Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Sunday, February 26, 2012

Tham quan Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Long Xuyên - Chị Bảy


Lâu nay tôi có ý định đi tham quan Miền Tây ViệtNam, nhưng chưa đi thì có mấy người em của tôi về từ Mỹ và Đức nên thừa dịp nầy tôi tổ chức đi tham quan vài tỉnh Miền Tây để anh em ruột thịt có dịp chung vui. Đoàn tham quan của tôi gồm có 9 người. Tôi bao xe 16 chổ để đi tham quan Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Long Xuyên.

Tham quan Châu Đốc.

Châu Đốc không xa lạ với tôi, vì ngày xưa tôi bay U6 trong những phi vụ Trắc Giác và Tâm Lý Chiến hằng tuần, tôi thường đáp ỡ phi trường Châu Đốc để vô phố ăn trưa. Ăn trưa xong, tôi thường la cà trong chợ Châu Đốc.

Có lần tôi chở một Trung Tá người Mỹ cố vấn cho Bộ Tư Lệnh Không Quân đi Châu Đốc. Trung Tá Mỹ muốn theo tôi để quan sát phi vụ hành quân và dân tình Châu Đốc. Bay hành quân xong, tôi đáp ỡ phi trường Châu Đốc và đi phố la cà trong chợ. Trung Tá Mỹ đi theo tôi vô chợ. Đột nhiên Trung Tá hỏi tôi:

- Tại sao người Việt Nam ỡ đây ghét tôi dữ vậy? Họ lõ mắt nhìn tôi, không nói không cười!
- Ông hiểu lầm rồi! Ỡ xứ ông không quen biết, gặp nhau cười chào hỏi, nói chuyện là chuyện thường. Ỡ xứ tôi không quen biết, gặp nhau nhìn nhau thân thiện và im lặng. Nếu người phụ nữ không quen biết gặp ông mà cưòi chào hỏi, bà ta sẽ sợ người đời hiểu lầm bà ta không đứng đắn. Ngược lại nếu không quen biết mà ông cười chào hỏi người phụ nữ, họ sẽ nghĩ ông mê họ!

Trung Tá cười và gật gật đầu, như ông được tôi giải toả sự hiễu lầm.     


**********

Sáng sớm ngày đầu tiên, tài xế lái xe đi đón anh em tôi ỡ rải rác bốn chổ. Lúc 6:00 giờ sáng, xe đến hotel đón tôi, rồi tôi cho xe đi đón bốn người em ỡ đường Nguyễn Đình Chiểu và rời Sàigòn. Xe trực chỉ Thủ Thừa Long An để đón vợ chồng anh cả tôi, sau đó về Long An đón thêm hai cô em. 

Đón xong 9 người, tôi cho xe trực chỉ Mỹ Tho để ăn sáng. Đây là quán cà phê bên gia đình của vợ anh cả tôi, không có bán thức ăn, nhưng bà chị gọi dặn trước mua cơm tắm để sẳn cho phái đoàn. Cơm tắm và cà phê ngon ra phết. Ăn sáng xong, tôi cho xe trực chỉ Châu Đốc.

Trên đường đi Châu Đốc, xe phải qua Cầu Mỹ Thuận, Phà Vàm Cống và thành phố Long Xuyên.

Cầu Mỹ Thuận do xứ Úc làm, hiện đại và rất đẹp.  Ngày xưa qua Phà Mỹ Thuận bị kẹt xe và mất thì giờ. Bây giờ Phà Mỹ Thuận được thay thế bởi Cầu Mỹ Thuận, nên cãnh chờ đợi ỡ Mỹ Thuận không còn nữa.
Cầu Mỹ Thuận

Vừa qua Sa Đéc trước khi qua Phà Vàm Cống, anh tài xế ghé vô chợ Út Thẳng ỡ Lai Vung Sa Đéc. Chợ Út Thẳng tràn ngập đủ thứ trái cây, tôi mua lôm chôm tróc và ngọt, sầu riêng hột lép và ngon thấu trời.
Chợ Út Thẳng

Phà Vàm Cống. Trước khi đến Long Xuyên xe phải qua Phà Vàm Cống. Vì chúng tôi đi nhằm ngày Thứ Tư nên phà không kẹt xe. Nếu nhằm ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật thì kẹt xe khùng luôn. Để thay thế Phà Vàm Cống, Cầu Vàm Cống đã được khởi công và đang xây. Xe đi ngang thành phố Long Xuyên, nhưng tôi cho xe đi thẳng về Châu Đốc, không ghé Long Xuyên. Xe về đền Châu Đốc thì xế trưa.

Phà Vàm Cống


Chúng tôi ăn trưa ỡ Châu Đốc, và đi chợ mua sắm.

Anh em tôi có tất cả 9 người, trong đó có hai cô em cô cậu ruột với tôi, một cô về từ Mỹ và một cô ỡ Long An. Hai cô nầy ăn chay. Rồi thêm anh tài xế cũng ăn chay trường! Tôi lúc nào cũng mang tiếng là có tâm hồn ăn uống, nhưng lần đi chơi nầy tôi phải gạt bõ tâm hồn ăn uống qua một bên. Mỗi lần tìm nhà hàng để ăn, tôi phải tìm nhà hàng vừa có chay vừa có mặn, những nhà hàng như vậy thường không phải là nhà hàng hãi sãn đúng khẩu vị của tôi. Chắc là bà xả linh thiêng khiến cho tôi đi với chơi mấy người ăn chay, để tôi bớt tội sát sanh! Vì anh tài xế mà ăn chay trường rất hiếm thấy!  Nghĩ cũng hay.

 
Chợ Châu Đốc

Ăn trưa và đi chợ ỡ Châu Đốc xong, tôi cho xe trực chỉ Núi Sam để chúng tôi viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Núi Sam là một ngọn núi trong Thất Sơn (Bảy Núi), cách thị xả Châu Đốc không xa.

Thất Sơn không xa lạ với tôi. Ngày xưa trung tâm huấn luyện Chi Lăng ỡ Thất Sơn Châu Đốc có đơn vị huấn luyện của Phòng 7 ỡ đây. Tôi bay Trắc Giác cho Phòng 7, nên tôi thường chở nhân viên Phòng 7 đi Chi Lăng. Mỗi lần đáp máy bay ỡ Chi Lăng Thất Sơn tôi buồn thúi ruột, vì không có chợ búa để ăn uống!

Miếu Bà Chúa Xứ toạ lạc nơi chân núi Sam. Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà (sau được gọi tôn là Bà Chúa Xứ) được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng", nên người dân đã lập miếu để tôn thờ.

Miếu Bà Chúa Xứ linh thiêng nỗi tiếng ỡ Miền Nam. Hầu như người nào có cửa hàng làm ăn là phải đến cúng Bà Chúa Xứ mỗi năm một lần. Tôi có cô cháu dâu, gọi bà xả tôi bằng Cô ruột. Cô nầy có quán cà phê ỡ ĐàLạt. Có lần tôi về ĐàLạt, tôi thấy cô cháu dâu đang chuẩn bị tháp tùng đoàn thương gia thuê xe đi cúng Bà Chúa Xứ. Họ đi từ ĐàLạt suốt đêm, đến nơi cúng xong là về liền.

Cô cháu dâu cho tôi biết, không ai dám bõ lỡ cơ hội Vía Bà Chúa Xứ, nếu muốn làm ăn thịnh vuợng. Lễ Vía Bà được tổ chức vào những ngày 23 tháng 4 đến 27 tháng 4 âm lịch. Tới ngày Vía Bà có đến 2 triệu lượt người đến lễ bái. Ôi thôi! Heo quay và người đông như kiến, khó khăn lắm mới tới lượt mình được vào lễ. Xe kẹt dài 2, 3 cây số. Hotel thì phải đặt trước nếu không thì vô phương mướn được phòng vì có người ỡ lại 2, 3 đêm.  Ỡ đây có tục lệ cho thuê heo quay, khi cúng xong thì trã heo quay lại. Như vậy cũng hay, nếu không thì lấy heo đâu cho đủ và đở bớt tội giết heo!


Chúng tôi vào lễ Bà Chúa Xứ dễ dàng. Vì chúng tôi đến không nhằm những ngày Vía Bà, và cũng không nhằm cuối tuần. Anh em chúng tôi vào lễ Bà Chúa Xứ xong, tôi cho xe trực chỉ Hà Tiên và dự trù ngũ lại Hà Tiên một đêm.
 

Miếu Bà Chúa Xứ

Từ Thất Sơn về Hà Tiên, tài xế lái xe dọc theo biên giới ViệtNam - Campuchia. Xe chạy dọc theo bờ sông, bên kia sông là Campuchia. Tài xế cố tình cho xe đi qua thành phố Ba Chúc Huyện Tri Tôn Tỉnh An Giang, nơi mà trong vòng hai tuần từ 18 tháng 4 tới ngày 30 tháng 4, 1978, thường dân Ba Chúc quanh vùng Núi Tượng và Núi Dài bị quân Khmer đỏ của Pôn Pốt thảm sát đến 3 ngàn 157 người. Trong đêm tối, tài xế dừng xe trước một ngôi chùa ỡ Ba Chúc. Trong ngôi chùa nầy có thờ hàng ngàn sọ người bị Pôn Pốt thảm sát!


*********


Sơ lược chiến tranh Việt Nam - Campuchia, ViệtNam - Trung Quốc.

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xả Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Thất Sơn (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Viêt, như đã làm với người Khmer.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Ngày 7 tháng 1, 1979 quân ViệtNam tiến vào thủ đô Phnom Penh từ Neak Luong.

Ngày 8 tháng 1, 1979, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do Heng Somrin làm chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt Nam.

Giương Nam Kích Bắc! Trung Quốc xúi Khmer Đỏ Pôn Pốt tấn công ViệtNam ỡ phía Nam, để rồi trong lúc đó ngày 17 tháng 2, 1979 Trung Quốc xua quân tấn công các tỉnh Miền Bắc ViệtNam.

Ngày 18 tháng 2, 1979 Liên Xô viện dẫn hiệp định ký với Việt Nam, thúc giục Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và đòi Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên Sô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp", đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt "cuộc chiến tranh xâm lược", và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô-Việt. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về.

Ngày 23 tháng 2, 1979 Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự.

Ngày 7 tháng 3, 1979 Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc bị Việt Nam đẩy lui, hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên giới. Việt Nam tuyên bố chiến thắng do đã đẩy lui được quân nam chinh Trung Quốc.

Không biết bao giờ ViệtNam được sống yên bên cạnh Trung Quốc? Có lẽ không bao giờ, vì Tây Tạng là xứ của Phật, nghèo nàn chỉ có núi cao và lạnh, dân Tây Tạng chỉ biết tu hành, vậy mà Trung Quốc còn xâm chiếm thì sá gì ViệtNam. Khổ thiệt!


*********

Tham quan Hà Tiên.

Tôi có một kỹ niệm khó quên với Hà Tiên. Hôm ấy một anh phi công trong phi đoàn của tôi, lái chiếc máy bay U6, sau khi hành quân anh đáp xuống phi trường Hà Tiên để lang thang. Nhưng xui cho anh, khi đáp anh làm gãy bánh đuôi!

Lúc bây giờ Trung Tá Tuấn là Phi Đoàn Trưởng. Trung Tá Tuấn bảo tôi chở kỹ thuật xuống Hà Tiên để sửa chửa bánh đuôi. Bà xả ông Tuấn là em cô cậu ruột với tôi, thế là tôi dụ ông Tuấn xuống Hà Tiên đi bắn chim.

Trung Tá Tuấn là người rất nghiêm nghị kỹ luật quân đội hàng đầu, nhưng ông rất mê đi săn. Nhiều lần tôi đưa ông đi săn nai ỡ Bù Đăng, Bảo Lộc, Phan Thiết. Lần nầy tôi rủ đi Hà Tiên bắn chim, ông Tuấn đồng ý ngay. Thế là hai đứa tôi mặc áo bay, lưng đeo súng lục, tay sách súng dài 22ly có ống nhắm để bắn chim.

Tôi đáp xuống phi trường Hà Tiên thì xế trưa. Anh kỹ thuật thay bánh đuôi cho chiếc máy bay của anh bạn tôi, rồi anh bạn cất cánh chở anh kỹ thuật về lại Sàigòn. Còn tôi và ông Tuấn ra phố Hà Tiên ngũ để sáng sớm hôm sau đi bắn chim.

Trời! Hai đứa tôi mặc áo bay, súng ống tùm lum, bước vô hotel! Quản lý hotel sững sờ lõ mắt nhìn hai đứa tôi, nhưng không dám hỏi. Hai đứa tôi checkin hotel và để súng dài lại trong phòng, rồi đi ăn tối. Anh quản lý hotel chạy tới chạy lui như gà mắc đẻ, nhưng anh không dám hỏi.

Sáng sớm hôm sau hai đứa tôi trã phòng, ăn sáng rồi đi bắn chim và về luôn. Chim lúc ấy không có nhiều, có lẽ không đúng mùa chim! Lúc nắng lên thì chim trốn trong bóng mát, nên chúng tôi cất cánh máy bay về lại Sàigòn.

**********

Xe đến Hà Tiên khoảng 8 giờ tối. Chúng tôi checkin hotel, tắm rửa rồi kéo nhau đi ăn tối. Nhà hàng vừa chay vừa mặn ỡ Hà Tiên rất khó kiếm. Nên chúng tôi ăn tối tạm ỡ quán cơm bình dân.

Lúc 7 giờ sáng tôi cho tài xế đưa đoàn đi tham quan khu du lịch Núi Cấm. Núi Cấm là nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có các danh lam và danh thắng, như: Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh, Chùa Di Lặc, Hồ Thuỷ Liêm. Cả ba chùa nằm cạnh Hồ Thuỷ Liêm to lớn, nên cãnh của ba chùa rất đẹp.

Khu du lịch Núi Cấm

Chùa Phật Lớn. Chùa Phật Lớn được xây dựng bởi tiền của Phật Tữ đóng góp.  Đứng ỡ Chùa Phật Lớn, tôi thấy cả Chùa Di Lặc và Chùa Vạn Linh. Vì ba chùa cách nhau không xa.  
Chùa Phật Lớn

Chùa Vạn Linh. Chùa được xây dựng bởi tiền của Việt Kiều, và đang xây chưa xong. Chùa nầy cùng bờ hồ Thuỷ Liêm với Chùa Phật Lớn, nên hai chùa rất gần nhau, đi bộ từ chùa nầy qua chùa kia dễ dàng.
Chùa Vạn Linh

Chùa Di Lặc. Chùa nằm bên kia bờ hổ Thuỷ Liêm, nên cách khá xa Chùa Phật Lớn và Chùa Vạn
Linh.

Chùa Di Lặc

Tham quan khu du lịch Núi Cấm xong, tài xế đưa đoàn tham quan Thạch Động Hà Tiên.

Thạch Động Hà Tiên. Tôi nghe danh thạch động nầy từ trước 1975. Hôm nay nhìn thấy tôi vỡ mộng. Nói tới thạch động là tôi hình dung tới thạch nhũ và thạch động phải nằm dưới mặt đất. Đằng nầy Thạch Động Hà Tiên nằm trên mặt đất và không có thạch nhũ mà toàn là đá xanh. Nếu gọi Thạch Động Hà Tiên là Hang Núi Hà Tiên thì đúng hơn! 

Thạch Động Hà Tiên

Trước khi rời Hà Tiên, tài xế đưa đoàn tham quan Chùa Tam BảoĐền Mạc Cửu.

Chùa Tam Bảo. Chùa Tam Bảo to lớn và nỗi tiếng ỡ Hà Tiên.

Chùa Tam Bảo

Đền Mạc Cửu.

Mạc Cửu gốc người Quảng Đông Trung Hoa. Ông bất mãn với triều Đại Thanh nên trốn về Hà Tiên ViệtNam lập nghiệp. Vốn có óc tổ chức, Mạc Cửu chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Kompongsom (Chân Lạp) về tận Cà Mau.

Với chủ trương để cho dân khai hoang tự do, không thu tô thuế, chỉ đứng ra tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho khách buôn. Chính điều này đã quy tụ dân cư đến ngày càng đông. Ghe thuyền các nơi, kể cả nước ngoài đến mua bán tấp nập.

Khi chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã tốn công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708 Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục.

Tháng 8 mùa thu năm 1708, chúa Nguyễn Phúc Chu chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Ông mất năm 1735 thọ 78 tuổi.

Đền Mạc Cửu

Tham quan Rạch Giá.

Từ Hà Tiên về Rạch Giá rất gần, khoảng 2 giờ lái xe nên tôi cho xe thã nỗi từ từ đi. Tôi cho xe ngừng dọc đường uống dừa tươi và nằm võng nghĩ ngơi. Bên vệ đường về Rạch Giá, có nhiều người ngồi bán cua, sò huyết, hến. Thấy hãi sãn là tôi mê, tôi cho xe ngừng tôi mua cua, sò huyết và hến. Mỹ em trai tôi có anh bạn ỡ Rạch Giá, chúng tôi đem cua, xò huyết và hến về nhà anh bạn nầy làm mồi nhậu.

Trên đường từ Hà Tiên về Rạch Giá, tôi cho xe ngừng để uống nước dừa, nằm võng thã nỗi cho thư giản tâm hồn.

Xe đến Rạch Giá, tôi thả vợ chồng Mỹ xuống nhà người bạn và Mỹ ngũ lại đây. Những người còn lại, tôi cho xe đưa về hotel cũng gần chổ Mỹ ỡ. Mỹ và anh bạn nấu cháo hến, cua hấp và sò huyết nướng ngon thấu trời. Nhậu xong chúng tôi về hotel ngũ thẳng cẳng.

Lúc 7 giờ sáng tôi cho xe đón tất cả để ra biển ngắm mặt trời lên. Biển Rạch Giá là vùng đất bồi bởi phù sa, nên bải biển đen vì sình dơ và bờ biển đầy rác.

Biển Rạch Giá.
Từ trái qua: Điểm (USA) em cô cậu ruột với tôi, Sương (Long An) chị của Điểm, (Điểm và Sương là em vợ của cố Đại Tá Tuấn TMPHQ SD5KQ), anh chị Trinh (Germany) bạn của Mỹ hiện ỡ Rạch Giá, chị Thuỷ vợ anh 7, Trúc vợ Mỹ, Marie (USA) em gái tôi, Bích Liên (Gelgium) bạn của Mỹ & Trúc, anh 7 (Thủ Thừa) anh cả của tôi, Thái (USA), Mỹ (Germany) em trai tôi.  

Tháng 1, 1999 Rạch Giá có chương trình "quai đê lấn biển xây đô thị". Hotel của chúng tôi ỡ gần ngã tư hai con đường lớn Tôn Đức Thắng - Lạc Hồng, đẹp nhất nhì phố biển Rạch Giá. Đây là khu đất lấn biển. Họ đã "dời non lấp biển" tạo quỷ đất lên 420ha, bố trí chổ ỡ cho 64 ngàn dân. Để có được khu đô thị mới như hiện tại, họ đã phải vận chuyển một số lượng lớn đá từ các quả núi ở huyện Hòn Đất và 8 máy làm việc ròng rã suốt 2 năm hút đất từ lòng biển thổi vào lên tới 12 triệu m3.

Ngắm biển xong, chúng tôi ăn sáng ỡ nhà hàng ngay trên bờ biển. Ăn sáng xong, tôi cho xe trực chỉ Long Xuyên. Theo dự trù chúng tôi sẽ ngũ lại Long Xuyên một đêm, nhưng có người cho Long Xuyên không có gì để chơi, nên tôi cho xe dừng lại Long Xuyên ăn trưa rồi trực chỉ Sàigòn.

Ăn sáng trên bờ biển Rạch Giá.
Bên trái từ ngoài vô: Thái, Mỹ, chị Trinh
Bên phải từ ngoài vô: Anh & chị 7, Trúc, Marie, Bích Liên 
Ăn sáng trên bờ biển Rạch Giá. Bàn ăn chay. 
Từ phải qua: Điểm, Sương, tài xế Huỳnh

Sau khi ghé Long An và Thủ Thừa để thả Điểm, Sương, anh chị 7, xe về đến Sàigòn chấm dứt chuyến đi khoảng 4 giờ chiều. tth

Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.  

           

Sunday, February 19, 2012

LK Phượng Buồn, Kỷ Niệm Nào Buồn - Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Phượng Buồn, Kỷ Niệm Nào Buồn/Ca sĩ Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh

Tôi ăn Tết Nhâm Thìn 2012 ỡ ViệtNam - Chị Bảy


Về ViệtNam từ tháng July 2011 và tôi dự trù về lại Mỹ vào March 2012. Tôi sẽ ở ViệtNam tám tháng. Sáu tháng trôi qua, tôi đi tham quan khá nhiều chổ. Chủ yếu của tôi là mua tour đi tham quan để lang thang tìm thư giản cho tâm hồn.

Tôi dự định ăn Tết ỡ Sàigòn. Vì còn nhớ thương vợ, tôi lo sợ sẽ làm buồn người khác trong những ngày đầu năm, nên tôi dự định nằm trong hotel ỡ Sàigòn âm thầm ăn Tết một mình. Hình như bà xả biết dự định của tôi nên đã xui khiến BS Chi cô em chú bác ruột với tôi, chủ bịnh viện ỡ Bình Dương, thay đổi hẳn dự định của tôi. Cô em BS Chi sợ tôi buồn, nên tha thiết muốn tôi về Bình Dương ăn tất niên, cúng giao thừa, rồi mùng 2 Tết vợ chồng Chi sẽ đưa tôi lên Đà Lạt ăn Tết với gia đình bà xả tôi. Sự quan tâm của Chi làm tôi cãm động, và tôi chấp nhận đề nghị của Chi.

Tôi ăn tiệc tất niên ỡ Bình Dương. Chiều 28 Tết, BS Khôi chồng của Chi đến hotel đón tôi về nhà Chi ỡ Bình Dương. Đến tối tôi dự tiệc tất niên tại nhà Chi với một vài khách của Chi và vợ chồng chú Mỹ em ruột tôi về từ Đức.

Tiệc tất niên tại nhà Chi
Từ trái: Em trai của Khôi, Khôi, Chi, Mỹ, Trúc vợ Mỹ, anh chi xuôi của Chi, Thái. 

Từ trái đi vô: Anh chị xuôi của Chi, Chi & Khôi, Thái, em trai Khôi, Mỹ & Trúc, cô Thuý nhân viên của Chi. 
                                  
Tôi dự kiến cúng giao thừa tại nhà Chi. Chi lập bàn thờ tại nhà để cúng giao thừa vào nữa đêm. Trời! Hơn nữa thế kỷ tôi mới dự kiến cúng giao thừa vào nữa đêm. Hình ãnh nầy làm tôi nhớ lại lúc tôi còn nhõ, tôi thường theo Ba tôi cúng giao thừa vào nữa đêm và dán nêu ỡ các cửa chính để trừ ma quỷ. Nhà thờ ông bà của tôi và Chi ỡ Thủ Thừa Long An có rất nhiều cửa. Vì là trưởng nam nên Ba tôi giữ luôn hai cái nhà thờ rộng lớn, một cái của ông cố, một cái của ông nội, cách nhau mấy trăm thước. Anh em tôi lăng xăng, đứa bưng mâm, đứa khiêng ghế, đứa xách hồ đi theo cho Ba tôi cúng và dán nêu ỡ tất cả các cửa chính. Cúng và dán nêu xong, là màn đốt pháo, đó là màn chính mà anh em tôi chờ đợi!

Đúng 12 giờ khuya thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm củ, tôi đang đứng trong nhà Chi xem Chi cúng giao thừa, thì điện thoại di động của tôi reo. Trời! Cô BS trực của Chi gọi tôi chúc Tết. Cô chúc Tết tôi xong và hỏi tôi đang làm gì. Tôi nói dóc tôi đang trong hotel ỡ Sàigòn và sắp đi chùa lễ đầu năm. Cô khen tôi đáo để. Cô đâu có biết chốc nữa đây tôi sẽ theo Chi vô nhà thương cúng giao thừa, và tôi sẽ gặp cô cho cô ngạc nhiên đầu năm!

Tôi khoe với Chi, cô BS trực gọi chúc Tết tôi. Chi nói:

- Giờ phút linh thiêng mà gọi chúc Tết, là phải thương lắm đó anh 10 ơi!

Tôi cười. Thật ra chúng tôi chỉ là bạn.


Tôi dự kiến cúng giao thừa tại nhà thương. Khôi lái xe đưa Chi và tôi vô nhà thương cúng giao thừa. Bàn thờ cúng giao thừa tại nhà thương đã được nhân viên lập sẵn. Chi vừa đốt nhang cúng giao thừa, vừa nhìn tôi cười và khoác tay cho tôi vào phòng trực. Tôi đi thẳng vào phòng trực. Cô BS trực đang ngồi tán gẩu với mấy cô y tá. Thấy tôi cô BS trực sững sờ. Cô nói:

- Sao lúc em gọi, anh nói anh đang ỡ Sàigòn?
- Anh muốn cho em ngạc nhiên mà!
- BS Chi có biết em gọi anh không?
- Lúc em gọi, Chi đứng kế bên anh. Chi biết em gọi!
- Chết em rồi anh 10 ơi!
- Có sao đâu, em đừng lo.

Cô BS trực cười. Tôi vuốt vai cô an ũi. Tôi móc bóp lì xì cô. Gặp tôi bất ngờ nhưng cô vui ra mặt, cô làm tôi vui theo. Thật ra cuộc gặp gỡ nầy, tôi không có dự trù. Lúc sáng tình cờ cô BS trực gọi Chi để thỉnh ý vì vài sãn phụ muốn về nhà sớm để ăn Tết. Lúc ấy Chi mới cho tôi biết cô đang trực, nên khi Chi đi cúng giao thừa ỡ bịnh viện, tôi muốn theo. Gặp cô để chúc Tết và lì xì đầu năm, đó là chủ yếu của tôi. Chúng tôi quý trọng nhau trong giới hạn.

Cúng giao thừa xong, Chi vào phòng trực chúc Tết nhân viên. BS trực cho Chi biết có một sãn phụ tới giờ sanh mà bà ta không chịu rặn! Bà cố nín cho qua nữa đêm để con trai bà được tuổi Nhâm Thìn, nam Nhâm nữ Quý đó là hai tuổi tốt của người ViệtNam! Sau cùng con trai bà được sanh năm Nhâm Thìn lúc gần 1 giờ sáng, mẹ tròn con vuông, hú hồn! Bà báo hại BS trực đau tim. Trời! Nghe chuyện nầy tôi hết ý! Lỡ đứa nhõ bị ngộp thì sao?


 
 
Chi cúng giao thừa tại nhà thương.

Mùng Một Tết tôi về nhà thờ ông bà ỡ Thủ Thừa Long An cúng đầu năm. Sáng sớm đầu Năm Nhâm Thìn 2012, tôi và chú Mỹ em tôi, về Thủ Thừa lạy bàn thờ ông bà cha mẹ, và ỡ lại ăn trưa với gia đình anh cả của tôi. Đến chiều tôi và chú Mỹ về lại Bình Dương.

Tôi về với gia đình bà xả ỡ ĐàLạt ăn Tết. Sáng Mùng Hai Tết, Khôi lái xe đưa Chi, tôi và vợ chồng chú Mỹ đi ĐàLạt. Năm rồi cũng Mùng Hai Tết, Chi và Khôi đưa tôi và chú Mỹ ra resort ỡ biển Ninh Chử Phan Rang ăn Tết hai ngày. Năm nay vợ chồng Chi lại đưa anh em tôi lên ĐàLạt ăn Tết. Chủ yếu của Chi là sợ tôi đơn độc buồn. Sự quan tâm của Chi làm tôi cãm động.


Trên đường đi ĐàLạt ghé nhà hàng ỡ chân đèo Bão Lộc ăn trưa. Từ trái: Chi & Khôi và Mỹ & Trúc

Lên ĐàLạt gặp anh em bà xả trong mấy ngày Tết làm tôi nhớ bà xả. May mà có vợ chồng Chi, vợ chồng Mỹ làm tôi bận rộn, nên tôi đỡ buồn. Vợ chồng Chi và vợ chồng Mỹ ỡ hotel gần nhà của gia đình bà xả tôi, còn tôi ỡ nhà anh bà xả. Chiều Mùng Hai Tết, anh bà xả đải cơm tại nhà.

Chiều Mùng Hai Tết, ăn cơm tại nhà anh Nghĩa của bà xả tôi. Từ trái vô: Anh Nghĩa, Mỹ, chị Nghĩa (Châu), Trúc, Bé (Chi) con gái anh Nghĩa, Chi & Khôi, Thái.

Sáng Mùng Ba Tết chúng tôi tham quan Hồ Suối Vàng. Tôi lấy vợ gái ĐàLạt mà đây là lần đầu tôi thấy Hồ Suối Vàng, vì trước 1975 nơi nầy không an ninh. Hồ Suối Vàng là một thắng cảnh nỗi tiếng của tình Lâm Đồng. Hồ nằm tại Huyện Lạc Dương cách ĐàLạt 20 km về phía Bắc. Hồ Suối Vàng gồm có hai hồ là Dankia ở phía trên và Ankroet ở dưới. Cạnh hồ là một thác nước cũng mang tên thác Ankroet cao 15 thước, thác này đã được người Pháp chọn làm nơi xây dựng nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942 mang tên Đập Ankroet với công suất 3 MW.
Đây là hồ nước ngọt lớn nhất tại ĐàLạt với sức chứa khoảng 20 triệu khối nước. Hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt.
Chi & Khôi tại Hồ Suối Vàng

Chiều Mùng Ba Tết, chúng tôi đi Chùa Trúc Lâm lễ Phật. 

Chùa Trúc Lâm

Bông Móng Cọp Xanh ỡ Chùa Trúc Lâm.

 Chiều Mùng 3 Tết, Chi mời anh chị em bà xả tôi ra nhà hàng ăn tối. Đây là lần đầu tiên Chi gặp tất cả gia đình của bà xả tôi. Trong bửa cơm nầy có gia đình của em trai Khôi đến từ Saìgòn, tình cờ gặp nhau ỡ ĐàLạt.
Trong bửa cơm Chi đãi. Gia đình bà xả tôi.
Trong bửa cơm Chi đãi. Gia đình em trai Khôi.

Sáng Mùng Bốn Tết chúng tôi rời ĐàLạt và tôi về lại Sàigòn, còn Chi & Khôi, Mỹ & Trúc về lại Bình Dương. Chuyến đi ĐàLạt nầy thể hiện tình anh em ruột thịt mà Chi & Khôi dành cho tôi và vợ chồng chú Mỹ. Tôi hết sức cãm kích tình ruột thịt nầy. Khôi là tài xế cho suốt chuyến đi. Khôi lái xe hết sức cẫn thận. Cám ơn Chi & Khôi muôn vàn. tth

Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.  





Tuesday, February 14, 2012

Cãm Tạ của KQ63D Nguyễn Văn Thạch

                 
Cãm Tạ
                   KQ63D Nguyễn Văn Thạch chân thành cảm tạ quí chiến-hữu anh em đồng khóa đã gởi lời Phân-Ưu bằng email, gọi điện về sự ra đi vĩnh-viễn của con trai chúng tôi Nguyễn Anh Tuấn tại Hoa Kỳ, và việc mãn phần của nhà-tôi Trương Thị Hai tại Việt-Nam.
                       Chúng tôi đặc biệt cảm tạ sự hiện-diện của anh chị Nguyễn Đức Hiền, anh chị Lương Ngọc Anh, và anh chị Nguyễn Viết Quí vào buổi lễ Tiễn Đưa linh-cữu cho con chúng tôi là Nguyễn Anh Tuấn tại nhà thờ St. Barbanas, Long Beach, California.
                       Trân-Trọng
                        Ô. Nguyễn Văn Thạch
                        Bà Nguyễn Anh Mai

Monday, February 13, 2012

LK Áo em chưa mặc một lần và vòng nhẫn cưới - Quang Lê, Mai Thiên Vân


Click Vào Đây - Nhạc phẩm LK Áo em chưa mặc một lần và vòng nhẫn cưới/Ca sĩ Quang Lê, Mai Thiên Vân

Sunday, February 12, 2012

Chuyến Đò Không Em - Duy Trường, Hạ Vy


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Chuyến Đò Không Em/Ca sĩ Duy Trường, Hạ Vy

Về Quê Ngoại - Quang Lê


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Về Quê Ngoại/Ca sĩ Quang Lê

Saturday, February 11, 2012

Hát Cho Người Nằm Xuống - Thiên Kim


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Hát Cho Người Nằm Xuống/Ca sĩ Thiên Kim

Chia buồn cùng chị Trịnh Quỳnh Trâm hiền thê của cố KQ Phạm Vương Thục


Tôi đang đơn độc trong hotel ỡ Sàigòn. Lúc 3 giờ sáng nay tôi thức giấc, tôi cố nằm ngũ lại, nhưng trằn trọc mãi tôi không sao ngũ lại được. Tôi vói lấy Iphone trên đầu giường để đọc email. Trời! Anh KQ63D Trần Ngọc Thạnh forward một email cho tôi có kèm theo bài viết "Thương Tiếc Phi Công Hào Hùng Phạm Vương Thục" của nhà văn Phạm Tín An Ninh. Vừa đọc tên Phạm Vương Thục, tôi tỉnh ngũ, tôi lật đật bước xuống giường mỡ hết đèn trong phòng lên.

KQ Phạm Vương Thục là em của KQ Phạm Văn Thặng. Tôi có quá nhiều kỹ niệm với Thặng. Lúc Thặng ỡ cùng phi đoàn khu trục 514 với tôi, tôi và Thặng thường tâm sự, nếu máy bay không cháy thì chúng tôi đáp bụng chứ không nhãy dù, vì nhãy dù dễ bị bắt. Rồi tôi bị bắn tắt máy ỡ Đức Huệ Đức Hoà gần biên giới Campuchia, tôi đáp bụng trong rừng tràm và tôi trốn thoát, trực thăng Mỹ vớt tôi về. Sau đó ít lâu, máy bay Thặng bị bắn ỡ Pleiku và Thặng đáp bụng rất đẹp, nhưng xui máy bay Thặng gặp bờ đê nên bị lật và Thặng không thoát!

Tôi không biết Phạm Vương Thục cho tới khi sau 1975. Tháng Sáu Năm 1975, tôi định cư tại thành phố San Antonio Texas. Sau 1975 khá lâu, tôi được nghe có tiệm phở Bình Lợi của một anh KQ về từ Cali mới mỡ gần nhà tôi. Tôi tới Bình Lợi ăn phở. Trời! Sau khi nói chuyện với chủ tiệm phở, tôi được biết Thục là em của Thặng và chị Trịnh Quỳnh Trâm vợ Thục là bạn của em vợ tôi ỡ Đà Nẵng. Hơn nữa chị Trâm cũng là chị vợ của cố KQ63D Trịnh Đức Tự. Tôi và Thục thân tình từ đó. Thục và chị Trâm gầy dựng và đưa tiệm phở Bình Lợi lên hàng đầu San Antonio, không lâu thì Thục và chị Trâm sang lại tiệm phở để về lại Cali.

Sau nầy mỗi lần qua Cali, tôi thường gặp lại Thục trong những trận tennis. Nhất là những lần Không Quân họp mặt, tôi thường gặp Thục trong bộ quân phục Biệt Động Quân. 

*********

Kính thưa chị Trịnh Quỳnh Trâm,

Tôi vô cùng thương tiếc được tin trễ, anh Thục qua đời lúc 9 giờ 55 sáng ngày 29/1/2012. Tin nầy quá bất ngờ cho tôi, tôi khó khăn lắm mới viết được những dòng chử nầy vì mắt tôi nhoà lệ. Mới đây anh còn trẽ khoẻ mạnh, tôi mới xa xứ Mỹ có 6 tháng mà, đau lòng cho tôi quá. Như chị cũng biết tôi đang buồn. Tôi đang lang thang vùng Đông Nam Á để tìm thư giản cho tâm hồn. Xa xôi quá và hay tin trể, tôi không đến thăm viếng và chia sẽ nỗi buồn với chị được, mong chị thông cảm. 

         Tôi cúi đầu cầu nguyện cho linh hồn
 Bartholomew Phạm Vương Thục sớm về với Chúa.
         Tôi thành tâm chia buồn cùng chị Trâm và gia đình.    

   Huỳnh Thông Thái


***************

Sau đây là bài viết của nhà văn Phạm Tín An Ninh về Thục. Riêng tôi đã đọc nhiều bài viết của nhà văn Phạm Tín An Ninh, tôi rất thích đọc văn của ông. tth 
 

Cuối Trời Thênh Thang

(Thay vòng hoa tiếc thương Phạm Vương Thục)

"Những sớm mai lửa đạn
Những máu xương chập chùng
      Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng Thiên đường cuối trời thênh thang"
                                                                 TCS
      Đã lâu lắm, kể từ buổi trưa u buồn ngày 30/4/75, khi nghe Trịnh Công Sơn hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh Sài gòn, đón mừng những người CS vừa cưỡng chiếm miền Nam, tôi không còn hứng thú để hát nhạc của ông, dù có nhiều bản tình ca tôi từng một thời ưa thích, bỗng dưng chiều nay buột miệng hát lên mấy câu trong bài hát khá xa xưa mà tôi đã quên mất vài lời, khi nghe Bác sĩ Ngô Thế Khanh và cô bạn Phạm Thu Đào báo tin Phạm Vương Thục vừa mới ra đi. Dù đã biết trước điều đau đớn này rồi sẽ xảy ra, tôi vẫn bàng hoàng, có cảm giác cả bầu trời trước mặt và ngay chính trong lòng mình như chỉ còn là một khoảng trống bao la. Tôi hình dung người phi công lead gun phương phi của Phi Đoàn Song Chùy 213 hào hùng ngày nào trên bầu trời khói lửa Vùng I, Hạ Lào, giờ thực sự đang lặng lẽ bay về cuối trời thênh thang. Tôi mơ hồ như văng vẳng đâu đây dư âm của cánh quạt trực thăng vần vũ và tiếng đạn minigun, rocket từng tràng phóng xuống, thét gào, cuồng nộ. Rồi tất cả bỗng lặng yên, tĩnh mịch.
      Tôi biết và quen Thục chưa lâu lắm. Câu chuyện "Trên Chiến Trường Xưa" viết về người phi công can trường Phạm Văn Thặng - bào huynh kính yêu của Thục - gãy cánh vào một buổi chiều mùa hè 72 trên vòm trời lửa đạn Kontum trong một phi vụ yểm trợ cho chính đơn vị tôi, đã bắc nhịp cầu cho Thục và tôi cái duyên hạnh ngộ. Những giọt nước mắt của Thục trong lần đầu gặp nhau hôm ấy, làm tôi thực sự cảm động về nghĩa tình đệ huynh của gia đình họ Phạm. Sau đó quen và được gần gũi Thục hơn, mỗi ngày hình ảnh của anh càng in đậm nét trong lòng tôi. Trong con người cao lớn oai phong với hàm râu quai nón, trên đầu lúc nào cũng đội chiếc bê rê đen, hay mũ lưỡi trai nhà binh, trông như một chàng giang hồ lãng tử, lại là một tâm hồn đa cảm hiền hòa, lúc nào cũng mở trọn vòng tay yêu thương và trái tim nhân nghĩa với tất cả anh em, bằng hữu. Phạm Vương Thục là điển hình của một người bạn chân tình tri kỷ. Khó mà tìm ở anh bất cứ một điều gì để có thể không yêu thương, không quí mến. Ở anh, toát lên một nghĩa khí chứa chan hào hiệp ân tình. Mỗi lần nhìn nụ cười niềm nở thánh thiện của anh, trong lòng tôi mơ hồ như đang nở ra bao đóa hoa nhân ái.
      Mấy ngày đầu năm Nhâm Thìn trời Cali bỗng dưng trở lạnh. Không khí rộn rịp của các Hội Tết, tiệc tùng Họp Mặt Tân Niên dường như không làm tan đi được áng sương mù ảm đạm trong lòng những người yêu thương Thục. Bạn bè của Thục ở khắp Cali và ở khắp nơi đã dành những ngày Tết cầu nguyện cho Thục.
Từ Bắc Âu tôi đến Cali vào cuối tháng 10. Chưa kịp phôn cho Thục thì anh đã gọi thăm. Anh bảo vừa mới gởi cho vợ chồng tôi thiệp cưới của cháu Phạm Hưng Quốc, cậu con trai cưng quí. Thiệp mời bị bưu điện trả lại vì thiếu số Unit. Nhà chúng tôi ở trong một khu condo. Thục hỏi xin tôi số Unit để gởi lại. Tôi bảo: không cần gởi làm gì cho mất công, bạn chỉ cho tôi biết tên nhà hàng và ngày giờ, nhất định chúng tôi sẽ đến chung vui với ông bà. Thục cười. Sau tiếng cười rộn rã, Thục bảo:
      - Tôi mời anh chị, nhưng không chắc tôi sẽ có mặt trong ngày đám cưới cháu. Nhưng dù có tôi hay không, nhất định anh chị phải đến chung vui với gia đình tôi và hai cháu nghe!
      Tôi ngạc nhiên:
      -  Đám cưới con trai cưng mà ông bỏ đi đâu, đừng có đùa cha nội!
      Tôi lại nghe tiếng Thục cười, điềm tĩnh:
      -  Tôi bị cancer gan và mật, coi bộ kẹt lắm! Ngày mai đi bệnh viện chụp hình và lấy test lại để bác sĩ chuyên khoa quyết định phải làm gì.
      Im lặng bàng hoàng giây lát, tôi chỉ còn biết trấn an và chúc anh mọi điều may mắn.
      Hai hôm sau, nhận điện thoại của Thục, tôi vừa mừng vừa lo. Anh vẫn cười, giọng bình thản:
      -  Thục đang nằm bệnh viện Kaiser Permanente ở Irvine, phòng 312. Anh có rảnh chạy xuống nói chuyện chơi!
     Tôi báo cho Thục biết là tôi sẽ đến ngay với một người bạn. Khoảng 30 phút nữa sẽ gặp Thục. Ở xa đến, không quen đường, chúng tôi bị lạc trên xa lộ 405. Hơn 45 phút sau, Thục gọi lại hỏi tôi đang ở đâu, vì biết tôi bị lạc đường. Nghe giọng    Thục hơi yếu. Anh bảo khá mệt, rồi đưa điện thoại cho chị Thục chỉ đường.
      Thục nằm trên giường bệnh. Tôi thoáng hốt hoảng khi trông anh tiều tụy, gầy đi nhiều lắm, đang được chuyền sérum và hai ống cao su nhỏ dẫn dưỡng khí vào lỗ mũi. Thục giải thích:  tự dưng ruột của anh bị xoắn lại, nên bác sĩ không cho ăn uống gì cả, để ruột được giãn ra, trước khi có thể tiếp tục điều trị cancer bằng các phương pháp khác. Do vậy anh bị yếu sức. Vậy mà gặp tôi, anh rất vui, cầm chặt tay tôi, miệng vẫn cười niềm nở như bao lần gặp nhau, như chưa hề có điều gì phải ưu tư lo lắng. Anh say sưa hết kể về bệnh tình lại sang chuyện bay bổng ngày nào trên chiến trường xưa. Tôi mang theo mấy tờ báo có bài viết của tôi, theo lời dặn của anh, nhưng tôi biết vào lúc này anh không thể nào đọc được. Chị Thục ngồi bên cạnh. Thật tôi nghiệp, cũng tiều tụy hốc hác vì đã lo lắng, chia sẻ nhọc nhằn đau đớn cùng chồng. Chị luôn ở bên anh, nhiều đêm thức trắng.
Ngại anh mệt, tôi định cáo từ, nhưng anh vẫn nắm chặt tay tôi, đôi mắt mệt mỏi bỗng sáng lên, say mê kể lại trận chiến Hạ Lào, Lam Sơn 719, khi ấy anh đang là lead gun của Phi Đoàn 213, gần như mỗi ngày đều có mặt trên vùng trời trận mạc, trong tầm ngắm của đám phòng không địch dày đặc giữa trùng điệp núi rừng. Tôi hiểu được là anh đang trở về với thời quá khứ đẹp đẽ nhất trong đời mình. Một thoáng hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt đã gầy đi vì bệnh hoạn. Tôi ngồi nán lại, với ý nghĩ là để anh tiếp tục cái giây phút hạnh phúc hiếm hoi này mà quên bớt những điều trước mặt.
      Khi chào anh và chị Thục, bước ra, tôi thấy anh vẫn nở nụ cười thanh thản. Cũng như lúc kể cho chúng tôi nghe về căn bệnh trầm kha, anh bình tâm như những lần nhìn thấy hỏa tiễn SA-7 đang bay về hướng anh, hay những lần phi cơ trúng đạn, anh phải đáp khẩn cấp xuống các căn cứ hỏa lực đang bị địch quân vây khốn. Có lần anh tâm tình:
      - Chữa được thì tốt, không được Thục cũng vui vẻ mà chấp nhận thôi. Bao nhiêu năm vào sinh ra tử mà còn sống tới hôm nay, coi như đã được Chúa thương, cho hưởng nhiều bonus lắm rồi. Thục luôn sẵn sàng vâng theo ý Chúa! Thục sống trong niềm tin Chúa Kitô phục sinh, nên được Chúa gọi về là một niềm hạnh phúc.
Tôi là người ngoại đạo, và chưa trải qua cái giờ phút nằm đợi chờ bên bờ sinh tử, nên không biết cảm giác của mình khi ấy ra sao. Có đủ đức tin, can đảm và bình thản như Thục không? Nhưng tôi chưa thấy một người nào có được cái tâm thanh thản, vui vẻ như Thục trong thời điểm đặc biệt này. Thì ra trong con người can trường, nhân hậu ấy, còn có rất nhiều đức tính và nhất định hơn hẳn tôi ở cái "Ngộ Đạo Đất Trời". Anh xứng đáng là một tín đồ ngoan đạo, hằng sống với đức tin mãnh liệt vào Đức Kitô.
      Mấy hôm sau, một số độc giả đọc được tin và những tâm nguyện sau cùng của Phạm Vương Thục trên trang Cánh Thép, liên lạc tôi, xin cho biết tên Thánh của Thục để cầu nguyện cho anh. Tôi gọi vào cellphone của anh nhưng nghĩ là chị Thục sẽ bốc điện thoại. Sau một hồi chuông reo, tôi bất ngờ nghe tiếng Thục. Yếu ớt, thì thào. Anh bảo là đang nằm ở nhà, mệt lắm, rồi đọc cho tôi tên Thánh. Tôi xúc động, không biết nói lời gì. Và mặc dù không nghe rõ, nhưng tôi không dám hỏi lại anh. Nửa giờ sau, tôi gọi điện thoại nhà, chị Thục bốc máy, đọc lại tên Thánh "Bartholomew" của Thục và cho tôi biết: "anh Thục yếu và mệt lắm, nhưng nghe có anh gọi, đã dành lấy điện thoại để nói chuyện với anh". Tôi nghẹn ngào xúc động. Tôi chỉ là một người bạn sơ giao, mà anh Thục đã chí tình như thế đó, làm sao tôi có thể ngăn được dòng nước mắt?
      Anh nhắm mắt lúc 9 giờ 55 sáng ngày 29/1 trước khi tâm tình dặn dò vợ con bằng hữu. Anh đã chuẩn bị xong cả phần xác lẫn phần hồn, muốn hậu sự phải tổ chức thật đơn giản. Không  vòng hoa, phúng điếu. Những bạn bè nào thương anh, xin hãy góp vào Quỹ "Cho Em Một Nụ Cười" do Frère Phong, một người bạn học thời niên thiếu của anh sáng lập nhằm giúp đỡ những em bé mồ côi, đói nghèo tại các vùng hẻo lánh ở Việt Nam và Cam Bốt, mà anh đã tiếp tay phụ lực từ lúc ban đầu. Bao la biết dường nào tấm lòng nhân hậu ấy!
      Được tin anh ra đi, tôi thẫn thờ giây lát, nước mắt trào ra, rồi ngồi dậy viết lời Phân Ưu định gởi cho vài tờ báo quen. Trước khi gởi đi, ngại viết tên Thánh của Thục không đúng, tôi vào website Cánh Thép tìm đọc lại các trang Phân Ưu của một số đơn vị, đồng đội của anh. Tôi rất ngạc nhiên, vì tất cả đều biến mất, mặc dù trước đó chỉ mới mười lăm phút, tôi đã đọc kỹ từng lời. Tôi chợt thoáng hiểu ra, khi nghĩ đến đám cưới của cháu Phạm Hưng Quốc, con trai thứ của anh chị sẽ tổ chức vào cuối tuần này. Mọi sự đã chuẩn bị và thiệp mời đã gởi đi, khó mà đình hoãn được. Tôi gọi cho Phạm Thu Đào, cô Hội Trưởng trẻ tuổi tài năng của Phố Núi Pleiku, bạn thân của anh chị Thục. Thu Đào xác nhận những điều tôi vừa suy đoán. Nhớ lần tôi và một người bạn đến thăm Thục, anh vui vẻ dặn dò: "Dù có Thục hay không, các bạn đến chung vui với vợ chồng cháu Quốc, là tôi vui lắm, cứ coi như tôi đang có mặt và cụng ly mừng với các bạn".
      Chiều Thứ Bảy 4/2, vợ chồng tôi đến nhà hàng Seafood Palace dự đám cưới cháu Quốc mà lòng dạ bùi ngùi. Cố nhớ tới lời dặn dò của Thục, để thấy vui hơn. Khoảng trên sáu trăm thực khách trong nhà hàng không còn chỗ trống. Tôi nghĩ có lẽ tất cả khách mời đều không ai vắng mặt. Bởi cũng như chúng tôi, đều thương quí Thục, cảm kích tấm lòng hy sinh lo lắng cho con của Thục. Hôm ấy, tôi ngồi chung bàn với bác sĩ (KQ)Ngô Thế Khanh, chị Phạm Thu Đào, ca sĩ Minh Hạnh (chị của đại tá Nhảy Dù HK Lương Xuân Việt) cùng vài anh chị rất thân quen với Thục. Chúng tôi đã kể những kỷ niệm với anh, nói nhiều về anh, về một Phạm Vương Thục rất chí tình, rất dễ thương cùng lòng quí mến mà tất cả bạn bè đã dành cho anh chị.
      Buổi chiều ngày Thứ Sáu 10/2, chúng tôi bước vào Thánh Đường La Vang nằm trên đường Harbor để viếng anh lần cuối.  Trước nhà thờ tôi gặp đông đủ mọi người. Những người lính Không Quân ở hoàn cảnh nào cũng "không bỏ anh em, không bỏ bạn bè". Từ khắp nơi họ về đây để được gần bên anh trước khi tiễn đưa người huynh đệ một thời hào hiệp và cùng hẹn gặp lại nhau ở vùng trời viễn mộng, không còn khói lửa chiến tranh. Như lời Thục đã âu yếm nói với bạn bè trước lúc ra đi: "Tao đi trước để dọn chỗ cho anh em". Lời nói chỉ có thể thốt ra từ trong tâm của một người bạn chí tình. Tôi hình dung những lần Thục bay trước vào vùng, bắn dọn bãi đáp thật chu đáo an toàn cho những người bạn cùng phi đoàn đáp xuống đổ, bốc quân, tản thương hay tiếp tế khẩn cấp cho các đơn vị hành quân.
Trong Lễ Đưa Chân, vị linh mục chủ lễ giảng một bài ngắn nhưng thật hay, đầy ý nghĩa. Ông nói về Thục “ Không biết từ hạt bụi nào, tín hữu Bartholomew đã hóa thân, để rồi hôm nay ông lại trở về cát bụi. Tất cả chúng ta rồi ai cũng thế, nhưng điều đặc biệt là khi ra đi, ông Bartholomew đã để lại trong lòng tất cả mọi người tràn ngập những  yêu thương tiếc nhớ”
      Thục ơi! Ngày mai, đúng lúc gia đình và bạn bè tiễn đưa anh về với Chúa, cũng là lúc vợ chồng tôi bước lên máy bay trở lại Bắc Âu băng giá. Tôi tiếc là không được nghe những lời từ biệt của các niên trưởng, đồng đội ngợi ca và tiếc thương anh, nhưng tôi nghĩ mọi ngôn từ cũng sẽ không thể nói hết được lòng quí trọng mến yêu anh, một phi công, một chiến sĩ đã làm hết sức mình cho Không Gian, cho Tổ Quốc. Chỉ tiếc rằng vận nước sớm điêu linh!
      Không có mặt trước giờ phút anh trở về cát bụi, nhưng ở trên bầu trời bao la, chúng tôi sẽ vẫy tay tiễn biệt và cầu nguyện cho anh:
"Vùng trời nào đó anh đã bay qua
Chỉ còn lại đây những thoáng bao la"
...................................
Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường...cuối trời thênh thang"
Hẹn gặp lại anh. Khi "dọn chỗ cho bạn bè", xin anh nhớ dành một chỗ cho tôi, gần bên anh, nếu tôi đến được Thiên Đàng.

Viết vội tại Anaheim,  đêm 10/2/2012
Phạm Tín An Ninh


Monday, February 6, 2012

2 Cáo Phó của gia đình anh KQ63D Nguyễn Văn Thạch


Tôi nhận được hai cáo phó từ gia đình anh KQ63D Nguyễn Văn Thạch. Tôi xin post lên blog hai cáo phó theo thứ tự tôi nhận. tth 

Cáo phó 1:

In Loving Memory of
Phero Andrick Anh-Tuan Nguyen
November 12th, 1971 to January 28th, 2012


   Viewing
Friday, February 10th, 2012 @ 3:00pm - 9:00pm
with Rosary Service @ 7:00pm
Forest Lawn Memorial Park
1500 E. San Antonio Drive, Long Beach, CA 90807


  Catholic Memorial Service
Saturday, February 11th, 2012 @ 9:00am
St. Barnabas Catholic Church
3955 Orange Ave, Long Beach, CA 90807


   Interment
Immediately following Memorial Service @ 10:30am
Forest Lawn Memorial Park
1500 E. San Antonio Drive, Long Beach, CA 90807


Cáo phó 2:


Trân-trọng thông-báo cùng mọi gia-đình,

 
Bà Trương Thị Hai
Hưởng thọ 63 tuổi

mẹ của Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Phi Hổ và Nguyễn Thị Huyền Trang
cũng đã mãn-phần vào ngày 5 tháng 02/ 2012 tại Sài-Gòn,
Việt-Nam, vào sau một cơn đau tim nặng.
           
            Thi-hài đã được đưa về Nha-Trang và sẽ an-táng tại đấy
                                             
                 Tang-gia cùng khấp-báo

                  Chồng: Nguyễn Văn Thạch
    Con trai: Nguyễn Phi Hùng,  vợ Trần Lữ Thoại Khanh và con < Việt-Nam>
   Con trai: Nguyễn Phi Hổ, vợ Lê Thi Lan và con < Việt-Nam>
Con gái: Nguyễn Thị Huyền-Trang < Norway>
Chia buồn:

Được tin buồn dồn dập của gia đình anh KQ63D Nguyễn Văn Thạch, tôi hết sức đau lòng và vì tôi đang ỡ vùng Đông Nam Á, nên tôi không thăm viếng chia sẽ nỗi buồn với anh được. Tôi xin đại diện KQ63D thành kính chia buồn cùng anh và gia đình trên blog nầy.
Tôi cầu nguyện vong linh cháu Phero Andrick Anh-Tuan Nguyen
sớm về với Chúa.

Tôi cúi đầu cầu nguyện hương linh chị Trương Thị Hai
sớm về cõi vĩnh hằng.

KQ63D Huỳnh Thông Thái

Sunday, February 5, 2012

Tình Yêu Tình Người - Nguyễn Hồng Nhung, Lâm Nhật Tiến


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tình Yêu Tình Người/Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung, Lâm Nhật Tiến

Thursday, February 2, 2012

PHÉP BỎ DẤU HỎI-NGÃ TRONG TIẾNG VIỆT


Sau khi click vào link phía dưới, kéo xuống dưới cùng sẽ thấy Tự Vị Hỏi-Ngã: A - I | K - R | S - X...Theo tự điển đó mà tìm chử mình muốn bỏ dấu. 

Click Vào Đây - Để xem PHÉP BỎ DẤU HỎI-NGÃ TRONG TIẾNG VIỆT

Wednesday, February 1, 2012

Qui luật bỏ dấu hỏi ngã tiếng Việt Nam



Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản:
  Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.

A. LUẬT BẰNG TRẮC

Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo 3 qui ước sau.

1. Luật lập láy

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia 
không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang…

2. Luật trắc

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi
(ngang sắc hỏi).

Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, …
(có vẻ không đúng với chữ Ngoan ngoãn, mdt)

3. Luật bằng

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã
(huyền nặng ngã)

Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mạnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,…

B. Chử Hán Việt

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ nhu chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ...tất cả đều do chữ hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ:

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.
Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,…
Để thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

Dân Là Vận Mệnh Nước

để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.

C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

1. Trạng từ (adverb)

Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia

Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến…
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.
Nước Mỹ, A phú Hãn,…
Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ

Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.

Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

D. KẾT LUẬN
Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại.

Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.

Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam.

Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.


CAO CHÁNH CƯƠNG