Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Monday, July 30, 2012

Lá Tía Tô trị bịnh gout


Tôi nhận được email của bồ tèo KQ Lê Phước Khương từ ViệtNam. Trong email của Khương có kèm theo bài nói về Lá Tía Tô trị bịnh gout, và tôi xin post ra đây.

Tôi tin thuốc ta trị bịnh đau nhức tuyệt vời. Vì chính tôi bị đau nhức các khớp lóng tay, đau đớn rất khó chịu vậy mà tôi uống chỉ có hai chén nước chân gà nấu với ớt, tỏi, ngưu tất và tôi hết đau gần chục năm nay rồì! Toa thuốc nầy tôi có post lưu trữ trong Tủ Thuốc Hoàng Gia D ở cột bên trái của blog nầy.

Hôm nay tôi xin post ra đây về Lá Tía Tô trị bịnh gout. Tôi chưa bị bịnh gout nên tôi chưa thử lá Tía Tô. Trong con đường cùng thì tội gì chúng ta không thử, vô hại mà! Tôi rất mong nếu ai thử và thấy hiệu nghiệm thì vui lòng viết bài gởi tôi để tôi post lưu trữ vào Tủ Thuốc Hoàng Gia D làm phước! tth


Lá Tía Tô là thuốc trị bịnh Gout rất hiệu nghiệm.

  Lá Tía Tô


Tía Tô cũng là thuốc trị bịnh Gout rất hiệu nghiệm - Mỗi ngày ăn cơm 2 lần sáng và chiều đều phải có lá Tía Tô ăn như rau sống. Lúc nào cũng có Tía Tô sẵn trong nhà. - Khi cãm thấy sắp bị sưng chân là nhai nuốt nhiều lá Tía Tô liền. - Nếu đang bị lên cơn đau thì nấu 1 bó lá Tía Tô để uống thì sẽ giảm đau ngay trong vòng 1/2 tiếng.

Sunday, July 29, 2012

Cho Em Ngày Mới - Tóc Tiên


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Cho Em Ngày Mới/Ca sĩ Tóc Tiên

Thursday, July 26, 2012

Ai là thân nhân của cựu quân nhân NGUYỄN VĨNH LÂN?


Thầy D kiêm Kiếm Sĩ Lê Hải gởi tôi tin nầy và tôi xin post lên đây với lời cầu xin Chư Phật gia hộ cho hương linh và hài cốt của cựu quân nhân Nguyễn Vĩnh Lân sớm đoàn tựu với gia đình. tth



Xin cố gắng chuyển đi làm phước.
Chúng tôi có tìm thấy một hài cốt của một quân nhân đã hy sinh tại NHA TRANG, thuộc tỉnh KHÁNH HÒA có thẻ bài ghi rõ:*

*Họ tên : NGUYỄN VĨNH LÂN
*
*Số quân : 681137969*
*Loại máu : O + ****Nếu ai là thân nhân của quân nhân nói trên xin vui lòng liên lạc Đ.T 0935.899.347 gặp Ni sư Thông Mẫn*

Hiện tượng đóm đen bay trước mắt - BS Hồ Văn Hiễn


Người lớn tuổi hầu như ai cũng trải qua hiện tượng đóm đen bay trước mắt. BS Hồ Văn Hiễn có viết bài giải thích về hiện tượng nầy. Ai muốn tìm hiểu về hiện tượng nầy thì click vào link dưới đây:

Click Vào Đây - Để xem bài giải thích của BS Hồ Văn Hiển

Wednesday, July 25, 2012

Thằng cha nầy chơi rắn mắc quá sức - Chị bảy


Thằng cha nầy chơi rắn mắc quá sức. Hắn là Video Blogger một cách tài tử thôi, đi đâu hắn cũng có gắn Video Camera trong xe. Hắn đang lái xe trên xa lộ. Hai đứa con nhõ đang ngũ ở ghế sau. Bà xả hắn đang ngũ ghế trước. Một chiếc xe truck to lớn được kéo từ phía sau nên đầu chiếc xe truck to lớn nầy hướng về xe của hắn đang chạy phía sau, mới thoạt nhìn có cảm tưởng như chiếc xe truck to lớn chạy ngược chiều trên xa lộ! Anh chàng nầy cho xe chạy gần đầu chiếc xe truck đang bị kéo, rồi đánh thức vợ dậy và la lên: "Thức dậy em, xe truck đang tới!". Click vào link phía dưới để xem phản ứng của bà xả hắn. Ngay sau đó hắn xin lỗi bà xả!.... tth 

Click Vào Đây - Rồi click vào video để xem anh chàng chơi rắn mắc quá sức!

You Think Yellow, I Say Gold - Phạm Quỳnh Anh


CLick Vào Đây - Nhạc phẩm You Think Yellow, I Say Gold/Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh

Tuesday, July 24, 2012

Dạ Khúc Cho Tình Nhân - Thu Phương


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Dạ Khúc Cho Tình Nhân/Ca sĩ Thu Phương

Monday, July 23, 2012

Tham quan Grand Canyon và Las Vegas - Chị Bảy


Tôi qua San Diego kỳ nầy nhằm mục đích là đi nghĩ hè với hai cháu ngoại trước khi tôi lang bạt giang hồ. Con gái Thy thuê xe van bảy chổ để chúng tôi đi tham quan Grand Canyon và Las Vegas.

Grand Canyon National Park là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Từ nhà Thy đi Grand Canyon khoảng 600 miles và mất 9 giờ lái xe, tính luôn giờ ăn uống và đổ xăng. Chúng tôi rời nhà khoảng 9 giờ sáng, đến Grand Canyon khoảng 6 giờ chiều.

Grand Canyon dài 277 miles (446km), rộng 18 miles (29km) ở cao độ 7000 feet, cao gần gấp đôi Đà Lạt. Dòng sông Colorado đi qua Grand Canyon 17 triệu năm qua, khoét mòn những lớp đá mềm để tạo nên hình dáng Grand Canyon ngày hôm nay. 

Dòng sông Colorado dài 1450 miles (2330 km), bắt đầu từ tiểu bang Colorado ở cao điểm 10184 feet (3104m) chảy ra vịnh California, khi nước dòng sông nầy đến vịnh thì lúc bây giờ nước dòng sông đã mất 2 miles cao độ! Trời! Mất cao độ 2 miles (3219m) và mùa hè là mùa tuyết tan ở Colorado nên lúc nầy lượng nước đổ xuống ở cao điểm 100 ngàn cubic feet nước mỗi giây (2800 mét khối nước mỗi giây), với lượng nước nhiều và cực mạnh nầy thì những đá mềm trong Grand Canyon bị bị nước của dòng sông Colorado đục khoét bay hết! 

Grand Canyon có bốn phần: North Rim, South Rim, East Rim, West Rim. Chúng tôi ở trong hotel thuộc South Rim. South Rim được coi là nơi có nhiều thiện nghi nhất, có xe bus đưa đón du khách miễn phí.
              
Thăm viếng Grand Canyon đêm đầu tiên. Chúng tôi check-in hotel ở South Rim rồi đi ăn tối. Chúng tôi ăn xong thì trời đã tối hẳn, ai nấy mệt đừ, nhưng chúng tôi cũng ráng đi tham quan Grand Canyon ban đêm. Thy lái xe đưa gia đình đi quanh, thỉnh thoảng chúng tôi thấy vài con nai và chồn đi ăn đêm, trời tối om chẳng thấy cảnh gì hết nên chúng tôi về hotel ngũ để sáng sớm đi ngắm mặt trời mọc.  

Con nai chà đang lục phá ăn đêm.

Sáng sớm chúng tôi thức dậy đi ngắm mặt trời mọc. Grand Canyon ở cao độ 7000 feet nên mặc dù mùa hè nhưng sáng sớm trời vẫn hơi lạnh. Mặc trời mọc rọi xuống Gand Canyon trông đẹp làm sao!

Kira, Aiden đi xem mặt trời mọc với Ông Ngoại.
Click vào hình để xem hình lớn.

Gia đình Thy & Chinh đi ngắm mặt trời mọc. 

Kira và Bà Út.

Grand Canyon hừng sáng.

Grand Canyon buổi trưa.


Du khách đang nghe tour guide giảng về Grand Canyon.
Khi giảng xong, tour guide nhìn Aiden và hỏi: có hỏi gì không?
Aiden hỏi lớn: 70 ngàn cộng với 70 ngàn là bao nhiêu?
Tour guide trả lời: 140 ngàn.
Aiden làm mọi người giật mình và cười lớn. Tôi cũng giật mình vì không ngờ nó nói con số lớn như vậy!   
 South Rim Grand Canyon, du khách ngồi ngắm mặt trời lặn.

Las Vegas. Ở Grand Canyon ba ngày hai đêm thì chúng tôi rời Grand Canyon để về Las Vegas. Tôi tham quan Las Vegas không biết bao nhiêu lần rồi. Lần nầy tôi đến Las Vegas cũng vì con cháu thôi, chứ tôi không có máu cờ bạc. 

Từ Grand Canyon về Las Vegas khoảng 300 miles, mất khoảng 5 giờ lái xe. Thy rất lo âu về khói thuốc lá cho Kira và Aiden, nên Thy đặt phòng ngũ ở Casino Aria. Casino Aria là casino mới nên phòng ngũ không có mùi thuốc lá, nhất là ở từng cao nhất.  

Casino Aria ở Las Vegas.

Thy đưa tôi tới nhà thăm KQ63A Lê Tấn Phát. Anh chị Phát đưa tôi đi ăn
mì vịt tiềm rồi đưa tôi về hotel Aria và ngồi phòng tôi trò chuyện. Aiden đeo chị Phát, kiểu nầy chắc anh chị Phát sắp có cháu nội.

Las Vegas Boulevard, phố chính Las Vegas.

Show nước theo với tiếng nhạc ở Casino Bellagio.

Casino Venetian Las Vegas. Tôi mê trần nhà trong Casino Venetian, trần nhà trông như ngoài trời. Lúc trước tôi với bà xả thường đến đây để ăn và ngắm trần nhà.

Trong Casino Venetian, chổ nầy ngày xưa tôi và bà xả thường ngồi ăn ngắm trần nhà, ngắm thuyền qua lại. 

Casino Planet Hollywood Las Vegas. Casino nầy bắt chước Venetian làm trần nhà còn to lớn hơn Venetian. Trần nhà nầy có cảnh như trời sắp mưa giông, để rồi mỗi đầu giờ sấm sét nổi lên và mưa đổ xuống hồ như thật. 

Sấm sét và mưa đổ xuống hồ trong Casino Planet Hollywood như thật.

Ở Las Vegas 4 ngày 3 đêm thì chúng tôi về lại San Diego. Chinh rất bận việc ở sở nên chúng tôi không đi lâu được. Đi chơi có mấy ngày mà tôi mập lên mấy ký luôn, vì chúng tôi ăn buffet liên miên. Nhất là buffet ở các casino ở Las Vegas, đồ ăn ngon và tràn ngập. Tôi mê nhất là buffet ở Casino Planet Hollwood, nơi đây có đủ thức ăn như Âu Châu, Á Châu, Á Rập, Mễ Tây Cơ, Ấn Độ...tth 

Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.  


   

Sunday, July 22, 2012

Bướm Trắng - Vũ Khanh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Bướm Trắng/Ca sĩ Vũ Khanh

Saturday, July 21, 2012

Thương Lắm Mình Ơi - Như Quỳnh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Thương Lắm Mình Ơi/Ca sĩ Như Quỳnh

Sunday, July 15, 2012

Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời - Ngọc Anh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời/Ca sĩ Ngọc Anh

Niềm vui cuối đời - Chị Bảy


Bà xả tôi chọn lựa tuổi cho con. Tôi và bà xả cưới nhau, hơn ba năm sau mới có con. Mới đầu bà xả tôi uống thuốc ngừa thai, tôi tưởng là bà xả chưa muốn có con vội. Hoá ra bà xả uống thuốc ngừa thai để lựa tuổi Hợi và tuổi Tý cho con. Bà xả tôi kín đáo lắm, không bàn gì với tôi, bà xả cứ âm thầm lựa tuổi cho con. Đến đầu Năm Tuất, bà xả ngưng uống thuốc ngừa thai và chuẩn bị có thai để cho con được tuổi Hợi. Con heo cò (trắng), sang lắm mà!

Đúng như dự tính của bà xả, con gái Thy đầu lòng của chúng tôi tuổi Hợi. Khi bà xả tôi mang thai, ôi thôi! Ba vợ tôi mừng ra mặt. Ông lên Đà Lạt, ra Nha Trang rồi bay ra Đà Nẳng khoe với bà con họ hàng bên vợ. Chắc chờ lâu quá, ông tưởng bà xả tôi bị tịt ngòi tuyệt giống, chứ ông đâu có biết bà xả tôi uống thuốc ngừa thai. Bây giờ thì ông yên tâm rồi, vì tôi không còn cớ để lấy nàng hầu sanh con!

Con gái Thy ra đời tuổi Hợi, hai đứa tôi như trúng số độc đắc. Cháu Thy ra đời đem hạnh phúc cho cha mẹ ông bà và bà con. Cháu ngoan dễ thương từ lúc sơ sinh. Lúc cháu hai tuổi, cháu bú ngón tay cái bên phải suốt ngày. Rồi ngón tay cái bị sưng và làm mủ. Mỗi ngày đi bay về, tôi dành thì giờ đùa giỡn với cháu. Tôi bảo cháu đưa hai bàn tay ra, và tôi chỉ từng ngón tay rồi nói, nếu con bú ngón tay nầy nó bị làm mủ hư thối và bị cắt bỏ, từ từ con bị mất hết không còn ngón tay nào nữa. Vậy mà nó ghi nhớ trong đầu. Đêm tối khi nó đang ngũ, nó muốn bú tay nhưng nó nhớ lời nói của tôi, nó đưa ngón tay cái trước mặt và nó nút nút miệng mà ngón tay cái cách miệng nó cả gang tay, trông dễ thương làm sao.

Tôi qua San Diego kỳ nầy và tôi nhìn con gái lo cho tôi, tôi thương nó quá sức. Nó biết tôi thích màu đỏ rượu chát Bordeaux, vì tôi thường dùng màu nầy cho email. Nó sơn tấm vách tường chổ đầu giường tôi, màu đỏ rượu chát Bordeaux. Rồi nó trang trí trong phòng tôi một tượng Phật và một cái mõ, làm tôi có cãm tưởng như tôi đang thiền trong ngôi chùa trong phim "Xuân Hạ Thu Đông...rồi Xuân".    
   
Tội nghiệp! Thy sơn tấm vách đầu giường màu mà tôi thích.
 
Thy trang trí tượng Phật và mõ trong phòng tôi. 

Ngoài thì giờ lo cho chồng con và cho tôi, Thy say mê chăm
sóc ngôi vườn nhõ dễ thương nầy.

Bà xả tôi chọn tuổi Nhâm Tý cho thằng con trai Thông của chúng tôi. Con trai mà tuổi Nhâm Tý là số một rồi. Nam Nhâm nữ Quý mà! Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuổi Nhâm Tý. Chắc là bà xả muốn thằng Thông làm Tổng Thống! Sau khi cháu Thy ra đời, bà xả tôi kiêng cử một thời gian ngắn, rồi sau đó tôi thấy bà xả khều tôi mỗi đêm. Tôi nghe người đời thường nói "gái một con trông mòn con mắt", tôi tưởng bà xả "sung" là vì gái một con, và tôi đâu có biết bà xả hối hả tìm thằng Cu cho tuổi Nhâm Tý. Bà xả bắt tôi đổi thế liên miên, lúc ấy tôi chưa hiểu, sau nầy tôi mới biết bà xả lựa thế cho thằng Cu ra đời. Mà bà xả tìm được thằng Cu thật. Tôi phục bà xả quá sức.

Cháu Thông tuổi Nhâm Tý. Cháu chưa làm Tổng Thống, nhưng tôi thấy cháu sống như ông vua. Bao lâu nay nó làm kỹ sư Consulting cho hảng Celerant. Mọi chi phí di chuyển ăn ở, hảng lo hết. Nhất là ăn uống và chổ ở, hảng clients lo vụ nầy, chẳng hạn như Celerant gởi nó đến lo trông coi mấy giàn khoan dầu thì hảng dầu lo hotel và ăn uống, nên tụi nó ăn uống thả dàng. Nếu nó phải đi xa như Alaska, hoặc oversea, thì hảng cho thêm 30% lương. Ngoài ra mỗi năm còn có bonus. Nó làm việc hai tuần thì nghĩ hai tuần, nhưng khi làm việc thì nó làm việc bất kể giờ giấc. Những tuần nghĩ, nếu nó muốn bay đi đâu thì hảng cho vé máy bay. Nó lấy nhà tôi làm base nên cũng free luôn. Nói chung là nó không có chi phí overhead. Trọn tiền lương của nó cho hết vô saving account. Vậy mà có lúc nó mê chụp hình, nên nó bỏ hảng đi chụp hình một thời gian. Nó đi gần như khắp nơi trên thế giới, mà mỗi nơi nó đi qua là hằng tuần hằng tháng chứ không phải ngày, vì rịn mọ đi chụp hình mà! Tôi nghĩ nó là người may mắn có được việc làm lý tưởng trên đời nầy. Trời! Tuổi Nhâm Tý như vậy sao?  Ai muốn biết thêm cuộc đời của Thông và những nơi nó đã đi qua thì vào websites của nó:

www.lumika.org

www.tommyimages.com

Cám ơn em. Bà xả đã chọn tuổi tốt cho hai con để rồi cuối đời tôi, tôi không phải bận tâm lo cho hai con. Đó là niềm vui cuối đời cho tôi, anh cám ơn em. tth  
      

        

Saturday, July 14, 2012

Huế Mù Sương - Quang Lê


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Huế Mù Sương/Ca sĩ Quang Lê

Wednesday, July 11, 2012

Mưa Sàigòn Còn Buồn Không Em - Thiên Kim


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Mưa Sàigòn Còn Buồn Không Em/Ca sĩ Thiên Kim

Monday, July 9, 2012

Lang thang Miền Nam và Trung Cali - Chị Bảy



Ngày July 15, 2012 tôi mới đi nghĩ hè với hai cháu ngoại. Vậy mà cuối tháng June tôi đã tới San Diego. Trong khi chờ đợi cho tới ngày July 15, tôi lang thang miền Nam và Trung California.

Lang thang Miền Nam Cali vùng San Diego. Qua Cali kỳ nầy, tôi có Marie cô em út của tôi đi theo, nên Marie liên lạc được các người em của anh KQ Điềm Phi Đoàn Trưởng một Phi Đoàn A37 ở Cần Thơ ngày xưa. Ngày xưa gia đình anh Điềm ở gần nhà tôi ở Sàigòn, nên tôi quen thân với gia đình anh Điềm từ trên xuống dưới.

Các em của anh Điềm đang ở San Diego vui mừng quá sức khi liên lạc được với tôi và Marie. Họ mời tôi và Marie ra nhà hàng ăn tối rồi kéo nhau về nhà Cô Đức em gái của anh Điềm để nhắc chuyện xưa. Chúng tôi cùng đồng ý là ngày xưa chúng tôi sống gần nhà nhau ở Sàigòn và quá thân tình với nhau, vậy mà chúng tôi không có tí tình cảm riêng tư nào nảy nở vì chúng tôi quá gà chết cù lần!
Từ trái vô: Em rễ anh Điềm chồng của Đức, "già" Phúc em trai anh Điềm, "già" Thái
Thư em gái anh Điềm, Marie em gái tôi, Đức em gái anh Điềm.


Tôi đồng ý lúc ấy tôi quá cù lần. Lúc ấy tôi bắt đầu là trai tơ trổ mã và các cô trong xóm gọi tôi là Alain Delon tên tài tử bảnh trai của Pháp. Vậy mà tối ngày tôi cứ chạy qua sân banh trường Petrus Ký gần nhà để đá banh chứ không hề để ý đến các cô trong xóm. Có lần tôi đi đá banh về, tôi mặc quần sà lỏn và không có under wear! rồi nó lắc lư thế nào mà một cô con nhà giàu và ba cô rất quyền thế lúc ấy, ra đường chận tôi lại và nắm tay tôi dắt lên lầu để giới thiệu phòng ngũ của cô. Được người đẹp nắm tay, tôi cảm thấy khoan khoái lạ lạ. Cô dẫn tôi lên phòng đứng nhìn xuống đường qua cửa sổ và chờ hoài, sau cùng cô thấy tôi cù lần quá sức nên cô dẫn tôi xuống nhà và tống ra đường. Tôi tỉnh bơ chưa biết tiếc rẻ. Tôi kể chuyện nầy cho các em của anh Điềm nghe, họ cười đã luôn và họ xác nhận lúc ấy tôi hiền đến độ cù lần!

Lang thang Miền Trung Cali. Tôi lái xe đi Orange County để chơi tennis với Hiền Điên. Hai đứa tôi đang chơi tennis thì KQ Võ Quang Thẫm và KQ Dương Ngọc Ẫn gọi, họ bảo đến nhà hàng ăn trưa, có anh em khoá KQ62B họp mặt. Tôi hỏi Ẫn tôi và Hiền mặc đồ tennis được không? Ẫn cho biết đây chỉ là bửa ăn trưa, mặc đồ tennis không thành vấn đề. Trời! Khi tôi và Hiền đến, mặc dù không có ai mặc "suit and tie" nhưng ai ai cũng áo quần chỉnh tề! Rồi trên sân khấu có MC KQ Đặng Văn Âu và có trưng cờ Quốc Gia. Tôi và Hiền đồng ý rằng chúng tôi ăn mặc đồ tennis không nên vô. Tôi và Hiền ngồi phía ngoài phòng họp và kêu thức ăn, dự trù ăn xong rồi về nhà chứ không vô. Anh KQ Vinh trong ban tổ chức thấy tôi và Hiền, anh nhất định lôi chúng tôi vô phòng họp.

Tôi và Hiền vào phòng họp và ngồi bàn dưới cùng. Vậy mà MC KQ62B Đặng Văn Âu cũng thấy tôi, anh giới thiệu tôi với mọi người. Trời! Tôi cảm thấy tôi bất lịch sự quá sức, và tôi tin rằng có rất nhiều bà không hiểu và trách tôi và Hiền một cách nặng nề về cách ăn mặc!

Rồi trước khi tiệc bắt đầu, KQ Âu mời mọi người đứng dậy chào cờ. Hiền bảo tôi: "Họ quay phim chào cờ, tao với mầy phải chạy ra ngoài vì ăn mặc thế nầy mà đứng chào cờ thì chỉ có nước từ chết tới bị thương!" Tôi và Hiền bước ra ngoài phòng họp không chào cờ. Chào cờ xong, tôi và Hiền trở vào ngồi bàn trong phòng họp. Tiệc bắt đầu, KQ62B Nguyễn Đình Lộc Phi Đoàn Trưởng một Phi Đoàn F5 tới giành trả tiền hai phần ăn cho tôi và Hiền. Lộc là "honey!" của tôi và Hiền.

Quới Nhơn cứu người hiền. Giữa buổi tiệc, KQ Âu mời tôi lên kể chuyện vui. Ăn mặc thế nầy mà lên sân khấu đứng kể chuyện vui thì tôi không giống ai hết! Tuy nhiên tôi vẫn lên sân khấu để lấy cơ hội giải thích và xin lỗi với mọi người về cách ăn mặc của hai đứa tôi. Giải thích và xin lỗi xong, lòng tôi bớt nặng trĩu.
Tôi và KQ62B Nguyễn Đình Lộc
Hiền và Lộc

Hiền Điên buồn rã rượi! Hiền ghi tên cho tôi dự tennis tournament của KQ ở Orange County. Sáng hôm ấy ra sân bắt thăm. Hiền đứng cặp với Thầy D Mai Văn Chớ. Tôi đứng với một anh tên Tài. Hiền và Chớ bị thua luôn hai trận liên tiếp nên bị loại. Tôi và Tài thắng trận đầu 6-3 và thua trận thứ hai 1-6 nên tôi cũng bị loại. Tuy nhiên tôi thắng trận đầu nên tôi vui vì có vài bà xồn xồn đến khen tôi, tôi thích lắm. Trong khi đó Hiền Điên buồn rã rượi, gương mặt như đưa đám ma, trông thảm não!
 
Tôi đứng giửa cạnh anh Hoàng Nghĩa nón xanh áo đen.
Hiền ngồi bìa bên phải.


Lang thang thêm Miền Trung Cali. Trần Hữu Thế là kỹ sư làm cho Air VN ngày xưa. Ngày Thế tốt nghiệp kỹ sư ở New Zealand mới về nước, tôi là người cầm thư của nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền tìm cách trao cho Thủ Tướng Trần Văn Hương để xin cho Thế làm ở Air VN. Thế là bồ tèo của tôi từ nhõ. Thế hiện ở thành phố San Gabriel thuộc LA County. Thế rủ tôi lên nhà chơi vài ngày. Đêm đầu gặp nhau, hai đứa tôi thức tới 3 giờ sáng để nhắc chuyện xưa.

Nhà của Hoàng em gái Thế.
Chồng Hoàng là dược sĩ, hai vợ chồng có 3 nhà thuốc tây nhưng phát tài là nhờ Hoàng làm điạ ốc.
Ngôi nhà nầy trên 10 ngàn SQF, có thang máy, nhà rộng lớn quá sức. Tôi bước vô khá nhiều ngôi nhà lớn của Mỹ và của VN, nhưng ngôi nhà nầy vượt xa các ngôi nhà kia về đẹp và to lớn. Hoàng cho tôi biết Hoàng còn nợ nhà băng 300 ngàn cho ngôi nhà nầy, số tiền ấy không đáng kể so với ngôi nhà nầy, vậy mà chi phí tất cả cho ngôi nhà là 15 ngàn USD mỗi tháng! Hoàng còn lảm chủ nhiều khu thương mại.

Từ trái qua: Hoàng và chồng Dũng, Thế và tôi. 

Cây hơi thở của quỷ. Đi quanh trong vườn nhà Hoàng, tôi giật mình khi thấy cây hơi thở của quỷ. Tôi cho Hoàng biết cây nầy có trái, và hột trong trái có chất cực kỳ nguy hiểm vì nó xoá trí nhớ con người. Kẻ gian dùng hột trong trái của cây nầy xay ra bột và thổi vào mặt người lương thiện để sai khiến, bảo gì làm nấy, khi tỉnh lại thì trong nhà mất hết. Hoàng cho tôi biết cây nầy không có trái. Tôi không hiểu có phải Mỹ biết trái của cây nầy quá nguy hiểm, nên nhà bác học Mỹ huỹ diệt tính thụ phấn của bông của cây nầy để cây không thể có trái. Hoặc có thể phải có hai cây đực và cái trồng gần nhau, bông mới thụ phấn được.

Khi tôi về nhà Thy con gái tôi ở San Diego, tôi cho Thy coi hình cây hơi thở của quỷ. Thy nói nhà nó ở Palo Alto cũng có cây nầy, khi nó biết cây nầy độc hại thì nó chặt bỏ hết. Thy cũng nói cây nầy ở nhà nó không có trái! Nhà nầy Thy còn giữ, nếu có dịp lên Palo Alto lại, tôi sẽ để ý tìm cây hơi thở của quỷ coi cây nầy có trái không.

Cây thơi thở của quỷ trong vườn nhà Hoàng.
Click Vào Đây - Để xem thêm về cây hơi thở của quỷ. 
  
Click Vào Đây - Để xem thêm hình nhà Hoàng

Một kỷ niệm khó quên với Trần Hữu Thế. Lúc xưa nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền có vợ là Công Chúa Xứ Bĩ. Cụ Truyền nổi tiếng ở Hà Nội lúc Cụ tát tai vua đất Bắc là Tổng Đốc Vi Văn Định. Ba Má Thế nuôi cụ Nguyễn Thế Truyền. Cụ Truyền ở trong căn nhà gỗ trước căn phố nhà Thế. Mỗi ngày Ba Má Thế lo cơm nước cho Cụ. Một lần Má Thế đưa lon xịt muỗi to lớn bảo cô người làm xịt muỗi trong căn nhà gỗ cho Cụ. Cụ Truyền ngũ trên gác. Cô người làm ở nhà quê lên chưa thấy lon xịt muỗi bao giờ. Cô người làm cầm lon xịt muỗi to lớn, xịt một hơi hết luôn lon xịt muỗi, báo hại Cụ Truyền leo xuống gác chạy ra không kịp, Cụ tè luôn trong quần! Má Thế sợ thất kinh.

Cụ Truyền rất thương tôi. Năm 1961 liên danh Hoa Sen Hồ Nhật Tân - Nguyễn Thế Truyền ra tranh cử Tổng Thống với liên danh Ngô Đình Diệm - Nguyễn Ngọc Thơ. Tôi và Thế trong ban tổ chức tranh cử. Hai đứa tôi có thẻ ra vào Quốc Hội để kiểm soát bầu cử.

Sáng hôm ấy tôi và Thế phân phối  thanh niên đi gác thùng phiếu. Chúng tôi tập họp hằng trăm thanh niên và dặn dò, nếu ai tráo đổi thùng phiếu thì lập biên bản ngay. Sáng sớm chúng tôi dùng hằng chục chiếc xe lam ba bánh để thả thanh niên xuống để giữ các thùng phiếu khắp nơi trong Sàigòn Chợ Lớn. Khoảng 10 giờ sáng chúng tôi trở lại các thùng phiếu, các thanh niên của chúng tôi mất hết. Rồi có vài thanh niên trốn thoát đến khóc và báo cho chúng tôi, rằng có người đến tráo thùng phiếu và họ làm biên bản nên bị bắt hết rồi.

Tôi và Thế chạy lên trường Tôn Thọ Tường ở đường Trần Hưng Đạo để thăm các thùng phiếu ỏ đó. Hai đứa tôi đang đứng trên lầu trường Tôn Thọ Tường thì có ông Thầy Giáo lớn tuổi đến nói nhõ: "Hai con ơi! Mật vụ đang chờ hai con xuống cầu thang để họ bắt!". Tôi và Thế leo cửa sổ và tuột máng xối xuống đường Trần Hưng Đạo, chạy về nhà báo cho Cụ Truyền. Cụ Truyền bảo tôi và Thế đừng về nhà, mà tìm chổ trốn để chờ Cụ gọi cho Đức Cha Ngô Đình Thục.

Tôi và Thế ngũ ở vườn cao su. Ngã tư Bảy Hiền ngày xưa không có nhà cửa, mà có vài vuờn cao su với những mô đất to lớn để chống Pháp. Tôi và Thế ngũ trong vườn cao su nầy để chờ Cụ Truyền gọi cho Đức Cha Ngô Đình Thục. Sau đó Cụ báo cho chúng tôi mọi sự yên rồi, chúng tôi có thể về nhà. Khi tôi về nhà thì tôi gặp Thầy D Hồ Vĩnh Thuỹ, Thuỹ ở gần nhà tôi. Thuỹ kêu trời: "Mầy và thằng Thế làm cái gì mà mật vụ đầy xóm hết!". Tôi làm thinh. Ba Má tôi mua nhà ở Sàigòn và mướn người làm lo cơm nước cho anh em tôi ở đi học. Ba Má tôi ở Long An thỉnh thoảng mới lên thăm chúng tôi, nên tôi như con ngựa không cương!

Rồi có người khuyên tôi nên đi lính. Vì hồ sơ tôi dầy cộm trong Tổng Nha Cảnh Sát. Người đó cho tôi biết chỉ có con đường duy nhất cho tôi được yên thân là đi lính. Nên tôi ghi tên đi Không Quân. Ba Thế làm lớn ở Bộ Giáo Đục, nên ông lo cho Thế đi du học ở New Zealand.

Cụ Nguyễn Thế Truyền mất ngày 19 tháng 9, 1969. Cụ dặn dò chúng tôi quàn quan tài cụ trong đền thờ Phan Chu Trinh bên Gia Định và chôn Cụ cạnh mộ Phan Chu Trinh trước câu lạc bộ Không Quân Huỳnh Hữu Bạc ở Tân Sơn Nhất. Khi Cụ Truyền bắt đầu yếu, Cụ nói với tôi, Cụ sẽ giới thiệu tôi với Ông Nguyễn Ngọc Huy để Ông Ba Huy hướng dẫn tôi. Tôi từ chối và nói tôi thương Cụ thôi chứ tôi không thích làm chính trị. 

Mộ Cụ Truyền chỉ là ngôi mộ đất. Khi chôn Cụ Truyền cạnh mộ Phan Chu Trinh, lúc ấy tôi không thấy ai đặt vấn đề xây mộ đá cho Cụ Truyền.

Khi Cụ Phan Khắc Sữu bị Ông Diệm bắt cùng với Cụ Phan Quang Đán và bị đày ra Côn Đảo. Cụ Truyền biên thư bảo tôi và Thế mang đưa các toà đại sứ Pháp, Anh... để xin can thiệp để thả các ông nầy ra.

Cụ Sữu bị Ông Diệm bắt và đày ra Côn Đảo có vài tháng thì Ông Diệm bị đảo chánh và bị giết. Khi Ông Diệm chết thì Cụ Sữu được thả về Sàigòn. Sau đó không lâu Cụ Sữu làm Quốc Trưởng. Sau khi Cụ Truyền mất, lúc ấy Cụ Sửu hết làm Quốc Trưởng, có lần tôi gặp Cụ Sữu tôi nhắc lại chuyện vận động của Cụ Truyền với các toà đại sứ để xin thả cho Cụ Sữu, rồi tôi xin Cụ Sữu vận động xây mộ đá cho Cụ Truyền, nhưng tôi không thấy Cụ Sữu đã động gì đến mộ Cụ Truyền!! tth

Thursday, July 5, 2012

Ngậm Ngùi - Vũ Khanh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Ngậm Ngùi/Ca sĩ Vũ Khanh

Tôi lái xe từ Texas qua California - Chị Bảy



Tôi hứa đi nghĩ hè với hai cháu ngoại. Trường học hai cháu ngoại của tôi đã nghĩ hè. Con gái tôi đã đặt thuê xe van để đi Grand Canyon và Las Vegas bắt đầu từ ngày July 15, 2012. Tôi dự trù kỳ nầy qua ở chơi với gia đình con gái khoảng ba tháng, sau đó tôi sẽ lang bạt giang hồ bên Âu Châu.

Qua Cali ở ba tháng mà tôi không có xe đi thì bất tiện quá. Lần trước tôi qua San Diego ở hơn một tháng, tôi thuê xe trã tiền mà tôi xài một tuần có hai lần để đi đánh tennis ở Orange County. Tôi thấy vô lý quá. Lần nầy tôi quyết định đem xe qua và gởi xe lại nhà con gái luôn, vì sau đó tôi sẽ đi lang bạt giang hồ bên Âu Châu và nhiều vùng khác mà tôi chưa quyết định dứt khoát.

Tôi rủ cô em gái út của tôi đi Cali bằng xe với tôi. Lái xe từ Texas đi Cali, tôi đã làm vài lần rồi. Những lần trước thì có anh 9 đi với tôi. Tôi sợ nhất là lái xe đường xa bị buồn ngũ, nên tôi rủ cô em đi để nói chuyện cho đỡ buồn ngũ. Những lần trước, mỗi lần buồn ngũ là tôi nốc cà phê cho tỉnh. Khi tôi đến Cali thì bụng tôi to lên vì cà phê!

Như những lần trước, tôi ngũ lại El Paso một đêm. El Paso còn thuộc tiểu bang Texas về hướng Tây, giáp ranh với tiểu bang New Mexico. Từ nhà tôi đến El Paso khoảng 600 miles (970 km). Trời Texas dạo nầy đã bắt đầu nóng 108F (42C), nên tôi rất lo âu về sức nóng trên đường đi thuộc vùng sa mạc của tiểu bang Arizona. Tôi đem xe vô dealer thay bốn võ xe Michelin mới, thay nhớt, thay dầu hộp số và thay dầu thắng cho chắc ăn. Tôi rời San Antonio lúc 4 giờ sáng để cố tránh sức nóng ban chiều. Nhờ khúc đường từ San Antonio tới El Paso họ cho chạy 85 miles/1giờ (137 km/1giờ) nên tôi tới El Paso gần 12 giờ trưa. Tôi đã đặt phòng ở hotel Wyndham trong khuôn viên phi trường El Paso cho an toàn, nên tôi lái xe trực chỉ hotel để check-in, rửa mặt nghĩ một chút rồi đi ăn trưa. 

Hotel không cho tôi check-in. Tôi tưởng 12 giờ trưa là tôi có quyền check-in, nhưng khi hotel cho tôi biết theo reservation thì 3 giờ tôi mới có thể check-in vì chưa có phòng trống! Trời! Tôi mệt và muốn nghĩ. Tôi lấy iphone ra đọc lại email reservation thì đúng như hotel nói, 3 giờ tôi mới có thể check-in. Tuy nhiên hotel bảo tôi sau 1 giờ chiều thì trở lại, nếu có phòng trống thì họ sẽ cho tôi vô.

Để giết thì giờ trong khi chờ đợi hotel có phòng trống. Tôi đưa cô em đi ngắm phố El Paso và đi ăn trưa. Đi lang thang, tình cờ tôi thấy tiệm phở Việt Nam. Tôi đưa cô em vào tiệm phở ăn bún thịt tôm nướng. Tôi làm quen với anh chạy bàn người VN để hỏi thăm thắng cảnh El Paso. Anh chạy bàn biết tôi lái xe từ Texas đi Cali. Anh nhìn tôi kêu trời và cho biết chính anh còn trẻ mà lái xe từ El Paso đi Cali, anh còn sợ thất kinh. Tôi tố thêm cho anh ớn tôi. Tôi nói tôi đã 140 tuổi. Anh chấp tay xá tôi! Anh cho biết El Paso chẳng có thắng cảnh, chỉ có hàng rào biên giới với Mễ Tây Cơ.

Hàng rào biên giới với Mễ Tây Cơ. Từ quốc lộ 10West đi Cali, rẽ trái bất cứ đường nào gần phố El Paso, đi khoảng 3 miles thì gặp hàng rào biên giới với Mễ Tây Cơ. Hàng rào trông kiên cố và rất đẹp. Tôi tới đây chụp hình kỷ niệm.
Sau lưng tôi bên kia đường có hàng rào cao. Đó hàng rào biên giới Mỹ - Mexico khúc El Paso. 
Marie em gái út của tôi.

Khoảng hai giờ chiều, hotel mới có phòng cho tôi check-in. Check-in hotel xong, tôi mỡ mắt hết lên, buồn ngũ thấu trời vì hồi sáng tôi thức dậy lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi không còn sức để tắm và lăn lên giường ngũ thẳng cẳng tới 5 giờ chiều. 

Khoảng 6 giờ chiều thì tôi lái xe đưa cô em khám phá thêm thành phố El Paso. Tôi lái xe quanh thành phố El Paso, chẳng có gì để coi! Tôi đưa cô em đi ăn tối ở nhà hàng Mễ Tây Cơ. Ăn xong tôi lái xe đi đổ đầy xăng rồi về hotel ngũ sớm để chuẩn bị cho đoạn đường chót đáng lo ngại vào ngày mai. Đúng bốn giờ sáng tôi ra khỏi thành phố El Paso trực chỉ San Diego. Đoạn đường nầy 800 miles (1300 km).

Tôi gặp sỡ di trú chận xét xe liên miên. Không biết có tin mật báo hay sao, mà sở di trú chận xét xe liên miên để chận bắt người Mễ vượt biên giới qua Mỹ bất hợp pháp. Từ El Paso đến San Diego, tôi bị chận xét bốn lần. Mỗi lần bị chận, xe bị kẹt khoảng từ 10 tới 20 phút. Lúc gần đến San Diego, sở di trú chơi màn độc đáo. Họ chận xét xe trên đỉnh đèo cao 4000 feet (bằng cao độ Đà lạt). Trên đỉnh đèo, tụi Mễ qua lậu bị chận bất ngờ, và không còn đường tháo lui!

Sau cùng tôi về đến nhà con gái ở San Diego khoảng 5 giờ chiều. Vị chi tôi lái xe mất 13 giờ để đi từ El Paso đến San Diego tính luôn giờ ghé đổ xăng và ăn trưa. Tôi cũng hên, cuối Tháng June, mới bắt đầu Mùa Hè nên sa mạc ở Arizona chưa nóng lắm. Nói chung chuyến đi bằng xe lần nầy cũng như những lần trước, hoàn tất hết sức tốt đẹp. tth

Sunday, July 1, 2012

Tấm Thẻ Bài - Trần Đình Ngọc


Thần giao cách cảm. Ngày xưa lúc tôi còn trẻ, tôi không tin thần giao cách cảm, tôi cho đó là mê tín dị đoan. Từ ngày qua Mỹ với mấy chục năm làm việc chùa, tôi chứng kiến tận mắt những cảnh nhân quả nhãn tiền, những cảnh thần giao cách cảm linh thiên kỳ diệu.

Thuyết nhà Phật, con người chết chưa phải là hết. Tôi tin thuyết nhà Phật, con người chết chẳng qua thay bỏ cái võ bên ngoài, phần hồn thì vẫn còn và tuỳ theo nghiệp chướng mà phần hồn được vãng sanh hoặc bị đày đoạ xuống địa ngục hoặc bị chui vào cái võ khác trên trần gian để trả cho hết nghiệp. Trừ khi được vãng sanh, phần hồn còn thì sự liên lạc vẫn còn? Sự liên lạc huyền bí nầy mà người đời gọi là thần giao cách cảm?

Thần giao cách cảm là tri thức ngoài giác quan. Con người có năm giác quan, và thần giao cách cảm được coi như là giác quan thứ sáu hay là nhận thức dị thường. Thần giao cách cảm không chỉ là hiện tượng huyền bí giữa người chết và người sống, mà ngay cả giữa người sống với người sống.

Một sự việc chứng minh cho thần giao cách cảm. Chiều hôm ấy tôi đang ở Túc Trưng Long Khánh chuẩn bị cho tài xế lái xe jeep đưa tôi đi bắn nai ban đêm. Tự nhiên tôi thấy buồn rã rượi, không muốn đi săn chút nào! Tài xế lái xe đưa tôi ra núi cho tôi điều chỉnh súng trước khi đi. Súng săn của tôi là loại súng hảo hạng của Mỹ dùng để bắn lén. Mỹ đem loại súng nầy qua VN có ba cây, vậy mà tôi có được một cây do tôi quen biết với Quân Cụ. Là loại súng hảo hạng, vậy mà khi tôi lên đạn bóp cò, súng không nổ. Tôi lên đạn bóp cò thêm vài lần, và súng vẫn không nổ. Tôi là xạ thủ võ biền đại diện VNCH đi Pháp bắn thi quốc tế Năm 1974, và tôi chưa bao giờ chứng kiến súng bắn không nổ! Có phải đấng linh thiên nào đó dùng thần giao cách cảm bảo tôi đừng đi? Tôi không hiểu, cho tài xế sửa súng và tiếp tục đi. Rồi xe tôi bị mìn, tôi bị thương nặng......!

Một sự việc khác chứng minh cho thần giao cách cảm. Sáng hôm ấy tôi cất cánh chiếc máy bay U6 từ Sàigòn đi làm việc Trắc Giác ở Sóc Trăng. Trong phi đoàn tôi có Thiếu Uý Khương phi công C47 ở Mỹ mới về. Khương người Việt gốc Miên quê ở Sóc Trăng. Khương xin theo tôi về Sóc Trăng thăm mẹ. Tôi làm việc xong, rồi  Khương xin tôi nhào múc trên nhà cho Má Khương xem máy bay vì Má Khương chưa thấy máy bay. Nhào múc là nghề của tôi từ khi tôi bay L19 và A1. Vậy mà hôm ấy tự nhiên tôi nói với Khương: "Tôi mệt quá, tôi chỉ bay quẹo 45 độ sát nóc nhà cho Má anh xem được không?" Khương đồng ý. Tôi quẹo sát nóc nhà cho Má Khương xem máy bay và hai Má con nhìn thấy nhau, một hồi rồi tôi đáp phi trường Sóc Trăng. Khương đón xe lam về thăm mẹ, còn tôi và anh thượng sĩ Phòng 7 ra phố ăn trưa. Chiều hôm ấy tôi cất cánh máy bay từ Sóc Trăng về Sàigòn. Lên trời tôi bảo Khương bay, tôi ngủ. Một lúc sau tôi đang ngủ, Khương đánh thức tôi: "Ông Thầy ơi! Sao máy bay tôi hết điều khiển được nữa rồi?". Tôi cầm cần lái. Tôi giận toát mồ hôi. Đặc công gỡ cần lái! Từ cần lái xuống các bộ phận máy bay có những sợi dây cáp, những sợi dây cáp nầy dính với cần lái bằng con óc to lớn. Thay vì xỏ con óc vô dây cáp từ trên xuống và vặn cứng con tán rồi khoá lại cho nó không sút ra. Đàng nầy đặc công xỏ con óc vô dây cáp từ dưới lên, vặn con tán lỏng lẻo và không khóa. Lên trời máy bay rung làm con tán rớt ra rồi vì xỏ vô ngược nên con óc cũng rớt ra! May mà có đấng linh thiên nào đó dùng thần giao cách cảm bảo tôi đừng nhào múc. Nếu không thì tôi, Khương và anh Thượng Sĩ chết oan. Sau cùng tôi dùng "trim" bay và đáp an toàn ở Sàigòn.

Thêm hai truyện có thật chứng minh cho thần giao cách cảm. Tôi đọc truyện "Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân - Click vào đây để xem Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân", rồi thêm truyện "Tấm Thẻ Bài" hôm nay. Chỉ cần hai sự việc nầy thôi đủ chứng minh cho tôi thấy thần giao cách cảm là hiện thực. Cám ơn anh HQK12 Trần Văn Ba đã gởi cho tôi truyện "Tấm Thẻ Bài". tth

Sau đây là truyện Tấm Thẻ Bài:

Tấm Thẻ Bài

Tác Giả: Bút Xuân Trần Đình Ngọc

(Thân hữu kể lại cho biết đây là chuyện có thực nhưng người trong chuyện muốn ẩn danh nên phải đổi tên.)


Chị Buôn đứng ngồi không yên. Lòng chị bồn chồn như lửa đốt đến nỗi chị không thiết ăn uống gì mà cũng chẳng muốn nấu cơm cho các con chị ăn. Sự sống còn của gia đình chị bấp bênh quá vì mới thoáng nghĩ đến ngày mai, chị đã rùng mình, người như muốn lên cơn sốt. Xung quanh chị, ngưòi ta cũng lo lắng như chị và có mấy người như chị Thảo, chị Đàm, cô Bé, mấy tuần nay chẳng hiểu đi đâu mà chị không gặp. Ghé nhà coi thì cửa đóng kín, hỏi người kế cận, họ cũng mù tịt, chẳng biết các gia chủ và con cái đi đâu?
> Trong khi tin đồn mỗi ngày một nhiều và toàn là những tin hãi hùng thì tình trạng cấm trại 100% vẫn duy trì cho những quân nhân có nhiệm vụ bảo vệ hậu cứ Sư đoàn 2 Bộ binh ở Chu Lai. Các Trung đoàn tác chiến đã bung ra khắp vùng lãnh thổ trách nhiệm để ngày đêm quần thảo với địch mà quân số và vũ khí hơn ta 10 lần. Cuộc chiến quả là cam go, khốc liệt. Kể từ ngày mất Ban mê Thuột, rồi di tản Pleiku, Kontum, di tản Huế, Đà Nẵng...miền Trung lên cơn sốt chưa từng có trong lịch sử miền Trung. Cơn sốt dữ dằn cái Tết năm Mậu Thân (1968) cũng là một cơn sốt nhớ đời, nó lấy đi mạng sống hàng chục ngàn người, thiêu rụi tàn phá hàng ngàn nóc gia và công thự, nó để lại một tấm khăn sô vĩ đại cho Huế và miền Trung mà mỗi lần nhớ lại chị Buôn còn rùng mình vì cha và hai người anh chị đã chết trong biến cố đó, chết chôn tập thể cùng với cả trăm người ở một cái hố lớn được đào sẵn, nông cời, ở một vùng hẻo lánh ngoại vi Huế. Hai người anh của chị, một là quân nhân, một là viên chức xã ấp VNCH nhưng còn cha chị chỉ là một ông thợ hồ mà cũng tử thương vì một cán cuốc trước khi đẩy xuống hố ở Khe Đá mài.
> Nhưng so ra, cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân quả chưa thấm tháp gì với kỳ này. Dù trình độ học vấn chưa hết bậc tiểu học nhưng nghe mãi radio và thỉnh thoảng qua lối xóm bàn tán, kháo chuyện thời sự, chị Buôn cũng biết Quân đội Mỹ đã rút đi hết, chỉ còn để lại ít Cố vấn để làm việc với các cấp chỉ huy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mà thôi. Súng đạn tiêu thụ, mất mát không thay thế, các cơ phận rời không tiếp liệu; đại pháo, phi cơ không yểm trợ; trực thăng, xe tăng giới hạn xăng, dù đầu óc kém cỏi, quê mùa như chị Buôn cũng thấy Cộng hòa miền Nam Việt Nam khó sống nổi, đâu cứ phải thức giả mới biết!
> Địch chiếm Sa Huỳnh, điểm địa đầu tỉnh Quảng Ngãi với ý đồ chận đường quân dân ta đào thoát vào miền Nam và cô lập hẳn từ Quảng Ngãi trở ra. Hồi đầu năm 1973, địch đã chiếm thị trấn Sa Huỳnh. Theo tin tức thì từ 28-1-1973 cho đến 16-2-1973, Sư đoàn 2 Bộ binh đã tái chiếm Sa Huỳnh với sự yểm trợ mạnh mẽ của hai tiểu đoàn Pháo binh với sáu Pháo đội tác xạ đồng thời gây cho địch những tổn thất lớn về quân dụng và nhân mạng.


> Ngày 15-2-1973, Quốc lộ 1 được khai thông. Một đoàn xe dân sự nối đuôi nhau cả mấy cây số hân hoan lăn bánh trở vào Nam.


> Nhưng đó là năm xưa, chuyện cũ. Giờ đây, giữa tháng 3-1975, địch lại chiếm Sa Huỳnh và cơ hội tái chiếm Sa Huỳnh mỏng manh như sợi tơ nhện giăng trước cửa nhà chị Buôn. Người Mỹ đã định bỏ Miền Nam Việt Nam cho kẻ thù của họ, đã ngại phải đổ thêm quân dụng, quân nhu vào một cuộc chiến dằng dai với số tử vong của binh sĩ Mỹ đã lên tới con số 58,000 người, đã ngại khi phải đối đầu với xe tăng Nga, đại pháo Trung cộng và tiểu liên Tiệp khắc!


> Trưa ngày 22-3-1975, đang lúc chị Buôn đứng ngồi không yên thì anh Buôn về, dáng điệu hớt hải, mặt mày buồn so. Chị Buôn thấy chồng mừng quá muốn la lên, bốn đứa con anh cũng bu lấy bố.
> “Anh ơi!” chị Buôn rên rỉ, “anh cứ đi biền biệt mà tình hình này nguy hiểm quá lắm rồi. Xóm láng giềng họ đi đâu hết trơn. Anh tính sao đây?”
> Ba đứa nhỏ nhất, thằng Tung, thằng Chưởng và con Bi mới 6, 4 và 3 tuổi đeo cứng lấy anh Buôn làm anh phải gỡ tay chúng ra. Đứa con gái lớn nhất của anh chị mới 10 tuổi, con Lệ, phải can thiệp. Nó là đứa con khôn và ngoan nhất của anh chị Buôn. Nó kéo tay hai đứa em:
> “Bi và Chưởng ra đây với chị. Để ba má bàn chuyện.”
> “Anh đã ăn cơm chưa?” Chị Buôn hỏi chồng.
> “Cơm nước gì đâu. Đến bữa không ăn thì đói mà giá có dọn cơm ra đó cũng không nuốt vô. Tình hình bết bát quá. Miền Trung không khéo mất thôi!”
> “Thôi để em nấu mì gói cho cả nhà ăn. Em và các con cũng chưa ăn uống gì.”
> Nói rồi, chị Buôn đi lấy soong đun nước sôi và mở từng gói mì khô bỏ vào soong, múc ra sáu, bảy tô cho mỗi người một tô. Chị vừa ngồi nhìn chồng và các con ăn vừa đút cho con Bi.
> “Má ăn đi! Má để con đút cho nó, má!”
> Lệ buông đũa mặc dù nó vừa bỏ vào miệng được một gắp mì.
> “Con cứ ăn cho no đi. Để má ăn sau cũng được.”


> Anh Buôn ngồi nhìn vợ con muốn ứa nước mắt. Gia đình anh đang yên vui mặc dù với lương Trung sĩ, anh chị vẫn phải hết sức tiện tặn mới tạm đủ. Đồng bạc Việt Nam Cộng hoà kể từ sau vụ Tết Mậu Thân cứ sụt giá đều đều. Trước kia hai đồng bạc mua được bó rau muống, bây giờ bó rau muống cũng phải bốn, năm đồng. Trước kia hai chục một lít gạo vừa, bây giờ giá gấp đôi. Vật giá tăng như thế nhưng lương lính không tăng hoặc chỉ tăng chút đỉnh. May mà có hàng Quân tiếp vụ để lần hồi qua ngày chứ cứ trông vào đồng lương còm cõi của anh thì tặn tiện lắm cũng chỉ đủ cho hai bữa cơm bình dân mỗi ngày. Dù vậy, anh Buôn vẫn thấy cuộc sống có thoải mái. Khi Sư đoàn có lệnh đi hành quân thì đi, sống chết phó thác mặc trời, còn không thì ở hậu cứ canh gác doanh trại, mỗi ngày về ăn cơm cũng được gặp vợ con một lần.


> Bữa ăn quá buồn tẻ mặc dù mấy đứa nhò đều thích mì gói. Chỉ thiếu mấy lá rau cải xanh tươi cho vào ăn đỡ ngán nhưng cả hai tuần nay, chị Buôn đâu có thiết đi chợ đi búa gì. Ngôi chợ xép ở ngay cạnh trại gia binh, mấy hôm nay chẳng biết có ai mang rau cải đến bán không?


> Anh Buôn ăn xong tô mì. Anh giở gói thuốc lá Quân tiếp vụ ra châm một điếu và đi kiếm ly uống nước trà. Chị Buôn hỏi lại câu hỏi vừa nãy mặc dù chị có linh cảm anh không tìm ra câu trả lời.
> “Bây giờ anh tính sao đây anh?”
> Những vết nhăn trên trán anh có vẻ nhiều hơn:
> “Tui rối ruột quá, má con Bi à! Việt cộng đánh khắp nơi loạn xà ngầu mà thiết giáp, pháo binh và nhất là không quân không còn yểm trợ cho bộ binh như trước. Năm mươi phần trăm cũng chả được. Nghe đồn là xăng máy bay, xe tăng và đạn pháo binh đã cạn, người Mỹ chưa tiếp tế sang. Anh em trong tiểu đoàn xôn xao lắm mặc dù cấp trên vẫn trấn an hằng giờ, hằng ngày. Có mấy thằng bạn tui đã đào ngũ. Cấp chỉ huy cũng có nữa. Tui nghe người ta ùn ùn lên tầu ở Đà nẵng để kéo vào Sàigòn, người chết cả mấy trăm vì rớt sông, rớt biển. Hãi hùng lắm, má con Bi à!”
> “Thôi, em bàn với anh,” chị Buôn giọng xác quyết,”Chết một đống hơn sống một người. Nếu ông Trời đến lúc đổn miền Trung này thì cứ cho vợ chồng con cái mình chết chung một huyệt, chứ đừng để người còn kẻ mất đau lòng lắm. Mà em cũng không ưng ở lại sống với họ. Mình là lính Cộng hoà từ bao nhiêu năm nay, kẻ thù không đội trời chung với họ, làm sao họ để yên mình?”


> Hai vợ chồng anh Buôn vừa bàn tới đó thì nghe tiếng gõ cửa rồi một khuôn mặt nhô vào:
> “Buôn đã về đấy hả, tình hình ra sao?”
> Vợ chồng anh Buôn nhìn ra. Đó là Thượng sĩ Sáu, hạ sĩ quan trông coi trại gia binh, hai vợ chồng thường lui tới chuyện trò thân thiết với vợ chồng anh Buôn. Buôn nhìn thấy Sáu liền chạy ra cửa đón vào trong. Tình thế tuyệt vọng này, bất cứ người bạn thân nào cũng quí dù chỉ để nghe một lời an ủi bởi mọi sự nâng đỡ, trông cậy, hi vọng dường như đã cạn kiệt.
> “Vào đây đã anh Sáu. Ủa có cả chị Sáu nữa. Mời anh chị vào đây một chút đã!”
> Con Lệ và hai ba đứa nhỏ vòng tay chào vợ chồng anh Sáu. Chị Sáu xoa đầu con Bi bảo anh chị Buôn:
> “Vợ chồng anh coi bộ bình tĩnh quá trong khi mọi người quýnh quáng hết lên rồi. Không định chạy vào Nam sao?”
> “Chị Sáu ơi,” chị Buôn ôm lấy vai người bạn gái la lên nho nhỏ,”tụi em có biết phải chạy đi đâu đâu. Anh chị có đường, có nẻo nào làm phước chỉ cho tụi em với!”
> Anh Sáu trấn an:
> “Nghe các cấp nói tầu Hải quân đậu ở ngoài biển nhiều lắm. Ngày mai người ta bắt đầu rước binh sĩ và gia đình lên tầu chạy vào Sàigòn.”


> Buôn nhìn Sáu:
> “Sao tôi không nghe gì hết. Mai vào giờ nào vậy anh Sáu?”
> “Chắc từ sáng sớm. Tin phổ biến hạn chế nên nhiều người không biết. Thôi, tụi tui phải đi vài công chuyện nữa. Chào anh chị. Gặp sau nghe!”
> Vợ chồng anh Sáu ra khỏi, chị Buôn hỏi chồng:
> “Tin tức sốt dẻo vậy mà anh không nghe gì sao?”
> “Không ai nói tui hết. Có lẽ họ sợ người ra bãi biển đông quá rồi không đủ tầu mà lên nên phải thân thiết họ mới nói. Tui bàn với má con Bi ở nhà cụ bị quần áo cho lũ nhỏ, chỉ bỏ vào mấy cái túi vải vừa đeo. Chớ chồng chất nhiều, không đeo nổi. Sáng mai tui ở Đại đội về là ra bãi biển Chu Lai. Người ta sống, mình sống. Người ta chết, mình chết. Đã đến nước này thì sợ cũng không được nữa.”


> Nói xong, anh Buôn ôm hôn bốn đứa con rồi tất tả ra đi. Tiếng súng giao chiến giữa hai bên ở xung quanh căn cứ Chu Lai vẫn nổ đều đều, lúc xa, lúc gần. Trại gia binh mọi khi đông vui, mỗi buổi chiều các bà vợ quân nhân ra giếng múc nước, gặp gỡ chuyện trò trước khi về nhà nấu bữa cơm tối cho chồng con. Tiếng hát tân nhạc, cải lương, hò Huế, tiếng đọc tin đều đều từ các máy thu thanh khắp một khu trại hoà lẫn với tiếng trẻ nhỏ nô đùa sau giờ học ban chiều làm trại gia binh mang một bộ mặt tươi vui, đầm ấm. Nay trái lại, người lớn trẻ con đi đâu cả, chỉ thỉnh thoảng mới thấy một người lướt đi như cái bóng. Không khí có vẻ rờn rợn, ma quái, chết chóc thế nào ấy vì nó thiếu hẳn những ánh đèn ấm áp từ trong các căn nhà lấp ló ra đường, ra sân; thiếu hẳn những làn khói trắng ấm áp nhà nhà đun bếp lùa qua cửa sổ và nhất là nó thiếu hẳn một sự an bình trong tâm hồn những trại viên còn đang ở tại trại nghe ngóng tin tức từng giờ từng phút.


> Chị Buôn kiếm được ba cái túi vải và một cái ba-lô nhà binh. Chị nhét vội mấy cái quần áo của lũ nhỏ vào, không quên mấy tờ giấy khai sanh, căn cước. Vài cái chăn mền to và lồng phồng, vài cái nồi niêu để nấu nướng và đồ lặt vặt, chị bỏ lại hết. Duy có thùng mì gói chị cố mang đi để phòng khi đói có cái lót dạ. Chị chia cho anh Buôn cái ba-lô đeo vai và bồng thằng Chưởng; chị đeo một túi xách và bồng con Bi; con Lệ đeo một túi xách, còn thằng Tung không phải đeo gì. Mở ngăn kéo bàn, chị quơ thêm được chai dầu gió xanh, chị nhét vào túi con Lệ để đề phòng cảm mạo.


> Tiếng súng nổ rải rác suốt đêm, cả tiếng trọng pháo và tiểu liên. Mấy đứa nhỏ và chị Buôn chúi vào một cái giường vì quá sợ không dám nằm riêng như mọi khi. Trẻ con dễ ngủ. Nằm êm êm chúng đi vào giấc ngủ. Con Lệ lớn nhất nằm phía ngoài còn con Bi rúc vào lòng mẹ ngủ say.
> Chị Buôn không ngủ nổi vì trăm mối vương vấn bên lòng. Ba má chị ở miền Nam, cả mấy tháng nay không có thư từ. Ba má anh Buôn ở Nha Trang. Chị cầu mong vào được Sàigòn để chị đi Trà Vinh gặp lại cha mẹ. Hoặc có tệ cũng ra tới Nha Trang, nơi gia đình anh Buôn.


> Chị suy nghĩ vẩn vơ cho đến lúc thiếp đi được một lát rồi giật mình tỉnh dậy vì tiếng nổ rất gần của mấy trái hoả tiễn của địch. Sở dĩ chị phân biệt được trái đại bác của ta câu đi và trái hoả tiễn của địch phóng đến vì anh Buôn đã dạy chị. Buôn bảo vợ tiếng nổ ở trong trại gia binh thì chỉ có địch phóng hoả tiễn, B40 hoặc bích kích pháo vào. Tiếng nổ của đại bác ta câu đi nghe nhỏ, chỉ ục một cái. Nghe riết quen, phân biệt được liền.


> Mấy đứa nhỏ cũng bị đánh thức. Đạn nổ gần quá rung chuyển cả cái nhà mỏng manh trại gia binh. Mấy đứa trẻ ôm chặt lấy mẹ. Chúng quá sợ hãi. Chúng mất tinh thần. Mà chẳng riêng chúng, chị Buôn cũng quá sợ. Chính từ những cánh tay và bàn tay gầy guộc, nhỏ xíu đó mà chị còn cảm thấy vững dạ khi nằm đây. Chị cảm thấy cuộc đời sao quá nhiều đau thương và gai góc. Chị thương những đứa con hơn chính thân chị. Chính bởi thương chúng quá nên nghe hoả tiễn của Cộng sản từ xa phóng vào, chị đã có ý nghĩ kỳ cục. Chị mong có một trái rớt trúng cái giường chị và lũ nhỏ đang nằm. Vậy là xong hết. Khỏi buồn phiền, sợ hãi. Khỏi chạy đi đâu cả. Quả đạn rớt lúc có anh Buôn thì càng tốt vì cả gia đình cùng đi một lượt. “Chết một đống hơn sống một người”, ông bà mình đã nói như thế từ ngàn xưa!


> Nhưng trái hoả tiễn không rớt trúng ngay giường chị Buôn như chị ước muốn mà nó rớt ở khu B, phía ngoài. Sau ba tiếng nổ trời long đất lở, có tiếng hét, tiếng khóc, tiếng trẻ con la và tiếng chân chạy thình thịch từ khu A của chị Buôn sang khu B. Chị đoán có người chết và người bị thương vì đạn phóng vào khu gia binh đông đảo vợ con lính và Hạ sĩ quan như thế này, không thể không có chết, một nhiều một ít thôi!


> Trời đã sáng rõ. Những trái đạn không còn rơi ở khu gia binh của chị Buôn nhưng chúng đã xê dịch xa hơn về phía Bắc. Chị Buôn không dám bỏ con để sang khu B xem nhà ai bị trúng đạn nhưng chị nghe tiếng vợ Hạ sĩ Chuyết nói với mấy người ở ngoài đường:
> “Chết trọn hai gia đình vợ con ông Thượng sĩ Chí và Thượng sĩ Lạch, cả thảy mười hai, mười ba người. Bị thương hai nhà hai bên cũng cả chục. Máu me, thịt xương, tay chân vung vãi trông ghê lắm mà nhà cửa đồ đạc tan tành, nát nghếu hết.”


> Tiếng một người khác:
> “Tình hình này rồi ai chôn ai đây? Hai ông Thượng sĩ đi hành quân, lấy ai đi báo cho các ông ấy về chôn vợ con?”


> Chị Buôn cảm thấy đau lòng cho những người xấu số. Như trước đây đã có xe nhà binh chở hòm tới tẩn liệm rồi đưa đi chôn, dù có chết cũng có chỗ để an giấc ngàn thu. Giờ này đám xương thịt bèo nhèo tan nát lẫn với máu me sẽ còn phải nằm ở đó cho đến bao giờ? Ai là người có can đảm và hi sinh đứng ra chôn cất cho những người xấu số đang lúc dầu sôi lửa bỏng này? Ai cũng phải lo vấn đề di tản cho gia đình người ta trước nhất, sau đó mới đến những việc khác. Giả sử những cái xác đó là bố mẹ, ông bà, anh em, con cháu họ chưa chắc họ đã dám hi sinh thời giờ lo chôn cất. Tất cả chỉ vì họ không muốn bị kẹt lại sống với Cộng sản, không muốn con cái họ sống với Cộng sản. Trong 30 năm với ít nhiều hiểu biết về con người Cộng sản, họ đã quá ghê tởm cái chế độ phi nhân coi con người như những dụng cụ không hơn không kém, trói buộc và đối xử với con người như đàn nông súc chỉ biết có mỗi một điều: sản xuất để mang lại lợi nhuận cho bộ máy cầm quyền và đảng viên Cộng sản. Chị Buôn không biết gì về lý thuyết Cộng sản nhưng kinh nghiệm xương máu với Cộng sản thì chị có thừa: cha, hai người anh ruột của chị đã bị Cộng sản giết Tết Mậu Thân 1968.


> Về hai gia đình mới chết, chị Buôn nghĩ dù có dã man đến mấy thì quân Cộng sản cũng phải chừa trại gia binh ra vì toàn là đàn bà, con nít vô tội. Sao họ nỡ bắn hoả tiễn vào trại gia binh như thế? Họ có còn là con người không hay đã mất hết nhân tính xuống hàng thú vật?
> Khoảng 9 giờ sáng, anh Buôn đẩy cửa bước vào nhà, chị Buôn và mấy đứa nhỏ chưa kịp mừng thì anh đã hối, vừa nói vừa thở:
> “Mấy má con đeo đồ lên vai và theo tôi đi!”
> Chị Buôn nhìn chồng:
> “Giờ đi đâu, hả anh?”
> Anh Buôn gắt:
> “Thì nói đi là cứ đi. Đi theo tôi! Không còn giờ để cà rề cà rà!”


> Chị Buôn và mấy đứa con riu ríu đeo túi lên vai. Một cái ba-lô quan trọng thì chị tròng vào vai cho anh mặc dầu ở vai kia, anh đang đeo khẩu M16 và mấy gắp đạn. Cửa khép hờ, vả lại giờ này cũng chẳng biết sao hơn; vợ chồng anh Buôn và mấy đứa con bương bả ra khỏi nhà.


> Hôm đó là sáng ngày 23-3-1975.
> Anh Buôn dẫn vợ con ra mé lộ, vợ chồng con cái xăm xăm đi ra phía bờ biển. Chợt anh thấy một chiếc xe Lam ba bánh đang chạy ngược chiều về phía anh. Chiếc xe Lam của người quen, anh Năm Quảng Ngãi đang bon bon trên đường. Anh Buôn giơ tay chận xe lại, lúc đó Năm Quảng Ngãi cũng đã nhận ra bạn. Anh ta ép sát lề.
> “Anh chị và các cháu đi đâu đây?”
> “Tụi tui ra bãi biển Chu Lai. Anh Năm cho vợ chồng tui và các cháu ra đó được không?”
> “Anh Buôn tính đón tầu Hải quân vào Sàigòn sao?”
> Vốn bạn thân thường nhậu nhẹt với nhau, Buôn phải nói thật, vả lại nhìn bầu đàn thê tử của Buôn, người ta cũng đoán anh định đi đâu.
> “Tui không giấu gì anh, vợ chồng tui và các cháu tính ra bãi biển xem có tầu Hải quân thì vào Nam với ông bà ngoại các cháu mà không được như vậy thì ra tới Nha Trang có gia đình ông bà nội các cháu cũng được.”
> Năm sốt sắng:
> “Lên xe đi, tôi chở dùm anh chị và các cháu ra bãi biển. Nhưng ở ngoài đó giờ này đông lắm rồi. Sáng đến giờ tôi đã chở cả chục chuyến, lại còn mấy xe khác nữa. Có người ngủ đêm rồi ở bãi biển.”


> Vợ chồng anh Buôn và con cái leo lên, chẳng biết sẽ ra sao, thôi đành phó thác cho định mệnh.


> Khi xe tới nơi, Buôn thấy một rừng người mà ngán ngẩm. Tầu nào chở cho hết đám người này? Ở ngoài xa có mấy chiếc tầu Hải quân mầu xám đang đậu và mấy chiêc ca-nô chạy qua chạy lại nhưng với số người đứng kín một bãi biển mà nếu đếm ra có ít cũng hơn vài chục ngàn, tầu bè đâu mà chở cho hết? Dầu sao anh cũng vẫn hi vọng. Nhất là chị Buôn, sống chết gì chồng, các con chị và chị cũng phải rời nơi này.


> Cuộc sống êm đềm của miền Trung từ năm 1954, sau khi chia đôi đất nước đã làm cho tâm tư chị chỉ nghĩ đến những người lính như chồng chị hằng ngày hằng đêm xả thân để bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho Dân chủ,Tự Do, tượng trưng cho An bình, No ấm.


> Anh Buôn bồng con Bi, đeo súng đạn và ba-lô. Chị Buôn dắt thằng Chưởng vì bồng nó một lúc đã quá mỏi. Vai chị đeo cái túi xách trong có bi-đông nước và ít gói mì để có cái mà ăn cầm hơi trên tầu. Con Lệ dắt tay thằng Tung, thằng Tung nắm lấy tay ba má nó vì anh Buôn đã dặn cả nhà cẩn thận kẻo lạc, lúc được lên tầu mà còn thiếu một đứa thì coi như phải ở lại hết.


> Một rừng người xơ xác, mặt mày thất thần như gà phải cáo đứng khít vào nhau nhìn ra biển, chỗ mấy chiếc tầu Hải Quân Quân lực VNCH đang đậu. Không có một tiếng cười dù là của trẻ nít mà chỉ nghe những tiếng bàn tán nhỏ nhỏ của người lớn và thỉnh thoảng tiếng khóc của con nít. Trong cuộc đời của chúng, chúng chưa từng thấy một lần như thế này. Xớn xác, lo âu, hỗn độn, đau khổ và mệt mỏi. Một rừng người đông như thế nhưng không có người đứng ra chỉ huy.


> Người ta lội dần dần ra phía biển để hi vọng lên tầu trước. Ai cũng chỉ nghĩ đến gia đình mình và tìm mọi cách bảo bọc cho chu toàn. Có mấy người đàn bà đứng khóc rưng rức vì lạc chồng, lạc con. Không phải chỉ có gia đình quân nhân Sư đoàn 2 Bộ Binh mà còn đủ mọi thành phần xã hội ở nhiều nơi tụ tập về đây vì nghe đồn tầu Hải Quân Việt Nam Cộng hoà sẽ đón hết đưa vào Nam. Người ta bí mật truyền tai nhau ở Sàigòn sắp có Chánh phủ Hoà hợp Hoà giải Dân tộc gồm ba thành phần: Việt Nam Cộng Hoà, Mặt trận giải phóng miền Nam của Việt cộng và thành phần trung lập, không thuộc phe nào. Có một số chính khách và nhà tu hi vọng mình sẽ đứng trong các thành phần đó để tham gia Chánh phủ, để lại ăn trên ngồi trốc, danh tiếng vang lừng.


> Người ta cũng đồn từ Nha Trang đến Quảng Trị sẽ nhường cho Bắc Việt, sẽ theo chế độ Cộng sản. Còn từ Nha Trang trở vào miền Nam sẽ thuộc Chánh phủ ba thành phần. Vì vậy, cách gì cũng phải rời miền Trung cho sớm để bảo đảm một cuộc sống dễ thở dù là bỏ lại hết mọi thứ. Cuộc di cư năm 1954 đã cho nhiều người cái kinh nghiệm ấy. Mất hết cũng được nhưng còn Tự Do, Dân chủ là còn tất cả. Mất Tự Do, Dân chủ là mất hết.


> Người dân Việt đã mất rất nhiều lần rồi lại bắt đầu làm lại nhưng họ nghĩ chẳng thà như thế hơn là ở lại sống với bọn người phi nhân, tàn độc, mất gốc, tay sai Cộng sản Quốc tế.
> Hoà Hợp hoà giải, họ nghĩ vậy - dù có Cộng sản trong đó - vẫn còn khả quan hơn toàn Cộng sản. Kể từ tháng 7-1954, người dân từ vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương trở vào đến mũi Cà Mau và ra tới tận các đảo Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa đã quá sợ chủ nghĩa Mác Xít, chủ nghĩa sắt máu chỉ đem lại đau khổ, chết chóc, đói rét, nô lệ, lầm than cho người dân.


> Bỗng đám đông ồn ào và náo loạn hẳn lên. Người ta đã nhìn thấy mấy chục người đàn ông bơi ra xa và được ca-nô đón, đưa lên tầu lớn vì tầu lớn sợ mắc cạn không dám vào sát bên trong. Người ta ùn ùn lội ra đồng thời giơ tay vẫy, miệng la oai oái:”Vào thêm tí nữa, tí nữa. Sâu quá chúng tôi không lội ra được.” Hàng trăm, hàng ngàn cái miệng cùng gào, hàng ngàn bàn tay cùng vẫy, hàng chục ngàn đôi mắt cùng hướng ra những chiếc ca-nô đang đón khách. Bây giờ có phép gì phi thân ra tầu lớn để được chở vào Nam thì có lẽ không điều gì trên cõi đời này hạnh phúc hơn!

Anh chị Buôn lúng túng với mấy đứa con, nếu không, hai anh chị thừa sức bơi ra đến ca-nô vì cả hai đều biết bơi, anh Buôn bơi giỏi là khác vì ngày xưa anh theo cha anh buôn bán trên thuyền, đi hết nơi này về nơi kia để kiếm sống, đi sông nước nhiều, anh phải luyện nghề bơi cho giỏi. Đã có lúc anh tính vứt hết súng đạn đi cho rảnh tay để bồng con, từng đứa một, bơi ra ca-nô. Nhưng rồi anh lại ngần ngừ. Khẩu súng này với anh từ lâu nay giống như người bạn chí thiết. Anh ở đâu, súng ở đó; anh đi đâu, súng đi đó. Súng là vị thần bản mệnh vì không có súng, anh không biết xoay xở thế nào khi hữu sự. Súng cũng là người bạn để anh ôm ấp, nâng niu, trìu mến khi vui cũng như khi buồn. Anh nghĩ chỉ khi chết anh mới buông tay súng mà thôi. Và dù nó nặng vì cộng thêm mấy gắp đạn, anh Buôn chịu cực ôm khẩu súng, không nỡ vứt xuống biển.


> Có hai chiếc ca-nô đã vào gần hơn và đón được một số khách ra tầu lớn. Nước lên đến ngang thắt lưng anh Buôn nhưng anh đã cho thằng Chưởng ngồi trên vai, hai chân nó kẹp lấy cổ anh cho chắc. Còn con Bi cũng ngồi trên vai chị Buôn đứng cách anh Buôn mấy bước. Sóng từ ngoài xô vào từng đợt làm người ta giang xa nhau và ngả nghiêng muốn té. Thằng Tung và con Lệ vẫn dắt tay nhau đứng sau bố mẹ, không dám rời nửa bước mặc dù nước đã lên đến cổ thằng Tung và đến ngực con Lệ nơi có tấm thẻ bài của anh Buôn với sợi dây, anh đã tròng vào cổ Lệ từ lúc ngồi trên xe Lam.


> Người ta gọi nhau và gọi những người trên ca-nô ơi ới. Họ không chen lấn tại một chỗ vì ca-nô đi rải rác để bốc những người ra được đến mực nước sâu của ca-nô. Anh Buôn muốn lội ra chỗ sâu hơn cho ca-nô dễ đón như những người đã lên tầu nhưng còn hai đứa con: Lệ và Tung thì sao đây? Anh lấy ra mảnh vải hoa từ chiếc ba-lô đang đeo ở sau lưng mà chị Buôn đã dùng để gói những thứ lặt vặt cho khỏi rơi mất, đem buộc nó vào đầu một cây gậy mà nãy giờ anh dùng để chống đi cho vững. Anh quơ mảnh vải hoa lên trời phất qua phất lại cho người lái ca-nô chú ý. Mảnh vải của anh có công hiệu ngay. Một chiếc ca-nô xề tới làm vợ chồng anh và mấy đứa con mừng húm. Tuy nhiên, người ta đông quá, chiếc ca-nô chưa vào tới chỗ anh thì nó đã đầy người.


> Khi chiếc ca-nô cứu tinh còn cách chỗ anh chị Buôn khoảng vài chục mét thì một tiếng nổ lớn phát ra trong đám đông gần chỗ anh Buôn đứng.

Người ta nhốn nháo cả lên, tiếng người lớn la hoảng, tiếng trẻ con khóc lóc, mọi người chạy dạt cả về phía trong để lộ ra một khoảng trống cho thấy máu loang ra đỏ lòm nước biển, bảy tám người bị miểng lựu đạn cắt trúng người té quị xuống nước trong đó có anh Buôn và đứa con trai trên vai anh.


> Mới đầu người ta đoán rằng có lẽ Việt cộng pháo kích nhưng sau tiếng nổ đó không có nữa. Mấy anh nhà binh thường đi trận mạc thì bảo đó là một quả lựu đạn không biết từ đâu ném hoặc phóng bằng máy tới.


> Chị Buôn thấy chồng và con chết ngay trước mắt nên quá hoảng kinh. Chị lùi lại phía sau theo phản ứng tự nhiên nhưng rồi chị lại bước tới ôm lấy xác chồng và xác con. Chị lúng túng với đứa con ngồi trên vai nên không biết con Lệ đã bị sóng cuốn ra phía ngoài còn thằng Tung mới bị sặc nước thì may mắn được một người đàn ông đứng gần đó đưa vào bờ. May mắn nó vẫn còn sống nhưng kiệt lực nằm đó với đám người đã chết.


> Dăm sáu anh quân nhân xúm lại kéo bố con anh Buôn và những người đã chết vì trái lựu đạn vào bãi cát để nằm đó. Thân nhân bu lại khóc lóc thảm thiết còn đám đông vẫn theo dõi những chiếc ca-nô cứu tinh để may ra có được cơ hội lên tầu.


> Khi chị Buôn trực nhớ đến con Lệ thì chẳng thấy nó đâu cả. Chị hoảng hồn dáo dác kiếm. Chị để anh Buôn, thằng Chưởng và thằng Tung nằm đó, gửi con Bi cho người đàn bà cũng có con chết đang ngồi đó, xong chị trở xuống biển chỗ lúc nãy vợ chồng con cái chị đứng, chị khua chân quơ tay xem xác con Lệ có còn dật dờ ở đó không vì chị tin chắc nó đã chết sau tiếng nổ dữ dội vừa nãy. Có mấy người đứng xung quanh đó cũng tìm giùm cho chị nhưng một người đàn ông đứng gần đó nói:

“Con bé khoảng 9 hay 10 tuổi mặc cái áo xanh, quần đen, cổ có đeo cái thẻ bài của lính là con chị sao? Nó được một người trên ca-nô nhào xuống nước bơi vào vớt nó đưa lên ca-nô ra tầu lớn rồi. Thật là may mắn cho nó!”

Chị Buôn khóc rưng rức, nước mắt đổ ra như suối:

“May mắn gì đâu ông. Cả nhà tôi 6 người, chồng tôi và một đứa con chết, xác còn nằm trên kia, tôi và hai đứa em nó sống dở chết dở, chỉ có mình nó lên tầu, cũng coi như mất tích. Chẳng thà người ta đừng bắt nó đi mà để nó lại cho tôi vì tôi chỉ có nó là lớn.”


> Mấy chiếc ca-nô rước thêm được khoảng vài trăm người nữa đưa ra mấy chiếc tầu lớn rồi người ta kéo những chiếc ca-nô lên và tầu chạy ra khơi.

Đám đông di tản hụt ở bãi biển Chu Lai tản mát dần vì nghe nói bộ đội Cộng sản sắp đến. Nhờ mấy anh em nhà binh quen biết cũng trong trại gia binh giúp đỡ, chị Buôn mua săng ván làm lễ an táng cho chồng và đứa con thân yêu, bạc số rồi ba mẹ con thu nhặt đồ lặt vặt ra khỏi Khu Gia binh trước khi cán bộ Cộng sản đến đuổi nhà. Chị cố quên Lệ đi vì mỗi lần nhớ đến nó, chị lại khóc.


> ***

Lệ được đưa lên tầu Hải quân với chiếc thẻ bài đeo toòng teng nơi ngực. Người ta thấy có khắc tên: Lê văn Buôn Số quân: ..... Họ hỏi Lệ. Lệ nói đó là tên ba nó, ba Buôn của nó, bị lọt lại với má và ba đứa em tại bãi biển Chu Lai. Mới đầu Lệ sụt sùi khóc nhưng có người đàn bà ngồi gần bảo nó khóc không ích gì. Nó cắn răng nghe lời bà này, làm theo những gì người ta chỉ bảo. Tiếng nổ làm cho nó ù tai nhưng cái sợ làm nó quên cả. Kể từ lúc quả lựu đạn nổ, nó gần như mê đi cho đến khi có người vớt nó đưa lên ca-nô rồi lên tầu.


> Người vớt nó lên ca-nô và đưa nó lên tầu, nhận nó là con nuôi là một Thiếu Uý Hải quân mới ra trường. Sau thời gian huấn luyện dài đằng đẵng, tim anh còn đầy ắp tình người dành cho đồng hương và cả nhân loại. Ước mơ của anh là những chuyến hải hành xa, đi đến chân trời góc biển, đi đến những đô thị lớn hoa lệ, nguy nga, ngợp ánh đèn về đêm và nườm nượp xe cộ, người đi bộ trên hè phố ban ngày.


> Anh tên Lê trọng Nghĩa, 28 tuổi, quê quán ở miệt Thủ dầu Một, ra trường với hạng cao trong số hơn 60 sinh viên tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và hiện là một sĩ quan ưu tú của Giang đoàn 240 đóng ở miền Trung. Nghĩa hiện còn độc thân, anh chưa hề nghĩ đến chuyện lấy vợ. Anh nghĩ có thể phải 35 tuổi trở lên anh mới lập gia đình. Vợ con vào, một người Sĩ quan Hải quân nói riêng, một Sĩ quan hàng hải nói chung không thể đi đây đi đó được. Mà làm cái “nghề biển” như thế lại ru rú ở xó nhà thì đi Bộ binh cho xong.


> Chiếc tầu Nghĩa và Lệ về đến bến Bạch đằng Sàigòn vào tuần đầu tháng 4-1975, đang lúc Sàigòn lên cơn sốt y như miền Trung mấy tuần trước. Nghĩa đưa Lệ đến gửi vợ một người bạn trong trại Sĩ quan bến Bạch đằng, lại gửi tiền và nhờ Xuân Hà, tên vợ người bạn, đi mua sắm quần áo và những thứ cần thiết hàng ngày cho Lệ. Xuân Hà nhìn Nghĩa rồi nhìn Lệ và hỏi nhỏ Nghĩa:

“Con bé xin được ở đâu mà xinh quá vậy? Tốn vài tạ gạo nữa là đã ra dáng tiểu thư rồi. Anh lựa hay lắm.”

Nghĩa nghiêm nét mặt bảo Xuân Hà:

“Chị đừng nghĩ vậy. Ba má nó và ba đứa em còn kẹt lại Chu Lai. Chỉ có mình nó được tôi cứu lên tầu. Tôi nhận nó làm con nuôi.”

Xuân Hà tính đùa thêm một câu nhưng thấy mặt Nghĩa lạnh như tiền nên không dám cợt nhả nữa.


> Ngày 28-4-1975, Nghĩa lại mang Lệ lên một chiếc tầu Hải Quân HQ thực lớn để chạy sang Guam. Nghĩa con một, cha mẹ Nghĩa đã lớn tuổi muốn sống và chết ở Thủ dầu Một nên không đi mặc dầu trong thời gian ở Sàigòn, Nghĩa đã cải trang về thăm và mời ông bà đi.


> Sau 5 tháng ở trong trại tạm cư ở Guam, Nghĩa và Lệ được một nhà thờ bảo trợ đi South Carolina. Từ đây, Nghĩa xin Basic Grant của tiểu bang để vào Đại học học Kỹ sư cơ khí. Ngoài giờ học, Nghĩa đi làm part time cho tiệm Sears ở downtown để lấy tiền chi phí ăn ở cho hai cha con. Nghĩa xin cho Lệ vào học ở trường tiểu học địa phương, có xe bus nhà trường đưa đón mỗi ngày và ăn sáng, ăn trưa miễn phí vì hai cha con Nghĩa chưa có lợi tức. Nghĩa chỉ thêm bài vở cho Lệ mỗi buổi tối sau khi cơm xong. Lệ thông minh nên học rất nhanh. Để giúp ba Nghĩa, nó biết đặt nồi cơm điện, luộc rau, luộc trứng, làm những món giản dị rồi chờ ba Nghĩa về ăn cơm.


> Mặc dầu vào ngang thiếu căn bản 4 lớp đầu (học trình Hoa Kỳ), nhưng Lệ đã học xong lớp 5 Việt Nam, Lệ học lại với ba Nghĩa và một cô giáo Mỹ dạy kèm (tutor) tất cả những gì cần thiết chưa được học ở các lớp dưới, nhất là Anh ngữ, vì vậy Lệ tốt nghiệp Trung học lúc mới 17 tuổi với điểm trung bình 4.0, một thành tích vượt mức ngay với học sinh bản xứ.


> Nhiều lúc Lệ nhớ ba má, nhớ các em day dứt nhưng nghe ba Nghĩa khuyên, Lệ phải cố quên. Lệ cũng nghĩ và tự nhủ lòng, có khóc, có nhớ ba má và các em cũng không làm được gì, chỉ cản trở việc học. Đã từng ở trong cảnh nghèo của cha mẹ ở Việt Nam, Lệ biết được đi học thế này là một diễm phúc vì vậy Lệ cố gắng và chăm chỉ hết mức. Ba Nghĩa cũng khuyên Lệ, sau này có thể có bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khi ấy Nghĩa sẽ tìm cách hỏi thăm tìm ra tung tích ba má và các em Lệ. Lệ nghe thế lại tạm yên lòng và hi vọng.


> Mùa Thu năm đó, Lệ vào trường Đại học Y khoa South Carolina. Sau 3 năm, Lệ lấy Cử nhân Sinh Vật học với lời khen của Hội đồng Giám Khảo. Lệ chuyển qua học ngành Nhãn Khoa (Opthalmology). Năm 1990, Lệ đậu bằng Bác sĩ Nhãn Khoa hạng tối Ưu với lời ngợi khen của Ban Giám Khảo. Lệ được mời dạy môn Nhãn Khoa cho Sinh viên cùng trường. Lệ hỏi ý kiến ba Nghĩa, sau đó Lệ xin khất cho đến khi trở về từ Việt Nam.

***


> Tốt nghiệp xong, Lệ bàn với ba Nghĩa, lúc này đã có vợ và một đứa con trai 2 tuổi, ba Nghĩa đồng ý, Lệ đi mua vé máy bay về Việt Nam tìm cha mẹ và các em. Sau hơn 10 năm bế quan toả cảng cả nước sắp chết đói, lúc này (từ 1985) chế độ bắt buộc phải mở cửa cho kinh tế thị trường nên cũng dễ dàng cho Lệ đi lại.


> Lệ và một người bạn thân về đến Chu Lai vào một buổi chiều mùa Hạ năm 1990 sau khi đã lặn lội đi bằng đủ thứ xe từ Sàigòn ra miền Trung. Sau 15 năm, quang cảnh cũ đã thay đổi nhiều. Có những căn nhà mới mọc lên nhưng cũng có nhiều căn trại cũ biến mất. Chỉ có bãi biển, trông vẫn như trước mặc dù có nhiều hàng quán mọc lên bán thức ăn, thức uống cho du khách. Trại Gia binh ngày nào không còn. Lệ muốn được gặp lại những người hàng xóm của ba má Lệ ngày xưa như vợ chồng bác Sáu, vợ chồng chú Đàm, vợ chồng cô Bé...để hỏi thăm về cha mẹ và các em nhưng đi quanh quanh làng xóm, Lệ không kiếm ra một người quen cũ.


> Lệ đeo cái thẻ bài vào cổ như ngày 23-3-1975 ra bãi biển Chu Lai, nhà nào Lệ cũng vào hỏi thăm và cho con cái họ quà bánh Lệ đem từ Hoa Kỳ về, giơ chiếc thẻ bài cho họ coi và hỏi thăm xem có ai biết ba má và các em Lệ không? Nhưng tuyệt nhiên không ai biết. Vốn đã có định kiến, Lệ xin phép chính quyền sở tại, không quên quà cáp cho họ, để mở phòng mạch khám mắt miễn phí cho mọi người. Một Nữ bác sĩ Hoa Kỳ, cô Ruthie O’Brien, bác sĩ gia đình, vốn là bạn thân và cùng ra trường một ngày với Lệ, cùng đi với Lệ về chơi thăm miền Trung Việt Nam, nhân dịp cũng bỏ đồ nghề ra khám bệnh và cho thuốc cùng những lời khuyên hữu ích để phòng ngừa bệnh tật. Các gia đình đến khám mắt và khám tổng quát, nhất là những ông già bà cả đều được hỏi về Trung sĩ Lê văn Buôn, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Bộ binh vào tháng 3 năm 1975 nhưng không một ai biết. Mỗi buổi chiều khi khám bệnh xong, Lệ và Ruthie thường ra bãi biển Chu Lai ngồi ngắm sóng và ngắm hoàng hôn trên biển, nghe những tiếng rì rào của sóng biển chạy vào bờ rồi lại trườn ra xa. Thấy bạn buồn vì không tìm ra gia đình, Ruthie lựa lời khuyên nhủ và hỏi Lệ có còn muốn đến nơi nào khác để kiếm không? Lệ nghĩ chỉ có hai nơi khác ba má Lệ có thể ở là Nha Trang, quê của ba và Trà Vinh, quê của má. Lệ nói cho Ruthie nghe những nơi Lệ hi vọng nhiều nhất, sau đó Ruthie khuyên Lệ nên đi Nha Trang.


> Nha Trang không hứa hẹn nhiều cho việc tìm kiếm vì Lệ đã đến đây gần một tuần, đi khắp nơi hỏi nhưng không ai biết cựu Trung sĩ Lê văn Buôn và vợ con.

Lệ thất vọng hoàn toàn, thầm nghĩ chỉ còn một nơi nữa là Trà Vinh. Nếu tại Trà Vinh cũng không có tung tích thì coi như gia đình Lệ đã bị tiêu tán trong hoặc sau ngày 23-3-1975. Nghĩ đến đó, Lệ cảm thấy buồn muốn khóc. Ba má và các em đi hết chỉ để lại mình con thôi sao, thế thì con có sống cũng mang mối u hoài đau khổ ấy suốt đời! Thà con ở lại nhà chia sẻ những đau khổ với ba má và các em rồi chết chung một huyệt cũng là xong một kiếp người. Lệ buồn khôn tả và khóc mỗi đêm về nhưng không dám cho Ruthie biết.


> Một buổi sáng, Lệ cùng Ruthie mướn một chiếc xe hơi với tài xế để đi thăm Hòn Chồng, nơi thắng cảnh đẹp có tiếng của Nha Trang. Thật ra Lệ không còn tâm trí đâu ngoạn cảnh vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng để chiều Ruthie, Lệ cho Ruthie đi nơi này nơi kia chụp hình lưu niệm và dọc đường có thể tìm vào các quán ăn ngon, các khách sạn sang trọng mướn phòng ngủ qua đêm. Lẽ ra trong chuyến đi này, Lệ mang theo vị hôn phu là bác sĩ Vĩnh quang Dũng, chuyên khoa bệnh tiêu hoá, tốt nghiệp trước Lệ 3 năm và hai người quen nhau khi cùng làm việc trong một bệnh viện nhưng Dũng phải đi Á căn Đình dự một Đại Hội Y Khoa toàn cầu về bệnh tiêu hóa, đại diện cho Bộ Y Tế Hoa Kỳ.


> Còn vị hôn phu của Ruthie có cha già đang nằm bệnh viện chữa trị bệnh tiểu đường nên anh cũng không thể theo Ruthie đi du lịch Việt Nam được.

Sau khi đã dạo chơi bãi biển hơn hai tiếng đồng hồ, Lệ đề nghị tài xế chở vòng qua con đường phía sau, nơi đây lưa thưa có dăm cái nhà trên bãi cỏ hoang. Phong cảnh quá tiêu sơ và u buồn, không có bóng một đứa trẻ. Lệ và Ruthie bàn với nhau đi xuống cuối con đường rồi trở lại, trở về thành phố Nha Trang.


> Mới đi thêm một khoảng ngắn, đột nhiên chiếc xe bốc khói ở máy. Tài xế vội cho xe ngừng lại và kiểm soát máy thấy máy cạn khô không còn một giọt nước. Anh ta hoảng hồn tắt máy và ngơ ngáo đi tìm xung quanh để kiếm nước châm vào máy. Đó đây, ngoài con lộ đắp bằng đất đỏ thì toàn là gò đống và bụi cây mọc lưa thưa, tít tắp xa mới thấy vài mái tranh hiện trên nền trời xanh lơ. Lệ và Ruthie phải ngồi chờ dưới gốc cây cho bớt nắng trong khi bác tài lội bộ đi tìm nước.


> Chợt Lệ trông thấy một đám người lố nhố trên một cái gò, cách xa Lệ khoảng 400 mét. Lệ chợt nghĩ hay là họ đào huyệt chôn người chết như hồi còn bé Lệ đã thấy ở Chu Lai nhưng sao không nghe tiếng khóc cũng không thấy quan tài.Trí tò mò thúc đẩy Lệ vào đó coi xem sao. Lệ cũng có ý nghĩ giúp đỡ công việc họ đang làm, nếu họ quá nghèo, cần đến một, vài chục đô-la của Lệ.


> Lệ nói cho Ruthie nghe ý nghĩ của mình, bảo Ruthie ngồi đó chờ mình nhưng Ruthie không chịu, đứng lên cùng đi với Lệ. Hai cô gái cứ tưởng gần và ruộng khô, nào ngờ coi vậy nhưng khoảng cách khá xa và có những chỗ nước ngập mắt cá, hai cô phải tháo giầy cầm trên tay để đi.

Khoảng sáu, bảy người vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ cắm cúi nhìn vào một cái lỗ huyệt đang đào do 4 thanh niên khoẻ mạnh, người cầm xẻng xúc đất đổ vào mê tre, kẻ bê đất đổ lên bờ, để dần dần hiện ra tấm nắp thiên bằng gỗ đen sì một cái quan tài.


> Từ xa lội tới, hai cô gái đã bị những cặp mắt tò mò của đám người trên gò nhìn thấy và theo dõi. Khi hai cô tới gần, tất cả đều ngừng tay nhìn chằm chằm như nhìn một hiện tượng lạ.

Họ quá lạ lùng bởi từ xưa đến nay chưa có người ngoại quốc nào ăn mặc đẹp đẽ thế kia - đám người cho rằng cả hai cô là gái Mỹ, Pháp, Anh, Úc chi đó, lại lội ruộng vào cái gò này để coi cải mả.

Phải, họ đang cải mả. Họ đào cốt người thân chết đã lâu năm, bỏ sang một cái tiểu sành, kiếm chỗ thuận tiên, gần gũi hơn đặt xuống.


> Lệ mở lời khi nhìn một người đàn bà lam lũ, già yếu, mặt mày nhăn nheo:

“Chào các bác, các chú, các anh, các chị. Cháu là người Việt sống tại Hoa Kỳ về thăm quê hương. Các bác, các chú đang cải táng cho thân nhân, phải không ạ?”

Nghe cô con gái nói tiếng Việt, cả đám người thật ngạc nhiên. Sao cô gái trông như Mỹ này, chỉ khác mớ tóc đen, lại là người Việt, nói tiếng Việt thạo quá. Họ bỏ xẻng cuốc đứng vây xung quanh hai cô gái. Người đàn bà lớn tuổi trả lời:

“Phải, người ở dưới huyệt là chồng tôi, chết từ năm 1975.”

Lệ nghe giọng nói người đàn bà có điều ngờ ngợ nhưng chưa dám tin là mình có thể đúng. Nhân tiện, cứ hỏi thăm xem có ai biết được ba mình không? Lệ chìa tấm thẻ bài đeo trong ngực áo ra cho họ coi, nói:

“Tấm thẻ bài này của ba tôi. Tôi không biết gia đình ông còn sống không và nay ở đâu. Ông tên là Trung sĩ Lê văn Buôn.”

Người đàn bà trân trối nhìn Lệ xong ngập ngừng nói:

“Thế này thực không phải. Xin lỗi...Có phải tấm thẻ bài này của lính Việt Nam Cộng hoà và cô là ...Lệ phải không?”

Điều Lệ nghi ngờ đã đúng. Giọng nói người đàn bà và nhìn kỹ từ đầu đến chân, Lệ thấy đúng là má Lệ, không còn sai vào đâu được. Lệ ôm chầm lấy bà khóc rưng rức:

“Má ơi! Con đây, Lệ của má đây. Má còn nhận ra con không?”

Bà Buôn, phải, vì người đàn bà đó chính là vợ goá của Trung sĩ Lê văn Buôn, càng ôm chặt Lệ hơn. Bà rên rỉ:

“Lệ ơi, má đâu có ngờ Trời Phật còn cho gia đình mình ngày hôm nay. Người nằm dưới huyệt kia chính là ba con đó. Quả lựu đạn ngày 23-3 đã giết ba và thằng Chưởng. Còn lại hai đứa đứng kia, thằng Tung, con Bi giờ đã lớn từng đó.”


> Lệ quay ra ôm hôn đứa em gái và thằng em trai. Chúng cũng xúc động nhưng không xúc động bằng má Lệ và Lệ vì khi xẩy ra biến cố tan nát gia đình, chúng còn quá nhỏ.

Bà Buôn hỏi Lệ:

“Con đeo tấm thẻ bài này 15 năm nay để đi tìm ba má và các em phải không?”

“Dạ, đúng thế má. Con đi tìm ba má và các em vì con đâu biết ba đã hi sinh ngày hôm đó.”

Ruthie đứng ngó mấy mẹ con ôm nhau cũng xúc động nhưng trong ánh mắt cô đọc thấy những tia sáng hân hoan vô bờ của bạn và của mẹ của bạn. Chuyến đi hoàn toàn thành công quá sức mong mỏi, cô lẩm bẩm.


> Bốn thanh niên lại tiếp tục đào. Họ cậy tấm nắp thiên. Bộ xương người đen sì lõng bõng nước. Ruthie nhìn thấy sợ quá phải đứng tránh ra xa. Cô đã quen với xác chết trong các bệnh viện nhưng không phải là bộ xương đã rữa mục này. Lần đầu tiên Lệ nhìn thấy bộ xương cải táng nhưng Lệ không sợ mà Lệ muốn đứng thật gần để nhìn cho rõ hình hài của người cha đã sinh ra mình. (dunglac.org)


> Khi má Lệ hỏi Lệ vì sao biết mà vào đây. Lệ thuật lại từ đầu tới cuối, vì sao xe phải ngưng lại, bác tài xế phải đi kiếm nước đổ vào máy xe để đi tiếp v.v...


> Bà Buôn thắp lên mấy cây nhang và hai ngọn nến trong khi mấy người đàn ông đổ rượu trắng ra cái chậu sành và rửa từng khúc xương cho sạch, lấy giấy bản lau khô xong xếp vào một cái tiểu sành mầu đất nung đỏ quạch. Trong số người lo chuyện cải táng, có chú Năm thợ hồ có nhiều kinh nghiệm. Chú vừa làm vừa chỉ dẫn cho mấy anh thanh niên làm. Chú nói:

“Tôi học nghề cải táng từ năm mới 16 tuổi mà năm nay đã 55, coi như 39 năm trong nghề mà tôi chưa thấy một vụ nào lại linh thiêng như Trung sĩ Buôn đây. Nghe cháu Lệ vừa nói thì cháu đã để tâm tìm ba má cháu nhiều năm nhưng không ra tung tích; đến bữa nay hồn thiêng Trung sĩ dun dủi làm cho chiếc xe hơi đang chạy ngon lành bỗng hết nước ở ngay khúc đường này, xe bốc khói xuýt cháy máy và từ đó cháu Lệ mới có cơ hội lặn lội vào cái gò này vì tính tò mò và cũng vì tính thương người, muốn giúp đỡ người nghèo. Vì thế mà Trời Phật không bỏ cháu.”


> Bác tài xế đã lặn lội đi xin được một bình nước đổ vào xe. Thay vì hai thanh niên phải khiêng chiếc tiểu sành, giờ này chiếc tiểu sành được bỏ lên xe, mọi người về nghĩa trang gần nơi cư ngụ của gia đình bà Buôn.


> Nghe Lệ kể sơ lược từ lúc được ba Nghĩa nuôi vớt lên tầu và được học hành ở Hoa Kỳ, hiện đã là một bác sĩ Nhãn khoa Hoa Kỳ, tiền bạc dư dả, tương lai sáng lạn, bà Buôn quá sung sướng lại khóc. Bà chạnh lòng nghĩ đến người chồng bạc phước đã chẳng được sống thêm để nhìn thấy sự thành công của đứa con gái ông yêu quý nhất đời.


> Huyệt mộ cho cái tiểu sành đựng nắm xương của người cha bạc số của bác sĩ Vivian Le đã đào xong, nhỏ và nông nên đào rất nhanh. Lần này nó không nằm trên gò đất chung quanh là sa mạc sỏi đá, cây cỏ hoang vu mà ở trong một nghĩa trang đẹp đẽ bên ngoài thành phố Nha Trang.

Khoảng 4 giờ chiều, mọi việc hoàn tất, bà Buôn, Lệ và hai đứa em của Lệ thắp hương, sụp quỳ, vái lậy, khấn khứa. Lệ cố hết sức giữ cho khỏi quá xúc động nhưng khung ảnh trắng đen của cha Lệ trước mặt lúc nào cũng như đang nhìn Lệ âu yếm làm Lệ tràn nước mắt và cái ngày độc địa 23-3-1975, tại bãi biển Chu Lai, lại hiện rõ mồn một như Lệ đang đứng sát bên cha Lệ, bám vào tay ông cho khỏi sóng đánh ra xa.

Nỗi buồn năm xưa dù chưa quên được nhưng hiện tại vẫn là đáng sống. Mẹ con bà Buôn đành phải khép lại trang sử đẫm máu của gia đình và của xóm giềng, thân thuộc để xây dựng ngày mai tươi sáng hơn.

Lệ đã đưa tiền cho má và em đi chợ mua các thức ăn về làm một bữa cơm đãi đằng chòm xóm và những người thân thuộc, trả công hậu hĩ cho những người cải táng hôm đó. Ai cũng tấm tắc khen sao lại có cái thần giao cách cảm đó để mà đến đúng chỗ, đúng lúc, gặp lại mẹ và em và nhìn được hài cốt của cha. Chuyện thực mà khó tin, xẩy ra như trong một giấc mơ.


> Nhờ có nghề nghiệp cao và lợi tức vững vàng lại công dân Mỹ của Lệ, hơn hai năm sau bà Buôn và Tung, Bi đã đoàn tụ với Lệ ở Hoa Kỳ.

Bà Buôn lập một ban thờ, một bên để tấm ảnh cuối cùng của thằng Chưởng khi nó 3 tuổi, một bên treo tấm thẻ bài, ở giữa ban thờ là bát hương, có bài vị và khung ảnh đen trắng của Trung sĩ Lê văn Buôn, người Chiến sĩ kiêu dũng VNCH đã hi sinh vì Tổ quốc, người chồng, người cha thân yêu vẫn luôn luôn như đang mỉm cười với vợ và các con!