Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Friday, April 26, 2019

Lạnh Trọn Đêm Mưa - Phương Ý


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Lạnh Trọn Đêm Mưa/Ca sĩ Phương Ý

Monday, April 22, 2019

Dư âm của chuyến đi Bhutan - Chị Bảy


Từ trái: Thư, Thái, Loan.
Hình nầy có người chụp trong chuyến đi Bhutan vừa rồi và gởi cho tôi.
Chủ yếu của tôi trong chuyến đi Bhutan là tìm thư giãn cho tâm hồn. Cô Thư, cô Loan là hai cô làm tôi cười nhiều nhất trong chuyến đi nầy. Tôi cảm thấy may mắn khi tôi gặp hai cô trong chuyến đi. 

Tôi đang nhậu whisky với hai cô người Bhutan!

Thursday, April 18, 2019

Phượng Yêu - Ngọc Hạ, Thiên Tôn


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Phượng Yêu - Ngọc Hạ/Ca sĩ Thiên Tôn

Saturday, April 13, 2019

Sao vẫn Còn Mưa Rơi - Vân Khánh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Sao vẫn Còn Mưa Rơi/Ca sĩ Vân Khánh 


Monday, April 8, 2019

Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên - Thanh Ngọc


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên/Ca sĩ Thanh Ngọc

Thursday, April 4, 2019

Tàu Đêm Năm Cũ - Ý Linh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tàu Đêm Năm Cũ/Ca sĩ Ý Linh


Monday, April 1, 2019

Tham quan Bhutan - Chị Bảy


Bhutan là xứ được mệnh danh là "Kinh đô trên mây", "Đất nước hạnh phúc nhất thế giới".

Bhutan có vị trí nằm ở giữa Trung Quốc và Ấn Độ, có diện tích 38394km2, dân số 797765 (2016). Ngôn ngữ truyền thống là tiếng Tạng nhưng ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Kinh tế Bhutan chủ yếu là khai thác thuỷ điện bán cho Ấn Độ. Đất nước nầy theo chế độ quân chủ lập hiến, có vua và nghị viện. Nơi đây vẫn giữ được nền văn hoá Phật giáo Himalaya truyền thống còn sót lại duy nhất trên thế giới.

Bhutan tuy bị cô lập bởi vị trí địa lý do phần lớn diện tích là đồi núi cao nguyên, song lại rất hấp dẫn với du khách bởi đây là nơi duy nhất không tính toán GDP (Gross Domestic Products) mà chỉ tính tới chỉ số hạnh phúc của người dân GNH (Gross National Happiness).

Mấy năm qua, tôi muốn tham quan Bhutan, nhưng tôi tìm bạn đồng hành với tôi khó khăn quá vì tour nầy giá 60 triệu VND cho một người, số tiền khá cao cho người ở Việt Nam. Cũng có lúc tôi muốn đi Bhutan, nhưng tôi sợ cao độ ở Bhutan sẽ làm tôi bịnh. Tham quan Bhutan có đi qua đèo Dochula ở cao độ trên 10 ngàn bộ (3100m). Ngoài đèo Dochula, Bhutan trung bình có cao độ dưới 10 ngàn bộ. Tôi chỉ sợ trên 10 ngàn bộ, thiếu oxy, người lớn tuổi như tôi sợ chịu không nổi. Nhưng năm nay tôi liều mạng quyết định đi Bhutan, nếu chần chờ tôi sẽ không bao giờ được đi Bhutan vì tour không nhận người 80 tuổi trở lên đi Bhutan!

Tôi quyết định ghi tên mua tour đi Bhutan một mình với quyết tâm, tôi có bỏ mạng ở Bhutan trong chuyến đi nầy, tôi cũng vui. Tôi sợ đi một mình buồn, nên tôi gởi email cho KQ63A Lê Tấn Phát bồ tèo của tôi đang sống ở Mỹ để cầu may với nội dung như sau "Phát ơi, ngày mai tao đi đóng tiền cọc đi Bhutan, mầy về VN đi với tao cho vui!" Rồi Phát trả lời email của tôi ngay.

Trời! Phát đang ở Việt Nam. Phát đang đưa con về du lịch các tỉnh ở Việt Nam và Phát hứa đi Bhutan với tôi. Cái gì vậy? Mấy lần trước kia, tôi và Phát bàn tính dự trù đi Bhutan nhưng không thành. Lần nầy không có bàn tính dự trù gì hết, vậy mà thành công. Tôi nghi bà xả tôi ở cỏi trên, âm thầm sắp sếp cho tôi đi Bhutan với Phát vì sợ tôi đi một mình buồn. Anh cám ơn em!

Bản đồ Bhutan.

Bhutan giáp ranh với Tây Tạng (Tibet). Tây Tạng là xứ có cao độ cao nhất thế giới, cao độ trung bình là 16000 bộ. Bhutan nằm lọt thỏm khép mình giữa trập trùng rừng núi của dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas) cao nhất hành tinh, có nơi cao tới 8000m (26246 bộ). Chính cao độ khủng khiếp chết người của những vùng giáp ranh với Bhutan làm tôi lo sợ Bhutan!  

Quốc Vương và Hoàng Hậu đang mặc quốc phục.

Quốc phục cho nam giới thì được gọi là "Gho" và cho nữ giới thì được gọi là "Kira". Người dân Bhutan được mặc quốc phục từ lúc lên 3.   

Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm, bình thường người dân mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính. 

Quốc phục Bhutan, chỉ khác nhau về chất liệu, trang trí.

Tham quan Bhutan ngày thứ 1.

Đoàn gồm có 15 người tính luôn 1 tour guide. Đúng 14:00 đoàn tập họp ở phi trường Tân Sơn Nhất, để check-in Air VietNam để đi Bangkok. Đoàn ngũ lại Bangkok một đêm, rồi sáng sớm hôm sau đi Bhutan. 

Đoàn đang ngồi chờ lên máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhất.
Tour guide mặc áo vàng. Anh chị KQ63A Lê Tấn Phát ngồi bên tay mặt tour guide.

Đoàn vừa xuống phi trường Bangkok.

Anh chị Phát đang ăn tối trong phi trường. 
Vừa xuống phi trường Bangkok, lấy hành lý xong, tour guide đưa đoàn đi ăn tối trong phi trường.  

Ăn tối xong, tour guide đưa đoàn đến hotel Novotel gần phi trường Bangkok ngũ lại một đêm, để sáng sớm hôm sau đi Bhutan.  

Tour guide đang check-in cho đoàn ở hotel Novotel.

Tham quan Bhutan ngày thứ 2.

Thái ở phi trường Bangkok.
Đoàn ngũ lại Bangkok đêm đầu, rồi 3 giờ sáng hôm sau, đoàn phải ra phi trường để đi Bhutan.

Rạng Đông ở phi trường Bangkok.

Chàng thanh niên người Bhutan, ngồi cạnh tôi trong chuyến bay từ Bangkok tới Bhutan. Anh chàng nầy nói tiếng Anh rất vững. Anh đang đắp mền màu vàng của Airline.

Trên đường bay từ Bangkok đến phi trường duy nhất Paro của xứ Bhutan, máy bay, bay dọc theo dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Đây là dãy núi cao nhất hành tinh, có nơi cao tới 26246 bộ. Trên đỉnh núi tuyết phủ trắng xoá. Hình nầy tôi chụp từ cửa sổ máy bay. Núi có độ cao ngang ngữa với độ cao của máy bay Airline!  
     
Hình dãy núi Hy Mã Lạp Sơn được tôi chụp từ cửa sổ máy bay hành khách.

Máy bay xuống thấp sắp đáp phi trường Paro.

Máy bay vừa đáp xuống phi trường Paro.

Anh chị Phát.

Anh chị Phát và Thái vừa ra khỏi máy bay ở phi trường Paro.

Phi trường Paro là phi trường duy nhất của xứ Bhutan. Vì Bhutan toàn là đồi núi, không có đồng bằng để làm phi trường. Phi trường duy nhất Paro nằm trong thung lũng. Hai bên phi đạo là núi. Hai đầu phi đạo cũng là núi. Đáp máy bay ở phi trường Paro, nhất là máy bay hành khách to lớn, thật là cực kỳ nguy hiểm. 

Tôi nghe danh phi trường nầy về sự nguy hiểm khi đáp. Tôi đổi chổ ngồi với một cô trong đoàn, để tôi ngồi cạnh cửa sổ máy bay. Tôi cố tình quan sát máy bay khi đáp và tôi giật mình vì sự không an toàn.   

Suốt 12 năm kinh nghiệm lái máy bay của tôi, những loại máy bay nhỏ và nhẹ hoặc máy bay chiến đấu, chúng tôi có thể vô đáp không cần làm cận tiến (final approach) từ xa. Nhưng loại máy bay chở hành khách to lớn như Boeing, Airbus...thì luôn luôn làm cận tiến (final approach) từ xa và bay thẳng phía trước và đi xuống hết sức từ từ. Nhưng với phi trường Paro, có đồi núi hai đầu phi đạo. Phi công phải tránh né đồi núi để vô đáp.

Máy bay đã hạ bánh đáp (landing gears), đã hạ cánh cản (flaps) để tăng sức nâng và đang bay thấp và chậm để chuẩn bị đáp. Lúc bây giờ nếu máy bay nghiêng cánh quẹo gắt để tránh núi, thì hết sức nguy hiểm, vì khi máy bay nghiêng cánh thì sức nâng bị giảm và có thể bị triệt nâng và rớt!  

Khi máy bay Airbus mà tôi đi, làm cận tiến ở phi trường Paro, phi công quẹo gắt trái, phải để tránh núi, làm tôi giật mình. 

Qua mạng tôi được biết, chỉ có 17 phi công trên thế giới nầy, được phép đáp ở phi trường Paro thôi. Điều nầy không làm tôi ngạc nhiên. Vì phi công phải tập dợt trước, để biết phải giữ tốc độ nào để có thể quẹo gắt ở cao độ thấp mà không bị triệt nâng và rớt! 

Cái khó cho phi công là nếu giữ tốc độ cao để khi quẹo gắt không bị rớt, thì khi vô đáp khó mà đáp ngắn được. Nếu phi công giữ tốc độ thấp để có thể đáp ngắn thì khi quẹo gắt có thể bị rớt. Đó là điều phi công phải tập dợt để giữ đúng tốc độ cho an toàn cả hai mặt.   

Quan điểm của tôi, rằng phi trường Paro không an toàn. Sinh mạng mấy trăm hành khách trong máy bay phải đặt lên hàng đầu. Chính phủ Bhutan phải vay nợ liên hiệp quốc để dùng mìn phá tan các đồi núi nhỏ hai đầu phi đạo. Có được vậy, du khách đến Bhutan sẽ tăng vọt. Hiện tại thì chỉ có vài hảng máy bay dám liều mạng đáp máy bay ở Bhutan. Nếu tôi là chủ hảng máy bay, tôi sẽ không cho máy bay tôi đáp ở Bhutan, vì không an toàn! Ngày tôi đến Bhutan, trời nắng tốt không mưa, không mây. Nếu hôm ấy trời mưa hoặc mây mù, mà phi công lạng quẹo gắt tránh đồi núi như tôi thấy, chắc là tôi đứt gân máu tại chổ!   

Phi trường Paro.

Nhân viên sở di trú Bhutan đang kiểm tra passport của tôi.

Tour guide ViệtNam.
Khi đoàn đến phi trường Paro, tour guide Bhutan và tài xế cho xe 17 chổ đến đón đoàn, đưa thẳng về thủ đô Thimphu. Từ Paro đi Thimphu 55 km. Thimphu ở phía Tây Bhutan, có cao độ 2300m. Thành phố Thimphu nằm trong thung lũng phì nhiêu của sông Thimphu. 

Cầu treo.
Trên đường đi Thimphu, tour guide cho dừng xe để đoàn tham quan cầu treo.

Tôi và Phát quàng khăn vàng của tour guide Bhutan tặng.

Đến Thimphu, tour đưa đoàn đến nhà hàng Little VietNam để ăn trưa. 

Tôi và cô Thư trong đoàn nhậu bia. Bia nầy 4.3 độ, làm tôi ngất ngư! 

Đoàn đang ăn trưa đầu tiên ở Thimphu.

Hai nhân viên người Bhutan của nhà hàng Little ViệtNam.

Anh chị Phát.
Tour đưa đoàn tham quan tu viện Tashicho.

Anh chị Phát tại National Memorial Chhorten.
Đoàn ăn trưa đầu tiên ở Thimphu xong, tour đưa đoàn đến tham quan National Memorial Chhorten. Đây là kiến trúc tuyệt đẹp để tưởng nhớ vị vua đời thứ 3 của Bhutan, là cha đẻ của Bhutan hiện đại. Chhorten được xây dựng với mục đích là nơi cầu nguyện cho hoà bình và thịnh vượng. 

Tour đưa đoàn đến tham quan xưởng dệt tơ lụa bằng tay.

Tour đưa đoàn đi tham quan phiên chợ cuối tuần, nơi bán gạo. 
Ở Bhutan phiên chợ chỉ nhóm vào cuối tuần. Ngày thường, người dân cần mua thức ăn thì đến tiệm tạp hoá. 

Ở Bhutan chính phủ cấm giết thú vật và câu lưới cá. Thịt và cá thì được nhập cảng từ Ấn Độ.

Đoàn đang ở phòng lễ tân của khách sạn.
Đi tham quan phiên chợ cuối tuần xong, tour đưa đoàn check-in khách sạn ở Thimphu.

Phòng ngũ của tôi trong khách sạn ở Thimphu. 
Tôi đi một mình nên tour ghép tôi ở chung phòng với tour guide.

Hành lang phòng ngũ của tôi ở Thimphu.

Tham quan Bhutan ngày thứ 3.

Đoàn ngũ trong hotel ở thủ đô Thimphu đêm đầu. Sáng sớm đoàn ăn sáng trong hotel và tour đưa đoàn đi tham quan vườn thú hoang dã Jigme Dorji.

Tôi và anh chị Phát chuẩn bị theo tour đi tham quan vườn thú hoang dã.

Đoàn phải leo núi để tham quan vườn thú, mệt hả họng! 

Từ trái: anh Đạo, Thái, Thư, Tuyết, Loan, chị Đạo.

Nguyên đoàn leo núi để tham quan vườn thú hoang dã, đang nghĩ chân.
Từ trái: anh Dũng, chị Dũng, Vi con anh chị Dũng, Thái, Tuyết, Loan, chị Đạo, Thư, anh Lương, chị Lương, chị Phát, Phát, anh Đạo, Hiến con anh chị Dũng. 

Con Takin có đầu dê mình bò, sống trên triền núi Himalaya, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đi tham quan vườn thú, đến trưa tour guide đặt thức ăn và cho nhà hàng đem đến dọn ăn ngoài trời trong vườn cây. Chúng tôi ăn trưa và rất thư giãn.

Tượng Phật Dordenma làm bằng vàng và đồng.

Tham quan vườn thú xong, tour đưa đoàn đi tham quan tượng Phật Dordenma làm bằng vàng và đồng, nằm trên đỉnh đồi nên từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Thimphu. 

Đêm thứ nhì ở Thimphu, tour cho đoàn mặc quốc phục Bhutan.
Từ trái: Loan, Tuyết, chị Dũng, chị Phát, chị Đạo, Thư. 

Từ trái: Hiến con anh chị Dũng, Thái, Phát, Dũng, tour guide Bhutan, anh Lương, Đạo, tour guide Hoàng.

Từ trái: Dũng, Hiến con anh Dũng, Phát, Đạo, Thư, chị Đạo, Tuyết, chị Phát, chị Dũng, Loan, chị Lương, anh Lương, Thái, Hoàng.   

 Đoàn mặc quốc phục Bhutan, đang ăn tối và thưởng thức chương trình văn nghệ truyền thống.

Văn nghệ truyền thống Bhutan.

Tham quan Bhutan ngày thứ 4.

Sau khi đoàn ngũ ở thủ đô Thimphu hai đêm, sáng sớm đoàn ăn sáng trong khách sạn, rồi rời Thimphu đi cố đô Punakha. Punakha ngày xưa là thủ đô của Bhutan cho đến 1955. Punakha có cao độ 1200m. Không giống Thimphu, Punakha khá ấm vào mùa Đông, khá nóng vào mùa Hè.

Nhờ vào điều kiện khí hậu ôn đới, cộng với hệ thống thoát nước tự nhiên từ hai dòng sông Pho Chu và Mo Chu, Punakha không chỉ có những cánh đồng lúa xanh ngát mà cón có các loại trái cây phong phú.    

Trên đường đi Punakha, tour cho dừng xe trên đỉnh đèo Dochula. Đèo Dochula cao 3100m.

Trạm dừng chân trên đỉnh đèo Dochula.
Lúc nào cũng có đàn chó hoang ở đây xin ăn từ du khách. Chúng rất hiền như người Bhutan.

Tôi đang đứng trên đèo Dochula.

Từ đỉnh đèo Dochula, nếu trời tốt, có thể nhìn thấy đỉnh của dãy núi Himalayas cao 8000m (26246 bộ).

Khi đoàn đến cố đô Punakha, tour cho đoàn đi tham quan tu viện Chime Lhakhang. Để đến tu viện Chime Lhakhang, đoàn đi bộ qua một làng trên cánh đồng lúa. Làng nầy có phong tục thờ của quý của phái nam.

Người dân trong làng bày bán của quý của phái nam khắp nơi.

Đoàn đi qua cánh đồng lúa mì.

Dân làng bày bán của quý phái nam khắp nơi.

Đến tu viện Chime Lhakhang, tôi ngồi dưới gốc cây bồ đề nghĩ mệt. Tu viện nầy là nơi cầu tự. Tuổi tôi mà cậu tự gì nữa nên tôi không dám vô!

Tour đưa đoàn đi tham quan Pháo Đài Punakha Dzong.

Đây là trung tâm hành chính và là trụ sở của chính phủ Bhutan cho tới 1955. Để vô Punakha Dzong, chúng tôi phải đi qua một cái cầu, đứng trên cầu nhìn xuống sông, chúng tôi thấy cá to từng đàn. Ỡ Bhutan cấm bắt cá. Nói chung Bhutan cấm giết mọi sinh vật.

Ong mật làm tổ ở cửa sổ nhiều mịt mù.

Punakha Dzong.

Đên cố đô Punakha tour cho đoàn ngũ trong khách sạn The Four Boutique Hotel.

Đoàn check-in khách sạn và tắm rửa xong, tour đưa đoàn ra phố ăn tối.

Đoàn ăn bửa cơm tối duy nhất ở cố đô Punakha.

Tham quan Bhutan ngày thứ 5.

Sau khi đoàn ngũ một đêm ở cố đô Punakha. Đoàn ăn sáng trong khách sạn xong, tour đưa đoàn rời Punakha trở về thị trấn Paro. Trên đưởng trở về Paro, xe đi ngang thủ đô Thimphu, nhưng xe không ghé Thimphu. 

Trên đường trở về Paro, xe dừng ở đèo Dochula, lúc bây giờ trên đèo mây mịt mù.

Về đến Paro thì trời quá trưa, tour cho đoàn ăn trưa ở Paro.

Đoàn ăn trưa ở Paro xong, tour cho đoàn tham quan tu viện Rinpung Dzong, một trong những tu viện lớn nhất Paro.

 Các chú tiểu đang học bài trong tu viện Rinpung Dzong.

Phố Paro.

Tham quan tu viện Rinpung Dzong xong, tour đưa đoàn check-in hotel. 
Check-in hotel, đoàn tắm rửa xong, tour cho đoàn ăn tối.

Đoàn ăn tối đầu tiên ở Paro.

Tham quan Bhutan ngày thứ 6.

Sáng sớm đứng trước khách sạn ở Paro, nhìn lên núi tôi thấy có tuyết trên núi.
Ngũ đêm đầu tiên ở Paro, sáng sớm đoàn ăn sáng trong khách sạn xong, đoàn chuẩn bị tham quan tu viện Tiger's Nest.  

Người cởi ngựa trước tôi là chị Phát. 
Tiger's Nest là một tu viện nổi tiếng ở Bhutan, được xây dựng trên một vách đá dựng đứng 900m. Đường lên Tiger's Nest có hai đoạn, đoạn đầu nếu ai muốn thì có thể cởi ngựa. Đoạn đường nầy leo núi dóc cao gần như thẳng đứng. Đoạn hai không thể đi ngựa, mà phải đi bộ khoảng 850 bậc thang. Lúc xuống thì không có ngựa mà tất cả phải đi bộ. 

Đây là tu viện Tiger's Nest.

Tôi chụp hình với tour guide Hoàng.
Đây là nhà hàng, trạm dừng chân khi lên Tiger's Nest. Nếu ai cởi ngựa thì ngựa chỉ đưa đến đây được 2/3 đường, ai muốn đi tiếp thì phải đi bộ 1/3 đường nữa gồm 850 bậc thang. Khi tôi cởi ngựa lên đến đây, tôi còn hăng máu nên quyết định đi bộ tiếp. Đi bộ được một đoạn, tôi thấy không xong nên tôi bỏ cuộc và quay lại nhà hàng một mình. 

Nhìn hình phía sau lưng tôi, sẽ thấy Tiger's Nest trắng nhỏ xíu trên cao bên phải. Muốn lên đây, du khách phải leo lên nhánh núi bên trái, rồi leo xuống khe núi chính giữa một đoạn, xong lại leo lên nhánh núi bên phải để lên Tiger's Nest.   

Sau khi cởi ngựa đến nhà hàng trạm dừng chân, tôi quyết định đi bộ tiếp lên Tiger's Nest. Đi bộ được một đoạn ngắn, tôi thấy không xong nên tôi chia tay Phát để quay lại trạm dừng chân.

Tôi chụp hình với anh Lương tại nhà hàng trạm dừng chân trên núi. 
Anh Lương nhỏ hơn tôi 7 tuổi mà trông anh già hơn tôi. Anh Lương đang sống ở Houston Texas. Hai đứa tôi cởi ngựa đến đây, rồi không dám đi tiếp. Chúng tôi phải chuẩn bị cho màn đi bộ xuống. 

Trước khi đoàn khởi hành đi lên Tiger's Nest, tour guide dặn dò mỗi người phải đem theo passport. Không ai bảo ai, chúng tôi nhìn nhau tự hiểu rằng, đem theo passport để chuẩn bị làm giấy khai tử hoặc để nhập viện nhà thương! Biết điều nầy nên tôi phải biết "tránh voi không xấu mặt nào", liệu sức mà chơi!  

Hai con chim rừng ở trạm dừng chân. Chúng rất dạn. Du khách ngồi ở bàn ngoài trời cầm thức ăn, nó bay vô đứng trên tay du khách ăn tỉnh bơ. Sinh vật ở Bhutan không sợ con người, vì con người chẳng bao giờ làm hại chúng, ngay cả con kiến, con muỗi.  
  
Đứng ở trạm dừng chân, nhìn lên đỉnh núi tôi thấy có tuyết.

Sau khi ngồi ở trạm dừng chân chờ đợi đoàn đi bộ lên Tiger's Nest gần 4 tiếng đồng hồ. 
Bây giờ đoàn từ Tiger's Nest đã xuống tới trạm dừng chân. Chúng tôi bắt đầu kéo nhau đi bộ xuống đoạn chót. Dù đi lên hay đi xuống, du khách phải có gậy. Nhất là đi xuống, không có gậy thì nắp đầu gối sẽ rớt ra. Đi xuống với dóc gần như thẳng đứng mà không có gậy chống phụ thì du khách dễ bị nhào đầu phía trước.  

Trên đường đi bộ xuống doạn chót, tôi thấy vài nhà sư vừa vác vai vừa dùng ngựa để tiếp tế thực phẩm lên tu viện.   

Tham quan tu viện Tiger's Nest xong thì gần 4 giờ chiều. Tour cho nhà hàng dọn ăn trong rừng, để đoàn dùng cơm trưa. 

Thái và anh Lương.

Bửa cơm chia tay tại Paro.
Tôi đang bắt tay cám ơn anh tour guide Hoàng và trao quà tips của đoàn. 

Tham quan Bhutan ngày thứ 7.

Sau khi ngũ ở Paro hai đêm, sáng sớm đoàn ăn sáng trong khách sạn, rồi trả phòng để ra phi trường trở về VietNam.

Đoàn đang check-in ở phi trường Paro để về Sàigòn.

Thái và Phát tại phi trường Paro.

Nói chung chung về chuyến tham quan Bhutan. 

Bhutan được coi là đất nước hạnh phúc nhất thế giới bởi những điều rất giản dị. Bhutan hấp dẫn du khách không phải là những toà nhà cao tầng hay những công trình hiện đại, cũng không phải là đất nước công nghiệp mà đó chính là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ...Đặt chân tới đây, bạn sẽ bị mê hoặc bởi khí hậu độc đáo. Nó xa lạ với bụi khói công nghiệp, rác thải, thuốc lá. Không khí ở đây trong lành đến mức không tưởng, với việc hấp thụ khí CO2 nhiều hơn thải ra. Nhờ 72% diện tích là rừng và số lượng công nghiệp thấp, vương quốc xanh nầy hấp thụ 6 triệu tấn CO2 một năm cho trái đất, trong khi chỉ thải ra 1.5 triệu tấn.

Bhutan có nhiều điểm khác biệt so với thế giới như vẫn có internet, truyền hình nhưng công nghệ chưa bao giờ là yếu tố ưu tiên tại quốc gia nầy. Chính vì vậy, với nhiều du khách, Bhutan chính là thiên đường sống chậm nơi hạ giới. 

Đến Bhutan tôi không quan tâm đến ăn uống. Tôi quan tâm đến thư giãn tâm hồn. Đoàn của tôi có tất cả 14 du khách. Anh tour guide thì quá dễ thương. Ngay ngày đầu, 14 du khách nầy đã hoà mình thân thiện, tôi cảm thấy hết sức thư giãn, thật là may mắn cho tôi trong chuyến đi nầy. tth   

Click Vào Đây - Để xem thêm hình