Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Saturday, November 17, 2012

Tham Quan Âu Châu - Chị Bảy


Đây là lần thứ ba tôi đến Âu Châu.

Lần đầu 1974 tôi đại diện Việt Nam Cộng Hoà đi bắn thi võ biền súng dài tại Pháp. Phái đoàn xạ thủ Việt Nam gồm có bốn người bắn súng dài trong đó có tôi, súng ngắn thì có ba người. Đây là cuộc thi bắn của quân đội của các nước trên toàn thế giới, được tổ chức tại Fontainebleau một thành phố tuyệt đẹp vùng Đông Nam Paris nước Pháp, cách Paris 55 cây số (34 miles).

Trước khi đi Pháp bắn thi, tôi gặp Bà Giõi vợ của Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm, và tôi khoe với Bà tôi sắp đi Pháp bắn thi. Bà nói:

- Paris đẹp kinh hoàng! Bà sẽ qua Paris đón con để đưa con đi chơi!

Nghe bà Giõi nói tôi giật mình, tôi nghĩ tôi sắp lên Thiên Đàng!

Bà Thủ Tướng Tâm đón tôi ở phi trường. Máy bay của phái đoàn vừa đáp xuống phi trường Charles De Gaule ở Paris, tôi giật mình khi thấy Bà Giõi ra đón tôi vì tôi không ngờ Bà bay từ Việt Nam qua đây để đón tôi. Tôi đâu biết Bà Giõi thương tôi nhiều như vậy, vì tôi với Bà không có họ hàng. Tôi quen biết bà qua bà Đại Tá Hợi Tuỳ Viên Quân Lực ở Đài Loan. Có lần tôi theo chiếc máy bay C47 đi Đài Loan và Hồng Kông. Bà Hợi giới thiệu tôi với Bà Giõi. Bà Giõi nhờ tôi cầm vài hột xoàn do một người Tàu ở Hồng Kông gởi cho Bà. Rồi Bà hết sức thương tôi từ dạo ấy. Ngày cháu gái Thy của tôi ra đời, Bà làm một chiếc lắc một lượng vàng 24K để tặng cháu Thy.

Anh bạn xạ thủ Th/Tá Bộ Binh làm tôi thất vọng. Đón tôi và phái đoàn, Bà Giõi hỏi tôi:

- Con muốn ăn gì để Bà đãi?

Bà Giõi hỏi tôi mà anh bạn nhảy vô họng tôi trả lời:

- Xin Bà cho ăn cơm Việt Nam.

Trời! Anh bạn nầy nhà quê quá sức, mới ở Việt Nam qua mà đòi ăn cơm Việt Nam. Qua Tây thì phải ăn cơm Tây cho biết, mà Bà Thủ Tướng đãi cơm Tây thì phải ngon thấu trời thấu đất! Tuy nhiên tôi cắn lưỡi dằn lòng! Rồi Bà Giõi đưa chúng tôi đến nhà hàng của em gái Bà. Ăn cơm Việt Nam ở Paris dỡ hơn ở Sàigòn nhiều. Thường ngày tôi rất thân với anh bạn nầy, nhưng hôm nay tôi thấy gương mặt anh không sáng sủa chút nào hết! Khổ thiệt!

Bà Gỉỏi đưa tôi đi dạo phố Paris. Những toà nhà cũ kỹ rông rêu, có những toà nhà cao vút xiêu vẹo được chống đỡ bằng cây, trông không an toàn chút nào! Rồi trong phòng ngũ của xạ thủ không có máy sưởi, tháng July mà tối tôi thấy lạnh, tôi tìm hoài không thấy máy sưởi! Phòng xạ thủ cũng không có điện thoại. Muốn điện thoại thì phải lên văn phòng chánh, mà năm 1974 Pháp còn dùng điện thoại loại quây tay như quây máy xe hơi và nó kêu như con dế mèn!

Pháp ăn uống nghèo quá sức! Ăn sáng, Pháp cho xạ thủ một cái bánh croissant với một tô cà phê, người Pháp uống cà phê bằng tô to như tô canh. Họ nói uống cà phê bằng tô để dễ chấm cái bánh croissant vô cà phê! Phái đoàn Mỹ, Đức và Thuỵ Điễn phản đối không chịu ăn, vì ăn như vậy không đủ sức cho xạ thủ. Sau cùng họ cho ăn bánh mì với trứng, ham, bacon...

Paris 1974 làm tôi vỡ mộng. Tôi đã sống ở Mỹ cả năm khi tôi đi học bay 1965. Nghe bà Giõi nói, tôi tưởng Paris hơn Mỹ, nhưng tôi vỡ mộng vì Paris thua Mỹ xa quá! Năm 1965 sĩ quan phi công Việt Nam ở phòng VOQ có bồi phòng mỗi ngày, có điện thoại tối tân, có TV, có phòng khách rộng lớn, máy sưởi máy lạnh...Thức ăn trong căn cứ thì ê hề, ngoài phố thì rẽ rề.

Đại Tá trưởng phái đoàn tác xạ Việt Nam làm tôi đau như bị bò đá! Khi Bà Giõi đưa phái đoàn đi tham quan và đi ăn, tôi chụp vô số hình. Đ/tá trưởng phái đoàn dụ tôi rằng, ông có cô em có chồng Pháp có tiệm rửa hình đẹp lắm. Ông bào tôi đưa hết phim cho ông rửa. Ông lấy phim của tôi vứt hết và không đưa tôi một tấm hình. Tôi nghĩ chắc ông sợ chụp hình với Bà Thủ Tướng Tâm, về nhà bị hiểu lầm, ông sẽ bị mất chức! Nếu vậy thì ông đừng chụp hình, đừng đi chơi! Đi chơi đi ăn "free" mà, sợ nhưng vẫn đi, rồi cho tôi cú đá giò lái trúng ngay thốn lên tới cổ họng. Khổ thiệt!

Ông Đại Sứ VNCH tiếp phái đoàn xạ thủ với gương mặt đưa đám ma! Khi ông Đại Sứ VNCH tiếp đón phái đoàn xạ thủ trong một tiệc trà do ông khoản đãi, gương mặt ông buồn rã rời! Tôi thầm trách ông, đáng lẽ ông phải vui vẽ hãnh diện vì VNCH có đại diện. Thật ra tôi không phải là người trong cuộc nên tôi không thấu hiểu tâm trạng của ông Đại Sứ lúc bây giờ.

Tâm trạng của ông Đại Sứ lúc bây giờ đang buồn lo cho mạng sống của những xạ thủ quân đội như chúng tôi. Ông là Đại Sứ VNCH, ông biết hết những gì trong hoà đàm Ba Lê! Lúc bây giờ là tháng July 1974, còn mấy tháng nữa là VNCH bị khai tử mà chúng tôi có hay biết gì đâu!

Không biết tình hình đất nước lúc bây giờ, tôi mò mẫm dẫm nát Paris để ăn chơi! Pháp biệt phái cho phái đoàn Việt Nam một chiếc xe van 9 chổ với anh tài xế để xữ dụng trong hai tuần. Các xạ thủ khác một phần vì ngại tốn kém hoặc không biết tiếng Anh tiếng Pháp, nên một mình tôi xữ dụng chiếc xe van đi Paris mỗi đêm. Một anh Th/tá xạ thủ của Mỹ là bồ tèo của tôi từ Việt Nam, anh nầy là đương kiêm vô địch thế giới về súng dài. Tôi và anh xạ thủ Mỹ đi Paris ăn nhậu mỗi đêm. Anh xạ thủ Mỹ chắc ăn vì anh không có đối thủ nên anh không cần dưỡng sức để bắn. Còn tôi chắc thua nên tôi cũng không cần dưỡng sức!

Tôi chắc thua vì chúng tôi không có súng tốt. Khi đi tập dợt, tôi kéo ra mấy cây súng M14 của Mỹ mà chúng tôi mang từ Việt Nam qua. Anh xạ thủ của Mỹ bồ tèo của tôi, chạy đến bên tôi nói nhõ, bảo tôi dấu kín bốn cây M14 vì quê lắm, đừng cho ai thấy, họ cười chết! Rồi anh bồ tèo Mỹ cho tôi mượn cây súng tốt của anh đem theo phòng hờ! Trời! Bốn xạ thủ Việt Nam bắn chung một cây súng. Mỗi xạ thủ có lối điều chỉnh súng riêng tư cho cá nhân mình. Bây giờ bốn người bắn một cây súng, thì làm sao điều chỉnh cho riêng mình đây! Nên tôi xù luôn, không tha thiết hơn thua với ai, cứ bắn cho có bắn!

Chúng tôi đi lạc trong Paris triền miên. Anh tài xế là một thanh niên trai trẻ Pháp, lính đi quân dịch. Anh là dân nhà quê, không biết gì về Paris, nên chúng tôi đi lạc triền miên. Anh xạ thủ Mỹ không biết tiếng Pháp, còn tôi thì bập bẹ. Ngày xưa tôi học trường Pháp được vài năm thì Má tôi bắt tôi học chương trình Việt để thữ nghiệm! và tôi là người con duy nhất học chương trình Việt của trường Taberd. Mấy ngày đầu tôi và anh tài xế nói chuyện bằng tay, rồi vài ngày sau tôi nói bập bẹ với anh bằng tiếng Pháp, cũng xong. Anh tài xế mê đi chơi với tôi, vì cái gì tôi ăn là tôi cho anh ăn, cái gì tôi chơi là tôi cho anh chơi. Anh thích lắm.

Ngày xưa tôi bay qua Campuchia mỗi tuần. Bà Đ/tá Hợi giới thiệu một ông BS với tôi. Ông BS nầy muốn đi Pháp vì vợ con ông đang ở Pháp và có cơ sở làm ăn ở Paris. Hơn nữa, ông BS đã đánh hơi được VNCH sắp bị khai tử. Ông BS muốn tôi đưa ông qua Campuchia đến nhà một bà ViệtNam có chồng là Đại Sứ Pháp tại Campuchia, để ông Đại Sứ Pháp đưa ông qua Pháp.

Tôi đưa ông BS đến nhà bà Việt Nam có chồng Đại Sứ Pháp. Ông BS cho tôi một triệu VN, thật ra một triệu với tôi lúc bây giờ có đáng gì đâu vì lúc ấy tôi đi buôn vàng nên tôi có rất nhiều tiền. Tôi giúp ông BS vì tôi thương ông bà Đ/tá Hợi. Vậy mà khi đến Campuchia, ông BS than với tôi, ông thiếu tiền và xin mượn tôi 300 ngàn, khi qua Paris ông sẽ gởi trã tôi. Qua đến Paris, ông BS quên món nợ của tôi. Tôi chỉ cười thầm!

Quả đất tròn! Ông BS không bao giờ nghĩ tôi đến Paris. Rồi tôi đến Paris bắn thi. Bà Đ/tá Hợi cho tôi biết tiệm của ông BS ở Paris. Tôi bảo tài xế lái xe đưa tôi đến tiệm ông BS. Gặp tôi ông BS tưởng gặp ma, ông đứng chết lặng người và kêu lên: "Anh Thái!". Bà vợ ông không biết tôi là ai, đứng trố mắt nhìn. Tôi cặp cổ ông BS và mời ông bước qua nhà hàng bên kia đường để uống nước, nói chuyện. Hai đứa tôi băng qua đường để vô nhà hàng, ông BS nhột nên đi sát tôi nói:

- Tôi vẫn nhớ còn nợ anh.
- Tôi đến thăm ông thôi, chứ món nợ tôi quên rồi!
- Anh ở lại Paris luôn đừng về VN nữa. Anh ở lại tôi lo cho!
- Tôi đưa BS đi được thì tôi đi cũng được thôi! Cám ơn BS.

Chúng tôi uống xong ly nước trong nhà hàng, tôi trả tiền và từ giả ra về, vì tôi không có hứng thú để tâm sự lâu với người vô ân nghĩa! Mục đích tôi gặp ông BS là để nhắc ông "quả đất tròn"!

Kỷ niệm khó quên ở Amsterdam Hoà Lan. Phái đoàn xạ thủ trên đường từ Pháp về lại Việt Nam, máy bay ghé Amsterdam chờ cả ngày. Chúng tôi kéo nhau đi dạo phố. Một ông chủ tiệm người Hoà Lan hỏi tôi có phải là lính của Miền Nam Việt Nam không, vì chúng tôi mặc quân phục, đeo lon lá huy chương tùm lum. Khi ông chủ tiệm biết chúng tôi là lính Miền Nam Việt Nam, ông khuyên chúng tôi không nên đi lang lang thang, vì dân chúng Âu Châu rất thiên tả và có thể nguy hiểm cho chúng tôi. Chúng tôi kéo nhau vô một góc trong khu thương mãi, uống nước rồi kéo nhau về phi trường!

*****************

Lần thứ hai tôi đến  Châu. Lúc ấy tôi còn bà xả. Chú em kế tôi ở bên Đức, cưới vợ cho cậu con trai và mời vợ chồng tôi qua dự. Qua Đức ăn đám cưới, xong đám cưới tôi mua tour đi tham quan Anh, Pháp, Hoà Lan.

Tôi và bà xả bay từ Đức sang Anh để đi tour bắt đầu từ Anh bằng xe bus. Tour đưa đi tham quan các lâu đài bên Anh, bà xả tôi thích lắm. Nhất là lúc tôi mua vé xem show và đi ăn nhà hàng sang trọng bên Anh, bà xả tôi vui quá sức.

Những ngày tour cho free, tôi mua vé xe bus nguyên ngày để hai đứa tôi tự tham quan. Vé xe bus nguyên ngày, chúng tôi có thể đi khắp thành phố suốt ngày. Đây là loại xe bus hai tầng cho du khách. Tầng trên không có mui, chúng tôi ngồi ngoài trời nên ngắm cảnh đã luôn. Tôi và bà xả ngồi suốt ngày, đi khắp thành phố London.

Xe bus rời London để đưa chúng tôi qua Pháp. Xe bus chạy trong đường hầm dưới đáy biển từ Anh qua Pháp. Đến Pháp, tour cho chúng tôi ở hotel 5 sao cạnh tháp Eiffel và sông Seine, bà xả tôi vui quá sức. Tối đến hai đứa tôi đi bộ từ hotel đến sông Seine mua vé tàu đi du ngoạn trên sông ban đêm. Sông Seine được đèn trên nhiều chiếc tàu du ngoạn to lớn làm cho giòng sông sáng rực đẹp lộng lẫy, như cảnh tiên.

Chúng tôi thoát chết ở London. Khi tour rời Paris đến Amsterdam Hoà Lan, tôi nằm trong hotel coi TV. Trong TV bom nỗ tùm lum bên London. Những xe bus hai tầng mà tôi và bà xã đã từng ngồi suốt ngày, bây giờ bị đặt bom nỗ cháy rợp trời. Những trạm xe bus mà chúng tôi đã từng đến cũng bị đặt bom nỗ tan tành. Trời! Tôi và bà xả thoát chết trong gang tấc ở London!


*****************

Lần thứ ba tôi đến Âu Châu. Lần nầy tôi đến Âu Châu một mình, không còn bà xả! Năm 2007 khi tôi về hưu lần thứ hai, tôi dự định đưa bà xả qua Âu Châu để tham quan Ý, và Hy Lạp, nhưng chưa thực hỉện kịp. Rồi kỳ nầy tôi đi tham quan Âu Châu bằng cruise ship, theo dự trù cruise ship bắt đầu từ Marcelona Tây Ban Nha và sẽ đưa tôi đến ba xứ là Monaco, Ý và Croatia. Đến Ý mà không có bà xả! may mà chuyến đi nầy có bồ tèo của tôi là anh chị BS Thanh, nếu không chắc tôi đau lòng lắm!

Ngày đầu, tôi bay từ San Antonio đến Barcelona Spain và anh chị Thanh bay từ Houston đến Barcelona. Máy bay tôi tới trước máy bay của anh chị Thanh một giờ, nên tôi chờ anh chị Thanh để cùng đi taxi về hotel. Chuyến bay của anh chị Thanh từ Houston, anh chị có rất nhiều bạn VN ở Houston cùng đi, trong số nầy có người mà tôi đã quen biết lâu nay. Nói chung là chuyến đi nầy có rất nhiều người VN mà tôi đã quen biết.

Tôi và anh chị Thanh tới Barcelona hai ngày trước khi cruise ship bắt đầu. Mục đích của chúng tôi là tới trước để đi tham quan Barcelona cho đã.

Hotel 1 sao ở Barcelona bình dân vậy mà $120 USD/1 đêm!
 
 Chúng tôi check-in hotel ở Barcelona, rồi kéo nhau đi phố liền. Chúng tôi cố tận dụng thời giờ để đi tham quan cho đáng công. Từ trái qua: anh chị Toàn Austin Texas, chị Ngô, chị Vũ bạn của anh chị Thanh, anh chị Thanh, Thái, anh Vũ.
 
Từ trái qua: anh chị Toàn Austin Texas, chị Vũ, anh chị Thanh, anh chị Ngô, anh Vũ.
 
 
Đến Barcelona thấy lá cờ bên trái chúng tôi giật mình, tưởng là cờ VNCH. Nhìn kỹ lá cờ nầy có 4 sọc đỏ chứ không phải 3 sọc như cờ VNCH.
 
Chúng tôi đi vào chợ để tham quan. Đây là gian hàng bán thịt Ham (đùi heo un khói).
 
Nhìn kỹ trái cây màu đỏ dưới cùng, đó là trái Hồng mềm. Bà xả tôi mê ăn Hồng mềm lắm. Tôi mua một vĩ Hồng mềm rồi đem vô nhà hàng chia nhau ăn liền, ngon thấu trời!  
 
Chúng tôi vô nhà hàng ăn bánh mì thịt, rồi ăn tráng miệng bằng Hồng mềm.
Ông già Thanh đang cầm trái Hồng mềm ngồi trong góc.
  
 
Ngay đêm đầu ở Barcelona, chúng tôi mua vé đi xem vũ điệu Flamenco của Tây Ban Nha và ăn cơm tối. Từ phải qua: anh Toàn, Thái, anh chị Ngô.
 
Anh chị Thanh đang ăn tối và xem vũ Flamenco.
Ông Già và Bà Tổ trông đẹp đôi lắm!
 
Vũ Flamenco
 
Chợ đêm. Đây là gian hàng bán bánh mức.
 
Phái đoàn đi chợ đêm.
Từ trái qua: Ông Đàm, anh chị Ngô, bà Đàm, chị Thanh, anh chị Hân San Antonio, anh Thanh, anh chị Toàn.
 
Từ trái qua: Ông Đàm, anh chị Ngô, bà Đàm, chị Thanh, anh chị Hân San Antonio, Thái, anh chị Toàn.
 
Chuẩn bị xuống Cruise Ship.
 
Du khách xuống tàu. 
 
Tàu đang thực tập cách di tản khi gặp tai biến. Đó là việc đầu tiên phải làm cho mỗi Cruise Ship khi du khách đã lên hết trên tàu lần đầu. 
 
Bữa cơm tối đầu tiên trên tàu.
Từ trái qua đứng: KQ63A Nguyễn Kiễm, Thầy D Thái, KQ63A Trần Văn Nghiêm
Ngồi: Thầy D Hồ Vĩnh Thuỹ và bà xả.
Không có hẹn mà tôi gặp anh chị Thuỹ trong Cruise Ship. Thuỹ là bạn nối khố của tôi. Chúng tôi ở gần nhà nhau ở Sàigòn.   
 
 
Thái và Hân San Antonio trong bữa cơm tối đầu tiên trên tàu.
 
Cruise Ship không ghé Monaco. Theo chương trình tàu sẽ ghé xứ Monaco, nhưng thời tiết không cho phép nên tàu đi luôn qua Ý. Anh chị Hân ở San Antonio có sui gia bên Pháp. Ông bà sui mua một giỏ quà cho cháu ngoại, rồi mang từ Pháp sang Monaco ngồi chờ anh chị Hân. Bây giờ thì anh chị sui cắn lưỡi mang quà về lại Paris. Xứ Monaco nhỏ xíu, nỗi tiếng về cờ bạc. Không ghé Monaco đối với tôi không thành vấn đề, vì tôi không thích cờ bạc. 
 
Ý là quốc gia chính yếu trong tour nầy. Nước Ý hình dáng như con cá mập đầu lưỡi búa (Hammerhead shark). Đầu nước Ý, phía Bắc loe ra như lưỡi búa, giáp ranh với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia. Thân và đuôi nước Ý nhõ lại so với đầu và nằm theo hướng Bắc xuống Nam, dài lòng thòng trong biển như hòn đảo dài rộng, không giáp ranh với ai.
 
Bản đồ nước Ý
 
Theo chương trình tàu sẽ chạy dọc bờ biển phía Tây nước Ý từ Bắc xuống Nam, tới điểm chót phía Nam, tàu chạy bọc qua bờ biển phía Đông rồi chạy ngược lên từ Nam lên Bắc.
 
Tàu ghé thành phố Florence của Ý. Florence là thành phố nằm trên vùng bờ biển phía Tây nước Ý, đây là thành phố đầu tiên của Ý được tàu cặp bến đúng như chương trình. Thành phố nầy nổi tiếng là nhờ toà nhà nghiêng Pisa. Toà nhà Pisa nầy được xây cất trong ba gia đoạn với tổng cộng là 344 năm.
 
Toà nhà nghiêng Pisa (Leaning Tower of Pisa). Giai đoạn đầu toà nhà được xây đến tầng thứ hai thì toà nhà bị nghiêng vào năm 1178. Lý do toà nhà bị nghiêng là độ cứng của đất dưới nền nhà không đều, chổ cứng chổ mềm. Rồi việc xây cất toà nhà Pisa bị ngưng một thế kỷ vì chiến tranh nội bộ giữa các thành phố. Nhờ vậy nên đất dưới nền toà nhà có thời gian để cứng cáp hơn. Năm 1272 toà nhà được tiếp tục xây. Năm 1284 việc xây cất lại bị ngưng vì có chiến tranh giữa hai thành phố. Năm 1319 lầu thứ 7 là tầng chót được hoàn tất. Năm 1990 - 2001 toà nhà được sửa chửa cho chắc chắn hơn. Toà nhà Pisa cao 56m.    
 
Phía sau nhà thờ, toà nhà cao hình tròn có treo cờ trên nóc, đó là toà nhà nghiêng Pisa. 
 
Toà nhà nghiêng Pisa.
 
Vòng thành nhà thờ Piazza dei Miracoli ("Square of Miracles"). Toà nhà nghiêng Pisa nằm trong vòng thành nầy. 
 
Nhà thờ  Piazza dei Miracoli bên trong vòng thành là trung tâm của thành phố Pisa, được xây cất năm 1064.
 
Bên trong nhà thờ Piazza dei Miracoli
 
Tàu rời thành phố Florence để đi Venice. Florence và Venice nằm ở phía Bắc gần đầu nước Ý. Nhưng hai thành phố nầy nằm đối ngược nhau, Florence thuộc vùng bờ biển phía Tây, Venice thuộc vùng bờ biển phía Đông. Nên tàu phải chạy mất hai ngày hai đêm để bọc theo bờ biển phía Tây từ Bắc xuống Nam, rồi bọc qua bờ biển phía Đông để chạy ngược lên từ Nam lên Bắc. Vậy là tàu đã chạy quanh toàn bộ bờ biển nước Ý.
 
Tàu không ghé được Venice. Mua tour nầy ai cũng mong đợi để tham quan hai thành phố chánh là Venice và Rome. Vậy mà tàu không ghé Venice được vì Venice bị mưa ngập lụt. Tàu không ghé Venice, du khách cả tàu nhôn nhau bất mãn, họ trách cứ tàu không theo dõi được thời thiết để sắp xếp chương trình. Riêng tôi cũng thất vọng, vì tôi mơ lên Venice để đi du thuyền ban đêm mà tôi và bà xả đã thấy du thuyền Venice giả trong casino ở Las Vegas.
 
Không ghé Venice, tàu ghé thành phố Dubrovnik của xứ Croatia. Dubrovnik nằm trong chương trình của tàu, thành phố nầy gần Venice và cách Venice vùng biển hẹp Adriatic. 
 
Tàu ghé Dubrovnik, Croatia. Ngày xưa xưa Croatia thuộc xứ Nam Tư được cai trị bởi Tito theo chế độ cộng sản. Tito chết, cũng như Sô Viết, chế độ cộng sản của Nam Tư tan rả, chiến tranh nỗi lên và Nam Tư được chia ra làm sáu xứ: Bosnia, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia and Slovenia.
 
Dubrovnik là một thành phố cổ, được coi là hòn ngọc biển Adriatic, với dân số 43000 vào năm 2011.
     
Thành phố Dubrovnik
 
 Tour đưa du khách tham quan chổ làm bánh mức trong đồng quê. 
 
Cô gái Croatia bưng bánh mức ra chào đón mời Thầy D.
 
Chủ tiệm đải du khách bánh mức và rượu chát.
 
Một suối nước thơ mộng phía sau trong vườn của tiệm.
 
Dạo phố với ông già Thanh.
 
Khu phố cổ Dubrovnik
 
Onofrio's Fountain có vòm tròn màu đỏ, trong khu phố cổ. 
 
Tàu ghé Messina (Sicily), Ý. Sicily là một hòn đảo gần điểm chót miền Nam nước Ý, như đảo Phú Quốc của Việt Nam. Đây là đảo lớn nhất của biền Mediterranean và cũng là nơi sinh quán của Vito Corleone chúa trùm Mafia Ý Godfather. 
 
Vito Corleone chúa trùm Mafia Ý. 
 
Vito Corleone sinh năm 1891. Lúc còn nhõ, ba của Vito Corleone bị trùm Mafia địa phương là Don Ciccio giết vì ba ông không chịu phục tùng Don Ciccio. Người anh của Vito Corleone là Paolo nguyện sẽ trả thù cho cha. Nhưng người anh bị giết ngay sau đó.   
 
Vito Corleone thoát chết. Người của Don Ciccio đến nhà tìm Vito Corleone để giết, má của ông dắt ông đến gặp Don Ciccio để xin tha cho ông. Nhưng Don Ciccio không chịu tha, bà mẹ cầm dao đưa vô cổ Don Ciccio giữ ông nầy lại để cho con trai bà chạy trốn. Bà mẹ bị giết ngay tại chổ, còn Vito Corleone thì trốn thoát. 
 
Vito Corleone trốn qua Mỹ. Chạy thoát, ngay đêm hôm đó cậu bé Vito Corleone trốn xuống chiếc tàu đầy dân di cư để rời Sicily qua Mỹ.
 
Vito Corleone bắt đầu cuộc sống ở New york bằng nghề lương thiện. Vito Corleone làm cho một tiệm thực phẩm. Nhưng không lâu, tên chúa trùm địa phương tên Don Fanucci ép ông chủ tiệm thực phẩm đuổi Vito Corleone để cho cháu ông nầy vào làm! 
 
Năm 1920 Vito Corleone giết người lần đầu. Bị đuổi khỏi tiệm thực phẩm, Vito Corleone bắt đầu cuộc sống bằng nghề bất thiện. Ông trùm địa phương Fanucci là người ép chủ tiệm đuổi Vito Corleone, ông nầy ép Vito Corleone phải chia tiền những việc làm bất thiện của Vito Corleone, nếu không thì ông báo cảnh sát về việc làm bất thiện của Vito Corleone và đàn em. Vito Corleone ra tay lấy cây súng ngắn quấn khăn quanh nòng để hảm thanh không gây tiếng động rồi bắn Fanucci ba phát chết tươi. Vito Corleone lên thay Fanucci làm chúa trùm địa phương, và được đàn em kính nễ hơn Fanucci nhiều. 
 
Vito Corleone mỡ hảng nhập cảng dầu Olive tên Genco Pura. Hảng Genco Pura là tấm bình phong để che đậy những việc làm bất chính của Vito Corleone. Vậy mà hảng Genco Pura lớn mạnh trở thành hảng nhập cảng dầu Olive lớn nhất nước Mỹ. Với lợi tức hảng Genco Pura và lợi tức của việc làm bất chính, Vito Corleone trở thành rất giàu có.
 
Vito Corleone trả thù cho cha mẹ và anh. Năm 1925 Vito Corleone trở lại Sicily với tay thân tín Don Tommasino. Vito Corleone và Don Tommasino sắp đặt cuộc gặp gở với Don Ciccio, lúc bây giờ Don Ciccio là một lão già. Rồi Vito Corleone giết Don Ciccio và mỗ bụng để trả thù cho gia đình.
 
Godfather. Năm 1930 Vito Corleone lập ra đảng Mafia thuộc dòng họ Corleone. Abbandando, Clemenza, Tessio là những tay thân tín, lúc bây giờ những người nầy không gọi Vito Corleone là Vito nữa mà gọi là Godfather hoặc Don Corleone.  
 
Để rút ngắn đoạn chót tôi xin sợ lược:
 
Vito Corleone bị thương nhưng thoát chết. Tên trùm buôn á phiện Virgil Sollozzo yêu cầu Vito Corleone hợp tác làm ăn nhưng Vito Corleone từ chối. Đệ tử của Sollozzo chận đường bắn Vito 5 phát súng, Vito bị thương nhưng thoát chết. 
 
Sonny con trai lớn nhất của Vito lên nắm quyền. Trong lúc Vito nằm nhà thương Sonny thay cha điều hành tất cả.
      
Vito về hưu. Khi người con trai út Michael cưới vợ, Vito giao quyền từ từ cho Michael để ông về hưu. 
 
"Life is so beautiful (Đời đẹp lắm). " Vito chết vì heart attack trong lúc ông chơi đùa với cháu nội. Câu nói của ông trước khi chết là "Life is so beautiful. " 
 
Nhà hàng nầy là nơi làm đám cưới của Vito.
 
 
Phim Godfather được quay trong khu phố nầy.  
 
Tàu ghé thành phố Naples, Pompeii, Sorrento của Ý. Ba thành phố nầy thuộc vùng bờ biển phía Tây. Tàu rời Sicily đi ngược lại dọc theo bờ biển phía Tây từ Nam lên Bắc, đây cũng là con đường trở về Barcelona, tàu ghé thành phố Naples, Pompei, Sorrento. 
 
Thành phố Naples. Naples là thành phố lớn thứ ba của Ý, sau Rome và Milan. Dân số Naples 960000 vào năm 2012.
 
Thành phố Pomeii. Pompeii nằm gần Naples, bị phún thạch của núi lửa tàn phá. Thành phố nầy có 2 triệu 5 trăm ngàn du khách mỗi năm.
 
Cảnh Pompeii bị phún thạch của núi lửa tàn phá.
Click vào hình để xem hình lớn.
 
Tham quan Pompeii xong, tour cho vô phố Sorrento ăn trưa. 
 
Đi bộ từ trên đường cao vút xuống bến tàu để đi tàu qua tham quan đảo Capri.
 
Đảo Capri. Capri thuộc Naples, là nơi du lịch nổi tiếng ở Âu Châu.
 
Xuống tàu qua đảo Capri.
 
Tàu đưa qua đến đảo, nhưng muốn lên đảo du khách phải đi xe lửa vì cao vút.
 
 
Đảo Capri
 
Xuống tàu rời đảo Capri.
 
Tàu ghé thành phố Rome. Rome là thủ đô của Ý, có 2 triệu 800 ngàn dân cư ngụ với 2 ngàn 500 năm cổ kính.  
 
Roman Coliseum có sức chứa 50 ngàn chổ ngồi được xây năm 70 AD. Vào thế kỷ 21th Coliseum bị tàn phá bởi động đất. 
 
Trevi Fountain. Rome có hằng ngàn Fountain (hồ vòi nước), nhưng Fountain vùng Trevi là nỗi tiếng thế giới. Nơi đây du khách lúc nào cũng chen chúc và tour luôn luôn nhắc nhở du khách đề phòng bị móc túi.  
 
Monumento Nazionale a Vittorio Emanuele II
Đài kỷ niệm nầy được xây để tưởng niệm vị vua Victor Emanuel II là vị vua đầu tiên thống nhất nước Ý. Đài được xây 1911 vào thời kỳ thế chiến thứ nhất và hoàn tất 1935. 
 
Toà Thánh Vatican có tên là Papal Basilica of Saint Peter in the Vatican, toạ lạc tại thành phố Vatican, là nhà thờ lớn nhất thế giới.  
 
Bên trong Toà Thánh rộng mênh mông, và có rất nhiều gian với đầy đủ bàn thờ. Đây là gian giữa với bàn thờ Thánh Peter và đó cũng là nơi ngôi mộ ông. 
 
Tàu cặp bến Barcelona chấm dứt hai tuần tour. Tàu rời Rome lúc chiều, đến sáng thì tàu cặp bến Barcelona. Tôi và anh chị Thanh ở lại Barcelona thêm hai ngày để tham quan Barcelona cho đã. 
 
Tượng Đức Mẹ bằng đồng đen trong nhà thờ Basilica ở núi Montserrat ở Barcelona. Chúng tôi nghe nói có tượng Đức Mẹ Virgin Mary bằng đồng đen trong nhà thờ Basilica, nên vừa lên tàu và check-in hotel xong, chúng tôi thuê bao taxi đi núi Montserrat và taxi chờ để chở chúng tôi về lại hotel. 
 
 
Núi Montserrat 
Từ trái qua: chị Ngô, bà Đàm, chị Thanh, chị Toàn
Thái, anh Ngô, ông Đàm, anh Toàn.
 
Lên núi Montserrat phải đi bằng xe lửa kéo bằng dây cáp vì núi cao vút. 
 
Sắp hàng viếng Đức Mẹ đồng đen lâu thấu trời, vì ai cũng muốn chụp hình với Đức Mẹ. 
 
Hôm nay là November 6, ngày giổ bà xả tôi, Barcelona không có chùa, tôi viếng Đức Mẹ đồng đen và tưởng nhớ tới Mẹ Hiền Quan Thế Âm Bồ Tát và bà xả tôi. 
 
 
Tham quan Barcelona bằng xe bus hai tầng. Ngồi tầng trên ngắm cảnh, làm tôi nhớ tới lúc tôi và bà xả ngồi trên xe bus loại nầy để tham quan London, tôi buồn quá sức nên tôi không xuống xe để tham quan gì hết!  
 
Tôi tình nguyện ở lại Barcelon thêm hai ngày. Tới ngày về, hảng máy bay Delta huỷ bỏ chuyến bay từ Barcelona đi New York của tôi, vì thời tiết xấu ở New York . Delta cho tôi chọn lựa, hoặc là tôi bay lúc một giờ khuya để đi Miami Florida hoặc là tôi ở lại 3 ngày. Tôi muốn ở lại hai ngày thôi, và Delta đồng ý. Họ cho tôi ở hotel 4 sao, ăn ba bửa và taxi để di chuyển.
 
Vậy là tôi có thêm 2 ngày vacation free cũng vui. Nhà hàng của hotel 4 sao nấu gà ngon thấu trời đất. Họ nấu kiểu gì mà tôi chưa từng thấy, ngon kỳ lạ, ai cũng sắp hàng lấy thịt gà làm nhà hàng bưng ra không kịp. Ăn buffet mà.
 
Nói chung chung về chuyến tham quan Âu Châu kỳ nầy. Đây là lần thứ ba tôi tới Âu Châu, nên tôi không ngạc nhiên về sự đắc đỏ. Ăn uống đắc, mua sắm cũng đắc luôn. Tôi chỉ mua được một sợi dây nịt da ở Ý với giá 42 EUROS, tính ra 60 USD, đắc quá, tuy nhiên da làm ở Ý thì số một rồi!
 
Chuyến đi nầy có nhiều người tôi quen biết trước và nhất là có anh chị Thanh nên tôi đở buồn. Tôi bỏ nhiều thì giờ trong casino của tàu để kéo máy cờ bạc loại cò con để giết thì giờ! 
 
Delta cho tôi ở lại Barcelona thêm hai ngày, tôi tưởng tôi sẽ vui nhưng tôi lầm. Sáng Taxi đưa tôi từ phi trường về hotel 4 sao, tắm rửa xong, tôi ăn trưa trong hotel và tôi đi ngũ trưa để chuẩn bị tối đi lang thang tham quan một mình. Xế chiều tôi đi lang thang một mình vô tiệm gần hotel. Tiệm nầy trưng bày bán đồ cho Giáng Sinh. Trời! Gần tới Giáng Sinh rồi mà tôi không hay! Nhìn cảnh Giáng Sinh tôi nhớ bà xả quá sức, lòng tôi rã rời. Tôi lật đật về hotel nằm vùi hai ngày không đi đâu hết. Mấy ngày trên tàu, có nhiều bạn bè nên tôi không thấy buồn. Bây giờ tôi thang thang một mình trên xứ lạ, chưa có cảnh nào dễ sợ hơn. Tôi đã lầm, nếu tôi theo đề nghị của Delta để về Miami lúc 1 giờ sáng, có lẽ hay hơn là ở lại thêm hai ngày mà tôi nằm vùi không đi đâu!    
 
"Không ai giàu ba họ và không ai khó ba đời", đó là câu nói loan truyền trong dân gian và tôi thấy đúng. Tham quan Rome, Pompeii, tôi thấy tận mắt mấy ngàn năm trước, nước Ý giàu mạnh quá sức. Rồi tôi liên tưởng tới Hy Lạp, mấy ngàn năm trước, Hy Lạp giàu mạnh tột đỉnh thế giới, bây giờ có ai ngờ đâu Hy Lạp đang bị vỡ nợ, phải ăn xin các nước bạn! Ái Nhĩ Lan, Tây Ban Nha cũng đang rung rinh sắp vỡ nợ. Nói chung Âu Châu đang nghèo vất vã! Nói đâu xa, ngay trước mắt tôi và xảy ra trong đời tôi, người VN giàu có trước 1975 bị thay thế hết rồi! tth     
 
 
  
 

41 comments:

  1. I like what you guys are usually up too. Such clever work and reporting!
    Keep up the great works guys I've included you guys to blogroll.

    Also visit my web page e. e. cummings quotes

    ReplyDelete
  2. Do you have a spam problem on this blog; I also am a blogger, and I was wondering your
    situation; we have developed some nice procedures and
    we are looking to trade techniques with other folks, please
    shoot me an e-mail if interested.

    Also visit my web page :: best quotes ever

    ReplyDelete
  3. Thanks for sharing your thoughts about barstow california.
    Regards

    Feel free to surf to my web blog ... genghis khan quotes

    ReplyDelete
  4. I think the admin of this web page is genuinely working
    hard for his website, since here every data is quality based material.



    My web page zayn malik quotes

    ReplyDelete
  5. whoah this blog is wonderful i really like reading your posts.
    Keep up the great work! You already know, a lot of persons are searching around
    for this information, you could help them greatly.

    Look into my page struggle quotes

    ReplyDelete
  6. What i do not realize is in truth how you're not actually much more neatly-liked than you may be right now. You're very intelligent.
    You recognize thus considerably on the subject of this topic, produced
    me individually consider it from so many various angles.

    Its like women and men don't seem to be involved until it's something to do with Woman gaga!
    Your personal stuffs outstanding. At all times deal with it up!


    my homepage - frank ocean quotes

    ReplyDelete
  7. Informative article, totally what I wanted to find.

    Here is my web page: future quotes

    ReplyDelete
  8. whoah this weblog is great i like studying your posts.

    Keep up the great work! You already know, a lot of people are searching
    round for this information, you can help them greatly.



    Here is my homepage unusual animals

    ReplyDelete
  9. I'm not sure why but this blog is loading very slow for me. Is anyone else having this problem or is it a issue on my end? I'll check back later on
    and see if the problem still exists.

    my site ... frida kahlo quotes

    ReplyDelete
  10. Great article! We will be linking to this great article on
    our website. Keep up the great writing.

    Stop by my homepage - letting go quotes

    ReplyDelete
  11. Hi there, i read your blog from time to time and i own a similar one and i was just curious if you get a lot of spam responses?
    If so how do you prevent it, any plugin or anything you can advise?
    I get so much lately it's driving me crazy so any help is very much appreciated.

    Have a look at my homepage: depressing quotes

    ReplyDelete
  12. Simply wish to say your article is as astonishing. The clarity
    in your post is just nice and i can assume you are an expert on this subject.

    Fine with your permission allow me to grab your RSS feed to keep updated
    with forthcoming post. Thanks a million and please
    keep up the rewarding work.

    Feel free to surf to my page: friedrich nietzsche quotes

    ReplyDelete
  13. It is the best time to make some plans for the long run and it's time to be happy. I've read this submit
    and if I could I want to counsel you some fascinating issues or advice.
    Perhaps you can write subsequent articles regarding this article.

    I desire to read more things about it!

    my page - hatred quotes

    ReplyDelete
  14. Your method of telling all in this paragraph is in fact
    nice, all can simply be aware of it, Thanks a lot.

    Here is my homepage: genghis khan quotes

    ReplyDelete
  15. I am regular reader, how are you everybody?
    This article posted at this site is actually fastidious.

    My blog; william shakespeare quotes

    ReplyDelete
  16. Asking questions are truly pleasant thing if you are not understanding
    anything totally, but this paragraph offers nice understanding
    yet.

    My page :: letting go quotes

    ReplyDelete
  17. Hi! I'm at work browsing your blog from my new iphone 4! Just wanted to say I love reading through your blog and look forward to all your posts! Carry on the fantastic work!

    Feel free to visit my homepage :: ignorance quotes

    ReplyDelete
  18. May I simply just say what a relief to discover someone that truly knows what they're discussing on the internet. You actually understand how to bring an issue to light and make it important. A lot more people need to look at this and understand this side of your story. I was surprised you are not more popular given that you most certainly have the gift.

    Also visit my homepage :: thanks quotes

    ReplyDelete
  19. It's difficult to find educated people about this topic, but you seem like you know what you're talking about!
    Thanks

    My site - amazing quotes

    ReplyDelete
  20. Hi, I do believe this is an excellent blog.
    I stumbledupon it ;) I'm going to return yet again since i have book-marked it. Money and freedom is the best way to change, may you be rich and continue to help others.

    My page ... discipline quotes

    ReplyDelete
  21. If some one wishes expert view regarding blogging and
    site-building after that i advise him/her to pay a visit
    this webpage, Keep up the pleasant job.

    Also visit my web-site; commitment quotes

    ReplyDelete
  22. I'd like to thank you for the efforts you've put in writing this website.
    I'm hoping to view the same high-grade content by you later on as well. In fact, your creative writing abilities has encouraged me to get my very own blog now ;)

    Also visit my homepage ... william shakespeare quotes

    ReplyDelete
  23. Great work! That is the type of information that are
    supposed to be shared across the web. Disgrace on the search engines for no longer positioning
    this post upper! Come on over and discuss with my site .
    Thanks =)

    my blog country flags

    ReplyDelete
  24. Very good post! We are linking to this great post on our
    website. Keep up the great writing.

    Also visit my weblog; amazing quotes

    ReplyDelete
  25. I am regular reader, how are you everybody?
    This article posted at this web page is really fastidious.

    Check out my webpage; john locke quotes

    ReplyDelete
  26. Hey there, You've done an incredible job. I'll definitely digg it and personally suggest to my
    friends. I am confident they will be benefited from
    this website.

    my blog - mistake quotes

    ReplyDelete
  27. Very nice write-up. I absolutely appreciate this website.
    Keep writing!

    my web page :: kahlil gibran quotes

    ReplyDelete
  28. This paragraph will help the internet people for building up new website
    or even a blog from start to end.

    My web page; frank ocean quotes

    ReplyDelete
  29. Woah! I'm really enjoying the template/theme of this website. It's simple,
    yet effective. A lot of times it's challenging to get that "perfect balance" between superb usability and appearance. I must say you've done a great
    job with this. Additionally, the blog loads super
    fast for me on Safari. Exceptional Blog!

    Here is my homepage :: john locke quotes

    ReplyDelete
  30. Hey there! I'm at work browsing your blog from my new apple iphone! Just wanted to say I love reading through your blog and look forward to all your posts! Keep up the outstanding work!

    Here is my weblog - nora ephron quotes

    ReplyDelete
  31. I got this web page from my friend who shared with me regarding this website and now this time I am browsing this
    web page and reading very informative posts here.

    Also visit my page; zayn malik quotes

    ReplyDelete
  32. Howdy! Do you use Twitter? I'd like to follow you if that would be ok. I'm definitely enjoying
    your blog and look forward to new updates.

    Look into my homepage; brother and sister quotes

    ReplyDelete
  33. Greetings from Los angeles! I'm bored to tears at work so I decided to check out your website on my iphone during lunch break. I love the info you present here and can't wait to take a look when I get home.
    I'm amazed at how quick your blog loaded on my phone .. I'm not even
    using WIFI, just 3G .. Anyways, awesome blog!


    My weblog ... brother and sister quotes

    ReplyDelete
  34. Thank you for the auspicious writeup. It in fact was a amusement account it.

    Look advanced to far added agreeable from you!

    By the way, how can we communicate?

    Also visit my homepage; frida kahlo quotes

    ReplyDelete
  35. Hello! Do you know if they make any plugins to
    assist with SEO? I'm trying to get my blog to rank for some targeted keywords but I'm not seeing very good success.

    If you know of any please share. Kudos!

    Feel free to visit my homepage: kahlil gibran quotes

    ReplyDelete
  36. Awesome! Its truly awesome article, I have got much clear idea regarding from this article.


    my web site: zayn malik quotes

    ReplyDelete
  37. Since the admin of this website is working, no uncertainty
    very shortly it will be renowned, due to its feature contents.


    Here is my website :: ignorance quotes

    ReplyDelete
  38. I think thіѕ iѕ оnе οf the mоst іmpoгtаnt infοrmаtion for me.
    Аnd i am glad studуing yοuг
    article. Howеver ωаnt to remark on fеw
    normаl issues, The site ѕtyle is idеal, the aгticles is in reаlity niсе : D.
    Excellent proсess, cheers

    Heгe is my weblog; auto Transport

    ReplyDelete
  39. Pretty nіce post. I just stumbled upon your blog
    and wiѕhed to ѕаy thаt I've truly enjoyed surfing around your blog posts. In any case I'll
    be subscrіbing to your rss feed and I hοpе you
    write аgain ѕoon!

    Feеl freе to surf to my webѕitе:
    home based business Ideas

    ReplyDelete
  40. Τhanκѕ to my fаther who infοrmed me on
    thе topic of this web sitе, this web site iѕ actually remarkаble.


    my web sіte raspberry ketone

    ReplyDelete
  41. I ԁon't even understand how I finished up here, however I thought this post was good. I do not understand who you are however certainly you're goіng tο a wеll-known blogger in сase you aгen't already. Cheers!

    Look at my page Car Insurance quotes

    ReplyDelete