Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Wednesday, February 27, 2013

Anh Cho Em Mùa Xuân - Hồ Hoàng Yến


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Anh Cho Em Mùa Xuân/Ca sĩ Hồ Hoàng Yến

Sunday, February 24, 2013

Áo Dài Quê Hương - Vũ Khanh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Áo Dài Quê Hương/Ca sĩ Vũ Khanh

 

Tuesday, February 19, 2013

Tham quan xứ Myanmar (Miến Điện)


Xứ Myanmar. Miến Điện ngày xưa có tên là Myanmar, rồi người Anh chiếm đóng Myanmar năm 1886 và đổi tên Myanmar thành Burma. Lúc bây giờ thủ đô của Burma là Rangoon (còn có tên Yangon). Năm 1948 Miến Điện giành được độc lập, xứ Miến Điện lại được dùng tên củ là Myanmar.

Năm 1948 Myanmar giành được độc lập từ người Anh, nhưng chiến tranh nội bộ xảy ra triền miên.

Năm 1962 quân đội đảo chánh. Myanmar được cai trị dưới chế độ quân đội độc tài từ 1962 -2011. Chính phủ quân đội bỏ thủ đô Rangoon và lấy thành phố Naypyidaw làm thủ đô. Nhưng cho tới 2013 ngày tôi tới Myanmar, các toà đại sứ của các nước vẫn còn ở Rangoon, và thành phố Rangoon vẫn là thành phố lớn nhất với dân số gần 6 triệu. Năm 2010 Myanmar có cuộc bầu cử và chế độ quân đội độc tài bị giải tán năm 2011, được thay thế bởi chính phủ dân sự.

Lúc trước chính phủ quân đội thân Trung Quốc, bây giờ chính phủ dân sự thân Mỹ và bắt đầu mở cửa giao dịch với thế giới bên ngoài. Ngày November 9, 2012, Tổng Thống Mỹ Obama viếng thăm Myanmar.

Dân số Myanmar.  Dân số của Myanmar cho tới năm 2011 là 48,336,763. (gần 50 triệu).
Tiền Myanmar. Tiền của Myanmar là Kyat (phát âm "ky" như "ch" - Chát). 1 USD = 854 Kyats

Bản đồ xứ Myanmar 

Tham quan xứ Myanmar.

Tôi mua tour đi Myanmar đúng vào ngày mùng một Tết 2013. Đúng ra tôi dự trù từ Mỹ, tôi sẽ mua tour đi Myanmar vào tháng December 2012, nhưng rồi trở ngại nầy đến trở ngại khác, sau cùng tôi phải đi Myanmar vào ngày mùng một Tết Feb 10, 2013. Tôi không thể chần chờ thêm được nữa, vì có người cho tôi biết thời tiết Myanmar tháng 3 trở đi là thời tiết mùa hè, nóng bức và ẩm ướt rất khó chịu, nếu tôi không quen sẽ bị bịnh.

Tham quan Myanmar ngày thứ 1.

Sáng sớm mùng một Tết tôi thức dậy chuẩn bị ra phi trường đi Myanmar. Lúc 6 giờ sáng tôi đi quanh ngả 6 Sàigòn gần hotel tôi ở để tìm nhà hàng ăn sáng, nhưng tôi không thấy nhà hàng nào mở cửa, sau cùng tôi thấy có xe phở bán bên lề đường. Ăn bên lề đường tôi rất sợ bị tiêu chảy, nhưng tôi phải ăn vì không còn chọn lựa. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi tìm nhà hàng để ăn vào sáng sớm mùng một Tết, làm tôi nhớ tới chiều 30 Tết ngày xưa.

Chiều 30 Tết ngày xưa. Lúc bây giờ tôi bay từ Pleiku đi Qui Nhơn và Nha Trang, trong phi vụ liên lạc. Tôi bay đến Qui Nhơn thì xế chiều 30 Tết, các tiệm và chợ đều đóng cửa để chuẩn bị cúng rước ông bà về ăn Tết. Tôi đói bụng quá sức, nên tôi lật đật ra phi trường cất cánh đi Tuy Hoà với hy vọng tìm được nhà hàng còn mở cửa để ăn. Vô phố Tuy Hoà, người tôi mệt lã vì đói, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra nhà hàng mở cửa. Tôi nảy ra ý nghĩ, vô nhà dân ăn mày bửa cơm, nhưng tôi cảm thấy kỳ quá nên thôi. Sau cùng tôi về đến căn cứ Không Quân Nha Trang và từ đó tôi rất sợ đi bay chiều 30 Tết.

Tôi có mặt ở phi trường Tân Sơn Nhất lúc 9 giờ sáng để nhập với đoàn đi tour Myanmar. Đoàn đi tour Myanmar có tất cả 30 người, do tour guide của hảng du lịch Sàigòn Tourist hướng dẫn.

Máy bay Air ViệtNam cất cánh lúc 11:40 để đi Rangoon Myanmar. Từ Sàigòn đi Rangoon Myanmar mất 2 giờ bay. Máy bay đáp xuống phi trường ở Rangoon thì gần 2 giờ chiều địa phương. Nhờ máy bay có cho ăn trưa, nên đoàn không đói và xe của tour đón đoàn ở phi trường rồi đưa đi tham quan ngay.

Đoàn vừa đến phi trường ở Rangoon

Tham quan chùa Chauk Htat Gyl. Xe đón đoàn ở phi trường rồi đưa đoàn đi tham quan chùa Chauk Htat Gyl ngay, chùa nầy có tượng Phật nằm dài 66m và cao 30m.

Tượng Phật Nằm.
 
Tham quan chùa có Phật nằm Chauk Htat Gyl xong, tour cho đoàn check-in hotel để rửa mặt rồi tour cho đoàn đi tham quan tiếp.
 
Hotel mà đoàn ở tại Rangoon
 
Tham quan chùa Shwedagon. Chùa nầy nổi tiếng thế giới với ngọn tháp phủ 60 tấn vàng y 24K và được xây dựng cách đây trên 2500 năm, vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn sống. 
 
Nhìn ngôi chùa Shwedagon cách đây trên 2500 năm, tôi liên tưởng đến văn minh của dân tộc Myanmar, họ vượt xa người VN mình thời đó.
 
Ngọn tháp phủ 60 tấn vàng y
 
Chùa Shwedagon rất rộng lớn, xung quanh ngọn tháp to lớn là những ngôi chùa nhỏ như cảnh trong hình. 
 
Viếng chùa Shwedagon xong, tour cho đoàn đi ăn tối. Tour đưa đoàn đến một nhà hàng Tàu. Hôm nay là Tết của Tàu và Việt Nam, nên nhà hàng có múa lân. Tết Myanmar thì khác ngày với Tết VN.
 
Cổng trước của nhà hàng Tàu.
Bên trong nhà hàng Tàu.
 
Ăn tối xong tour cho đoàn về hotel. Đi suốt ngày đoàn mệt đừ, tour đưa đoàn về hotel để nghĩ ngơi, nhưng chúng tôi còn tiếc, cố tận dụng thời giờ, nên một số đông kéo nhau đi phố tham quan chợ đêm cho biết sự tình.
 
Vô siêu thị đêm, tôi thấy họ bán trái Sầu Riêng. Tôi rất mê ăn Sầu Riêng, nên tôi mua một trái Sầu Riêng ăn để so sánh Sầu Riêng Myanmar với Sầu Riêng VN. Tôi bảo anh thanh niên bán Sầu Riêng lựa cho tôi trái Sầu Riêng ngon. Anh lựa cho tôi một trái Sầu Riêng, rồi anh đem xuống bếp bảo họ khui trái Sầu Riêng để bỏ vô hộp cho tôi. Anh bếp khui trái Sầu Riêng và anh chê trái nầy không ngon. Rồi anh bán hàng chạy ra lấy thêm hai trái nữa. Anh bếp khui trái thứ hai và anh lắc đầu chê, nên anh khui tiếp trái thứ ba, lần nầy thì anh nói ngon và khui bỏ vô hộp cho tôi. Tôi móc tiền lì xì anh bán Sầu Riêng nhưng anh nhất định không lấy.
 
Sự thật thà của người Myanmar. Tôi và một cô trong đoàn quan sát hai thanh thiên Myanmar bán Sầu Riêng cho tôi, chúng tôi đồng ý rằng người Myanmar rất chân thật, dễ thương quá.
 
Tôi đem hộp sầu riêng về hotel. Ở Thái Lan, Việt Nam, họ cấm mang Sầu Riêng vô hotel. Tôi biết điều nầy, nhưng tôi thử mang Sầu Riêng vô hotel ở Myanmar để quan sát sự tình. Tôi rủ một cô trong đoàn về hotel ăn Sầu Riêng với tôi. Chúng tôi đem hộp Sầu Riêng vô hotel, và ngồi ở lobby ăn trước mặt nhân viên hotel. Họ nhìn chúng tôi ăn Sầu Riêng rồi bàn tán gì đó và cười. Hai đứa tôi ăn hết hộp Sầu Riêng, rồi anh nhân viên hotel bảo chúng tôi bỏ hột Sầu Riêng trong thùng rác ở lobby, nhưng cô VN ăn với tôi, lịch sự mang hột Sầu Riêng ra bỏ trong thùng rác ngoài đường. Cô nói người Myanmar hiền, dễ thương quá!
 
Sầu Riêng Myanmar thua xa Sầu Riêng VN. Sầu Riêng Myanmar dòn, nhưng không béo, không ngọt lịm như Sầu Riêng Cái Mơn ở Bến Tre, hoặc Sầu Riêng Chuồng Bò ở Mỹ Tho. Sầu Riêng VN bây giờ thì ngang ngữa với Sầu Riêng Thái Lan. Về VN kỳ nầy, có tuần tôi ăn Sầu Riêng và Măng Cụt hầu như mỗi ngày, đã mịt mù luôn!
 
Hộp Sầu Riêng ở hotel lobby.
   
Tham quan Myanmar ngày thứ 2.

Sáng sớm đoàn ăn sáng trong hotel rồi check-out để đi Bago. Bago cách Rangoon 100 km, là một thành phố lâu đời của Myanmar được xây dựng từ năm 573.

Ăn sáng ở Rangoon để chuẩn bị đi Bago.
 
Đứng trên hotel ở Rangoon.
 
Đến Bago tour cho đoàn ăn trưa, rồi tour đưa đoàn đi thăm một tu viện địa phương. Đây là một tu viện có 500 nhà sư tu học. Đoàn quan sát cuộc sống hàng ngày của các nhà sư.
 
Bước vô tu viện tôi bị quê quá sức! Bước vô tu viện, tôi thấy có người bán bắp luộc, tôi tưởng họ bán cho du khách ăn. Tôi mua một bịt nylon 4 trái bắp, rồi tôi mời vài người trong đoàn nhưng không ai ăn, tôi lấy ra một trái bắp ăn liền tại chổ. Tôi nhìn quanh không thấy ai ăn bắp, mà họ cầm bịt bắp đứng sắp hàng chỉnh tề để chờ nhà sư đi ra để cúng dường cho các sư ăn trưa. Tôi quê quá và lật đật bỏ bịt bắp vô túi tôi mang. Rồi tôi vội vã mua bịt Quít, cầm lo le trong tay như ta đây đang chờ cúng dường các Sư. Có người trong đoàn biết chuyện, nhìn tôi cười và nói, anh có thể ăn bắp, có sao đâu. Tôi cười bẽn lẽn.
 
Tôi vừa cúng dường Quít, vừa cúng dường tiền để âm thầm tạ lỗi với các Sư, vì tôi dám ăn bắp trước các Sư!
 
Tôi cầm lo le bịt Quít để chứng tỏ ta đây cũng chờ cúng dường các Sư.
 
 
Các Sư đi đầu thì ôi thôi, thức ăn và tiền bạc của du khách cúng dường tràn ngập. Các Sư đi sau thì không có gì hết, 500 vị Sư mà! Tuy nhiên có người cho tôi biết, tất cả thức ăn và tiền bạc sẽ được gom lại một chổ, rồi phân phát đều ra.
 
Tham quan chùa Kyaikhtiyo và Kim Thạch (Golden Rock). Tham quan tu viện xong, tour đưa đoàn đi Kyaikhto để tham quan chùa Kyaikhtiyo và Kim Thạch (Golden Rock). Chùa Kyaikhtiyo nổi tiếng nhất Myanmar. Chùa được xây dựng trên 2400 năm cùng thời với Đức Phật, nằm ở cao độ 1200m, được xem là một kỳ quan về tôn giáo và là một biểu tượng về tâm linh của Phật từ Myanmar. Đến chân núi có xe đặc biệt đưa đoàn lên đỉnh núi để tham quan chùa và Golden Rock.
 
Đường lên đỉnh núi làm tôi sợ thất kinh. Đường lên đỉnh núi toàn là cua cùi chỏ thật gắt chớ không phải cùi chỏ lơi. Xe thì mui trần, không có ghế ngồi mà du khách phải ngồi trên băng dài, không có dây nịt, không có chổ để vịn tay. Vậy mà tài xế chạy bạt mạng như bay bay. Xe không có mui nên tiếng gió cộng với tiếng máy xe nghe thật hãi hùng. Mỗi lần xe chạy nhanh và quẹo cua cùi chỏ gắt, du khách la hét vì sợ, vì đùa giởn với cảm giác mạnh! Thật là không an toàn chút nào! Tài xế đùa giởn thật vô ý thức! Chỉ cần thắng hư hoặc một lỗi lầm của tài xế là tất cả du khách trên xe sẽ văng xuống vực thẳm, không ai sống sót. Không biết hảng du lịch Sàigòn Tourist có biết tài xế đùa giởn với tử thần không? Không khéo có ngày hảng du lịch đền tiền cho nhân mạng đã luôn!
 
Xe đưa đoàn lên đỉnh núi.
Du khách ngồi trên băng dài, không dây nịt, không có chổ vịn tay!
Vậy mà xe chạy như bay bay trên đèo gắt.
 
Chùa màu trắng trên đỉnh núi trước đầu xe.
 
Xe đưa đoàn lên chùa trên đỉnh núi, còn 7km mới đến đỉnh núi thì xe ngừng. Du khách có hai chọn lựa, hoặc là đi bộ leo lên núi 7km, hoặc là đi kiệu có 4 người khiêng. Giá tiền đi kiệu là 12000 Kyats mỗi bận. Tôi nghe leo núi 7km nên tôi sợ thất kinh, và tôi ghi tên đi kiệu. Đến nơi, tôi cho thêm 8000 Kyats tiền tips, vị chi là 20000 Kyats cho một chuyến kiệu.
 
Nhìn 4 người khiêng kiệu, tôi thương quá sức. Có vài thanh niên thiếu nữ trong đoàn, ỷ sức trẻ nên đi bộ. Tôi nằm trên kiệu, và gặp một chàng thanh niên trong đoàn đi bộ rồi ngồi nghĩ bên đường, tôi nhờ anh chụp hình tôi nằm trên kiệu. Anh than, chú ơi! con đứng không vững thì làm sao con chụp hình được. Nghe chàng thanh niên than, tôi mừng vì tôi quyết định sáng suốt không đi bộ. Tôi nhìn bốn anh khiêng kiệu, chạy nhịp nhàng leo núi, mồ hôi đẫm ướt áo, tôi thương quá sức.
 
Khi lên đến đỉnh núi, anh trưởng toán khiêng kiệu đến gặp tôi rồi vạch cho tôi thấy số 100 ghi trên túi áo của anh, ý của anh là muốn tôi nhớ số 100 để khi xuống núi thì cho anh khiêng tôi. Nhưng tôi gật đầu cho có lệ vì chuyện sắp xếp kiệu là tour guide lo. Vậy mà sáng hôm sau khi tour guide dẫn đoàn ra đi kiệu để xuống núi thì một anh khiêng kiệu đến kêu tôi rồi vạch túi áo của anh cho tôi thấy số 100. Tôi nhớ anh ngay và thuơng anh quá sức, rồi tôi yêu cầu tour guide cho toán của anh khiêng tôi, tour guide đồng ý. Anh mừng nhảy tưng tưng.        
 
 
Kiệu sắp khởi hành.
 
Kiệu đang leo núi.
 
Lên đến đỉnh núi, tour cho đoàn chek-in hotel vì đoàn sẽ nghĩ đêm trên núi. Check-in hotel xong, tour đưa đoàn đi tham quan chùa và Golden Rock.
 
Đoàn uống trà chờ lấy chìa khoá phòng.
 
Đoàn lấy chìa khoá phòng xong, rồi kéo nhau về phòng cất vali. Tour guide không nói rõ ràng, tôi tưởng tôi có thì giờ để tắm trước khi đi tham quan. Tôi vừa vào phòng tắm cởi đồ rồi nhưng chưa tắm, thì tôi nghe tour guide gọi ơi ới tập họp để đi tham quan chùa! Trời! May quá, tôi chưa tắm, nên tôi vội mặc áo quần củ vào và chạy ra tập họp kịp thời!
 
Đoàn kéo nhau về phòng cất vali.
 
Cổng chùa Kyaikhtiyo.
 
Chùa Kyaikhtiyo.
Chùa Kyaikhtiyo.
Chùa Kyaikhtiyo.
 
Chùa Kyaikhtiyo.
Chùa Kyaikhtiyo.
 
Chùa Kyaikhtiyo.
Nhìn bên phải, nơi bị bịt giấy chung quanh, đó là Golden Rock. Xui cho đoàn, chúng tôi đến lúc Golden Rock đang được tu sửa. 
Golden Rock đang được tu sửa.
 
Hình Golden Rock tôi lấy trong internet.
 
Đây là Golden Rock được làm nhỏ lại để bán cho du khách.
  
Hoàng hôn trên chùa Kyaikhtiyo.
 
Sáng sớm đoàn ăn sáng trong hotel và check-out hotel. Có người lớn tuổi lúc lên thì đi kiệu, lúc xuống thì tưởng dễ đi nên đi bộ cho đở tiền, nhưng họ không đi nổi báo hại đoàn chờ họ dài cổ.
 
Tôi nằm trên kiệu và tự chụp hình.
Nhìn kỷ sẽ thấy hai chân tôi đang kẹp túi sách, và kiệu đang đi xuống qua chợ.
 
Kiệu đang đi xuống.
 
Một vị Sư đi trên đường, đang rung chuông quyên tiền cho chùa.
 
Trong đoàn, người đi bộ, người đi kiệu xuống đến chổ xe đậu, đang tập họp để lên xe xuống núi! Tài xế lái xe lúc xuống cũng dễ sợ như lúc lên, nhưng lúc xuống có vẻ mau tới hơn. 
 
Chị Bảy đang khiêng kiệu kiếm tiền độ nhật!
Nhưng cao quá nên Chị Bảy lảnh hết sức nặng!  
 
Tham quan Myanmar ngày thứ 3.
 
Sau khi xuống núi, đoàn cho xe rời Kyaikhto để trở lại thành phố Bago. Bago là thành phố có tu viện với 500 Sư đang tu học mà đoàn đã tham quan trong ngày thứ hai của tour. Trở về Bago, tour cho đoàn tham quan chùa Shwemawdaw Paya và tượng Phật nằm Shwethalyaung dài 55m cao 16m được tạc rất công phu trông như thật. Đây là tượng Phật nằm lớn thứ hai trên thế giới.
 
Chùa Shwemawdaw Paya.
 
 Chùa Shwemawdaw Paya.
 
 Chùa Shwemawdaw Paya.
 
Chùa Shwemawdaw Paya.

 
Tượng Phật nằm Shwethalyaung.
 
Tiếp tục ở Bago, tour cho đoàn tham quan chùa Kyaik Pun. Chùa Kyaik Pun nổi tiếng với bốn tượng Phật to lớn ngồi đâu lưng vào nhau và dựa vào một cột hình vuông.
 
 
4 tượng Phật ngồi đâu lưng.
 
Tour cho đoàn đi ăn trưa, rồi cho đoàn tham quan chùa Kyauk Taw Gyl với tượng Phật ngồi được tạc từ 1 tảng đá Marble.
 
Cổng chùa Kyauk Taw Gyl.
 
Tượng Phật bằng Marble.
 
Tham quan chùa Kyauk Taw Gyl xong, tour cho xe về lại Rangoon. Về đến Rangoon, tour cho đoàn ăn tối rồi check-in hotel ngũ đêm ở Rangoon.
 
Tham quan Myanmar ngày thứ 4.
 
Đoàn ăn sáng trong hotel, rồi tour cho đoàn đi tham quan thành phố Rangoon và chùa Kaba Aye. Chùa Kaba Aye được xây dựng năm 1952 để cầu nguyện cho nền hoà bình thế giới nên chùa còn có tên là Chùa Hoà Bình Thế Giới. Chùa nổi tiếng với hang động Mahapasana, nơi đây được tổ chức Hội Nghị Phật Giáo lần thứ 6 vào năm 1954.
 
Hang động Mahapasana nhân tạo.
Nơi đây được tổ chức Hội Nghị Phật Giáo lần thứ 6 vào năm 1954.
 
Cổng hang động Mahapasana nhân tạo.
 
Hang động Mahapasana nhân tạo.
 
Bên trong hang động Mahapasana nhân tạo.
Nơi đây được tổ chức Hội Nghị Phật Giáo lần thứ 6 vào năm 1954.
 
Bên ngoài hang động Mahapasana nhân tạo.
 
Chùa sau cùng mà tour cho đoàn tham quan là chùa Sule. Chùa Sule nằm ngay trung tâm phố Rangoon, với các toà nhà mang kiến trúc thời thuộc địa Anh.
 
Chùa Sule.
 
Chùa Sule.
 
Tham quan chùa Sule xong, tour cho đoàn ăn trưa và về hotel nghĩ trưa. Đến chiều tour cho đoàn đi mua sắm tại chợ Bogyoke.
 
Chợ Bogyoke.
 
Gổ hoá thành đá.
 
Đêm chót ở Rangoon, tour cho đoàn ăn tối trên chiếc thuyền Hoàng Gia Karaweik. Nơi đây đoàn vừa ăn uống vừa thưởng thức chương trình biểu diễn văn hoá, nghệ thuật.
 
Thuyền Hoàng Gia Karaweik.
 
Nhà hàng cho du khác xem cô dâu chú rể trong ngày cưới của nhà giàu.
 
Thật không hổ danh Thầy D!
 
Vũ dân tộc.
 
Đêm chót của tour ở Rangoon.
Tôi và 7 cô rủ nhau đi dạo phố bằng cyclo, chúng tôi cười đã luôn.
Cô Như ngồi trên cyclo trong hình chót là con của chàng phi công Nguyễn Đức Chung đóng ở phi trường Phù Cát. Năm 1975 Chung bị kẹt lại và chết lúc cô Như 3 tuổi.
 
Cô Như.
 
Sau khi quậy ngoài phố, tôi và 7 cô kéo về hotel quậy tiếp. Tôi mua trái Thanh Long về ăn. Chúng tôi đang ngồi trên sân thượng của nhà hàng trong hotel chờ bồi bàn cắt trái Thanh Long đem lên. Lúc bây giờ là sau nữa đêm! Một đêm với kỹ niệm khó quên.
 
Tham quan Myanmar ngày thứ 5.
 
Ăn sáng trong hotel xong, tour cho đoàn tự do buổi sáng. Có người còn vớt vát giờ chót, thuê cyclo ra chợ để mua sắm tiếp. Đến trưa tour cho đoàn check-out hotel, rồi tour cho đoàn đi ăn trưa trước khi ra phi trường về lại Sàigòn. Đoàn về đến Sàigòn gần 6 giờ chiều.
 
Nói chung chung về chuyến tham quan Myanmar. Tôi nghe tên xứ Miến Điện từ lúc tôi còn nhõ, rồi xứ nầy trải qua bao nhiêu thăng trầm. Khi tôi lớn lên thì xứ nầy được cai trị bởi chế độ quân đội độc tài thân Trung Quốc, không giao dịch với thế giới bên ngoài nên ít ai biết tới.
 
Năm 2011 chế độ quân đội độc tài bị giải tán được thay thế bởi chính phủ dân sự. Chính phủ dân sự thân Mỹ, và bắt đầu mỡ cửa giao dịch với thế giới bên ngoài. Tôi được biết thời gian nầy, Miến Điện như VN sau 1975 khi thân thiện lại với Mỹ, nên tôi tò mò muốn viếng thăm Miến Điện cho biết sự tình.
 
Văn minh của dân tộc Miến Điện. Nhìn kiến trúc xây dựng chùa của Miến Điện từ mấy ngàn năm trước, rồi nhìn bản đồ nước Miến Điện, họ chiếm gần hết bờ biển của Thái Lan, điều nầy cho tôi thấy dân tộc Miến Điện thông minh.
 
Người dân Miến Điện hiện tại. Qua 5 ngày tham quan Miến Điện, tôi thấy sự cần cù, chân thật và thông minh của người dân Miến Điện. Với đà mỡ cửa giao dịch với thế giới bên ngoài, tôi nghĩ không lâu Miến Điện sẽ theo kịp Thái Lan và Việt Nam.
 
Sự an toàn trong phố Miến Điện. Qua 5 ngày tham quan Miến Điện, tôi chưa hề nghe ai nói tới cướp giựt ngoài đường. Hơn nữa, tour guide địa phương không hề cảnh giác chúng tôi về cướp giựt, vì hình như chưa xảy ra cho du khách. Điều nầy làm tôi đau lòng khi tôi nghĩ tới VN. Trong chuyến về VN kỳ nầy, vừa xuống phi trường, giữa đêm khuya trên taxi về hotel, ông taxi đã cảnh giác tôi về cướp giựt ở Sàigòn, làm lòng tôi đau quặn thắt!
 
Cyclo Miến Điện chạy giữa đường!  Đêm cuối ở Rangoon, tôi và 7 cô rủ nhau dạo phố bằng cylco. Trời! Cyclo không đèn, mà chạy trên lằn giữa đường giữa đêm khuya, xe hơi chạy qua lại hai bên. Tôi chưa quen cảnh nầy, nên tôi giựt mình mỗi khi có xe hơi đi qua cyclo. May mà Ragoon ít xe hơi, chớ như Sàigòn, chắc là cylco bị tai nạn đều đều!
 
Xe leo lên đỉnh núi để tham quan chùa và Golden Rock làm tôi đau đầu cả đêm. Khi tôi về đến Sàigòn, tối hôm đó tôi tắm rửa xong là đi ngũ ngay, tôi bỏ cơm chiều. Lên giường, trời! đầu tôi bị đau nhức không chịu được. Tôi ôm đầu, lúc ngũ lúc thức cho tới sáng thì cơn nhức giảm hẳn. Tôi nghĩ tài xế lái xe đùa giởn vô ý thức làm tôi bị đau đầu. Du khách ngồi trên băng dài rời rạc không dính vô xe, không dây nịt, không chổ vịn tay, vậy mà tài xế chạy bay bay quẹo gắt. Hai tay tôi ghì chặt băng trước băng sau, rồi xe vặc mạnh làm cổ và vai tôi đau ê ẩm. Chính lúc nầy dây thần kinh cổ của tôi bị gia chạm, nên khi về nhà nó hành tôi đau đầu thấu trời! May mà cơn đau chỉ nhất thời! Đây cũng là một kinh nghiệm cho tôi khi đi tour, có lẽ tôi nên tránh những chuyến đi đầy cãm giác mạnh, vì tuổi tác không cho phép tôi. tth
 
Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.