Tuesday, December 30, 2008
Những Điều Mơ Ước - Nhà văn Phạm Tín An Ninh
Đọc câu chuyện Những Điều Mơ Ước, lòng tôi tê tái, vì suốt cuộc đời của một nguời con gái VN, ở vậy quên thân mình, để lo cho cha mẹ, và gia đình thân thuộc. Điều mơ ước của cô hết sức đơn giản, một chiếc dây chuyền cẩm thạch màu xanh. Vậy mà khi cô có được chiếc dây chuyền cẩm thạch màu xanh, thì cô già yếu, mắt mù loà, cô sờ mó thưởng thức nó qua xúc giác! Chao ôi! tại sao quê hương mình tràn đầy những người khổ hạnh như vậy! tth
Sau đây là câu chuyện:
Những Điều Mơ Ước
Có một dạo, đi đâu tôi cũng nghe thiên hạ hát bài Con Chim Đa Đa, “sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa..” rồi đến bài Chị Tôi, “thế là chị ơi rụng bông hoa gạo”. Đúng như người ta nói, Thơ và Nhạc có ngôn ngữ riêng của nó. Một người không có nhiều chữ nghĩa như tôi, nhiều khi say mê hát một bài hát mà sau đó suy nghĩ mãi vẫn không hiểu rõ ngọn ngành, ý nghĩa một vài câu. Trong bài Chị Tôi, tôi cũng rất ư là lờ mờ cái sự kiện.. rụng bông hoa gạo..và trời cho làm thơ.. này lắm. Dù vậy tôi vẫn thấy bản nhạc phổ từ một bài thơ chỉ vỏn vẹn mấy câu này, khá hay. Mà ngay đến cái sự hay này tôi cũng mơ hồ, không biết có đúng là tôi biết thưởng thức thơ nhạc không, hay là chỉ vì có sự đồng cảm mà tôi thấy lòng mình xúc động. Bởi vì mỗi lần nghe ai đó hát bản nhạc Chị Tôi, tôi lại da diết nhớ đến bà Cô Út của tôi.
Từ lúc chưa tròn ba tuổi, tôi lớn lên trong cái bất hạnh của một người chưa hề có “bông hồng cài áo”. Mẹ tôi mất quá sớm, đến nổi tôi không bao giờ hình dung được khuôn mặt hiền từ phúc hậu của bà như lời cha tôi kể lại. Nỗi bất hạnh đó lại càng lớn hơn, khi tôi không có một bà chị nào để được dịp nhìn dung nhan Chị mà mơ tưởng đến bóng hình của Mẹ. Ba tôi đang dạy học ở trường Pháp Việt thì bị Việt Minh đưa ra liên khu năm làm công tác “xóa nạn mù chữ”. Khi lớn lên một chút, bắt đầu nhận hiểu được đôi ba điều quanh mình, tôi chỉ biết là hai anh em tôi lớn lên ở nhà ông bà nội, và trong vòng tay yêu thương cùng giọng hát ru hời của bà Cô Út.
Cô út tôi lớn hơn tôi hơn một con giáp. Ở nhà quê nhưng bà có cái tên nghe rất lạ: Phạm Thị Mẫu Đơn. Cho mãi đến lúc đi học tôi mới biết được cái tên này, vì mọi người đều gọi cô là con Út hay cô Út. Sau này tôi hỏi ba tôi về cái tên trong giấy tờ của Cô, được ông giải thích: Sự thực thì tên trong acte de naissance (khai sanh hồi thời Pháp thuộc) của Cô út là Pham Thi Mau Dan (Phạm thị Mậu Dần), nhưng khi Cô tôi lớn lên và có chút nhan sắc, thì ông bà nội lại lo cho cái tuổi Dần cao số của Cô, nên khi có lệnh làm bản thế vì khai sanh tiếng Việt, ông bảo ba tôi xuống Huyện, nhờ ông anh họ làm chánh lục sự, sửa tên cô tôi thành Mẫu Đơn. Mang tên một loài hoa mà suốt cả một đời cô tôi không biết đó là loại hoa gì, chỉ nghe thiên hạ bảo loài hoa này đẹp lắm, thế thôi.
Có một điều chắc chắn là khi cô sinh ra Trời đã không “cho làm thơ”, vậy mà suốt cả một đời Cô vẫn bị “vấn vương với sợi tơ trời, tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan”. Mà khổ thay, thằng cháu của Cô cũng dốt nát, chứ phải có tài năng một chút thì hôm nay nó cũng viết một bản nhạc hay chí ít cũng làm được mấy câu thơ để ca ngợi Cô. Vì so với người chị trong mấy bản nhạc Chị Tôi, bà Cô của tôi coi bộ còn thánh thiện và tội nghiệp hơn nhiều lắm.
Cô lo lắng chăm sóc hai anh em tôi không thua bất cứ một bà mẹ mẫu mực nào trên thế gian này. Lòng Cô lúc nào cũng ” bao la như biển Thái Bình rạt rào”, lời của cô lúc nào cũng “tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào” mà ông nhạc sĩ Y Vân đã từng ngợi ca, vinh danh người mẹ. Cô cũng là cô giáo vỡ lòng, dạy tôi hai tiếng i tờ, những câu tục ngữ ca dao. Lớn lên một chút, tôi được Cô ngồi bên cạnh dạy đọc truyện Chàng Nhái Kiển Tiên, Thạch Sanh Lý Thông, Phạm Công Cúc Hoa cho bà Nội tôi nghe mỗi tối. Mùa hè, tôi mê đá dế, Cô dẫn tôi ra trước hồ sen tìm bắt những con dế mun mà mỗi trưa Cô không ngủ, ngồi rình để nghe nó gáy từ chỗ nào. Thấy bọn trẻ hàng xóm thả diều, Cô cũng mò mẫm cả một ngày làm cho tôi cái diều to nhất. Tôi mê nuôi chim, Cô đi khắp nơi tìm mua cho tôi hai con chim keo màu xanh mướt và năn nỉ ông chú tôi làm cho tôi cái lồng thật đẹp. Những lần bị “ấm đầu”, tôi tha hồ nũng nịu, làm tình làm tội Cô tôi. Cô ngồi suốt bên cạnh, đắp lên trán tôi một cái khăn ướt, nấu cháo cá bỏ nhiều tiêu cho tôi ăn để “tháo mồ hôi”. Nghe nói Cô cũng ham học lắm, định xin ông bà nội cho học xong cái bằng primaire thì theo ông chú tôi đi dạy học mấy lớp nhỏ trường làng, Nhưng rồi mẹ tôi bất ngờ qua đời, bỏ lại hai anh em tôi. Cô đành phải nghỉ học ở nhà để chăm sóc hai thằng cháu dại, một đứa bốn tuổi và một đứa vừa mới lên hai. Năm tháng cô quanh quẩn trong nhà, làm công việc gia đình và lo lắng cho hai anh em tôi. Khi nào rảnh rỗi Cô nhờ ông chú của tôi chỉ cô học thêm mấy chữ tiếng Tây.
Cô chỉ có một người bạn thân, đó là bà cô họ của tôi. Hai người cùng tuổi và học chung một lớp. Khi Cô Út nghỉ học, thì bà cô họ này vẫn tiếp tục đi học mấy năm nữa, sau này làm y tá và lấy một ông chồng Tây, làm trong viện Pasteur của bác sĩ Yersin ở Nhatrang. Bà đi đó đi đây, lâu lâu trở về thăm quê vài bữa. Lần nào về cũng ghé lại thăm Cô Út tôi và trò chuyện cả đêm. Trông bà thật sang trọng. Cô Út thì trầm trồ những món nữ trang đắt tiền, nhất là sợi dây chuyền vàng có mặt ngọc thạch, thời ấy rất hiếm hoi. Còn tôi thì say mê chuyện đi đó đi đây mà bà cô họ thường kể cho cô cháu tôi nghe.
Dường như từ ngày bà cô họ đi theo chồng, Cô Út không còn ai tâm sự, nên Cô thường tâm tình với anh em tôi về chuyện tình duyên của mình. Có một ông thầy giáo dạy cùng trường với chú tôi, gốc Bình Định, khá bảnh trai, lớn hơn Cô hai tuổi, rất thương Cô và có nhờ người đến mai mối, nhưng Cô Út phần vì thương cảnh mồ côi của anh em tôi, một phần bị ám ảnh bởi những lời đồn đãi của thiên hạ: “tuổi Dần cao số, chỉ hạp với tuổi Dần”, nên Cô từ chối cuộc hôn nhân. Ông thầy giáo Bình Định buồn tình nên xin đổi đi xa, làm lòng Cô cũng xốn xang một dạo.
Năm tôi lên bảy, quê tôi có một trận lụt lớn, trận lụt tháng mười. Tôi nhớ loáng thoáng lời Cô tôi giải thích, vì “ông tha mà bà không tha, bà cho cây lụt hăm ba tháng mười”. Nước từ đâu không biết tràn qua, kéo theo nhiều nhà cửa cây cối và cả trâu bò. Nhà ông nội tôi rộng lắm, mấy cây cột lớn có chạm trổ nhiều hình cầm thú, có mái ngói âm dương và nằm trên một nền gạch khá cao, được bao bọc bởi đủ thứ cây ăn trái, vậy mà bây giờ chung quanh tôi chỉ thấy toàn nước và nước. Ông Nội ra lệnh cho Cô phải giữ kỹ anh em tôi trên bộ phản trong nhà. Hai ngày sau mưa gió đã tạnh, nhìn qua khe cửa, anh em tôi thấy nước ngập cả sân nhà (nhà ông bà nội tôi có cái sân vuông khá rộng bằng xi măng, có bờ thành thấp chung quanh), nên năn nỉ Cô Út ra bịt mấy cái lổ lù, không cho nước rút, và đứng trên thềm nhà canh chừng cho anh em tôi cởi truồng xuống sân bơi lội. Bất ngờ tôi phát hiện trong sân có mấy con cá, anh em tôi tha hồ hò hét rượt bắt cá. Ông Nội tôi nghe ồn ào, chạy ra nhìn thấy hai thằng cháu nội đang bì bõm trong cái sân ngập tràn nước lụt, ông không la chúng tôi mà rầy Cô Út tôi một trận, rồi cấm cung cô cháu tôi ở trên căn nhà thờ, lúc nào cũng đóng kín cửa, mà trước đây rất ít khi tôi dám tới đây, vì rất sợ mấy cái bàn thờ có treo những tấm hình và nhiều bài vị viết chữ nho, nhất là hai cỗ quan tài sơn đỏ, có hình con rồng con phượng hai bên. Cô tôi bảo đó là hai chiếc quan tài bằng gỗ quí để dành cho ông bà nội đến lúc qui tiên..
Thấy anh em tôi sợ, Cô Út trấn an bọn tôi bằng cách kể chuyện linh thiêng của những ông bà, tổ tiên đã khuất. Vong linh ông bà lúc nào cũng ở bên cạnh để phù hộ cho con cho cháu. Cô còn bảo nếu có ước mơ điều gì, thắp hương thành tâm khấn nguyện, ông bà sẽ ban cho những điều ước muốn đó.
Cô hỏi tôi, nếu bây giờ khấn nguyện xin ông bà, thì tôi sẽ mơ ước được điều gì. Nhớ tới chuyện đi đó đi đây mà tôi rất say mê mỗi lần bà cô họ có chồng Tây kể lại, tôi nhanh nhẩu:
- Con mơ ước mai mốt lớn lên con được đi đó đi đây như bà cô họ vậy.
Rồi tôi hỏi ngược lại Cô Út, Cô nhìn tôi cười:
- Còn Cô thì chỉ mơ ước được một sợi dây chuyền mặt cẩm thạch màu xanh như của cô ấy, và có khắc hai chữ MĐ chính giữa.
Tôi tin lời Cô, kéo tay Cô đến trước bàn thờ thắp hương để hai cô cháu vái lạy xin Ông bà ứng nghiệm cho những điều mơ ước. Cô chìu tôi, hai cô cháu quì trước bàn thờ. Cô thì im lặng, còn tôi thì nói thật to lời ước của mình. Tôi sợ ông bà già quá, lảng tai, không nghe rõ lời cầu xin của mình.
Mấy năm sau, tôi đành phải rời quê, chia tay Cô Út vào Nha Trang đi học. Cô may cho tôi mấy bộ đồ mới, bao nhiêu tiền dành dụm được cô sắm cho tôi một chiếc xe đạp có ghi đông hình chữ U mà tôi rất thích. Những năm học ở Nha Trang, dù tuổi đã lớn, nhưng lúc nào tôi cũng thấy thiếu vắng vòng tay và những lời trìu mến của Cô tôi. Mỗi lần nghỉ hè về quê, tôi vẫn quanh quẩn ở bên Cô, như thuở mới lên ba, lên năm ngày trước. Lúc này Cô tôi đang làm nghề thợ may, nhưng chỉ làm việc tại nhà, để tiện việc săn sóc ông bà nội tôi, đã đến lúc tuổi già sức yếu. Cô tự tay may cho anh em tôi mấy bộ đồng phục học trò. Mùa hè trời nóng, tối nào cô cháu cũng mang chiếu ra trải bên cạnh hồ sen trước nhà. Trong gió nội hương đồng, cô cháu nằm tâm sự thâu đêm.
Khi biết tôi đi lính, Cô Út buồn ghê lắm. Hết ngăn cản rồi năn nỉ tôi. Cô bảo tôi không thương Cô, nên bỏ Cô mà đi lính, biết bao giờ Cô cháu mới được bên nhau như những ngày xưa, rồi Cô biết còn ai để mà tâm sự.
Nhớ tới trận lụt tháng mười năm nào, Cô dạy cho tôi thắp hương khấn nguyện ông bà, tôi thủ thỉ với Cô:
- Con đi lính là nhờ Ông Bà trên bàn thờ đã ứng nghiệm cho con điều ước, được đi đó đi đây, đúng như Cô bày cho con đó.
Cô vừa cười vừa lau nước mắt.
Khi vào quân trường, hai người đầu tiên tôi viết thơ là Ba tôi và Cô. Tôi kèm theo tặng Cô tấm ảnh mặc quân phục, tóc vừa cắt ngắn ba phân. Cô viết thư khen “chú lính sữa của cô trông oai phong ghê lắm”.
Mấy tuần sau khi tôi được gắn alpha, Cô theo Ba tôi vào tận quân trường thăm tôi, mang theo cho tôi cả chục xoài tượng và mấy cái bánh rán (bánh cam) mà lúc nhỏ tôi rất thèm ăn.
Ra trường, trước khi trình diện đơn vị, tôi dành trọn mười lăm ngày phép quanh quẩn bên Ba tôi và Cô. Lúc này ông bà nội tôi đã qua đời và cô vẫn ở vậy chăm sóc ngôi nhà từ đường và lo việc cúng kỵ ông bà. Đêm nào Cô cũng niệm hương khấn vái thì thầm trước bàn thờ ông bà nội và má tôi, rồi bảo tôi cùng lại chấp tay lạy. Tôi nghe Cô xin ông bà và Má tôi phù hộ tôi, tránh được lằn tên mũi đạn.
Hơn mười năm trong lính, toàn là đánh đấm. Rất nhiều lần thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, tôi tin vào những lời thì thầm khấn vái hằng đêm của Cô.
Lần đầu tiên về phép từ một chiến trường khói lửa ở cao nguyên, tôi dành dụm mấy tháng lương, và mất hai ngày ở thành phố Ban Mê Thuột tìm mua cho Cô sợi dây chuyền vàng có mặt cẩm thạch hình trái tim, loại đắt nhất. Tôi ngồi chỉ cho họ kẻ hai chữ MĐ thật đẹp chính giữa.
Tôi về bất ngờ. Khi mới bước vào cổng nhà nội, tôi thấy Cô đang quét lá dưới gốc cây xoài. Con chó không nhận ra tôi sủa inh ỏi, Cô dừng tay nhìn. Mãi khi tôi đến gần Cô mới nhận ra. Cô nắm tay tôi mắng yêu:
- Tổ cha mày, vậy mà Cô cứ tưởng là ông thầy nào.
Tôi cười đùa:
- A, chắc là Cô Út tưởng con là ông thầy Bình Định ngày xưa chớ gì.
Buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tôi dắt tay Cô tôi lên căn nhà thờ để cùng tôi thắp hương và lạy ông bà. Khi đứng lên, tôi bảo Cô nhắm mắt lại để thấy một điều kỳ diệu, rồi choàng vào cổ Cô sợi dây chuyền tôi vừa mua tặng. Lúc mở mắt ra, Cô mân mê cái mặt cẩm thạch rồi cảm động nắm tay tôi:
- Cái này mắc tiền lắm. Con đi lính lương ba cọc ba đồng, lấy tiền đâu mà mua tặng Cô.
Tôi cười:
- Đâu phải con mua, mà là ông bà cho Cô theo lời ước của Cô đó chứ. Cũng như ông bà đã cho con bây giờ được đi đó đi đây rồi đây nè. Lời cầu xin của Cô cháu mình linh thiêng quá phải không Cô ?
Thời gian này ở quê nội tôi mất an ninh. Ban ngày tôi quanh quẩn bên cô. Đến chiều, Cô dắt tôi xuống nhà chú tôi ở bên huyện ngủ. Cô ở với tôi tới tối mịt mới về.
Ngày mãn phép, tôi trở lại đơn vị, Cô giặt ủi mấy bộ áo quần của tôi xếp vào túi xách, kèm theo một gói xôi đậu xanh, để ăn dọc đường. Ngồi trên xe đò, khi lấy gói xôi ra ăn, tôi thấy có một cái túi nhỏ may bằng vải, mở ra tôi mới biết, một xấp tiền mới tinh xếp ngay ngắn trong đó. Nhớ tới cô, nước mắt tôi cứ trào ra.
Tôi theo đơn vị lưu động nay đó mai đây, nên rất khó nhận thư từ hộp thơ KBC hậu cứ ở Ban Mê Thuột. Từ Quảng Đức, xuống Lâm Đồng rồi Phan Thiết. Mãi hơn nửa năm sau tôi mới nhận được cùng một lúc năm lá thư của Cô tôi gởi. Tôi mừng, khi Cô kể là có một ông thầy giáo gốc Huế, cùng tuổi dần với Cô, đã có một đời vợ, cùng làm nghề dạy học. Nhưng chỉ mới vài tháng sau đám cưới, người vợ trẻ bị chết cùng với mấy đứa học trò trong một trận pháo kích. Ông buồn quá, một phần không muốn mỗi ngày bị ám ảnh bóng hình của người vợ trẻ vừa mới chết oan, một phần không muốn nhìn thấy cái thành phố có những lăng tẩm uy nghi của một triều đại, nhưng đã để lại quá nhiều tranh chấp tôn giáo, phủ bóng mây mù chính trị lên từng ngôi trường, từng bục giảng. Bạn bè ông có mấy kẻ đã vào bưng. Ông xin chuyển vào dạy ở quê tôi vì có gia đình người bác ruột, ngày xưa làm xếp ga rồi lấy vợ ở lại đây luôn.
Tôi viết thơ cho Cô, lên mặt thuyết giảng tình yêu, nào chuyện “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” nào là “cả hai người cùng một tuổi Dần, thì sau này tát biển đông cũng cạn”.
Mấy tháng sau tôi nhận thư hồi âm của Cô, có kèm theo lá thư ngắn của ông Thầy Huế mà nội dung là một bài thơ ngợi ca người lính.
Tôi để dành tiền lương hằng tháng, chờ ngày về ăn đám cưới. Tôi đến một tiệm bán hàng thêu ở thành phố Phan Thiết đặt thêu một bức tranh có hình hai con cọp âu yếm nhau trong một rừng đầy hoa sim tím dưới ánh trăng để làm quà cưới cho Cô. Sau trận Mậu Thân, đơn vị tôi tiếp tục mỗi ngày sống trong lửa đạn. Tôi không nhận được lá thư nào của Cô tôi. Tôi nghĩ chắc là Cô đã làm đám cưới, nhưng không biết có theo chồng về thăm Huế hay không. Tôi lo cho Cô, khi biết cả thành phố Huế đang đắm chìm trong vành tang trắng.
Mấy tháng sau, tình hình trở lại yên tĩnh, được mười ngày phép, tôi khăn gói về thăm quê. Cô tôi vẫn sống âm thầm một mình trong nhà ông nội, Đám cưới không thành, không phải ông thầy Huế phụ tình, như một vài người bà con trong họ đã cảnh giác Cô từ lúc mới quen ông:” đừng có quá tin mấy chàng trai xứ Huế”. Oan ức và tội nghiệp cho ông. Ông về Huế ăn Tết và xin cha mẹ được cưới Cô tôi, nhưng rồi không ngờ phải cùng chịu chung số phận với mấy ngàn người bất hạnh. Ông mất tích trong đêm mùng hai Tết. Mãi đến ba tháng sau, người nhà mới tìm được xác của Ông trong một hố chôn người tập thể.
Cuối cùng thì.. Cô tôi “vẫn chưa lấy chồng! “. Trên bàn thờ, tấm ảnh nhỏ của ông Thầy Huế được đặt ở một góc khiêm nhường.
Năm 1975, miền Nam bất ngờ thua trận, tôi bị tù đày từ Nam ra Bắc, đến tận Lào Cai, Yên Bái. Ba tôi và ông chú bị bắt vào trại cải tạo trong Nam. Vợ con tôi cùng gánh chịu bao đắng cay hệ lụy, bơ vơ nheo nhóc. Lá chưa rụng mà phải về cội, vợ con tôi lại dắt díu nhau về ở với Cô tôi trong ngôi nhà xưa của ông bà nội, bây giờ trở nên trống vắng, nên chắc buồn và tĩnh mịch hơn xưa. Vợ tôi phải bươn chải làm ăn, nuôi bầy con bữa đói bữa no. Cô tôi bán đủ thứ trong nhà, và cuối cùng bán luôn cả sợi dây chuyền mặt cẩm thạch mà cô đã từng nâng niu như bảo vật, để lo cho mấy đứa con của tôi, và cùng vợ tôi dành dụm gởi cho tôi một ký lô đường và mấy lọ tép mỡ sau khi biết tôi vừa trải qua một cơn kiết lỵ, chỉ còn da bọc lấy xương. Tội nghiệp, tôi chỉ được phép nhận 200 gram đường và một lọ tép mỡ, số còn lại bị sung vào nhà bếp hậu cần, vì số quà gởi “ngoài qui định, không nằm trong chính sách”.
Tháng 6 năm 1976, ba tôi chết trong trại cải tạo Đá Bàn. Nhưng mãi đến năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Tôi khóc đến không còn nước mắt.
Tám năm sau, tôi cũng được thả về. Lúc này vợ tôi không còn sống ở quê nội tôi, vì không tìm ra công việc gì làm, nên phải dắt theo hai đứa con nhỏ nhất trở lại Ninh-Hòa sống cùng ông bà già vợ của tôi, rồi chạy được cái “hộ khẩu” ở đây luôn. Còn bốn đứa con lớn thì vẫn ở lại quê nội tôi, nhờ cô tôi nuôi nấng. Sum họp được mới năm hôm, thời gian chưa đủ làm quen với mấy đứa con, mà lúc ra đi đứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ, tôi được công an thị trấn Ninh Hòa gọi lên cho biết là chính quyền trên huyện không chấp nhận tôi tạm trú ở đây. Tôi bị gởi trả lại trại tù, rồi được chỉ định về “quản chế” tại nơi sinh quán. Cuối cùng, thì tôi cũng trở lại trong vòng tay của Cô tôi. Có điều bây giờ, Cô phải nuôi thằng cháu, đã gần nửa đời người, mà bỗng dưng trở thành vô gia cư nghề nghiệp. Ăn cơm nhà nhưng hằng ngày tôi phải đi đắp đê, làm thủy lợi cho “nhân dân”. Cô tôi bây giờ ốm yếu, đôi mắt buồn hiu hắt. Sau mấy năm khóc than cho những mất mát đổi thay trong gia tộc, Cô đã già nhiều trước tuổi. Vậy mà bây giờ còn phải lo gánh vác cho mấy cha con tôi. Đã vậy, ông chú của tôi, sau khi ở trại cải tạo về, phải dắt vợ và hai đứa con gái đi kinh tế mới. Bà thím bị sốt rét chết hai năm trước khi tôi về. Cứ vài hôm, ông chú phải tay dắt tay bồng đưa hai đứa con về đây gởi cho Cô tôi. Nhiều lúc âm thầm nhìn Cô “lưng còng uốn nặng kiếp long đong”, tôi nghẹn ngào muốn khóc, nhưng có lẽ tôi cũng không còn nước mắt.
Khi tính chuyện vượt biển, tôi tâm sự xin Cô cùng đi với chúng tôi. “Dù trôi nổi ở đâu, có cô bên cạnh là con mãn nguyện rồi”, Nhưng cô bảo Cô đã già, không muốn rời bỏ quê hương, hơn nữa còn phải trông coi ngôi nhà từ đường và mồ mả ông bà, không để cho hương tàn khói lạnh. Và còn phải phụ giúp ông chú tôi đang ốm đau, lo cho hai đứa con của chú ấy nữa.
Mấy ngày sau, tôi thấy Cô xuống tóc, và ăn chay trường. Đêm nào cũng quì trước bàn thờ. Tôi biết là Cô đang cầu nguyện cho tôi đi đến bến bờ. Hôm tiễn biệt, Cô nắm chặt tay tôi: “xin ông bà và cha mẹ con phù hộ cho vợ chồng con và mấy đứa nhỏ” rồi im lặng nhìn tôi với hai hàng nước mắt.
Thuyền ra đến hải phận quốc tế thì gặp bão. Mưa gió suốt mấy ngày, không còn trăng sao để mà định hướng. Tất cả đàn bà con nít xuống dưới khoang thuyền. Chỉ có bọn đàn ông chúng tôi ở lại phía trên chống chọi với phong ba. Trong những lúc nguy khốn nhất, tôi lại nghĩ đến Cô, nhớ những lời cầu nguyện của Cô mà lấy lại niềm tin và can đảm. Cuối cùng, một chiếc tàu chở dầu của Vương quốc Nauy đã cứu vớt chúng tôi trước khi cơn bão chính ập tới. Từ trên tàu, vị thuyền trưởng giúp chuyển hộ mỗi người ba cái điện tín cho thân nhân. Người đầu tiên tôi báo tin mừng là Cô.
Sau khi định cư, tôi thường xuyên gởi thư thăm Cô và kèm theo tiền để giúp Cô cùng gia đình ông chú, và xây lại mồ mả ông bà. Cô mừng ghê lắm. Lá thư nào Cô cũng viết thật dài, khuyến khích tôi cố gắng làm lại cuộc đời và dạy dỗ cho con cái phải biết sống theo đạo lý và đừng bao giờ quên quê hương, nguồn cội của mình.
Cô ở xa tôi cả nghìn trùng mà lúc nào tôi cũng tưởng Cô vẫn đang đâu đó bên mình. Mỗi lần gặp khó khăn, phiền muộn trên xứ người, cứ nghĩ đến Cô là lòng tôi phấn chấn. Bây giờ Cô đã già và chắc cũng yếu đi nhiều lắm. Vậy mà chỉ với hình bóng thôi, Cô đã cho tôi biết bao nghị lực.
Hai năm sau, tôi lại nhận được tin buồn. Ông Chú của tôi, sau bao năm chống chọi với bệnh tật mang về từ trại cải tạo, vừa mới lìa đời, giao hai đứa con gái lại cho Cô tôi nuôi nấng. Tội nghiệp cho Cô, đúng là “Trời không nín gió cho ngày Cô sinh”, tuổi già rồi mà phải còn cưu mang con cháu. Lá thư báo tin buồn này là lá thư cuối cùng Cô tự tay nắn nót viết cho tôi. Những lá thư sau đó, mấy đứa con gái ông chú tôi viết. Tôi lo lắng hỏi Cô, Cô chỉ bảo đôi mắt của cô bây giờ hơi kém, nhưng dặn dò tôi không phải gởi thuốc thang gì, vì ở trong nước Cô mua cũng được. Cô khẩn khoản muốn tôi đưa mấy đứa con về cho Cô gặp lại một lần.
Hơn mười năm sau, khi nghe nhà nước có chút đổi thay, gọi những người vượt biển có tội phản bội tổ quốc ngày xưa là khúc ruột ngàn dặm, tôi dắt theo ba đứa con lớn về thăm quê hương. Đúng hơn là về tìm ngôi mộ cha tôi chôn trong núi bên trại cải tạo Đá Bàn và thăm bà Cô suốt cả một đời bảo bọc chúng tôi. Nhớ lại kỷ niệm xưa, tôi nhờ cô con gái lớn ở bên Cali, đến khu Phước Lộc Thọ tìm đặt mua cho tôi một sợi dây chuyền vàng, có mặt màu xanh cẩm thạch, khắc hai chữ MĐ chính giữa. Tôi nghĩ có lẽ đây sẽ là món quà có ý nghĩa, đền bù lại sợi dây chuyền tôi tặng Cô lúc trước, và để cho Cô được trẻ lại những ngày xưa.
Tôi không báo trước ngày về, vì muốn làm cho Cô bất ngờ và không phải khăn gói vào tận Sài gòn để đón cha con tôi, như lời cô hứa.
Quê nội tôi, cái làng Phú Hội một thời trù phú như cái tên gọi, bây giờ sao mà cằn cỗi, điêu tàn. Khi bước vào cổng nhà nội, tôi xa lạ đến thẩn thờ. Ngôi nhà ngày xưa rộng lớn, hồi còn nhỏ tôi đi còn sợ lạc, sao bây giờ nhỏ nhoi, tiêu điều và hiu quạnh quá. Tôi đứng giữa cái sân gạch mà ngày nào trời lụt, anh em tôi tha hồ bơi lội như trong một dòng sông, bây giờ chỉ còn lại cái nền loang lổ, phủ đầy những lá của cây xoài già héo úa, một thời xum xuê làm “bóng mát thiên đường” để Cô cháu tôi ngồi đọc truyện cho bà nội tôi nghe trong những buổi trưa hè. Cái hồ sen tỏa hương thơm ngát ngày xưa, bây giờ là một cái ao cạn đầy cỏ dại. Chỉ còn lại tiếng dế than rên rỉ. Không nghe con chó sủa. Nó là con vật trung thành, không giống như một số người sau tháng tư năm nào, phản suy phù thịnh. Có lẽ nó cũng buồn mà chết rồi sau cuộc đổi đời của chủ. Tôi và ba đứa con lạc lõng trong ngôi nhà mà tất cả đã từng một thời lớn lên ở đó, với biết bao là kỷ niệm buồn vui. Trong nhà không có một ai, ngoài bóng dáng của chính mình ngày trước. Bước ra cửa sau, tôi đứng lặng người khi thấy Cô Út ngồi quay lưng, vãi thức ăn cho một bầy gà. Mái tóc Cô bạc trắng. Cha con tôi đến đứng phía sau lưng, mà Cô không biết.
Mấy đứa con tôi cười khúc khích, Cô quay lại. Tôi ôm chầm lấy cô, nghẹn ngào không nói nên lời. Tôi ngạc nhiên khi nghe cô hỏi: đứa nào đây? Chẳng lẽ mới mười năm mà cô không còn nhận ra tôi. Buông cô ra, tôi suýt hét lên, khi biết là đôi mắt của Cô đã mù. Tôi chỉ thốt lên được mấy tiếng “Cô ơi, thằng Ninh đây Cô”, rồi khóc nức nở.
Sau một khắc yên lặng, tôi nghe Cô cười, rồi đưa hai tay sờ lên đầu lên mặt tôi, rồi đến mấy đứa con tôi.
Tôi dìu Cô vào nhà. Nhưng cô bảo là cô đi được. Cô nói là cả một đời cô ở đây, mọi ngõ ngách và đồ đạc trong nhà như in trong trí. Tôi hỏi mấy đứa con ông chú đâu mà để cô ở một mình. Cô cho biết là nhờ dành dụm số tiền tôi gởi về, đứa lớn đã ra nghề thợ may, vừa lấy chồng, mở tiệm ở dưới huyện. Còn đứa nhỏ, Cô cho đi học làm y tá, vẫn còn ở với Cô.
Thấy chúng tôi về, mấy người hàng xóm sang thăm. Ai cũng nhắc lại cái thời anh em tôi còn bé và ca ngợi Cô tôi hết lời. Không biết ai nhắn tin, hai cô em, con ông chú tôi cũng về ngay, có cả thằng em rể. Sau này tôi mới biết nó chính là cháu họ của ông thầy giáo Huế, người tình của Cô Út ngày xưa.
Có sẵn chiếc taxi thuê bao, tôi mời Cô và mấy đứa em xuống phố ăn cơm, nhưng Cô không cho, bảo hai đứa em con ông chú làm thịt mấy con gà để mấy cô cháu vừa ăn vừa nói chuyện cho vui.
Cả một tuần sau, tôi bận rộn lo việc cải táng phần mộ của ba tôi từ Đá Bàn về chôn trong nghĩa trang gia tộc, bên cạnh ngôi mộ của má tôi và ông bà nội. Cô Út theo ra đến tận nghĩa trang, đưa tay sờ ngôi mộ mới xây của ba tôi, rồi khóc sụt sùi.
Hai tuần sau, tôi quanh quẩn bên cạnh cô tôi, kể lại hầu hết những kỷ niệm ngày xưa, và cuộc sống ở xứ người. Cô bảo có lần nằm chiêm bao, cô thấy ông thầy Huế về thăm Cô, nhưng người ông bê bết máu, Cô lấy khăn lau mãi mà máu vẫn cứ ứa ra.
Đêm nào trước khi đi ngủ, Cô cũng bảo cha con tôi thắp hương và lạy trước bàn thờ. Tôi lại nhớ tới những điều cô cháu tôi ước mơ thuở trước.
E dè mãi, đến đêm cuối cùng, khi đứng trước bàn thờ, tôi lấy sợi dây chuyền vàng có mặt cẩm thạch ra, đeo vào cổ cho Cô. Tôi ôm chặt Cô thì thầm: “xin cho con trả lại Cô cái điều mà ngày xưa cô mơ ước”. Ba đứa con tôi vỗ tay phụ họa: “đẹp lắm ! bà Nội ơi, đẹp lắm!”
Cô tôi không mân mê cái mặt cẩm thạch như lần trước, cách đây hơn bốn mươi năm, khi tôi tặng Cô, mà chỉ đứng lặng im, bất động. Tôi biết, trong đôi mắt mù lòa kia, dù không còn thấy cái mặt cẩm thạch màu xanh có khắc hai mẫu tự tên mình, nhưng Cô tôi đang nhìn thấy cả một quá khứ xa xăm, bao la và sâu thẳm như chính tấm lòng Cô.
Cuối cùng thì tôi cũng phải chia tay Cô, bỏ lại đằng sau dấu tích của cả một phần đời, mà tất cả vui buồn bây giờ đều đã trở thành kỷ niệm, nằm sâu chôn chặt tận đáy lòng. Tôi nghĩ, có lẽ đây là lần cuối cùng tôi gặp Cô.
Dắt ba đứa con bước ra khỏi cổng nhà ông Nội, tôi không dám quay đầu nhìn lại. Một câu hỏi chợt lóe lên trong đầu: Rồi mai này, tôi lại tiếp tục lưu lạc tha phương. Cũng như sợi dây chuyền mặt cẩm thạch tôi vừa mới tặng cho Cô tôi, liệu cái việc đi đó đi đây trên xứ lạ quê người của tôi, có còn là những điều mà Cô cháu tôi đã từng một thời mơ ước?
Phạm Tín An Ninh
Monday, December 29, 2008
Friday, December 26, 2008
Bâng Khuâng Chiều Nội Trú - Quang Dũng
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Bâng Khuâng Chiều Nội Trú/Ca sĩ Quang Dũng
Monday, December 22, 2008
Hang Bê Lem - Mừng Chúa Giáng Sinh
Click Vào Đây - Bài hát Hang Bê Lem - Mừng Chúa Giáng Sinh
Merry Christmas & Happy New Year
Chúc tất cả Hoàng Tử, Công Chúa Hoàng Gia D, tất cả thân hửu, bà con thân thuộc, một Mùa Giáng Sinh vui vẻ, Năm Mới an khang thịnh vượng.
Chị Bảy và anh Bảy
Merry Christmas & Happy New Year
Chúc tất cả Hoàng Tử, Công Chúa Hoàng Gia D, tất cả thân hửu, bà con thân thuộc, một Mùa Giáng Sinh vui vẻ, Năm Mới an khang thịnh vượng.
Chị Bảy và anh Bảy
Tình Yên Còn Lại - Phim dài tình cảm
Đang thăm cháu ngoại ở San Diego, rảnh rổi tình cờ tôi xem phim Tình Yêu Còn Lại, mới xem được phần đầu, thấy cũng hay hay. Tôi post ra đây, để ai "ăn không ngồi rồi" như tôi, xem giải trí cho qua mấy ngày lễ.
Click Vào đây - Để xem list 127 phần của phim Tình Yêu Còn Lại. Xem phần nào thì click vào số của phần đó.
Click Vào đây - Để xem list 127 phần của phim Tình Yêu Còn Lại. Xem phần nào thì click vào số của phần đó.
Ba Dòng Nước Mắt
Lâu nay đọc chuyện của nhà văn Phạm Tín An Ninh, tôi thấy nhà văn viết nhiều và dành nhiều cảm tình đặc biệt cho binh chủng Không Quân. Trong câu chuyện hôm nay, lại dính dấp đến hai chàng Phi Công, hai chàng Phi Công nầy là bạn nối khố của nhà văn, à thì ra vậy!
Sau đây là câu chuyện:
BA DÒNG NƯỚC MẮT
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận đuợc thư Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn tôi rời xa đất nước, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng:
” Tao đã đến Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những người cần một nơi để chửa trị những vết thương khó lành được trong lòng.
Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt..”
Hơn một tháng trước, Định đã báo cho tôi biết việc Bình sẽ sang Mỹ. Nó đã phụ giúp vợ Bình sẵn sàng tất cả mọi thứ để đón Bình. Định còn bảo khi nào Bình đến Mỹ rồi, nó sẽ báo để tôi sang thăm. Ba thằng gặp lại, tha hồ mà kể chuyện xưa. Vậy sao bây giờ vừa mới đoàn tụ vợ con, Bình lại muốn sang Bắc Âu với tôi, một nơi xa tít mịt mùng ?
Gọi điện thoại cho vợ Bình và Định nhiều lần, nhưng không ai bốc máy. Hôm sau tôi vào sở xin lấy trước một tuần hè, và đặt vé máy bay sang Mỹ.
Bọn tôi là ba thằng bạn thân từ những ngày mới lớn. Cùng học một lớp ở trường làng, rồi lên trường huyện. Điều đặc biệt là tên của ba thằng đều có vần “inh”. Trong lớp bạn bè thường gọi bọn tôi là Ninh-Bình-Định, mặc dù cả ba thằng chưa hề biết quê quán của Quang Trung đại đế, cái nơi nổi tiếng “con gái cầm roi đi quyền” đó nó ra sao. Tuổi thơ ở nhà quê khá nhọc nhằn, nhưng lại có biết bao kỷ niệm êm đềm của những ngày câu cá tắm sông, những trận bóng sôi nổi trước nhiều khán giả là đám con gái cùng trường, mà trái banh chỉ là những trái bưởi rụng nhặt được phía sau hè. Rồi cả ba thằng được may mắn vào thành phố Nha Trang học trung học. Dù khác lớp nhưng cùng vào một đội bóng của trường. Đội bóng bao lần chiếm giải quán quân. Sau khi đậu tú tài, nhìn thấy con đường học hành sao mà xa xăm diệu vợi quá. Muốn học thêm phải khăn gói vào tận Sài gòn, trong lúc kinh tế gia đình đang lúc khó khăn. Không đành lòng bắt cha mẹ phải còng lưng thêm chút nữa, ba thằng rủ nhau vào lính. Làm đơn tình nguyện vào binh chủng không quân, bởi hình ảnh những chàng phi công hào hoa đi mây về gió, trong bộ đồ bay, khăn quàng cổ tím, đã là thần tượng của bọn tôi từ lâu lắm. Vậy mà chỉ có riêng tôi là mộng ước không thành, vì thiếu thước tấc, bị loại ngay vòng khám sức khỏe đầu tiên. Hai thằng bạn được toại nguyện, nhưng không vui. Vì kể từ hôm nay, không còn “chúng mình ba đứa” nữa. Tôi tiễn hai thằng đến Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân nằm bên bờ biển Nha Trang, rồi một mình khăn gói vào Sài gòn học tiếp.
Khi bọn nó sang Mỹ học phi hành, thì tôi vào quân trường Thủ Đức. Cứ vài tuần tôi nhận thư từ bên Mỹ. Nhìn tấm ảnh hai thằng chụp trước cổng trường, hoặc đứng bên cạnh một chiếc F 5, tôi thấy thèm cái oai phong của tụi nó. Sau khi về nước chỉ có thằng Bình đươc lái phản lực A-37 cho một phi đoàn đóng ở Biên Hòa, còn thằng Định thì ra phi đoàn trực thăng tận ngoài Vùng 1.
Tôi ra trường, được bổ sung về một tiểu đoàn tác chiến đang làm lực lượng lưu động cho Quân Đoàn, rày đây mai đó, gần như chỗ nào có trận chiến là tôi có mặt. Vậy mà so với mức độ hiểm nguy, chết chóc, chẳng nhằm nhò gì với cái chuyện đi bay của thằng Định. Bởi phi đoàn của nó chuyên thả và bốc những toán biệt kích delta trong các vùng địch. Sau một chuyến công tác, nếu may còn sống, được thưởng một số tiền và mấy ngày phép xài chơi. Bao nhiêu lần nó thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Nó bảo đúng là đạn tránh nó. Nhờ vậy mà nó là thằng thường có mặt ở thành phố Nha Trang. Cứ sau một lần thoát chết, nó trở về đây, còn tôi và thằng Bình, cả năm chỉ được một tuần “anh về với em rồi anh lại đi”. Có lẽ nhờ vậy mà nó có khá nhiều mối tình để kể cho bọn tôi nghe mỗi lần có dịp gặp nhau, hay bất ngờ liên lạc được trên các tần số không lục.
Nhưng rồi trong ba thằng, tôi lại là thằng bước lên xe hoa trước nhất. Thằng Định vẫn muốn thoải mái đi mây về gió, không bị vướng chân vướng cẳng, còn thằng Bình thì khá kín miệng nên chuyện tình duyên của nó bọn tôi cũng mờ mịt lắm.
Một lần tiểu đoàn đổ quân xuống Ninh Hòa lúc hai giờ sáng, khi cả cái thị trấn nhỏ này còn đang say ngủ. Đại đội tôi được chỉ định vào đóng quân trong sân vận động. Sáng hôm sau, quần áo chỉnh tề, tôi rủ thêm hai thằng bạn lính vào một ngôi nhà phía trước “thăm dân cho biết sự tình”, không ngờ “hồn lỡ sa vào đôi mắt em”, đôi mắt nai tơ của cô bé chủ nhà. Đám cưới tôi có mặt cả hai thằng bạn nối khố, và hai thằng đều tình nguyện làm phụ rể.
Ba năm sau, Định lên chức quan ba, được thuyên chuyển về một phi đoàn đóng ở Pleiku làm trưởng phòng hành quân, nên chúng tôi có nhiều dịp gặp nhau, khi ở thành phố, khi thì trong các cuộc hành quân trực thăng vận. Lâu lâu nó tình nguyện bay tiếp tế cho đơn vị tôi, thả cho tôi vài ký thịt tươi và chai rượu đế. Mùa hè 72, tôi bị thương ở căn cứ Võ Định, Kontum. Suốt hơn hai tuần bị địch bao vây và pháo kích nặng nề, tôi nhận lệnh phải mở đường máu rút quân ra, nhưng vết thương nặng ở chân phải của tôi là một trở ngại lớn cho đơn vị. Trong lúc Định đang bay chiếc CNC (trực thăng chỉ huy), nhưng đã điều động hai chiếc võ trang (gunship) bắn nghi binh và yểm trợ, rồi một mình nhào xuống bốc tôi trong lưới đạn phòng không dày đặc. Chiếc trực thăng bị nhiều vết đạn mà bọn tôi vẫn an toàn. Mặc dù nó dày dạn kinh nghiệm và bay rất tài ba, nhưng đúng là đạn đã tránh nó, như nó vẫn thường ba hoa với đám bạn bè.
Chỉ có thằng Bình là “số đẻ bọc điều”. Từ A-37 nó chuyển sang lái F-5, nhưng vẫn quanh quẩn ở Biên Hoà, rồi Cần Thơ. Nó là thằng đẹp trai và ít nói. Trước đám con gái, tôi và thằng Định thì líu lo chuyện dưới biển trên trời, còn nó chỉ ngồi cười mỉm. Có lẽ nhờ vậy, mà sau này nó âm thầm về Nha Trang và cua dính Mỵ Khê, một cô bé răng khểnh khá xinh ở trường Nữ, mà ngày xưa cả ba thằng đều quen biết, bởi đã từng thách nhau cùng đạp xe theo “tán”, sau các buổi tan trường.
Mỗi lần về Nha Trang thăm bồ, nó đều rủ tôi và Định bay về Nha Trang với nó một vài hôm. Lúc này chiến trường Tây Nguyên khá sôi động, phi đoàn Thần Tượng ở Nha Trang có một biệt đội trực thăng tăng cường cho Pleiku, mà hầu hết các chàng pilot đều là bạn thân của Định, nhờ vậy mà tôi và Định về Nha Trang dễ dàng như đi chợ. Có khi chỉ ở Nha Trang một đêm, rồi sáng hôm sau lại có mặt ở chiến trường. Những lần gặp nhau, đều có mặt Mỵ Khê. Cô bé học trò trường nữ ngày xưa bây giờ đã là cô giáo. Nhưng có lẽ đi dạy học chỉ để làm kiểng, bởi cô ta là con nhà giàu. Ông bà già có mấy tiệm buôn trên đường Độc Lập. Mỵ Khê được nuông chiều, nên ngay cả chuyện bếp núc cũng không rành. Lần nào gặp nhau ở nhà nàng, bọn tôi cũng chỉ được mời một món duy nhất mà nàng rất tự hào do chính tay mình nấu : cháo trắng ăn với hột vịt muối.
Cuộc tình này cũng kéo dài đến mấy năm. Không phải để tập làm sao “đừng nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng” như lời khuyên trong sách, mà vì cha mẹ Mỵ Khê rất tin vào bói toán. Tuổi tác của hai người chưa thể kết hôn.
Cuối cùng, đến mùa hè 73, thì cuộc tình dài này cũng kết thúc bằng một cái đám cưới khá linh đình ở nhà hàng La Frégate. Khách khứa lên đến trăm người.
Lần này chỉ có thằng Định được làm phụ rể, còn tôi bị loại khỏi vòng chiến bởi “xác thân đã nhuốm mùi trần tục”, một vợ mấy con, nên được thằng Bình giao cho cái chức tiếp tân, chỉ đứng mỉm cười đón khách.
Đúng là thằng Định có số đào hoa. Không biết tài tán gái thế nào mà sau đám cưới, tôi đi tìm nó khắp nơi, cuối cùng bất ngờ gặp nó ôm chặt cô bé phù dâu xinh đẹp, ngồi ngoài bờ biển. Có lẽ đúng như mấy ông bà già thường nói “lắm mối tối nằm không “, đến ngày mất nước thằng Định đào hoa nhất bọn vẫn cứ còn độc thân.
Tháng 3-75, miền Trung mất vào tay giặc, Định theo phi đoàn di tản về Nha Trang rồi Biên Hoà. Trong cái cảnh dầu sôi lửa bỏng này nó gặp lại vợ chồng Bình. Sau một ngày với bao nhiêu phi vụ hiểm nguy, tối đến hai thằng lại bù khú mày tao mi tớ với nhau như cái thời còn đi học. Mỵ Khê, bà xã của Bình cũng vừa sinh được cô con gái đầu lòng, nên căn cư xá lúc nào cũng rộn rã tiếng cười hoà lẫn tiếng khóc của trẻ thơ. Nhờ vậy mà hai thằng phi công cũng bớt được phần nào những ưu tư lo lắng trong giờ phút lâm nguy của chính mình và đất nước.
Sau những trận đánh lẫy lừng của các đơn vị ở Long Khánh, cũng chỉ có khả năng cầm chân địch hơn một tuần. Biên Hoà bỏ ngỏ. Phi đoàn của Bình nhận lệnh đem máy bay xuống phi trường Trà Nóc tránh pháo. Bình nhờ Định đưa vợ con về Tân Sơn Nhất, cùng ở tạm trong cư xá, nhà của một thằng bạn cùng khoá, sau mấy lần bị thương, không còn khả năng phi hành nên về làm trong Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân.
Ngày 29.4, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích liên tục. Tình hình nguy ngập, cả phi đoàn của Định chỉ còn lại vài chiếc trực thăng. Anh em trong phi đoàn ngồi lại tính chuyện bay ra hạm đội Mỹ đang chờ ngoài biển..
Trong lúc bạn bè chạy ngược xuôi tìm chỗ cho vợ con, chỉ có Định là một thân một mình nên chẳng lo lắng gì, ngoài cái tâm trạng bực tức, chán chường. Định liên lạc với Bình, báo cho biết việc phi đoàn của nó sẽ bay ra hạm đội, bảo Bình thu xếp gấp về Sài gòn để kịp đưa vợ con đi. Định bảo là nó được dành ba chỗ trên tàu, vừa đủ cho vợ chồng Bình và một đứa con nhỏ. Nhưng Bình từ chối, bảo là vùng 4 còn an toàn, phi đoàn phản lực của nó được đặt dưới quyền của tướng tư lệnh Nguyễn Khoa Nam. Bình chỉ nhờ Định lo cho vợ con nó đi cùng. Tùy tình hình nó sẽ đi sau.
Khi Định và vợ con Bình đến đảo Guam hai ngày,thì biết tin Sài Gòn thất thủ. Định đi tìm Bình khắp nơi nhưng không thấy. Người ta bảo có lẽ Bình đã bay sang Thái Lan.
Ngày tôi khăn gói đến địa điểm trình diện “học tập cải tạo” bất ngờ gặp Bình. Trong cái cảnh “nước mất nhà tan” này mà có được một người bạn thân thì cũng vơi được nỗi buồn. Nó kể là anh em trong phi đoàn không đành rời căn cứ trong lúc hai ông tướng quân đoàn vẫn còn ở lại sống chết với anh em. Sau khi hai ông tự sát, thì tình hình đã quá muộn màng, địch quân bao vây, pháo kích dữ dội vào phi trường, nên anh em chỉ còn kịp phá hủy một vài hệ thống trên phi cơ.
Ở tù chung trong trại tù An Dưỡng Biên Hòa gần một năm, khi chuyển ra ngoài Bắc mỗi thằng bị chia mỗi ngả.
Ra tù, tôi ghé lại thăm gia đình Bình. Ông già nó qua đời, chỉ còn bà mẹ và cô em gái, nhưng nhà cửa được xây lại khang trang và cuộc sống khá sung túc so với những người khác trong vùng. Mẹ nó bảo tiền bạc do vợ Bình gởi về đều đặn. Bà còn khoe mấy tấm ảnh của vợ con Bình được phóng lớn treo trên vách.
Đúng một năm ra khỏi tù, tôi vượt biên. Trong trại tỵ nạn Bataan, bên Phi, khi chuẩn bị lên đường định cư thì nhận tin Bình được thả về. Nhưng chỉ vài tháng sau thì lại được tin nó bị bắt khi tổ chức vượt biên. Mãi đến tám năm sau nó mới lên đường sang Mỹ theo diện HO. Tôi định chờ một vài tuần để nó tạm ổn định cuộc sống và gia đình, tôi sẽ bay sang thăm vợ chồng nó và thằng Định, thì bất ngờ nhận lá thư này của nó.
Máy bay đáp xuống phi trường Fayetteville, North Carolina lúc 9 giờ rưởi tối. Một phi trường nhỏ ở một nơi tôi hoàn toàn xa lạ. Anh tài xế taxi người da đen chở tôi chạy lòng vòng qua những rừng thông hoang vắng càng làm đầu óc tôi căng thẳng, lúc nào cũng trong tư thế “ứng chiến” để đối phó với những điều bất trắc. Cuối cùng thì anh ta cũng tìm tới được địa chỉ nhà Bình. Trong nhà tối om. Cổng khoá chặt. Tìm chuông cửa nhưng không thấy. Tôi mở bóp tìm địa chỉ của Định, nhưng lâu nay viết thư cho tôi, Định chỉ dùng P.O.Box. Tôi hỏi anh tài xế taxi tên một motel gần nhất. Tôi viết vài chữ lên tấm giấy nhỏ, bảo Bình đến tìm tôi ở motel ấy, rồi gắn lên cửa.
Trưa hôm sau, người đến tìm tôi không phải là Bình, nhưng là ông già vợ của Bình. Tôi chỉ gặp và nói chuyện với ông vài lần trong ngày đám cưới của Bình, nhưng nhận ra ngay. Mặc dù bây giờ ông già hơn xưa, nhưng có tướng đẹp lão. Và vẫn còn hàng ria mép. Ông bảo chính Mỵ Khê nhờ ông đi đón tôi. Trên đường đưa tôi về nhà, ông cho biết là ông đang làm chủ một khách sạn nhỏ và một nhà hàng. Ở cách xa nhà vợ chồng Bình chừng hai mươi phút lái xe.
- Tội nghiệp, vợ chồng nó đang có chuyện buồn. Chuyện phức tạp quá nên hai bác đã cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được. Cháu là bạn bè thân, hy vọng cháu nói bọn nó nghe.
- Cháu muốn được nói chuyện riêng với bác trưóc khi gặp vợ chồng Bình.
Tôi muốn biết rõ ràng việc gì đã xảy ra với vợ chồng Bình, để biết cách ứng xử sao cho thích hợp.
Ông già của Mỵ Khê quay xe lại, tìm đường rẽ sang một hướng khác. Hơn mười phút sau, ông dừng xe trước một nhà hàng Á châu.
- Cháu vào đây với bác. Nhà hàng này là của bác.
Ông bảo người con gái đứng trong quày mang cho tôi một phần ăn, và một tách trà cho ông, rồi kéo tôi ngồi xuống một cái bàn nằm riêng trong góc. Ông bảo tôi cứ dùng cơm tự nhiên, rồi bắt đầu tâm sự :
- Hai bác thật là buồn và khó xử, chẳng biết phải tính làm sao. Khi thằng Định đưa con Mỵ Khê, vợ thằng Bình sang Mỹ với đứa con chưa tròn một tuổi. Một thân một mình nơi xứ lạ quê người, tất cả từ việc lớn đến việc nhỏ gì nó cũng trông cậy vào thằng Định. Mà Định quả là thằng chí tình với bạn bè, Nó hết lòng lo lắng cho vợ con thằng Bình, mê chuyện học hành mà đành phải bỏ, đi làm hai ba ca để vừa có đủ tiền lo cho mẹ con Mỵ Khê, mà còn gởi về Việt Nam giúp gia đình thằng Bình sau tháng 4/75 trải qua bao năm túng quần. Rồi cũng chính nhờ thằng Định giúp việc bảo lãnh gia đình bác từ Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ với mẹ con Mỵ Khê. Nhưng rồi tất cả cũng vì Bác mà gây nên cớ sự. Trước khi rời Việt Nam, hai bác có ra chào vợ chồng anh chị sui gia, là ba má của thằng Bình. Ông bà khóc lóc kể cho bác biết là có tin do vợ một người bạn cùng tù với Bình vừa ra thăm chồng ngoài Bắc về, bảo là Bình đã bị bắn chết trong một lần trốn trại với mấy người bạn tù khác nữa ở biên giới Lào. Chính vì vậy mà hai bác khuyên con Mỵ Khê nên tiếp nối với Định, bởi bao nhiêu năm nay nó đã hy sinh ở vậy để tận tình lo lắng cho mẹ con Mỵ Khê, và cháu Lina, con của Bình cũng xem Định như là cha của nó. Hai bác tâm tình khuyên mãi, tụi nó mới làm đám cưới. Sống với nhau hơn mười năm, tụi nó có hai đứa con, thì mới nhận được tin là thằng Bình vẫn còn sống, chỉ bị thương nhẹ, rồi đem đi biệt giam ở một trại tù nào khác, không ai biết. Từ ngày ấy thằng Định buồn ghê lắm và lúc nào cũng ngồi thơ thẩn một mình. Nó giấu việc này không dám nói với thằng Bình, và cũng chính nó phụ với hai Bác gởi tiền về giúp đỡ gia đình Bình và lo cho Bình sang Mỹ theo diện HO.
Tôi đưa tay xin ngưng lời bác.
- Bây giờ thằng Định đang ở đâu thưa Bác ?
- Trước ngày thằng Bình sang đây, thằng Định mang hai đứa con của nó với Mỵ Khê sang đây nhờ hai bác mướn người giữ hộ, rồi “mu” qua Hawaii. Con Mỵ Khê khóc lóc, bảo nó cứ ở lại đây, khi nào thằng Bình sang Mỵ Khê sẽ nói chuyện với thằng Bình, thằng Bình sẽ hiểu được bao điều khúc mắc và chắc sẽ không buồn. Hai bác cũng giải thích cho nó biết, dù sao thằng Bình với con Mỵ Khê cũng đã xa cách quá lâu, và sự việc xảy ra là do bao nhiêu nghịch cảnh đẩy đưa, chứ Định là một thằng tốt bụng, hết lòng chung thủy với bạn bè. Hai bác cũng sẽ nhận trách nhiệm này trước mặt thằng Bình, khi nó tới đây.
- Rồi cuối cùng ra sao, thưa Bác ?
- Vợ chồng bác khuyên giải suốt cả mấy ngày liền, nhưng nó vẫn không nghe, nó xin lỗi hai bác và con Mỵ Khê, rồi nhờ bác trao lại cho thằng Bình một lá thư. Nó xin được phép dán lá thư lại nên hai bác cũng chẳng biết nó viết cái gì trong đó. Khi đến Hawaii, nó có gọi phôn về cho bác, bảo đang chạy taxi với một thằng bạn cũ. Chút nữa bác sẽ cho cháu số phôn của nó, để cháu liên lạc khuyên giải nó hộ bác.
Bác chở tôi lại trước nhà vợ chồng Bình, bỏ tôi trước cửa, chỉ tôi cái chuông điện nằm kín phía bên trong cánh cửa, rồi lái xe về. Bác bảo là để đám trẻ bọn tôi gặp nhau sẽ được tự nhiên hơn.
Người ra mở cửa là Mỵ Khê. Vừa nhận ra tôi, Mỵ Khê nắm chặt tay tôi, nhoẻn miệng cười, nhưng lại bật khóc ngay sau đó. Mỵ Khê đưa tôi vào nhà, chỉ cho tôi nơi Bình ở, căn nhà sau, chung vách với gara xe. Tôi gõ mấy lần, cửa mới mở.
Sau bao nhiêu năm hai thằng bạn thân từ thời nối khố gặp lại nhau, nhưng đều không vui, ôm lấy nhau mà lòng dạ bùi ngùi.
Suốt đêm hôm ấy tôi ở trong phòng Bình, nhưng hai thằng không ngủ, nằm tâm sự thâu đêm.
Tôi chưa biết phải nói điều gì với Bình, thì Bình mở đầu tâm sự.
- Khi biết việc này, tao có bất ngờ, và dĩ nhiên cũng buồn ghê lắm. Nhưng chỉ sau một đêm suy nghĩ, tao lấy lại được sự bình thản, và nghĩ là Mỵ Khê đã thuộc về Định, và hai người rất xứng đáng trong tình yêu, trong cuộc hôn nhân mới này. Tao phải cám ơn thằng Định, đã hết lòng cưu mang vợ con tao và cho Mỵ Khê một gia đình hạnh phúc, một chỗ dựa vững chắc trên xứ lạ quê người. Hơn nữa tao và Mỵ Khê xa cách khá lâu, trong lúc nàng đã hội nhập vào xã hội Mỹ này từ lâu rồi, còn tao bây giờ cũng đã già, lại là một thằng quê mùa, bệnh hoạn, mà vết thương trên thân xác cũng như trong lòng tao vẫn chưa lành được.Tao tự biết mình thực tình không còn thích hợp, không còn xứng với nàng. Tao cũng đã tâm tình với Mỵ Khê và điện thoại cho thằng Định, nói hết nỗi lòng. Mong nó trở về đây. Cháu Lina, con gái của tao cũng nhớ nó mà khóc cả ngày. Tao hiểu, con bé còn xa lạ với tao lắm. Mà nó xa lạ là phải. Không dễ dàng gì cho một cô con gái đã hơn 20, không hề biết mặt cha từ lúc mới năm tháng tuổi, bây giờ phải chấp nhận một ông cha bất ngờ từ trên trời rơi xuống
- Thế rồi vợ mày và thằng Định tính sao ?
- Mỵ Khê thì chỉ khóc và im lặng, còn thằng Định thì nhất quyết trả Mỵ Khê lại cho tao. Nó còn bảo là nó nhớ tao lắm, nhưng không muốn gặp tao.
- Bây giờ mày tính sao ? Tao sẽ giúp được gì cho tụi mày ?
- Tao nhờ mày. Chỉ có mày có thể giúp tao trong lúc này. Mày đưa tao qua Hawaii gặp thằng Định và tâm tình giải thích để nó trở về với vợ con tao.
- Còn mày thì sao ?
- Tao một thân một mình. Nếu mày kéo tao sang Nauy ở với mày là phúc cho tao. Có mày tao sẽ dễ quên bao nhiêu chuyện đau lòng. Còn nếu không được thì tao lang thang đâu cũng được. Lâu lâu kiếm được tiền tao lại ghé về đây thăm cháu Lina, cho dù trong lòng nó, có lẽ tao chưa hề là cha của nó.
Ba thằng bọn tôi lại gặp nhau, qua bao nhiêu năm chia cách cùng những dông tố trong đời. Ôm nhau mừng rỡ mà sao nghẹn ngào, không ai nói nên lời, chỉ có nước mắt chảy dài trên má. Ngày xưa, thằng Định là đứa ba hoa, khôi hài nhất trong bọn, vậy mà cũng không mở miệng để nói một lời, dù chỉ là một chữ hello, mà nó đã thường xài từ lúc còn ở Việt nam, mỗi khi gặp bạn bè.
Không biết lúc này trong đầu hai thằng bạn đang nghĩ điều gì. Riêng tôi đang hình dung tới cuộc chiến bi thảm mà kẻ chiến thắng lại là những con người tàn ác nhất đã tạo nên bao chia ly tan tác.
Sáng nay, chủ nhật, mùa đông Bắc Âu khá lạnh. Tôi thức giấc đã lâu nhưng còn đang trùm chăn nằm nán trên giường thì nghe điện thoại reo. Bốc ống nghe chưa kịp hỏi là ai, thì nghe bên kia đầu giây giọng nói quen thuộc của thằng Định :
- Hello! Ninh ơi. Có thằng Bình đây, nó muốn nói chuyện với mày.
Tôi nghe giọng nói yếu ớt nhưng rất vui của Bình :
- Bình đây. Gọi thăm vợ chồng mày và báo cho mày một tin vui. Tao đang ở nhà vợ chồng thằng Định đây. Vừa từ bệnh viện về. Vợ chồng Định lên tận Houston tìm thăm tao, báo tin cháu Lina bị bệnh rất nặng cần phải thay gấp một quả thận. Bác sĩ cho biết cách tốt nhất là lấy thận của nguời cùng huyết thống, nên tao theo Định và Mỵ Khê bay xuống North Carolina ngay để kịp thời lo cho cháu. Bác sĩ bên này giỏi thật. Mọi việc tiến hành nhanh chóng. Bây giờ đã xong xuôi. Cháu Lina cũng đã khỏe lại. Đáng lẽ tao đã về lại Houston, vì tao vừa mới mở cái tiệm giặt ủi, do vợ chồng thằng Định giúp vốn, vợ chồng nó cũng vừa mua cho tao một ngôi nhà nhỏ, ở bên cạnh hai thằng bạn cùng phi đoàn với tao ngày trước, nhưng vợ chồng nó nhất định giữ tao lại. Cả cháu Lina nữa. Nó cũng muốn có nhiều thời gian để tâm tình với cha của nó. Mày cố gắng bay sang đây với tụi tao cho vui.
Chưa kịp trả lời, tôi lại nghe giọng nói của đàn bà :
- Ông bà qua đây để tôi còn đãi món cháo trắng ăn với hột vịt muối.
Tôi nghe những tiếng cười khúc khích, rồi giọng đùa nghịch của thằng Định xen vào :
- Hello, Ninh ! Mỵ Khê bây giờ nấu ăn nghề lắm đó, biết nấu cả cháo trắng tới bảy món. Vợ chồng mày nhớ bay qua sớm, không thì mất phần đó nghe chưa.
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.
phạmtínanninh
Sau đây là câu chuyện:
BA DÒNG NƯỚC MẮT
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận đuợc thư Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn tôi rời xa đất nước, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng:
” Tao đã đến Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những người cần một nơi để chửa trị những vết thương khó lành được trong lòng.
Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt..”
Hơn một tháng trước, Định đã báo cho tôi biết việc Bình sẽ sang Mỹ. Nó đã phụ giúp vợ Bình sẵn sàng tất cả mọi thứ để đón Bình. Định còn bảo khi nào Bình đến Mỹ rồi, nó sẽ báo để tôi sang thăm. Ba thằng gặp lại, tha hồ mà kể chuyện xưa. Vậy sao bây giờ vừa mới đoàn tụ vợ con, Bình lại muốn sang Bắc Âu với tôi, một nơi xa tít mịt mùng ?
Gọi điện thoại cho vợ Bình và Định nhiều lần, nhưng không ai bốc máy. Hôm sau tôi vào sở xin lấy trước một tuần hè, và đặt vé máy bay sang Mỹ.
Bọn tôi là ba thằng bạn thân từ những ngày mới lớn. Cùng học một lớp ở trường làng, rồi lên trường huyện. Điều đặc biệt là tên của ba thằng đều có vần “inh”. Trong lớp bạn bè thường gọi bọn tôi là Ninh-Bình-Định, mặc dù cả ba thằng chưa hề biết quê quán của Quang Trung đại đế, cái nơi nổi tiếng “con gái cầm roi đi quyền” đó nó ra sao. Tuổi thơ ở nhà quê khá nhọc nhằn, nhưng lại có biết bao kỷ niệm êm đềm của những ngày câu cá tắm sông, những trận bóng sôi nổi trước nhiều khán giả là đám con gái cùng trường, mà trái banh chỉ là những trái bưởi rụng nhặt được phía sau hè. Rồi cả ba thằng được may mắn vào thành phố Nha Trang học trung học. Dù khác lớp nhưng cùng vào một đội bóng của trường. Đội bóng bao lần chiếm giải quán quân. Sau khi đậu tú tài, nhìn thấy con đường học hành sao mà xa xăm diệu vợi quá. Muốn học thêm phải khăn gói vào tận Sài gòn, trong lúc kinh tế gia đình đang lúc khó khăn. Không đành lòng bắt cha mẹ phải còng lưng thêm chút nữa, ba thằng rủ nhau vào lính. Làm đơn tình nguyện vào binh chủng không quân, bởi hình ảnh những chàng phi công hào hoa đi mây về gió, trong bộ đồ bay, khăn quàng cổ tím, đã là thần tượng của bọn tôi từ lâu lắm. Vậy mà chỉ có riêng tôi là mộng ước không thành, vì thiếu thước tấc, bị loại ngay vòng khám sức khỏe đầu tiên. Hai thằng bạn được toại nguyện, nhưng không vui. Vì kể từ hôm nay, không còn “chúng mình ba đứa” nữa. Tôi tiễn hai thằng đến Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân nằm bên bờ biển Nha Trang, rồi một mình khăn gói vào Sài gòn học tiếp.
Khi bọn nó sang Mỹ học phi hành, thì tôi vào quân trường Thủ Đức. Cứ vài tuần tôi nhận thư từ bên Mỹ. Nhìn tấm ảnh hai thằng chụp trước cổng trường, hoặc đứng bên cạnh một chiếc F 5, tôi thấy thèm cái oai phong của tụi nó. Sau khi về nước chỉ có thằng Bình đươc lái phản lực A-37 cho một phi đoàn đóng ở Biên Hòa, còn thằng Định thì ra phi đoàn trực thăng tận ngoài Vùng 1.
Tôi ra trường, được bổ sung về một tiểu đoàn tác chiến đang làm lực lượng lưu động cho Quân Đoàn, rày đây mai đó, gần như chỗ nào có trận chiến là tôi có mặt. Vậy mà so với mức độ hiểm nguy, chết chóc, chẳng nhằm nhò gì với cái chuyện đi bay của thằng Định. Bởi phi đoàn của nó chuyên thả và bốc những toán biệt kích delta trong các vùng địch. Sau một chuyến công tác, nếu may còn sống, được thưởng một số tiền và mấy ngày phép xài chơi. Bao nhiêu lần nó thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Nó bảo đúng là đạn tránh nó. Nhờ vậy mà nó là thằng thường có mặt ở thành phố Nha Trang. Cứ sau một lần thoát chết, nó trở về đây, còn tôi và thằng Bình, cả năm chỉ được một tuần “anh về với em rồi anh lại đi”. Có lẽ nhờ vậy mà nó có khá nhiều mối tình để kể cho bọn tôi nghe mỗi lần có dịp gặp nhau, hay bất ngờ liên lạc được trên các tần số không lục.
Nhưng rồi trong ba thằng, tôi lại là thằng bước lên xe hoa trước nhất. Thằng Định vẫn muốn thoải mái đi mây về gió, không bị vướng chân vướng cẳng, còn thằng Bình thì khá kín miệng nên chuyện tình duyên của nó bọn tôi cũng mờ mịt lắm.
Một lần tiểu đoàn đổ quân xuống Ninh Hòa lúc hai giờ sáng, khi cả cái thị trấn nhỏ này còn đang say ngủ. Đại đội tôi được chỉ định vào đóng quân trong sân vận động. Sáng hôm sau, quần áo chỉnh tề, tôi rủ thêm hai thằng bạn lính vào một ngôi nhà phía trước “thăm dân cho biết sự tình”, không ngờ “hồn lỡ sa vào đôi mắt em”, đôi mắt nai tơ của cô bé chủ nhà. Đám cưới tôi có mặt cả hai thằng bạn nối khố, và hai thằng đều tình nguyện làm phụ rể.
Ba năm sau, Định lên chức quan ba, được thuyên chuyển về một phi đoàn đóng ở Pleiku làm trưởng phòng hành quân, nên chúng tôi có nhiều dịp gặp nhau, khi ở thành phố, khi thì trong các cuộc hành quân trực thăng vận. Lâu lâu nó tình nguyện bay tiếp tế cho đơn vị tôi, thả cho tôi vài ký thịt tươi và chai rượu đế. Mùa hè 72, tôi bị thương ở căn cứ Võ Định, Kontum. Suốt hơn hai tuần bị địch bao vây và pháo kích nặng nề, tôi nhận lệnh phải mở đường máu rút quân ra, nhưng vết thương nặng ở chân phải của tôi là một trở ngại lớn cho đơn vị. Trong lúc Định đang bay chiếc CNC (trực thăng chỉ huy), nhưng đã điều động hai chiếc võ trang (gunship) bắn nghi binh và yểm trợ, rồi một mình nhào xuống bốc tôi trong lưới đạn phòng không dày đặc. Chiếc trực thăng bị nhiều vết đạn mà bọn tôi vẫn an toàn. Mặc dù nó dày dạn kinh nghiệm và bay rất tài ba, nhưng đúng là đạn đã tránh nó, như nó vẫn thường ba hoa với đám bạn bè.
Chỉ có thằng Bình là “số đẻ bọc điều”. Từ A-37 nó chuyển sang lái F-5, nhưng vẫn quanh quẩn ở Biên Hoà, rồi Cần Thơ. Nó là thằng đẹp trai và ít nói. Trước đám con gái, tôi và thằng Định thì líu lo chuyện dưới biển trên trời, còn nó chỉ ngồi cười mỉm. Có lẽ nhờ vậy, mà sau này nó âm thầm về Nha Trang và cua dính Mỵ Khê, một cô bé răng khểnh khá xinh ở trường Nữ, mà ngày xưa cả ba thằng đều quen biết, bởi đã từng thách nhau cùng đạp xe theo “tán”, sau các buổi tan trường.
Mỗi lần về Nha Trang thăm bồ, nó đều rủ tôi và Định bay về Nha Trang với nó một vài hôm. Lúc này chiến trường Tây Nguyên khá sôi động, phi đoàn Thần Tượng ở Nha Trang có một biệt đội trực thăng tăng cường cho Pleiku, mà hầu hết các chàng pilot đều là bạn thân của Định, nhờ vậy mà tôi và Định về Nha Trang dễ dàng như đi chợ. Có khi chỉ ở Nha Trang một đêm, rồi sáng hôm sau lại có mặt ở chiến trường. Những lần gặp nhau, đều có mặt Mỵ Khê. Cô bé học trò trường nữ ngày xưa bây giờ đã là cô giáo. Nhưng có lẽ đi dạy học chỉ để làm kiểng, bởi cô ta là con nhà giàu. Ông bà già có mấy tiệm buôn trên đường Độc Lập. Mỵ Khê được nuông chiều, nên ngay cả chuyện bếp núc cũng không rành. Lần nào gặp nhau ở nhà nàng, bọn tôi cũng chỉ được mời một món duy nhất mà nàng rất tự hào do chính tay mình nấu : cháo trắng ăn với hột vịt muối.
Cuộc tình này cũng kéo dài đến mấy năm. Không phải để tập làm sao “đừng nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng” như lời khuyên trong sách, mà vì cha mẹ Mỵ Khê rất tin vào bói toán. Tuổi tác của hai người chưa thể kết hôn.
Cuối cùng, đến mùa hè 73, thì cuộc tình dài này cũng kết thúc bằng một cái đám cưới khá linh đình ở nhà hàng La Frégate. Khách khứa lên đến trăm người.
Lần này chỉ có thằng Định được làm phụ rể, còn tôi bị loại khỏi vòng chiến bởi “xác thân đã nhuốm mùi trần tục”, một vợ mấy con, nên được thằng Bình giao cho cái chức tiếp tân, chỉ đứng mỉm cười đón khách.
Đúng là thằng Định có số đào hoa. Không biết tài tán gái thế nào mà sau đám cưới, tôi đi tìm nó khắp nơi, cuối cùng bất ngờ gặp nó ôm chặt cô bé phù dâu xinh đẹp, ngồi ngoài bờ biển. Có lẽ đúng như mấy ông bà già thường nói “lắm mối tối nằm không “, đến ngày mất nước thằng Định đào hoa nhất bọn vẫn cứ còn độc thân.
Tháng 3-75, miền Trung mất vào tay giặc, Định theo phi đoàn di tản về Nha Trang rồi Biên Hoà. Trong cái cảnh dầu sôi lửa bỏng này nó gặp lại vợ chồng Bình. Sau một ngày với bao nhiêu phi vụ hiểm nguy, tối đến hai thằng lại bù khú mày tao mi tớ với nhau như cái thời còn đi học. Mỵ Khê, bà xã của Bình cũng vừa sinh được cô con gái đầu lòng, nên căn cư xá lúc nào cũng rộn rã tiếng cười hoà lẫn tiếng khóc của trẻ thơ. Nhờ vậy mà hai thằng phi công cũng bớt được phần nào những ưu tư lo lắng trong giờ phút lâm nguy của chính mình và đất nước.
Sau những trận đánh lẫy lừng của các đơn vị ở Long Khánh, cũng chỉ có khả năng cầm chân địch hơn một tuần. Biên Hoà bỏ ngỏ. Phi đoàn của Bình nhận lệnh đem máy bay xuống phi trường Trà Nóc tránh pháo. Bình nhờ Định đưa vợ con về Tân Sơn Nhất, cùng ở tạm trong cư xá, nhà của một thằng bạn cùng khoá, sau mấy lần bị thương, không còn khả năng phi hành nên về làm trong Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân.
Ngày 29.4, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích liên tục. Tình hình nguy ngập, cả phi đoàn của Định chỉ còn lại vài chiếc trực thăng. Anh em trong phi đoàn ngồi lại tính chuyện bay ra hạm đội Mỹ đang chờ ngoài biển..
Trong lúc bạn bè chạy ngược xuôi tìm chỗ cho vợ con, chỉ có Định là một thân một mình nên chẳng lo lắng gì, ngoài cái tâm trạng bực tức, chán chường. Định liên lạc với Bình, báo cho biết việc phi đoàn của nó sẽ bay ra hạm đội, bảo Bình thu xếp gấp về Sài gòn để kịp đưa vợ con đi. Định bảo là nó được dành ba chỗ trên tàu, vừa đủ cho vợ chồng Bình và một đứa con nhỏ. Nhưng Bình từ chối, bảo là vùng 4 còn an toàn, phi đoàn phản lực của nó được đặt dưới quyền của tướng tư lệnh Nguyễn Khoa Nam. Bình chỉ nhờ Định lo cho vợ con nó đi cùng. Tùy tình hình nó sẽ đi sau.
Khi Định và vợ con Bình đến đảo Guam hai ngày,thì biết tin Sài Gòn thất thủ. Định đi tìm Bình khắp nơi nhưng không thấy. Người ta bảo có lẽ Bình đã bay sang Thái Lan.
Ngày tôi khăn gói đến địa điểm trình diện “học tập cải tạo” bất ngờ gặp Bình. Trong cái cảnh “nước mất nhà tan” này mà có được một người bạn thân thì cũng vơi được nỗi buồn. Nó kể là anh em trong phi đoàn không đành rời căn cứ trong lúc hai ông tướng quân đoàn vẫn còn ở lại sống chết với anh em. Sau khi hai ông tự sát, thì tình hình đã quá muộn màng, địch quân bao vây, pháo kích dữ dội vào phi trường, nên anh em chỉ còn kịp phá hủy một vài hệ thống trên phi cơ.
Ở tù chung trong trại tù An Dưỡng Biên Hòa gần một năm, khi chuyển ra ngoài Bắc mỗi thằng bị chia mỗi ngả.
Ra tù, tôi ghé lại thăm gia đình Bình. Ông già nó qua đời, chỉ còn bà mẹ và cô em gái, nhưng nhà cửa được xây lại khang trang và cuộc sống khá sung túc so với những người khác trong vùng. Mẹ nó bảo tiền bạc do vợ Bình gởi về đều đặn. Bà còn khoe mấy tấm ảnh của vợ con Bình được phóng lớn treo trên vách.
Đúng một năm ra khỏi tù, tôi vượt biên. Trong trại tỵ nạn Bataan, bên Phi, khi chuẩn bị lên đường định cư thì nhận tin Bình được thả về. Nhưng chỉ vài tháng sau thì lại được tin nó bị bắt khi tổ chức vượt biên. Mãi đến tám năm sau nó mới lên đường sang Mỹ theo diện HO. Tôi định chờ một vài tuần để nó tạm ổn định cuộc sống và gia đình, tôi sẽ bay sang thăm vợ chồng nó và thằng Định, thì bất ngờ nhận lá thư này của nó.
Máy bay đáp xuống phi trường Fayetteville, North Carolina lúc 9 giờ rưởi tối. Một phi trường nhỏ ở một nơi tôi hoàn toàn xa lạ. Anh tài xế taxi người da đen chở tôi chạy lòng vòng qua những rừng thông hoang vắng càng làm đầu óc tôi căng thẳng, lúc nào cũng trong tư thế “ứng chiến” để đối phó với những điều bất trắc. Cuối cùng thì anh ta cũng tìm tới được địa chỉ nhà Bình. Trong nhà tối om. Cổng khoá chặt. Tìm chuông cửa nhưng không thấy. Tôi mở bóp tìm địa chỉ của Định, nhưng lâu nay viết thư cho tôi, Định chỉ dùng P.O.Box. Tôi hỏi anh tài xế taxi tên một motel gần nhất. Tôi viết vài chữ lên tấm giấy nhỏ, bảo Bình đến tìm tôi ở motel ấy, rồi gắn lên cửa.
Trưa hôm sau, người đến tìm tôi không phải là Bình, nhưng là ông già vợ của Bình. Tôi chỉ gặp và nói chuyện với ông vài lần trong ngày đám cưới của Bình, nhưng nhận ra ngay. Mặc dù bây giờ ông già hơn xưa, nhưng có tướng đẹp lão. Và vẫn còn hàng ria mép. Ông bảo chính Mỵ Khê nhờ ông đi đón tôi. Trên đường đưa tôi về nhà, ông cho biết là ông đang làm chủ một khách sạn nhỏ và một nhà hàng. Ở cách xa nhà vợ chồng Bình chừng hai mươi phút lái xe.
- Tội nghiệp, vợ chồng nó đang có chuyện buồn. Chuyện phức tạp quá nên hai bác đã cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được. Cháu là bạn bè thân, hy vọng cháu nói bọn nó nghe.
- Cháu muốn được nói chuyện riêng với bác trưóc khi gặp vợ chồng Bình.
Tôi muốn biết rõ ràng việc gì đã xảy ra với vợ chồng Bình, để biết cách ứng xử sao cho thích hợp.
Ông già của Mỵ Khê quay xe lại, tìm đường rẽ sang một hướng khác. Hơn mười phút sau, ông dừng xe trước một nhà hàng Á châu.
- Cháu vào đây với bác. Nhà hàng này là của bác.
Ông bảo người con gái đứng trong quày mang cho tôi một phần ăn, và một tách trà cho ông, rồi kéo tôi ngồi xuống một cái bàn nằm riêng trong góc. Ông bảo tôi cứ dùng cơm tự nhiên, rồi bắt đầu tâm sự :
- Hai bác thật là buồn và khó xử, chẳng biết phải tính làm sao. Khi thằng Định đưa con Mỵ Khê, vợ thằng Bình sang Mỹ với đứa con chưa tròn một tuổi. Một thân một mình nơi xứ lạ quê người, tất cả từ việc lớn đến việc nhỏ gì nó cũng trông cậy vào thằng Định. Mà Định quả là thằng chí tình với bạn bè, Nó hết lòng lo lắng cho vợ con thằng Bình, mê chuyện học hành mà đành phải bỏ, đi làm hai ba ca để vừa có đủ tiền lo cho mẹ con Mỵ Khê, mà còn gởi về Việt Nam giúp gia đình thằng Bình sau tháng 4/75 trải qua bao năm túng quần. Rồi cũng chính nhờ thằng Định giúp việc bảo lãnh gia đình bác từ Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ với mẹ con Mỵ Khê. Nhưng rồi tất cả cũng vì Bác mà gây nên cớ sự. Trước khi rời Việt Nam, hai bác có ra chào vợ chồng anh chị sui gia, là ba má của thằng Bình. Ông bà khóc lóc kể cho bác biết là có tin do vợ một người bạn cùng tù với Bình vừa ra thăm chồng ngoài Bắc về, bảo là Bình đã bị bắn chết trong một lần trốn trại với mấy người bạn tù khác nữa ở biên giới Lào. Chính vì vậy mà hai bác khuyên con Mỵ Khê nên tiếp nối với Định, bởi bao nhiêu năm nay nó đã hy sinh ở vậy để tận tình lo lắng cho mẹ con Mỵ Khê, và cháu Lina, con của Bình cũng xem Định như là cha của nó. Hai bác tâm tình khuyên mãi, tụi nó mới làm đám cưới. Sống với nhau hơn mười năm, tụi nó có hai đứa con, thì mới nhận được tin là thằng Bình vẫn còn sống, chỉ bị thương nhẹ, rồi đem đi biệt giam ở một trại tù nào khác, không ai biết. Từ ngày ấy thằng Định buồn ghê lắm và lúc nào cũng ngồi thơ thẩn một mình. Nó giấu việc này không dám nói với thằng Bình, và cũng chính nó phụ với hai Bác gởi tiền về giúp đỡ gia đình Bình và lo cho Bình sang Mỹ theo diện HO.
Tôi đưa tay xin ngưng lời bác.
- Bây giờ thằng Định đang ở đâu thưa Bác ?
- Trước ngày thằng Bình sang đây, thằng Định mang hai đứa con của nó với Mỵ Khê sang đây nhờ hai bác mướn người giữ hộ, rồi “mu” qua Hawaii. Con Mỵ Khê khóc lóc, bảo nó cứ ở lại đây, khi nào thằng Bình sang Mỵ Khê sẽ nói chuyện với thằng Bình, thằng Bình sẽ hiểu được bao điều khúc mắc và chắc sẽ không buồn. Hai bác cũng giải thích cho nó biết, dù sao thằng Bình với con Mỵ Khê cũng đã xa cách quá lâu, và sự việc xảy ra là do bao nhiêu nghịch cảnh đẩy đưa, chứ Định là một thằng tốt bụng, hết lòng chung thủy với bạn bè. Hai bác cũng sẽ nhận trách nhiệm này trước mặt thằng Bình, khi nó tới đây.
- Rồi cuối cùng ra sao, thưa Bác ?
- Vợ chồng bác khuyên giải suốt cả mấy ngày liền, nhưng nó vẫn không nghe, nó xin lỗi hai bác và con Mỵ Khê, rồi nhờ bác trao lại cho thằng Bình một lá thư. Nó xin được phép dán lá thư lại nên hai bác cũng chẳng biết nó viết cái gì trong đó. Khi đến Hawaii, nó có gọi phôn về cho bác, bảo đang chạy taxi với một thằng bạn cũ. Chút nữa bác sẽ cho cháu số phôn của nó, để cháu liên lạc khuyên giải nó hộ bác.
Bác chở tôi lại trước nhà vợ chồng Bình, bỏ tôi trước cửa, chỉ tôi cái chuông điện nằm kín phía bên trong cánh cửa, rồi lái xe về. Bác bảo là để đám trẻ bọn tôi gặp nhau sẽ được tự nhiên hơn.
Người ra mở cửa là Mỵ Khê. Vừa nhận ra tôi, Mỵ Khê nắm chặt tay tôi, nhoẻn miệng cười, nhưng lại bật khóc ngay sau đó. Mỵ Khê đưa tôi vào nhà, chỉ cho tôi nơi Bình ở, căn nhà sau, chung vách với gara xe. Tôi gõ mấy lần, cửa mới mở.
Sau bao nhiêu năm hai thằng bạn thân từ thời nối khố gặp lại nhau, nhưng đều không vui, ôm lấy nhau mà lòng dạ bùi ngùi.
Suốt đêm hôm ấy tôi ở trong phòng Bình, nhưng hai thằng không ngủ, nằm tâm sự thâu đêm.
Tôi chưa biết phải nói điều gì với Bình, thì Bình mở đầu tâm sự.
- Khi biết việc này, tao có bất ngờ, và dĩ nhiên cũng buồn ghê lắm. Nhưng chỉ sau một đêm suy nghĩ, tao lấy lại được sự bình thản, và nghĩ là Mỵ Khê đã thuộc về Định, và hai người rất xứng đáng trong tình yêu, trong cuộc hôn nhân mới này. Tao phải cám ơn thằng Định, đã hết lòng cưu mang vợ con tao và cho Mỵ Khê một gia đình hạnh phúc, một chỗ dựa vững chắc trên xứ lạ quê người. Hơn nữa tao và Mỵ Khê xa cách khá lâu, trong lúc nàng đã hội nhập vào xã hội Mỹ này từ lâu rồi, còn tao bây giờ cũng đã già, lại là một thằng quê mùa, bệnh hoạn, mà vết thương trên thân xác cũng như trong lòng tao vẫn chưa lành được.Tao tự biết mình thực tình không còn thích hợp, không còn xứng với nàng. Tao cũng đã tâm tình với Mỵ Khê và điện thoại cho thằng Định, nói hết nỗi lòng. Mong nó trở về đây. Cháu Lina, con gái của tao cũng nhớ nó mà khóc cả ngày. Tao hiểu, con bé còn xa lạ với tao lắm. Mà nó xa lạ là phải. Không dễ dàng gì cho một cô con gái đã hơn 20, không hề biết mặt cha từ lúc mới năm tháng tuổi, bây giờ phải chấp nhận một ông cha bất ngờ từ trên trời rơi xuống
- Thế rồi vợ mày và thằng Định tính sao ?
- Mỵ Khê thì chỉ khóc và im lặng, còn thằng Định thì nhất quyết trả Mỵ Khê lại cho tao. Nó còn bảo là nó nhớ tao lắm, nhưng không muốn gặp tao.
- Bây giờ mày tính sao ? Tao sẽ giúp được gì cho tụi mày ?
- Tao nhờ mày. Chỉ có mày có thể giúp tao trong lúc này. Mày đưa tao qua Hawaii gặp thằng Định và tâm tình giải thích để nó trở về với vợ con tao.
- Còn mày thì sao ?
- Tao một thân một mình. Nếu mày kéo tao sang Nauy ở với mày là phúc cho tao. Có mày tao sẽ dễ quên bao nhiêu chuyện đau lòng. Còn nếu không được thì tao lang thang đâu cũng được. Lâu lâu kiếm được tiền tao lại ghé về đây thăm cháu Lina, cho dù trong lòng nó, có lẽ tao chưa hề là cha của nó.
Ba thằng bọn tôi lại gặp nhau, qua bao nhiêu năm chia cách cùng những dông tố trong đời. Ôm nhau mừng rỡ mà sao nghẹn ngào, không ai nói nên lời, chỉ có nước mắt chảy dài trên má. Ngày xưa, thằng Định là đứa ba hoa, khôi hài nhất trong bọn, vậy mà cũng không mở miệng để nói một lời, dù chỉ là một chữ hello, mà nó đã thường xài từ lúc còn ở Việt nam, mỗi khi gặp bạn bè.
Không biết lúc này trong đầu hai thằng bạn đang nghĩ điều gì. Riêng tôi đang hình dung tới cuộc chiến bi thảm mà kẻ chiến thắng lại là những con người tàn ác nhất đã tạo nên bao chia ly tan tác.
Sáng nay, chủ nhật, mùa đông Bắc Âu khá lạnh. Tôi thức giấc đã lâu nhưng còn đang trùm chăn nằm nán trên giường thì nghe điện thoại reo. Bốc ống nghe chưa kịp hỏi là ai, thì nghe bên kia đầu giây giọng nói quen thuộc của thằng Định :
- Hello! Ninh ơi. Có thằng Bình đây, nó muốn nói chuyện với mày.
Tôi nghe giọng nói yếu ớt nhưng rất vui của Bình :
- Bình đây. Gọi thăm vợ chồng mày và báo cho mày một tin vui. Tao đang ở nhà vợ chồng thằng Định đây. Vừa từ bệnh viện về. Vợ chồng Định lên tận Houston tìm thăm tao, báo tin cháu Lina bị bệnh rất nặng cần phải thay gấp một quả thận. Bác sĩ cho biết cách tốt nhất là lấy thận của nguời cùng huyết thống, nên tao theo Định và Mỵ Khê bay xuống North Carolina ngay để kịp thời lo cho cháu. Bác sĩ bên này giỏi thật. Mọi việc tiến hành nhanh chóng. Bây giờ đã xong xuôi. Cháu Lina cũng đã khỏe lại. Đáng lẽ tao đã về lại Houston, vì tao vừa mới mở cái tiệm giặt ủi, do vợ chồng thằng Định giúp vốn, vợ chồng nó cũng vừa mua cho tao một ngôi nhà nhỏ, ở bên cạnh hai thằng bạn cùng phi đoàn với tao ngày trước, nhưng vợ chồng nó nhất định giữ tao lại. Cả cháu Lina nữa. Nó cũng muốn có nhiều thời gian để tâm tình với cha của nó. Mày cố gắng bay sang đây với tụi tao cho vui.
Chưa kịp trả lời, tôi lại nghe giọng nói của đàn bà :
- Ông bà qua đây để tôi còn đãi món cháo trắng ăn với hột vịt muối.
Tôi nghe những tiếng cười khúc khích, rồi giọng đùa nghịch của thằng Định xen vào :
- Hello, Ninh ! Mỵ Khê bây giờ nấu ăn nghề lắm đó, biết nấu cả cháo trắng tới bảy món. Vợ chồng mày nhớ bay qua sớm, không thì mất phần đó nghe chưa.
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.
phạmtínanninh
Saturday, December 20, 2008
Một Người Đi Một Người Quên - Quang Dũng
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Một Người Đi Một Người Quên/ Ca sĩ Quang Dũng
Thursday, December 18, 2008
Người Bán Sách Trên Bải Biển Nha Trang
Trong câu chuyện Người Bán Sách Trên Bải Biển Nha Trang, tác giả kể lại chuyến về thăm VN đầu tiên, sau 15 năm vượt biển bỏ xứ ra đi, làm tôi liên tưởng tới chuyến về VN đầu tiên của tôi sau 1975.
Năm 1995, hai mươi năm bỏ xứ, cha mẹ tôi mất hết, tôi chỉ còn bà mẹ vợ già yếu lắm đang sống ở Đalat. Vợ tôi vốn nhát gan, nhưng vì sợ tôi không còn dịp gặp lại mẹ, nên tỉ tê rủ tôi về thăm mẹ một chuyến. Tôi trả lời ngay: “Con lớn hết rồi, anh không còn sợ gì nữa, em muốn thì anh đi”. Nhưng tôi nhấn mạnh: “Nếu tụi mình gặp rắc rối gì ở VN thì em đừng lo buồn cho anh, đáng lẽ anh đã chết từ đời nào, còn sống đến ngày hôm nay để lo cho em và hai con là tụi mình có hồng phúc rồi, đồng ý không?” Vợ tôi cố cười gượng. Thế là chúng tôi mua vé máy bay, làm visa, tuy nhiên chúng tôi giữ kín, ngay cả bên VN cũng không biết có tôi về, tưởng chỉ có vợ tôi về thôi.
Còn bốn ngày nữa là vợ chồng tôi lên máy bay về VN, sáng Chủ Nhật hôm ấy, tôi lên Chùa lễ Phật. Sau lễ, tôi ở lại Chùa dùng cơm chay, tôi ngồi cạnh anh bạn, trước kia anh là Quận Trưởng, anh khoe mới ở VN về. Tôi dò hỏi tin tức VN, anh cho biết lúc máy đáp xuống Tân Sơn Nhất, Công An lên máy bay đọc tên 10 người, yêu cầu họ đừng xuống máy bay vì Airline cần nói chuyện! Tôi hỏi: “Rồi 10 người đó ra sao?” Anh nói: “Đọc không có tên tôi, tôi mừng đứng tim, lật đật xuống máy bay, đâu có theo dỏi để ý làm gì nữa”. Tôi làm mặt tỉnh bơ, anh bạn không hề biết tôi sắp về VN. Tôi lật đật về nhà kể lại cho vợ nghe. Vợ tôi lo sợ ra mặt, nhưng than vản như vẫn muốn đi: “Còn có bốn ngày, mình đâu có cancel được nữa!”. Tội nói: “Thì mình cứ đi, anh chấp nhận tất cả, không lo sợ gì hết”.
Máy bay chở vợ chồng tôi đáp xuống Tân Sơn Nhất thì Trời mờ tối, nhìn ra ngoài tôi vẫn còn nhận rỏ cảnh tiêu điều của parking và Phi Đoàn 716 của tôi ngày xưa, lòng tôi tan nát. Máy bay vào bến đậu, vừa bước ra cửa máy bay để xuống, tôi khựng lại vì lá cờ đỏ ngôi sao vàng trên nón cối của tên Công An đứng dưới cầu thang máy bay, đó là phản ứng tự nhiên. Vơ tôi đi kè tôi xuống cầu thang máy bay để lên xe bus, nàng làm vẽ oai phong Tiểu Long Nữ như là để bảo vệ tôi! Hai đứa tôi xuống sắp hết cầu thang, bất thình lình, tên Công An đưa tay chận vợ chồng tôi lại, tôi nói thầm: “Đây rồi, rắc rối”. Nhìn sang Tiểu Long Nữ, bây thì hết oai phong, sắp thành Tiểu Long Rụng, hai đầu gối run, sắp ngã quỵ! Tên Công An nói lớn: “Xe đầy rồi, chờ xe khác!” Tiểu Long Nữ hồi sinh, làm vẽ oai phong trở lại. Tôi kề tai nàng nói nhỏ, chọc quê: “Em có cần vô restroom để thay quần lót không, hình như có mùi?” Vợ tôi cười tươi chưa từng thấy.
***********************************************************************************
Chuyện Người Bán Sách Trên Bải Biển Nha Trang, lại dính dấp đến một người Phi Công. Hình như nhà văn nầy dành cảm tình đặc biệt cho một binh chủng, một thời vang danh “hào hoa phong nhã”.
Sau đây là câu chuyện:
Người Bán Sách Trên Bải Biển Nha Trang
Tôi trở về thăm quê hương sau hơn mười lăm năm, kể từ ngày vượt biển ra đi. Tôi quyết định điều này qua bao nhiêu đêm ưu tư trằn trọc. Tôi chẳng còn ai thân quen bên ấy để về thăm. Mẹ tôi mất hồi tôi mới lên ba. Cha tôi chết cuối năm 1976 trong trại tù cải tạo Đá Bàn, khi tôi đang ở một trại tù khác tận núi rừng Việt Bắc và mãi năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Đứa em gái mà tôi thương quí nhất, mang hình ảnh của người mẹ mà tôi chỉ còn mơ hồ trong ký ức, cũng đã kết liễu cuộc đời ở cái tuổi tưởng chừng lúc nào cũng có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt. Còn bạn bè tôi, thằng chết, đứa ra đi, gởi thân khắp bốn phương trời. Biết là lần trở về này, rồi cũng chẳng khác gì cái ngày cách đây mười sáu năm, từ một trại tù miền Bắc trở về, tôi bơ vơ lạc lõng trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng không có ý định về đây để tìm lại những kỷ niệm ngày xưa. Những “hang động tuổi thơ” chắc cũng đã biến mất trước bao nhiêu dông tố năm nào bất ngờ ụp xuống. Bây giờ chỉ còn sót lại chút ít trong lòng những người tha phương lưu lạc. Bản thân tôi có quá nhiều đớn đau và mất mát ngay trên chính cái thành phố một thời xinh đẹp này. Tôi sợ phải nhìn lại cái quá khứ hãi hùng và tang thương đó. Tôi về chỉ để làm một điều, mà nếu không làm được, lòng tôi sẽ ray rứt khôn nguôi. Có lẽ đến khi chết tôi vẫn không làm sao nhắm mắt.
Tôi về để tìm lại phần mộ của cha và em tôi, cải táng đem về bên cạnh phần mộ của mẹ tôi trong nghĩa trang gia tộc ở quê tôi ngoài Vạn Giã. Điều ước mơ của cha tôi, mỗi lần ông kể cho tôi nghe về mẹ tôi và chuyện tình khá lãng mạn nhưng cũng nhiều cay đắng của ông bà. Cha tôi được chôn cất sơ sài trên núi Đá Bàn, bên ngoài một trại tù cải tạo lúc xưa. Còn em gái tôi, được gia đình một cô bạn thân chôn cất tại một nghĩa trang ngoài Đồng Đế. Khó khăn và may mắn lắm tôi mới tìm được tin tức về mộ phần của cha và em tôi sau hơn hai mươi năm. Nhờ một người bạn cùng tù với cha tôi, chính tay ông đã đào huyệt cho cha tôi, và gia đình cô bạn thân của em gái tôi, vượt biên từ năm 1978, hiện định cư tận bên Hòa Lan, cung cấp chi tiết và vẽ cả bản đồ hướng dẫn cho tôi.
Ngồi trên máy bay, tôi lo lắng đủ điều. Mộ em tôi nằm trong một nghĩa trang, dù chưa được xây, nhưng có tấm bia đúc bằng xi-măng nên có lẽ dễ tìm, nhưng phần mộ của cha tôi, nằm trong núi, và cái trại cải tạo ngày xưa bây giờ đã biến thành một khu kinh tế mới. Gần ba mươi năm rồi, có biết bao sự đổi thay.
Cuối cùng thì tâm nguyện của tôi cũng hoàn thành được một nửa. Trái ngược với những lo lắng ban đầu, tôi dễ dàng tìm ra phần mộ của cha tôi. Mặc dù bối cảnh chung quanh thay đổi, nhưng bà con ở vùng kinh tế mới này đa số là dân thành phố bị cưỡng bách “tự nguyện” lên đây, một số ngày xưa là lính và công chức. Họ biết đây là mộ của những người tù cải tạo, nên họ thương mà rào lại và giữ gìn. Những dịp cuối năm họ đều thắp hương, tảo mộ và kẻ lại tên trên những tấm bia bằng gỗ, dù đã rong rêu qua bao nhiêu mùa mưa nắng. Riêng phần mộ của em tôi, mò mẫm suốt cả hai tuần tôi vẫn tìm không ra. Cả khu nghĩa trang bây giờ thay đổi. Người chết nhiều quá. Nhiều ngôi mộ mới xây, nhưng cũng có một số đã được cải táng, dời đi nơi khác. Nhà cửa cất san sát bên nghĩa địa. Người sống bây giờ ở chung với người chết. Tôi bắt chước người xưa khấn vái, xin hồn thiêng em tôi về chỉ cho tôi ngôi mộ của em nằm. Nhưng lời vái của tôi vẫn không thiêng.
Tôi thuê người cải táng phần mộ của cha tôi. Đi từng nhà trong khu kinh tế mới cám ơn lòng tốt của mọi người. Đưa hài cốt của cha tôi về an táng bên cạnh mẹ tôi, trong nghĩa trang gia tộc, thuê thợ xây lại tất cả những ngôi mộ đã bao nhiêu năm không có ai chăm sóc.
Còn một ngày nữa là hết hạn visa. Tôi muốn đi một vòng, tìm lại chút gì của Nha-Trang xưa. Mùa hè Nha-Trang bây giờ dường như nóng bức hơn ngày xưa. Tôi thuê một chiếc xích lô chạy dọc theo con đường Duy Tân cũ. Vừa để cho mát, vừa muốn tìm lại những lùm cây dương ngày trước, thuở chúng tôi và bạn bè hẹn hò sau những lúc tan trường. Một số lùm dương vẫn còn đó, nhưng trơ trọi, điêu tàn. Tôi bảo anh phu xe cho tôi xuống trường Võ Tánh. Anh phu xe còn trẻ, thắng xe lại, ngạc nhiên. Tôi hiểu, nên tôi bảo tôi sẽ chỉ đường, anh cứ theo tôi. Ngôi trường cũ, nơi tôi có biết bao kỷ niệm của ba năm theo học, bây giờ không những cái tên trường, mà tất cả đều trở thành xa lạ. Những hàng cây phía trước không còn. Ngôi trường đứng chơ vơ, chẳng còn sót lại chút gì thơ mộng, gây trong tôi một cảm xúc bẽ bàng hơn là thương tiếc.
trường Võ Tánh
Bất giác tôi nhớ đến em tôi. Đứa em gái xinh đẹp dễ thương, đã cho tôi cái ấm áp của cả một gia đình, trong những ngày chúng tôi lớn lên không có mẹ. Em học bên trường Nữ Trung Học, nhưng thường đến đây chờ tôi để hai anh em cùng ra biển. Em tôi thích tắm biển, nhưng ngại đến đó một mình nên thường rủ tôi đi theo hộ tống. Tôi tha hồ làm tình làm tội mấy anh chàng muốn đến làm quen, tán tỉnh em tôi. Tôi đi bộ dọc theo bãi biển, tìm đến khu có nhiều cây dừa trước trường Bá Ninh lúc trước, nơi ngày xưa em tôi thường ngồi ở đó.
Tôi đưa mắt nhìn một vòng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp giáp bãi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh tay duy nhất còn lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa, cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quãng, từng quãng ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào, anh ta nhìn tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng. Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và từ từ mở ra. Tôi líếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên truyền hình Nauy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tròn mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát, không thua kém gì những người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại Hàn gì đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi là người Việt, định cư ở Nauy, nên trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xã giao, chứ làm gì có thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay ngăn lại
- Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người còn nghèo khổ hơn tôi. - Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.
Câu nói và thái độ của anh làm tôi rất đỗi ngạc nhiên. Vì từ khi trình giấy thông hành vào nước, trước những người mang lon, đội mão đại diện cho cả một quốc gia mà cũng không có được phong thái thanh tao như anh; và chẳng lẽ ở trong cái thành phố ” mũi nhọn du lịch ” này lại còn nhiều người khốn khổ hơn anh ?
Tôi đành mua một cuốn sách để anh vui lòng nhận tiền, nhưng rồi thấy anh cứ loay hoay moi hết túi nọ đến túi kia, để tìm đủ tiền thối lại cho tôi.
Tôi muốn hỏi thăm anh vài câu, nhưng anh đã nhoẻn miệng cười và gật đầu chào tôi rồi vội vàng lết sang mấy người khách nước ngoài đang nằm phơi nắng trên hàng ghế phía trước.
Từ hôm ấy, hình ảnh người tàn tật bán sách trên bãi biển Nha-Trang cứ lẩn quẩn trong đầu và theo tôi về tới Nauy; để rồi nếu có ai đó lỡ lời nói điều gì không mấy tốt về những người nghèo khổ ở Việt Nam, tôi có cảm tưởng như đang xúc phạm đến anh, người bán sách khả kính mà tôi bất ngờ được gặp.
Năm sau, tôi lấy một tháng hè về lại Việt Nam. Lần này tôi mua vé và nhờ cha cô bạn của em tôi, từ Hòa Lan, cùng về với tôi. Ông là người đã giúp chôn cất em tôi ngày trước. Tôi không ngờ là mình phải về lại Việt nam lần thứ hai. Một điều mà trước đây tôi không hề nghĩ tới. Nhưng tôi phải làm tròn bổn phận của người anh với cô em gái, mà nếu trước kia tôi lo lắng cho nó chu đáo hơn, biết đâu bây giờ nó còn sống để cho tôi khỏi cảnh côi cút một mình.
Sau một chuyến bay dài, tôi mệt đừ người. Tôi trở về từ vùng Bắc Âu lạnh lẽo, bây giờ lại gặp cái nắng oi nồng của vùng nhiệt đới. Sau khi thuê khách sạn xong, tôi chạy ngay ra biển tắm. Nằm dài trên bãi cát, tôi bỗng nhớ tới người bán sách năm xưa. Tôi thả bộ theo bờ biển về hướng mấy cái lều có bóng dáng nhiều người ngoại quốc đang từ khách sạn kéo ra, bỗng mắt tôi sáng lên khi nhìn thấy người tàn tật đang lê lết theo sau. Cũng hai cái túi vải đựng sách. Đúng là anh tàn tật bán sách năm trước chứ còn ai. Tôi mừng thầm như sắp sửa được gặp lại con người mà bấy lâu nay tôi thường nghĩ tới với lòng mến mộ. Tôi suy nghĩ làm cách nào để anh ta vui lòng nhận sự giúp đỡ của mình. Nhưng người tàn tật lúc nào cũng bám sát vào những người nước ngoài. Tôi để ý thấy người ta cũng không mua sách và chỉ cho anh tiền. Tôi ngạc nhiên khi thấy anh ta cười, hớn hở nhận tiền rất điệu nghệ, không nghe anh nói cái câu thật tử tế mà một năm trước anh đã lễ phép nói v ới tôi “Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành cho những người còn nghèo khổ hơn tôi”. Một cái gì đó thật đẹp vừa bị sụp đổ trong lòng. Tôi cảm thấy người nóng hừng hực. Không biết là sức nóng giữa ban trưa hay vì máu nóng bốc lên đầu. Tôi cắm đầu chạy lao vào những đợt sóng cuồng nộ đang từ ngoài khơi đổ vào bờ.
Nước biển trong xanh, sóng biển như những cánh tay ôm tôi vào lòng vuốt ve, dỗ dành. Mặt nước mênh mông, trải rộng đến những dãy núi mờ xanh tận cuối chân trời. Tôi nghe văng vẳng trong không gian như có ai đang dạo đàn bản Nha Trang Ngày Về. Thiên nhiên phần nào giúp tâm hồn con người rộng mở và dễ cảm thông hơn.
Sau một hồi quần với sóng biển, tôi cũng tạm quên người tàn tật bán sách đã làm tôi hụt hẫng. Nhưng khi vừa bước lên bờ cát,_thì tôi lại trông thấy anh ta đang o bế mấy người nước ngoài và đưa tay xin cả thức ăn thừa. Tôi nghi ngờ, có thể là người tàn tật này không phải là người tàn tật năm xưa. Tôi đến gần hỏi thăm. Nhưng chưa hỏi hết câu hắn đã ” Đ.m. cái khứa đói rã họng ra mà còn làm cao ấy hả. Chết mẹ nó rồi..”
Chỉ nghe cái giọng lỗ mãng của hắn, tôi đủ biết chắc hắn ta không phải là anh - người tàn tật bán sách mà năm trước tôi đã gặp -. Tôi theo người bán sách này với ý định hỏi thăm thêm về anh cho ra lẽ, nhưng thấy hắn ta chẳng mấy tha thiết. Hắn di chuyển chậm, nhưng mắt hắn lại quan sát thật nhanh về những đám người đang xuống bãi ở quãng xa. Và khi đi ngang qua chỗ ngồi của người đàn bà bán cua luộc, hắn hất hàm bảo ” Đó, vợ khứa đó ! “
Tôi liền chụp ngay cơ hội, hy vọng tìm ra manh mối. Nhưng khi tôi lân la lại gần, thấy chị bán cua luộc này có vẻ nghiêm trang khác với những người bán hàng rong bình thường, tôi không biết phải bắt đầu làm sao. Tôi mua hết con cua này tới con cua khác mà chẳng ăn con nào. Và cứ mỗi lần chị định quảy gánh đi chỗ khác, tôi gọi giật lại mua thêm một con nữa để giữ chân chị. Vừa lúc chị nhận ra người khách mua cua này cũng có gì khác thường, tôi buột miệng :
- Chị là vợ của người tàn tật bán sách trên bãi biển này mấy năm trước ?
Chị ngớ người ra, im lặng nhìn tôi. Có lẽ thấy tôi là một người xa lạ sao lại tò mò vào một chuyện riêng tư. Tôi kể cho chị nghe cái cảm tình đặc biệt mà tôi đã dành cho anh ấy. Tôi muốn tìm cách giúp anh một phần nào nỗi thống khổ tật nguyền. Tôi tha thiết muốn biết về anh. Dường như những lời chân thật của tôi làm cho chị xúc động. Chị nhìn tôi, đôi mắt thật buồn :
- Em không phải là vợ của anh ấy. Tụi em cùng cảnh khổ nên đùm bọc lấy nhau mà sống. Một số người đùa, gán ghép tụi em rồi quen gọi thế thôi, anh ạ. Anh ấy đã chết cách nay hơn tám tháng. Em đã lo chôn cất anh ấy.
Lòng tôi thắt lại, một phần vì cảm thương anh trong cảnh khốn cùng, một phần ân hận là giá năm trước mình tìm cách giúp đỡ anh, biết đâu đã cứu được anh. Tôi có ý muốn nhờ chị đưa tôi ra mộ để thắp cho anh nén hương. Chị ngại ngùng nhưng cuối cùng gật đầu hẹn bốn giờ chiều chờ tôi trước khách sạn tôi ở.
Tôi thuê chiếc taxi, và xin phép cùng ngồi với chị ở băng ghế sau để dễ dàng trò chuyện. Trên đường ra nghĩa trang, chị say sưa tâm tình cùng tôi, như từ lâu lắm chị không có dịp nói ra những điều bao năm dấu kín ở trong lòng. Chị tên Trang. Cha chị trước kia là một trung sĩ địa phương quân, bị thương năm 1968, trong trận tết Mậu Thân, nên được giải ngũ. Mẹ chị mất từ khi chị còn bé lắm. Cha chị không chịu tục huyền mà ở vậy nuôi đứa con độc nhất của mình. Nhờ số tiền trợ cấp ban đầu, ông mua được một căn nhà tôn trong khu dành cho thương phế binh, nằm phía sau ga xe lửa. Ông xin được cái chân bán vé cho hãng xe đò Phi Long ở bến xe Xóm Mới. Lương ba cọc ba đồng cộng với tiền hưu bổng hàng tháng, ông dành dụm cố lo lắng cho cô con gái học hành. Năm 1974, xong lớp 12, chị thi đậu vào trường sư phạm. Sau ngày Nha trang “giải phóng”, chị bị loại ra bởi lý lịch “ngụy quân” của cha. Lúc này, gia đình trở nên bi đát. Cha chị, tất nhiên, không còn được lãnh tiền hưu bổng ngày trước, chị không tìm ra bất cứ việc làm gì. Cuối cùng cha chị đành phải bán một nửa căn nhà vốn đã chật chội, để mua một chiếc xích lô làm phương tiện sinh nhai. Còn chị thì đi bán hàng rong từ dạo ấy.
- Đến bây giờ ông cụ vẫn còn đạp xích lô ? Tôi tò mò hỏi.
- Ông mất lâu rồi anh ạ. Tội nghiệp, ông thương anh Bá lắm, xem anh ấy như con.
Tôi ngạc nhiên :
- Anh Bá nào ?
- Người tàn tật bán sách đó.
Đến bây giờ tôi mới biết tên của anh.
Chị cho biết anh Bá ngày xưa là trung úy phi công. Máy bay của anh bị bắn rơi vào những ngày Sài gòn nguy khốn, khi yểm trợ cho mặt trận Long Khánh của Sư Đoàn Tướng Đảo. Anh được anh em bộ binh tiếp cứu, nhưng bị thương rất nặng, phải đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sau cuộc giải phẫu khá dài, anh tỉnh lại. Nhưng khi biết được mình bị mất hai chân và một cánh tay, anh ngất xỉu và hôn mê suốt cả một tuần. Ngay sau khi Sài gòn vừa “giải phóng”, anh bị đuổi ra khỏi Tổng Y Viện khi vết thương chưa lành. Gần hai tháng sau cha em gặp anh ấy trên bến xe Xóm Mới. Biết được phần nào hoàn cảnh thương tâm, cha em lấy xích lô chở anh về nhà chăm sóc vết thương và anh sống với cha con em từ dạo ấy.
- Anh ấy không có thân nhân. Tôi hỏi
- Anh có một cô em gái ở đây, nhưng mà chết lâu rồi. Ban đầu không nghe anh nói điều này. Mãi sau này thấy trên đầu giường của anh có thờ tấm ảnh của một cô con gái và có nhiều đêm rất khuya anh ngồi bất động trước tấm ảnh, cha em hỏi mấy lần, anh mới bảo đó là cô em gái duy nhất của anh.
- Anh không còn bạn bè ?
- Nghe nói anh đang học một khóa phi hành ở đâu bên Mỹ, rồi nhờ có trình độ anh ngữ khá, anh được lưu lại Mỹ làm sĩ quan liên lạc không quân. Nghe tin miền Nam nguy khốn, anh tình nguyện xin về chiến đấu. Vừa về nước, anh ra chiến trường ngay và bị nạn khi đang bay phi vụ thứ hai. Có lẽ vì vậy mà không nghe anh nhắc tới bạn bè.
Xe dừng lại, tôi bước xuống trả tiền và bảo anh tài xế chờ tôi hoặc có thể quay lại sau ba mươi phút. Tôi bước vào nghĩa trang khi lòng còn vương vấn một câu chuyện buồn. Tiếng chuông nhà thờ từ đâu vọng lại càng làm cho lòng tôi chùng xuống. Đi quanh co một lúc, chị Trang bảo tôi dừng lại và chỉ cho tôi ngôi mộ của anh Bá, nằm bên cạnh ngôi mộ của cô em gái. Cả hai ngôi mộ được xây bằng đá đơn giản, trên tấm bia có cả tấm ảnh. Tôi ngạc nhiên khi thấy trên mộ bia anh Bá có hình một thập tự giá, vì đây là nghĩa trang Phật giáo. Tôi đến trước mộ anh, thắp ba nén hương thầm khấn vái cho anh được sống an bình trong một thế giới chẳng còn thù hận, và nói lên lòng cảm mến của một người đồng đội cũ. Tôi nhìn kỹ tấm ảnh của anh trên mộ bia, tấm ảnh chụp lúc anh còn là sinh viên sĩ quan không quân, phong độ, hào hùng. Trông khuôn mặt quen quen. Có lẽ do bộ quân phục, làm tôi nhớ tới khuôn mặt của những bạn bè ngày trước.
Tôi bước sang mộ cô em gái, thắp ba nén hương cho một người không hề quen biết. Tôi tò mò bước lên xem tấm ảnh trên mộ bia. Bỗng đầu óc tôi choáng váng, mắt tôi mờ đi như chẳng còn trông thấy những gì trước mặt. Trời ơi, có điều gì lầm lẫn hay không ? Người trong tấm ảnh chính là An Bình, cô em gái yêu dấu của tôi.
Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh, mở đôi mắt thật to để nhìn kỹ lại tấm ảnh. Không thể nhầm lẫn được. Chính tấm ảnh của em tôi mà tôi vẫn treo trên bàn thờ cùng với ảnh của cha và mẹ của tôi. Tôi vẫn thường đứng hằng giờ trước những tấm ảnh này mỗi khi thấy mình quá đỗi cô đơn trên xứ lạ quê người. Làm sao tôi có thể nhầm lẫn được. Bỗng dưng tôi khóc sụt sùi.
Trang nhìn tôi ngạc nhiên :
- Anh có quen biết em gái anh Bá ?
Tôi im lặng không trả lời, bảo chị cùng đi với tôi. Chiếc taxi vẫn còn đợi tôi tự nãy giờ. Tôi móc bóp tìm địa chỉ của cha cô bạn thân của em tôi, đã từ Hòa Lan về đây trước tôi hai ngày, và chúng tôi hẹn gặp nhau ngày mai. Bác trọ ở nhà một người em trong khu cầu Xóm Bóng. Tôi đưa địa chỉ cho anh tài xế. Chỉ hơn năm phút sau là anh ta đã tìm được. May mắn là bác có ở nhà. Tôi xin lỗi bác là đã đến tìm bác sớm hơn ngày hẹn. Báo cho bác là tôi đã bất ngờ tìm được mộ của em tôi. Xin bác cùng đi với tôi ra nghĩa trang để xác định lại vị trí ngôi mộ của em tôi mà ngày trước bác đã có lòng chôn cất hộ.
Trở lại nghĩa trang, tôi đề nghị bác dẫn đường, như muốn để xác minh chắc chắn là bác biết rõ ngôi mộ ấy. Bác mò mẫm gần hai mươi phút, mới tìm được ngôi mộ của em tôi. Bác ngạc nhiên là ngày ấy bác chỉ kịp dựng một tấm bia, chứ không có xây mộ đá như bây giờ, và trên bia cũng chỉ có tên chứ không có hình ảnh của em tôi.
Tự nãy giờ Trang vẫn còn ngạc nhiên, không biết rõ việc gì. Tại sao cô gái này là em gái duy nhất của anh Bá mà cùng là em gái của tôi ? Tôi xin lỗi vì xúc động quá, tôi sẽ kể cho Trang nghe trên đuòng về nhà.
Tôi đưa cha cô bạn của em tôi về lại nhà trọ, cám ơn bác và hẹn gặp lại bác vài hôm sau. Trên đường về, tôi kể lại cho Trang nghe về hoàn cảnh của gia đình tôi. Tôi đi lính xa nhà, mỗi năm chỉ về phép một đôi lần. An Bình, đứa em gái duy nhất của tôi ở Nha-Trang với cha tôi. Ông là một thầy giáo, ngày xưa dạy ở trường Pháp-Việt lúc tôi mới lên ba. Sau ngày về hưu ông được bà con mời làm chủ tịch hội đồng xã. Ông bị bắt vào trại cải tạo Đá Bàn sau ngày Nha-Trang “giải phóng”, rồi vì tuổi già sức yếu, không chịu nỗi sự tra tấn, ông đã chết gần một năm sau đó. Em gái tôi nối nghiệp cha, sau khi tốt nghiệp ở trường sư phạm Qui Nhơn, vì gia cảnh, được về dạy ở Nha-Trang. Có lần tôi về phép, em kể cho tôi nghe về mối tình của em với một chàng sinh viên sĩ quan không quân. Em có đưa cả tấm ảnh cho tôi xem và hẹn sẽ giới thiệu với tôi khi chàng ta ở Mỹ trở về. Em lo lắng vì anh ta là người Bắc di cư, công giáo, không hiểu có khó khăn gì cho cuộc hôn nhân. Tôi bảo nó yên tâm, ba tôi theo tây học, nên ông quan niệm về tôn giáo rộng rãi lắm.
Sau khi cha tôi vào trại cải tạo, căn nhà của chúng tôi bị chính quyền mới tịch thu để làm hợp tác xã mua bán. Em tôi không được tiếp tục dạy học nữa nên ra Xóm Bóng ở chung với cô bạn học nối khố tự ngày xưa, chắt chiu số tiền còn dành dụm được để thăm nuôi cha tôi. Ngay sau ngày Sài Gòn mất, em có vào tìm thăm tôi và người yêu của cô. Hơn hai tuần đi thăm hỏi khắp nơi, em tôi về nằm khóc cả mấy ngày liền, nói với tôi là người yêu của nó đã chết mất xác ỏ chiến trường Long Khánh. Tôi an ủi em tôi, bảo nó về Nha-Trang cố gắng thay tôi lo lắng cho cha, chờ ngày cha và tôi trở về sum họp. Tôi vào tù hơn sáu tháng, hai lần được phép gởi thư về nhà, vẫn không thấy em gái hồi âm. Cho mãi trước khi được chuyển ra Bắc, tôi mới nhận được thư của cô bạn thân của nó, báo tin là nó không kiếm được việc gì làm, túng quẫn, buồn chán, nên đã uống nguyên một ống thuốc ngủ. Gia đình cô chở vào bệnh viện, nhưng không cứu được, vì bệnh viện không tìm ra thuốc giải.
Chị Trang suy nghĩ miên man và như chợt nhớ ra được điều gì. Chị bảo khi còn sống, anh Bá không đi làm vào ngày chủ nhật. Anh đi lễ nhà thờ rồi đi ra mộ suốt cả ngày. Chính anh đã dành dụm tiền bạc, thuê người xây lại ngôi mộ và mua phần đất dành cho mình. Khi chôn cất anh xong, chị tìm thấy một tập nhật ký dấu kỹ dưới đầu giường. Chị vẫn còn để trên bàn thờ, chờ ngày giáp năm thì đốt luôn. Chị bảo tôi cùng về nhà với chị, để chị trao lại cuốn nhật ký, kỷ vật duy nhất của một người cùng sống chung trong cảnh khốn cùng với cha con chị trong gần ba mươi năm, và bây giờ mới biết đó là người yêu của cô em gái thương quí của tôi.
Chị bảo taxi dừng lại trước một ngõ tắt phía sau ga xe lửa. Tôi trả tiền, theo chị băng qua hai con đường sắt, đi quanh co theo mấy con hẻm thì đến nhà. Tôi xin phép thắp hương trước bàn thờ của ba chị và Bá, trên một cái kệ nhỏ bằng gỗ treo trên vách. Tôi khẩn khoản xin chị nhận một số tiền để chăm sóc ngôi mộ của ông cụ, em gái tôi và Bá, một ít làm vốn buôn bán để đỡ vất vả hơn xưa. Tôi xin nhận Trang là cô em kết nghĩa, và từ nay Trang là người thân quen duy nhất của tôi còn lại ở Nha-Trang. Tôi chia tay, đi bộ về khách sạn, cầm theo cuốn nhật ký trên tay, mà cứ tưởng như mình vừa nhận một món quà quí giá của người thân gởi về từ một cõi nào đó thật xa xăm.
Ngày 2/5
Vết thương còn đau đớn và máu còn thấm đỏ qua mấy lớp băng, vậy mà mình bị người ta đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, trong hoàn cảnh tứ cố vô thân. May mắn nhờ một ân nhân nghèo nhưng lại giàu lòng bác ái, đùm bọc, nuôi nấng và chăm sóc vết thương.
Nhiều lần, trong vực sâu tuyệt vọng, mình không muốn sống thêm một ngày nào nữa, nhưng lòng mình lúc nào cũng hướng về chúa Kitô, và xin phó thác tất cả ở nơi Ngài.
……..
Ngày 20.6
Cuối cùng, thì mình quyết định trở về Nha-Trang, bởi lẽ mình không còn có một chỗ nào khác để trở về. Mình về đây để tìm lại những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời mình, của những ngày mình còn có An Bình. Từ ngày gặp An Bình, mình nghĩ là mình đã thuộc về Nha-Trang, miền thùy dương rạt rào thơ mộng này. Đau đớn thay, hôm nay mình chẳng phải là mình ngày trước, mình chỉ là một kẻ tật nguyền thê thảm. Mình sẽ không bao giờ gặp lại An Binh, mà chỉ mong về đây để được sống với hình ảnh của nàng.
Ngày 08/7
Ngày hôm nay có lẽ là ngày đau đớn nhất trong đời mình. Đau đớn hơn cả cái ngày mình tỉnh dậy trong quân y viện và biết mình trở thành một người tàn phế. Mình lê lết khắp nơi hỏi thăm tin tức An-Bình, được biết là em đã quyên sinh.. An Bình ơi, xin em hãy tha thứ cho anh. Trong vận cùng của một đất nước mà anh chỉ là một thằng lính hèn mọn nhỏ nhoi, làm sao có thể giữ được bầu trời Nha-Trang này cho em, và cho những kỷ niệm của chúng mình..
nhà thờ đá Nhatrang
Một hồi chuông nhà thờ làm tôi giật mình. Ngẩng đầu lên mới biết mình đang đứng trước nhà thờ đá. Tôi thẫn thờ bước lên những bậc “tam cấp”, đến trước tượng Đức Mẹ. Tôi là người ngoại đạo, không biết phải cầu nguyện như thế nào. Tôi chấp hai tay trước ngực, kính cẩn xin Thiên Chúa Từ Bi và Đức Mẹ Maria cứu vớt linh hồn của hai người hoạn nạn và xin cho họ được cùng phục sinh với Chúa để tình yêu của họ mãi mãi vĩnh hằng trong một thế giới bình an, không còn có hận thù.
Tôi không còn ý đinh dời ngôi mộ em tôi về bên cạnh cha mẹ. Tôi về quê, quỳ trước mộ cha mẹ tôi để xin phép được xây lại hai ngôi mộ của em tôi và Bá chung trong một vòng thành. Không ai có quyền bắt họ chia lìa thêm một lần nữa, dù bây giờ chỉ còn là một thế giới vô hình.
Cũng như lần trước, ngày cuối cùng, tôi thuê xích lô đi một vòng dọc theo con đường Duy Tân cũ. Con đường đẹp nhất của Nha-Trang. Những cơ sở công quyền, những dinh thự của cán bộ bây giờ đựơc dựng lên nguy nga đồ sộ. Nhìn lá cờ màu đỏ trên mấy nóc nhà, bỗng dưng tôi lạnh toát cả người. Chẳng lẽ những thay đổi “to lớn” ấy mà phải xây trên máu xương, trên những đớn đau, chia lìa thảm khốc của bao nhiêu thế hệ đã từng một thời góp sức tạo nên cái thành phố hiền hòa thơ mộng này. Bỗng chốc, tôi không còn nhìn thấy thành phố Nha-Trang đâu nữa. Trước mắt tôi bây giờ chỉ còn là một bãi tha ma, dài ra, vô tận. Tôi nghe trong gió văng vẳng tiếng đàn dạo bài Nha-Trang, mà ngày xưa đài phát thanh Nha-Trang dùng làm nhạc hiệu mở đầu. Tôi nhớ tới cái chết thảm khốc của nhạc sĩ Minh-Kỳ, tác giả bản nhạc quen thuộc một thời này, ông cũng đã bị giết vào tháng 8/75, khi cùng bị nhốt chung với tôi trong trại tù cải tạo An Dưỡng, Biên Hòa.
phạmtínanninh
(Viết chung với Đoàn Mai Tâm)
Năm 1995, hai mươi năm bỏ xứ, cha mẹ tôi mất hết, tôi chỉ còn bà mẹ vợ già yếu lắm đang sống ở Đalat. Vợ tôi vốn nhát gan, nhưng vì sợ tôi không còn dịp gặp lại mẹ, nên tỉ tê rủ tôi về thăm mẹ một chuyến. Tôi trả lời ngay: “Con lớn hết rồi, anh không còn sợ gì nữa, em muốn thì anh đi”. Nhưng tôi nhấn mạnh: “Nếu tụi mình gặp rắc rối gì ở VN thì em đừng lo buồn cho anh, đáng lẽ anh đã chết từ đời nào, còn sống đến ngày hôm nay để lo cho em và hai con là tụi mình có hồng phúc rồi, đồng ý không?” Vợ tôi cố cười gượng. Thế là chúng tôi mua vé máy bay, làm visa, tuy nhiên chúng tôi giữ kín, ngay cả bên VN cũng không biết có tôi về, tưởng chỉ có vợ tôi về thôi.
Còn bốn ngày nữa là vợ chồng tôi lên máy bay về VN, sáng Chủ Nhật hôm ấy, tôi lên Chùa lễ Phật. Sau lễ, tôi ở lại Chùa dùng cơm chay, tôi ngồi cạnh anh bạn, trước kia anh là Quận Trưởng, anh khoe mới ở VN về. Tôi dò hỏi tin tức VN, anh cho biết lúc máy đáp xuống Tân Sơn Nhất, Công An lên máy bay đọc tên 10 người, yêu cầu họ đừng xuống máy bay vì Airline cần nói chuyện! Tôi hỏi: “Rồi 10 người đó ra sao?” Anh nói: “Đọc không có tên tôi, tôi mừng đứng tim, lật đật xuống máy bay, đâu có theo dỏi để ý làm gì nữa”. Tôi làm mặt tỉnh bơ, anh bạn không hề biết tôi sắp về VN. Tôi lật đật về nhà kể lại cho vợ nghe. Vợ tôi lo sợ ra mặt, nhưng than vản như vẫn muốn đi: “Còn có bốn ngày, mình đâu có cancel được nữa!”. Tội nói: “Thì mình cứ đi, anh chấp nhận tất cả, không lo sợ gì hết”.
Máy bay chở vợ chồng tôi đáp xuống Tân Sơn Nhất thì Trời mờ tối, nhìn ra ngoài tôi vẫn còn nhận rỏ cảnh tiêu điều của parking và Phi Đoàn 716 của tôi ngày xưa, lòng tôi tan nát. Máy bay vào bến đậu, vừa bước ra cửa máy bay để xuống, tôi khựng lại vì lá cờ đỏ ngôi sao vàng trên nón cối của tên Công An đứng dưới cầu thang máy bay, đó là phản ứng tự nhiên. Vơ tôi đi kè tôi xuống cầu thang máy bay để lên xe bus, nàng làm vẽ oai phong Tiểu Long Nữ như là để bảo vệ tôi! Hai đứa tôi xuống sắp hết cầu thang, bất thình lình, tên Công An đưa tay chận vợ chồng tôi lại, tôi nói thầm: “Đây rồi, rắc rối”. Nhìn sang Tiểu Long Nữ, bây thì hết oai phong, sắp thành Tiểu Long Rụng, hai đầu gối run, sắp ngã quỵ! Tên Công An nói lớn: “Xe đầy rồi, chờ xe khác!” Tiểu Long Nữ hồi sinh, làm vẽ oai phong trở lại. Tôi kề tai nàng nói nhỏ, chọc quê: “Em có cần vô restroom để thay quần lót không, hình như có mùi?” Vợ tôi cười tươi chưa từng thấy.
***********************************************************************************
Chuyện Người Bán Sách Trên Bải Biển Nha Trang, lại dính dấp đến một người Phi Công. Hình như nhà văn nầy dành cảm tình đặc biệt cho một binh chủng, một thời vang danh “hào hoa phong nhã”.
Sau đây là câu chuyện:
Người Bán Sách Trên Bải Biển Nha Trang
Tôi trở về thăm quê hương sau hơn mười lăm năm, kể từ ngày vượt biển ra đi. Tôi quyết định điều này qua bao nhiêu đêm ưu tư trằn trọc. Tôi chẳng còn ai thân quen bên ấy để về thăm. Mẹ tôi mất hồi tôi mới lên ba. Cha tôi chết cuối năm 1976 trong trại tù cải tạo Đá Bàn, khi tôi đang ở một trại tù khác tận núi rừng Việt Bắc và mãi năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Đứa em gái mà tôi thương quí nhất, mang hình ảnh của người mẹ mà tôi chỉ còn mơ hồ trong ký ức, cũng đã kết liễu cuộc đời ở cái tuổi tưởng chừng lúc nào cũng có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt. Còn bạn bè tôi, thằng chết, đứa ra đi, gởi thân khắp bốn phương trời. Biết là lần trở về này, rồi cũng chẳng khác gì cái ngày cách đây mười sáu năm, từ một trại tù miền Bắc trở về, tôi bơ vơ lạc lõng trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng không có ý định về đây để tìm lại những kỷ niệm ngày xưa. Những “hang động tuổi thơ” chắc cũng đã biến mất trước bao nhiêu dông tố năm nào bất ngờ ụp xuống. Bây giờ chỉ còn sót lại chút ít trong lòng những người tha phương lưu lạc. Bản thân tôi có quá nhiều đớn đau và mất mát ngay trên chính cái thành phố một thời xinh đẹp này. Tôi sợ phải nhìn lại cái quá khứ hãi hùng và tang thương đó. Tôi về chỉ để làm một điều, mà nếu không làm được, lòng tôi sẽ ray rứt khôn nguôi. Có lẽ đến khi chết tôi vẫn không làm sao nhắm mắt.
Tôi về để tìm lại phần mộ của cha và em tôi, cải táng đem về bên cạnh phần mộ của mẹ tôi trong nghĩa trang gia tộc ở quê tôi ngoài Vạn Giã. Điều ước mơ của cha tôi, mỗi lần ông kể cho tôi nghe về mẹ tôi và chuyện tình khá lãng mạn nhưng cũng nhiều cay đắng của ông bà. Cha tôi được chôn cất sơ sài trên núi Đá Bàn, bên ngoài một trại tù cải tạo lúc xưa. Còn em gái tôi, được gia đình một cô bạn thân chôn cất tại một nghĩa trang ngoài Đồng Đế. Khó khăn và may mắn lắm tôi mới tìm được tin tức về mộ phần của cha và em tôi sau hơn hai mươi năm. Nhờ một người bạn cùng tù với cha tôi, chính tay ông đã đào huyệt cho cha tôi, và gia đình cô bạn thân của em gái tôi, vượt biên từ năm 1978, hiện định cư tận bên Hòa Lan, cung cấp chi tiết và vẽ cả bản đồ hướng dẫn cho tôi.
Ngồi trên máy bay, tôi lo lắng đủ điều. Mộ em tôi nằm trong một nghĩa trang, dù chưa được xây, nhưng có tấm bia đúc bằng xi-măng nên có lẽ dễ tìm, nhưng phần mộ của cha tôi, nằm trong núi, và cái trại cải tạo ngày xưa bây giờ đã biến thành một khu kinh tế mới. Gần ba mươi năm rồi, có biết bao sự đổi thay.
Cuối cùng thì tâm nguyện của tôi cũng hoàn thành được một nửa. Trái ngược với những lo lắng ban đầu, tôi dễ dàng tìm ra phần mộ của cha tôi. Mặc dù bối cảnh chung quanh thay đổi, nhưng bà con ở vùng kinh tế mới này đa số là dân thành phố bị cưỡng bách “tự nguyện” lên đây, một số ngày xưa là lính và công chức. Họ biết đây là mộ của những người tù cải tạo, nên họ thương mà rào lại và giữ gìn. Những dịp cuối năm họ đều thắp hương, tảo mộ và kẻ lại tên trên những tấm bia bằng gỗ, dù đã rong rêu qua bao nhiêu mùa mưa nắng. Riêng phần mộ của em tôi, mò mẫm suốt cả hai tuần tôi vẫn tìm không ra. Cả khu nghĩa trang bây giờ thay đổi. Người chết nhiều quá. Nhiều ngôi mộ mới xây, nhưng cũng có một số đã được cải táng, dời đi nơi khác. Nhà cửa cất san sát bên nghĩa địa. Người sống bây giờ ở chung với người chết. Tôi bắt chước người xưa khấn vái, xin hồn thiêng em tôi về chỉ cho tôi ngôi mộ của em nằm. Nhưng lời vái của tôi vẫn không thiêng.
Tôi thuê người cải táng phần mộ của cha tôi. Đi từng nhà trong khu kinh tế mới cám ơn lòng tốt của mọi người. Đưa hài cốt của cha tôi về an táng bên cạnh mẹ tôi, trong nghĩa trang gia tộc, thuê thợ xây lại tất cả những ngôi mộ đã bao nhiêu năm không có ai chăm sóc.
Còn một ngày nữa là hết hạn visa. Tôi muốn đi một vòng, tìm lại chút gì của Nha-Trang xưa. Mùa hè Nha-Trang bây giờ dường như nóng bức hơn ngày xưa. Tôi thuê một chiếc xích lô chạy dọc theo con đường Duy Tân cũ. Vừa để cho mát, vừa muốn tìm lại những lùm cây dương ngày trước, thuở chúng tôi và bạn bè hẹn hò sau những lúc tan trường. Một số lùm dương vẫn còn đó, nhưng trơ trọi, điêu tàn. Tôi bảo anh phu xe cho tôi xuống trường Võ Tánh. Anh phu xe còn trẻ, thắng xe lại, ngạc nhiên. Tôi hiểu, nên tôi bảo tôi sẽ chỉ đường, anh cứ theo tôi. Ngôi trường cũ, nơi tôi có biết bao kỷ niệm của ba năm theo học, bây giờ không những cái tên trường, mà tất cả đều trở thành xa lạ. Những hàng cây phía trước không còn. Ngôi trường đứng chơ vơ, chẳng còn sót lại chút gì thơ mộng, gây trong tôi một cảm xúc bẽ bàng hơn là thương tiếc.
trường Võ Tánh
Bất giác tôi nhớ đến em tôi. Đứa em gái xinh đẹp dễ thương, đã cho tôi cái ấm áp của cả một gia đình, trong những ngày chúng tôi lớn lên không có mẹ. Em học bên trường Nữ Trung Học, nhưng thường đến đây chờ tôi để hai anh em cùng ra biển. Em tôi thích tắm biển, nhưng ngại đến đó một mình nên thường rủ tôi đi theo hộ tống. Tôi tha hồ làm tình làm tội mấy anh chàng muốn đến làm quen, tán tỉnh em tôi. Tôi đi bộ dọc theo bãi biển, tìm đến khu có nhiều cây dừa trước trường Bá Ninh lúc trước, nơi ngày xưa em tôi thường ngồi ở đó.
Tôi đưa mắt nhìn một vòng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp giáp bãi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh tay duy nhất còn lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa, cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quãng, từng quãng ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào, anh ta nhìn tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng. Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và từ từ mở ra. Tôi líếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên truyền hình Nauy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tròn mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát, không thua kém gì những người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại Hàn gì đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi là người Việt, định cư ở Nauy, nên trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xã giao, chứ làm gì có thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay ngăn lại
- Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người còn nghèo khổ hơn tôi. - Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.
Câu nói và thái độ của anh làm tôi rất đỗi ngạc nhiên. Vì từ khi trình giấy thông hành vào nước, trước những người mang lon, đội mão đại diện cho cả một quốc gia mà cũng không có được phong thái thanh tao như anh; và chẳng lẽ ở trong cái thành phố ” mũi nhọn du lịch ” này lại còn nhiều người khốn khổ hơn anh ?
Tôi đành mua một cuốn sách để anh vui lòng nhận tiền, nhưng rồi thấy anh cứ loay hoay moi hết túi nọ đến túi kia, để tìm đủ tiền thối lại cho tôi.
Tôi muốn hỏi thăm anh vài câu, nhưng anh đã nhoẻn miệng cười và gật đầu chào tôi rồi vội vàng lết sang mấy người khách nước ngoài đang nằm phơi nắng trên hàng ghế phía trước.
Từ hôm ấy, hình ảnh người tàn tật bán sách trên bãi biển Nha-Trang cứ lẩn quẩn trong đầu và theo tôi về tới Nauy; để rồi nếu có ai đó lỡ lời nói điều gì không mấy tốt về những người nghèo khổ ở Việt Nam, tôi có cảm tưởng như đang xúc phạm đến anh, người bán sách khả kính mà tôi bất ngờ được gặp.
Năm sau, tôi lấy một tháng hè về lại Việt Nam. Lần này tôi mua vé và nhờ cha cô bạn của em tôi, từ Hòa Lan, cùng về với tôi. Ông là người đã giúp chôn cất em tôi ngày trước. Tôi không ngờ là mình phải về lại Việt nam lần thứ hai. Một điều mà trước đây tôi không hề nghĩ tới. Nhưng tôi phải làm tròn bổn phận của người anh với cô em gái, mà nếu trước kia tôi lo lắng cho nó chu đáo hơn, biết đâu bây giờ nó còn sống để cho tôi khỏi cảnh côi cút một mình.
Sau một chuyến bay dài, tôi mệt đừ người. Tôi trở về từ vùng Bắc Âu lạnh lẽo, bây giờ lại gặp cái nắng oi nồng của vùng nhiệt đới. Sau khi thuê khách sạn xong, tôi chạy ngay ra biển tắm. Nằm dài trên bãi cát, tôi bỗng nhớ tới người bán sách năm xưa. Tôi thả bộ theo bờ biển về hướng mấy cái lều có bóng dáng nhiều người ngoại quốc đang từ khách sạn kéo ra, bỗng mắt tôi sáng lên khi nhìn thấy người tàn tật đang lê lết theo sau. Cũng hai cái túi vải đựng sách. Đúng là anh tàn tật bán sách năm trước chứ còn ai. Tôi mừng thầm như sắp sửa được gặp lại con người mà bấy lâu nay tôi thường nghĩ tới với lòng mến mộ. Tôi suy nghĩ làm cách nào để anh ta vui lòng nhận sự giúp đỡ của mình. Nhưng người tàn tật lúc nào cũng bám sát vào những người nước ngoài. Tôi để ý thấy người ta cũng không mua sách và chỉ cho anh tiền. Tôi ngạc nhiên khi thấy anh ta cười, hớn hở nhận tiền rất điệu nghệ, không nghe anh nói cái câu thật tử tế mà một năm trước anh đã lễ phép nói v ới tôi “Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành cho những người còn nghèo khổ hơn tôi”. Một cái gì đó thật đẹp vừa bị sụp đổ trong lòng. Tôi cảm thấy người nóng hừng hực. Không biết là sức nóng giữa ban trưa hay vì máu nóng bốc lên đầu. Tôi cắm đầu chạy lao vào những đợt sóng cuồng nộ đang từ ngoài khơi đổ vào bờ.
Nước biển trong xanh, sóng biển như những cánh tay ôm tôi vào lòng vuốt ve, dỗ dành. Mặt nước mênh mông, trải rộng đến những dãy núi mờ xanh tận cuối chân trời. Tôi nghe văng vẳng trong không gian như có ai đang dạo đàn bản Nha Trang Ngày Về. Thiên nhiên phần nào giúp tâm hồn con người rộng mở và dễ cảm thông hơn.
Sau một hồi quần với sóng biển, tôi cũng tạm quên người tàn tật bán sách đã làm tôi hụt hẫng. Nhưng khi vừa bước lên bờ cát,_thì tôi lại trông thấy anh ta đang o bế mấy người nước ngoài và đưa tay xin cả thức ăn thừa. Tôi nghi ngờ, có thể là người tàn tật này không phải là người tàn tật năm xưa. Tôi đến gần hỏi thăm. Nhưng chưa hỏi hết câu hắn đã ” Đ.m. cái khứa đói rã họng ra mà còn làm cao ấy hả. Chết mẹ nó rồi..”
Chỉ nghe cái giọng lỗ mãng của hắn, tôi đủ biết chắc hắn ta không phải là anh - người tàn tật bán sách mà năm trước tôi đã gặp -. Tôi theo người bán sách này với ý định hỏi thăm thêm về anh cho ra lẽ, nhưng thấy hắn ta chẳng mấy tha thiết. Hắn di chuyển chậm, nhưng mắt hắn lại quan sát thật nhanh về những đám người đang xuống bãi ở quãng xa. Và khi đi ngang qua chỗ ngồi của người đàn bà bán cua luộc, hắn hất hàm bảo ” Đó, vợ khứa đó ! “
Tôi liền chụp ngay cơ hội, hy vọng tìm ra manh mối. Nhưng khi tôi lân la lại gần, thấy chị bán cua luộc này có vẻ nghiêm trang khác với những người bán hàng rong bình thường, tôi không biết phải bắt đầu làm sao. Tôi mua hết con cua này tới con cua khác mà chẳng ăn con nào. Và cứ mỗi lần chị định quảy gánh đi chỗ khác, tôi gọi giật lại mua thêm một con nữa để giữ chân chị. Vừa lúc chị nhận ra người khách mua cua này cũng có gì khác thường, tôi buột miệng :
- Chị là vợ của người tàn tật bán sách trên bãi biển này mấy năm trước ?
Chị ngớ người ra, im lặng nhìn tôi. Có lẽ thấy tôi là một người xa lạ sao lại tò mò vào một chuyện riêng tư. Tôi kể cho chị nghe cái cảm tình đặc biệt mà tôi đã dành cho anh ấy. Tôi muốn tìm cách giúp anh một phần nào nỗi thống khổ tật nguyền. Tôi tha thiết muốn biết về anh. Dường như những lời chân thật của tôi làm cho chị xúc động. Chị nhìn tôi, đôi mắt thật buồn :
- Em không phải là vợ của anh ấy. Tụi em cùng cảnh khổ nên đùm bọc lấy nhau mà sống. Một số người đùa, gán ghép tụi em rồi quen gọi thế thôi, anh ạ. Anh ấy đã chết cách nay hơn tám tháng. Em đã lo chôn cất anh ấy.
Lòng tôi thắt lại, một phần vì cảm thương anh trong cảnh khốn cùng, một phần ân hận là giá năm trước mình tìm cách giúp đỡ anh, biết đâu đã cứu được anh. Tôi có ý muốn nhờ chị đưa tôi ra mộ để thắp cho anh nén hương. Chị ngại ngùng nhưng cuối cùng gật đầu hẹn bốn giờ chiều chờ tôi trước khách sạn tôi ở.
Tôi thuê chiếc taxi, và xin phép cùng ngồi với chị ở băng ghế sau để dễ dàng trò chuyện. Trên đường ra nghĩa trang, chị say sưa tâm tình cùng tôi, như từ lâu lắm chị không có dịp nói ra những điều bao năm dấu kín ở trong lòng. Chị tên Trang. Cha chị trước kia là một trung sĩ địa phương quân, bị thương năm 1968, trong trận tết Mậu Thân, nên được giải ngũ. Mẹ chị mất từ khi chị còn bé lắm. Cha chị không chịu tục huyền mà ở vậy nuôi đứa con độc nhất của mình. Nhờ số tiền trợ cấp ban đầu, ông mua được một căn nhà tôn trong khu dành cho thương phế binh, nằm phía sau ga xe lửa. Ông xin được cái chân bán vé cho hãng xe đò Phi Long ở bến xe Xóm Mới. Lương ba cọc ba đồng cộng với tiền hưu bổng hàng tháng, ông dành dụm cố lo lắng cho cô con gái học hành. Năm 1974, xong lớp 12, chị thi đậu vào trường sư phạm. Sau ngày Nha trang “giải phóng”, chị bị loại ra bởi lý lịch “ngụy quân” của cha. Lúc này, gia đình trở nên bi đát. Cha chị, tất nhiên, không còn được lãnh tiền hưu bổng ngày trước, chị không tìm ra bất cứ việc làm gì. Cuối cùng cha chị đành phải bán một nửa căn nhà vốn đã chật chội, để mua một chiếc xích lô làm phương tiện sinh nhai. Còn chị thì đi bán hàng rong từ dạo ấy.
- Đến bây giờ ông cụ vẫn còn đạp xích lô ? Tôi tò mò hỏi.
- Ông mất lâu rồi anh ạ. Tội nghiệp, ông thương anh Bá lắm, xem anh ấy như con.
Tôi ngạc nhiên :
- Anh Bá nào ?
- Người tàn tật bán sách đó.
Đến bây giờ tôi mới biết tên của anh.
Chị cho biết anh Bá ngày xưa là trung úy phi công. Máy bay của anh bị bắn rơi vào những ngày Sài gòn nguy khốn, khi yểm trợ cho mặt trận Long Khánh của Sư Đoàn Tướng Đảo. Anh được anh em bộ binh tiếp cứu, nhưng bị thương rất nặng, phải đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sau cuộc giải phẫu khá dài, anh tỉnh lại. Nhưng khi biết được mình bị mất hai chân và một cánh tay, anh ngất xỉu và hôn mê suốt cả một tuần. Ngay sau khi Sài gòn vừa “giải phóng”, anh bị đuổi ra khỏi Tổng Y Viện khi vết thương chưa lành. Gần hai tháng sau cha em gặp anh ấy trên bến xe Xóm Mới. Biết được phần nào hoàn cảnh thương tâm, cha em lấy xích lô chở anh về nhà chăm sóc vết thương và anh sống với cha con em từ dạo ấy.
- Anh ấy không có thân nhân. Tôi hỏi
- Anh có một cô em gái ở đây, nhưng mà chết lâu rồi. Ban đầu không nghe anh nói điều này. Mãi sau này thấy trên đầu giường của anh có thờ tấm ảnh của một cô con gái và có nhiều đêm rất khuya anh ngồi bất động trước tấm ảnh, cha em hỏi mấy lần, anh mới bảo đó là cô em gái duy nhất của anh.
- Anh không còn bạn bè ?
- Nghe nói anh đang học một khóa phi hành ở đâu bên Mỹ, rồi nhờ có trình độ anh ngữ khá, anh được lưu lại Mỹ làm sĩ quan liên lạc không quân. Nghe tin miền Nam nguy khốn, anh tình nguyện xin về chiến đấu. Vừa về nước, anh ra chiến trường ngay và bị nạn khi đang bay phi vụ thứ hai. Có lẽ vì vậy mà không nghe anh nhắc tới bạn bè.
Xe dừng lại, tôi bước xuống trả tiền và bảo anh tài xế chờ tôi hoặc có thể quay lại sau ba mươi phút. Tôi bước vào nghĩa trang khi lòng còn vương vấn một câu chuyện buồn. Tiếng chuông nhà thờ từ đâu vọng lại càng làm cho lòng tôi chùng xuống. Đi quanh co một lúc, chị Trang bảo tôi dừng lại và chỉ cho tôi ngôi mộ của anh Bá, nằm bên cạnh ngôi mộ của cô em gái. Cả hai ngôi mộ được xây bằng đá đơn giản, trên tấm bia có cả tấm ảnh. Tôi ngạc nhiên khi thấy trên mộ bia anh Bá có hình một thập tự giá, vì đây là nghĩa trang Phật giáo. Tôi đến trước mộ anh, thắp ba nén hương thầm khấn vái cho anh được sống an bình trong một thế giới chẳng còn thù hận, và nói lên lòng cảm mến của một người đồng đội cũ. Tôi nhìn kỹ tấm ảnh của anh trên mộ bia, tấm ảnh chụp lúc anh còn là sinh viên sĩ quan không quân, phong độ, hào hùng. Trông khuôn mặt quen quen. Có lẽ do bộ quân phục, làm tôi nhớ tới khuôn mặt của những bạn bè ngày trước.
Tôi bước sang mộ cô em gái, thắp ba nén hương cho một người không hề quen biết. Tôi tò mò bước lên xem tấm ảnh trên mộ bia. Bỗng đầu óc tôi choáng váng, mắt tôi mờ đi như chẳng còn trông thấy những gì trước mặt. Trời ơi, có điều gì lầm lẫn hay không ? Người trong tấm ảnh chính là An Bình, cô em gái yêu dấu của tôi.
Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh, mở đôi mắt thật to để nhìn kỹ lại tấm ảnh. Không thể nhầm lẫn được. Chính tấm ảnh của em tôi mà tôi vẫn treo trên bàn thờ cùng với ảnh của cha và mẹ của tôi. Tôi vẫn thường đứng hằng giờ trước những tấm ảnh này mỗi khi thấy mình quá đỗi cô đơn trên xứ lạ quê người. Làm sao tôi có thể nhầm lẫn được. Bỗng dưng tôi khóc sụt sùi.
Trang nhìn tôi ngạc nhiên :
- Anh có quen biết em gái anh Bá ?
Tôi im lặng không trả lời, bảo chị cùng đi với tôi. Chiếc taxi vẫn còn đợi tôi tự nãy giờ. Tôi móc bóp tìm địa chỉ của cha cô bạn thân của em tôi, đã từ Hòa Lan về đây trước tôi hai ngày, và chúng tôi hẹn gặp nhau ngày mai. Bác trọ ở nhà một người em trong khu cầu Xóm Bóng. Tôi đưa địa chỉ cho anh tài xế. Chỉ hơn năm phút sau là anh ta đã tìm được. May mắn là bác có ở nhà. Tôi xin lỗi bác là đã đến tìm bác sớm hơn ngày hẹn. Báo cho bác là tôi đã bất ngờ tìm được mộ của em tôi. Xin bác cùng đi với tôi ra nghĩa trang để xác định lại vị trí ngôi mộ của em tôi mà ngày trước bác đã có lòng chôn cất hộ.
Trở lại nghĩa trang, tôi đề nghị bác dẫn đường, như muốn để xác minh chắc chắn là bác biết rõ ngôi mộ ấy. Bác mò mẫm gần hai mươi phút, mới tìm được ngôi mộ của em tôi. Bác ngạc nhiên là ngày ấy bác chỉ kịp dựng một tấm bia, chứ không có xây mộ đá như bây giờ, và trên bia cũng chỉ có tên chứ không có hình ảnh của em tôi.
Tự nãy giờ Trang vẫn còn ngạc nhiên, không biết rõ việc gì. Tại sao cô gái này là em gái duy nhất của anh Bá mà cùng là em gái của tôi ? Tôi xin lỗi vì xúc động quá, tôi sẽ kể cho Trang nghe trên đuòng về nhà.
Tôi đưa cha cô bạn của em tôi về lại nhà trọ, cám ơn bác và hẹn gặp lại bác vài hôm sau. Trên đường về, tôi kể lại cho Trang nghe về hoàn cảnh của gia đình tôi. Tôi đi lính xa nhà, mỗi năm chỉ về phép một đôi lần. An Bình, đứa em gái duy nhất của tôi ở Nha-Trang với cha tôi. Ông là một thầy giáo, ngày xưa dạy ở trường Pháp-Việt lúc tôi mới lên ba. Sau ngày về hưu ông được bà con mời làm chủ tịch hội đồng xã. Ông bị bắt vào trại cải tạo Đá Bàn sau ngày Nha-Trang “giải phóng”, rồi vì tuổi già sức yếu, không chịu nỗi sự tra tấn, ông đã chết gần một năm sau đó. Em gái tôi nối nghiệp cha, sau khi tốt nghiệp ở trường sư phạm Qui Nhơn, vì gia cảnh, được về dạy ở Nha-Trang. Có lần tôi về phép, em kể cho tôi nghe về mối tình của em với một chàng sinh viên sĩ quan không quân. Em có đưa cả tấm ảnh cho tôi xem và hẹn sẽ giới thiệu với tôi khi chàng ta ở Mỹ trở về. Em lo lắng vì anh ta là người Bắc di cư, công giáo, không hiểu có khó khăn gì cho cuộc hôn nhân. Tôi bảo nó yên tâm, ba tôi theo tây học, nên ông quan niệm về tôn giáo rộng rãi lắm.
Sau khi cha tôi vào trại cải tạo, căn nhà của chúng tôi bị chính quyền mới tịch thu để làm hợp tác xã mua bán. Em tôi không được tiếp tục dạy học nữa nên ra Xóm Bóng ở chung với cô bạn học nối khố tự ngày xưa, chắt chiu số tiền còn dành dụm được để thăm nuôi cha tôi. Ngay sau ngày Sài Gòn mất, em có vào tìm thăm tôi và người yêu của cô. Hơn hai tuần đi thăm hỏi khắp nơi, em tôi về nằm khóc cả mấy ngày liền, nói với tôi là người yêu của nó đã chết mất xác ỏ chiến trường Long Khánh. Tôi an ủi em tôi, bảo nó về Nha-Trang cố gắng thay tôi lo lắng cho cha, chờ ngày cha và tôi trở về sum họp. Tôi vào tù hơn sáu tháng, hai lần được phép gởi thư về nhà, vẫn không thấy em gái hồi âm. Cho mãi trước khi được chuyển ra Bắc, tôi mới nhận được thư của cô bạn thân của nó, báo tin là nó không kiếm được việc gì làm, túng quẫn, buồn chán, nên đã uống nguyên một ống thuốc ngủ. Gia đình cô chở vào bệnh viện, nhưng không cứu được, vì bệnh viện không tìm ra thuốc giải.
Chị Trang suy nghĩ miên man và như chợt nhớ ra được điều gì. Chị bảo khi còn sống, anh Bá không đi làm vào ngày chủ nhật. Anh đi lễ nhà thờ rồi đi ra mộ suốt cả ngày. Chính anh đã dành dụm tiền bạc, thuê người xây lại ngôi mộ và mua phần đất dành cho mình. Khi chôn cất anh xong, chị tìm thấy một tập nhật ký dấu kỹ dưới đầu giường. Chị vẫn còn để trên bàn thờ, chờ ngày giáp năm thì đốt luôn. Chị bảo tôi cùng về nhà với chị, để chị trao lại cuốn nhật ký, kỷ vật duy nhất của một người cùng sống chung trong cảnh khốn cùng với cha con chị trong gần ba mươi năm, và bây giờ mới biết đó là người yêu của cô em gái thương quí của tôi.
Chị bảo taxi dừng lại trước một ngõ tắt phía sau ga xe lửa. Tôi trả tiền, theo chị băng qua hai con đường sắt, đi quanh co theo mấy con hẻm thì đến nhà. Tôi xin phép thắp hương trước bàn thờ của ba chị và Bá, trên một cái kệ nhỏ bằng gỗ treo trên vách. Tôi khẩn khoản xin chị nhận một số tiền để chăm sóc ngôi mộ của ông cụ, em gái tôi và Bá, một ít làm vốn buôn bán để đỡ vất vả hơn xưa. Tôi xin nhận Trang là cô em kết nghĩa, và từ nay Trang là người thân quen duy nhất của tôi còn lại ở Nha-Trang. Tôi chia tay, đi bộ về khách sạn, cầm theo cuốn nhật ký trên tay, mà cứ tưởng như mình vừa nhận một món quà quí giá của người thân gởi về từ một cõi nào đó thật xa xăm.
Ngày 2/5
Vết thương còn đau đớn và máu còn thấm đỏ qua mấy lớp băng, vậy mà mình bị người ta đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, trong hoàn cảnh tứ cố vô thân. May mắn nhờ một ân nhân nghèo nhưng lại giàu lòng bác ái, đùm bọc, nuôi nấng và chăm sóc vết thương.
Nhiều lần, trong vực sâu tuyệt vọng, mình không muốn sống thêm một ngày nào nữa, nhưng lòng mình lúc nào cũng hướng về chúa Kitô, và xin phó thác tất cả ở nơi Ngài.
……..
Ngày 20.6
Cuối cùng, thì mình quyết định trở về Nha-Trang, bởi lẽ mình không còn có một chỗ nào khác để trở về. Mình về đây để tìm lại những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời mình, của những ngày mình còn có An Bình. Từ ngày gặp An Bình, mình nghĩ là mình đã thuộc về Nha-Trang, miền thùy dương rạt rào thơ mộng này. Đau đớn thay, hôm nay mình chẳng phải là mình ngày trước, mình chỉ là một kẻ tật nguyền thê thảm. Mình sẽ không bao giờ gặp lại An Binh, mà chỉ mong về đây để được sống với hình ảnh của nàng.
Ngày 08/7
Ngày hôm nay có lẽ là ngày đau đớn nhất trong đời mình. Đau đớn hơn cả cái ngày mình tỉnh dậy trong quân y viện và biết mình trở thành một người tàn phế. Mình lê lết khắp nơi hỏi thăm tin tức An-Bình, được biết là em đã quyên sinh.. An Bình ơi, xin em hãy tha thứ cho anh. Trong vận cùng của một đất nước mà anh chỉ là một thằng lính hèn mọn nhỏ nhoi, làm sao có thể giữ được bầu trời Nha-Trang này cho em, và cho những kỷ niệm của chúng mình..
nhà thờ đá Nhatrang
Một hồi chuông nhà thờ làm tôi giật mình. Ngẩng đầu lên mới biết mình đang đứng trước nhà thờ đá. Tôi thẫn thờ bước lên những bậc “tam cấp”, đến trước tượng Đức Mẹ. Tôi là người ngoại đạo, không biết phải cầu nguyện như thế nào. Tôi chấp hai tay trước ngực, kính cẩn xin Thiên Chúa Từ Bi và Đức Mẹ Maria cứu vớt linh hồn của hai người hoạn nạn và xin cho họ được cùng phục sinh với Chúa để tình yêu của họ mãi mãi vĩnh hằng trong một thế giới bình an, không còn có hận thù.
Tôi không còn ý đinh dời ngôi mộ em tôi về bên cạnh cha mẹ. Tôi về quê, quỳ trước mộ cha mẹ tôi để xin phép được xây lại hai ngôi mộ của em tôi và Bá chung trong một vòng thành. Không ai có quyền bắt họ chia lìa thêm một lần nữa, dù bây giờ chỉ còn là một thế giới vô hình.
Cũng như lần trước, ngày cuối cùng, tôi thuê xích lô đi một vòng dọc theo con đường Duy Tân cũ. Con đường đẹp nhất của Nha-Trang. Những cơ sở công quyền, những dinh thự của cán bộ bây giờ đựơc dựng lên nguy nga đồ sộ. Nhìn lá cờ màu đỏ trên mấy nóc nhà, bỗng dưng tôi lạnh toát cả người. Chẳng lẽ những thay đổi “to lớn” ấy mà phải xây trên máu xương, trên những đớn đau, chia lìa thảm khốc của bao nhiêu thế hệ đã từng một thời góp sức tạo nên cái thành phố hiền hòa thơ mộng này. Bỗng chốc, tôi không còn nhìn thấy thành phố Nha-Trang đâu nữa. Trước mắt tôi bây giờ chỉ còn là một bãi tha ma, dài ra, vô tận. Tôi nghe trong gió văng vẳng tiếng đàn dạo bài Nha-Trang, mà ngày xưa đài phát thanh Nha-Trang dùng làm nhạc hiệu mở đầu. Tôi nhớ tới cái chết thảm khốc của nhạc sĩ Minh-Kỳ, tác giả bản nhạc quen thuộc một thời này, ông cũng đã bị giết vào tháng 8/75, khi cùng bị nhốt chung với tôi trong trại tù cải tạo An Dưỡng, Biên Hòa.
phạmtínanninh
(Viết chung với Đoàn Mai Tâm)
Tuesday, December 16, 2008
Ở Cuối Hai Con Đường - Phạm Tín An Ninh
Thầy D Cẩm văn Hoành, nhắc khéo tôi nên dành thời giờ post lên những bài viết của nhà văn Pham Tín An Ninh cho anh em đọc. Vì quý trọng anh chị, tôi làm theo ý của anh chị. Trước khi post, tôi lại phải đọc qua câu chuyện để chọn lọc. Cái khổ của tôi là, mang danh “Ông Già Dịch” đa tình, đa cảm, mà lại thích đọc chuyện buồn, rồi nước mắt ràn rụa! Nếu tôi tiếp tục post chuyện buồn cho tới ngày Hội Ngộ 2009, bảo đảm ngày Hội Ngộ anh chị sẽ gặp một cụ già, tuổi thất thập, mắt lem nhem vì nước mắt khô cạn, anh chị sẽ ngạc nhiên khi nhận ra đó chính là Chị Bảy, cũng không sao!
*******************************************************************************
Ở Cuối Hai Con Đường, câu chuyện chiến tranh VN của nhà văn Phạm Tín An Ninh, làm tôi nhớ lại năm 1964, tôi và KQ Lê phước Khương (Khương hiện còn ở Saigon, và thường xuyên liên lạc với Cẩm văn Hoành), lúc bây giờ hai đứa Chuẩn Uý độc thân mới ra trường, tôi Phi Công, Khương Quan Sát Viên Phi Hành.
Hai đứa tham dự không biết bao nhiêu trận đánh đẩm máu trong chiến trường Quân Đoàn II, hai đứa tôi chủ trương thà bị địch bắn, nhất định không giết lầm dân, nhất là đàn bà con nít.
Mỗi lần dẫn máy bay khu trục bỏ bom, tôi và Khương bay sát mương rạch, ngọn cây, mái nhà, chọc cho địch bắn rồi mới cho bỏ bom.
Vậy mà có lần ở vùng Bồng Sơn, phía Bắc Qui Nhơn, tôi và Khương lạng sát trên mương rạch. Chao ơi! dưới mương toàn là áo màu của đàn bà con nít, tim tôi đau nhói vì tức giận, tôi kêu Trời, trách móc tình báo cho toạ độ tắc trách, chúng tôi nhất định không cho bỏ bom.
Hầu như mỗi lần đi bay hành quân như vậy, máy bay tôi và Khương đều bị lỗ đạn của địch bắn, chúng tôi có thể khai báo để lảnh huy chương, nhưng tôi và Khương tỉnh bơ không làm, vì huy chương không phải là mục đích của hai đứa tôi, hai đứa tôi chưa mất trí để đem mạng sống đổi lấy huy chương! Chẳng qua chúng tôi liều mạng chiến đấu vì tình người, vì lương tâm, vì chúng tôi tin vào luật “Nhân Quả” của nhà Phật. Nhờ cái “Nhân Quả” đó mà hai đứa tôi bước lên bàn thờ không biết bao nhiêu lần, rồi nhờ đấng linh thiên nào đó, hai đứa lại bước xuống bàn thờ, mọi chuyện thoát qua êm xuôi. Trong câu chuyện anh chị sắp đọc, anh chị sẽ thấy cái đẹp của “Nhân Quả” nhãn tiền. tth
Sau đây là câu chuyện:
Ở Cuối Hai Con Đường
Những năm “cải tạo” ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi “biên chế” xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái lán lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ “đồng chí cán bộ quản giáo” đến tiếp nhận.
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào lán. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ: - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
Bằng một giọng đặc sệt Nghệ Tĩnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi “báo cáo” môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản “lý lịch trích ngang”.
Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ “tội” dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:
- Thưa cán bộ, có tôi ạ.
- Anh ở trung đoàn mấy.
- Trung Đoàn 44.
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
- Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.
Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi lán được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói:
- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.
Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một người tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.
Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong lán, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bằng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.
Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:
- Tôi để một giỏ cá đằng sau lán. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.
Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.
Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân, quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp “Hoàng Cầm” để luộc sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luộc sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh “chuẩn bị đi về”, anh em tức khắc giấu hết “tang vật” xuống một cái hố đã đào sẵn.
Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-
Không biết tối hôm ấy, trong giờ “giao ban”, quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng?
Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:
- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.
Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:
- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.
- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằn vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
* * *
Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 50 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng. Sau lần bị “hạ tầng công tác” ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.
Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ, đùa cợt cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen cho biết bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về Việt Nam, ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.
Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ: “ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn”. Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.
Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.
Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.
- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?
- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng nhiều lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.
- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.
- Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.
- Ba cháu bây giờ làm gì?
- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.
******Các Anh thân quí
Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: “Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại để chăm lo cho bộ lông của mình”. Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.
Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.
Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới. Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian…”
* * * * *
Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Phạm Tín An Ninh
Subscribe to:
Posts (Atom)