Saturday, December 29, 2012
Wednesday, December 26, 2012
Tham quan Sapa, Điện Biên, Sơn La, Mộc Châu - Chị Bảy
Anh chị KQ63A Lê Tấn Phát và tôi bàn bạc đi tham quan Miến Điện vì tôi nghe nói Miến Điện đẹp và vật giá rẻ rề. Theo dự trù thì tháng November 2012 chúng tôi về Sàigòn, rồi mua tour đi Miến Điện. Giữa tháng Nov anh chị Phát đã về tới Sàigòn, tôi thì còn kẹt đi tour bên Âu Châu nên gần cuối tháng Nov tôi mới về tới Sàigòn.
Lần nầy về ViệtNam tôi có mang theo laptop và nhờ có laptop mà tôi thoát nạn! Về đến Sàigòn, tôi check-in hotel lúc 1 giờ sáng. Như có linh tính, tự nhiên tôi mỡ laptop và logon nhà bank của tôi bên Mỹ. Trời! Tôi mới vừa ra khỏi xứ Mỹ có một ngày, mà có người lấy số credit card của tôi xài 5 lần luôn, nó mua vé máy bay tùm lum. Năm transactions nầy nhà bank đang process và đang ở trạng thái chờ đợi (pending). Tôi lật đật gọi về Mỹ huỷ bỏ 5 transactions của kẻ gian, đồng thời tôi huỷ bỏ luôn credit card và yêu cầu nhà bank làm credit card mới rồi gởi cho con gái tôi.
Tôi phải thức tới sáng để lo cho xong vụ credit card mới. Tất cả những payments của tôi như điện thoại, insurance....đều được setup auto payment vô credit card. Nếu tôi không có credit card mới kịp thời để tôi setup auto payment, đến ngày trả tiền tôi sẽ bị phạt te tua!
Con gái Thy giúp tôi setup auto payment kịp thời. Trong ba ngày nhà bank USAA gởi credit card mới cho cháu Thy, Thy gọi đưa tôi những chi tiết trong credit card, nhờ vậy tôi setup auto payment kịp thời! Hú hồn!
Chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi nếu kỳ nầy tôi không mang theo laptop? Tôi nằm ở ViệtNam mấy tháng trời, trong khi đó kẻ gian xài credit card của tôi thoải mái mà tôi không hay biết và tôi để lâu quá không báo cho nhà bank, nhà bank sẽ quy trách nhiệm cho tôi, tôi sẽ bị mất rất nhiều tiền! Dễ sợ quá!
Credit card là con dao hai lưỡi. Nó rất tiện lợi cho người xài, nhưng nó cũng rất nguy hiểm cho người xài nếu người xài không biết xữ dụng computer để theo dõi account của mình! Tôi nghĩ trước khi tôi về ViệtNam, lúc tôi qua Tây Ban Nha và tôi lấy credit card để trả hotel, có thể mấy tay tổ Tây Ban Nha nầy xài credit card của tôi! Lâu nay tôi rất e ngại xài credit card ở Âu Châu, và lần nầy đã chứng minh sự e ngại của tôi có lý!
***************
Chúng tôi không đi Miến Điện được trong năm 2012. Tháng Dec 2012 có tour đi Miến Điện từ Sàigòn, đúng như dự trù của chúng tôi, nhưng anh chị Phát bị kẹt giờ chót vì có bà con mời đám cưới đúng vào ngày đi Miến Điện! Chúng tôi kêu trời! Vậy là chúng tôi phải chờ tới Jan 2013, hảng du lịch mới có thể cho chúng tôi biết chương trình đi Miến Điện của năm 2013!
Không đi Miến Điện được, anh chị Phát rủ tôi đi tham quan Điện Biên, Sơn La, Mộc Châu, tôi đồng ý. Tour bắt đầu vào khoảng giữa tháng Dec 2012. Anh chị Phát hẹn tôi ở văn phòng của tour để đóng tiền tour. Tôi phải đóng tiền nhiều hơn anh chị Phát gần hai triệu VND vì tôi ở phòng riêng một mình nên đắt hơn. Khi đóng tiền xong, tour nói sơ lược chương trình tham quan cho chúng tôi, lúc bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra Sapa có trong chương trình tham quan! Tour nầy được gọi là tour vùng Tây Bắc VN gồm các tỉnh Sapa, Điện Biên, Sơn La, Mộc Châu. Rồi anh Phát nhìn tôi cười ngặc nghẽo.
Trời! Anh Phát biết Sapa có trong chương trình tham quan, nhưng anh giữ kín, không nói với tôi vì anh biết tôi đi Sapa rồi! Năm rồi tôi đóng tiền 12 triệu VND để đi tham quan Sapa, rồi giờ chót tôi ăn cái bánh bao bị trúng độc, tôi lên phi trường chờ đi tour và mữa thấu trời thấu đất, suýt chết. Sau cùng tôi huỷ bỏ chuyến bay, tour phạt tôi 6 triệu VND. Sau đó vài tuần, hết bịnh tôi lại đi Sapa và thành công! Lẩn nầy tôi lại đi Sapa nữa. Chắc là tôi có duyên với Sapa, biết đâu chuyến đi Sapa kỳ nầy, tôi đi một mà về hai.
Nếu chuyến đi Sapa nầy, tôi đi một mà về hai thì anh Phát phải làm rể phụ. Vì anh gạt đưa tôi lên Sapa để ép duyên mà! Phát Trĩ nầy ghê lắm! Chỉ có Hiền Điên mới trị được Phát Trĩ! Chị Bảy thì chịu thua, nhưng Chị Bảy vẫn mê đi chơi với Phát Trĩ.
***************
Tôi bị Tào Tháo rượt! Nằm chờ đi tour Tây Bắc VN với anh chị Phát, tôi ra chợ Sàigòn mua Sầu Riêng về hotel ăn. Tôi đang mua Sầu Riêng thì có chị bán Măng Cụt đến gạ bán. Lâu nay tôi nhờ cô làm phòng mua Măng Cụt ở chợ Thái Bình gần 50 ngàn VND một ký, hôm nay bà nầy gạ bán 35 ngàn một ký, rẻ quá sức! Tôi mua luôn hai trái Sầu Riêng và 5 ký Măng Cụt. Về hotel tôi ăn nữa trái Sầu Riêng và gần 3 ký Măng Cụt, nên tôi bỏ ăn cơm trưa luôn. Đến chiều thì tôi bị Tào Tháo rượt! Tôi mua Sầu Riêng của bà quen nầy nhiều lần rồi và tôi chưa bao giờ bị bịnh, vậy là Măng Cụt làm tôi bị bịnh.
Ăn Măng Cụt mà tôi bị tiêu chảy? Lâu nay tôi nghe nói Măng Cụt trị được bịnh tiêu chảy, nhưng lần nầy thì tôi bị ngược lại, chính Măng Cụt làm tôi bị tiêu chảy. Tôi nghĩ trái Măng Cụt đã qua không biết bao nhiêu bàn tay dơ, cộng với được bày bán ngoài đường, vỏ trái Măng Cụt bị bám đầy những bụi bặm của đường xá với biết bao nhiêu thứ vi trùng trong đó. Khi mua Măng Cụt về hotel, tôi không rửa vỏ trái Măng Cụt mà tôi dùng tay bẻ trái Măng Cụt ăn liền. Tôi cầm trái Măng Cụt nên tay tôi dính đầy bụi bặm với đủ thứ vi trùng. Rồi có lúc tôi bẻ trái Măng Cụt, vài múi Măng Cụt còn kẹt trong vỏ, tôi dùng ngón tay móc múi Măng Cụt ra ăn, chính lúc nầy là lúc vi trùng xâm nhập vào múi Măng Cụt.
Người Sàigòn dặn tôi, ăn cái gì nấu, ăn cái gì lột. Có nghĩa là tôi nên ăn cái gì nấu sôi, ăn cái gì có vỏ để lột như trái Chuối, Sầu Riêng, Măng Cụt...Nhưng tôi quên rằng lột không chưa đủ, mà phải rửa vỏ trái cây cho sạch trước khi lột, nếu không thì bàn tay tôi là ổ vi trùng!
Tôi bị tiêu chảy lúc xế chiều và tôi tưởng ăn trái cây bị tiêu chảy, chắc nhẹ không có gì nguy hiểm, nhưng tôi lầm. Tôi uống thuốc tiêu chảy Pepto Bismol mà tôi mang về từ Mỹ, vì tôi nghĩ kỳ nầy chắc nhẹ. Nhưng Pepto Bismol không cứu được tôi. Đến tối thì tôi bị tiêu chảy dữ dội, liên tục. Tôi lật đật uống 2 viên trụ sinh 500mg trị tiêu chảy cộng với một viên Imodium, tôi mang từ Mỹ về. Đến gần sáng thì thuốc cầm được bịnh. Hú hồn! Nếu tôi không có thuốc để trị liền trong đêm khuya, chờ tới sáng đi Bác Sĩ thì đời tôi bị te tua!
Ông Thầy Lang Băm! Tôi kể cho anh KQ63A Lê Tấn Phát nghe chuyện tôi ăn Sầu Riêng và Măng Cụt mà bị tiêu chảy. Tôi nói tôi còn 2 ký Măng Cụt và 1 trái rưởi Sầu Riêng, nhưng tôi sợ quá không dám ăn tiếp! Anh Phát làm Thầy Lang Băm đề nghị với tôi rằng, rửa sạch vỏ tất cả trái Măng Cụt còn lại, rồi lấy dao cắt trái Măng Cụt, ăn tiếp để coi có bị bịnh không? Nếu ăn tiếp Măng Cụt không bị bịnh thì ngày hôm sau tôi ăn tiếp Sầu Riêng mà không bị bịnh luôn, thì đúng là vỏ Măng Cụt dơ làm tôi bịnh. Tôi nói: "Tao nghe lời mầy ăn tiếp, nếu tao ngã chết thì mầy nhớ khắc trên mộ bia tao mấy chử: "Kết quả thử nghiệm của Thầy Lang Băm Lê Tấn Phát!" Anh Phát cười ngặc nghẽo!
Nói vậy chớ tôi đâu có sợ chết, tôi làm y như đề nghị của anh Phát. Tôi ăn hết Măng Cụt và Sầu Riêng còn lại, và tôi khoẻ re "như con bò kéo xe!". Vậy là vỏ Măng Cụt dơ làm tôi bịnh!
***************
Tham quan vùng Tây Bắc Việt Nam. Lúc 3 giờ sáng tôi phải rời hotel để đến văn phòng du lịch tập họp để xe của hảng du lịch đưa đoàn lên phi trường. Đoàn du lịch gồm có tất cả 13 du khách. Trời! Một đoàn du lịch chỉ có 13 du khách, mà hảng du lịch phải theo săn sóc lo ăn ở và di chuyển cả tuần lễ, đi khắp vùng Tây Bắc VN dài triền miên! Tiền tour của mỗi người là 10 triệu VND (500 USD), vậy là hảng du lịch lời được bao nhiêu? Chắc là không bao nhiêu!
Máy bay chở đoàn du lịch cất cánh từ Sài Gòn lúc 6 giờ sáng để đi Hà Nội. Đoàn tới Hà Nội lúc 8 giờ sáng, và đoàn phải chờ đến 8 giờ tối mới có xe lửa để đưa đoàn lên Lào Cai để đi Sapa. Xe của hảng du lịch đón đoàn ở phi trường Nội Bài Hà Nội để đưa đi ăn sáng.
Anh chị Phát đang ở phi trường Nội Bài Hà Nội, vừa lấy hành lý xong.
Còn ba ngày là lên máy bay đi tour Tây Bắc VN, chị Phát đi tắm bị trợt té trong nhà tắm bị gãy tay trái, vậy mà anh chị Phát vẫn đi tour. Anh chị Phát không cho tôi biết, đến khi tôi lên phi trường gặp chị Phát làm tôi giật mình. Trong suốt thời gian đi tour, tay trái của chị Phát không bị đau nhức, nhưng khi về lại Sài Gòn, nhà thương chụp hình lại thì xương chổ gãy bị lệch! Tôi không hiểu tại sao ngay từ đầu, xương bị gãy mà nhà thương không chịu mổ bắt vít để kềm cho xương không bị lệch? Tôi khuyên anh chị Phát nên về Mỹ ngay, kẻo trể tay trái chị Phát sẽ bị tật, nhưng anh chị Phát đang suy nghĩ vì bị kẹt đám cưới bà con bên chị Phát vào cuối tháng Dec!
Chị Bảy đang ở phi trường Nội Bài Hà Nội chờ lấy hành lý.
Trên đường từ phi trường về Hà Nội, xe chạy trên bờ đê sông Hồng. Nhìn trong hình, dãy nhà bên trái nằm phía sông Hồng bên trong bờ đê, còn Hà Nội thì nằm bên ngoài bờ đê. Tôi hỏi tour guide, khi nước lên, người trong dãy nhà bên trong bờ đê chạy đi đâu? Anh tour guide cho biết, họ chạy lên lầu 1, nếu nước lên nữa thì họ lên lầu 2, cứ thế mà lên lầu cho tới khi hết chổ lên thì họ vô nghĩa địa nằm yên! Hoặc lúc nước lên, họ ngũ quên hoặc nước làm nhà sập thì họ cũng vô nghĩa địa nằm yên! Nghèo quá thì phải liều mạng, thế thôi!
Trong khi chờ đợi đến tối để lên xe lửa, xe của hảng du lịch đưa đoàn đi tham quan Hà Nội.
Tham quan Hà Nội. Đây là lần thứ ba tôi tới Hà Nội, nên tôi chỉ đi theo đoàn cho có theo chứ những điểm tham quan thì tôi đã tham quan hết rồi!
Thái và anh chị Phát trước thành Thăng Long.
Đoàn viếng Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.
Cầu Thê Húc đi qua Đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm.
Tại ga xe lửa ở Hà Nội chờ đi Lào Cai, có người đề nghị cô sinh viên mới tốt nghiệp đại học đi trong đoàn, trải báo ngồi dưới đất cạnh tôi, đóng vai cha con của lão già vô gia cư (homeless) đang ngũ gà ngũ gật ở nhà ga!
Đúng 8 giờ tối thì xe lửa rời Hà Nội đi Lào Cai. Như lần trước tôi đi, lần nầy xe lửa Hà Nội - Lào Cai cũng lắc lư quá sức. Nhưng tôi ngũ rất dễ, nên khi xe lửa bắt đầu chạy là tôi ngũ như chết. Khoảng gần 5 giờ sáng thì xe lửa đến Lào Cai. Thức dậy trên xe lửa, đầu tôi ê ẩm như sắp rời khỏi cổ vì xe lửa lắc lư quá sức. Có vài người trong đoàn bị ói mữa tùm lum vì chịu không nỗi sự lắc lư của xe lửa! Những người nầy tâm sự với tôi rằng, Sapa đẹp quá, nhưng trở lại Sapa mà phải đi xe lửa thì họ sợ chết luôn!
Xe của hảng du lịch đón đoàn ở ga xe lửa Lào Cai để đưa đoàn đi Sapa.
Sapa. Sapa thuộc tỉnh Lào Cai, gần biên giới Tàu, thuộc vùng núi Hoàng Liên Sơn, có ngọn núi Fan Si Pan cao nhất VN 3143m (10312ft) so với mặt biển. Phố Sapa ở cao độ 1650m (51413 ft). Từ Lào Cai đi Sapa mất gần một giờ lái xe, đoạn đường nầy ngoằn ngoèo toàn là leo núi lên dốc.
Đến Sapa, tour cho đoàn check-in hotel để tắm rửa trước khi đi tham quan. Sau một đêm dài nằm lăn lóc trên xe lửa, ai cũng có cảm tưởng bị dơ như con chuột, nên được tắm rửa trước khi đi tham quan Sapa, ai cũng vui quá sức và khen tour guide khéo dàn xếp với hotel, vì thông thường sau 12 giờ trưa, hotel mới cho check-in.
Thái với người Hmong Sapa.
Đoàn đến Sapa vào giửa tháng Dec thuộc mùa Đông, nên thời tiết khá lạnh. Nhưng tháng lạnh nhất Sapa là tháng Jan và Feb, nhiều khi có tuyết và đông đá! Thời tiết tháng Dec khá lạnh, nếu mặc đủ đồ ấm thì thời tiết nầy lý tưởng cho đi bộ.
Năm rồi tôi đến Sapa vào cuối tháng September, và tôi ở Sapa 4 ngày 3 đêm. Lần nầy tour đưa du khách đến 4 thành phố gồm có Sapa, Điện Biên, Sơn La, Mộc Châu, nên mỗi phố tour cho đoàn ngũ lại một đêm. Vì ở lại Sapa chỉ có một ngày một đêm, nên tour tranh thủ cho đoàn tham quan có tính cách phớt qua chứ không đi vào chi tiết. Tour đưa đến thác Bạc, và tour chỉ cho đứng dưới thác ngó lên chứ tour không cho leo lên thác như tôi đã leo năm rồi.
Đây là cô gái Dao Đỏ bán thịt nướng và xôi nếp trong Bản (làng) Dao Đỏ. Tôi đang đói bụng, thấy thịt heo mọi xỏ xâu nướng, tôi mê quá, nhưng tôi cẩn thận ngồi nướng lại cho thật chín rồi tôi mới dám ăn.
Chợ Sapa
Phố Sapa thường xuyên nằm trong mây và cũng thường xuyên cao hơn mây.
Núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng là một thắng cảnh nổi tiếng ở Sapa, nằm trong phố Sapa. Từ hotel chúng tôi đi bộ khoảng 10 phút thì đến chân núi Hàm Rồng. Nhưng từ chân núi lên đỉnh núi, đi rụng đầu gối luôn vì núi cao vút. Tuy nhiên đường lên đỉnh núi Hàm Rồng, cảnh rất đẹp thơ mộng nên đi không thấy mệt.
Tham quan núi Hàm Rồng Sapa.
Đường lên núi Hàm Rồng.
Đường lên núi Hàm Rồng.
Đường lên núi Hàm Rồng.
Đường lên núi Hàm Rồng. Tôi đang ở Cổng Trời Một.
Đường lên núi Hàm Rồng. Tôi đang ở Cổng Trời Hai.
Đây là Hàm Rồng. Nhìn kỷ đỉnh núi như cái hàm.
Ở điểm cao nhất núi Hàm Rồng. Tôi và Phát đang đứng trên mây.
Cá Tầm. Cá Tầm là loài cá được nhập cảng từ Nga Sô, và được nuôi ở Sapa và Đà Lạt, vì loài cá nầy sống trong nước lạnh. Xương cá Tầm toàn là sụn, nên xuơng đầu và xương sống cá Tầm, mình có thể nhai và ăn luôn rất ngon. Thịt cá Tầm thơm và ngon.
Cá Tầm được nuôi trong nhà hàng, chờ lên mâm cho thực khách.
Ăn cơm chiều xong, chờ đến tối tour guide dẫn đoàn đi vô nhà hàng thưởng thức lẩu cá Tầm. Một con cá Tầm khá lớn, chúng tôi trên 10 người ăn no tức bụng và ngon thấu trời, với giá tất cả 1 triệu 600 ngàn VND (80USD). Số tiền nầy du khách chung nhau trả.
Cá Tầm được cắt từng khứa chờ vô lẩu.
Thực khách thèm chảy nước miếng ngồi chờ nước lẩu sôi để thả cá và rau vô!
Phát Trĩ ngồi đầu bàn đội mũ trông ngầu như Mafia Boss! Mafia Boss's lady cũng đội mũ ngồi bên cạnh mặc áo trắng, không ngầu mà trông hiền nhưng có vẽ chỉ huy Mafia Boss!!
Lẩu cá Tầm ngon thấu trời đất!
Sapa buổi sáng mây bay lờ đờ thấp hơn hotel.
Thái, tour guide, Phát tại Thác Bạc Sapa
Trên đường rời Sapa đi Lai Châu, tour ghé qua Thác Bạc cho du khách tham quan.
Đèo Mây. Trên đường từ Sapa đi Điện Biên, xe phải qua Đèo Mây. Trên đỉnh đèo có mây phủ quanh năm nên có tên Đèo Mây. Đèo Mây còn có tên là Đèo Ô Quý Hồ hay Đèo Hoàng Liên, do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Con đèo Ô Quý Hồ dài nhất Việt Nam nầy dài khoảng 50 km và độ cao xấp xỉ 2.000 m. Dân chạy xe ôm ở Sapa vẫn hay kể về một loài chim có tiếng kêu da diết và não lòng mỗi khi chiều buông trên núi Hoàng Liên. Tên gọi Ô Quý Hồ bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian về tình yêu của một đôi lứa trai gái nhưng bị chia lìa bởi khắc nghiệt của thân sinh của cô gái. Chàng trai bị thân sinh cô gái gạt gẩm sai đi xa, rồi ở nhà gả cô gái lấy chồng khác. Cô gái bỏ nhà trốn đi lên đèo và chết. Khi chàng trai trở về đi tìm người yêu không được, nên chết hoá thành một loài chim có tiếng kêu da diết "Ô Quý Hồ" như hoài niệm người tình xưa. Từ đó, theo thời gian, tiếng kêu "ô quý hồ" của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo.
Ai đã đi dọc hết chiều dài đèo Ô Quý Hồ sẽ cảm nhận được sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở hai phía của con đèo. Nếu quý khách đang chịu cái nóng ấm hơi khô của sườn Tây dãy Hoàng Liên (thuộc Lai Châu) sẽ ngạc nhiên thích thú khi vượt qua đỉnh đèo Ô Quý Hồ, để đón nhận hơi gió lúc nào cũng ẩm và mát lạnh bên phía SaPa (Lào Cai), thậm chí trong mùa Đông, đỉnh đèo thường xuất hiện băng tuyết.
Xe đang trên đèo Mây.
Phố Lai Châu
Trên đường từ Sapa đi Điện Biên Phủ xe đi qua thành phố Lai Châu.
Phố Lai Châu
Trên đường từ Sapa đi Điện Biên Phủ xe đi qua thành phố Lai Châu.
Trên đường đi Điện Biên Phủ, xe ghé nhà hàng bên đường cho du khách ăn trưa. Trong nhà hàng có cây khế ngọt, ai cũng trầm trồ muốn ăn. Tôi ra tay hái khế với cô giúp việc của nhà hàng, cho đoàn thưởng thức.
Anh Phát ra tay gọt khế, trông cũng khéo lắm!
Đập nước Thuỷ Điện Lai Châu.
Khi làm đập nước Thuỷ Điện Lai Châu thì thị xả Lai Châu củ bị nằm dưới nước, nên chính phủ phải tái định cư dân tộc Thái Đen. Đây là khu nhà được chính phủ xây cất để tái định cư dân tộc Thái Đen. Khu nhà tái định cư nầy trông đồng nhất, sạch sẽ khang trang. Gọi là Thái Đen, nhưng dân tộc Thái nầy trắng và rất đẹp, mặc váy như áo đầm, rất văn minh.
Xe ngừng cho du khách xem khu tái định cư.
Đường từ Lai Châu đến Điện Biên Phủ xa xôi, ngoằn ngoèo rất nguy hiểm. Đường thì tốt nhưng đèo ngoằn ngoèo, tài xế chạy xe khá lẹ nên xe quẹo quặc qua quặc lại như máy bay khu trục nhào xuống bỏ bôm kéo lên quẹo gắt, báo hại vài bà du khách ói mửa tới mật xanh! Khúc đường nầy ít ai dám chạy xe ban đêm.
Tới Điện Biên thì trời xế chiều. Tour cho check-in hotel Mường Thanh để tắm rửa rồi ăn tối.
Điện Biên Phủ. Điên Biên Phủ nằm trong thung lũng Mường Thanh, thuộc tỉnh Điện Biên, dài 20 km, rộng 6 km, sát biên giới Lào. Dân số Điện Biên Phủ khoảng 125 ngàn, và dự trù lên tới 150 ngàn vào năm 2020. Điện Biên Phủ nỗi danh trong trận đánh giữa Việt Minh và Pháp, mà Pháp thua đưa đến cuộc đình chiến chia đôi đất nước VN 1954.
Điện Biên Phủ rộng thênh thang. Lâu nay tôi tưởng Điện Biên Phủ là một thung lũng nhõ hẹp, nhưng khi đến Điện Biên Phủ tôi giật mình, vì Điện Biên Phủ là một cánh đồng bằng, rộng thênh thang, bao quanh bởi núi cao.
Tour đưa du khách tham quan hầm mà quân Pháp trú đóng trên một ngọn đồi. Xung quanh ngọn đồi nầy là một cánh đồng bằng, rộng thênh thang, có nơi đường kính dài 20km, được bao quanh bởi núi cao. Chính nhờ những dãy núi cao nầy mà Việt Minh đã đặt pháo binh, dùng chiến thuật "Tiền Pháo Hậu Xung".
Ăn sáng trong nhà hàng của khách sạn Mường Thanh.
Anh Phát săn sóc chị Phát coi được lắm, làm cô sinh viên mới ra trường nhìn trong sự thán phục!
Có té bị gãy tay, chị Phát mới thấy được trọn vẹn lòng chung thuỷ của chàng phi công!
Đây là một cô Thái Đen, có đầu tóc búi như vậy là cô đã có chồng, còn tóc được buông xả là còn độc thân. Điều nầy cũng hay vì dễ nhận diện từ xa, chứ đeo nhẫn thì khó thấy và dễ bị gỡ nhẫn để ăn gian!
Phố Điện Biên Phủ.
Chợ Điện Biên Phủ.
Tour cho đoàn vô nhà hàng Hoa Ban ăn trưa, trước khi rời Điện Biên Phủ đi Sơn La.
Tỉnh Sơn La. Tỉnh Sơn La nằm sâu trong nội địa nếu so với tỉnh Điện Biên. Sơn La có hai cửa khẩu với Lào là Chiềng Khương và Pa Háng. Sơn La ở cao độ 700m so với mặt biển. Sơn La là mái nhà đồng bằng Bắc Bộ với dân số năm 2009 là 1.080.641 người. Khí hậu Sơn La mùa Đông lạnh khô, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều.
Từ Điện Biên Phủ đi Sơn La rất gần. Tour cho đoàn ăn trưa ở Điện Biên Phủ rồi mới đi Sơn La, đến xế chiều thì đoàn tới Sơn La. Trên đường từ Điện Biên Phủ đi Sơn La, xe phải qua đèo Pha Đin dài 32km.
Đèo Pha Đin. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Đèo Pha Đin với đỉnh cao 1600m. Đèo Pha Đin nổi tiếng đẹp và nguy hiểm.
Chỉ có trời xanh thăm thẳm và núi rừng xanh thẫm hoà quyện lấy nhau. Đứng trên đỉnh đèo thấy cái nghĩa của từ Phạ Đin thật đúng, thấy đất nước mình đẹp và nên thơ quá! Có thời gian ghé lại bản ngay chân đèo, nhâm nhi tách trà đắng với quả đào non, chơi đùa với lũ trẻ trong làng để thấy được cái thú của cuộc đời tiêu dao.
Xe dừng ở đỉnh đèo Pha Dinh cho du khách uống nước và đi vệ sinh.
Phố Sơn La
Xe đến Sơn La, tour cho đoàn đi tham quan nhà tù Sơn La.
Nhà tù Sơn La. Được xây dựng vào năm 1908, ban đầu chỉ là nhà
tù nhỏ với diện tích 500m2, được dùng để nhốt tội phạm cướp bóc. Sau được Pháp mở rộng lên gấp ba lần, nhà
tù Sơn La đã trở thành nơi giam cầm, đầy ải những chính trị gia chống Pháp. Với những căn phòng tối bằng gạch và đá kiên cố,
mái lợp tôn, mùa hè nơi đây tựa như một lò nung và mùa đông thực sự là một chiếc
tủ lạnh trong gió mùa biên ải khắc nghiệt.
Nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La bị Pháp dội bôm để xoá tội ác, khi Pháp rút khỏi Sơn La.
Nhà tù Sơn La với những cùm chân.
Tour cho đoàn check-in hotel Hà Nội ở Sơn La.
Tour cho đoàn ngũ lại Sơn La một đêm, rồi tour đưa đoàn đi Mộc Châu. Đến Mộc Châu, tour cho đoàn check-in hotel Sao Xanh.
Mộc Châu. Mộc Châu là một quận của tỉnh Sơn La. Đà Lạt được mệnh danh là xứ sở của ngàn hoa. Mộc Châu được mệnh danh là thiên đường hoa.
Anh chị Phát tại thác Dải Yếm Mộc Châu.
Đoàn đến tham quan thác Dải Yếm đúng lúc đoàn văn nghệ Quận Mộc Châu đang quay phim ca nhạc "nhép miệng" dùng thác nước làm cảnh.
Thái tại thác nước Dải Yếm Mộc Châu.
Hoa cải.
Hoa cải.
Mộc Châu có nông trại trồng cải để lấy hột cải làm dầu.
Tôi chụp hình với cô gái Mộc Châu trong nhà hàng. Anh tour guide đang chọc phá gì đó?
Anh chị Phát trong vườn trà Mộc Châu.
Thái trong vườn trà Mộc Châu.
Đồi thông Bản Áng Mộc Châu, nơi đây có cái hồ giống Hồ Xuân Hương Đà Lạt quá sức.
Trên đường từ Mộc Châu về Hà Nội, tour cho đoàn ghé Quận Mai Châu ăn trưa, nơi đây tour có đặt nguyên con heo mọi, cho đoàn thưởng thức thịt heo mọi Mai Châu. Thịt heo nướng và luộc rất ngon. Đặc biệt nhà hàng dọn lên cho mỗi người một chén huyết heo còn tươi, ai nấy sợ thất kinh không dám ăn. Sau cùng nhà hàng đem hết chén huyết heo đi hấp chín, có người ăn chín nhưng tôi thì không dám ăn!
Đoàn về đến Hà Nội thì tour cho xe chạy thẳng lên phi trường để thả đoàn xuống, rồi anh tài xế phải lái xe trở lại Lào Cai trong đêm! Chuyến bay chở đoàn từ Hà Nội về Sàigòn dự trù cất cánh lúc 20:30, nhưng chuyến bay lúc 19:30 có chổ trống nên tour sắp xếp với Air Line cho đoàn đi chuyến sớm 19:30. Đoàn may mắn được đi về sớm hơn 1 giờ.
Nói chung chung về chuyến tham quan vùng Tây Bắc Việt Nam. Tham quan vùng Tây Bắc VN, tôi thấy đất nước mình còn rộng thênh thang, núi non hùng vĩ. Đặc biệt chính phủ quan tâm đến dân tộc thiểu số, nên khi chính phủ tái định cư dân tộc thiểu số, chính phủ xây nhà cửa đồng nhất, khang trang sạch sẽ, có điện nước đầy đủ, tôi thán phục việc làm nầy.
Kỷ thuật làm cầu đường của Việt Nam. Đi suốt đường đèo vùng Tây Bắc VN, tôi có dịp thấy kỷ thuật làm cầu đường của VN bây giờ, lòng tôi vui vui, vì họ làm cầu đường hay và đẹp. Những khúc đường đèo củ cao vút, sát bên vực thẳm, họ đang bỏ khúc đường đèo nguy hiểm nầy, và đang đục khoét núi làm con đường đèo khác cách xa vực thẳm và thấp hơn, ít nguy hiểm hơn. Họ dùng mìn nỗ và những máy móc khoét núi hiện đại mà tôi thấy ở Mỹ.
Người dân vùng Tây Bắc VN. Tôi có dịp tiếp xúc với người dân kinh lẫn người dân thiểu số vùng Tây Bắc VN, tôi vui vui vì đây là vùng rừng núi xa xôi, mà người dân có sự hiểu biết và tư cách không thua người dân Sàigòn.
Tôi đang mơ ước đến và ngũ lại trong bản (làng) của người dân tộc thiểu số. Tôi nghe anh tour guide nói, có tour đưa du khách đến ngũ lại trong bản người Thái Đen ở Mai Châu, có lẽ tôi sẽ đi tour nầy. tth
Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.
Subscribe to:
Posts (Atom)