Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Friday, March 27, 2020

Một Chuyến Bay Đêm - Thanh Thuý


Thương nhớ Phi Công Đỗ Cường. tth

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Một Chuyến Bay Đêm/Ca sĩ Thanh Thuý


Thursday, March 26, 2020

Chia Buồn cùng gia đình KQ63D Đỗ Cường.


Chia Buồn

Được tin KQ63D Đỗ Cường vừa qua đời ngày March 24, 2020 taị Connecticut USA. Toàn thể anh chị KQ63D thành tâm chia buồn cùng chị Cường và gia đình cùng tang quyến và kính cầu nguyện cho hương linh KQ63D Đỗ Cường sớm siêu thoát.   

Toàn thể anh chị KQ63D.

Tuesday, March 24, 2020

Huyền Thoại Chiều Mưa - Tố My


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Huyền Thoại Chiều Mưa/Ca sĩ Tố My

Monday, March 23, 2020

Về Nhà - Chị Bảy


Theo chương trình thì cuối tháng March tôi về Mỹ để khai thuế trước April 15, 2020. Tôi chưa mua vé máy bay thì dịch Vũ Hán bùng phát. Bạn bè ở Mỹ xôn xao, có người khuyên tôi đừng về Mỹ. Nhưng tôi không lo sợ lắm, nên tôi mua vé máy bay về Mỹ. Tôi chọn chuyến bay của United Airline đi từ SGN, quá cảnh Narita Tokyo, Denver rồi San Antonio. Tôi cố né quá cảnh Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc.

Tôi hên không chọn chuyến bay đến Chicago, hoặc Dallas. Hai phi trường nầy bị đình trệ khủng khiếp vì người Mỹ ở Âu Châu đổ dồn về Mỹ đến hai phi trường nầy như nước vỡ bờ. 

Có nguồn tin hành khách sẽ được đo nhiệt độ trước khi lên máy bay, và sắp hàng dài vô tận. Tôi lật đật lên phi trường SGN lúc 4 giờ sáng cho chuyến bay 7:30 sáng.

Đến phi trường, tôi thấy hành khách đến trước tôi rất đông, vì họ cũng lo sợ như tôi. Nhưng họ đang sắp hàng để check-in, chứ tôi không thấy ai đo nhiệt độ. Nhờ vậy chúng tôi check-in rất sớm.

Tại phi trường SGN, ai ai cũng đeo khẩu trang. Chuyến bay của hảng ANA máy bay B787 của tôi đi Narita Tokyo, hành khách gần đầy. Chuyến bay nầy cất cánh đúng giờ.

Đến Narita Tokyo, tôi ngạc nhiên vì số người mang khẫu trang ở đây khoảng 20%. Dân chúng ở phi trường Narita rất bình thản, không panic. Chuyến bay của hảng United máy bay B787 của tôi đi Denver, trống trơn khoảng nữa hành khách. Chuyến bay nầy cất cánh đúng giờ.

Đến Denver tôi giật mình vì số người mang khẩu trang ở đây khoảng 1%. Về đến San Antonio tôi giật mình hơn vì không có ai mang khẩu trang. Nên tại hai nơi nầy tôi cũng không mang khẩu trang, vì tôi không muốn họ nhìn tôi như người đến từ Vũ Hán.

Trước khi về nhà, tôi nhờ cô em Út của tôi mua thức ăn chứa trong nhà đủ cho tôi ăn trong hai tuần. Vì tôi muốn tự cách ly hai tuần.

Tôi về đến nhà gần một tuần rồi. Vì tôi tự cách ly, nên tôi không dám ra khỏi nhà. Trời! Giờ giấc chưa quen, ban ngày nếu tôi nằm xuống là tôi ngủ vì là giờ ngủ ở Sàigòn mà! Không muốn ngủ thì lái xe đi lang thang, nhưng tôi đang cách ly mà đi đâu. Nên ban ngày tôi ngủ li bì, đêm thì tôi thức đi như ma! Khổ thiệt!

Cô em mua Beef Steaks frozen chứa trong tủ lạnh cho tôi. Trời đất! Có bao giờ tôi nấu ăn đâu. Tôi lấy Steak đông đá ra để trên dĩa sành, rồi tôi ướp tiêu và muối. Tôi preheat oven 375 độ F. Tôi để Steak vô oven. Cứ 5 phút tôi lấy steak ra và lấy dao vạch thịt thăm chừng, khi thịt vừa chín Medium thì tôi xực thế thôi, cũng xong! Hơi cực một chút, vì canh nó thỉnh thoảng vạch coi như canh vợ đẻ!

Hội tennis tiển đưa tôi về Mỹ tại nhà hàng.
Bên trái tôi, áo xanh là anh hội trưởng.



Tuesday, March 17, 2020

Hẹn Em Năm 2000 - Vũ Khanh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Hẹn Em Năm 2000/Ca sĩ Vũ Khanh

Friday, March 13, 2020

Anh Còn Nợ Em - Lan Vy


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Anh Còn Nợ Em/Ca sĩ Lan Vy

Sunday, March 8, 2020

Final Exit (lối thoát cuối đời) - Chị Bảy


Yến, vợ tôi là một người đàn bà Việt Nam có trái tim bằng vàng. Trong 45 năm thương yêu chung sống, tôi chưa thấy Yến giận hờn lớn tiếng với ai. Yến hiền thục. Trong gia đình, Yến quý trọng thương yêu cha mẹ, anh em, bà con. Trong nhà Yến một mực thương chồng con. Ngoài đời Yến đối xử với mọi người như bát nước đầy và tôi thấy ai cũng một mực thương Yến.

Dù rằng tôi đang sống trong một gia đình tràn đầy hạnh phúc, nhưng mỗi khi có dịp là tôi không bỏ lỡ cơ hội để bàn bạc với Yến.

Ngày người chị dâu của Yến bị ung thư, gia đình chị thương yêu chị và chạy chữa cho chị tới cùng. Vợ chồng tôi đến nhà thăm chị một ngày trước khi chị mất, nhìn lên giường chị, hai đứa tôi thấy như một tấm da phủ lên một bộ xương. Hai đứa tôi đau lòng quá.

Ngày chị Q, em gái của một bà bạn chí thân của chúng tôi, bị bịnh ung thư. Chồng con của chị Q lo chạy chữa cho chị Q đến cùng. Vợ chồng tôi đến thăm chị Q một ngày trước khi chị mất. Chúng tôi thấy chị Q nằm co rúm như con chim khô. Hai đứa tôi đau lòng quá.

Mỗi lần nhìn thấy bạn bè chạy chữa ung thư cho tới cùng như vậy, tôi thường bàn bạc với Yến. Rồi hai đứa tôi đồng ý với nhau rằng, nếu bác sĩ chê (Terminally ill) thì hai đứa tôi không chữa trị. Và Yến nói với tôi, rằng "em muốn mất khi em còn da thịt để lưu lại hình ảnh đẹp cho anh và con". Tôi hiểu ý Yến và tôi thương Yến quá sức.

Rồi Yến ngã bịnh ung thư phổi. 

Một buổi sáng, bác sĩ ung thư trong nhà thương hẹn vợ chồng tôi để thông báo kết quả thử nghiệm (biopsy). Khi bà bác sĩ cho biết, Yến bị ung thư phổi thời kỳ thứ 4. Yến nói "tôi không muốn trị" và tôi lên tiếng "tôi đồng ý". Bà bác sĩ ung thư người Ấn Độ la rầy vợ chồng tôi, rằng "Ông Bà không biết, ngồi yên để tôi coi đã, có loại ung thư lên tới óc, tôi có thể trị hết được". Bị bà bác sĩ la, tôi nói với Yến, rằng "vậy là chưa terminally ill em ơi. Mình chờ coi bà nói gì nhe em". Yến cười và tôi mong chờ trong hy vọng.

Rồi chiều hôm ấy, bà bác sĩ Ấn Độ kêu vợ chồng tôi vô phòng của bà và cho biết, ung thư của Yến là loại mạnh nhất và bà chịu thua. Bà cho biết thêm, Yến còn 3 tháng để sống. Nếu Yến được trị liệu thì sống kéo dài thêm vài tháng. Lúc bây giờ tôi thấy Yến không sợ, Yến trả lời bà bác sĩ rất cứng rắn "tôi không muốn trị". Còn tôi thì ngồi im, nước mắt ràn rụa, tim gan tôi như đang bị tan nát! Tôi thương Yến quá sức.

Tôi thương Yến quá sức. Yến quyết định không chữa trị vì Yến không muốn thân xác Yến bị tàn phá, nhưng tôi biết chắc thêm một lý do chính nữa là Yến không muốn làm khổ chồng con. Con người của Yến là như vậy, lúc nào cũng nghĩ đến người thân chung quanh! Từ xưa Yến là người con gái hiền thục nhút nhát, vậy mà tâm trí của Yến cứng rắn hơn nhiều người đàn ông. Riêng tôi, từ lâu rồi tôi quyết tâm nếu ngày nào tôi không còn lo cho tôi được nữa thì tôi tự giải quyết "Final Exit". Tôi nhất định không làm khổ vợ con, cho dù trong vài ngày. Bây giờ vợ tôi không còn nữa, và tôi thường xuyên email cho hai con tôi, rằng "Hai con đã tự lo thân được rồi là hai con đã trả hiếu cho Ba rồi. Hai con không có trách nhiệm lo cho Ba ngày nào hết. Ngày nào Ba không tự lo cho Ba được thì Ba có giải pháp "Final Exit" và hai con phải vui không được buồn".

Hai con tôi bây giờ giàu hơn tôi nhiều. Tôi nghiệp, nhiều lần hai con đề nghị tôi bán nhà, về ở với chúng nó. Tôi không chủ trương sống với con. Biết ý tôi, con gái tôi đề nghị "Con có mấy nhà kế biển ở San Diego, Ba lấy một cái ở cho gần con nhe Ba". Tôi nói "Cám ơn con, nhà con thì con cho thuê đi. Ba chỉ thích thỉnh thoảng qua thăm tụi con thôi". Tôi sống quá đã rồi, và tôi quyết tâm để cho con tôi được riêng tư và sống quá đã như tôi! Sự quyết tâm nầy của tôi càng mãnh liệt hơn, mỗi khi tôi nghĩ tới câu chuyện có thật ngoài đời của một người bạn đang sống ở Mỹ.

Người bạn nầy mắc bịnh Alzheimer. Bà vợ không lo cho anh nổi ở Mỹ, nhưng bỏ anh vô viện dưỡng lão thì chị không đành. Chị quyết định đưa anh về Việt Nam vì ở Việt Nam chị mới có đủ tài chánh mướn người lo cho anh ở nhà. Rồi tôi về Việt Nam thăm người bạn và tôi gặp chị. Chị nói rằng "đời tôi coi như chết rồi!". Câu nói của chị đã bóp nát tim tôi, vì tôi không chủ trương kéo dài cuộc sống nếu sức khoẻ chỉ có đi xuống! Tại sao biết mình sẽ chết mà nằm chờ chết để làm tan nát cuộc đời người mình thương yêu? Nuôi người thân bị bịnh Alzheimer, theo tôi là một bản án dễ sợ nhất trên đời nầy. Bịnh Alzheimer kéo dài lê thê và có nhiều thời kỳ, rất dễ nhận diện bịnh nầy khi nó ở thời kỳ thứ 1. Nếu tôi bị Alzheimer thì tôi chọn con đưòng "Final Exit" ngay ở thời kỳ thứ 1, là thời kỳ chỉ có người bịnh biết mà người ngoài khó mà biết.       

Final Exit (lối thoát cuối đời). Vì tôi muốn con tôi sống quá đã cho đời chúng nó, nên tôi chọn con đường "Final Exit".

Lúc bà xả tôi còn khoẻ mạnh, bà xả đồng ý với tôi về "Final Exit", nên hai đứa tôi đóng $600 USD lệ phí để gia nhập hội Compassion and Choice của Mỹ suốt đời. Hội nầy sẽ giúp hội viên "Final Exit" nếu luật của tiểu bang đó không cấm. Khi bà xả tôi ngã bịnh, bà xả nói với tôi bà xả không muốn chơi với hội Compassion and Choice nữa. Tôi nói với bà xả "Em yên tâm, anh tôn trọng ước muốn của em". Và tôi để bà xả tôi ra đi tự nhiên. Có lần bà xả tôi uống thuốc giảm đau, ngũ li bì. Khi tỉnh dậy, bà xả hỏi tôi "Ủa sao em chưa chết hả anh?" Tôi trả lời "Em nói em không muốn chơi với Compassion and Choice nữa mà!". Bà xả tôi cười. Tôi thương bà xả quá sức.

Một tin mà tôi muốn biết:

Tôi nghe nói "Final Exit" là bác sĩ sẽ giúp cho bệnh nhân "Terminally Ill" ra đi êm thắm. Nhưng tôi không biết chi tiết bác sĩ sẽ giúp như thế nào.

Rồi mới đây, gần ngày lễ Thanksgiving 2019 của Mỹ, anh L là bạn thân của tôi gọi điện thoại cho tôi khi tôi đang ở San Antonio Texas, rằng "Tao đang lái xe từ Las Vegas về California. Khi tao đến Cali tao sẽ kể cho mầy chuyện nầy". Câu nói úp mỡ của anh L, làm tôi nôn nóng chờ đợi.

Rồi anh L về đến Cali và gọi cho tôi, kể rằng M là người em trai của vợ anh. M bị bịnh teo cơ. Bịnh nầy làm tất cả bắp thịt của M, bị teo lại. Hiện tại M không đi được phải ngồi xe lăn và tay không cầm được vì bắp thịt chân và tay bị teo. Vợ con M xin bác sĩ gia đình đưa M vô Hospice và bác sĩ gia đình đồng ý. Con đường Hospice tôi đã đưa bà xả tôi đi qua rồi. Bịnh nhân Terminally Ill được bác sĩ gia đình đồng ý đưa vô Hospice, theo tôi là gia đình đã đi đúng đường. Vì Hospice không chửa trị để kéo dài cuộc sống trong vô vọng. Mục đích chính của Hospice là làm sao cho bịnh nhân không đau đớn và ra đi nhẹ nhàng. Thường thường một bịnh nhân đã vô Hospìce thì cuộc sống còn lại của họ sẽ không quá sáu tháng. Với tôi sáu tháng nằm chờ chết thì lâu quá và M cũng vậy. Hospice săn sóc M tại nhà M. M nói với bác sĩ Hospice, rằng M muốn "Final Exit". Bác sĩ Hospice sau khi phỏng vấn M rồi đồng ý giúp M "Final Exit" vì luật ở Cali cho phép bác sĩ làm việc nầy.

Bác sĩ đưa thuốc cho M uống. Vì gần ngày lễ Thanksgiving nên vợ M là người Mỹ gốc Mễ nói "gần lễ Thanksgiving rồi, anh chờ qua Thanksgiving rồi uống". M đồng ý với vợ. Nhưng bác sĩ Hospice nghe tin nầy, ông la M, rằng "mầy chờ lâu, rồi bắp thịt trong họng mầy bị teo, không nuốt thuốc được, lúc bây giờ đâu có ai dám nhét thuốc vô họng mầy!" Bác sĩ đòi lấy thuốc lại, nếu M không uống thuốc ngay. M bàn với vợ về quyết định uống thuốc ngay. Vợ M đồng ý.

Anh L than với tôi, rằng có vấn đề là, tay M không cầm được ly thuốc để uống và không ai dám cầm ly thuốc cho M uống vì sợ bị ám ảnh suốt đời. Tôi đề nghị để ly thuốc trên bàn rồi chuyền ống cao su cho M hút thuốc vô miệng. Anh L đồng ý.

Trước khi M uống thuốc, M chỉ cho phép một số ít người thân chứng kiến. Người thân đang quây quần bên M để nói lời cuối cùng với M. Vợ M là người nói sau cùng, rằng "Nếu anh đi thì trở về ngay, báo mộng cho em biết 6 số lotto độc đắc để em mua nghe". Cả nhà cười rộ và M cũng cười!

Một ngày trước khi M uống thuốc, gia đình nhậu bia đùa giỡn với M.

Rồi ngày thứ 1, M uống thuốc chống ói, thuốc an thần, đến tối thì M uống thuốc ngũ. Ngày thứ 2 thì M chính thức uống thuốc và ra đi êm thắm. M ra đi rơi vào ngày Thanksgiving, nên nhà quàn để M trong phòng lạnh chờ một tuần sau mới làm lễ thiêu.

M còn rất trẻ, vì thương vợ con và người thân, mà M đã hành xử làm tôi nể phục. Anh L có nói với M về tôi, rằng tôi sẽ theo con đường của M. Giờ đây với dòng chữ nầy, tôi cầu nguyện cho hương linh M sớm siêu thoát và nhất là vợ M sớm trúng độc đắc lotto. tth 


Wednesday, March 4, 2020

Cánh Hoa Yêu - Ý Linh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Cánh Hoa Yêu/Ca sĩ Ý Linh