Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Monday, February 27, 2012

Tham quan Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Long Xuyên - Chị Bảy


Lâu nay tôi có ý định đi tham quan Miền Tây ViệtNam, nhưng chưa đi thì có mấy người em của tôi về từ Mỹ và Đức nên thừa dịp nầy tôi tổ chức đi tham quan vài tỉnh Miền Tây để anh em ruột thịt có dịp chung vui. Đoàn tham quan của tôi gồm có 9 người. Tôi bao xe 16 chổ để đi tham quan Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Long Xuyên.

Tham quan Châu Đốc.

Châu Đốc không xa lạ với tôi, vì ngày xưa tôi bay U6 trong những phi vụ Trắc Giác và Tâm Lý Chiến hằng tuần, tôi thường đáp ỡ phi trường Châu Đốc để vô phố ăn trưa. Ăn trưa xong, tôi thường la cà trong chợ Châu Đốc.

Có lần tôi chở một Trung Tá người Mỹ cố vấn cho Bộ Tư Lệnh Không Quân đi Châu Đốc. Trung Tá Mỹ muốn theo tôi để quan sát phi vụ hành quân và dân tình Châu Đốc. Bay hành quân xong, tôi đáp ỡ phi trường Châu Đốc và đi phố la cà trong chợ. Trung Tá Mỹ đi theo tôi vô chợ. Đột nhiên Trung Tá hỏi tôi:

- Tại sao người Việt Nam ỡ đây ghét tôi dữ vậy? Họ lõ mắt nhìn tôi, không nói không cười!
- Ông hiểu lầm rồi! Ỡ xứ ông không quen biết, gặp nhau cười chào hỏi, nói chuyện là chuyện thường. Ỡ xứ tôi không quen biết, gặp nhau nhìn nhau thân thiện và im lặng. Nếu người phụ nữ không quen biết gặp ông mà cưòi chào hỏi, bà ta sẽ sợ người đời hiểu lầm bà ta không đứng đắn. Ngược lại nếu không quen biết mà ông cười chào hỏi người phụ nữ, họ sẽ nghĩ ông mê họ!

Trung Tá cười và gật gật đầu, như ông được tôi giải toả sự hiễu lầm.     


**********

Sáng sớm ngày đầu tiên, tài xế lái xe đi đón anh em tôi ỡ rải rác bốn chổ. Lúc 6:00 giờ sáng, xe đến hotel đón tôi, rồi tôi cho xe đi đón bốn người em ỡ đường Nguyễn Đình Chiểu và rời Sàigòn. Xe trực chỉ Thủ Thừa Long An để đón vợ chồng anh cả tôi, sau đó về Long An đón thêm hai cô em. 

Đón xong 9 người, tôi cho xe trực chỉ Mỹ Tho để ăn sáng. Đây là quán cà phê bên gia đình của vợ anh cả tôi, không có bán thức ăn, nhưng bà chị gọi dặn trước mua cơm tắm để sẳn cho phái đoàn. Cơm tắm và cà phê ngon ra phết. Ăn sáng xong, tôi cho xe trực chỉ Châu Đốc.

Trên đường đi Châu Đốc, xe phải qua Cầu Mỹ Thuận, Phà Vàm Cống và thành phố Long Xuyên.

Cầu Mỹ Thuận do xứ Úc làm, hiện đại và rất đẹp.  Ngày xưa qua Phà Mỹ Thuận bị kẹt xe và mất thì giờ. Bây giờ Phà Mỹ Thuận được thay thế bởi Cầu Mỹ Thuận, nên cãnh chờ đợi ỡ Mỹ Thuận không còn nữa.
Cầu Mỹ Thuận

Vừa qua Sa Đéc trước khi qua Phà Vàm Cống, anh tài xế ghé vô chợ Út Thẳng ỡ Lai Vung Sa Đéc. Chợ Út Thẳng tràn ngập đủ thứ trái cây, tôi mua lôm chôm tróc và ngọt, sầu riêng hột lép và ngon thấu trời.
Chợ Út Thẳng

Phà Vàm Cống. Trước khi đến Long Xuyên xe phải qua Phà Vàm Cống. Vì chúng tôi đi nhằm ngày Thứ Tư nên phà không kẹt xe. Nếu nhằm ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật thì kẹt xe khùng luôn. Để thay thế Phà Vàm Cống, Cầu Vàm Cống đã được khởi công và đang xây. Xe đi ngang thành phố Long Xuyên, nhưng tôi cho xe đi thẳng về Châu Đốc, không ghé Long Xuyên. Xe về đền Châu Đốc thì xế trưa.

Phà Vàm Cống


Chúng tôi ăn trưa ỡ Châu Đốc, và đi chợ mua sắm.

Anh em tôi có tất cả 9 người, trong đó có hai cô em cô cậu ruột với tôi, một cô về từ Mỹ và một cô ỡ Long An. Hai cô nầy ăn chay. Rồi thêm anh tài xế cũng ăn chay trường! Tôi lúc nào cũng mang tiếng là có tâm hồn ăn uống, nhưng lần đi chơi nầy tôi phải gạt bõ tâm hồn ăn uống qua một bên. Mỗi lần tìm nhà hàng để ăn, tôi phải tìm nhà hàng vừa có chay vừa có mặn, những nhà hàng như vậy thường không phải là nhà hàng hãi sãn đúng khẩu vị của tôi. Chắc là bà xả linh thiêng khiến cho tôi đi với chơi mấy người ăn chay, để tôi bớt tội sát sanh! Vì anh tài xế mà ăn chay trường rất hiếm thấy!  Nghĩ cũng hay.

 
Chợ Châu Đốc

Ăn trưa và đi chợ ỡ Châu Đốc xong, tôi cho xe trực chỉ Núi Sam để chúng tôi viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Núi Sam là một ngọn núi trong Thất Sơn (Bảy Núi), cách thị xả Châu Đốc không xa.

Thất Sơn không xa lạ với tôi. Ngày xưa trung tâm huấn luyện Chi Lăng ỡ Thất Sơn Châu Đốc có đơn vị huấn luyện của Phòng 7 ỡ đây. Tôi bay Trắc Giác cho Phòng 7, nên tôi thường chở nhân viên Phòng 7 đi Chi Lăng. Mỗi lần đáp máy bay ỡ Chi Lăng Thất Sơn tôi buồn thúi ruột, vì không có chợ búa để ăn uống!

Miếu Bà Chúa Xứ toạ lạc nơi chân núi Sam. Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà (sau được gọi tôn là Bà Chúa Xứ) được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng", nên người dân đã lập miếu để tôn thờ.

Miếu Bà Chúa Xứ linh thiêng nỗi tiếng ỡ Miền Nam. Hầu như người nào có cửa hàng làm ăn là phải đến cúng Bà Chúa Xứ mỗi năm một lần. Tôi có cô cháu dâu, gọi bà xả tôi bằng Cô ruột. Cô nầy có quán cà phê ỡ ĐàLạt. Có lần tôi về ĐàLạt, tôi thấy cô cháu dâu đang chuẩn bị tháp tùng đoàn thương gia thuê xe đi cúng Bà Chúa Xứ. Họ đi từ ĐàLạt suốt đêm, đến nơi cúng xong là về liền.

Cô cháu dâu cho tôi biết, không ai dám bõ lỡ cơ hội Vía Bà Chúa Xứ, nếu muốn làm ăn thịnh vuợng. Lễ Vía Bà được tổ chức vào những ngày 23 tháng 4 đến 27 tháng 4 âm lịch. Tới ngày Vía Bà có đến 2 triệu lượt người đến lễ bái. Ôi thôi! Heo quay và người đông như kiến, khó khăn lắm mới tới lượt mình được vào lễ. Xe kẹt dài 2, 3 cây số. Hotel thì phải đặt trước nếu không thì vô phương mướn được phòng vì có người ỡ lại 2, 3 đêm.  Ỡ đây có tục lệ cho thuê heo quay, khi cúng xong thì trã heo quay lại. Như vậy cũng hay, nếu không thì lấy heo đâu cho đủ và đở bớt tội giết heo!


Chúng tôi vào lễ Bà Chúa Xứ dễ dàng. Vì chúng tôi đến không nhằm những ngày Vía Bà, và cũng không nhằm cuối tuần. Anh em chúng tôi vào lễ Bà Chúa Xứ xong, tôi cho xe trực chỉ Hà Tiên và dự trù ngũ lại Hà Tiên một đêm.
 

Miếu Bà Chúa Xứ

Từ Thất Sơn về Hà Tiên, tài xế lái xe dọc theo biên giới ViệtNam - Campuchia. Xe chạy dọc theo bờ sông, bên kia sông là Campuchia. Tài xế cố tình cho xe đi qua thành phố Ba Chúc Huyện Tri Tôn Tỉnh An Giang, nơi mà trong vòng hai tuần từ 18 tháng 4 tới ngày 30 tháng 4, 1978, thường dân Ba Chúc quanh vùng Núi Tượng và Núi Dài bị quân Khmer đỏ của Pôn Pốt thảm sát đến 3 ngàn 157 người. Trong đêm tối, tài xế dừng xe trước một ngôi chùa ỡ Ba Chúc. Trong ngôi chùa nầy có thờ hàng ngàn sọ người bị Pôn Pốt thảm sát!


*********


Sơ lược chiến tranh Việt Nam - Campuchia, ViệtNam - Trung Quốc.

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xả Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Thất Sơn (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Viêt, như đã làm với người Khmer.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Ngày 7 tháng 1, 1979 quân ViệtNam tiến vào thủ đô Phnom Penh từ Neak Luong.

Ngày 8 tháng 1, 1979, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do Heng Somrin làm chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt Nam.

Giương Nam Kích Bắc! Trung Quốc xúi Khmer Đỏ Pôn Pốt tấn công ViệtNam ỡ phía Nam, để rồi trong lúc đó ngày 17 tháng 2, 1979 Trung Quốc xua quân tấn công các tỉnh Miền Bắc ViệtNam.

Ngày 18 tháng 2, 1979 Liên Xô viện dẫn hiệp định ký với Việt Nam, thúc giục Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và đòi Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên Sô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp", đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt "cuộc chiến tranh xâm lược", và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô-Việt. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về.

Ngày 23 tháng 2, 1979 Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự.

Ngày 7 tháng 3, 1979 Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc bị Việt Nam đẩy lui, hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên giới. Việt Nam tuyên bố chiến thắng do đã đẩy lui được quân nam chinh Trung Quốc.

Không biết bao giờ ViệtNam được sống yên bên cạnh Trung Quốc? Có lẽ không bao giờ, vì Tây Tạng là xứ của Phật, nghèo nàn chỉ có núi cao và lạnh, dân Tây Tạng chỉ biết tu hành, vậy mà Trung Quốc còn xâm chiếm thì sá gì ViệtNam. Khổ thiệt!


*********

Tham quan Hà Tiên.

Tôi có một kỹ niệm khó quên với Hà Tiên. Hôm ấy một anh phi công trong phi đoàn của tôi, lái chiếc máy bay U6, sau khi hành quân anh đáp xuống phi trường Hà Tiên để lang thang. Nhưng xui cho anh, khi đáp anh làm gãy bánh đuôi!

Lúc bây giờ Trung Tá Tuấn là Phi Đoàn Trưởng. Trung Tá Tuấn bảo tôi chở kỹ thuật xuống Hà Tiên để sửa chửa bánh đuôi. Bà xả ông Tuấn là em cô cậu ruột với tôi, thế là tôi dụ ông Tuấn xuống Hà Tiên đi bắn chim.

Trung Tá Tuấn là người rất nghiêm nghị kỹ luật quân đội hàng đầu, nhưng ông rất mê đi săn. Nhiều lần tôi đưa ông đi săn nai ỡ Bù Đăng, Bảo Lộc, Phan Thiết. Lần nầy tôi rủ đi Hà Tiên bắn chim, ông Tuấn đồng ý ngay. Thế là hai đứa tôi mặc áo bay, lưng đeo súng lục, tay sách súng dài 22ly có ống nhắm để bắn chim.

Tôi đáp xuống phi trường Hà Tiên thì xế trưa. Anh kỹ thuật thay bánh đuôi cho chiếc máy bay của anh bạn tôi, rồi anh bạn cất cánh chở anh kỹ thuật về lại Sàigòn. Còn tôi và ông Tuấn ra phố Hà Tiên ngũ để sáng sớm hôm sau đi bắn chim.

Trời! Hai đứa tôi mặc áo bay, súng ống tùm lum, bước vô hotel! Quản lý hotel sững sờ lõ mắt nhìn hai đứa tôi, nhưng không dám hỏi. Hai đứa tôi checkin hotel và để súng dài lại trong phòng, rồi đi ăn tối. Anh quản lý hotel chạy tới chạy lui như gà mắc đẻ, nhưng anh không dám hỏi.

Sáng sớm hôm sau hai đứa tôi trã phòng, ăn sáng rồi đi bắn chim và về luôn. Chim lúc ấy không có nhiều, có lẽ không đúng mùa chim! Lúc nắng lên thì chim trốn trong bóng mát, nên chúng tôi cất cánh máy bay về lại Sàigòn.

**********

Xe đến Hà Tiên khoảng 8 giờ tối. Chúng tôi checkin hotel, tắm rửa rồi kéo nhau đi ăn tối. Nhà hàng vừa chay vừa mặn ỡ Hà Tiên rất khó kiếm. Nên chúng tôi ăn tối tạm ỡ quán cơm bình dân.

Lúc 7 giờ sáng tôi cho tài xế đưa đoàn đi tham quan khu du lịch Núi Cấm. Núi Cấm là nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có các danh lam và danh thắng, như: Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh, Chùa Di Lặc, Hồ Thuỷ Liêm. Cả ba chùa nằm cạnh Hồ Thuỷ Liêm to lớn, nên cãnh của ba chùa rất đẹp.

Khu du lịch Núi Cấm

Chùa Phật Lớn. Chùa Phật Lớn được xây dựng bởi tiền của Phật Tữ đóng góp.  Đứng ỡ Chùa Phật Lớn, tôi thấy cả Chùa Di Lặc và Chùa Vạn Linh. Vì ba chùa cách nhau không xa.  
Chùa Phật Lớn

Chùa Vạn Linh. Chùa được xây dựng bởi tiền của Việt Kiều, và đang xây chưa xong. Chùa nầy cùng bờ hồ Thuỷ Liêm với Chùa Phật Lớn, nên hai chùa rất gần nhau, đi bộ từ chùa nầy qua chùa kia dễ dàng.
Chùa Vạn Linh

Chùa Di Lặc. Chùa nằm bên kia bờ hổ Thuỷ Liêm, nên cách khá xa Chùa Phật Lớn và Chùa Vạn
Linh.

Chùa Di Lặc

Tham quan khu du lịch Núi Cấm xong, tài xế đưa đoàn tham quan Thạch Động Hà Tiên.

Thạch Động Hà Tiên. Tôi nghe danh thạch động nầy từ trước 1975. Hôm nay nhìn thấy tôi vỡ mộng. Nói tới thạch động là tôi hình dung tới thạch nhũ và thạch động phải nằm dưới mặt đất. Đằng nầy Thạch Động Hà Tiên nằm trên mặt đất và không có thạch nhũ mà toàn là đá xanh. Nếu gọi Thạch Động Hà Tiên là Hang Núi Hà Tiên thì đúng hơn! 

Thạch Động Hà Tiên

Trước khi rời Hà Tiên, tài xế đưa đoàn tham quan Chùa Tam BảoĐền Mạc Cửu.

Chùa Tam Bảo. Chùa Tam Bảo to lớn và nỗi tiếng ỡ Hà Tiên.

Chùa Tam Bảo

Đền Mạc Cửu.

Mạc Cửu gốc người Quảng Đông Trung Hoa. Ông bất mãn với triều Đại Thanh nên trốn về Hà Tiên ViệtNam lập nghiệp. Vốn có óc tổ chức, Mạc Cửu chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Kompongsom (Chân Lạp) về tận Cà Mau.

Với chủ trương để cho dân khai hoang tự do, không thu tô thuế, chỉ đứng ra tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho khách buôn. Chính điều này đã quy tụ dân cư đến ngày càng đông. Ghe thuyền các nơi, kể cả nước ngoài đến mua bán tấp nập.

Khi chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã tốn công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708 Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục.

Tháng 8 mùa thu năm 1708, chúa Nguyễn Phúc Chu chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Ông mất năm 1735 thọ 78 tuổi.

Đền Mạc Cửu

Tham quan Rạch Giá.

Từ Hà Tiên về Rạch Giá rất gần, khoảng 2 giờ lái xe nên tôi cho xe thã nỗi từ từ đi. Tôi cho xe ngừng dọc đường uống dừa tươi và nằm võng nghĩ ngơi. Bên vệ đường về Rạch Giá, có nhiều người ngồi bán cua, sò huyết, hến. Thấy hãi sãn là tôi mê, tôi cho xe ngừng tôi mua cua, sò huyết và hến. Mỹ em trai tôi có anh bạn ỡ Rạch Giá, chúng tôi đem cua, xò huyết và hến về nhà anh bạn nầy làm mồi nhậu.

Trên đường từ Hà Tiên về Rạch Giá, tôi cho xe ngừng để uống nước dừa, nằm võng thã nỗi cho thư giản tâm hồn.

Xe đến Rạch Giá, tôi thả vợ chồng Mỹ xuống nhà người bạn và Mỹ ngũ lại đây. Những người còn lại, tôi cho xe đưa về hotel cũng gần chổ Mỹ ỡ. Mỹ và anh bạn nấu cháo hến, cua hấp và sò huyết nướng ngon thấu trời. Nhậu xong chúng tôi về hotel ngũ thẳng cẳng.

Lúc 7 giờ sáng tôi cho xe đón tất cả để ra biển ngắm mặt trời lên. Biển Rạch Giá là vùng đất bồi bởi phù sa, nên bải biển đen vì sình dơ và bờ biển đầy rác.

Biển Rạch Giá.
Từ trái qua: Điểm (USA) em cô cậu ruột với tôi, Sương (Long An) chị của Điểm, (Điểm và Sương là em vợ của cố Đại Tá Tuấn TMPHQ SD5KQ), anh chị Trinh (Germany) bạn của Mỹ hiện ỡ Rạch Giá, chị Thuỷ vợ anh 7, Trúc vợ Mỹ, Marie (USA) em gái tôi, Bích Liên (Gelgium) bạn của Mỹ & Trúc, anh 7 (Thủ Thừa) anh cả của tôi, Thái (USA), Mỹ (Germany) em trai tôi.  

Tháng 1, 1999 Rạch Giá có chương trình "quai đê lấn biển xây đô thị". Hotel của chúng tôi ỡ gần ngã tư hai con đường lớn Tôn Đức Thắng - Lạc Hồng, đẹp nhất nhì phố biển Rạch Giá. Đây là khu đất lấn biển. Họ đã "dời non lấp biển" tạo quỷ đất lên 420ha, bố trí chổ ỡ cho 64 ngàn dân. Để có được khu đô thị mới như hiện tại, họ đã phải vận chuyển một số lượng lớn đá từ các quả núi ở huyện Hòn Đất và 8 máy làm việc ròng rã suốt 2 năm hút đất từ lòng biển thổi vào lên tới 12 triệu m3.

Ngắm biển xong, chúng tôi ăn sáng ỡ nhà hàng ngay trên bờ biển. Ăn sáng xong, tôi cho xe trực chỉ Long Xuyên. Theo dự trù chúng tôi sẽ ngũ lại Long Xuyên một đêm, nhưng có người cho Long Xuyên không có gì để chơi, nên tôi cho xe dừng lại Long Xuyên ăn trưa rồi trực chỉ Sàigòn.

Ăn sáng trên bờ biển Rạch Giá.
Bên trái từ ngoài vô: Thái, Mỹ, chị Trinh
Bên phải từ ngoài vô: Anh & chị 7, Trúc, Marie, Bích Liên 
Ăn sáng trên bờ biển Rạch Giá. Bàn ăn chay. 
Từ phải qua: Điểm, Sương, tài xế Huỳnh

Sau khi ghé Long An và Thủ Thừa để thả Điểm, Sương, anh chị 7, xe về đến Sàigòn chấm dứt chuyến đi khoảng 4 giờ chiều. tth

Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.  

           

No comments:

Post a Comment