Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Thursday, March 31, 2022

Trong Cuộc Tình Sầu - Hoàng Hải

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm Trong Cuộc Tình Sầu/Ca sĩ Hoàng Hải

Saturday, March 26, 2022

Hoa Học Trò - Vân Khánh

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm Hoa Học Trò/Ca sĩ Vân Khánh

Tuesday, March 22, 2022

Chiều Lên Bản Thượng - Như Ý

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm Chiều Lên Bản Thượng/Ca sĩ Như Ý

Saturday, March 19, 2022

Chiều Sân Ga - Trang Hạ

 Click Vào Đây - Nhạc phẩm Chiều Sân Ga/Ca sĩ Trang Hạ

Thursday, March 17, 2022

Tham quan Hà Nội, Sapa, chùa Tam Chúc - Thái Huỳnh

Tham quan Hà Nội.

Từ Mỹ tôi về Sàigòn cận Tết Nhâm Dần 2022, trong mùa đại dịch Vũ Hán. Về đến Sàigòn, tôi thấy Sàigòn có sự sinh hoạt khá nhộn nhịp và tôi tưởng Hà Nội, Sapa cũng vậy, nhưng tôi lầm.   

Đây lần thứ năm tôi đến Hà Nội, lần nầy tôi đến Hà Nội trong mùa đại dịch, không như Sàigòn, Hà Nội còn bị ảnh hưởng đại dịch nặng nề. Nhiều cửa tiệm, nhà hàng, khách sạn ... còn đóng cửa im lìm, đường phố xe cộ thưa thớt. Nhìn quan cảnh im lìm của Hà Nội, tôi giật mình. Tôi nghĩ tôi đi tham quan không đúng lúc!

Về Hà Nội lần nầy, tôi ngũ trong khách sạn Anatole rất gần Hồ Hoàn Kiếm.

Hồ Hoàn Kiếm.

Bún chả Hà Nội.
Nhà hàng ở Hà Nội đa số còn đóng cửa im lìm vì đại dịch. Tôi bảo ông cyclo giới thiệu tôi món ăn đặc sản của Hà Nội và ông đưa tôi đến quán bún chả Hà Nội. Khi tôi ăn bún chả Hà Nội, tôi nhận ra món nầy tôi từng ăn ở Sàigòn. Gần khách sạn tôi ở Q1 Sàigòn có quán bún chả Sinh Từ. Trước Covid-19 tôi từng ăn ở đây và tôi thích lắm. Bây giờ thì quán nầy đóng cửa. 

Xe cộ quanh bờ hồ Hoàn Kiếm còn lưa thưa!


Quán Chả Cá Lã Vọng nổi tiếng Hà Nội còn đóng cửa trốn đại dịch! 

Ăn bún chả Hà Nội, tôi cảm thấy sung quá. Tôi đề nghị ông cyclo để tôi lái cyclo, kiếm tiền độ nhật!

Nhà thờ cạnh khách sạn tôi ở.

Hồ Hoàn Kiếm về đêm.

Tham quan Sapa.

Từ Sàigòn tôi bay ra Hà Nội, tôi ngũ ở Hà Nội một đêm rồi sáng sớm hôm sau tôi đi Sapa bằng xe Limousine giường nằm. Xe nầy chạy từ Hà Nội đi Lào Cai bằng đường cao tốc, mất khoảng 4:30 phút. Rồi từ Lào Cai xe Limousine đi Sapa bằng đường củ, đường đèo ngoằn ngoèo khó đi rất ngắn nhưng đi mất khoảng 2:00 giờ. Tổng cộng từ Hà Nội đi Sapa mất khoảng 6:30 phút. Nhờ đoạn đường cao tốc đi từ Hà Nội - Lào Cai và nhờ giường nằm nên tôi không cảm thấy mệt. 

Đây là lần thứ tư tôi đến Sapa. Lần nầy tôi đến Sapa trong mùa đại dịch và tôi giật mình. Vì Sapa đang cấm khách ăn trong nhà hàng, khách chỉ được mua thức ăn về nhà thôi. Bí quá, tôi phải thuê một villa 6 phòng ngũ với giá 6 triệu VND cho 4 ngày 3 đêm. Tôi nói với ông chủ villa, rằng tôi không cần 6 phòng ngũ, tôi chỉ cần 1 phòng ngũ thôi. Ông chủ nói, rằng ông cho thuê nguyên villa chứ không cho thuê từng phòng. 

Sau cùng ông chủ villa nói, rằng ông bớt cho tôi một triệu, còn 5 triệu VND. Tôi chấp nhận thuê một villa 6 phòng ngũ với giá 5 triệu VND cho 4 ngày 3 đêm.

Tôi chỉ cần một phòng ngũ thôi, còn 5 phòng ngũ kia tôi mời Ma người dân tộc Hmong vô ngũ và múa hát cho tôi xem. Mấy con Ma dân tộc nầy, da trắng bóc, mặt mày khôi ngô duyên dáng và không mặc áo quần, cũng vui!!  

Tôi lo sợ, đêm khuya mấy con Ma dân tộc nhào vô phòng tôi thì tôi làm sao! Nên tôi nói với mấy con Ma dân tộc, rằng ngoài đời tôi có biệt danh là "Chị Bảy", vì thật ra tôi là phái nữ "trụi lũi, láng cón". Mấy con Ma dân tộc tin, nên chúng để tôi yên ngũ thẳng cẳng. Tôi sợ hú hồn.

Ông chủ villa là chủ một nhà hàng lớn ở Sapa. Ông cho đầu bếp đến villa nấu lẩu cá tầm, lẩu gà, gà quay cho tôi ăn và tôi trả tiền, tôi thích lắm. Tôi cảm thấy may mắn.

Ông chủ villa cho đầu bếp đến villa nấu lẩu gà và làm gà quay cho tôi ăn.
Phần ăn nầy tôi ăn hai lần mới hết!

Chùa ở ga Hoàng Liên.
Tôi ngũ ở Sapa đêm đầu, sáng hôm sau trời nắng tốt , tôi quyết định mua vé xe lửa, vé xe cáp treo để tham quan đỉnh Fansipan. Tôi đi taxi đến ga Hoàng Liên. Từ ga Hoàng Liên tôi đi xe cáp treo lên ga Đỗ Quyên. Từ ga Đỗ quyên tôi đi xe lửa lên ga Trúc Mây. Trúc Mây là ga chót của đình Fansipan. 

Tôi đi xe cáp treo từ ga Hoàng Liên đến ga Đỗ Quyên.

Tài xế xe lửa đi từ ga Đỗ Quyên lên ga Trúc Mây.

Ga chót Trúc Mây.

Tôi uống cà phê ở đỉnh Fansipan. 

Ngày chót ở Sapa, thấy trời tốt và không biết làm gì nên tôi kêu taxi đi tham quan Cầu Kính Rồng Mây ở đèo Ô Quy Hồ cao 2200m so với mặt biển, cách Sapa 17km. 

Tham quan chùa Tam Chúc.

Tham quan chùa Tam Chúc là mục đích chính của tôi trong chuyến tham quan nầy. Vì Hà Nội, Sapa tôi đã tham quan nhiều lần rồi.

Chùa Tam Chúc. 

Tam Chúc là một khu du lịch quốc gia ở Việt Nam, ở đây có chùa Tam Chúc là chùa được nhiều báo chí Việt Nam coi là chùa lớn nhất thế giới. Toàn khu vực rộng 5.100 ha, bao gồm hệ thống các công trình văn hóa thể thao được xây dựng mới gắn với hồ Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chủ đầu tư là doanh nghiệp Xuân Trường của ông Nguyễn Văn Trường ở Ninh Bình với chi phí là 11 ngàn tỷ đồng.

Chùa Tam Chúc thuộc tình Hà Nam cách Hà Nội khoảng 60km về phía Nam.

Tôi đặt khách sạn ở chùa Tam Chúc qua một công ty du lịch ở Sàigòn. Từ Sapa tôi đi Hà Nội bằng xe Limousine giường nằm. Tôi xuống xe Limousine ở Hà Nội và tôi gọi taxi Grab để đi chùa Tam Chúc. Từ Hà Nội đi chùa Tam Chúc gần 60km và mất khoảng 700 ngàn VND tiền taxi Grab.

Đến khuôn viên chùa Tam Chúc, anh tài xế taxi và tôi lạc lối đi, vì rộng mênh mông. Taxi dừng ở bãi đậu xe, cạnh hồ Tam Chúc. Tôi nói với anh bảo vệ, rằng tôi có đặt khách sạn của chùa Tam Chúc và tôi muốn xe taxi chạy thẳng vô khách sạn. Anh bảo vệ ngơ ngác, không hiểu tôi nói gì!

Anh bảo vệ ngơ ngác, có lẽ anh chưa bao giờ nghe chùa có khách sạn! Chùa Tam Chúc không dùng từ khách sạn mà họ dùng từ khách xá.

Anh bảo vệ bảo tôi, rằng tôi phải đi tàu qua hồ Tam Chúc để đến chùa. Trời đã về chiều sắp tối. Nhìn hồ Tam Chúc mênh mông như Thái Bình Dương, nếu tôi đi tàu qua hồ nầy, sáng mai chưa chắc tôi sẽ đến chùa.   

Tôi lấy Iphone cho anh bảo vệ đọc tin nhắn của hảng du lịch gởi cho tôi, khi họ đặt phòng khách sạn của chùa Tam Chúc. Tin nhắn nói rằng, xe có thể chạy thẳng vô khách sạn.

Đọc tin nhắn trong Iphone của tôi, anh bảo vệ như tỉnh ngũ và chợt nhớ ra điều gì và anh nói: "Ừ! Có đường xe vô chùa. Chú cho xe chạy theo hướng nầy, rồi rẽ phải và theo bảng chỉ dẫn." 

Chúng tôi theo lời dặn của anh bảo vệ, cho xe chạy khá xa và rẽ phải, thì chúng tôi gặp toán bảo vệ khác. Toán bảo vệ nầy nắm vững về khách sạn của chùa. Và họ bảo tôi: "Con đưa chú số điện thoại của lễ tân của khách sạn. Chú nói chuyện với họ. Khi họ đồng ý thì con để xe chú vô".
Tôi nói chuyện với lễ tân của khách sạn và họ nhận ra tên tôi có đặt phòng và họ cho xe tôi vô.

Tài xế taxi chạy hoài...chạy hoài dọc theo hồ mênh mông, làm tôi có cảm tưởng xa như từ Sàigòn đến Biện Hoà! 

Xe chạy dọc theo hồ.

Xe chạy dọc theo hồ.

Xe chạy dọc theo hồ.

Xe taxi chạy hoài...chạy hoài dọc theo hồ, sau cùng mới tới cổng chùa.  

Cổng chùa Tam Chúc.
Sau cùng chúng tôi tới cổng chùa, sau mấy lần chỉ dẫn thêm của lễ tân!

Khách sạn (khách xá) chùa Tam Chúc.

Bên trong khách xá.

Bên ngoài phía trước khách xá.

Hình chụp bên ngoài từ cửa sổ của khách xá.

Phòng ăn của khách xá.

Điện Giáo Chủ.
Bàn thờ giữa.
Bên trong Điện Giáo Chủ. 

Bàn thờ bên phải.
Bên trong Điện Giáo Chủ.

Bàn thờ bên trái.
Bên trong Điện Giáo Chủ.

Điện Tam Thế.
Bên trong Điện Tam Thế.

Điện Quan Âm.
Bên trong Điện Quan Âm. 

Bến tàu vãng lai.
Du khách không ở trong khách xá, muốn tham quan chùa Tam Chúc thì phải mua vé tàu để đi qua hồ Tam Chúc. Tàu đưa du khách đi qua hồ và đến đây, rồi lên bờ tham quan chùa trong ngày. Trưa, chùa có nhà hàng ăn buffet với giá $130000 một người. Đến chiều có tàu đưa du khách về lại bãi đậu xe.

Bàn thờ Ông Thiện và Ông Ác.
Bên trong bến tàu vãng lai.

Tôi đi xe điện tham quan chùa Ba Sao.
Tôi ở trong khách xá với giá $1 triệu 50 ngàn VND một đêm, bao gồm ăn sáng, dịch vụ xe điện và tham quan chùa. Chùa Ba Sao cách khách xá khoảng 20 phút xe điện.

Chùa Ba Sao.

Đường lên chùa Ba Sao.
Không cao lắm.

Hồ phía trước chùa Ba Sao.

Nói chung chung về chùa Tam Chúc.

Ông Cố Nội tôi xây chùa Thiên Phước cho xã Nhị Bình (bây giờ gọi Nhị Thành), thuộc huyện Thủ Thừa Long An. Huỳnh văn Phước là tên ông Cố Nội tôi. Tôi đi chùa từ nhỏ nhưng sự hiểu biết về Phật Giáo của tôi hết sức nông cạn. Lớn lên tôi đi học rồi tôi đi Không Quân. 

Sau 1975 tôi qua Mỹ, cái buổi ban đầu ấy, ra đường thì không biết tiếng Mỹ, ở nhà thì con cháu nói tiếng Anh, các bà cụ nhớ nhà nhớ quê hương, ngồi ủ rũ. Chùa Thiên Phước cách nhà tôi con sông nhỏ. Ngày xưa Má tôi thường bảo tôi bơi xuồng đưa Má qua sông đi chùa. Nhìn các bà cụ, tôi nhớ tới Má tôi. Thế là tôi lao đầu vô, quyên tiền mua đất tạo dựng ngôi Tam Bảo "Bảo Quang", để các bà cụ có nơi gặp gỡ và hàn huyên tiếng Việt với nhau. Bảo Quang là ngôi chùa đầu tiên ở San Antonio Texas. Tôi còn nhớ rỏ, ngày tôi khánh thành chùa Bảo Quang, nhiều bà cụ đến khóc với tôi vì mừng quá!  

Tham quan chùa Tam Chúc ba ngày hai đêm và tôi ngạc nhiên. Vì chùa thì to lớn mênh mông, nhưng tôi không thấy vị sư nào trong chùa! 

Khi tôi tham quan Điện Giáo Chủ, tôi cúng dường chùa xong và tôi hỏi một cô trong chùa để xin nhang. Cô nầy lễ phép chỉ tôi lấy nhang và đèn nến để đốt nhang. 

Khi tôi tham quan Điện Quan Âm, tôi cẩn thận cúng dường chùa xong. Giống như Điện Giáo Chủ, tôi biết chổ để nhang rồi và tôi lấy nhang để cúng Phật. Hai cô gái trẻ, đứng cách tôi khoảng 10 thước và la lớn lên không cho tôi đốt nhang. Hai cô đáng cháu ngoại tôi và hành xữ hết sức vô văn hoá. Lòng tôi tê tái, tôi bước ra Điện Quan Âm.    

Ngày xưa khi tôi điều hành chùa Bảo Quang, đến Tết, đêm giao thừa phật tử đốt nhang cúng Phật khói mịt mù trong chánh điện. Nhất là các bà người Tàu, họ đốt một lần nguyên bó nhang. Tôi không nói một tiếng. Tôi cho để một lư hương bằng sành to lớn ngoài trời, trước chùa. Tôi cắt hai thanh niên, khi phật tử đốt nhang cúng Phật xong, thì lấy hết nhang họ cúng xong, đem ra cắm vô lư hương bằng sành ngoài trời. Nhờ vậy, trong chánh điện không bị khói nhiều.

Một Phật Tử mình không biết họ từ đâu tới. Như tôi đi nữa vòng trái đất, tốn hằng trăm triệu VND để đến Điện Quan Âm, chỉ có 3 nén nhang mà vô lễ lớn tiếng không cho tôi đốt cúng Phật, thì tôi đến chùa để làm gì đây? Riêng tôi, tôi có thể hỉ xả, nhưng tôi lo cho tương lai ngôi chùa!

Để kết luận, tôi xin ghi lại ý kiến của PGS.TS. Phạm Trung Lương, tôi tìm thấy trong mạng:

PGS.TS. Phạm Trung Lương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch nêu ý kiến:
"Từ góc độ quản lý nguồn lực của đất nước, trong bối cảnh hiện nay việc dành hàng nghìn ha đất cho nhà đầu tư một dự án tâm linh thật quá lãng phí, cần xem xét lại. Hiện, khung pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về dự án tâm linh. Vì vậy, đang có sự lách luật, lợi dụng núp bóng dự án tâm linh để kinh doanh. Thực tế chứng minh tại những dự án này, diện tích xây chùa chỉ chiếm một phần, còn lại để dành cho các dự án nghỉ dưỡng, sòng bài.
 

./.