Sunday, May 27, 2018
Wednesday, May 23, 2018
Saturday, May 19, 2018
Tuesday, May 15, 2018
Monday, May 14, 2018
Khi Sống Biết Đủ - Chị Bảy
Khi Sống Biết Đủ - Tôi lúc nào cũng chủ trương Đời Sối Phải Có Giá Trị (quality life). Khi bà xả tôi còn khoẻ mạnh, tôi bàn và bà xả đồng ý với tôi. Hai đứa tôi đồng ý, rằng đời sống phải có giá trị, nếu đến ngày nào đó đời sống của hai đứa tôi không còn giá trị, nằm chờ chết, thì hai đứa tôi quyết định không kéo dài cuộc sống.
Không kéo dài cuộc sống bằng cách nào? Tôi và bà xả gia nhập hội Compassion And Choice của Mỹ và chúng tôi đóng $300USD lệ phí mỗi người cho suốt đời. Hội nầy chủ trương Quality Life. Nếu ai không còn quality life và muốn chết thì hội giúp cho chết êm thắm. Nhưng mỗi tiểu bang của Mỹ có luật riêng. Tiểu bang Texas của tôi có luật cấm bác sĩ giúp bịnh nhân chết êm thắm.
Rồi bà xả tôi bị bịnh ung thư phổi thời kỳ chót, bác sĩ chê! Tôi nói với bà xả rằng "Texas cấm Compassion And Choice giúp em, nếu em muốn thì anh đưa em lên tiểu bang Oregon..." Tôi hỏi bà xả:
- Em muốn sao?
- Thôi anh ơi! Em không chơi với Compassion And Choice nữa, để em chết tự nhiên nhe anh.
- Anh sẽ làm theo ước muốn của em.
Lúc bây giờ tôi thương bà xả quá sức. Người con gái cả đời nhút nhát như bà xả thì làm sao dám chơi như tôi!
Bác sĩ đề nghị trị bịnh để kéo dài thêm vài tháng, bà xả tôi cứng rắng không cho bác sĩ trị và nói "tôi không sợ chết, nhưng sợ đau". Bác sĩ giao bà xả tôi cho hospice.
Nhiệm vụ của hospice là làm cho bà xả tôi không đau, nhưng họ không trị.
Có một lần hospice cho bà xả tôi uống á phiện nước với lượng cao để trị đau, bà xả ngũ li bì, rồi bà xả thức giấc và hỏi tôi:
- Ủa! Em chưa chết hả anh?
- Em nói em không chơi với Compassion And Choice nữa mà!
Hai đứa tôi nhìn nhau cười. Ông trời sao mà ác nghiệt đưa tôi vô hoàn cảnh, lần đầu tiên trong đời tôi, tôi phải cười mà lòng tôi đang tan nát từng mảnh!
*************************
Có lần tôi bàn với ông bác sĩ gia đình của tôi về việc nếu tôi bị bịnh và bác sĩ chê (terminally ill) thì ông vui lòng giúp cho tôi chết sớm. Ông bác sĩ nói Texas cấm ông làm việc đó, nhưng ông sẽ đưa tôi vô hospice.
Vô hospice, tôi phải chờ 6 tháng. Sáu tháng đối với tôi lâu quá! Tôi hành hạ con cháu tôi sáu tháng để làm gì? Tôi cảm thấy tôi sống quá đủ rồi, và đời sống của tôi không còn giá trị nữa, tại sao tôi không có quyền chết sớm hơn?
Có lần con trai tôi nói "nếu con cảm thấy sống đủ rồi, con sẽ đi cruise ship, đêm khuya con nhảy ùm xuống đại dương". Tôi đang ghi vô đầu, nếu không có giải pháp tốt hơn thì đây là giải pháp chót của tôi, khỏi cần ma chay, khoẻ re!
*************************
Một ông khoa học gia người Úc, có tư tưởng về đời sống sao mà giống tôi quá. Tôi mơ ước được chết như ông, khi mà tôi cảm thấy tôi sống đủ rồi. tth
Sau đây là câu chuyện về khoa học gia người Úc:
Khoa học gia 104 tuổi đến Thụy Sĩ để được quyền chết.
Khoa học gia David Goodall của xứ Úc chưa phải là bịnh nhân bị bác sĩ chê (not terminally ill). Ông vui vẽ ca hát hôm Thứ Tư, một ngày trước khi ông chết. Ông nói với phóng viên nhà báo, rằng ông rất vui có được cơ hội chết "êm thắm" ngày mai.
Ông chết hôm Thứ Năm May 10, 2018 tại nhà thương ở Thuỵ Sĩ với sự trợ giúp của bác sĩ.
Khi khoa học gia cảm thấy sống quá đủ.
Từ 20-30 năm trước tiến sĩ David đã muốn tự kết thúc cuộc đời bởi cho rằng mình đã sống quá đủ quá lâu, tuy nhiên luật pháp Australia không cho phép con người "quyền được chết". Tin rằng mọi công dân phải có quyền kết thúc cuộc đời như mong muốn, tiến sĩ David Goodall quyết định lên đường tìm đến cái chết êm ái ở Thụy Sĩ. Hiện nay, nhiều quốc gia vẫn cấm trợ tử song Bỉ, Luxembourg và Hà Lan đã hợp pháp hóa thủ tục này. Tại Thụy Sĩ, giới chức chỉ cấm trợ tử nếu nó "phục vụ động cơ ích kỷ".
Nói đến cái chết, tiến sĩ Goodall không hề sợ hãi hay buồn rầu. "Sao nó lại khiến tôi buồn chứ", ông giãi bày. "Đó không phải điều tồi tệ mà là quy luật tự nhiên. Bạn sống vài thập kỷ rồi qua đời, chẳng có gì đáng buồn cả. Buồn là khi bạn bị ngăn cản".
"Tôi cảm thấy hối hận vì đã sống đến tuổi này. Tôi muốn kết thúc từ cách đây 20-30 năm", tiến sĩ David Goodall trải lòng. Giờ đây, một tháng sau sinh nhật 104 tuổi, nhà khoa học lớn tuổi nhất xứ sở chuột túi càng mong muốn được ra đi thanh thản.
Tiến sĩ Goodall họp báo một ngày trước khi ông quyết định chết êm ái tại Basel, Thuỵ Sĩ. Ảnh: Reuters.
Theo ABC News, tiến sĩ Goodall đã dành phần lớn cuộc đời đấu tranh đòi chính phủ Australia hợp pháp hóa cái chết êm ái. "Lúc bước qua tuổi trung niên, bạn đã trả hết món nợ cho xã hội và nên được toàn quyền sử dụng cuộc đời tùy ý. Nếu một người muốn chết, hãy để họ chết, không ai được can thiệp", tiến sĩ Goodall lập luận.
Ông nói với đài CNN, hai ngày trước khi tới ngày chết, rằng đời sống của ông mất hứng thú từ 5, 10 năm trước, khi sự di chuyển và mắt ông bị sụp đổ.
Chia sẻ với Australian Broadcasting Corp, tiến sĩ Goodall cho biết mình không hề mắc bệnh nan y mà vẫn khỏe mạnh, thậm chí chơi tennis đến tuổi 90. Hiện ông gần như mù nên phải từ bỏ các sở thích cũng như bị cấm sử dụng phương tiện công cộng. Một lần, tiến sĩ Goodall ngã tại căn hộ và nằm trên sàn nhà suốt hai ngày. Hầu hết bạn bè của nhà khoa học đều đã qua đời./.
Wednesday, May 9, 2018
Saturday, May 5, 2018
Tuesday, May 1, 2018
Subscribe to:
Posts (Atom)