Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Thursday, February 29, 2024

Ngàn đời nhớ anh - Cung Giũ Nguyên

Cung Giũ Nguyên


Ngàn đời nhớ anh

Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.

Thôi, hy vọng của tôi học cho hết mấy năm đại học để có chút danh phận hay để làm nên một sự nghiệp, hy vọng của tôi cũng như của mẹ tôi đã tiêu tan mất, như những màu sắc cuối cùng tôi thấy một buổi sáng nơi bờ biển Vũng Tàu, rực rỡ một hồi rồi biến thành một màu xám đen, mãi mãi xám đen.

 Ba tháng nằm ở bệnh viện không thay đổi được tình trạng. Tôi có thể hiểu xuyên qua lời giải thích của nhà chuyên môn, nào nguyên nhân nào biến trạng, nhưng tôi không thể chấp nhận hiện tại đau đớn và tuyệt vọng, vì hiện tại ấy là của tôi. Bạn hữu thăm viếng tôi, an ủi tôi với những mẫu đời tươi đẹp và can đảm của những người mù danh tiếng như cô Helen Keller hay chàng ca sĩ da đen Ray Charles, nhưng tôi không phải là họ. Tôi chỉ là một đứa con gái hai mươi hai tuổi, con duy nhất của một góa phụ sống về nghề rau quả ở một làng nhỏ ở Cao Nguyên, không có biệt tài nào, không có phương tiện nào để vạch một con đường đời khác những bạn đồng lứa, đồng thời, với tôi. Lớn lên phải đi học, học phải lên lớp, đến lớp cuối phải thi và thi cho đậu, thi đậu lại tiếp tục học, học để rồi mù, để trở thành gánh nặng cho những người chung quanh phải lo cho mình mọi sự.

 Một Dì phước trong bệnh viện đã khuyên tôi hãy tìm Chúa, hãy cầu nguyện Chúa cho lại ánh sáng, Nhưng từ xưa nay, tôi chẳng biết đến Thượng Đế nào, tôi đã trả lời với Dì phước là tôi thấy hổ thẹn phải cầu xin một Đấng mà tôi đã không có cơ hội phụng thờ. Chúa là của Dì, nếu Dì muốn, Dì cứ cầu xin cho tôi. Người nữ tu đành đáp lại một cách nhẫn nhịn: “Chúa là Chúa chung cho tất cả, của những ai đã tin cũng như của những người không biết hay chống lại Chúa nửa. Nhưng tôi sẽ không quên cầu xin cho Chị, Chị đừng ngã lòng, hãy về tịnh dưỡng một thời gian đi…”

 Xe hỏa đến ga Cầu Bảo một buổi trưa nóng gay gắt. Tôi nhận ra những khoảng trống mặt trời chiếu trên đầu tôi, cho đến khi mẹ tôi dìu tôi vào phòng đợi của nhà ga… Chúng tôi phải sang xe, nhưng xe đi Ngoạn Mục nửa giờ nữa mới có. Chuyến tàu của chúng tôi đi từ Saigon đã rời khỏi nhà ga, tiếp tục con đường ra Nha Trang. Những tiếng ồn trong phòng đợi đã bớt đi, nhưng lại có tiếng xì xào của những hành khách đi Dalat như chúng tôi. Tàu không có. Đường bị hỏng. Chuyến tàu bị hủy bỏ. Tôi hỏi mẹ tôi. Có tiếng lễ phép của một người đàn ông xác nhận không có tàu lên; đường móc sắt phía trên Krongpha hư. Có lẽ một hai ngày nữa mới sửa xong. Tôi không còn nghe tiếng người lạ ấy nữa.

 Mẹ tôi bàn với tôi xuống Phanrang ở lại một hai bữa hay là thuê xe hơi về Ngoạn Mục. Cả hai giải đáp không mấy thuận lợi. Với bệnh tật của tôi, tôi nghỉ đến bao phiền phức gây thêm cho mẹ tôi. Đợi tàu nơi phòng khách này cho đến khi nào không biết, cũng chẳng phải một lối thoát êm ả. Chúng tôi đang còn phân vân thì có tiếng giày bước đến gần chúng tôi, và giọng nói êm ái, trẻ trung, lịch sự, của người đàn ông khi hồi, cất lên một cách thiện cảm: “Tôi có xe đi lên, nếu quý bà cần đi gấp, xin mời đi.

– Cám ơn thầy, mẹ tôi nói, nhờ thầy cho mẹ con tôi quá giang, chúng tôi sẽ xin trả tiền.

– Thưa không, xe nhà, chỉ có mình tôi lên, rộng chỗ, và không có vấn đề tiền nong gì cả. Các bà ở đường phố nào trên Dalat?

– Chúng tôi không ở trên ấy, nhà chúng tôi ở Ngoạn Mục. Đây là con gái tôi, học ở Saigon nhưng phải về dưỡng bệnh.

Người đàn ông có lẽ đã cúi xuống để xách cái va-ly cho mẹ tôi, và có lẽ thấy tay tôi đang quơ quào tìm hành lý nhỏ để bên cạnh, đã biết kính đen của tôi che đậy bệnh tật gì. Tay người đã đở cái xách và đặt vào tay tôi.

 Xe chạy khỏi cầu Tân Mỹ, khí trời trở nên dễ chiụ. Tôi ngồi ghế sau với hành lý. Mẹ tôi ngồi bên cạnh người lái xe. Thỉnh thoảng, mẹ tôi ngoảnh lại để đưa cho tôi nước uống, những múi cam bóc sẵn của người lạ mời. Mẹ tôi đã trò chuyện nhiều với chủ xe. Tôi thoáng hiểu người ấy chừng ba mươi tuổi, có một hiệu sách Nam Đồng, gần chợ Dalat. Ông ta chỉ vì thích đọc sách mà trở thành người bán sách, chưa có gia đình, không cha mẹ anh em, sống một mình, khi nào cao hứng thì đóng cửa hiệu để đi du ngoạn hay vào rừng kiếm phong lan. Mẹ tôi nắm lấy cơ hội, nói có một số hoa, không ai săn sóc, sẽ biếu ông.

 Đến Ngoạn Mục, mẹ tôi chỉ đường cho ông Nam Đồng rẻ vào vườn nhỏ bé của chúng tôi. Miễn cưỡng lắm, ông mới bằng lòng vào nhà, để chứng kiến cảnh vú già tôi ôm choàng tôi khóc lóc thảm thiết. Hình như ông Nam đồng chịu uống một tách nước trà nóng, nhận một đôi phong lan, đi quanh vườn rau để thấy công việc làm ăn của mẹ tôi. Trở vào nhà, ông đã nói đôi lời trước khi mẹ tôi tiễn ông ra cổng. Rồi tiếng máy nổ và xe chạy. Tôi trở lại đời yên tĩnh và âm u của tôi.

  Mãi gần một năm sau, tôi mới có dịp nghe lại tiếng nói của ông Nam Đồng. Ông đến cùng vài người đứng tuổi, bà con gì với ông ấy, không chỉ để thăm mẹ con tôi, mà đến để bàn một chuyện chúng tôi không bao giờ nghỉ đến. Tôi vẫn mù lòa, đã quen thuộc khung cảnh, tôi không thấy khó chịu gì lắm khi đi đứng, di chuyển. Tôi làm được đôi việc để giải khuây hơn là giúp đỡ mẹ tôi hay vú già. Một người cậu của tôi đã cho tôi một máy hát và rất nhiều đĩa hát; nghe âm nhạc cổ kim là giải trí thường xuyên của tôi. Mấy bạn học của tôi đã cho tôi một con chó xù, nó là bạn duy nhất luôn luôn bên cạnh tôi. Thế mà ông Nam Đồng lại có ý xin cưới tôi làm vợ. Mẹ tôi cảm động, hỏi ý kiến tôi. Tôi từ chối, và mẹ tôi cũng đồng ý với tôi như vậy. Ngoài những lý do riêng của mẹ, riêng của tôi, hai mẹ con tuy không nói thẳng ra, không muốn để cho một người nào khác, chẳng tội tình gì, phải đến chịu gánh nặng săn sóc một người bệnh tật suốt đời. Tôi còn nhớ lời từ khước của mẹ tôi: “Xin cám ơn ông bà, cám ơn cậu, con tôi bệnh hoạn. Tôi cầu Trời khẩn Phật cho cháu chóng lành để sống được một đời bình thường. Bây giờ thì không thể nghĩ đến chuyện cưới gã được.” Lại những tiếng thì thầm nơi cửa, và tiếng nhiều chiếc xe chạy từ từ. Đứng nơi cửa sổ, tôi đưa mặt ra phía đường để tưởng tượng hình ảnh những chiếc xe lăn sau hàng cây mơ.

 Trời Phật đã thương mẹ tôi nhiều hơn tôi. Mùa thu năm ấy, mẹ tôi từ trần sau những cơn sốt liên miên. Ở nơi hẻo lánh, vì không gần thầy thuốc, vì mẹ tôi quá tin nơi thuốc cổ truyền và số mạng, mẹ đã bỏ tôi lại bơ vơ với vú già và một đôi vợ chồng giúp việc nơi vườn rau. Tôi đã hết nước mắt để khóc. Không ai có thể thấy vực thẳm đau khổ của tôi xuyên qua cặp kính đen, với đôi mí mắt luôn luôn nhắm kín. Cậu tôi và một số thân thuộc được tin đã đến lo việc chôn cất và khuyên tôi về ở với họ chốn An Xuyên là quê hương của cha tôi. Tôi không muốn đi đâu nữa. Dời đến nơi nào, vũ trụ tôi cũng chỉ là một vũ trụ nhỏ bé trong màn đêm. Nơi nhà mẹ tôi, tôi đã quen thuộc những tín hiệu của âm thanh. của mùi hương và thể vật; chúng đã trở thành một quyển sách phong phú tôi dùng được và tìm ra được ít nhiều hứng thú. Tôi nhớ câu chuyện người mù của thi sĩ Lamartine nhắc lại trong hồi ký: “Tôi thấy tiếng kêu của sơn ca buổi sáng, tôi thấy tiếng hót của họa mi buổi chiều…” Tôi cũng có một kinh nghiệm tương tự, hình ảnh nơi đây đã trang điểm cái nhìn bên trong của tôi rồi. Dời đi nơi khác lại cần một thời gian để thích nghi những phản ứng mà tôi xét không còn can đảm và kiên nhẫn đễ vượt lên những khó khăn nửa. Vú già sẽ tiếp tục bảo bọc tôi, và vợ chồng người trông nom vườn cũng hứa tiếp tục đảm đương mọi sự như có mẹ tôi vậy. Đời sống vật chất không thay đổi gì mấy, nhưng vắng mẹ tôi, tôi cảm thấy đến mấy lần mồ côi.

 Khoảng mười ngày sau lễ an táng mẹ tôi, vù già cho biết có ông Nam Đồng đến. Tôi chẳng hiểu những gì trong thâm tâm tôi đã khiến khi gặp lại ông Nam Đồng, người tôi thường gọi là ông, tôi bỗng gọi anh. Cảm xúc của anh không kém. Lần đầu tiên anh cầm tay tôi, vừa an ủi tôi, vừa hỏi về những ngày cuối của mẹ tôi, và những dự định tương lai của tôi. Vú già vui mừng không kém tôi khi mời được anh ấy ở lại dùng cơm trưa. Và anh đã nhận như thể là một cử chì từ tâm, muốn cho tôi cảm thấy bớt hiu quạnh, dù cho chỉ là trong một khoảnh khắc. Nhưng rồi khoảnh thời gian ấy có thể nối dài. Anh đã nhắc lại lời ước vọng năm trước, và lần nầy, cũng chẳng hiểu vì sao, tôi lại bằng lòng. Gánh nặng bây giờ trở nên quá lớn cho vai tôi, tôi cần người phụ lực. Nhưng tôi không muốn ràng buộc anh, hoặc tôi khiếp sợ một cảnh đổ vỡ thê thảm có thể xảy ra sau nầy. Tôi chỉ bằng lòng làm người bạn của anh mà thôi với một số điều kiện. Anh chấp nhận không phải để lấy rồi, mà với sự hiểu biết chín chắn và thành thật.

 Quyết định của tôi xảy ra đồng thời với cuộc chinh chiến. Khói lửa đã lan rộng trên đất nước. Cho đến nơi Ngoạn Mục hiền lành, mùi bom đạn cũng không tha. Bây giờ tôi mừng có anh tôi bên cạnh. Anh đã giẹp bỏ hiệu buôn; những sách vở anh thích đọc, những vật kỷ niệm anh quyến luyến, anh đã chở trên cái xe xưa, đem về nhà tôi. Anh đã tu sửa lại phòng của mẹ tôi bên cạnh phòng tôi, để ở riêng biệt. Anh đã tôn trọng lời hứa, suốt bao nhiêu ngày tháng sống bên tôi, anh chẳng có lời nói, cử chỉ nào vượt qua biên giới chúng tôi đã vạch định. Những chiều lạnh, cùng ngồi cạnh lò sưỡi, anh xem sách, tôi đan áo, tôi nghỉ và mơ ước anh sẽ đến đặt tay trên vai tôi để cho cảm giác gần nhau hơn nữa. Nhưng anh đối xử với tôi như người em gái. Chỉ trong công việc nhà, trông nom vườn rau, trồng thêm hoa quả, giao thiệp với bạn hàng, anh đóng vai trò gia trưởng có trách nhiệm. Đối với vú già, đối với những người giúp việc hay các gia đình lân cận, anh là chồng chính thức của tôi.

 Một buổi sáng, cũng như thường ngày, anh dậy thật sớm. Tôi nhận ra những tiếng động ở phòng bên cạnh, đến phòng bên ngoài. Anh sửa soạn bình tách, pha cà phê, uống một chén, rồi để sẵn phần của tôi trên bàn trước khi rời khỏi nhà. Hôm ấy anh phải đi xem những xe đến chở bắp cải. Nhà vắng tanh, vú già đi chợ. Tôi làm biếng thu gọn mình trong mền ấm, nằm mãi trên giường, vừa nghe nhạc và mơ mộng. Có tiếng chó sũa. Có người làm gì với chó đến nỗi chó không sũa nữa. Những tiếng đi thình thịch vào nhà làm rung rinh thềm ván. Có lẽ anh có việc gì về gấp. Tiếng bước đến gần. Cửa phòng tôi không gài được đẩy ra. “Có phải anh không? Anh cần gì?” Chẳng có tiếng đáp. Tôi vùng dậy Có cánh tay đàn ông choàng lấy thân tôi. “Anh làm gì thế? Đừng! Sao anh quên lời hứa? Em sợ lắm. Đừng, anh!”  “Có gì đâu mà sợ?” Tiếng nói kinh dị. Hơi thở lạ lùng. Một bàn tay thô kệch và hung hãn như chân của thú dữ. Tôi biết không phải anh tôi rồi. Tôi kêu thất thanh: “Ông là ai? Đồ vô loại! Vú già ơi! Cứu tôi, làng xóm ơi! Anh Nam Đồng ơi.” Tôi tưởng tôi sắp chết. Tôi vẫy vùng để thoát vòng tay của tên võ phu. Tôi dùng răng, dùng móng tay để cấu xé nhưng tên khốn nạn không buông tha. Một cái miệng nặc cả mùi rượu, thuốc lá và răng thối, chà trên má tôi. Nó muốn vật tôi lên giường, tôi nhào lăn xuống sàng, đồ đạc bên cạnh giường đổ tung. Tôi nhớ đến cái đồng hồ reo, vờ lấy quăng vào con thú. Đồng hồ đập nát một cửa kính. Tôi muốn lao ra cửa sổ. Tay nó níu chặt tôi lại. Tôi cố la lên cầu cứu. Tôi sắp ngất xỉu.

 Có tiếng chạy thình thịch bên ngoài. Cánh cửa bị đạp tung rất mạnh. Tay kẻ dữ đã thả tôi. Có tiếng thét lên, lúc đầu tôi không nhận ra tiếng của anh tôi. “Mày làm gì trong nhà nầy?” Tiếng thét đầu tiên vang dội, tiếp đến là tiếng ẩu đả. Có những va chạm dữ dội của cây gỗ trên thân hình, trên bàn ghế. Tôi không thể biết ai đang đánh ai, không biết ai chịu những đòn nặng. Tôi không có mắt để giúp anh tôi. Tôi sợ anh tôi bị tên võ phu giết chết. Tôi lần đến cửa sổ kêu vú già, kêu người giúp việc, kêu làng xóm. Hai người đã xô đẩy nhau ra khỏi phòng, rồi ra khỏi nhà.

Những bước chạy thình thịch một chốc rồi tan dần. Có tiếng xe chạy. Một chốc yên lặng kinh hoàng. Tôi đã không còn kêu la được và cũng không thở mạnh được. Tôi lần ra khỏi phòng, không dám gọi, phập phồng trước điều không thể thấy và không thể đoán. Tôi không còn sức để đứng tựa nơi vách tường, tôi đã ngã quỵ xuống.

 Nhưng anh tôi, chứ không phải kẻ võ phu, đã trở về và từ xa đã lên tiếng để yên lòng tôi. “Anh xin lỗi em. Từ nay anh khômg để em một mình nữa”. Anh ôm tôi, đỡ tôi dậy. Tôi đưa tay rờ nơi má anh, một má ẩm ướt không biết vì mồ hôi hay máu, nước mắt hay nước mưa. Anh cúi đầu xuống và, lần đầu tiên, sau mấy năm quen biết và sống chung, tôi có cảm giác sung sướng lạ lùng khi môi tôi gặp được môi anh.

 Phòng của tôi hư nát cả. Anh biểu tôi, trong khi chờ sửa lại cho xong, tôi qua ở tạm bên phòng anh. Nhưng trong ý tôi, không còn chữ tạm nữa. Chính tôi phá trước lời giao hẹn bao nhiêu dè dặt và lo ngại của tôi không thể còn nữa. Từ nay tôi sẽ mãi mãi với anh và của anh.

 Phải chi chuyện đời tôi chấm dứt nơi đây. Phải chi thời gian dừng lại để cho hạnh phúc của tôi có trong mấy tháng sau đó, được kéo dài vĩnh viễn. Không. Hãy đem cho tôi tất cả những khăn tang trên đời để thấm cho hết nước mắt của tôi. Anh tôi không phải là chiến sĩ nhưng chiến tranh cũng tìm đến anh tôi. trong lúc anh lái xe lên Cầu Đất. Anh đã đi sớm để về sớm, không để tôi một mình lâu, với vú già. Xe anh đã đạp phải mìn.

 Không ai cho phép tôi động đến xác của anh. Tôi đoán chừng lý do là xác anh không còn toàn vẹn, cũng như chiếc xe của anh. Thứ bảy năm nào đó, mới năm nào đó, chiếc xe ấy, và anh ấy, đã đưa mẹ con tôi từ ga Cầu Bảo về. Có phải nước mắt tôi, linh nghiệm hơn bao nhiêu thứ thuốc tôi đã phải uống. Hay có lẽ nào nhờ những lời của Dì phước ở Bệnh viện Mắt hứa cầu xin cho tôi, với Thượng Đế của Dì? Một buổi sáng mùa Xuân, trùng với mùa Phục Sinh, tôi ngạc nhiên thấy được điểm sáng nhỏ, điểm sáng lớn lần. Tôi hét lên một tiếng vui làm cho vú già tôi tưởng một thảm họa khác đã đến với tôi. Tôi thấy rồi. Tôi thấy rồi, vú ơi. Tôi chưa thấy rõ ràng vú. Nhưng điểm ánh sáng đưa cho tôi hy vọng bệnh lòa của tôi dần dần sẽ hết. Quả thật, mấy tuần sau nữa, tôi đã nhận ra những hình vật, khám phá khung cảnh tôi sống, tôi nhìn thấy được hình dáng và màu sắc của những hoa đào ngoài sân, nhìn thấy tất cả chi tiết phòng hạnh phúc ngắn ngủi của tôi nay phải mãi mãi vắng bóng chồng.

 Ánh sáng đã trở lại với tôi, để thay anh, cho tôi khỏi sống dưới sự đe dọa thường xuyên của kẻ võ phu. Hôm ấy, tôi đã hỏi anh tôi có biết tên nào đã tấn công tôi. Anh đã trả lời một cách thãn nhiên: “Em cần gì biết đến lai lịch của một thứ đê tiện. Nó không phải một, nó là nhiều, nó cả một loài, cả từng giống, căn cước của nó là võ lực, cưỡng bức, bạo tàn, sát nhân. Và hính bóng chúng cái nào cũng giống cái nào, biết được một, là biết tất cả. Vì chúng cùng chung một thái độ, một thứ hành vi thất đức. Chúng có từ khi tạo thiên lập địa và sẽ còn mãi mãi trên quả đất nầy. Thứ cặn bã của nhân loại ấy xuất hiện khi nào xã hội suy đồi, cũng như những vật và con thú bẩn trủi lên bờ biển khi nước sạch rút đi xa.

 Với cặp mắt tìm lại được, tôi sẽ biết nhận dạng để đề phòng, để tự vệ. Nhưng anh? Tôi tiếc đến khi thấy đươc cảnh, vật và người chung quanh tôi, tôi không còn có được mặt anh để chiêm ngắm, để nhìn cho tường tận, để đối chiếu với hình ảnh tôi chỉ có bấy lâu nay trong trí tưởng tượng. Tôi tìm mãi trong nhà một giấy tờ nào về anh để biết anh một cách đầy đủ hơn nữa. Tôi không biết tên thật anh là gì, Nam Đồng chỉ là một hiệu bán sách. Tôi không có được một tấm hình của anh để thờ phụng. Có lẽ anh không còn nghĩ đến việc chụp hình khi vợ mình đã mù lòa. Anh chân tình và thâm tình đến thế. Anh kín đáo đến nỗi chỉ xuất hiện và sống bên cạnh tôi khoảng thời gian tôi cần ánh sáng và sự che chở của anh mà thôi. Anh chết đi nhưng vẫn còn nói với tôi biết bao nhiêu điều. Anh không để lại hình ảnh nào, nhưng tôi đã thấy anh, thấy một phần khuôn mặt anh nơi bất cứ đâu có lời nói dịu hiền, nơi bất cứ đâu có hành vi đượm tình thương vô vụ lợi ngọt ngào. Anh. Anh người tôi yêu kính. Ngàn đời em sẽ nhớ anh.

 Cung Giũ Nguyên (1971)

Wednesday, February 28, 2024

ĐOẠN BUỒN ĐÊM MƯA - Mai Hường

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm ĐOẠN BUỒN ĐÊM MƯA/Ca sĩ Mai Hường

Sunday, February 25, 2024

Cáo Phó của gia đình KQ63D Nguyễn Văn Triết


CÁO PHÓ


Trong niềm thương tiếc vô bờ bến,
toàn thể gia đình chúng tôi trân trọng báo tin cùng
thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần:

Chồng, Cha, Ông của chúng tôi là:

Thiếu Tá Phi Công Nguyễn Văn Triết

Phi Đoàn 514

Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hoà

Sinh ngày 22 tháng 2 năm 1943
tại Bến Tre, Việt Nam
Mãn phần ngày 24 tháng 2 năm 2024
Vào lúc 9:49 giờ tối
tại Houston Texas, Hoa Kỳ.

HƯỞNG THỌ 81 TUỔI

Vì Covid-19 nên gia đình chúng tôi chỉ cử hành

lễ hoả táng

TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁO

Vợ: Quả Phụ Nguyễn Thị Bên

Trưởng nữ: Christine Thuỷ Tiên Nguyễn Nelson 

chồng và các con

Trưởng nam: Nguyễn An Phi
Thứ nử: Jaclyn Thanh Trúc Nguyễn Yee

chồng và các con

CÁO PHÓ NẦY XIN THAY THẾ THIỆP TANG
XIN MIỄN PHÚNG ĐIẾU


Liên lạc tang gia xin gọi 832-275-3665


Chia Buồn

Toàn thể anh chị KQ63D thành tâm chia buồn cùng chị Nguyễn Văn Triết nhũ danh Nguyễn Thị Bên cùng tang quyến. Kính cẩn cầu nguyện cho linh hồn anh Nguyễn Văn Triết sớm về với Phật.

Toàn thể anh chị KQ63D


Friday, February 23, 2024

Thương Một Người Ở Xa - Lê Thu Uyên

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm Thương Một Người Ở Xa/Ca sĩ Lê Thu Uyên

Saturday, February 17, 2024

Bóng Nhỏ Đường Chiều - Uyên Anh Chi

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm Bóng Nhỏ Đường Chiều/Ca sĩ Uyên Anh Chi

Wednesday, February 14, 2024

Niềm Vui Cuối Đời - Huỳnh Thông Thái


Huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước (Phước Long trước 1975). Từ Bù Đăng muốn đi xe về Sàigòn thì phải đi qua Huyện Đồng Xoài. Con đường nầy trước 1975 mất an ninh, nên ông Quận Trưởng Bù Đăng muốn về Sàigòn thì phải đi máy bay. 

Tôi thường lái máy bay U6 đáp ở Phước Long và Bù Đăng trong những phi vụ Trắc Giác và Tâm Lý Chiến. Ông Quận Trưởng thường đi nhờ máy bay tôi và chúng tôi thân nhau từ đó. Tôi thường nhờ bạn bè trong phi đoàn thả tôi xuống Quận Bù Đăng và tôi ở lại đêm để tôi đi săn nai ban đêm. Mỗi lần như vậy, ông Quận Trưởng thường nói đùa với tôi "tôi giao Quận cho anh đêm nay" và tôi cười, rồi ông lên máy bay theo bạn tôi về Sàigòn thăm gia đình. 

Đêm rọi đèn, mắt nai ở Bù Đăng nhiều như sao trên trời. Trong một giờ tôi có thể bắn 4 con nai rồi nghĩ. Mỗi lần đi bắn nai, tôi cho tài xế lái xe jeep ca bô bầu dân sự của tôi lên Bù Đăng trước. Khi bắn được nai thì tôi cho cắt con nai làm 4 miếng thịt. Xe jeep chỉ chở được 3 con nai (12 miếng thịt), còn 1 con thì tôi chở về bằng máy bay. Khi máy bay ghé đón tôi thì tôi cho chở về 1 con nai cho phi đoàn nhậu.  

Có một lần, đi bắn nai xong thì trời khuya quá và Quận đã gài mìn xung quanh xong. Tôi ngũ lại trên quốc lộ giữa rừng, cạnh khu nhà dân. Đêm khuya, tôi thức giấc vì tiếng xe tăng VC từ Campuchia chạy ngang Bù Đăng để vào Bảo Lộc. Xe tăng chạy rần rần suốt đêm. Đó là khoảng đầu năm 1975.

Sáng hôm sau, tôi hỏi ông Quận Trưởng:

 - Xe tăng VC chạy suốt đêm từ Campuchia vào Bão Lộc, sao anh không báo về SG?

 - Tôi có báo mà không có ai làm gì hết. 

Nghe ông Quận Trưởng nói, tôi sợ thất kinh. Tôi về Saigon đi làm thẻ bài đeo cổ hai con tôi 4 và 2 tuổi. Tôi đi dịch khai sanh 2 con ra tiếng Mỹ. Tôi cho bà xả đi học nấu ăn và học may. Tôi chuẩn bị trốn khỏi ViệtNam.

Tôi kể cho anh bạn thân nghe những gì tôi nghe thấy ở Bù Đăng. Anh bạn là phi đoàn trưởng phi đoàn C7 và anh tin tôi. Chúng tôi chuẩn bị ra đi nhưng chưa biết đi đâu.

Tin chiến sự lúc bây giờ tiến triển nhanh như nước vỡ bờ, sợ trở tay không kịp, tôi đề nghị với anh bạn, rằng "chồng đâu vợ con đó". Anh bạn đồng ý. Anh là phi đoàn trưởng nên anh có văn phòng riêng. Chúng tôi đưa vợ và 5 đứa con anh với vợ và 2 đứa con của tôi vô ở trong văn phòng của anh. Văn phòng nầy chỉ có nhà cầu và bồn rửa mặt, không có phòng tắm. Vậy mà 2 bà và 7 đứa nhỏ chen chút trong đó mấy tuần liền. Hai bà không hề than vãn, thấy thương làm sao và thật là phúc đức cho hai đứa tôi. 

Vì nếu hai bà than vãn đòi về nhà, rồi sáng ngày 28 April 1975, máy bay địch dội bom phi trường Tân Sơn Nhất. Lúc bây giờ phi trường đóng cửa, nội bất xuất, ngoại bất nhập và nếu giờ phút ấy vợ con hai đứa tôi còn ở nhà thì đời hai đứa tôi coi như tan nát, nghĩ tới giờ đây tôi còn sợ rùng mình!        

Tối 28 April 1975, Không Quân Tân Sơn Nhất có chương trình di tản vợ con ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo). Nếu giờ phút nầy vợ con còn ở nhà thì chịu thua, không di tản được.

9 sáng 29 April 1975, Không Quân Tân Sơn Nhất tan hàng. Tôi và anh bạn ra đi trong hỗn loạn. May mà hai đứa tôi không có bận rộn vợ con, vậy mà hai đứa tôi lạc nhau. Anh bạn tôi nhảy lên được chiếc máy bay C130. Chiếc C130 nầy bay thẳng qua căn cứ Mỹ ở Thái Lan và không ghé Côn Sơn. Anh bạn tôi thất lạc vợ con ở Côn Sơn. Còn tôi nhảy lên được chiếc máy bay C7 và chiếc C7 nầy đi Côn Sơn. 

Lúc bây giờ anh phi công nào nhanh tay lấy được chiếc máy bay nào, thì anh phi công đó toàn quyền muốn bay đi đâu cũng được. Cấp bực trong quân đội không còn hiệu lực trong lúc hỗn loạn nầy.

Tôi may mắn gặp vợ con tôi ở Côn Sơn. Gặp tôi, vợ tôi khóc sướt mướt và nói: 

- Đêm qua em nghe trong radio của ông cảnh sát gác phi trường Côn Sơn, rằng phi trường Tân Sơn Nhất bị mưa hoả tiễn 122 ly suốt đêm qua. Em sợ anh chết. Em khóc suốt đêm, đâu có ngủ chút nào. Tôi ôm vai vợ siết chặt và thương quá sức. Tôi gặp vợ anh bạn tôi và chị hỏi:

- Ảnh đâu anh Thái?

- Tôi và ảnh lạc nhau, nhưng vợ chồng tôi đâu thì chị đó nhe. 

Chị đồng ý.

Anh em còn luyến tiếc, chưa muốn rời ViệtNam. Đêm 29 April 1975, gia đình tôi ngũ dưới cánh chiếc máy bay C130  ở phi trường Côn Sơn. Sáng 30 April 1975, ông cảnh sát gác phi trường nói lớn:

- Tổng Thống đã đầu hàng và chúng tôi được lệnh thả tù. Các ông phi công đi để chúng tôi thả tù.

Nghe thả tù, chúng tôi không ai bảo ai, gỡ lon trên vai và lên đạn súng M16, chuẩn bị bắn nhau. Nhưng mấy ông cảnh sát chờ chúng tôi đi hết rồi họ mới thả tù.

Chúng tôi qua đến căn cứ Mỹ ở Thái Lan thì vợ con anh bạn tôi sum họp với anh. Chúng tôi vui quá sức. Riêng tôi nghĩ, nếu tôi bị đưa thẳng qua Thái Lan, vợ tôi có thể dẫn hai con về nhà, vì vợ tôi nghĩ tôi bị pháo kích chết rồi. Hơn nữa gia đình của vợ tôi di tản từ Đà Lạt, đang ở trong nhà tôi ở Sàigòn. Dễ sợ quá!

Hình nầy chụp 1973, lúc sinh nhật con gái tôi 2 tuổi.

Năm 1975 con gái Thy 4 tuổi, con trai Thông 2 tuổi. Tôi đưa vợ con vô phi đoàn trước mấy tuần. Trưa ngày 28 April 1975, hai con tôi đang chơi trước phi đoàn thì máy bay địch dội bom phi trường Tân Sơn Nhất. Máy bay đậu cách phi đoàn khoảng 100m, bị trúng bom cháy. Hai con tôi còn nhỏ dại, tưởng pháo bông. Hai đứa mừng và hét máy bay cháy. Mấy anh lính trong phi đoàn, ôm hai con tôi bỏ vô hầm trú ẩn. 

Lúc bây giờ tôi đang ngồi trên khung gỗ cửa sổ của phi đoàn, tôi đang cạo sửa sổ gia đình của người bạn. Người bạn nầy đang làm cho sở Mỹ DAO và DAO có chương trình cho nhân viên di tản qua Mỹ bằng máy bay, nhưng người bạn tôi không đi, và bảo tôi điền tên gia đình tôi vô sổ gia đình của bạn để đi. 

Trái bom của địch nổ cách phi đoàn tôi 100m, quá gần nên sức ép hất tôi rớt từ cửa sổ xuống đất. Tôi sợ hãi lo tìm hai con tôi và tôi làm mất sổ gia đình của người bạn. 

Tháng June 1975, gia đình tôi rời trại tỵ nạn Camp Pendleton ở California để định cư ở San Antonio Texas. Ông Bà Thiếu Tá Không Quân Mỹ ở San Antonio Texas, mà tôi quen 1965 lúc tôi qua Mỹ để chuyển tiếp từ phi công quan sát sang phi công khu trục. Ông bà nầy thương tôi như con, nên khi ông bà được tin tôi đang trong trại tỵ nạn, ông bà bảo lãnh gia đình tôi về San Antonio để định cư.    

Bà Thiếu Tá mà tôi gọi "Mommy", đón gia đình tôi ở phi trường 
San Antonio Texas lúc gia đình tôi đến San Antonio để định cư.
Nhìn hình, Thy con gái tôi lúc 4 tuổi, ngơ ngác nhìn "bà Mỹ nào ôm ba tôi vậy!"

Gia đình tôi định cư ở San Antonio Texas và chúng tôi ở trong nhà ông bà Thiếu Tá được vài tuần thì tôi xin ra riêng. Nhà thờ của ông bà Thiếu Tá giúp gia đình tôi tiền thuê Apartment tháng đầu, sau đó tôi xin được việc làm. 

Tôi làm lao công cho nhà máy làm bánh HEB. Nhà máy làm bánh nầy rộng lớn cỡ Thương Xá Tax Sàigòn ngày xưa. Nhiệm vụ của tôi là lau nhà máy làm bánh. Sáng sớm nhân viên làm bánh xong, bột, dầu rớt đầy sàn nhà. Đúng 12:30 trưa, tôi đổ nước và xà phòng bột xuống sàn nhà rồi dùng máy chà sàn nhà. Chà sàn nhà xong, tôi dùng cây ủi nước (squeegee) cho hết nước, xong tôi dùng cây lau bằng vải (cotton mop) để lau khô. Tôi làm từ 12:30 đến 10 giờ đêm. Ông Manager biết tôi là phi công, có lúc ông thương và muốn đưa tôi lên làm bánh, nhưng tôi từ chối vì chương trình làm bánh lúc sáng, tôi không đi học được. Tôi chịu đựng hơn 3 năm thì tôi học xong.  
      
Mỗi ngày 6 giờ sáng, tôi rời nhà để đi học ở San Antonio College. Tôi học về Computer Programmer. Tôi học từ 8:00-11:00, rồi tôi vô thư viện học bài từ 11:00 - 12:00. Sau đó tôi vô làm ở nhà máy làm bánh từ 12:30 đến 22:00. Tôi đi lúc con tôi còn ngũ và tôi về lúc con tôi ngũ rồi. Tôi chỉ gặp mặt con tôi ngày chũ nhật. Vợ tôi thì ở nhà lo cho con. Cuối năm 1978 tôi tốt nghiệp Computer Programmer và tôi xin được việc làm ở hãng bảo hiểm USAA. USAA chỉ lo bảo hiểm cho quân đội Mỹ trên toàn thế giới. Và Trời, Phật thương, khi tôi về hưu, USAA cho tôi tiền hưu và bảo hiểm sức khoẻ tới chết. Nếu tôi chết USAA cũng cho gia đình tôi tiền đám ma. Vậy là tôi có hai lương hưu, Social Security và USAA. Tôi cũng có hai bảo hiểm sức khoẻ, Medicare và USAA. Medicare trả tiền cho tôi 80% và USAA bao chót 20%. Bà xả tôi bị bịnh 6 tháng, Medicare và USAA bao hết mọi chi phí về thuốc men.  
Cuối 1978 tôi tốt nghiệp Computer Programmer. 

Tôi rất giỏi toán, nên tôi học computer programmer rất giỏi. Trong lớp ông thầy dạy về language COCOL, người Mỹ gốc Đức nói với cả lớp, rằng "ai muốn debug về programs thì gặp Thái, tôi không có thì giờ", cả lớp nhìn tôi nễ phục. Các em ViệtNam con các bạn, học chung lớp tôi, rất nễ phục tôi. Rồi 1978 ông thầy gởi 4 đứa học trò đại diện San Antonio College lên Dallas dự thi viết programs dùng language COBOL, trong đó có tôi với 3 thằng Mỹ trắng. Lúc bây giờ computer còn dùng punched card (card đục lỗ ) nên chúng tôi có thêm anh chàng Key Punched. Khi tôi viết program xong thì anh chàng Key Punched nầy đục cards. Cards đục lỗ được đưa vô máy đọc, để máy kiểm soát (compile). Nếu anh chàng Key Punched đục sai và máy không hiều, thì anh chàng Key Punched phải sửa sai và tôi phải đưa cards vô máy để compile lại.

Muốn thắng cuộc thi thì program phải đúng ngay lần compile đầu, vì lúc ấy máy chạy rất lẹ. Nếu program bị sai và compile lại, lúc bây giờ có quá nhiều programs đang compile nên máy chạy chậm như rùa, không có cơ hội để thắng!  

Đây là chứng nhận của team dự thi viết language COBOL ở Dallas 1978.
Nhờ chứng nhận nầy, tôi xin làm computer programmer ở hãng USAA không khó.

Thời gian qua nhanh. Thy con gái tôi tốt nghiệp 4 năm đại học về Pshycology ở Austin Texas. Thông con trai tôi tốt nghiệp Mechanical Engineer ở Texas A&M. Thật phúc đức cho tôi, hai con tôi bây giờ giàu hơn tôi, nên tôi không phải lo cho con nữa. Tôi chỉ mong được vậy và không mơ ước gì hơn.

Tôi email cho hai con để cám ơn hai con đã tự lo được rồi. Tôi cho hai con biết, rằng hai con đã trả hiếu xong và hai con không còn trách nhiệm nào với tôi. Ngày nào tôi không lo cho tôi được, thì tôi có lối thoát cho tôi và hai con phải vui cho tôi. 

Năm 2009 vợ tôi bị ung thư phổi, rồi mất. Tôi để tang vợ 1 năm. Năm 2010 tôi về Sàigòn sống dài hạn để tìm khuây khoả cho tâm hồn. Tôi chủ trương tự lo cho thân tôi, nhất định không làm phiền con cháu. Tôi sống quá đã cho đời tôi rồi. Tôi muốn con cháu tôi, sống quá đã cho đời chúng.  

Sàigòn là quê hương tuổi thơ tôi. Tôi cảm thấy rất thư giãn khi tôi sống ở Sàigòn. Chủ yếu của tôi ở Sàigòn là chơi tennis, ăn uống thức ăn ViệtNam. Thỉnh thoảng gặp cơ hội, tôi giúp đỡ người nghèo khổ, tạo niềm vui cho họ và tôi lấy đó làm niềm vui cho tôi. Chuyện hằng ngày, tôi rất thích cho tips các em trong nhà hàng, trong tiệm hớt tóc ... Nhìn niềm vui của các em khi nhận tips, tôi vui lây. Mới hôm qua, sắp đến Tết Giáp Thìn 2024, tôi chuẩn bị 47 bao lì xì cho khách sạn mà tôi đang ở trên đường Lê Thánh Tôn cạnh chợ Sàigòn. Khách sạn nầy có nhà hàng nên đông nhân viên. Hôm qua tôi đi chơi tennis về thì quá trưa, tôi gặp bà chủ khách sạn. Tôi xin bà cho tôi gặp hết nhân viên của khách sạn. Bà chủ và anh quản lý, kéo ghế mời tôi ngồi, rồi bà chủ cho nhân viên tuần tự đến chúc Tết. Tôi lì xì và chúc Tết các em. Các em mừng lăng xăng và bà chủ cũng vui, làm tôi vui lây. 47 bao lì xì của tôi, ít nhất là 1 tờ $100000VND và 1 tờ 2 dollars (lucky money), nhiều nhất là hai tờ $100000 VND và 5 tờ 2 dollars. Ông Bà chủ và hai con ông bà, tôi đưa bao lì xì chỉ có 5 tờ 2 dollars thôi, không có tiền VN. Họ vui lắm.     

Niềm vui cuối đời.  

Hai con tôi rời ViệtNam 1975, lúc bây giờ con gái Thy 4 tuổi và con trai Thông 2 tuổi. Trong 48 năm xa ViệtNam, Thy chưa về ViệtNam lần nào, còn Thông thì về được vài lần. Thy có hai con nhỏ, nên Thy không dám về ViệtNam, sợ hai con nhỏ bị bịnh.

Bất ngờ cuối năm 2023, Thy báo tôi, rằng Thy và gia đình sẽ về ViệtNam vào dịp con trai đang học trung học, nghĩ Christmas và New Year hai tuần. Tôi mừng quá sức. Đây là niềm vui cuối đời cho tôi. Vì hai con tôi rời ViệtNam 1975, chúng còn nhỏ quá và không còn nhớ gì về ViệtNam. Đây là dịp may cho tôi, đưa hai con về quê cha,  quê mẹ, để hai con nhớ đến cội nguồn. Và tôi hết sức mãn nguyện.

Anh 7 ngồi bên phải tôi và anh 91 tuổi. Tôi thứ 10.
Xe của Saigontourist đưa gia đình về Thủ Thừa Long An thăm quê của gia đình tôi.
Anh 7 giữ ngôi nhà thờ gia tiên nầy. Ngôi nhà nầy bị phá tan nhà giữa và nhà dưới, chỉ còn phòng thờ ở phía trên. 

Mộ Ông Bà cố nội tôi.
Ông Bà là người xây Chùa Thiên Phước và Đình cho làng Nhị Bình.
Ông tên Huỳnh Văn Phước (Chùa mang tên Ông).
Ngôi nhà anh 7 đang giữ là của Ông. Khi Ông xây Chùa Thiên Phước xong, Ông cho chùa mấy chục mẩu ruộng (50?). Ông không giao mấy chục mẩu ruộng nầy cho Thầy Trù Trì mà Ông lập ra ban quản trị mấy chục mẩu ruộng nầy. Ông giao cho ông Mười Ngàn điều hành để lấy tiền tu bổ Chùa. Ông có đầu óc, tôi nễ phục.

Điều mà tôi nễ phục Ông hơn nữa là, Ông nhìn thấy xa. Nước Anh thấy xa, nên cho phép các Cha trong Công Giáo Anh được phép có vợ. Nước Nhật thấy xa, nên cho phép các Thầy trong Chùa được phép lấy vợ. Ông Cố tôi thấy xa, thời Ông mà khi Ông xây Chùa xong, Ông cưới vợ cho Thầy Trù Trì. Để rồi Chùa êm re không tai tiếng! Tôi nễ phục Ông quá sức.  

Năm 1975 tôi sang San Antonio Texas Mỹ, tôi quyên tiền xây ngôi Chùa Bảo Quang trên 6 mẩu đất. Chùa được xây xong, tôi thỉnh Thầy Trù Trì Chùa. Trời Phật! Tôi khổ vì Chùa liên miên! Tôi chợt nhớ tới Ông Cố Nội tôi. Tôi họp ban chấp hành lại. Tôi hỏi:

- Tôi hỏi thiệt các anh chị. Nếu các anh chị không có sex, mấy tháng liền, các anh chị có chịu nổi không? 

Cả phòng họp im lìm, không ai trả lời! Tôi nói tiếp:

- Vậy thì chúng ta muốn Thầy Trù Trì chịu đựng năm nầy qua năm kia, có hợp lý không? Tôi đề nghị với các anh chị, chúng ta cưới vợ cho Thầy Trù Trì, như ngày xưa Ông Cố Nội tôi cưới vợ cho Thầy Trù Trì và Chùa êm đẹp không tai tiếng. 

Tôi vừa nói xong,  tiếng ủng hộ, tiếng chống đối, vang lên trong phòng họp. Trong phòng họp, một nửa ủng hộ, một nửa chống đối. Trong số chống đối, có bà xả tôi. Thế là tôi chịu thua! Và tôi tiếc nuối "phải chi có Ông Cố Nội tôi trong phòng họp nầy!".      

Hình nầy chụp 1973 lúc sinh nhật Thy 2 tuổi.
Sinh nhật, tôi cho Thy đi sở thú. Tôi bảo Thy đứng trước bảo tàng viện của sở thú để chụp hình. Trời đất! Mới 2 tuổi mà Thy biết làm điệu, đứng ngoẹo đầu, làm tôi giật mình và thấy thương quá sức.

Thời gian 50 năm trôi qua, trong chuyến gia đình Thy trở về ViệtNam, tôi đưa Thy vô sở thú đứng trước bảo tàng viện 50 năm trước để chụp lại tấm hình Thy ngoẹo đầu. 

Sở thú Sàigòn.
 
Năm 2023 Thy đứng trước bảo tàng viện của sở thú, chụp lại tấm hình ngoẹo đầu 50 năm trước.  

Rồi cả gia đình ngoẹo đầu, làm điệu!
Từ trái: Aiden, Chinh, Thái, Thy, Kira, Thông.

Christmas Eve 2023, sau khi gia đình vô sở thú chụp tấm hình ngoẹo đầu, gia đình vô nhà hàng Ocean Palace ăn Réveillon. Nhà hàng Ocean Palace ở đầu đường Lê Duẫn sát bên cửa sở thú. 
Từ trái: Chi cháu gọi bà xả tôi cô ruột, Thy, Kira, Aiden, Chinh, Thông, Micheal. Michael là chồng của Kirsten, bạn thân của Thy. Vợ chồng nầy theo Thy về ViệtNam chơi lần đầu.

Từ trái: Aiden, Chinh, Thong, Michael, Kirsten, Mỹ em kế tôi về từ Đức. 

Từ trái anh chị KQ63A Kiễm bồ tèo của tôi về từ Mỹ, BS Ân bạn tôi về từ Pháp, vợ chồng Dũng & Chi cháu vợ tôi. 

Chinh & Thy và Michael & Kirsten đang ăn mít.
Vì khách sạn không cho đem sầu riêng vô phòng ngũ, nên tôi đưa gia đình vô quán nước trước khách sạn, để tôi đãi sầu riêng và mít.  

Chinh và Kirsten đang ăn sầu riêng. Thy và Michael không ăn sầu riêng.
Kirsteen lần đầu tiên ăn sầu riêng một cách say mê!

Vợ ăn sầu riêng một cách say mê, trong khi đó chồng thì bịt mũi, chúng tôi cười đã luôn!

Bs Huỳnh Thị Kim Chi đãi cơm gia đình ở Dynasty House đường Đồng Khởi.

Từ phải: Thy, Chinh, Bs Chi, Phương, Thuận, Bs Khôi chồng Bs Chi.

Từ ngoài vô: Bs Chi, Chinh, Thy, Phương.

Gia đình tham quan xưởng may thêu xuất khẩu của Thuận & Phương ở Phú Lâm.
Thuận & Phương có 7 xưởng may thêu xuất khẩu ở Bình Chánh, Long An, Hốc Môn, Phú Lâm với 7 ngàn nhân viên. Phương con của chị cả của BS Chi.

Gia đình tham quan xưởng may thêu xuất khẩu của Thuận & Phương ở Phú Lâm.

Tham quan xưởng may thêu xong, Thuận & Phương đãi gia đình cơm trưa ở nhà trên lầu 5.
Từ Phương (áo bông đỏ) đi vô: Phương, Thuận, Kirsten, Michael, Thái, Thông, Aiden, Kira, Chinh, Thy. 

Phương tặng áo quần cho Kira, Aiden.

Sân thượng ở lầu 4 nhà Thuận & Phương ở Phú Lâm. 

Trong chuyến về ViệtNam lần nầy, Thy mua private tours qua Saigontourist. Trong 6 ngày ở Saigon, Saigontourist cho xe đưa đón gia đình. Rồi Saigontourist cho xe đưa gia đình về Thủ Thừa Long An, quê hương gia đình tôi. Ngày hôm sau Saigontourist đưa gia đình tham quan Cồn Thới Sơn (Cồn Phụng) Mỹ Tho. 

Sau 6 ngày gia đình ở Saigon, trước khi gia đình bay lên Đà Lạt, Saigontourist cho xe không chạy lên Đà Lạt để đón gia đình ở phi trường Đà Lạt. Trong suốt 3 ngày gia đình ở Đà Lạt, chiếc xe nầy đưa đón gia đình tham quan Đà Lạt. Khi gia đình rời Đà Lạt đi Đà Nẵng bằng máy bay thì Saigontourist cho xe không về lại Saigon. Đây là lần đầu tôi biết Saigontourist có phục vụ riêng tư như vậy và tôi thích lắm. Đó là nhờ cháu Dũng trưởng phòng chuyên phục vụ khách nước ngoài của Saigontourit. Vợ cháu Dũng gọi bà xả tôi bằng cô ruột, 

Khi gia đình bay đến Đà Nẵng, Hội An, Hạ Long, Hà Nội, Saigontourist cho xe đưa đón gia đình, nhưng xe nầy không phải của Saigontourist mà là xe hợp đồng phục vụ cho Saigontourist. Khi gia đình đi tàu ở Ha Long, Saigontourist cho chiếc tàu to lớn phục vụ riêng tư cho gia đình 8 người, gia đình thích lắm.,

Saigontourist cho gia đình đi ghe ra tham quan Cồn Thới Sơn ở Mỹ Tho.

Gia dình sắp xuống tàu đi tham quan Cồn Thới Sơn.

Tàu đưa gia đình ra tham quan Cồn Thới Sơn.

Khi gia đình lên cồn, gia dình được mời uống nước và ăn trái cây,

Gia đình được cho tham quan cồn bằng xuồng tam bản.

Saigontourist đãi cơm trưa gia đình trên Cồn Thới Sơn ở Mỹ Tho.
Khi gia đình đi Mỹ Tho, Thông bị sốt và ho nên không đi.
Từ trái: Thy, Chinh, Kira, Aiden.
Từ Phải: Michael, Kirsten.

Đi Mỹ Tho về, tôi đưa gia đình đi ăn cơm tối ở nhà hàng Ngon đường Pasteur.
Từ trái: Kirsten, Michael, Aiden, Kira, Chinh, Thy, Thong.
Chúng tôi đi Mỹ Tho về thì Thông bớt ho và sốt, nên Thông nhập với gia đình ăn cơm tối.

Tôi đưa gia đình đi ăn heo sửa ở nhà hàng Tân Nhã Q5.
Từ Chinh (áo đỏ qua phải): Chinh, Mỹ (em kế tôi về từ Đức), Aiden, Kira, Thy, Thông.

Gia đình lên đến Đà Lạt, ngay chiều hôm đó chúng tôi đến thăm gia đình bà xả tôi ngay.
Chúng tôi chụp hình trước bàn thờ bà xả tôi. Năm 1967 tôi và bà xả làm đám cưới tại bàn thờ nầy, lúc đó có KQ63D Hiền và KQ63D Nẫm làm rể phụ.  
Từ trái: Aiden, Thai, Thy, Kira, Thông, Chinh, Kirsten, Michael.

Chúng tôi đến thăm anh chị Nghĩa của bà xả tôi.
Từ phải: Anh Nghĩa, Thy, Thái, chị Nghĩa (Châu).

Tôi đãi cơm tối ở Đà Lạt.

Thác Datanla Đà Lạt.

Thông mua vé đi xe trượt thác Datanla Đà Lạt và rủ tôi đi.
Khi tôi lên xe để đổ dóc, nhân viên thấy tôi già quá, không cho tôi đi một mình và bắt tôi đi chung với Thông. Tôi nói tôi còn chơi tennis 3 ngày một tuần, nhưng họ không chịu! 
Khi tôi lên xe để lên dóc, thì họ cho tôi đi một mình, vì xe lên dóc chạy chậm hơn!

Gia đình tham quan dinh Vua Bảo Đại,

Gia đình đi xem cồng chiêng của người dân tộc. Kirsten cũng ra nhãy múa, vui lắm.

Thông đãi cơm gia đình ở nhà hàng Thuỷ Tạ trên Hồ Xuân Hương,
Từ phải vô: Quang con của Cường, Thy, Liên em bà xả tôi, Thái, Thông, Cường em bà xả tôi, Aiden, Kira.

Nhà hàng Thuỷ Tạ. Từ phải qua: Michael, Thông, Thy, Liên.
 
Nhà hàng Thuỷ Tạ. Từ phải qua: Kira, Chinh, Phong con anh Nghĩa về từ Mỹ, Thái,

Nhà hàng Thuỷ Tạ. Thy, Thông.

Nhà hàng Thuỷ Tạ. Thy, Thông. Michael.

Nhà hàng Thuỷ Tạ. Dì cháu Liên, Thy.

Nhà hàng Thuỷ Tạ. Dì cháu Liên, Thông.

Nhà hàng Thuỷ Tạ. Chinh & Thy.

Gia đình vừa bay đến Đà Nẵng.

Đêm đầu tiên ở Đà Nẵng, tôi cho xe đưa gia đình đến nhà hàng Không Gian Xưa ăn cơm tối. Nhà hàng nầy tôi khám phá năm 2010. Lúc bây giờ tôi để tang bà xả 1 năm vừa xong, tôi về ViệtNam và ra ở Đà Nẵng và Huế một mình cả tuần. Gia đình thích nhà hàng cổ xưa nầy. 

Ăn cơm tối xong, anh tour guide đưa gia đình đi ăn chè. Đà Nẵng.

Gia đình tham quan Cầu Rồng Đà Nẵng ban đêm..

Cầu rồng Đà Nẵng.
Rồng đang phun lửa.

Tượng Phật Bà Chùa Linh Ứng Đà Nẵng.
Ban đêm đứng ở cầu rồng, nhìn thấy Chùa Linh Ứng.

Chùa Linh Ứng Đà Nẵng.

Gia đình tham quan Chùa Linh Ứng.

New Year Eve 2024.
Gia đình theo đoàn du khách của khách sạn ở Đà Nẵng, lên sân thượng của khách sạn, 
để xem New Year Count Down. 

Gia đình ăn cơm trưa ở Hội An.

Sông Hội An.

Hội An.

Nhà hàng Rêu ở Hội An.

Theo chương trình thì sau khi gia đình tham quan Hội An xong, Saigontourist đưa gia đình về ăn cơm tối ở Đà Nẵng, nhưng Chinh và Thy muốn dành hết thì giờ còn lại của ngày cho Hội An. Nên tôi gọi Dũng trưởng phòng của Saigontourist, tôi cho Dũng biết ước muốn của Thy, Chinh. Dũng đồng ý và Dũng cho gia đình ăn cơm tối ở nhà hàng Rêu ở Hội An. Nghe nhà hàng tên Rêu, tôi hình dung nhà hàng 3 sao bình thường! 

Trời đất! Khi tôi vô nhà hàng Rêu, tôi giật mình. Đây là nhà hàng 5 sao, to lớn mênh mông với lối kiến trúc khác lạ và gia đình thích lắm,    

Gia đình ăn cơm tối ở nhà hàng Rêu ở Hội An.
Michael và Kirsten mê ngắm phố cổ Hội An nên bỏ cơm tối!
Saigontourist cho gia đình ăn cơm tối với menu rất ngon. Vì tiền bửa cơm nầy tính luôn trong hợp đồng, nên tôi không biết mắc rẻ. Nhưng tôi hình dung chắc là mắc nhiều lắm, vì chúng tôi kêu thêm 4 chai nước lạnh nhỏ và 4 chai nước nầy không có trong menu, chúng tôi phải trả thêm $320000 cho 4 chai nước lạnh nhỏ!  

Tham quan Bà Nà Đà Nẵng.

Gia đình đi cáp treo lên tham quan Bà Nà. 

Cầu Vàng Bà Nà.


Cầu Vàng Bà Nà, Đà Nẵng.

Gia đình tham quan Đền Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội trong mưa lạnh.

Gia đình tham quan Đền Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội trong mưa lạnh.

Saigontourist đưa gia đình 8 người tham quan vịnh Hạ Long, 
bằng chiếc tàu to lớn riêng tư và ăn trưa trên tàu, gia đình thích lắm.

Thái, Thông.

Gia dình chia tay ở Hà Nội. Micheal & Kirsten, Thy và Kira và Aiden, bay từ Hà Nội về Mỹ ngày Jan 5, 2024. Thong bay từ Hà Nội về Mỹ ngày Jan 8, 2024. Chinh bay từ Hà Nội đi Singapore ngày Jan 5, 2024, để họp đầu năm việc hãng. Tôi bay từ Hà Nội về Sàigòn ngày Jan 5, 2024./.