Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Saturday, April 30, 2022

Nghiên cứu 76 năm của đại học Harvard đi tìm chìa khoá của hạnh phúc.

Nghiên cứu 76 năm của đại học Harvard đi tìm chìa khoá của hạnh phúc.  

 Minh Anh

Hạnh phúc đến từ đâu? Tiền bạc, danh tiếng hay cảm giác thành công?

76 năm trước, Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu về sự phát triển của người trưởng thành kéo dài nhất trong lịch sử. Cuộc nghiên cứu đã theo dõi 268 nam giới, từ độ tuổi thanh niên cho đến lúc họ già, để tìm ra chìa khóa ảnh hưởng tới hạnh phúc cuộc đời họ.

Nghiên cứu đặc biệt

Vào năm 1938, Giáo sư Arlie Bock, khi đó là trưởng khoa Y của Đại học Harvard, cảm thấy rằng, toàn bộ cộng đồng nghiên cứu đều quan tâm tới việc “tại sao mọi người bị bệnh, thất bại, hay chán nản”, mà tại sao không ai nghiên cứu “làm thế nào con người có thể được khỏe mạnh, thành công  và hạnh phúc”?

Giáo sư Bock đã đề xuất một dự án nghiên cứu đầy tham vọng, dự định theo dõi một nhóm người từ tuổi vị thành niên đến cuối cuộc đời, tập trung vào những thăng trầm trong cuộc sống của họ, ghi lại tỉ mỉ từng chút một về trạng thái tâm lý và hoàn cảnh của họ, ghi lại một cách kịp thời, và cuối cùng sẽ đưa ra đáp án — Loại người nào có khả năng trở thành người hạnh phúc nhất trong cuộc đời.


Loại người nào có khả năng trở thành người hạnh phúc nhất trong cuộc đời? 

Các tiêu chí đánh giá người hạnh phúc nhất rất nghiêm ngặt. Ông George Vaillant, nhà tâm lý học chịu trách nhiệm đứng đầu cuộc nghiên cứu trong 32 năm, cho biết người hạnh phúc nhất phải là người đạt được 10 điều sau: hai trong số đó có liên quan đến thu nhập, bốn điều liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần, và bốn liên quan tới các mối quan hệ thân thiết và hỗ trợ xã hội.

Ví dụ, sau 80 tuổi bạn phải có sức khỏe thể chất tốt, tinh thần minh mẫn (những người không sống đến 80 tuổi không được coi là người hạnh phúc); 60-75 tuổi có mối quan hệ xã hội tốt khác (bạn bè, thân thiết với con cái của họ); 60-75 tuổi ngoài vợ con ra họ vẫn có các mối quan hệ xã hội tốt (người thân, bạn bè và người quen ); 60- 85 tuổi có mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp; mức thu nhập thuộc top 25%.

Đây được gọi là “Nghiên cứu Grant”. Nó được đặt tên theo nhà tài trợ ban đầu của nó, nhà từ thiện William T. Grant. Tính tới nay nay, nghiên cứu này đã kéo dài 76 năm và tiêu tốn hơn 20 triệu USD.

Từ năm 1939 đến năm 1944, nghiên cứu đã chọn ra 268 sinh viên đại học đang theo học tại Harvard vào năm đó. Nhóm người này là nhóm đã ở trên đỉnh cao trong các thanh niên Mỹ, với một tương lai tươi sáng, cơ hội thành công và trường thọ của họ rất cao. Đó chính xác là những gì nghiên cứu Grant cần - những đối tượng sống đủ lâu, nếu không thì họ không được tính là người đạt được đỉnh cao hạnh phúc nhất trong cuộc đời.

Các ứng viên được lựa chọn đều khoảng 19 tuổi, tất cả đều là nam giới người Mỹ da trắng, có xuất thân từ gia đình tốt, thể chất và tinh thần khỏe mạnh, ưa nhìn - thực tế, mỗi người được chọn đều trải qua một “cuộc thi vẻ đẹp” hình thể nghiêm ngặt. Các nhà nghiên cứu có xu hướng chọn những người có cánh tay lực lưỡng, eo săn chắc, bởi vì suy đoán ban đầu là “những người nam tính” có nhiều khả năng có cuộc sống hạnh phúc.

Cứ 2 năm một lần, nhóm người này sẽ nhận được một bảng câu hỏi, họ cần trả lời về tình hình sức khỏe có tốt không, tinh thần vẫn bình thường không, chất lượng hôn nhân thế nào, sự nghiệp thành công hay thất bại, và liệu họ có hạnh phúc sau khi nghỉ hưu hay không. Các nhà nghiên cứu đánh giá họ theo bảng câu hỏi mà họ trả lại, với E là kém nhất và A là tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ tự bản thân đánh giá thôi là chưa đủ.

Cứ sau 5 năm, sẽ có bác sĩ chuyên nghiệp sẽ đánh giá các chỉ số sức khỏe thể chất và tinh thần của các ứng viên tham gia nghiên cứu. Cứ sau 5-10 năm, các nhà nghiên cứu cũng đến gặp trực tiếp những người này và thông qua phỏng vấn, họ có thể hiểu sâu hơn về các mối quan hệ thân thiết hiện tại, thu nhập nghề nghiệp, mức độ hài lòng trong cuộc sống và liệu họ có thích nghi ở từng giai đoạn của cuộc sống hay không.

Nhóm người này có thể được xem là “nhóm được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong lịch sử”. Họ đã trải qua Thế chiến thứ hai, suy thoái kinh tế, phục hồi kinh tế và sóng thần tài chính. Họ kết hôn, ly hôn, thăng chức, bầu cử, thất bại, lội ngược dòng, không gượng dậy nổi, có người nghỉ hưu an hưởng tuổi già, có người tự hủy hoại sức khỏe và chết trẻ.

Cuối cùng, trong số 268 người này thực sự đã xuất hiện nhiều người thành công, cho đến nay, đã có 4 thượng nghị sĩ Mỹ, 1 thống đốc và thậm chí 1 tổng thống Mỹ - John F. Kennedy. Tuy nhiên, hồ sơ nghiên cứu của Kennedy đã bị chính phủ lấy đi, đến năm 2040 nó mới có khả năng được tiết lộ.

Tuy nhiên, hồ sơ nghiên cứu của Kennedy đã bị chính phủ lấy đi, đến năm 2040 nó mới có khả năng được tiết lộ. 

Kết quả nghiên cứu

Những yếu tố sau đây ít ảnh hưởng đến "thành công trong cuộc sống": phỏng đoán ban đầu về “đàn ông nam tính” không hề quan trọng, IQ vượt quá 110 không ảnh hưởng đến mức thu nhập, tình trạng kinh tế và địa vị xã hội cao thấp của gia đình cũng ít ảnh hưởng, người hướng ngoại hay hướng nội cũng không quan trọng, cũng không cần phải có kỹ năng xã giao đặc biệt, hay tiền sử gia đình nghiện rượu và trầm cảm cũng không phải là vấn đề.

Những yếu tố thực sự ảnh hưởng và giúp họ hướng tới một cuộc sống tốt đẹp là những yếu tố sau: không uống rượu hoặc hút thuốc, tập thể dục đầy đủ, duy trì cân nặng hợp lý, thời thơ ấu được yêu thương, sự đồng cảm và thiết lập được những mối quan hệ thân thiết từ thời trẻ.

Dữ liệu sau có thể làm bạn ngạc nhiên:

Những người có mối quan hệ gần gũi với mẹ, trung bình mỗi năm thu nhập hơn 87.000 USD. Những người yêu thương anh chị em có thu nhập trung bình hơn 51.000 USD một năm.

58 người đạt điểm cao nhất trong mục "mối quan hệ thân thiết" mức lương trung bình hàng năm là 243.000 USD. 31 người có điểm thấp nhất trong mục này, có mức lương trung bình không quá 102.000 USD một năm. Chỉ cần bạn có thể tìm được “tình yêu đích thực” trước 30 tuổi - dù đó là tình yêu nam nữ, tình bạn hay tình cảm gia đình, thì bạn có thể tăng rất nhiều cơ hội có một “cuộc sống tốt đẹp”.

Thoạt nhìn, một nghiên cứu suốt 76 năm rút ra kết luận quá đơn giản tới mức khó tin: chìa khóa thành công của cuộc đời chính là “tình yêu”?

Thoạt nhìn, một nghiên cứu suốt 76 năm rút ra kết luận quá đơn giản tới mức khó tin: chìa khóa thành công của cuộc đời chính là “tình yêu”? 

Nhưng nhà tâm lý học Vaillant cho biết tình yêu, mối quan hệ ấm áp và thân thiết có ảnh hưởng trực tiếp đến “cơ chế ứng đối” của một người. Ông tin rằng mọi người đều sẽ liên tục gặp phải những bất trắc và thất bại. Sự khác biệt nằm ở phương pháp đối phó mà mỗi người áp dụng: tệ nhất là nhóm ‘gần như điên rồ’ - họ nghi ngờ, hoảng sợ; nhóm tốt hơn một chút là ‘chưa đủ thành thục’ - họ có biểu hiện như tiêu cực, dễ giận; tiếp theo là nhóm ‘thuộc về tố chất thần kinh’ - họ sẽ biết kiềm chế, không bị cảm xúc chi phối; cuối cùng là nhóm ‘thành thục, lành mạnh’ - họ vô tư, hài hước và thăng hoa.

Một người sống trong yêu thương, khi gặp thất bại, có thể tự giễu cợt bản thân một chút, cùng bạn bè tập luyện, đổ mồ hôi và xả hơi, đón nhận sự an ủi, động viên của những người thân trong gia đình... Những “phương pháp ứng đối” này có thể giúp ích cho một người nhanh chóng bước vào vòng tuần hoàn hạnh phúc, khỏe mạnh và hưng phấn. Mặt khác, một người “thiếu tình yêu thương”, thường không nhận được sự giúp đỡ khi gặp phải thất bại và cần phải tự mình chữa lành. Trong khi các “phương pháp tự chữa lành” uống rượu và hút thuốc được xem như phổ biến, chúng lại là những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sớm.

Ông Vaillant nói: “Một mối quan hệ ấm áp và thân thiết là sự mở đầu quan trọng nhất cho một cuộc sống tốt đẹp". Tất nhiên, không phải ai cũng may mắn có được tuổi thơ êm đềm, nhưng tin tốt là dù bạn bao nhiêu tuổi thì cũng có một cơ hội được “sống lại trong tình yêu”. Trong nhóm người tham gia nghiên cứu này của Đại học Harvard, người có bút danh là Camille, tới năm 35 tuổi anh mới lần đầu tiên biết được người khác hết lòng yêu thương là như thế nào - khi anh bị bệnh lao phải nằm viện 14 tháng, các nhân viên y tế đã trao cho anh tình yêu và sự ấm áp mà anh hằng mong ước.

Kể từ đó, Camille từ một người mắc chứng rối loạn thần kinh, hay có ý định tự tử, đã trở thành một bác sĩ, người chồng và người cha có trách nhiệm. Gia đình, bệnh nhân, cấp dưới và bạn bè đều yêu quý ông. Cuối cùng, ông đã leo lên đỉnh núi Alps ở tuổi 82 và qua đời do bệnh tim tái phát. Nhiều người đã đến dự đám tang của ông và nói lời từ biệt ông. Mặc dù ông không có khởi đầu tốt nhất, nhưng đoạn kết đã có một cuộc đời thành công, phong phú.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng suy ngẫm về một câu nói của nhà văn Mark Twain: “Cuộc đời ngắn ngủi lắm, chúng ta không có thời gian để tranh cãi, xin lỗi, trút giận, trách móc, thời gian chỉ đủ để yêu, nhưng nó cũng chỉ là trong một chớp mắt, làm người ta tiếc thay!”

Minh Anh


Tuesday, April 26, 2022

Lối Về Đất Mẹ - Thúy Huyền

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Lối Về Đất Mẹ/Ca sĩ Thúy Huyền

Friday, April 22, 2022

Đường Về Quê Hương - Mai Kiều

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Đường Về Quê Hương/Ca sĩ Mai Kiều 

Monday, April 18, 2022

Cáo Phó của gia đình KQ63D Phạm Quang Minh

 

Trước quan tài.

Bạn bè chào tay tiễn biệt Phạm Quang Minh.

Từ trái: Chị Ninh, chị Hiền, chị Minh, chị Cả, 
KQ63D Ninh, KQ63D Thạnh, KQ63D Chớ, KQ63A Cữu.
Anh chị đang chờ bạn bè đến trong đám tang.

Chia Buồn

Toàn thể anh chị KQ63D thành tâm chia buồn cùng chị Phạm Minh- Huê và tang quyến. Kính cẩn cầu nguyện cho linh hồn Anh Phạm Quang Minh sớm về với Chúa.

Toàn thể anh chị KQ63D




Sunday, April 17, 2022

Mối tình theo mãi một đời người - Lê Trạch Lựu

Chuyện tình lẫn lời nhạc và hình ảnh trong video, sao mà dễ thương quá! tth  

*******************

Dáng hình vẫn đậm trong tim

Tuyền đài mang xuống , mối tình thiên thu



Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã qua đời ở thành phố Paris-Pháp quốc ngày 6 tháng 2 năm 2015, hưởng thọ 84 tuổi. 

Lê Trạch Lựu sáng tác bản nhạc nổi tiếng EM TÔI, cảm hứng có thật từ một cuộc tình lãng mạn với một thiếu nữ tên Kim Phượng năm 1946. Cuộc tình không thành khi ông rời quê hương đi du học ở Paris năm 1951, cùng lớp với thi sĩ Nguyên Sa-Trần Bích Lan và thi sĩ kiêm đạo diễn Hoàng Anh Tuấn... Bản nhạc " Em Tôi" Ông sáng tác ở Pháp rồi chép tay gởi về Việt Nam, được Nhà Xuất Bản Tinh Hoa chọn và ấn hành năm 1955 (bản nhạc Tinh Hoa số 445).
 
Theo bài viết Em Tôi - Lê Trạch Lựu và mối tình theo mãi một đời của tác giả Lan Phương thì:

Năm 1946 là năm tôi đi trại hè Sầm Sơn, đi với đoàn Hướng Đạo, cùng nhiều đoàn khác, tập trung tại sân ga Hà Nội. Tôi thoáng thấy một cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã, có đôi mắt đẹp tuyệt vời. Không hiểu sao tôi thấy tôi như choáng váng, má tôi nóng bừng như lên cơn sốt; lần đầu tiên tôi thấy tôi có cái cảm giác lạ lùng này. Nhà đoàn tôi " đóng trại " to lớn, rộng rãi, đó là những biệt thự nghỉ mát của bọn Pháp thuộc điạ bỏ lại, trước nhà là bãi biển mênh mông, sau nhà có một cái giếng.
 
<">Trưa nào tôi cũng thấy cô gái ấy, đội nón, dưới nắng chang chang rũ áo, tôi ngồi bên cửa sổ nhìn cô ta. Thỉnh thoảng cô nàng ngửng đầu lên, vành nón che đôi mắt, nhưng tôi biết là cô ta đang nhìn tôi.. Thú thật, tim tôi đập thình thình. Chao ơi, yêu đương là như vậy hay sao? Đây là một rung động đầu tiên, nào đâu tôi có biết cảm giác này từ thuở ra đời.

 
Về Hà Nội tôi tìm nhà cô ta, vì có duyên nên tìm được ngay, cô ta ở gần nhà tôi. Bây giờ ta phải tìm biết tên cô ta nữa! Chiều nào tôi cũng đi qua nhà cô ta, để nhìn vào nhà, tìm lại đôi mắt đẹp. Tôi thấy có nhiều cậu trai cỡ bằng tuổi tôi đi qua đi lại trước cửa nhà, như tôi. Lúc đó tôi cũng thấy hơi hơi lo... sợ mất !
 
Nhưng may cho tôi, hồi ấy có một chú bé đi theo tôi hoài, hỏi ra là chú Mỹ, em cô Phượng. Trời ơi là trời, đất ơi là đất! Chúng tôi đi chơi với nhau. Một hôm, tôi viết một lá thư và mạnh dạn tôi hăng hái ra đi, nhưng chiều hôm đó tôi không thấy cô ta ra đứng ngoài cửa hóng mát. Rồi chiều hôm sau, chiều sau nữa. Thế rồi một chiều nào đó, tôi lại thấy cô ta đứng rũ tóc bên thềm.
 
Tìm đủ nghị lực, tôi sán gần cô ta, tay đưa lá thư, miệng lắp bắp một câu: " Phượng... Phượng cầm... cầm lấy cho... cho... tôi... tôi... lá thư này... " rồi xong, tôi cắm đầu đi mất, không dám quay lại, sợ nhìn thấy hoặc cô ta xé lá thư, hoặc quẳng xuống lề đường... tôi sẽ mắc cỡ...
 
Để đỡ cho cái nặng nề đó, tôi tìm cách nói khéo với chú Mỹ, chú bằng lòng ngay. Thế là chú thành con chim xanh của tôi. Chiều nào chú cũng để một lá thư lên bàn. Bẩy tháng trời tôi viết đều đều, gần bẩy chục lá thư mà vẫn không thấy trả lời. Tôi đau khổ quá không biết cô ta có yêu tôi không, tại sao cô ta không trả lời tôi, dù thuận dù không... Lúc bấy giờ tôi mới biết là tình yêu, thế nào là đợi chờ, là có nhiều đau khổ. Héo hon con người.
 
Thế rồi một hôm chú Mỹ tất tưởi chạy đến nhà tôi, đưa cho tôi một lá thư, hôm đó là một tuần trước ngày kháng chiến toàn quốc, tôi bồi hồi cầm lá thư, ở một góc có đề : Xin TRẠCH LỰU đừng giận KIM PHƯỢNG mà xé lá thư này..., tôi mở ra, đọc từng hàng chữ đều đều, tròn tròn, vuông vắn. Phượng nói yêu tôi từ ngay lúc đầu... nhưng muốn thử lòng tôi để xem tôi có phải là người đứng đắn rồi nói rằng ngày mai Phượng đi tản cư... ở Hà Ðông, cách làng tôi mấy làng...
 
Tôi bàng hoàng như tỉnh một giấc mơ lâu dài chờ đợi từ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Thế là hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà Nội qua làng tôi tới làng tạm trú của gia đình nàng, chúng tôi đi chơi dọc dòng sông Nhuệ cùng chú Mỹ, mẹ của Phượng, bà cụ nhìn chúng tôi âu yếm từ đằng xa... đi chơi cùng nhau hết cả buổi chiều, tôi không dám cầm tay Phượng, tôi ân hận tới bây giờ. Tôi trở về thành, thế rồi chiến tranh, ba năm sau tôi sang Pháp. Không rõ Phượng ở đâu, tôi vẫn nhớ Phượng hoài.
 
Một hôm trong trường cái nhớ nó làm tôi điên đầu... trong giờ Etude cuối lớp có anh chàng Trần Bích Lan-Nguyên Sa đang đọc Socrate hay sao, bên phải gần cửa sổ là Hoàng Anh Tuấn... không biết hắn làm gì, chắc đang làm thơ. Tôi cầm cây đàn bấm bấm... hai ngày sau thành bài EM TÔI... cả nhạc lẫn lời. Chủ nhật ra Paris, đường Volontaires, sau bữa cơm trưa, quây quần với nhau, trong đó có Anh Tuấn, Thi Liên, Thoa em gái Nguyên Sa về sau lấy Trần Đình Hòa, Bội Liên đã nhận được bài tôi gửi tới trường, hồi đó cô ta có yêu tôi, nhưng tôi tránh vì cô ta con nhà giầu...  Bội Liên dạo nhạc trên mấy phím ngà... Nhạc EM TÔI vang lên khắp cả căn phòng, tôi tê tái nghe nhạc tôi, tôi thấy là lạ, chưa quen... vì mỗi lần tôi đã nghe trong tôi hay nghe cây đàn bên tôi nói với tôi, bây giờ những ngón tay ngà chạy qua phím đàn đến với tôi, tôi như ngỡ ngàng đi vào cơn mê...
 
Thế rồi tôi chép lại nhạc và lời trên trang giấy học trò, trên những giòng như đã kẻ nhạc, tôi gửi tới nhà xuất bản TINH HOA.
 
Những tháng năm qua.
 
Rồi một hôm tôi tìm ra điạ chỉ của Phượng, tôi viết về cho chú Mỹ, Mỹ trả lời tôi: " Em nhận được thư anh, thế là anh vẫn mạnh, chị Phượng đợi anh trong một năm dài, thấy anh không về, tưởng anh chết, rồi ba năm sau chị Phượng để tang anh. Nhiều người đến hỏi chị, chị chỉ lắc đầu. Chị vẫn đợi anh, nhưng hôm qua chị Phượng đi lấy chồng, chị đã 26 tuổi rồi, ngày ngày thầy me thúc dục... ".
 
Thế là tôi cắt đứt, để Phượng đi lấy chồng cho êm thấm, có bổn phận với chồng với con. Tôi không muốn ám ảnh Phượng nữa để cho nàng yên phận.
 
Sáu chục năm rồi , vẫn nhớ em
Nhớ ai rũ tóc , đứng bên thềm
Nhớ người giặt áo bên bờ giếng

Nhớ nhiều , nhớ mãi , mãi không quên ...

Sáu chục năm sau, tôi được biết tin một người bạn cùng trường năm xưa, anh Nguyễn Thiệu Giang viết cùng một tờ báo với tôi hồi đó cùng Thanh Nam, tôi có nhờ anh ta đến căn nhà cũ, anh nói Phượng không còn ở đấy nữa. Nhưng có cho tôi số phone, tôi gọi Phượng, đầu giây Phượng trả lời, tôi nói là tôi, cô ta nhắc đi, nhắc lại ba lần, anh Lê Trạch Lựu hả... anh Lê Trạch Lựu hả... anh Lê Trạch Lựu hả... như không tin là có thật, khi tôi bảo là tôi thì cô ta òa ra khóc.
 
Nói chuyện cùng nhau hơn nửa tiếng, sau những lúc ân cần hỏi han. Phượng có nói, (về chồng mình) anh ấy có theo đuổi Phượng trong bốn năm trời, Phượng bảo Phượng có người, anh ta cứ đeo đẳng, Phượng có nói với anh ấy chuyện Phượng và anh. Anh ta chịu là trong lòng Phượng có một người. Tôi xin thành thật cảm ơn Phượng, tình yêu Phượng cho tôi... những năm đợi chờ, đau khổ. Một lúc sau tôi hỏi Phượng: " Thế Phượng còn giữ mấy lá thư ấy không? ". Tôi muốn tìm hiểu văn thời 16 tôi viết ra sao chắc là văn lủng củng lắm. Phượng trả lời tôi: " Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ, mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm... viết dài lắm... Hôm nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may rằng con, cháu em bữa đó tụi nó không có nhà...
 
Ông tâm sự tiếp: " Bây giờ chúng tôi nói chuyện với nhau. Tình ngày xưa xa lắc xa lơ. Cô đã đi lấy chồng, mà tôi đã lấy vợ, bây giờ chỉ coi nhau như bạn già thôi. Quí nhau, kính trọng nhau, chứ không nghĩ đến tình yêu ngày xưa nữa. Không thể nào lập lại thời đó được. Nhưng hai người vẫn rất quí nhau, tôi vẫn thường gọi cho cô, hay cô có gọi tôi, nhưng mà ăn nói như hai người bạn thân thôi ".
 
Từ ngày rời Hà Nội năm 1951, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu chưa một lần trở lại quê hương Việt Nam. Ông lập gia đình với một người vợ Pháp, gốc Ba Lan, mà theo lời ông thì bà là người rất đẹp, đoan trang, miệng cười tươi như hoa, và ông nhận là số ông may mắn, từ người yêu đến người vợ ai cũng đoan chính.
 
Thời còn trẻ cũng có người bạn rủ ông về miền Nam làm việc, và hãng thông tấn Pháp cũng muốn ông về để lập một cột trụ ở bên đó, nhưng nhạc sĩ họ Lê tâm sự:
 
" Tôi nghĩ rằng hồi đó tôi có đứa con nhỏ nhất mới 3 tuổi, nếu tôi về Việt Nam tôi sẽ mê một cô Việt Nam, tôi sẽ lấy cô Việt Nam, sống với cô Việt Nam thì tôi sẽ không trở lại Pháp nữa. Tôi tự nghĩ: mình sinh ra con, mình không nuôi con, mình bỏ nó, sung sướng với cuộc sống của mình, rồi sau này con mình nó nhìn mình bằng cách gì mình không thể sống được. Vì thế tôi không đi. Mà nếu tôi đi, thì cũng không thể trở về được, nghề của tôi là ra chiến trường quay phim. Tôi vui thích với nghề đó lắm, mà có thể chết được, nên về thì không thể nào trở lại được nữa".
 
Trong buổi nói chuyện với nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, năm nay đã trong lứa tuổi bát tuần, ông có cho biết về những sáng tác khác của ông, những ca khúc đã bị cái bóng của  ' Em Tôi ' che mờ: " Nhạc của tôi người ta không biết nhiều, người ta chỉ biết đến Em Tôi thôi. Ở Hà Nội, ông Thẩm Oánh có ra một bài của tôi là bài Thôn Chiều, ông ấy quí bài đó lắm. Sang Pháp, nhớ quê hương, tôi làm bài Nhớ được trình bày trên đài phát thanh Hà Nội, và Sài Gòn sau này. Bài thứ ba là bài Em tôi. Bài Em Tôi được người ta quí trọng nó quá nên thiên hạ quên mất Nhớ và Thôn Chiều ".
 
Khoảng 20 năm sau khi Em Tôi ra đời, vẫn nỗi nhớ người xưa, nhạc sĩ họ Lê đã sáng tác bài Cành Mai Tóc Ngắn. Cũng trong 1 buổi nói chuyện, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu có lời nhắc những ai yêu mến ông xin để ý cho 3 chỗ trong lời nhạc của bài Em Tôi mỗi khi hát:
 
1. Cho anh gót thắm đem dệt nhớ nhung lời thơ (không phải " rót thắm " hay " góp thắm"). Ông giải thích: người đàn bà xưa ăn mặc kín đáo, quần chùng áo dài, gót sen của nàng là nguồn xúc cảm, gợi trí tưởng tượng, chứ không lộ liễu như bây giờ.
 
2. Đèn trăng phô sắc huy hoàng sáng hơn màu nắng (không phải là " đàn trăng ").
 
3. Này trăng, này sao chia nhé em (không phải là này trăng, này sao " kia " nhé em).
 
Ngoài bản Em Tôi, Nhớ, Thôn Chiều, Cành Mai Tóc Ngắn thì ông còn viết thêm một số ca khúc như Tìm, Khi Em Yêu... Ông dự tính thực hiện một cuốn CD gồm những sáng tác của mình nhưng vẫn chưa có dịp. Bản Em Tôi đã được nhiều ca sĩ trình diễn như Mai Hương, Duy Trác, Tuấn Ngọc, Anh Ngọc, Quang Tuấn...
 
Khi chúng ta nghe lại ca khúc Em Tôi thì như thy lại cả một bầu trời kỷ niệm ca nhạc của mấy thế hệ của lứa tuổi yêu nhau trong các thập niên 50, 60, 70 trên đất nước Việt Nam thuở tình yêu còn e ấp nên thơ ...


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Em Tôi của nhạc sĩ Lê Trạch Lựu. 
 

Wednesday, April 13, 2022

Vĩnh Long Sông Nước Tình Em - Cẩm Loan

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm Vĩnh Long Sông Nước Tình Em/Ca sĩ Cẩm Loan

Saturday, April 9, 2022

Vẻ đẹp tuyệt mĩ của 39 loài chim thiên đường.

Click vào video xem "vẻ đẹp tuyệt mĩ của 39 loài chim thiên đường".

Tuesday, April 5, 2022

Thương Nhớ Một Miền Quê - Lê Thu Uyên

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm Thương Nhớ Một Miền Quê/Ca sĩ Lê Thu Uyên

Monday, April 4, 2022

Bữa cơm gia đình - Thái Huỳnh

BS Huỳnh Thị Kim Chi chủ hai bịnh viện ở Bình Dương, thường mua villa của các resorts để đầu tư. Mỗi villa với giá gần chục tỉ VND hoặc nhiều hơn. Chủ đầu tư xây dựng, thường khuyến mại BS Chi những phíếu ăn (voucher) từ 20 đến 30 triệu VND. Những phiếu ăn lần nầy có thời gian hết hạn là cuối tháng March 2022, nên BS Chi tổ chức những bữa cơm gia đình liên tục. Được BS Chi rủ đi ăn những bữa cơm 20, 30 triệu VND, tôi mê quá! Nên nhớ phiếu ăn 30 triệu, thì BS Chi phải ăn cho hết một lần 30 triệu. Nếu ăn không hết thì mất, vì họ không thối tiền lại. BS Chi thường giao phiếu ăn cho Thuận & Phương và Thuận & Phương thường gọi thức ăn quá số tiền của phiếu, và Thuận & Phương trả thêm cho phần thiếu, vì họ không thối lại mà để mất tiền thì phí quá.       

Bữa cơm thức ăn kiểu Pháp ở nhà hàng Jumbo Seafood đường Đồng Khởi.
Từ trái vô: BS Khôi, BS Chi, con DS Quang, chồng BS Thoa, vợ chồng DS Quang, BS Thoa, vợ chồng BS Khai, Thái.

Bữa cơm thức ăn kiểu Việt Nam ở nhà hàng Jumbo Seafood đường Đồng Khởi. 
Trong phòng ăn nầy có 3 bàn. Đây là một trong hai bàn gồm con cháu, các em và cháu của Thuận & Phương.

Bữa cơm thức ăn kiểu Việt Nam ở nhà hàng Jumbo Seafood đường Đồng Khởi. 

Từ trái vô: Vợ chồng Thuận & Phương, Thái, BS Chi, BS Thoa, chồng BS Thoa, BS Khôi.
Thuận & Phương là chủ 7 hãng thêu may xuất cảng và Phương gọi BS Chi bằng dì ruột.  
BS Thoa giảng sư dạy BS Chi ở trường Y Khoa SG ngày xưa.
BS Khôi chồng BS Chi.

.