Monday, April 30, 2012
Nhạc kịch: Chuyện Tình Thời Chinh Chiến - Như Quỳnh, Thế Sơn
Click Vào Đây - Nhạc kịch: Chuyện Tình Thời Chinh Chiến/Ca sĩ Như Quỳnh, Thế Sơn
Năm 1975, ngày 30 tháng 4 thân xác tôi rã rời, tim gan tôi tan nát vì tôi dẫn vợ và hai con nhõ bỏ quê hương bỏ cha bỏ mẹ, bay qua Thái Lan.
Rồi 34 năm sau:
Năm 2009, ngày 30 tháng 4 thân xác tôi thêm một lần nữa rã rời, tim gan tôi thêm một lần nữa tan nát. Ai muốn biết vì sao thì CLick Vào Đây!
Saturday, April 28, 2012
Người Em Vỹ Dạ, Quê Mẹ, Chuyện Tình Buồn Trăm Năm - Mai Thiên Vân, Quang Lê
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Người Em Vỹ Dạ, Quê Mẹ, Chuyện Tình Buồn Trăm Năm/Ca sĩ Mai Thiên Vân, Quang Lê
Friday, April 27, 2012
Liên khúc Chuyện: Hoa Sim, Giàn Thiên Lý, Tình Hoa Trắng. Băng Tâm, Y Phụng, Ngọc Huyền, Đặng Thế Luân, Mạnh Đình.
Click Vào Đây - Liên khúc Chuyện: Hoa Sim, Giàn Thiên Lý, Tình Hoa Trắng/Ca sĩ Băng Tâm, Y Phụng, Ngọc Huyền, Đặng Thế Luân, Mạnh Đình.
Thursday, April 26, 2012
Lại lang bạt giang hồ - Chị Bảy
Sau chuyến đi Việt Nam, về nhà lần nầy sao mà tôi bị stress rai rức làm cơ thể tôi hết sức khó ỡ. Nếu đà nầy kéo dài, tôi sẽ đi thăm bà xả sớm hơn dự định! Tôi vội vã cuốn gói lang bạt giang hồ để tìm nguôi nguây. Lần nầy tôi bay qua San Diego để thăm gia đình con gái, và vui đùa với hai đứa cháu ngoại, với hy vọng giải toả được stress.
Lúc tôi ỡ Việt Nam vừa về nhà, con gái tôi gọi than trời, nó nói tôi đi lâu quá và con cháu nhớ tôi quá trời đất, kỳ nầy tôi về phải qua ỡ với chúng nó ít nhất 6 tháng! Đi thăm con cháu, còn niềm vui nào hơn. Còn ỡ với con cháu dài hạn, là điều tôi hết sức đắn đo.
Lúc còn bà xả, con gái nhiều lần kêu chúng tôi bán nhà để qua ỡ với con. Tôi dứt khoát với bà xả, đi thăm con rồi về chứ không chung sống với con. Tôi quan niệm rằng, vợ chồng có những lúc bất đồng cần ''đục" nhau nhẹ nhẹ cho xì hơi. Có mặt ông bà già vợ, làm sao con dám đục, rồi áp lực cứ đè nén, ngày nào đó áp lực quá mạnh không đè nén được nữa, lúc ấy nó nỗ ông bà già vợ cũng bị văng miễng bị thương luôn!
Tôi sống quá đả cho cuộc đời tôi rồi. Tôi có điều kiện, nên tôi phải để cho con được riêng tư sống "quá đả" cho cuộc đời chúng nó. Đó là chủ trương của tôi. Tôi thường nói với con tôi, ngày nào tôi không còn tự lo cho tôi được nữa, tôi không muốn các con phải khổ vì tôi. Hoặc tôi vô viện dưỡng lão bên Mỹ, hoặc tôi về Việt Nam mướn nhà, mướn người lo cho tôi. Như vậy tôi giúp thêm một gia đình ỡ Việt Nam có công ăn việc làm với đồng lương đủ để gia đình họ sống thoải mái.
Tôi và bồ tèo của tôi là BS Thanh đang có ý định đó. Tôi hỏi "ông già" Thanh, nếu về Việt Nam bị bịnh thì làm sao? "Ông già" Thanh trã lời ngon ơ: "Cho đi luôn! Tuổi nầy còn trị làm mẹ gì nữa!". Ông già Thanh nói đúng ý tôi, nên tôi khoái quá! Bà xả tôi còn dám cho đi luôn, tại sao tôi không dám? Đi với BS Thanh tôi yên tâm lắm, khi nào tôi thấy tới lúc, tôi sẽ năn nĩ "ông già" Thanh cho tôi mũi thuốc đi nhẹ nhàng. Nếu "ông già" Thanh đi trước tôi thì tôi tự chích, cũng được có sao đâu. Nếu nói Phật Giáo cấm tự tữ thì tại sao trong phim "Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân" mà tôi mới post trong blog nầy, vị Cao Tăng trong chùa tự thiêu một mình? Tôi đồng ý với vị Cao Tăng, mình sống cho mình, cái gì mình làm chẳng những không phiền luỵ tới ai khác mà còn tránh cho người khác khổ vì mình và nhất là lương tâm mình sảng khoái thì cứ làm. tth
Vừa xuống phi trường, Thy chở tôi đến trường đón Aiden. Thấy tôi, Aiden nắm tay tôi kéo vô lớp giới thiệu tôi với hai cô giáo của nó. Nó giới thiệu tôi "Ông Ngoại" làm hai cô giáo ngơ ngác, tôi phải dịch ra tiếng Anh.
Aiden bây giờ nói rõ và dễ thương làm sao. Trời! Nó làm toán cộng, trừ nhanh như chớp. Nó đọc sách làm tôi giật mình. May 1, 2012 nầy là sinh nhật 4 tuổi của Aiden.
Kira và Aiden.
Kira lớn và hiền thục dễ thương, giống bà ngoại quá sức!
Tuesday, April 24, 2012
Battery của laptop sạc điện không vô nhưng vẫn xài được khi cắm điện nhà. Có cách sửa. - Chị Bảy
Vừa rồi sau tám tháng ỡ Việt Nam về, battery laptop của tôi bị chết tiệt. Battery nầy tôi mới mua chưa đầy một năm, còn trong thời kỳ warranty nên tôi đến bắt đền hảng. Hảng đưa tôi battery mới toanh để thay thế.
Tôi xài battery mới được mấy ngày thì đèn của battery trong laptop chớp chớp màu đỏ báo cho tôi biết battery không được charge. Nếu tôi gỡ battery ra khỏi laptop thì đèn hết chớp, và tôi vẫn xài laptop tốt với điện nhà.
Tôi đem laptop tới tiệm Altex và thợ cho tôi biết cụt nằm trong laptop để cắm dây điện bị chạm điện, cần thay cụt cắm điện mới. Tôi thấy hơi vô lý, nếu bị chạm điện thì làm sao tôi vẫn xài laptop được với điện nhà! Tuy nhiên còn có hai ba ngày nữa là tôi đi San Diego thăm gia đình con gái. Họ hứa với tôi sửa trong hai ngày là xong. Tôi đồng ý để họ sửa. Hai ngày trôi qua, họ vẫn chưa tìm thấy bịnh và laptop vẫn bị chớp đèn đỏ như củ.
Vì lúc ký giấy cho phép họ sửa, họ ghi trong contract là họ tính tiền công tôi để tìm bịnh và không ghi rỏ là không tìm ra bịnh thì không lấy tiền. Tôi không đọc rỏ, nên họ tính tôi tiền công cho 2 giờ tìm bịnh, vì làm gấp nên họ tính gần $200.00. Tôi bị mất toi $200.00 nên tôi bị đau như bò đá! Nhưng mấy ngày nay tôi bị stress quá đủ cho tôi rồi, bây giờ gây lộn để tạo thêm stress thì tôi chết sớm, nên tôi thí cô hồn $200 cười đau đớn ra về!
Về nhà tôi chưa chịu thua, tôi vô internet tìm cách sửa. Tình cờ tôi thấy trong internet có người có vấn đề y như tôi và technician của hảng computer HP chỉ họ sửa. Trời! Tôi theo chỉ dẫn của technician HP và vấn đề của tôi được giải quyết tuyệt vời. Tôi email cám ơn anh technician HP và tôi tôn anh là thần thượng của tôi. Anh ta khoái quá.
Tôi copy chỉ dẫn của technician HP ra đây để anh em dùng khi cần và cũng để lưu trử sau nầy nếu tôi cần lại. Hoặc anh em có thể click vào link dưới đây để vào thẳng Forum của HP để xem lời chỉ dẫn tận gốc. tth
Re: Laptop battery not charging but laptop works with power
adaptor..w hats wrong
First of all, shutdown the notebook, unplug the AC Adapter, remove the
battery, and then hold down the Power button for a full minute.
Now, plug in the AC Adapter without the battery inserted, start the notebook, open windows Control Panel, open Device Manager, expand the entry for Batteries, right click on and the Microsoft ACPI Compliant Control Method Battery and select Uninstall - do not uninstall anything else here. When the uninstall is complete, shut the PC down, unplug the AC Adapter, re-insert the battery and then start the PC on just the battery. Windows will automatically reinstall the driver - leave Windows running for a few minutes. Shutdown the PC again. Now plug in the AC Adapter ( with the battery still inserted ) and start the notebook to see if this has helped the issue at all.
Regards,
Click Vào Đây - Để vào support forum của HP xem lời chỉ dẫn nguyên thuỷ.
Monday, April 23, 2012
Người Tình Không Chân Dung - Nguyễn Hồng Nhung
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Người Tình Không Chân Dung/Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung
Friday, April 20, 2012
Viếng Chùa Liên Hữu Tịnh Độ của Thầy Trung Nghiêm - Chị Bảy
Thầy Thích Trung Nghiêm là ân nhân của tôi. Lúc bà xả tôi bịnh nặng và lúc lâm chung, Thầy là người có mặt và dốc tâm lo cho bà xả tôi.
Trước khi đi Việt Nam, tôi nghe tin Thầy tìm được miếng đất rất tốt ỡ Austin và Thầy đang quyên góp để mua miếng đất, nên tôi vội vã xuống Houston gặp Thầy để đóng góp. Rồi ỡ Việt Nam về, tôi được biết Thầy đã an vị Phật và khánh thành chùa. Tôi gọi thăm và hẹn lên chùa thăm Thầy.
Cô Mai là đệ tử của Thầy. Cô Mai cũng là ân nhân của tôi. Lúc bà xả tôi lâm chung, cô Mai là một trong ba cô niệm Phật A Di Đà quanh thi thể bà xả tôi suốt đêm không ngũ. Nghe tin tôi lên thăm Thầy, cô Mai muốn tháp tùng để đem thơ mời Phật Đản mà cô nhận in cho chùa Thầy. Thật là hên cho tôi, có cô Mai nếu không thì tôi khó khăn lắm mới tìm được chùa Thầy. Chùa Thầy nằm trong đồng quê phía Bắc thành phố Austin Texas, cách nhà tôi 100 miles.
Chùa Liên Hữu Tịnh Độ
Cổng Chùa Liên Hữu Tịnh Độ
Cổng Chùa Liên Hữu Tịnh Độ
Chánh Điện
Tượng Phật Bà phía trước bên trái Chùa. Hình Thầy Trung Nghiêm và tôi.
Phía trước bên trái Chùa.
Phía trước bên phải Chùa.
Sự mầu nhiệm của Luật Nhân Quả nhà Phật. Ngày xưa lúc tôi quyên góp xây ngôi chùa Bảo Quang ỡ San Antonio, tôi đã làm khổ bà xả tôi triền miên, không phải vài năm mà hằng chục năm. Nhiều đêm tôi thức giấc khoảng 2, 3 giờ sáng, tôi thấy bà xả ngồi khóc. Tôi hỏi cái gì vậy, bà xả yêu cầu tôi buông việc chùa ra. Rồi con gái tôi biên cho tôi một lá thư yêu cầu tôi buông việc chùa ra. Tôi khóc mấy ngày vì lá thư nầy. Có lần bà xả nói với tôi giữa đêm khuya: " Anh đừng ngạc nhiên ngày nào đó anh thấy em điên!" Câu nói nầy như nhát dao đâm vô tim tôi, tôi sợ quá ôm bà xả vào lòng và xin cho tôi thời gian để tôi thu dọn.
Tôi biết vợ con tôi sẽ không bỏ tôi, tiền của bá tánh tôi đã thu góp, nếu tôi buông ra chùa sẽ không có và tiền bạc cũng thất thoát. Rồi tôi cứ hẹn để thu dọn cho tới ngày tôi tổ chức khánh thành chùa. Ngày khánh thành chùa, bà xà không ngồi trong Chánh Điện mà ngồi giữ hộp công đức trong lều ngoài sân vì còn buồn tôi!
Ngày con gái lấy chồng, lúc bây giờ tôi thật sự buông việc chùa ra. Bà xà vui ra mặt và tổ chức đám cưới con gái trong chùa. Tôi vui quá sức.
Rồi Chùa Bảo Quang trãi qua bao nhiêu thăng trầm. Lúc Thầy đến rồi Thầy đi. Lúc Sư Cô đến rồi Sư Cô đi. Cũng như tôi bị trải qua bao nhiêu sóng gió lúc chùa chưa xong, nhưng tôi là thằng phi công bạt tữ, sóng gió của lòng người tôi dư sức chịu đựng chỉ tội cho bà xả tôi, người đàn bà hiền thục yếu đuối.
Chùa Bào Quang đang vắng bóng Thầy Trù Trì khá lâu. Đột nhiên Thầy Trung Nghiêm về Chùa Bảo Quang trù trì. Đây là lần đầu tiên tôi biết Thầy Trung Nghiêm. Thầy về đúng lúc bà xả tôi bị bịnh ngặc nghèo. Mỗi lần Thầy làm lễ cầu an cho bà xả tôi, bà xả vui lắm và nói với tôi: "Thầy làm lễ em tập trung được tư tưởng, em thích quá anh ơi!". Tôi nhìn bà xả thương quá sức. Thầy người Huế, và Thầy làm lễ theo kiểu Miền Trung. Bà xả tôi theo gia đình Phật Tử Đà Lạt từ nhõ, nên lối làm lễ của Thầy bà xả tôi rất thích. Tôi cãm thấy hên và vui quá.
Bà xả dặn dò tôi, lúc bà xả lâm chung, tôi phải rước Thầy cho bà xả. Tôi hứa với bà xả, nhưng tôi lo sợ rối ren vì làm sao tôi biết giờ chính xác mà rước Thầy. Nhỡ đêm khuya tôi thức giấc, bà xả không còn thở nữa thì tôi làm sao! Thất hứa với bà xả, làm sao tôi sống quảng đời còn lại của tôi đây? Vậy mà Chư Phật gia hộ tôi. Đêm bà xả lâm chung, Thầy Trung Nghiêm và toàn Ban Hộ Niệm Chùa Bảo Quang có mặt đọc kinh cầu xin Phật A Di Đà tiếp dẫn cho bà xả tôi. Đang nằm nhắm nghiền mắt thở khó khăn, đột nhiên bà xả tôi mỡ trừng mắt to chưa từng thấy, nhìn hình Phật A Di Đà tôi treo trên vách trước mặt bà xả, rồi bà xả nhắm mắt lại và tắt thở. Trời! Nhờ sự đọc kinh cầu xin Phật A Di Đà của Thầy và Phật Tữ, Phật A Di Đà đã tiếp dẫn bà xả tôi về Tây Phương Cực Lạc. Ai muốn xem lại giây phút cuối ấy thì Click Vào Đây.
Nhân Quả nhãn tiền. Bà xả tôi khổ nhiều cho Chùa Bảo Quang. Chùa Bảo Quang đang không có Thầy Trù Trì, vậy mà Thầy Trung Nghiêm về trù trì đúng lúc để lo cho bà xả tôi. Khi tang lễ cho bà xả tôi vừa xong, trong lễ cúng thất đầu cho bà xả tôi trong chùa, Thầy Trung Nghiêm phải ra đi!! Cái gì vậy? Có phải Chư Phật gởi tạm Thầy Trung Nghiêm về để đền đáp cho bà xả? Là một thằng phi công bạt tữ, nếu tôi nghe kể tôi không bao giờ tin. Sự việc xảy ra cho chính tôi, tôi mới tin. Đúng là Nhân Quả nhãn tiền! tth
Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn
Thursday, April 19, 2012
Bao Giờ Anh Đưa Em Đi Chùa Hương - Ý Lan, Vũ Khanh
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Bao Giờ Anh Đưa Em Đi Chùa Hương/Ca sĩ Ý Lan, Vũ Khanh
Wednesday, April 18, 2012
Thần Dược cho Chị Bảy
Từ ngày trỡ lại Mỹ sau tám tháng lang bạt giang hồ, tôi đi bác sĩ khám máu khám tim và kết quả sức khoẻ tôi tuyệt vời, chỉ có thỉnh thoảng tôi bị tào tháo rượt (tiêu chảy). Vừa rồi ỡ Sàigòn tôi bị bịnh te tua hai lần vì tôi ăn trúng độc, đó là có lý do vì thức ăn dơ độc. Còn ỡ Mỹ mà bị tào tháo rượt, thì lý do rất hiếm hoi, chẳng hạn như bị lo nghĩ (stress).
Lần đầu ỡ Mỹ tôi bị tào tháo rượt mà tôi phải vô nhà thương nằm phòng cứu cấp. Hôm ấy sau 1975, một nhóm người ViệtNam mới đến định cư ỡ San Antonio và họ rũ nhau giết heo ăn Tết. Tôi tham gia nhưng tôi lo sợ đủ chuyện. Tôi bảo họ đem con heo ra ngoại ô, để tôi lấy băng keo bịt miệng nó, không cho nó la vì tôi sợ người Mỹ lối xóm biết! Tôi bịt miệng con heo xong. Họ đem con heo về nhà cắt cổ và tôi có nhiệm vụ vịn chân sau con heo! Con heo giãy chết và ĩa đầy ra sàn gạch. Trời! Từ lúc tôi bịt miệng con heo rồi nhìn cảnh con heo bị cắt cổ, thêm mùi hôi thúi của cứt heo, tôi bị stress làm đau bụng quặn thắt rồi tôi bỏ về nhà.
Stress làm tôi bị tào tháo rượt dữ dội lần thứ nhất. Về đến nhà tôi bị tiêu chảy không ngừng, bà xả phải đưa tôi vô nhà thương nằm phòng cứu cấp. Tội nghiệp! Tối hôm đó họ làm heo xong, họ kéo nhau vô nhà thương thăm tôi và họ đâu có biết tôi bị bịnh vì stress, họ lại mang thịt heo nấu chín vô nhà thương cho tôi ăn! Tôi sợ thất kinh nhưng kín đáo tôi cám ơn xin họ mang về vì tôi còn bịnh quá không thấy thèm ăn gì hết. Đó là lần thứ nhất tôi bị tào tháo rượt vì stress.
Stress làm tôi bị tào tháo rượt dữ dội lần thứ hai. Năm 1982 hảng USAA đưa tôi lên làm Task Group Leader coi sáu người computer programmers thuộc Auto Systems lo về bảo hiểm xe hơi. Trong sáu người nầy có một số cô mới tốt nghiệp đại học nên nghề còn yếu. Mỗi đêm khoảng 7 giờ chiều, hảng ngưng computer online processing để chạy computer batch processing. Mỗi lần computer batch processing bị hư thì programmer trực cho tuần lễ đó phải vô sửa và bất cứ với giá nào chúng tôi phải sửa cho xong trong đêm. Computer batch processing phải hoàn tất trong đêm, lúc 6 giờ sáng hảng mới có thể cho chạy computer online processing, nếu không thì ngày hôm đó trên 10 ngàn nhân viên ngồi chơi, không làm việc được vì computer hư! Chính vì áp lực nặng nề như vậy nên các "cô nương" mắt xanh tóc bạch kim trong toán tôi rất lo sợ mỗi lần bị gọi vô sửa. Mỗi lần bị gọi vô sửa, các cô phải tìm cách sửa trước, nếu trong 1 giờ không sửa được thì các cô mới gọi tôi, đó là luật giang hồ của hảng. Đàng nầy khi hảng vừa gọi vô sửa, chưa rời khỏi nhà là các cô gọi tôi ngay để tôi đi vô phụ, lúc bây giờ chưa có thể login computer của hảng từ nhà! Thành ra coi như đêm nào tôi cũng trực, báo hại stress làm tôi bị tào tháo rượt dữ dội. Tôi phải vô nằm nhà thương mấy ngày!! Sau đó tôi họp và yêu cầu các cô ráng sửa trước, nếu kẹt thì tôi giúp qua điện thoại, nhờ vậy tôi sống tạm yên!
Mới đây từ ViệtNam về nhà, thỉnh thoảng tôi bị tào tháo rượt. Không lẽ thức ăn ỡ nhà hàng Mỹ làm tôi bị tào tháo rượt? Tôi nghĩ không phải lý do thức ăn và tôi chợt nhớ ra stress. Stress kỳ nầy nhẹ nên tôi bị tào tháo rượt một lần trong ngày rồi thôi. Cứ vài ngày tôi bị một lần. Kỳ nầy tôi trị tào tháo rượt không phải bằng thuốc mà bằng vỡ kịch Xe Ôm của Hoài Linh. Vỡ kịch nầy là Thần Dược giúp tôi cười mỗi lần tôi xem, nên stress không còn làm khó dễ tôi nữa. Cám ơn Hoài Linh, Chí Tài, Khoa Nguyễn. Còn một tuần nữa là tôi sang San Diego vui đùa với cháu ngoại và tôi khỏi phải lo stress. tth
Người nào bị tress thì Click Vào Đây - Đề xem vỡ kịch Xe Ôm của Hoài Linh, Chí Tài, Khoa Nguyễn.
Sunday, April 15, 2012
Saturday, April 14, 2012
Gặp lại bồ tèo Mỹ sau tám tháng lang bạt giang hồ - Chị Bảy
Sau tám tháng lang bạt giang hồ, tôi về đến nhà, bạn bè Mỹ muốn gặp tôi để coi tôi già trẻ thế nào!
Đầu tiên là bạn làm chung với tôi ỡ USAA, nơi mà tôi về hưu sau 20 năm làm việc và may mắn hảng nầy cho tôi lương hưu và bảo hiểm sức khoẻ suốt đời. Chúng tôi có mấy người mà khó khăn lắm mới hẹn được bửa cơm trưa, vì họ bận việc sở quá sức, nhất là bị họp vào giờ cơm trưa. Sau cùng chúng tôi gặp nhau và cười đã luôn.
Từ trái qua: Curtis Wise, Cora Dela Cruz, Thái Huỳnh, Shawn O'kane
Mike Wilkins tới trể vì kẹt họp giờ chót!
Shawn, Mike, Curtis cùng làm với tôi trong toán development trên 20 người, cho hai project lớn cho USAA Property Systems với thời gian 4 năm mỗi project. Khi tôi về hưu USAA thì tôi làm với Cora cho World Savings, Wachovia, Wells Fargo thêm 8 năm. Cora bây giờ làm cho USAA.
Tôi là người chuyên lo Billing Systems (làm bills đòi tiền) cho Loan Systems (cho mượn tiền mua nhà) của World Savings, nên tôi chứng kiến giá nhà lên xuống vào những năm chót của World Savings. Lúc bấy giờ tôi nhận chỉ thị của bà chủ World Savings qua sếp trực tiếp của tôi. Lúc giá nhà đang lên thì bà chủ đích thân fax chỉ thị cho tôi, dặn dò tôi khi làm bills đòi tiền thì viết thêm câu khuyên khách hàng nên trả trọn gói số tiền nhà còn lại một lần (paid off). Hơn nữa, bà muốn tôi viết thêm câu cho khách hàng thấy nếu họ paid off họ sẽ không còn trã tiền lời và họ sẽ để dành rất nhiều tiền. Trời! Chỉ thêm một câu của tôi in trên bills, vậy mà khách hàng ùn ùn paid off! Nhìn report paid off mỗi buổi sáng, tôi giật mình vì số khách hàng paid off nhiều quá sức! Rồi sau đó không lâu, đột nhiên tôi nhận được fax của bà chủ qua sếp tôi, chỉ thị tôi lấy câu khuyên khách hàng paid off ra. Vậy là trên bills đòi tiền không còn câu khuyên khách hàng trả trọn gói tiền nhà còn lại một lần, và cũng không còn câu cho khách hàng thấy cái lợi của paid off. Từ lúc tôi để thêm câu khuyên khách hàng paid off tiền nhà cho tới lúc tôi lấy câu đó ra khỏi bills, thời gian rất ngắn chỉ khoảng hơn một tháng, làm tôi thắc mắc. Bà chủ muốn cái gì vậy?
Bà chủ muốn bán nhà băng! Khi mà khách hàng ùn ùn paid off tiền nhà thì là lúc bà chủ đang bán nhà băng World Savings cho Wachovia. Với số tiền khách hàng đang ùn ùn paid off mỗi ngày phụ thêm với lợi tức khác, đủ chứng minh số tiền vô hàng ngày của World Savings để làm hoa mắt Wachovia. Khi giấy tờ bán nhà băng cho Wachovia đã ký xong, thì chuyện khách hàng paid off tiền nhà hay không, không cần thiết, nên tôi được chỉ thị lấy câu khuyên khách hàng paid off tiền nhà ra! Hơn nữa, tôi nghĩ bà chủ cũng không muốn sau nầy Wachovia biết việc bà bảo tôi làm!
Wachovia mua World Savings được hơn một năm thì Wachovia ngất ngư gần chết trước mắt tôi. Lúc ấy giá nhà bắt đầu đổ dóc. World Savings đặt nặng cho vay mua nhà vùng California, mà nhà vùng California đắt như vàng, nghĩa là số tiền vay trên bạc triệu USD dễ dàng! Wachovia ôm số nợ của khách hàng của World Savings, khi giá nhà xuống và kinh tế khó khăn, số khách hàng nầy bỏ nhà chạy vì không trả nỗi nữa. Wachovia ngất ngư gần chết rồi Wells Fargo mua Wachovia!
Wachovia mua World Savings lúc World Savings ở giá cao nhất, nên Wachovia ngất ngư gần chết. Wells Fargo mua Wachovia lúc Wachovia ở giá thấp nhất nên Wells Fargo đang ỡ thời kỳ phát triển mạnh. Nhìn ông bà chủ World Savings đón gíó thị trường nhà cửa và cách hành xử của họ, tôi phục quá sức. Người Do Thái có khác!
Khi Wells Fargo mua Wachovia, lúc bây giờ tôi có cãm tưởng như tôi đã 140 tuổi nên tôi dự tính về hưu lần cuối cùng. Nhưng Wells Fargo yêu cầu tôi ỡ lại để phụ hoán chuyển hệ thống computer của Wachovia sang Wells Fargo. Trời! Tôi vừa phụ hoán chuyển hệ thống computer của World Savings sang Wachovia vừa xong! Tuy nhiên tôi ỡ lại Wells Fargo để phụ hoán chuyển, khi hoán chuyển gần hoàn tất thì tôi quyết định về hưu, mặc dù Wells Fargo muốn tôi ỡ thêm. Wells Fargo tặng tôi thêm 7 tháng lương trong việc phụ hoán chuyển nầy.
Vừa rồi mới ỡ ViệtNam về, tôi đi ăn trưa với bồ tèo của tôi còn đang làm ỡ Wells Fargo. Anh chàng nầy cho tôi biết sếp muốn tôi vô làm contract lại. Có một project khá lớn làm trong khoảng 2 năm, họ muốn tôi vô phụ. Tôi từ chối. Đây là lần thứ hai Wells Fargo muốn tôi vô làm lại. Lần thứ nhất cũng chính anh bồ tèo nầy chuyển lời của sếp muốn tôi vô làm lại, lúc bây giờ bà xả tôi mất được một năm, và tôi từ chối. Tôi học được sự "biết đủ" của Quý Thầy trong chùa! tth
Bồ tèo của tôi đang làm ở Wells Fargo
Từ trái: Thái, Victoria Crowel, George Pulsford.
Wednesday, April 11, 2012
Sunday, April 8, 2012
Friday, April 6, 2012
Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân - Phim Đại Hàn
KQ Lê Phước Khương ỡ ViệtNam sáng nay gởi email cho tôi có kèm theo bộ phim Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân của Hàn Quốc. Khương là bồ tèo của tôi, chúng tôi có quá nhiều kỹ niệm. Click Vào Đây để xem hình chúng tôi và một trong những kỹ niệm của hai đứa.
Phim Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân cho tôi một bài học về luật Nhân Quả của nhà Phật. Một đứa bé bị bỏ rơi trong chùa, lớn lên thành chú tiểu. Chú tiểu còn nhõ tí teo, vì ham vui bắt cá, ếch, rắn cột đá rồi thả cho bơi. Sự phụ biết được và sư phụ cột một cục đá to vào lưng chú tiểu. Chú tiểu rên la xin sư phụ gỡ cục đá, nhưng sư phụ bắt chú tiểu đi tìm ba con vật mà chú tiểu cột đá, giải thoát chúng trước đã. Sư phụ còn nói thêm, nếu một trong ba con vật bị chết vì bị cột đá, thì chú tiểu sẽ bị vằn vặt suốt đời!
Nhân quả nhãn tiền! Trong ba con vật bị chú tiểu cột đá khi được giải thoát, chỉ có con ếch còn sống, con cá và con rắn chết thảm thương. Đúng như lời sư phụ nói, chú tiểu phải trả quả quá nặng nề. Chỉ có hai con vật không đáng kể, mà chú tiểu phải trả quả te tua cả cuộc đời. Còn nữa, người mẹ đem con bỏ trong chùa, biết việc làm đó là xấu hổ nên che kín mặt rồi hèn hạ không nói một lời với Thầy Trù Trì, lẽn bỏ con chạy để rồi sụp lỗ nước đóng băng chết thảm thương! Cô gái cũng vậy, chú tiểu bị sư phụ la rầy phải cố tịnh tâm đăm thuốc để cho cô uống cứu mạng, rồi ơn đâu cô chẳng trã, mà lại trã bằng sự phản bội để bị chết đâm thảm thương. Luật Nhân Quả của nhà Phật sao mà xác thực mầu nhiệm!
Trời! Trên đời nầy có biết bao nhiêu người gây tội ác hằng triệu triệu lần hơn chú tiểu! Nghĩ tới nhân quả cho những người nầy, lòng tôi xót xa mềm nhũn. Tự nhiên tôi nhận thấy một ngôi chùa trong hoang vắng như ngôi chùa trong phim, là nơi lý tưởng để tịnh tâm. Nhưng làm sao giử vững tâm tạo, đừng như chú tiểu và cô gái trong phim mới là khó! Đó là điều tôi đắn đo suy nghĩ. tth
Phim phụ đề tiếng Việt nên xem sơ lược truyện phim phía dưới trước khi xem phim.
Để turn on phụ đề tiếng Việt, lúc xem phim nhìn trong màn ãnh ỡ góc mặt phía dưới sẽ thấy hai chử cc, rồi click vào hai chử cc nầy.
Click Vào Đây - Để xem phim. Phim gồm 12 cuốn và phim tự động tiếp nối.
Tuần vừa qua, một cuốn phim Ðại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Ðông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
Thơ và đẹp là chuyện của phim. Bằng im lặng, cảnh nói thay người, vì người chẳng có gì để nói. Chẳng có gì để nói giữa ông thầy và chú tiểu. Chẳng có gì để nói giữa chú tiểu và cô gái. Giữa ba nhân vật là một chiếc thuyền, có khi có người chèo, có khi không có người chèo vẫn trôi, trôi từ bờ bên này qua bờ bên kia, từ thế giới bên ngoài không hiện diện qua thế giới ngôi chùa không ai cần nói với ai. Chiếc thuyền là nét động duy nhất giữa tĩnh lặng mênh mông, là vùng vẫy giữa lắng đọng. Nói gì ? Có gì để nói ? Nói gì giữa chú tiểu và cô gái ? Chuyện xảy ra là chuyện tất nhiên, bình thường như xuân hạ thu đông, bốn mùa trôi qua trên mái chùa.
Mới hôm qua, mùa xuân, chú tiểu hãy còn là búp măng, con ai đem bỏ chùa này, ngây thơ đùa nghịch với cóc nhái, rắn rít. Hôm nay, khi cô gái đến, tuổi đời của chú đã bắt đầu vào hạ. Ðất trời ấm mùa hạ, cô gái ấm mùa hạ, chú cũng vậy. Chuyện gì xảy ra tất phải xảy ra, chú tiểu hay ai cũng vậy thôi, đất đá cũng biết, nói gì, có gì để nói, bình thường như xuân hạ thu đông, bốn mùa trôi qua.
Cô gái đến chùa để ở lại chữa bệnh. Khi đến, cô u sầu. Dưới mặt trời mùa hạ, trời ấm, người ấm, cô rạng rỡ. Ông sư nói: “Cô lành bệnh rồi đấy, về nhà được rồi”. Ông biết hết, nhưng thản nhiên, như không, có gì để nói? Cô gái xuống thuyền, thuyền đưa cô từ bờ bên này của núi non qua bờ bên kia của một thế giới chẳng ai biết. Ðó là thế giới chú tiểu sắp bước vào, bởi vì, sau khi cô gái đi, chú tiểu cũng khăn gói rời chùa, làm con bướm đuổi theo mùi hương. Trong khăn gói, chú cẩn thận nhét thêm tượng Phật. Nằm trong gói, chắc tượng Phật nói thầm : “chú tiểu ơi, chẳng sao đâu, chú đi như thế cũng tốt như ở, bình thường thôi, xuân hạ thu đông”.
Chùa hai người, bây giờ chỉ còn một. Một ông sư già và một con mèo con. Mặt trời dịu lại, mùa hạ cũng ra đi. Mùa thu dần đến, núi non vàng rực một màu.
Nhưng chẳng mấy chốc, chú tiểu trở về. Chú về với râu, với tóc, với tướng mạo hiên ngang của thanh niên đô thị. Và với con dao ! Con dao mà chú đã thọc vào cổ của người yêu bây giờ là người phản. Chú vào chùa, giận dữ bốc cháy người chú. Trong tay chú, con dao như muốn thọc vào cả núi non. Thản nhiên như không, ông sư càng già càng ít nói. Chỉ nói : “ Chú khổ thì người khác cũng khổ ”. Nghe chừng như chuyện khổ cũng tất nhiên, nói gì, có gì để nói, chỉ là xuân hạ thu đông.
Cũng tất nhiên, cảnh sát đến chùa bắt kẻ sát nhân. Cảnh sát có súng. Sát nhân có dao. Dao ấy hươi lên trước súng. Máu sẽ đổ chăng ? Ðổ trên sân chùa ? Ðổ trên lưng ông già đang lom khom nắn nót viết chữ trên sân ? Ðâu có ! Không rời bút, cũng chẳng nhìn lên, ông bảo chàng thanh niên buông dao. Dao buông xuống thì dao hết là dao. Dao hết là dao thì súng cũng hết là súng, cảnh sát hết cảnh sát, thanh niên hết râu tóc. Chỉ còn chữ viết trên sân. Với con dao đã buông, ông bảo chú thanh niên tiếp tục khắc chữ trên nền sân, khắc theo chữ ông viết. Chú khắc suốt ngày và suốt đêm. Khắc rách da tay, khắc kiệt sức. Khắc : sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị... Bài kinh Bát nhã.
Sáng hôm sau, cảnh sát dẫn chú lên thuyền qua bên kia bờ. Mọi chuyện xảy ra như chẳng có gì để nói, chẳng có gì để nói nhiều, tất nhiên như thế. Trừ bài Bát nhã. .
Mùa thu trôi qua, tuyết mùa đông phủ trắng núi non. Một mùa tuyết, hai mùa tuyết, chẳng biết bao nhiêu mùa tuyết trôi qua, chỉ biết ông sư già đã tịch. Giữa băng giá phủ kín mặt hồ, bỗng một hôm, giữa mùa tuyết như thế, một người đàn ông đứng tuổi hiện ra, đi từ bờ bên kia qua bờ bên này của ngôi chùa bỏ hoang. Cũng một người ấy thôi, mãn giấc bướm, mãn tù, mãn cuộc đời, quay về chùa cũ. Cũng một người ấy thôi, nhưng không phải người ấy nữa. Người ấy bây giờ là sư.
Có sư, chùa sống lại. Tượng được đặt trên bàn thờ, bế lên núi, ngự trên chóp đỉnh, tạc cả vào băng. Giữa băng giá, sư mình trần leo núi, thách đố với trời đất, thách đố với cả chính mình. Sư thắng. Sư đã từ giã bờ bên kia. Sẽ không còn ai biết sư là ai nữa, kể cả con thuyền khi hết băng giá sẽ nối lại hai bờ, kể cả chính sư. Nhưng từ giã cuộc đời bên kia đâu có phải là diệt nó. Trái lại, phải sống với nó. Mà cuộc đời ở bên kia cũng chẳng để cho sư quên sư đâu. Nó nhắc nhở hành trình của sư ở chính cái chỗ bắt đầu : ở tiếng khóc khi bắt đầu sự sống. Cho nên, giữa giá băng như thế, một buổi sáng, chùa chưa mở cửa, bỗng vang dội tiếng khóc sơ sinh trước sân. Một thiếu phụ, chẳng biết ai, dấu nước mắt, đem con lên bỏ chùa này, giao cho chùa giọt máu chắc hẳn là kết quả của một hạnh phúc không bền hơn sương tan đầu cỏ. Tiếng khóc! Trẻ thơ! Câu chuyện của chính ông sư, có lẽ của cả mọi người, sẽ lặng lẽ diễn ra hàng ngày trước mắt ông. Câu chuyện đó, ông đã quá biết rồi, cho nên có gì xảy ra chắc ông đều sẽ thản nhiên, chẳng nói một lời, nói gì, có gì để nói, bình thường như xuân hạ thu đông trôi qua trên mái chùa của ông.
Ðấy, băng giá tan rồi, mùa đông đã trôi qua, một mùa đông, hai mùa đông ...Rồi mùa xuân ! Trẻ sơ sinh đã thành chú tiểu nhỏ, ngây thơ đùa nghịch với cóc nhái, rắn rít đang bò ra khỏi hang. Chỉ chừng mươi mùa xuân nữa thôi là chú tiểu sẽ vào tuổi hạ. Coi chừng, chú sắp rút dao. Sắp khắc trên nền gạch :“có chẳng khác không, không chẳng khác có...” Nói gì nữa, có gì để nói ?...
Ðáng lẽ người kể chuyện chấm dứt ở đây. Nhưng xem phim mới lại nhớ phim cũ. Nhớ quá, không cắt hai phim ra được, cho nên phải thêm. Cũng tại bài kinh Bát nhã, năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất hư. Dứt trừ hết khổ ách, chân thật không hư. Tại sao bài kinh Bát nhã có công năng như vậy ? Tại vì kinh nhắc chữ có cho ai mê muội về không, nhắc chữ không cho ai mê muội về có. Cứ thử mê muội rồi thấm Bát nhã.
“Xuân Hạ Thu Ðông ... rồi Xuân” được sáng tác giữa thời đại mà dục tính phơi tràn trên màn ảnh. Ái dục là đề tài của phim, vấn nạn của nhân vật. Tôi không biết đạo diễn có lấy hứng từ phim cũ không, nhưng tôi liên tưởng đến một phim nổi tiếng của Nhật, Quái Ðàm (Kwaidan) (2), chiếu cách đây trên 35 năm, rút từ một chuyện thiền, chẳng có gì giống phim mới ngày nay, trừ bài Bát nhã. Chuyện như sau, tôi kể theo trí nhớ.
Một chú tiểu mù sống trong một ngôi chùa vắng với một ông sư già. Chú chơi đàn tỳ bà rất hay, tiếng đàn ai oán, ai nghe cũng rơi lụy. Một buổi tối mùa hè đầy sao, chú tiểu đang ngồi trước sân tư lự với sao trên trời, bỗng nghe bước chân lạ của ai đến bên cạnh. Tiếng áo giáp khua. Rồi giọng một võ sĩ : “Chú đừng sợ. Nữ chúa của ta nghe danh cây tỳ bà của chú nên bí mật tới đây cùng với cả triều đình của ngài để mời chú đến đàn cho nghe khúc nhạc kể lại trận thủy chiến ngày xưa xảy ra trong vùng này. Ta đưa chú đi”.
Chú tiểu ngần ngại quá, sợ kẻ lạ, sợ đêm khuya, thầy quở, nhưng võ sĩ nắm tay chú kéo đi. Chú được dẫn đến trước một cung điện nguy nga, tráng lệ . Cả một triều đình bá quan văn võ, quý tộc, công nương, lễ phục oai vệ, uy nghiêm, ngồi lặng yên chờ chú. Trên ngai, chủ trì một nữ chúa, trang phục cực kỳ lộng lẫy. Chú tiểu so dây, lựa khúc, gảy bản đàn nổi tiếng, rồi cất tiếng ca não nùng kể lại trận đánh. Cả triều đình thương cảm, rơi lệ.
Gần sáng, võ sĩ đưa chú về lại chùa, hẹn tối mai sẽ trở lại, sẽ đàn, sẽ yến tiệc, sẽ trả công, sẽ gả người đẹp cho chú, nhưng cấm chú tuyệt đối không được hé miệng kể cho ai nghe chuyện này.
Tối hôm sau. Lại tiếng khua của áo giáp. Lại võ sĩ đến tìm. Lại triều đình oai vệ. Lại đàn hát, nỉ non, ai oán. Trận thủy chiến hiện ra qua bài hát, giáo mác, lửa đạn, thây người, máu chảy, cả triều đình thất trận nhảy xuống sông, nữ chúa gieo mình xuống nước, tự vẫn ...
Ðêm hôm đó, đêm hôm sau, đêm sau nữa, cứ đến đêm là ông sư già để ý thấy chú tiểu ôm đàn ra khỏi chùa, đến gần sáng mới về. Ông thầy lo quá, thấy chú tiểu tái xanh, ngớ ngẩn, xa vắng; Chẳng lẽ chú tới nhà gái ? “Này, tiểu, nhỏ nào hớp hồn chú vậy?” Chú tiểu lắc đầu, câm miệng, khiến thầy càng nghi. Tối đó, sư cho người theo dò, nhưng lạ quá, tiểu đi như lướt trên đất, chẳng đường sá gì cả, vừa mới theo bóng chú đã lạc đâu rồi, mất hút. Quay về lối cũ, bỗng nghe thoảng ra, từ nghĩa trang gần chùa, tiếng tỳ bà. Vào nghĩa địa thì chú đấy, đang ngồi đàn một mình trước mộ hoang của phe thất trận thủy chiến ngày xưa. Mưa đẫm ướt áo, chú vẫn đàn say mê . Gọi, chú chẳng nghe. Lay, chú vẫn ngồi. Vẫn đàn, như không biết gì khác. Phải lôi chú, kéo chú về chùa.
Thế này thì tiểu bị ma bắt rồi - sư nói. Thất trận mấy trăm năm, oan hồn vẫn chưa tan. Vẫn triều đình, vẫn bá quan văn võ, vẫn nghi vệ oai phong, vẫn lộng lẫy nữ chúa. Vẫn thủy chiến. Dưới trời sao. Trước nấm đất hoang. Ông sư mài mực, chấm bút, bảo chú tiểu cởi hết áo quần, viết trên toàn thân kín mít chữ, từ chỏm đầu đến mút chân. Chú tiểu bây giờ chỉ còn là bài kinh biết đi, sắc bất dị không, không bất dị sắc ... Sư nói : “tối nay nó lại đến tìm chú nữa đấy ; cứ tĩnh tọa chú Bát nhã”.
Không mắt, không tai, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, chú tiểu bây giờ chỉ còn là cây đàn, tai mắt chú là cây tỳ bà, cây tỳ bà là tai mắt chú, người và đàn là một. Trong chuyện thiền mà cuốn phim lấy hứng, chú tiểu trở thành danh cầm bậc nhất thiên hạ.
***
Hai phim, hai chuyện chẳng giống gì nhau, chỉ cùng mượn hứng từ bài Bát nhã. Sự đời ! Trăm vạn chuyện khác nhau đến mấy, rốt cuộc rồi cũng một chữ ấy mà thôi, không ngộ thì mê, không mê thì ngộ, nói gì, có gì nữa để nói ?
Tác giảC H T
Wednesday, April 4, 2012
Tuesday, April 3, 2012
Lễ Hội Quan Âm Năm 2012 tại Chùa Việt Nam Houston - Chị Bảy
Lúc còn bà xả, Lễ Hội Quan Âm Chùa ViệtNam Houston hằng năm hầu như tôi và bà xả không thể thiếu vắng. Mỗi lần về dự Lễ Hội Quan Âm, tôi và bà xả thường ỡ nhà anh chị KQ63D Nguyễn Văn Triết. Năm nay tôi trỡ lại Lễ Hội Quan Âm đơn độc một mình và tôi cũng vẫn ỡ nhà anh chị Triết! Lễ chính thức bắt đầu ngày Thứ Bảy lúc 6:30 chiều, vậy mà lúc 4 giờ chiều tôi đã có mặt tại Chùa ViệtNam.
Tôi đến Chùa ViệtNam sớm để thăm tro cốt bà xả. Đến chùa ViệtNam, tôi đi thẳng tới hòn non bộ sau lưng tượng Mẹ Hiền Quan Thế Âm Bồ Tát để thăm tro cốt bà xả tôi đã được Hoà Thượng Viện Chủ Chùa ViệtNam làm lễ cho tôi rải nơi đó. Lúc tôi tới thì có các cô trong đoàn vũ đang tập dợt sau lưng tượng Phật Bà cạnh hòn non bộ. Họ nhìn tôi leo lên chổ hòn non bộ với cặp mắt ngạc nhiên tò mò. Tôi chui vô mấy bụi trúc trong hòn non bộ để tìm lại dấu vết tro cốt bà xả, lòng tôi thương nhớ quá sức. Tôi chụp vội vài tấm hình và đi ra để tránh cặp mắt tò mò của các cô trong đoàn vũ.
Sau lưng tượng Mẹ Hiền Quan Thế Âm Bồ Tát là hòn non bộ, nơi rải tro cốt bà xả tôi
Đoàn vũ đang tập dợt cạnh hòn non bộ
Chổ rải tro cốt bà xả tôi
Cứ mỗi năm vào cuối Tháng Ba dương lịch, Chùa ViệtNam Houston tổ chức Lễ Hội Quan Âm. Lễ Hội Quan Âm Năm 2012 cũng như mọi năm qua, có rất nhiều gian hàng bán ăn của các chùa đến từ các nơi, Phật tử tham dự thì năm nào cũng tràn ngập trên 10 ngàn người.
Phải có mặt trong ngày Lễ Hội Quan Âm mới thấy và tin sự tổ chức tuyệt vời của Hoà Thượng Viện Chủ Chùa ViệtNam Houston. Ngày xưa lúc tôi xây Chùa Bảo Quang San Antonio, tôi có dịp làm việc với Thầy Viện Chủ Thích Nguyên Hạnh, Thầy là người đỡ đầu tinh thần cho tôi. Thầy có trí thông minh tôi rất cãm phục. Có những lúc tôi chỉ nói nữa lời là Thầy đã biết tôi muốn nói gì. Những lúc tôi kẹt tài chánh cho việc chùa, tôi chỉ thỉnh Thầy về San Antonio vận động trong một buổi lễ, là tôi có đủ tiền ngay. Tài thuyết pháp và vận động của Thầy, tôi mến phục quá sức.
Lần nầy tôi về dự Lễ Hội Quan Âm, Thầy bận quá sức, vậy mà tôi vẫn có may mắn gặp Thầy. Chắc là bà xả giúp tôi. Lúc đang văn nghệ, tôi thấy Thầy đứng một mình ngoài trời trước Chánh Điện, nên tôi vội đến chào trò chuyện với Thầy. Thật là hên cho tôi, vì tôi có lập sớ cầu siêu cho bà xả vào ngày sau khi Lễ Hội Quan Âm. Đọc sớ cầu siêu nghe tên tôi mà tôi không thăm Thầy thì tôi kẹt lắm!
Lễ Hội Quan Âm năm nay có 270 Chư Tôn Đức Tăng Ni tham dự. Buổi lễ được đặt dưới sự chủ lễ của Hoà Thượng Viện Chủ Thích Nguyên Hạnh với sự chứng minh của đại lão Hoà Thượng Thích Tâm Châu về từ Canada, đại lão Hoà Thượng Thích Chơn Điền Houston.
Thành phần ca sĩ cho Hội Lễ Dân Gian gồm có: Trang Thanh Lan, Quang Tuấn, Gia Huy, Y Phương, Hoài Phương, Hà Thanh Xuân, Kim Loan, Phượng Hoàng, Nhật Khoa, Ngọc Thu, Quốc Dũng, Hoàng Phong.
Trước khi đến lễ đài Hội Quan Âm, Chư Tôn Đức Tăng Ni đang ngồi trước chánh điện xem vũ khúc
Mười Phương Ứng Hiện Đại Bi Tâm và múa lân.
Vũ khúc Mười Phương Ứng Hiện Đại Bi Tâm
Vũ khúc Mười Phương Ứng Hiện Đại Bi Tâm
Vũ khúc Mười Phương Ứng Hiện Đại Bi Tâm
Vũ khúc Mười Phương Ứng Hiện Đại Bi Tâm
Múa Lân
Hoà Thượng Viện Chủ Thích Nguyên Hạnh đi đầu
đang đưa Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật Tữ đến lễ đài Mẹ Hiền Quan Thế Âm Bồ Tát.
Đại Lão Hoà Thượng Thích Tâm Châu 91 tuổi áo màu đỏ lợt cầm gậy đi thứ nhì. Người thứ ba là Đại Lão Hoà Thượng Thích Chơn Điền 85 tuổi áo màu vàng lợt đang đuợc một Thầy sửa áo.
Đi hướng về lễ đài
Đi hướng về lễ đài
Lễ đài Hội Quan Âm Năm 2012
Hoà Thượng Thích Nguyện Hạnh niệm hương bắt đầu lễ.
Chấp tay niệm Phật để bắt đầu Hội Lễ Dân Gian (văn nghệ).
MC Giáng Ngọc, BS Nguyễn Văn Thịnh cho bắt đầu văn nghệ
bằng lễ chào cờ Mỹ, cờ VNCH, cờ Phật Giáo và phút tưỡng niệm.
Chương trình văn nghệ theo dự trù chấm dứt lúc nữa đêm. Tôi ra về lúc 11:30 khuya và còn rất nhiều ca sĩ chưa hát! Tôi không biết văn nghệ thật sự kết thúc lúc mấy giờ.
Nói chung văn nghệ rất hay, một phần là nhờ hệ thống âm thanh ngoài trời tuyệt vời. Với trên 10 ngàn khán giả, hệ thống âm thanh nầy phải thuê của Mỹ chuyên nghiệp về Concert, nếu không thì vô phương thưởng thức nhạc! tth
Click Vào Đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn.
Subscribe to:
Posts (Atom)