chán đời bằng đứng ngoài trời gió lạnh -30F, -40F.

Lễ phát tang rất đông, tôi có gặp Đ/tá Di ở Sư Đoàn I KQ Đà Nẵng, ông mặc áo tràng có vẽ tu hành lắm. Tôi cũng gặp khoảng 5, 6 anh KQ, họ nhận ra tôi, nhưng có người tôi không biết họ trước kia.

Sau lễ phát tang chúng tôi ra về, bước ra khỏi nhà quàng, tuyết khắp nợi, Ánh vội vàng nắm tay tôi có vẽ âu yếm, sợ tôi té. Tôi nhìn Ánh ngạc nhiên, thấy tôi nhìn, Ánh giật mình và kêu lên: “Xin lỗi Thái ơi! Tao cứ tưởng tao đi với bà xả, mỗi lần bước lên tuyết là tao lo nắm tay, sợ bà xả té”. Tôi nhìn Ánh cười, không nói gì nhưng tôi âm thầm lo cho tối nay, vì tôi sẽ ngũ chung gường với Ánh tối nay. Đêm khuya Ánh tưởng tôi là bà xả, xây qua ôm tôi cứng ngắc, lúc bây giờ chắc tôi đứt gân máu! Nhưng không sao, nếu cần tôi sẽ rút đại bác Tapir của tôi ra chống đở, lúc bây giờ không chừng người đứt gân máu sẽ là Ánh chứ không phải tôi.

Ngày mai trong lễ cầu siêu và hoả táng, Ánh yêu cầu tôi đại điện KQ63D có bài điếu văn, tôi thấy không có gì trở ngại. Tôi sẽ tường trình lễ hoả táng tối mai. tth

Thành Kính Phân ưu

Trần Minh Bạch 63D và gia đình xin chia buồn cùng bạn 63D Vỏ Huỳnh Ánh.
Cầu mong hương linh CHỊ ÁNH sớm tiêu diêu nơi cực lạc.


Chị Bảy viết: Ông Hoàng Shihanook ơi! tôi đưa Ánh đọc lời chia buồn của Ông Hoàng, Ánh cảm động, tôi nói: "Được Ông Hoàng của Xứ Chùa Tháp chia buồn là le lắm đấy nhe Ánh, Ánh cười".

Chia Buồn Của KQ63D Hồ Vỉnh Thuỷ với KQ63D Vỏ huỳnh Ánh và gia đình

Chị Võ Huỳnh Ánh đã qua đời. Tin đau buồn do anh Huỳnh Thông Thái thông báo trên Blog.

Vì quá bất ngờ và khẩn bách, chúng tôi không thể có mặt viếng thăm lần cuối cùng để tiển đưa Chị về nơi an nghĩ vĩnh hằng, xin tạ lỗi cùng Chị và xin anh Ánh cùng gia đình nhận nơi đây lời Thành Kính Chia Buồn của Gia Đình chúng tôi cùng các bạn cùng Khóa. Theo dự tính thì anh Huỳnh Thông Thái sẽ bằng mọi cách đại diện toàn Khóa 63 D Huỳnh Hữu Bạc sẽ có mặt trong buổi tang lễ và sẽ đọc lời tiễn biệt Chị cùng Phân Ưu với quí Gia Đình, Bằng Hữu, Quyến Thuộc tại nơi an nghĩ, miền giá tuyết Minnesota.
XIN CẦU MONG HƯƠNG LINH CHỊ ÁNH ĐƯỢC SỚM TIÊU DIÊU VỀ NƠI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC TRONG HUY LỰC ÁNH ĐẠO VÀNG CỦA PHẬT TỔ.
Thành Kính Chia Buồn,
Huỳnh Thông Thái, Huỳnh Liên, Hồ Vĩnh Thủy và Các Bạn Khóa 63D KQVNCH.



Chị Bảy viết: Thuỷ & Công thân, tao đang ở nhà thằng Ánh, Trời lạnh thấu xương, hiện tại 12F, tối nay dự trù -12F. Tao post email của tụi mầy vào đây và tao đưa cho Ánh đọc, nó cảm động lắm. Cám ơn Thuỷ & Công ơi. Thầy D nào muốn post lời chia buồn thì email cho tôi, hoặc post thẳng.


Thầy D theo dõi trên blog, tôi sẽ có bài tường trình Lễ Phát Tang tối nay. tth

Chia Buồn Của KQ63D Phan tấn Công với KQ63D Vỏ huỳnh Ánh và gia đình

Anh Ánh quý mến,
Vợ chồng tôi xin thành thực gửi lời chia buồn đến anh Vỏ huỳnh Ánh trước sự ra đi đột ngột của chị Ánh.Nguyện xin cho vong hồn chị Ánh sớm về Cõi Vĩnh Hằng.

Phan Tấn Công và Phan Tạ Vân

Thursday, January 22, 2009

Cáo Phó

Chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin cùng anh chị KQ63D, thân bằng quyến thuộc, ông bà cô bác và anh chị em
Bà Vỏ huỳnh Ánh
Nhủ danh Phan thị Hoa
Hưởng thọ 72 tuổi
Pháp Danh Diệu Huyền
Con dâu, vợ, mẹ và bà của chúng tôi vừa qua đời đột ngột ngày Jan 21, 2009 lúc 8:57 tối tại thành phố Roseville Minnesota.

Sau đây là chương trình tang lễ:

Nhà Quàng Hillside Funeral Chapel
2610 19th Ave NE
Minneapolis MN 55418
Tel 612-781-3391

Thứ Sáu Jan 23, 2009 lúc 18:00 Lễ Phát Tang
Thứ Bảy Jan 24, 2009 lúc 14:00 Lễ cầu siêu và hoả táng

Đại diện tang gia cùng khấp báo

Vỏ huỳnh Ánh
Tin KQ63D: Ngày mai Thứ Sáu lúc 6:00 sáng tôi sẽ bay từ Dallas lên Minnesota để dự lễ phát tang, và lể hoả thiêu. Tôi sẽ đại diện KQ63D để dâng hoa chia buồn với anh Ánh và gia đình. Tôi sẽ bay về lại Dallas ngày Thứ Hai, chiều nay tôi đưa vợ tôi lên Dallas ăn Tết với mấy cô em vợ. tth

Thương Tiếc Chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh

Thương tiếc chị KQ63D Vỏ Huỳnh Ánh.

Trưa 1/19/2009 vợ chồng tôi đang ăn trong nhà hàng, chị Vỏ huỳnh Ánh gọi thăm vợ chồng tôi, chị nói chuyện với vợ tôi khá lâu, rồi tối hôm đó chị bị té trong nhà vệ sinh của club tập thể dục ở Minnesota và đành đoạn bỏ gia đình, bạn bè ra đi vĩnh viễn. Chao ôi! sao mà nghiệt ngã đau lòng cho vợ chồng tôi quá, vì trưóc khi ra đi vĩnh viễn, chị đã gọi thăm vợ chồng tôi như để từ biệt, mà vợ chồng tôi thật vô tình không hiểu.

Nhớ lại năm 2008, anh chị Vỏ huỳnh Ánh mời vợ chồng tôi lên nhà anh chị ở Minnesota chơi, vì bận đi Yellow Stone, vợ chồng tôi cứ hẹn lần, chị Ánh diện thoại la vợ chồng tôi quá sức. Rồi tháng Tám 2008, vợ chồng tôi lật đật bay từ Texas và anh chị Nguyễn minh Đức bay từ Georgia, chúng tôi lên nhà anh chị Ánh ở bảy ngày. Anh chị Ánh thuê xe van tám chổ, chở chúng tôi đi chơi suốt bảy ngày. Tôi nghĩ có đấng linh thiên nào đó đã xui khiến để vợ chồng tôi và anh chị Đức lên thăm chị lần cuối, vì tôi và Đức quen thân với anh chị Ánh từ năm 1963, lúc chúng tôi còn ở Quân Trường Không Quân Nha Trang.

Năm 1963 khi vừa khám sức khoẻ để gia nhập Không Quân xong, tôi đưa Ánh và một số Thầy D về nhà tôi ở Thủ Thừa Long An chơi một ngày, tôi thân tình với Ánh từ đó. Khi ở Quân Trường Không Quân Nha Trang, Ánh là người duy nhất của khoá có vợ nhưng chưa có con, và chị Ánh là Cô Mụ ở Nha Trang. Chị làm ra tiền, nên vợ chồng Ánh là chủ nợ không lấy lời của một số Thầy D trong lúc còn học bay, trong đó có tôi. Cách đây khoảng hai chục năm, anh chị Ánh dẫn ba con nhỏ về San Antonio thăm vợ chồng tôi, gặp lại ông bà chủ nợ ngày xưa, tôi vui mừng nhường master bedroom cho anh chi. Trong chuyến lên nhà anh chị 2008, anh chị nhường master bed room cho vợ chồng tôi, tôi áy náy từ chối, anh chị nhắc lại chuyện xưa và nhất định không chịu.

Suốt bảy ngày ở nhà anh chị Ánh, chị ân cần lo cho chúng tôi từng miếng ăn, nước uống, lúc ở nhà cũng như lúc đi chơi. Khi ra mall mua sắm, vợ tôi và chị Đức mua áo quần, chị Ánh cứ giành trả tiền! Vợ tôi khóc nhiều sáng nay, khi nhắc lại kỹ niệm ấy.

Khi lên thăm anh chị Ánh, vợ chồng tôi đã chứng kiến, Chị với tuổi thất thập mà mỗi ngày vẫn lên viện dưỡng lảo đút cơm cho mẹ chồng trên 90 tuổi, mỗi lần như vậy chị phải đứng ba bốn tiếng đồng hồ, chân cẳng rã rời, nhưng chị không một lời than vãn. Chị là nàng dâu hiếu thảo, người vợ hiền thục đảm đang, người mẹ với tấm lòng bao la, người bạn chân tình, một Phật Tử thuần thành. Với bao nhiêu nhân lành đó, chị đã hưởng được hồng quả mà người đời ai cũng mơ ước, đó là ra đi không một chút đau đớn, tuy nhiên chúng tôi thì đau lòng quá vì chị bỏ gia đình, bạn bè hơi sớm và đột ngột.

Vĩnh biệt chị, xin chi thanh thản ra đi, cầu nguyện Chư Phật gia hộ cho hương linh chị sớm siêu thoát và về với Phật.
tth

Tuesday, January 20, 2009

Tin buồn chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh

Sáng nay Ánh báo cho tôi, chị Ánh té trong nhà vệ sinh của club tập thể dục ở Minnesota tối hôm qua, đập đầu xưng to bằng trứng ngổng. Bác sĩ mỗ và chị bị brain dead, BS chịu thua! Ánh và tôi, hai đứa đã khóc nhiều sáng nay. Có tin gì thêm tôi sẽ thông báo sau. tth

Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng - Thu Hà

Click Vào Đậy - Nhạc phẩm Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng/Ca sĩ Thu Hà


Cô MC có lối giới thiệu tôi chưa từng thấy, giản dị nhưng dễ thương, đủ sức thu hồn tôi vào bản nhạc để tôi có cảm tình luôn với cô ca sĩ mà tôi mới thấy lần đầu. tth


Tin Thầy D: Thầy D Cẩm văn Hoành trên đường từ Michigan về Louisiana thăm Thầy D Tùng, Hoành ghé qua Houston vài hôm, Thầy D Triết và Dê Thờ có tổ chức bửa cơm gồm tất cả Thầy D Houston để tiếp đón Thầy D Hoành. Triết và Dê Thờ gọi tôi về Houston thăm Hoành, thế là tối nay tôi sẽ có mặt trong bửa cơm tiếp đón Thầy D Hoành. Hoan hô tình ruột thịt Hoàng Gia D của các Thầy D Houston.
Theo Hoành thì tình trạng sức khoẻ của Tùng không khá hơn, vẫn ngồi xe lăng, nói không ai nghe được, vẫn còn anh Mễ ở trong nhà để lo cho Tùng, và trong nhà chỉ có hai người. Tùng không cho chụp hình, Hoành ở lại ngũ với Tùng một đêm và có gặp vợ chồng cô bác sĩ con của Tùng. Tình Thầy D của Hoành làm tôi hảnh diện lây. Cảm động lắm Hoành ơi! Mặc dù vợ chồng tôi bệnh mới hết, chưa khoẻ hẳn, nhưng tụi tôi phải xuống Houston thăm bạn và Công Chúa cho trọn tình Thầy D. Chị Bảy

Đón Xuân Nầy Nhớ Xuân Xưa - Ngọc Hạ

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Đón Xuân Nầy Nhớ Xuân Xưa/Ca sĩ Ngọc Hạ

Tâm Sự Nàng Xuân - Như Quỳnh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tâm Sự Nàng Xuân/Ca sĩ Như Quỳnh

Xuân Nầy Con Về Mẹ Ở Đâu - Quang Lê

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Xuân Nầy Con Về Mẹ Ở Đâu/Ca sĩ Quang Lê

Monday, January 19, 2009

Sớ Táo Quân 2009 - Lê Huỳnh, Kiều Oanh

Click Vào Đây - Hoạt cảnh Sớ Táo Quân 2009/Diễn viên Lê Huỳnh, Kiều Oanh

Đón Xuân Nầy Nhớ Xuân Xưa, Đan Áo Mùa Xuân - Thiên Trang, Y Phụng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Đón Xuân Nầy Nhớ Xuân Xưa, Đan Áo Mùa Xuân/Ca sĩ Thiên Trang, Y Phụng

Cánh Thiệp Đầu Xuân - Thanh Thuý, Thiên Kim

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Cánh Thiệp Đầu Xuân/Ca sĩ Thanh Thuý, Thiên Kim.

Nhạc phẩm nầy Asia60 vừa phát hành.

Tôi Đi Tìm Lại Mùa Xuân - Minh Hiếu, Lâm Thuý Vân

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tôi Đi Tìm Lại Mùa Xuân/Ca sĩ Minh Hiếu, Lâm Thuý Vân

Nhạc phẩm nầy Asia60 vừa phát hành.

Sunday, January 18, 2009

Hài Kịch Gieo Quẽ Đầu Năm - Hoài Linh, Phi Nhung

Click Vào Đây - Hài Kịch Gieo Quẽ Đầu Năm - Hoài Linh, Phi Nhung

Tình Ca Mùa Xuân - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc Phẩm Tình Ca Mùa Xuân/Ca sĩ Quang Dũng

Đầu Xuân Thầy D Chúc - Thanh Trúc, Philip Huy

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Đầu Xuân Thầy D Chúc/ Ca sĩ Thanh Trúc, Philip Huy

Liên khúc - Gái Xuân, Ca Khúc Mừng Xuân - Băng Tâm, Y Phụng, Hồng Nhung, Mỹ Huyền

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Gái Xuân & Ca KHúc Mừng Xuân/Ca sĩ Băng Tâm, Y Phụng, Hồng Nhung, Mỹ Huyền



Click vào hình để xem hình lớn.

Saturday, January 17, 2009

Em Đi Hội Trăng Rằm - Như Quỳnh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Em Đi Hội Trăng Rằm/Ca sĩ Như Quỳnh

Mùa Xuân Trên Đĩnh Bình Yên & Tiếng Dương Cầm - Nguyên Khang, Diễm Liên

Click Vào Đây - Mùa Xuân Trên Đĩnh Bình Yên & Tiếng Dương Cầm - Nguyên Khang/Diễm Liên

Friday, January 16, 2009

Cám Ơn Một Đoá Xuân Ngời - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Một Đoá Xuân Ngời/Ca sĩ Quang Dũng

Em Đi Chùa Hương - Hương Lan

Click Vào Đây - Nhạc Phẩm Em Đi CHùa Hương/Ca sĩ Hương Lan





Hình Chị Bảy & Anh Bảy / Hội Hoa Lan Tết Đàlạt 2008

Click vào hình để xem hình lớn

Thursday, January 15, 2009

Tình Xuân - Hương Thuỷ

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tình Xuân/Sa sĩ Hương Thuỷ



Click vào hình để xem hình lớn.

Sunday, January 11, 2009

Tình Xuân - Mạnh Quỳnh, Hà Phương

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tình Xuân/Ca sĩ Mạnh Quỳnh, Hà Phương



Click vào hình để xem hình lớn.

Saturday, January 10, 2009

Bôi Bác....??




Bôi bác....hả ??

Nằm mơ nghe thấy tiếng “ông thầy” :
-Ta có đôi lời với tụi bây
Trước hỏi cớ chi “thằng ... Chị Bảy ”
Hình tao sao thiếu.... “Nó” như vầy !!

Độc cô nhất kiếm... “dợt” quần thoa
Danh tiếng cổ kim , chẳng xoá nhoà
Trấn giử cửa chuồng khi sáng sớm
Việc làm chẳng lỏi , chẳng qua loa

Được đời ban tặng tổ sư Dê
Đố có em nào mở miệng chê
Thử hỏi nhờ chi mà lừng lẩy ??
Nếu ta không NÓ có ai mê ??

**
Tôi bèn vào blog, ngắm dung nhan
Sư phụ còn ngon, khỏi phải bàn !
Râu quặp ,da căng, sừng dựng đứng
Nhưng mà mất biệt cái ...“ hai gang” !!

Hỏi ra mới rõ năm trên năm
Bởi muốn danh thầy nức tiếng tăm
Nên thỉnh.... “hai hòn ” hầm thuốc Bắc
Thẻo luôn khúc.... “pín ” , rượu đem ngâm !!

**
Lủ trò có máu.... “ba – lăm”
Đứa nào cũng khoái được....“vâm” như Thầy!!
Uống , ăn thứ đó xưa nay
Thầy coi nếu mất, biết ngay ....đừng rầy !!

Kính trình !

DÊ THỜ



Chị Bảy trả lời Sư Phụ và Sư Huynh Dê Thờ:


Bạch Sư Phụ, đệ tử Chị Bảy đâu dám bôi bác Sư Phụ, hình đăng trong blog Hội Ngộ là hình của đệ tử, vì là đệ tử ruột nên giống Sư Phụ, đệ tử nào dám đem hình Sư Phụ ra bôi bác! Sở dĩ hình của đệ tử thiếu cái ý là vì đệ tử rớt máy bay, bị VC rượt nên nó thụt mất đó thôi, xin tạ lỗi đã làm tổn danh dòng tộc lẫy lừng của Sư Phụ. Nhưng Sư Phụ đừng lo, xin Sư Phụ click vào đây để Sư Phụ hiểu ý của đệ tử. Đệ tử đang âm mưu cắt cái ấy để thay thế cái của đệ tử, lúc ấy dòng tộc của Sư Phụ sẽ lẩy lừng đệ nhất thiên hạ. Kính mong Sư Phụ hiểu ý tốt của đệ tử.
Chị Bảy


Ông Thầy phán ....(D-TH )
Xưa nay ta tưởng bở
Chỉ mình Thầy có thớ
Ai dè thằng Dê Thờ
Với chị Bảy nhắc nhở
Click vào đây..thấy rõ
Đầu múm kỳ quá cở !
Lạ lùng và quái gở !!
Chiều dài nó quá khổ !
Con mắt ta muốn ..nổ !
Nhìn lại ta xấu hổ !
Đúng là gặp SƯ TỔ !
Dê Thờ

Friday, January 9, 2009

Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa/Ca sĩ Quang Dũng


Xem phía dưới tôi mới post "Tường Trình Họp Mặt" tất niên ở Houston của Thầy D Diêu anh em ơi.

Thursday, January 8, 2009

Thầy D Houston ăn tất niên Tết Kỷ Sửu





Hính 1: Từ trái qua phải: Ngồi Chị Thành và Giang văn Thành, Chị Hải, Thiều quang Diêu, Đinh Tuấn, Nguyễn văn Tiết. Đứng Lê Hải, Chị Triết.

Chiều Jan 7, 2009, Thầy D và Công Chúa D Houston ăn tất niên Tết Kỷ Sửu tại nhà hàng A Lý. Chỉ có năm Thầy D rảnh rổi họp mặt, mấy Thầy D kia vì bận rộn "đóng dấu" tất niên nên vắng mặt.

Nhìn Đinh Tén Làm Chuẩn, không bao giờ tôi dám về VN với Tuấn, vì Công An ở Qui Nhơn nhìn Tuấn, tưởng Bác Hồ quật mồ về ăn Tết, nó trải thảm đỏ ra tiếp đón thì kẹt lắm!

Thầy D Triết để bộ râu trông nhột quá, mắt mới mỗ làm đẹp trông sắc xảo lắm, chừng nào mỗ chẻ cằm, căng da mặt và bơm mông? Công Chúa Triết trông trẻ trung và phẻ lắm, có vậy mới trị nỗi Thầy D Triết. Năm Sửu Công Chúa nhớ xỏ mũi cột nó ở nhà, đừng thả nó đi rong ủi phá vườn cỏ nhà nguời ta, tôi xuống Houston mà thấy D con giống nó đi lang thang ngoài đường thì tôi đau lòng lắm dấy nhé!

Thầy D Kiếm Sĩ Hải, trông còn đánh kiếm "tặc tặc" được lắm! Công Chúa Hải lúc nào cũng đầy vẽ thuần thục đảm đang. Cám ơn Công Chúa chụp cho mấy tấm hình nầy.

Cặp giai nhân Thầy D vũ sư Thành, trông như đôi trẻ mới thành hôn, chúc mừng đôi trẻ Trăm Năm Hạnh Phúc.

Thầy D Thiều Tiên Sinh, thầy D khỏe mạnh như Từ Hải mà sao lúc nào cũng đi solo, có phải tại thương Kiều mà nhớ Thuý Vân, nên Công Chúa cắt dây xỏ mũi cho đi rong?

Sau cùng cám ơn Kiếm Sĩ đã vận động Đinh Tén ghi tên Hội Ngộ. Hoan hô Đinh Tén Làm Chuẩn. tth


Tường trình .. của Dê Thờ


Xin thông báo tin tức để quý Thầy Dê đang ở rải rác đó đây được biết . Đám Dê ở Houston gồm có : Diêu , Triết , Cổn, Giang v Thành , Lê Hải, Lê q Đức , Đinh Tuấn , Trần tấn Định , riêng Trịnh thành Châu thì đi đi về về chứ chưa trụ hẳn ở Houston , nghe đâu trong năm 2009 nầy chàng mới dìu nàng về dinh ở luôn tại Houston lận .
Đám Dê nầy có lệ là khoảng một vài tháng là hú nhau đi ăn cơm chiều một bữa . Hầu như tất cả mấy con DÊ 63 nầy đều nghỉ mần việc rồi ( còn chiện khác còn …"mần” không thì không ai biết, phải thật tình thưa rõ như vậy ); nên dể gặp nhau lắm !!
Lý thuyết là vậy; nhưng thực tế cũng khó gom cho đủ một chăm phần chăm đựơc .
Nầy nhé: Lần nào cũng vậy , “Bọn cháu” định ăn vào chiều thứ năm,hoặc trong những ngày thường khác , tránh ngày week -end vì biết vợ chồng Vủ Sư Giang v Thành luôn dẩn đồ đệ đi thực tập nhảy ở vủ trường và Trần tấn Định thì bận Ca Đoàn trong nhà thờ nữa.
Kỳ nầy anh Định lại bận ngày thứ năm vì phải chuẩn bị cho hội chợ trong nhà thờ , nên bèn dời lại ngày thứ tư , mà phải sau 7:30 PM mới được , vì giờ đó anh chị mới rảnh rang nhiệm vụ của Ông Bà nội ngoại chăn bầy DÊ con . Đâu đó đã ok hết , Tui và Triết có gọi rủ rê hai con Dê lân cận là Thông Thái ở San Antonio và Tuấn Dzụt ở Austin, mà 2 chàng bận trấn cửa chuồng nên không tham gia được!
Đùng một phát thứ ba Định gọi lại báo là bị FLU nên không dám đến sợ lây anh em , nên vắng cặp nầy . Đức thì hôm sau còn phải đi làm sớm , nên lại không đến đưọc . Riêng bạn Cổn thường là không đến vì sức khoẻ và mắt kém nên không lái xe đêm được .Rốt cuộc , như trong hình , còn bao nhiêu thì chơi bấy nhiêu !!
Kỳ nầy đặc biệt là có Đinh Tuấn, một doanh nhân, vừa rửa tay gác kiếm nên rảnh rang !! Ngồi cạnh .. anh chàng có bộ râu và bộ tóc trắng hếu như tiên ông . Tôi thật ngạc nhiên, hết hồn và lý thú nghe anh kể chuyện sơ sơ là anh buôn bán như vậy và bị cướp từ xưa đến nay hơn …….100 lần,( một trăm) !!Anh đã từng bắt được cướp , và có lần anh phóng dao đến nổi tay cướp có súng mà phải bỏ chạy có cờ đó . Quả là dân Bình Định có khác ..!! Bây giờ anh đã sang tiệm rồi nên càng phẻ re !

Tôi có loan tin vụ Hội Ngộ 63D trong năm 2009 và hỏi anh em có vào Blog hay lên Net nhận email không ??Mấy anh bạn lại cười và lắc đầu…!!Thầy chạy !…. Tôi bèn nhắc nhở anh em mau ghi danh và nộp tiền cho Thái . Tôi hăm he rằng , đừng để chậm trể thằng Hiền nó giận …. nổi Điên lên là chết đấy .! Hy vọng có hiệu quả nghe , vì mấy ông có tánh hay chậm trể và lề mề cũng ngán Hiền lắm .!!Thân chào , có gì mới, vui, lạ, sẽ cấp báo ngay

Diêu Thiều

Chi Bảy viết: Trời, không ngờ Đinh Tén đụng trận với cướp 100 lần mà vẫn bình an. Theo luật Nhân Quả nhà Phật thì anh nầy có được nhân lành từ mấy đời mới được vậy. Chúc mừng bạn hiền Đinh Tén, hẹn gặp ngày Hội Ngộ.

Nếu vợ chồng tôi làm chủ tiệm mà bị cướp như vậy, chừng vài lần là tiệm đóng cửa vì sợ quá...tiệm thúi rùm đâu có khách nào vô mua, nhất là bà xả tôi, vua nhát gan! tth

Những Đàn Chim Thiên Di - Nhà văn Phạm Tín An Ninh

Trong câu chuyện Những Đàn Chim Thiên Di, tác giả nói tới tinh thần kỹ luật và tình đồng đội của đàn chim. Mỗi cuối Thu, đàn chim tập họp mỗi lần hàng trăm, hàng ngàn, gọi nhau líu lo mừng rỡ, bàn nhau phân công, tổ chức, sắp xếp từng đàn lần lượt bay đi trong trật tự về phương Nam để tránh mùa Đông giá buốt của phương Bắc. Rồi tác giả nảy ra ý tưởng so sánh con chim đầu đàn với cấp chỉ huy của quân đội chúng ta 1975. Sự so sánh nầy làm vết thương lòng rướm máu của tôi trên ba mươi năm qua tưởng đâu đã nguôi ngoai theo thời gian, đột nhiên đau rát trở lại, như bị ai xát muối vào vết thương.

Tôi và anh bạn thân đưa vợ con hai đứa vào văn phòng của anh ẩn náo đã mấy tuần nay. Chiều 28 tháng 4, 1975, hai đứa tôi đưa vợ con lên C130 đi Côn Sơn theo chương trình di tản của KQ Tân Sơn Nhất. Người dễ thương lăng xăng lo cho gia đình binh sĩ lên C130 chiều hôm đó, là ĐT Nguyễn anh Tuấn TMPHQ/SĐ5KQ, nhìn sự di tản trật tự nầy, tôi mến phục cấp chỉ huy SĐ5KQ.

Nhưng sự mến phục đó không được lâu! Sáng ngày 29 tháng 4, 1975, tôi có linh tính sáng nay KQ Tân Sơn Nhất tan hàng. Tôi bàn với anh bạn thân, để ý xếp của hai đứa tôi, nếu xếp lên xe jeep là tôi với anh lên xe jeep, anh bạn thân đồng ý. Đúng 9 giờ sáng, xếp lên xe jeep, tôi và anh bạn thân lật đật lên xe jeep, xếp quay đầu lại chưởi hai đứa tôi: “Địt mẹ đi đâu đó?” (nguyên văn). Hai đứa tôi làm thinh. Rồi anh L. quyền Phi Đoàn Trưởng của tôi, nỗi cơn ôm súng M16 chỉa vào tôi và anh bạn thân hét lớn: “Tụi bây đi, tao bắn”. Anh bạn thân nói với tôi: ” Thằng L. VC Thái ơi! chạy”. Tôi thất lạc anh bạn thân từ đó. Thật ra anh L. không phải là VC, anh Phi Đoàn Trưởng của tôi thì trốn qua Phi Luật Tân trước rồi, ở nhà anh L. làm quyền Phi Đoàn Trưởng, anh là tay nhậu, suốt ngày ôm chai rượu, không biết lo gì cả. Khi có lệnh di tản vợ con ra Côn Sơn thì vợ con anh còn ở nhà và anh không ra cổng được vì có lệnh đóng kín cổng sau khi bị máy bay VC dội bom chiều hôm ấy. Khi tan hàng, vợ con anh còn ở nhà, anh quẩn trí nên nói bậy, anh bị kẹt lại và gỡ mười mấy cuốn lịch trong tù.

Mặc dù thất lạc anh bạn thân, nhưng tôi vẫn bám sát xếp, xếp lái xe ra bến đậu máy bay gần câu lạc bộ Mây Bốn Phương để lấy máy bay chạy. Anh bịnh nhì gác máy bay bắn M16 xuống đường để doạ xếp, đạn xuống đường dội lên trúng đầu gối một anh KQ, anh KQ nằm rên la. Bị anh binh nhì bắn doạ, xếp mất hết oai phong, lính quính quay đầy xe chạy ngược lại để ra bến đậu máy bay phía bên cứu hoả!

Tôi, người Sĩ Quan mà xếp mới chưởi mấy phút trước đó, tôi không sợ anh binh nhì để cắm đầu chạy như xếp, tôi không dùng oai phong, mà tôi dùng tình người ân cần hỏi anh binh nhì tai sao anh bắn. Anh nói anh được lệnh không cho ai lấy máy bay. Tôi cho anh biết xếp của anh chạy hết rồi, tôi bảo anh gọi máy coi có xếp nào trả lời không. Anh gọi máy, không ai trả lời! Tôi nói anh có hai đường chọn lựa, hoặc là lên máy bay đi với chúng tôi, hoặc là bỏ súng đi về nhà, không khéo VC sẽ vô bắt. Anh khóc và bỏ súng đi về nhà. Thế là tôi và một số người vào được bến đậu máy bay, vì anh binh nhì bắn doạ, đa số chạy lối khác, nên tôi nhảy lên chiếc C7 trống trơn, ôi cũng số Trời!


Phi Công của chiếc C7 mà tôi nhảy lên hôm ấy là hai anh trẻ, vì mây rất thấp, anh trưởng phi cơ than với tôi không tìm ra đảo Côn Sơn. Tôi sợ bay lang thang sẽ hết xăng, tôi đề nghị với anh để tôi bay, anh đồng ý. Đứng sau lưng và chòm qua vai anh, tôi lái chiếc C7, bay một lúc thì tôi tìm thấy đảo Côn Sơn, tôi giao cần lái chiếc C7 lại cho anh, anh ôm đầu kêu lên: “tụi mình sống rồi ông Thái ơi!”. Nhìn anh vui mừng, tôi âm thầm cám ơn anh đã tin tưởng giao cần lái cho tôi, để tôi có cơ hội đem niềm vui cho bao nhiêu gia đình, trong đó có vợ con tôi, tôi cũng không quên tạ ơn Trời Phật. Trong khi đó anh bạn thân của tôi, anh chỉ huy phi đoàn C7, anh không lấy được chiếc C7 mà anh nhảy lên chiếc C130, chiếc C130 nầy đi thẳng qua căn cứ Mỹ ở Thái Lan, anh thất lạc vợ con. Tôi gặp vợ con anh bạn thân ở Côn Sơn, may mà vợ con anh chịu đi Thái Lan với chúng tôi. Đêm 28 tháng 4, vợ tôi ngũ ở Côn Sơn và khóc suốt đêm vì nghe trong radio, VC phóng hoả tiền vào phi trường Tân Sơn Nhất như mưa, vơ tôi sơ tôi chết. Nếu tôi không ra Côn Sơn, tôi tin chắc vợ tôi sẽ không đi Thái Lan mà dẫn con về nhà, vì vợ tôi không tin tôi còn sống, nếu còn sống tại sao tôi không ra Côn Sơn, vợ tôi đâu có biết tôi đi máy bay ké, nên đâu có quyền quyết định. Tưởng tượng cảnh vợ tôi dẫn con về lại Saigon, xương sống tôi lạnh buốt, lúc ấy không biết đời tôi đi về đâu!

Nhớ lại lúc xếp lẫn tránh âm thầm chạy một mình, tôi đau xót nghĩ tới câu chuyện chiếc du thuyền Titanic, lúc tàu sắp chìm, vị thuyền trưởng của tàu lo cho du khách và thuộc hạ đi, ông can đảm ở lại chết trên tàu. Đàng nầy xếp không lo cho đàn em, mà xếp còn đủ oai phong chưởi bới đàn em vì sợ đàn em sống sót! Cách cư xử với đàn em không một chút tình người của xếp lúc ấy, tôi không nghĩ xếp sẽ buồn nếu đàn em của xếp chết hết và xếp là người duy nhất sống sót! Chao ôi! trên đời nầy có người như vậy sao?

Hơn ba mươi năm rồi, tôi chưa bao giờ gặp lại xếp, dù tôi có ý tìm kiếm trong các Đại Hội Không Quân mà tôi có dịp tham dự mỗi năm. Có thể lúc ấy xếp nghĩ mình oai phong quá, nên quên hết tình người. Tôi muốn gặp lại xếp, mời xếp một bửa cơm thịnh soạn, tôi muốn nghe lại tiếng nói của xếp trong lúc xếp không còn oai phong, để tôi âm thầm nhận định nhân cách của xếp, để tôi tìm hiểu tại sao con người có thể đối xử với con người như vậy, nhất là người đồng đội với nhau! Mỗi lần gặp anh bạn thân, tôi nhắc lại chuyện nầy, hình như anh cố quên đi hay là anh không thèm nhớ. Có lẽ tôi phải bắt chước anh bạn thân, cầu Trời Phật giúp tôi quên được phiền muộn ngày xưa, để cho vết thương lòng lành hẳn! tth


Sau đây là câu chuyện:




Những Đàn Chim Thiên Di








Cả hai tuần nay, mấy quan chức sở “bảo vệ súc vật” thành phố thường xuyên đến thăm gia đình tôi, để tìm hiểu lý do vì sao, trước mùa đông năm nay những đàn chim trane không còn trở về vùng này nữa. Họ đã cho người dọn dẹp lại khu bờ sông, chăm sóc cánh đồng cỏ và trồng thêm mấy hàng thông phía bên kia để đón những đàn chim, nhưng chờ mãi mà chẳng thấy bóng dáng một con trane nào trở lại.

Trane là một loài chim sống thành đàn, màu nâu đen, có dáng như con hạc ở quê nhà. Là một giống chim không chịu lạnh, nên hàng năm, cứ trời sắp sang đông là tụ tập từng đàn ở một nơi nào đó rồi chia nhau bay tìm những xứ nóng phương nam. Ở Bắc Âu có nhiều loài chim trốn lạnh, nhưng loại trane này nhiều nhất, có tổ chức khá qui củ, và khi bay đi chúng bay thành từng nhóm theo hình những mũi tên, có khoảng cách đều nhau, rất đẹp.

Định cư ở Nauy hơn ba năm. Lúc kinh tế gia đình và việc học hành của mấy đứa con tạm ổn định, cũng là lúc vợ chồng tôi bắt đầu có thời gian để hồi tưởng về quá khứ, và nhớ quê hương. Chúng tôi quyết định mua một ngôi nhà dưới thung lũng nhỏ, bên bờ sông Nitelva yên tĩnh, bên kia là cánh đồng cỏ mênh mông tiếp giáp với núi rừng. Cái khung cảnh có mang một chút hình dáng và màu sắc quê nhà giúp tâm hồn tôi yên ả hơn mỗi khi thấy lòng trăn trở, nhung nhớ một điều gì.

Những lúc buồn, tôi ngồi hằng giờ trong bao lơn nhìn ra phía cánh đồng và rừng núi phía xa xa, để ngỡ là quê hương mình như đang ở phía bên kia triền núi đó. Không những vợ chồng tôi mà mấy đứa con đều thích thú ngôi nhà này, vì nó khá rộng rãi đủ để mỗi đứa có một phòng riêng, trang trí, sắp xếp theo sở thích của mình. Trong thung lũng nhỏ này, ngoài chúng tôi, chỉ có ba gia đình láng giềng, một đến từ Thụy Điển, một đến từ Tây Đức, chỉ có một gia đình là dân bản xứ chính tông. Có lẽ sống trong một khu “hợp chủng quốc” bé nhỏ nhất trên lục địa này, nên chúng tôi sớm gần gũi, thân tình.

Dọn đến cuối mùa xuân, nên suốt hè năm ấy, chúng tôi lần lượt là khách mời của mấy người bạn láng giềng. Ông bà người Thụy Điển có chiếc du thuyền lớn với đầy đủ tiện nghi. Cả nhà chúng tôi được cùng họ xuôi ngược cả một tuần trên con sông Nitelva chảy dài qua những rừng thông, đồng cỏ và một vài vùng quê êm ả, lãng mạn. Những ngày còn lại, cùng với gia đình ông bà người Đức vào rừng cắm trại, đi săn, rồi cùng với gia đình ông bà Nauy đi cắm lều bên kia bờ sông, vừa câu cá vừa ngắm những cặp thiên nga tung tăng bơi lội.

Khi những chiếc lá vàng cuối cùng rơi xuống, trời đột nhiên trở lạnh, báo hiệu sắp chấm dứt mùa thu bắc âu thơ mộng, cũng là lúc chúng tôi bắt đầu chuẩn bị mọi thứ cho một mùa đông băng giá kéo dài cả năm, sáu tháng.

Một buổi tối, khi ngồi ở phòng khách đọc mấy tờ báo, tôi nghe tiếng chim kêu, mỗi lúc một nhiều, vang động cả một vùng xưa nay tĩnh mịch. Tiếng chim có cái âm sắc như đang tìm nhau, gọi nhau, mừng rỡ. Hôm sau, hỏi ông láng giềng người Đức, tôi mới biết là chính ngã ba sông ngay trước nhà tôi, từ bao nhiêu năm nay, là nơi nhiều đàn chim trane di xứ chọn làm địa điểm tập trung để bay về phương nam trước khi mùa đông đến.

Cả mấy đêm liền sau đó, cứ vào khoảng chín giờ tối, những đàn chim từ mọi nơi bắt đầu kéo về tụ tập ở bờ sông và cánh đồng cỏ bên kia, kêu gọi nhau cả đêm. Đến mờ sáng, chia nhau từng nhóm chừng hai mươi con, nối tiếp bay đi, theo hình những mũi tên, vẽ lên nền trời mờ hơi sương một bức tranh tuyệt đẹp.

Nhiều đêm, tôi lặng lẽ ra bờ sông, ngồi cả mấy tiếng đồng hồ, nhìn chim từng đàn bay tới, cả trăm, rồi hàng vạn con. Chúng đón nhau gọi nhau líu lo mừng rỡ. Tiếc là loài người đã không hiểu được ngôn ngữ của loài chim, để nghe nó chào nhau, nói với nhau những lời tình tự, và bàn nhau phân công, tổ chức, sắp xếp từng đàn lần lượt bay đi trong trật tự. Tôi miên man hồi tưởng thời gian hơn mười năm trong lính. Rồi bất ngờ nảy ra một ý tưởng so sánh lạ kỳ: Những “đội quân” chim trane này có tinh thần kỷ luật và tình đồng đội. Các “vị chỉ huy” của nó còn tài giỏi hơn nhiều ông quan chỉ huy của bọn tôi ngày trước. Con chim dẫn dầu trong một đội hình mũi tên chắc chắn phải là con chim chỉ huy cấp nhỏ nhất, nhóm trưởng. Con chim “tổng tư lệnh” phải là con chim bay lên ở những nhóm cuối cùng. Phải như thế mới có được một cuộc “hành quân triệt thoái” diễn ra trong trật tự và đẹp đẽ như tôi vừa chứng kiến. Cái may mắn, là chúng có cả một không gian yên bình để sắp xếp những chuyến ra đi, khác với những người lính chúng tôi vào những ngày cuối tháng tư, với bom đạn xe pháo dày đặc của cả một khối liên minh đối phương kéo từ phương Bắc. Trong lúc chúng tôi bị người bạn đồng minh bội phản, và điều đáng buồn hơn, đã có nhiều cấp chỉ huy hèn mạt, xa chạy cao bay trong khi chúng tôi vẫn còn kiên cường chiến đấu.

Những năm sau đó, năm nào cũng thế, khi trời chỉ mới vào thu là tôi đã bắt đầu ngóng chờ những con chim trane trở lại. Tôi chờ chúng như đã từng chờ những chiến hữu của mình. Tôi thấy như mình trẻ lại, lòng rộn rã niềm vui. Cho dù cứ mỗi lần đàn chim tụ tập về đây là tôi có nhiều đêm mất ngủ, trăn trở nghĩ suy về quê hương và thân phận của mình cùng những bạn bè xưa.

Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho “ra đi trong vòng trật tự” sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được ở trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?

Có một lần, dường như vào mùa đông thứ năm, khác với mọi năm, khi trời đã sáng hẳn rồi mà đàn chim cuối cùng vẫn chưa rời khỏi địa điểm tập trung, kêu lên những tiếng kêu lạ, buồn và khắc khoải. Tôi tò mò chạy ra xem. Lúc ấy những con chim vội vàng tung cánh bay lên rồi lần lượt xếp lại thành đội hình mũi tên, nhưng vẫn bay vòng lại mấy lần và tiếp tục những tiếng kêu buồn không dứt. Tôi đứng nhìn theo, lòng lắng xuống như muốn nhắn gởi theo từng cánh chim một ít nỗi niềm. Nghe có tiếng sột soạt trong một hốc đá, tôi chạy lại tìm. Một chú chim, chẳng hiểu vì sao bị gẫy đôi chân, nằm sâu trong đó, bên cạnh có khá nhiều hạt lúa mì, thức ăn dành cho nó. Tôi bế con chim vào nhà. Nó nhìn tôi như van lơn, đôi mắt ướt nhè. Tôi có cảm tưởng là nó đang khóc. Tôi lại chợt nhớ tới những đồng đội bất hạnh, bị trọng thương trong những ngày cuối cuộc chiến, đau đớn, cô đơn, rồi lang thang sau khi bị đuổi ra khỏi các quân y viện. Mắt tôi bỗng nhòe đi khi nghĩ đến mấy vị tướng oai hùng, cùng ở lại sống chết với anh em rồi tuẫn tiết trước giờ thứ hai mươi lăm.

Từ ngày có con chim trane thương tích, nhà tôi lại vui hơn, nhất là hai cô con gái nhỏ của tôi, tha hồ nâng niu, chăm sóc và kể cả tâm tình với nó. Cô bé thích sau này làm nghề y tá, thì mang nó ra phòng bác sĩ thú y khám, mua thuốc băng bó cho nó. Riêng tôi, mỗi lần chăm lo cho nó, tôi có cảm giác như đang lo cho một đồng đội bị thương tích của mình. Hơn hai tháng sau, khi đôi chân của nó lành hẳn, cũng là lúc tuyết đang rơi trắng cả khung trời. Được thả ra khỏi lồng, nhưng nó chỉ quanh quẩn trong nhà. Suốt gần một năm nó là một thành viên đặc biệt trong gia đình tôi và là bạn thân của hai cô con gái nhỏ.

Khi mùa thu trở lại, tôi bàn bạc, khuyên mấy đứa con chuẩn bị trả nó lại với đàn, khi những con chim thiên di đầu tiên trở lại. Giải thích và năn nỉ mãi mấy cô mới chịu. Hôm trả nó lại sum họp với đàn, hai cô con gái nâng niu, âu yếm tâm tình rồi chia tay nó. Không khí cảm động không thua gì những cuộc chia ly trên thế gian này.

Một điều làm cả nhà tôi ngạc nhiên và xúc động. Cuối mùa thu năm sau, khi những đàn chim bắt đầu trở lại, một buổi tối khi sửa soạn đi ngủ, mấy cô con gái của tôi bất ngờ thấy con chim trane đậu ngoài cửa sổ. Khi cửa sổ vừa mở, nó bay vào trong phòng, kêu lên rộn rã. Nhờ vết thương cũ còn in dấu trên đôi chân của nó, mấy cô con gái mới biết chắc, nó chính là con chim năm trước. Từ đó, có thể tôi còn biết về loài chim trane này nhiều hơn những nhà nghiên cứu chim muông: trung thành và có trí nhớ.

Không ngờ, những con chim trane lại là những niềm vui, nỗi nhớ cho gia đình tôi trong những ngày lưu lạc ở một vùng bắc âu xa lạ.

Bây giờ mấy cô con gái của tôi đã thành người lớn. Tất cả đã đi học bên Mỹ, bên Anh rồi ở lại làm việc luôn bên ấy, nhưng cứ gần tới cuối mùa thu đều gọi về nhà hỏi thăm đàn chim trane có còn tụ tập trước nhà, và con chim bị thương ngày trước có còn bay về đậu trên khung cửa sổ.

Suốt mùa thu vừa rồi, tôi trông chờ nhưng đàn chim không trở lại. Tôi thấy nhớ tiếc những đêm nghe tiếng chim kêu, và những buổi sáng tinh mơ nhìn từng nhóm lặng lẽ bay theo hình những mũi tên hướng về phương nam, hùng vĩ như một binh đoàn vượt tuyến xuất phát, bắt đầu một cuộc hành quân qui mô dài hạn. Nhiều lúc tôi đã từng ước mơ có thêm đôi cánh, để cùng được bay lên với chúng.

Cơ quan bảo vệ súc vật và sở y tế & vệ sinh thành phố, cũng đã đến đây từ đầu mùa thu, xịt thuốc sát trùng và dọn dẹp bờ sông, đồng cỏ, để đón những đàn chim trane trở lại. Năm nay, họ làm việc nhiều hơn, chuẩn bị mọi điều chu đáo hơn, vì có tin bệnh “cúm gia cầm” ở một vài xứ nóng phía nam. Họ lo lắng những con chim trane bị lây nhiểm vi khuẩn H5N1. Loại vi khuẩn mà cả thế giới đang bàn tán về nguy cơ một cơn đại dịch. Hội Đồng thành phố họp liên miên, bàn bạc về khả năng những con chim trane, có thể sẽ bị giết chết trên một xứ nóng nào đó, để ngăn ngừa mang bệnh vào. Họ liên lạc với cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc, gởi thư cho chính phủ của một số nước nhiệt đới phía nam, nhằm bảo vệ cho những đàn chim trane bay sang trốn lạnh. Họ chuẩn bị, lo lắng để đón những đàn chim của họ quay về.

Trời đã vào đông, ngoài kia, bầu trời đã đổi sang màu trắng đục, trên dòng sông Nitelva dày đặc sương mù, báo hiệu những hạt tuyết đầu mùa sắp rơi. Bà Anne-Mari, trưởng Sở bảo vệ súc vật thành phố, cùng một số nhân viên đến nhà tôi từ chiều nay. Họ kiên nhẫn ngồi chờ để hy vọng được đón những đàn chim trane có thể trở lại muộn màng. Họ cùng vợ chồng tôi uống hết mấy bình trà, rồi chia tay lúc nửa đêm. Tuyết bắt đầu rơi. Chắc chắn giờ này những con chim trane không còn đến nữa. Khi đứng lên chia tay, nhìn họ thoáng buồn nhưng không tuyệt vọng. Mỗi người đều nắm chặt tay tôi và nói lời cầu nguyện bằng an cho những con chim trane di xứ, dù nó đang trôi dạt ở nơi đâu cũng mong cuối mùa thu năm sau sẽ kéo nhau trở lại nơi này.

Suốt cả đêm tôi không hề chợp mắt. Không phải tôi nghĩ đến những con chim trane, mà nghĩ đến thân phận của chính mình cùng những người đồng hương đang lưu lạc khắp năm châu. Ngược lại với loài chim trane thiên di, bay về nam tìm nắng ấm, chúng tôi đã phải bỏ quê hương bốn mùa nắng ấm để đi tìm tự do và tình người ở những vùng băng tuyết xa xăm. Những mùa đông kéo dài, trong cái lạnh lẽo mới thấy thấm thía tận cùng nỗi cô đơn xa xứ.

Tự dưng, tôi nghĩ đến một điều: Biết đến khi nào chính quyền ở quê nhà thật lòng xem những người ra đi là “khúc ruột ngàn dặm”, là “một bộ phận không thể tách rời”, để biết yêu thương lo lắng và mong ước đón tiếp họ trở về, như chính quyền của cái thành phố nhỏ ở xứ Bắc Âu xa xôi này - nơi từng cưu mang gia đình tôi - đã lo lắng mong chờ những con chim trane di xứ? Điều đặc biệt hơn, là những người Việt tha phương sẽ mang về cho quê hương biết bao nhiêu tài năng, trí tuệ, và bạc tiền, còn những con chim trane kia có thể sẽ mang về cho họ những con vi khuẩn chết người.

Tôi đắp kín chăn nhưng vẫn thấy lạnh toát, mơ hồ như tuyết đang phủ đầy người, và vết thương cũ trong lòng vừa mới nhói đau trở lại.

phạmtínanninh

Wednesday, January 7, 2009

Những Kiếp Hoa Xuân - Như Quỳnh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Những Kiếp Hoa Xuân/Ca sĩ Như Quỳnh

Tin vặt: Vợ chồng tôi đóng cửa đi Cali thăm cháu ngoại hai tháng, mới về nhà tối hôm qua. Chưa về tới nhà, Thầy D Triết và Thiều Tiên Sinh gọi tối nay xuống Houston gặp mặt các Thầy D Houston ăn cơm tất niên. Nghe qua tôi cũng ham, nhưng sáng nay nhìn đống mail ngập tới lỗ mũi, bông hoa vợ tôi trồng chết hết vì không ai tưới nước, nhà thì bụi mịt mù, lại thêm ăn bậy ở phi trường, sáng nay tôi bị Tào Tháo rượt chạy ngay ruột, già rồi anh em ơi! đành thất hẹn với các Thầy D Houston và xin đại xá! Hy vọng Kiếm Sĩ Lê Hải, hoặc Công Chúa Triết gởi hình họp mặt Houston cho tôi post lên blog, để nhìn dung nhan chư vị D Houston cuối năm coi có già thêm không.


Vào blog Hội Ngộ xem tin vui các Thầy D ơi.

tth

Sunday, January 4, 2009

Chờ Người - Như Quỳnh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Chờ Nguời/Ca sĩ Như Quỳnh

Saturday, January 3, 2009

Như Một Lời Chia Tay - Hồng Nhung, Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Như Một Lời Chia Tay/Ca sĩ Hồng Nhung, Quang Dũng

Gợi Giấc Mơ Xưa - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Gợi Giấc Mơ Xưa/Ca sĩ Quang Dũng

Chuyển Bến - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Chuyển Bến/Ca sĩ Quang Dũng

Friday, January 2, 2009

Trên Chiến Trường Xưa - Nhà văn Phạm Tín An Ninh

Trong câu chuyện Trên Chiến Trường Xưa, tác giả có nhắc đến cái chết của phi công Phạm văn Thặng (Fulro), làm tôi nhớ thương bùi ngùi. Năm 1966 Thặng và tôi cùng Phi Đoàn 514 ở Biên Hoà. Thặng da đen, to lớn như người Thượng Fulro, anh là tay boxer. Tôi có nhiều kỹ niệm với anh trong những lần hành quân “Dóc Sỏi” Biên Hoà, và những lần đi nhãy đầm, Thẩm và Trình là hai tay gây gỗ với Mỹ nhiều nhất, vì Mỹ thường sờ mó đào của họ. Trình đai đen Nhu Đạo nhưng ốm yếu, Thẩm thì chỉ biết có thế “chó đái góc me”, nên mỗi lần đụng trận với Mỹ, hai tên nầy bị lép vế, thế là Thặng nhảy vào vòng chiến cứu bồ, và luôn luôn đem lại chiến thắng.

Thời bây giờ có một số anh em PD514, trong đó có tôi và Thặng, chủ trương nếu máy bay không cháy thì không nhảy dù, nhất định đáp bụng (crash), vì nhảy dù lúc ấy chưa có hoả tiển tự đông, hơn nữa dù lơ lững dễ bị bắn trên Trời, hoặc dễ bị bắt.

Năm 1967, trong bảng phi vụ ngày Thứ Bảy hôm ấy, tôi bay chiều, Trình bay sáng. Anh bạn thân rủ tôi đổi phi vụ với Trình để chiều hai đứa về Saigon chơi. Nghe có lý, thế là tôi bay sáng, vì bất ngờ nên tôi đi bay mà không có mang máy vô tuyến, và cũng không có súng bắn trái sáng cấp cứu. Sau khi bỏ 10 trái bom, tôi bị bắn tắt máy trên vùng Đức Hoà, Đức Huệ gần biên giới Miên. Tôi đáp bụng trong rừng tràm, nhảy ra khỏi chiếc A1, cởi bỏ chiếc mũ bay, tôi cắm đầu chạy, chạy càng xa máy bay càng tốt. Chạy một hồi, tôi dừng lại để thở, nhìn thấy chiếc máy bay kế bên tôi, thì ra tôi chạy vòng tròn trong rừng tràm. Sợ thất kinh, tôi lại cắm đầu chạy, trong khi đó anh bạn còn trên Trời, anh nóng lòng, lạng sát trên ngọn cây để hộ tống tôi. Nhờ vậy, VC chùn chân trong việc tìm kiếm tôi và hơn nữa nhờ tôi crash nên họ chưa biết tôi đang ở đâu. Nghe VC bắn anh bạn thân, tôi muốn liên lạc cho anh biết để cẩn thận, nhưng tôi không có máy vô tuyến! Tôi lo sợ nếu VC bắn rớt anh bạn, hai đứa tôi sẽ gặp nguy khốn vì không còn ai hộ tống!

Phi Công chiếc L19 lúc bây giờ là Mỹ, lúc bị tắt máy, tôi và anh bạn nói tiếng Việt nên anh Mỹ không hiểu chúng tôi nói gì. Một lúc sau, anh Phi Công Mỹ hỏi anh bạn chiếc A1 kia đâu, anh bạn cho biết tôi đang nằm dưới đất. Thế là nó gọi cấp cứu, nhờ người Mỹ gọi nên trực thăng Mỹ ở Đức Hoà lên ngay.

Mười phút sau, hai trực thăng Mỹ đã trên vùng, họ bay quanh tìm kiếm tôi, vì tôi đang trốn trong cây và sình lầy, Phi Công trực thăng báo cáo không tìm thấy Phi Công A1. Tin nầy về đến Phi Đoàn 514, anh em trong phi đoàn im lặng trong không khí nặng nề, vì ai cũng đinh ninh tôi đã chết hoặc bị bắt. Bất ngờ anh xạ thủ trực thăng, người Mỹ đen to lớn, anh quặng trái khói đỏ xuống rừng tràm, VC thấy khói đỏ bỏ chạy, vì thường khói đỏ ở đâu thì chúng tôi bỏ bom ở đó. Riêng tôi, mặc dù không có liên lạc vô tuyến, như có thần giao cách cảm, tôi chạy lại chổ khói đỏ và vẩy tay. Trực thăng nhào xuống vớt tôi, vì nhiều cây tràm, trực thăng không đáp được, họ giữ máy bay trên ngọn cây, anh xạ thủ Mỹ đen đeo lơ lững, thòng tay xuống kéo tôi lên. Vì mình tôi đầy sình lầy, tôi không dám nắm tay anh, sợ bị trơn trợt rớt xuống lại. Sẵn anh Mỹ đen thòng chân xuống, tôi nắm ống quần của anh leo lên cho khỏi lo trơn trợt. Lên trực thăng, tôi ôm anh Mỹ đen hun, thương anh làm sao! Nếu anh xạ thủ không có sáng kiến quăng khói đỏ và liều mình đeo lơ lững kéo tôi lên, tôi lo sợ trực thăng sẽ bỏ đi vì VC bắn dữ quá.

Tối hôm đó, tôi mời nguyên Phi Đoàn 514 về Thanh Sơn Thanh Hải, ở đường Bùi Viện Saigon ăn mừng. Trong tiệc, tôi tuyên bố với anh em, Mỹ là ân nhân của tôi, tôi xin anh em từ đây đừng gây gỗ với Mỹ nữa. Thặng Fulro cười đồng ý, lúc bây giờ Thặng trông thật hiền từ dễ thương, có lẽ anh cảm thông được lời nói chân tình của tôi.

Sau đó vài tháng, tôi rời Phi Đoàn 514 để về Phi Đoàn 716, mấy năm sau tôi nghe tin Thặng crash ở Pleiku, anh crash rất đẹp, nhưng xui cho anh, anh gặp phải bờ đê nhỏ, làm máy bay anh lật nhào. Tôi viết những giòng chử nầy để thương nhớ Phạm văn Thặng, và giờ nầy tôi vẫn còn đồng ý với anh, thà chết còn hơn để VC bắt. tth


Sau đây là câu chuyện:

Trên Chiến Trường Xưa




Hơn ba mươi năm sau, cùng với bốn anh em trong đơn vị xưa, chúng tôi trở lại Kontum tìm thăm nơi an nghỉ của những đồng đội cũ. Trong những năm 72 và 73, đơn vị chúng tôi đã có hơn hai trăm anh em vĩnh viễn nằm lại nơi này để giữ vững miền địa đầu, cửa ngõ quan trọng nhất vào Tây Nguyên, nơi có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nằm không xa phía dưới - thành phố Pleiku.Dừng chân dưới chân núi ChuPao, nhớ tới những trận đánh khó khăn ác liệt với những toán địch quân bị xích chân trong những hầm núi đá, cố bám trụ những cái “chốt”, nhằm cắt đứt QL 14, con đường huyết mạch nối liền Kontum với Pleiku, và hình dung tới từng khuôn mặt của những anh em đã không bao giờ còn trở lại, một số đã gởi xác thân lại cho rừng núi nơi này, tôi xót xa khi nghĩ là mình còn mắc nợ họ. Món nợ máu xương không bao giờ trả được.Ngày ấy chiến trường ác liệt, có nhiều người lính phải hy sinh ngay khi vừa mới bổ sung cho đơn vị, mà ban quân số chưa kịp nhận hồ sơ lý lịch. Đa số rất trẻ, độc thân, và gia đình ở tận những miền xa, nên mồ mả không có ai chăm sóc. Hơn ba mươi năm rồi, qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi, có lẽ hầu hết các nghĩa trang trong thành phố đã bị giải tỏa từ lâu, và nếu có được cải táng ở một nơi nào đó, chắc trên mộ bia không còn ghi đơn vị cũ. Chúng tôi đến đây như để tìm lại chút kỷ niệm và mong được vơi đi chút nào lòng trắc ẩn, chứ chuyện tìm lại được mồ mả của anh em - hy vọng rất mong manh.

Cả thành phố Kontum bây giờ đã đổi khác. Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được các địa danh ngày trước. Những B12, B15, Thành DakPha, Đồi Sao Mai, Bệnh Viện Dã Chiến. Nơi có những bản doanh, căn cứ từng mang tên những người anh, người bạn anh hùng của tôi đã nằm xuống để bảo vệ Kontum: Võ Anh Tài, Đặng Trung Đức, Trần Công Lâm…Chúng tôi tìm đến một số nhà quen lúc truớc. Tất cả không còn. Những người chúng tôi gặp đa số mới vào từ miền Bắc. Người Kontum xưa giờ chắc cũng đã tứ tán bốn phương trời. Tội nghiêp cho người dân Kontum bất hạnh. Bao nhiêu năm tháng hứng chịu chiến tranh, có lúc thành phố bị mỗi ngày hàng ngàn quả đạn pháo, vậy mà họ vẫn ở lại, vẫn cùng với những người lính chúng tôi giữ vững thành phố này trong suốt những thời kỳ ác liệt nhất. Nhưng rồi cuối cùng, giữa tháng 3/75, Kontum bị bỏ rơi tức tưởi khi không còn bóng dáng quân thù. Những người lính ở đây được lệnh tử thủ, ngăn chặn miền địa đầu tam biên cho Pleiku di tản. Tôi từng được nghe người Kontum kể lại chuyện những người lính hào hùng, tự sát vào giờ thứ 25, khi Kontum bị lọt vào tay giặc. Nghĩ tới đó, lòng tôi thấy nghẹn ngào, nước mắt cứ trào ra.

Đúng như chúng tôi dự đoán, tất cả mọi nghĩa trang trong thành phố, nơi bạn bè tôi được chôn cất, không còn nữa, người ta đã giải tỏa để xây lên một số cơ sở công quyền và những khu giải trí.

Chúng tôi tìm đến Tòa Giám Mục, cũng là nơi mà đơn vị chúng tôi đã phải đổ khá nhiều máu xương để tái chiếm trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Một vị linh mục đứng tuổi, tiếp chúng tôi niềm nở. Ông cho biết là, mồ mả trong các nghĩa trang lúc xưa đã được cải táng và chuyển đến địa điểm mới, nằm trên cây số 9, đường lên Tân Cảnh. Tuy nhiên chỉ có những ngôi mộ có thân nhân nhận lãnh và tự cải táng thì mới có mộ bia, còn những ngôi mộ khác thì không biết ra sao. Ngài còn tốt bụng, sẵn sàng hướng dẫn chúng tôi đến đó. Cây số 9, gần căn cứ Non Nước, nơi ngày xưa đơn vị tôi đã bao lần cùng với các chiến sĩ thiết giáp hào hùng của Chi Đoàn 1/8 KB đẩy lui những đợt tấn công biển người của địch, giữ vững cửa ngõ vào thành phố Kontum.

Mất gần hai tiếng đồng hồ, đi khắp nghĩa trang, chúng tôi vẫn không tìm ra bia mộ nào có cái tên quen. Nhiều ngôi mộ không có bia. Đưa vị linh mục trở lại Tòa Giám Mục, cám ơn và chia tay ngài. Đã hơn 12 giờ trưa, chúng tôi tìm một nơi nào đó để ăn cơm. Nhớ tới quán ăn Bạch Đằng và Thiên Nam Phúc ngày xưa, nơi có mấy cô chủ quán dễ thương, mà đám lính tráng chúng tôi thường ghé lại đây ăn uống sau những tháng ngày dài hành quân trong núi, một anh bạn hỏi thăm đường đến đó. Nhưng quán bây giờ đã đóng cửa và những người xưa cũng đã trôi dạt về những nơi nào đó. Bọn tôi rủ nhau ra bờ sông Dakbla, dọc theo con đường về làng Tân Hương, nơi lúc xưa có mấy cái quán nhỏ để những ngày tương đối bình yên, bọn tôi ra ngồi uống cà phê, ngắm dòng sông chảy ngược, tạo huyền thoại một thời này, mà nhớ tới vợ con hay người tình đang ở đâu đó, để rồi sau lúc chia tay chẳng biết ngày mai ai còn ai mất. Dọc theo bờ sông bây giờ là những hotel, nhà hàng, nhà trọ và biệt thự của các ông quan lớn. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra được một cái quán ăn bình dân, nhưng khá sạch sẽ, nằm dưới tàng của một cây trứng cá.

- Buổi trưa nên vắng khách. Bà chủ vui vẻ vừa đón chúng tôi vừa giải thích.



Chúng tôi chọn một cái bàn nhỏ gần bờ sông. Xa xa phía bên kia là làng Phương Hòa thật dễ thương ẩn mình dưới những vườn cây. Nhìn mấy bờ đê bên bìa làng, tôi nhớ tới cái chết của người phi công anh hùng Phạm văn Thặng. Tôi đã chứng kiến phi vụ thật can trường này. Anh là trưởng phi tuần gồm hai chiến đấu cơ AD-6, đánh bom vào một mục tiêu có nhiều ổ súng phòng không của địch. Anh lao phi cơ xuống thật thấp bắn chính xác, tiêu hủy mục tiêu, tạo một đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ, rồi bay lên từ trong đám lửa ấy. Đang trên đường bay về, anh phát hiện có nhiều đạn phòng không bắn lên từ một khu vưc khác. Anh quay trở lại, lao phi cơ xuống trút hết những quả bom còn lại, rồi bay vút lên không trung. Đúng lúc ấy, máy bay anh bị trúng đạn. Cánh bên phải phát hỏa. Anh phi tuần phó bay kèm theo, bảo vệ và hối thúc anh nhảy dù ra. Bộ binh chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp cứu. Nhưng anh từ chối, bảo là nếu anh nhảy dù ra, phi cơ sẽ rớt xuống khu dân cư trong thành phố. Anh cố gắng bay qua bên kia bờ sông, đáp khẩn cấp (crash) xuống khu ruộng trống phía dưới. Anh điều khiển thật tài tình, nhưng vì phi cơ đã hư hỏng, không còn theo ý muốn, đâm vào một bờ đê và phát nổ. Anh Phạm văn Thặng đã anh dũng hy sinh. Điều cảm động hơn, khi người đại diện của Sư Đoàn đến nhà anh để chia buồn cùng gia đình và đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, đã kể lại cảnh nghèo nàn của gia đình anh, một trung tá phi công của QLVNCH.

- Mấy ông anh từ xa tới. Chắc tính làm ăn gì chứ cái thành phố này thì có cái gì mà tham quan. Phải không?

Câu hỏi của chị chủ quán làm tôi giật mình. Mấy anh em khác im lặng, nhìn tôi như thầm nhắc cho tôi cái nhiệm vụ trả lời.

- Không, bọn tôi tìm thăm người quen, nhưng không gặp.

- Ở khu vực nào, có nhớ địa chỉ không ? Tôi sẽ tìm giúp các anh. Tôi là dân ở đây mà.

Tôi mỉm cười :

- Cám ơn chị. Ở trong nghĩa trang thành phố, nhưng đã bị dọn đi nơi khác rồi, biết đâu mà tìm.

Chị chủ quán khựng lại chưa kịp để thức ăn xuống bàn, nhìn tôi ngạc nhiên :

- Sao lại phải ở trong nghĩa trang ?

- Vì họ đã chết rồi. Chết từ năm 1972 lận. Tôi buồn bã trả lời.

- Vậy chắc các anh đây là lính Cộng hòa mình ? thuộc đơn vị nào ?

Nghe mấy chữ “lính Cộng hòa mình” tự dưng tôi cảm thấy gần gũi với người đàn bà xa lạ này. Tôi thân thiện :

- Anh em bọn tôi thuộc sư đoàn 23, trung đoàn 44 chị ạ.

- À, vậy có anh nào ở đại đội trinh sát ?

- Không, bọn tôi ở trung đoàn và tiểu đoàn. Một người trong chúng tôi trả lời.

Sau một khắc yên lặng, chị lên tiếng:

- Em có mấy người bạn ở trinh sát. Lúc trước cũng nằm trong nghĩa trang thành phố, nhưng khi có lệnh giải tỏa, em đã chuyển các anh ấy lên cây số 9 rồi. Chị chủ quán tỏ ra thân thiện và thay đổi cách xưng hô.

Chúng tôi vừa bất ngờ vùa xúc động. Sau khi dọn bàn xong, mang nước trà ra mời chúng tôi, chị kéo ghế ngồi xuống rồi tâm sự.

Thì ra chị là bạn gái của anh Bình, trung sĩ Bình, ở đại đội trinh sát của đại úy Minh, sau này là đại úy Mạnh. Anh tử trận hồi mùa hè 1972.. Ngày đó chị còn đang đi học, nhưng chiến tranh ác liệt quá, trường phải tạm đóng cửa. Chị ở nhà phụ bán cà phê cùng với người chị ruột. Bà chị này quen khá thân với Mạnh. Khi ấy Mạnh còn là trung úy đại đội phó. Anh Bình thường theo Mạnh tới đây, rồi dần dà quen nhau. Từ khi Bình chết, chị thường đến thắp hương và chăm sóc mộ phần Bình và những đồng đội của anh nằm trong nghĩa trang thành phố.

Năm 1978, chính quyền Cộng sản ra lệnh giải tỏa nghĩa trang, chị chạy khắp nơi kêu gọi bà con cùng góp tiền góp sức với chị, nhưng cũng chỉ kịp cải táng hơn 20 ngôi mộ của những anh em Trinh Sát về địa điểm mới. Hầu hết mồ mả của những anh em chiến sĩ còn lại, đã bị san bằng. Chúng tôi cảm động. Không ngờ trong thời buổi nhá nhem tình nghĩa, có lắm kẻ sớm vong ơn, phản suy phù thịnh, vẫn còn có nhiều người Kontum nặng tình với lính.

Theo yêu cầu của bọn tôi, chị cùng chúng tôi đi thăm mộ anh Bình và các anh em trinh sát. Hơn hai mươi ngôi mộ được xây bằng đá đơn giản, nằm bên nhau ở khu phía đông nghĩa trang. Điều đặc biệt trên các tấm bia, trước mỗi cái tên đều có kẻ hai chữ TS. Chúng tôi thắp hương cho từng ngôi mộ xong, quay lại thì thấy chị đang ngồi sụt sùi trước mộ anh Bình. Khi thấy bọn tôi, chị lau nước mắt đứng dậy và nói một mình:

- Thật tội nghiệp, anh ấy hy sinh khi tìm cách chui qua hàng rào để bắn hạ chiếc xe tăng của VC vừa đột nhập vào chiếm bệnh viện

Tôi nhớ lại trận chiến ác liệt này. Khi VC mở đợt tấn công thứ nhì vào thành phố Kontum nhằm rửa hận lần thảm bại ở tuyến tây bắc: Hơn một trung đoàn bộ và nguyên một tiểu đoàn xe tăng của sư đoàn 320 bị chúng tôi xóa sổ. Lần này chúng dùng mấy chiếc M113 đã cướp được của Sư Đoàn 22 BB từ khi Tân Cảnh thất thủ, dẫn đầu môt đơn vị gồm những chiến xa T 54 + T59 có bộ binh yểm trợ, nhằm lừa phi cơ quan sát của ta, xâm nhập vào Bệnh Viện 2 Dã Chiến, nằm cạnh thành DakPha, cách vòng đai phi trường chừng 800 mét, với thủ đoạn lợi dụng vào những thường dân và binh lính bị thương nằm trong bệnh viện, để uy hiếp lực lượng của ta. Tiểu Đoàn 4/44 do Thiếu Tá Võ Anh Tài chỉ huy đã đánh một trận chiến vô cùng gay go ác liệt với một lực lượng địch đông gấp ba lần, dùng chiến xa T 54 làm nổ lực chính. Xe tăng địch nép theo những vách nhà bệnh viện. Muốn diệt chúng phải tiếp cận để có thể dùng những khẩu M 72 hiệu quả, anh Tài cùng toán quân báo đã dẫn đầu đơn vị, tìm cách chui qua hàng rào bệnh viện, và anh đã hy sinh bởi bị chính mìn của ta phát nổ. Người anh cả của Tiểu Đoàn, một sĩ quan xuất thân từ khóa 16 VBĐL lừng danh, đã nằm xuống dọn đường cho đơn vị mình cứu nguy bệnh viện, nơi có đồng bào và cả đồng đội của anh bị địch quân dùng làm bàn đạp trong ý đồ bất nhân của chúng. Đại Đội Trinh Sát đang bảo vệ Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn được điều động tiếp ứng, đột nhập đánh vào sườn địch. Trinh Sát 44, một đại đội với bao chiến công hiển hách từ thời đại úy Trần Công Lâm, Phan công Minh và sau này là Đoàn quang Mạnh, đã đánh một trận thật tuyệt vời, bắn cháy nhiều chiến xa địch, đuổi đám tàn quân Cộng sản chạy thoát thân ra khỏi bệnh viện và giữ vững một lần nữa vòng đai thành phố. Đại đội Trinh sát này dưới sự chỉ huy tài ba và gan dạ của trung úy Phan Công Minh, đã từng đánh một trận thần tốc, chỉ bằng lựu đạn và cận chiến, giải cứu cho một Tiểu Đoàn BĐQ /BP bị vây trên đỉnh núi ChuPao. Minh bị thương nhưng vẫn tiếp tục điều quân, vừa phá vòng vây cứu nguy cho đơn vị bạn, vừa diệt những cái chốt cuối cùng, khai thông QL 14, để lực lượng chiến xa của Lữ Đoàn II KB lên tăng cường cho mặt trận và hộ tống đoàn xe tiếp tế, lần đầu đến Kontum kể từ khi cuộc chiến khởi đầu. Tướng Trần văn Hai, nguyên Chỉ huy trưởng BĐQ, lúc ấy là TLP/ QĐII đã cùng đại tá TMT/QĐ, đến QYV Pleiku ôm lấy người đại đội trưởng trẻ tuổi tài ba gan dạ Phan Công Minh ngay khi vừa mới được tản thương về, và gắn lon đại úy cùng anh dũng bội tinh với nhành dương liểu cho Minh tại đây. Lúc ấy Minh vừa tròn 25 tuổi.

- Đại úy Mạnh bây giờ ở đâu, các anh có gặp anh ấy không ?

Câu hỏi của chị đã cắt mất dòng hồi tưởng của tôi. Tôi lên tiếng trả lời chị :

- Anh Mạnh đã chết trong tù cải tạo từ năm 1978 chị ạ.

Im lặng một lúc, tôi lại nghe tiếng chị khóc.

- Chị Hà em, bạn gái của anh Mạnh lúc xưa cũng bị chết năm 75 khi VC vào chiếm Kontum. Mộ chị nằm ở ngay phía trước đây.

Vừa nói, chị vừa dẫn chúng tôi đến đó. Nhìn bức ảnh trên mộ bia tôi mang máng nhớ lại người con gái tên Hà ở một quán cà phê nhỏ nằm trong vườn cây sau nhà, hơn ba mươi năm về truớc.

Nghĩa địa mới này nằm không xa làng Trung Nghĩa. Tôi rủ chị cùng với chúng tôi ghé lại lại thăm làng và khu nhà thờ. Nơi mà ngày xưa ông cha chánh xứ đã cùng chúng tôi chiến đấu bảo vệ những giáo dân ngoan đạo. Nghe nói ngài đã bị tra tấn đến chết trong trại tù cải tạo.

Ra khỏi nghĩa trang, nhìn về phía bắc, rừng núi ngày xưa, dù không tránh được dấu vết của đạn bom, nhưng vẫn còn xanh tốt, giờ sao lại xơ xác điêu tàn. Tôi hỏi chị bạn gái anh Bình, nghe tiếng chị thở dài :

- Tham nhũng bây giờ còn tàn phá nhiều hơn cả chiến tranh ngày trước.

Tôi nhớ lại những vụ án ở đây, có liên quan đến nhiều ông lớn. Mới đây bà Thao Y Bình, Bí Thư Tỉnh Đoàn Kontum đã ăn cướp đến gần 140 tỷ đồng của dân nghèo, và ông Trần văn Thiên, chủ tịch huyện Dak Glei đã thông đồng bán bao nhiêu gỗ quí.

Trên đường vào làng Trung Nghĩa, tôi hồi tưởng tới trận chiến trên tuyến Tây Bắc Kontum. Nơi đơn vị tôi đã thắng một trận thật lẫy lừng, làm tiêu hao cả sư đoàn 320 mà địch quân thường hãnh diện là Sư Đoàn Thép, mở đầu cho bao nhiêu chiến thắng sau đó để Kontum, Tây Nguyên không lọt vào tay giặc.

Đúng vào sáng 30 tết năm 1972, khi chuẩn bị buổi tiệc tất niên cho các đơn vị tại hậu cứ Sông Mao sau một năm đối mặt với chiến trường, Trung Đoàn 44 chúng tôi nhận khẩu lệnh của Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh QĐ II, di chuyển khẩn cấp lên An Khê để thay thế vị trí Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ vừa rút quân về nước. Vừa đến An Khê vào chiều mồng một tết, chúng tôi đã cùng với Thiết Đoàn 3 KB tham chiến, giải toả áp lực địch đang bao vây một số căn cứ phòng thủ của các đơn vị thuộc Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn dọc theo đèo An Khê nằm trên QL 19. Tình hình tương đối yên tĩnh, các căn cứ Đại Hàn được giải toả, QL 19 đã khai thông, chúng tôi vừa đảm trách giữ an ninh cho QL19 từ Pleiku đến Bình Khê, vừa thiết lâp lại các căn cứ pháo binh, phòng thủ. An Khê là một địa danh làm người ta nhớ tới hai đoạn đèo Mang Yang và An Khê cùng những khúc quanh “tử thần”, mà ngày xưa cả một tiểu đoàn thiện chiến của đội quân viễn chinh Pháp bị lọt vào ổ phục kích, để gần như phải xóa sổ.

Ngày 24/4/72, Tân Cảnh thất thủ khi BTLTiền Phương của SĐ22 bị tràn ngập. Đại tá Lê Đức Đạt, vị tư lệnh không được sự ủng hộ của tay phù thủy John Paul Vann, cố vấn Mỹ QĐII&QK2, đã từ chối lời mời lên máy bay của người cố vấn SĐ khi phòng tuyến bị chọc thủng bởi nhiều chiến xa T 54 của địch. Ông ở lại chiến đấu và vùi thây nơi chiến địa. Căn cứ Tân Cảnh thất thủ, quận Dakto mất, một BTL/Sư Đoàn bị rơi vào tay giặc mà không hề có bất cứ sự yểm trợ nào của lực lượng đồng minh, cùng cái chết của vị tư lệnh liêm sỉ, khí phách hào hùng thời ấy đã là một trang chiến sử nói lên cái bi phẫn của QLVNCH, báo trước sự bỏ rơi của người bạn đồng minh Mỹ, đã từng cam kết bảo vệ miền Nam, tiền đồn của Thế Giới Tự Do.

Căn cứ địa đầu thất thủ, kéo theo sự xáo trộn của một Sư Đoàn bao nhiêu năm trấn thủ tam biên, tạo thuận lợi để địch quân tràn xuống uy hiếp Kontum.

Trung Đoàn 44 nhận lệnh di chuyển khẩn cấp lên phi trường Pleiku để được không vận lên Kontum. Lúc này thành phố Kontum đang bất ổn, VC đã có mặt một số nơi trong thành phố và pháo kích thường xuyên vào phi trường, một vài phi cơ bị trúng đạn phải nằm ụ tại chỗ. Chúng tôi được lần lượt không vận vào ban đêm bằng C 130. Khi sắp vào không phận, máy bay tắt hết đèn, đảo mấy vòng, đáp thật nhanh, trút chúng tôi xuống cuối phi đạo rồi vội vàng bay lên trong đêm tối mịt mùng.

Tiểu Đoàn 1 và 2/44 đựơc chở thẳng tới phòng tuyến tây bắc, thay thế cho một liên đoàn BĐQ vừa bị tiêu hao quân số. Hai vị tiểu đoàn trưởng lại là hai người bạn cùng tốt ngiệp khóa 19 VBĐL thao lược, can trường: Đại úy Đặng Trung Đức và Nguyễn Xuân Phán. Ngay sau khi nhận khu vực trách nhiệm, từ vị tiểu đoàn trưởng đến binh sĩ cùng nhau lập phòng tuyền chiến đấu, đặc biệt là đào những hầm hố chống chiến xa phía trước.

Vào khoảng 5 giờ sáng, ánh trăng hạ tuần còn mờ ảo dưới màn sương, các toán tiền đồn phát hiện có nhiều chiến xa địch đang tiến về hướng nam. Các đơn vị được lệnh xuống giao thông hào, và dỡ bỏ tất cả các lều poncho để tránh sự phát hiện của địch. Trên hệ thống vô tuyến, tất cả báo cáo đã sẵn sàng. Địch quân tập trung đánh vào phòng tuyến TĐ 2 của Đại úy Nguyễn Xuân Phán. Chúng không ngờ có một đơn vị thiện chiến mới toanh vừa mới có mặt trên chiến trường này, nên sau một lọat tiền pháo, chúng xua những chiếc T 54 dàn hàng ngang, lực lượng bộ binh ồ ạt theo sau. Mặc dù đây là lần đầu tiên trực chiến với xe tăng địch nhưng không hề nao núng, mặc cho những xích sắt tha hồ rú gào đe dọa, Đại úy Phán bình tĩnh vừa gọi pháo binh tác xạ ngăn chặn, phân tán và tiêu diệt bộ binh địch, vừa ra lệnh cho đơn vị chỉ khai hỏa khi những chiếc T 54 tới gần trước mặt, trong tầm bắn chính xác hữu hiệu của những khẩu M 72, loại vũ khí chống tăng duy nhất mà đơn vị được cấp, và một số B40, B41 của địch thu được từ chiến trường An Khê. Đó là một quyết định táo bạo và sáng suốt. Chiếc T 54 đầu tiên bị bắn hạ do chính anh Tiểu Đoàn Phó, đại úy Nguyễn Xuân Hướng. Ngay sau đó, hàng loạt xe tăng địch bị bắn cháy. Cả một tiểu đoàn ồ ạt hô xung phong. Cộng quân bị đánh bất ngờ, khiếp sợ, quay đầu chạy. Một chiếc T 54 ủi thẳng vào hầm BCH/TĐ, bị ta bắt sống cả xe lẫn địch, trong đó có tên đại đội trưởng. Tiểu Đoàn 1/44 của Đại úy Đức trở thành lực lượng ngăn chặn hữu hiệu, đánh bất ngờ bên hông địch, đám tàn quân chỉ còn kịp buông súng đầu hàng. Chiến thắng ấy tất nhiên là công trạng của tất cả mọi người, nhưng sẽ là thiếu sót lớn lao, nếu không nhắc tới thiếu tá Ngô văn Xuân, vị trung đoàn phó tốt nghiệp khóa 17 VBĐL hiền lành mà tài năng đảm lược. Lúc nào tiếng nói thật bình tĩnh, trấn an, dặn dò, đốc thúc của Bá Hòa (danh hiệu của anh) cũng vang trên hệ thống vô tuyến làm nức lòng chiến sĩ. Ngay sáng hôm ấy, khi khói lửa chưa tan, Thiếu Tướng Nguyễn văn Toàn vừa nhận chức vụ Tư lệnh QĐII thay thế Tướng Ngô Dzu, bay lên thị sát mặt trận. Ông vẫn đội bê rê đen, đứng trên xe M113 và đi bộ ngay trên phòng tuyến, bắt tay từng anh em binh sĩ, vui mừng với chiến tích đầu tiên của ông và gắn lon thăng cấp cho vị trung đoàn trưởng. Người ta đã nói nhiều về cá nhân ông, nhưng ít ai biết được ông là một dũng tướng ngoài chiến trường.

Chiến công hiển hách này đã mở đầu cho hằng loạt chiến thắng khác của tất cả những đơn vị tham chiến để bảo vệ Kontum và giữ vững vùng địa đầu Tây Nguyên trong suốt Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu lên thăm Kontum, mừng chiến thắng. Khi trực thăng ông đáp xuống căn cứ B 12, bản doanh của BTL/SĐ23BB, đạn pháo của VC thi nhau rót xuống, nhưng vị Tổng Tư lệnh đã xua tay từ chối nhận chiếc áo giáp từ vị đại tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Ít nhất ông cũng đã chứng tỏ được cái uy dũng của một người xuất thân từ lính. Nhân dịp này Tổng Thống đã gắn lon Tướng cho đại tá Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư Đoàn. Các anh Tiểu Đoàn Trưởng đều được vinh thăng một cấp. Riêng vị trung đoàn phó thầm lặng Ngô văn Xuân đựơc thăng cấp bằng một quyết định riêng sau đó. Anh đựơc điều về làm Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn và sau này là một trong những vị trung đoàn trưởng thao lược của QLVNCH.

Kontum bây giờ chẳng còn môt chút gì dấu tích chiến tranh, nhưng nhìn ở đâu tôi cũng thấy bóng dáng anh em đồng đội cũ, những người bạn trẻ tuổi can trường của chúng tôi ngày trước. Đặng Trung Đức đã hy sinh vào cuối mùa hè 1972 khi vừa được trực thăng vận xuống phía bắc căn cứ Non Nước. Tên anh được đặt cho bản doanh BTL/SĐ. Vợ con anh đã sang Pháp, nhưng chị Đức đã mất từ năm 1982, hai đứa con nhỏ phải nhờ ông bà ngoại nuôi nấng. Bà mẹ già góa bụa, mà Đức là con một, cũng đau buồn mà đi theo Đức chưa đầy một năm sau ngày Đức hy sinh. Trần Công Lâm, người bạn cùng khóa thân thiết nhất của tôi - người sĩ quan chưa hề biết mùi chiến bại, đi hành quân mà chưa gặp địch là không chịu quay về -, trước khi nắm Tiểu Đoàn 3/44, đã từng là một đại đội trưởng Trinh Sát lừng danh với bao chiến công hiển hách, vang dội khắp Quân Đoàn, cũng đã nằm xuống cuối năm 1973 trên đỉnh Ngok Wang đèo heo gió hú. Nguyễn xuân Phán sau những năm tháng tù đày, hiện lưu lạc ở một thị trấn nhỏ thuộc tiều bang Washington bên Mỹ và vẫn hăng say trong các tổ chức xã hội, cộng đồng. Thỉnh thoảng anh xuống San Jose gặp gỡ bù khú với anh em, vẫn cạn ly một trăm phần trăm, dễ thương, vui vẻ như ngày nào. Anh bảo chỉ có những lúc vui với anh em và say mèm mới có thể quên được nỗi đau. Phan Công Minh thì đang sống âm thầm ở một thành phố biển ngoại ô New York. Hơn 10 năm đi cày 2, 3 “job”, để đủ lo cho các con ăn học, thời gian còn lại chỉ đủ để uống rượu tiêu sầu. Bây giờ tương đối rảnh rang, truyền nghề đánh giặc lại cho thằng con trai lớn vừa tình nguyện vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đang hành quân trên chiến trường Irak. Riêng anh Ngô văn Xuân, mòn mỏi, bệnh hoạn sau hơn 13 năm tù. Nhưng dường như những vết thương chiến trường, tù ngục còn trên thân xác không làm cho anh đau đớn bằng vết thương trong lòng. Nỗi đau của một người đã hiến đời cho binh nghiệp mà giữa đường phải đành vất cung bẻ kiếm. Bây giờ anh sống lặng lẽ ở một nơi gần thành phố San Jose, làm thơ Hoa Tâm, nghiên cứu về Thiền và Phật học. Còn lại, những đồng đội khác, hoặc đang sống lê lết khốn cùng ở đâu đó bên quê nhà với thương tích trên người, hoặc lưu lạc muôn phương, một số đã hy sinh, xác thân nằm ở một nơi nào đó, giữa núi rừng Kontum này, hay hoang lạnh trong các nghĩa trang, đã dời đi hoặc bị san bằng, nhưng có lẽ hồn thiêng vẫn còn phảng phất đâu đây. Tôi đốt hết bó nhang còn lại chia cho anh em. Chị bạn gái của anh Bình cũng xin được chia phần. Chúng tôi đứng nghiêm khấn vái bốn phương trời. Cầu nguyện hồn thiêng của những đồng đội cũ được sớm siêu thoát trên chốn vĩnh hằng, và xin tất cả tha lỗi cho chúng tôi, những người còn sống nhưng đã không trả được - dù chỉ một phần nhỏ nào - món nợ máu xương cho họ.



Suốt đêm hôm ấy không ngủ được, chúng tôi nằm kể lại bao nhiêu chuyện vui buồn trên chiến trường xưa, nhắc lại từng tên, từng khuôn mặt bạn bè. Chúng tôi cũng tranh luận thật nhiều về cuộc chiến đã qua và những cái chết của đồng đội mà thấy lòng nặng trĩu những đau buồn với bao điều tức tưởi.

Sáng hôm sau, chị chủ quán, bạn gái anh Bình, mời chúng tôi ăn sáng rồi tiễn chúng tôi ra đầu cầu Dakbla. Chị đứng yên lặng không nói một lời gì. Nhìn những giọt nước mắt chảy dài trên má chị, trong lòng chúng tôi có lẽ ai nấy cũng đang giữ riêng một nỗi ngậm ngùi. Nhìn dòng sông Dakbla chảy ngược qua cầu, tôi có cảm giác như lòng mình cũng đang chảy ngược về những nơi nào đó, những chiến trường xưa, mà mãi mãi vẫn còn in bóng dáng hào hùng của bao nhiêu bè bạn, anh em - những người đồng đội cũ. Tất cả đã từng có một thời sống rất đáng sống.

phạmtínanninh