Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Thursday, November 27, 2014

Sài Gòn Thứ Bảy - Tuấn Vũ


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Sài Gòn Thứ Bảy/Ca sĩ Tuấn Vũ


Thursday, November 20, 2014

Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ - Vân Khánh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ/Ca sĩ Vân Khánh


Tuesday, November 18, 2014

Con Yêu - Diễm Liên


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Con Yêu/Ca sĩ Diễm Liên


Friday, November 14, 2014

Tuyến Metro số 1 đang được thực hiện. Đường Nguyễn Huệ và Thương Xá Tax sẽ được thay đổi toàn diện - Chị Bảy


Tuyến Metro số 1 đầu tiên của ViệtNam từ Sàigòn đi Suối Tiên đang được thực hiện. Tuyến Metro số 1 dài tổng cộng 19km7 gồm 2km6 đi ngầm với 3 nhà ga ngầm và 17km1 đi trên cao với 11 ga trên cao.

Đoạn đi ngầm dài 2km6 có 3 nhà ga:

Bắt đầu nhà Ga Số 1 trong khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành đi ngầm dưới đường Lê Lợi gồm hai tuyến đường hầm đơn chạy song song.

Từ Ga Số 2 Nhà Hát Thành Phố (Quốc Hội củ) chuyển sang trùng tim (hầm trên, hầm dưới) đi qua bên hông Nhà Hát Thành Phố theo đường Nguyễn Siêu đến khu vực nhà máy Ba Son.

Từ sau Ga Số 3 (ga Ba Son) tuyến chuyển từ đi ngầm sang đi trên cao.

Đoạn đi trên cao dài 17km1, có 11 nhà ga. Tuyến đi trên cao vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh, đi theo rạch Văn Thánh, sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sàigòn khu nhà hàng Tân Cảng, sau đó đi tiếp trong hành lang xa lộ, vượt sông Rạch Chiếc.          

Hình chụp từ ngã tư Pasteur - Lê Lợi hướng vô Nhà Hát Thành Phố (Quốc Hội củ).
Khúc đường Lê Lợi nầy và nguyên đường Nguyễn Huệ đang bị rào để thi công.

Khúc đường Lê Lợi từ đường Pasteur đến đường Nguyễn Huệ.

Những cây cổ thụ lâu đời nằm trên đường Lê Lợi từ đường Pasteur đến toà nhà Quốc Hội ngày xưa đã được đốn để dọn sạch cho công trình Metro.

Trước Toà Đô Chính Sàigòn ngày xưa, đang được đào thay cống thoát nước và sẽ được lót đá hoa cương trước Toà Đô Chính.

Trước Toà Đô Chính củ được thay ống thoát nước và sẽ được lót đá hoa cương.

Nguyên đường Nguyễn Huệ bắt đầu từ Toà Đô Chính cho tới Bến Bạch Đằng sẽ là đường đi bộ cho du khách với vườn hoa cây cảnh, tuyệt đối không cho xe chạy.

Thương Xá Tax góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi đang bị đóng cửa và sẽ bị thay đổi bộ mặt hoàn toàn. Khu thương mại chung với Thương Xá Tax chạy từ đường Pasteur đến Nguyễn Huệ cũng sẽ cùng chung số phận với Thương Xá Tax. tth

Thương Xá Tax còn hình bóng củ, hình chụp từ cửa Toà Đô Chính đường Lê Thánh Tôn. 

Nguyên đường Nguyễn Huệ bị rào.
Hình chụp từ Hotel Palace Sàigòn.

  

Tuesday, November 11, 2014

Phố Núi Cao - Vũ Khanh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Phố Núi Cao/Ca sĩ Vũ Khanh


Sunday, November 9, 2014

Trở Về Thăm Huế - Vân Khánh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Trở Về Thăm Huế/Ca sĩ Vân Khánh


Thursday, November 6, 2014

Giỗ bà xả tôi lần thứ 5 - Chị Bảy


Hôm nay Nov 6, 2014 là ngày giỗ bà xả tôi lần thứ 5. Nhân chuyến đi tour Mã Lai, Singapore mới đây, tôi quen 4 vị Sư Trù Trì 4 chùa ở Hóc Môn. Lúc còn ở Mã Lai tôi có gợi ý muốn cúng giỗ bà xả ở Chùa Phước Trí của Thượng Toạ Thích Chơn Trí là vị Sư lớn tuổi nhất trong đoàn, Thầy Chơn Trí hoan hỹ nhận lời và 3 vị Sư kia hứa sẽ tham dự đám giỗ bà xả tôi.

Tôi bao xe lên Hóc Môn sáng đi chiều về. Đúng 9 giờ sáng tôi có mặt ở Chùa Phước Trí để Thầy lập sớ cầu siêu.

Chánh Điện Chùa Phước Trí Hóc Môn.

Thầy Chơn Trí chủ lễ, Thầy Tuệ Châu đi mõ, Thầy Tâm đi chuông.
Tôi quỳ sớ cúng Phật.

Thầy Chơn Trí đốt nhang chuẩn bị cúng cơm.

Thầy Chơn Trí và thầy Phụ Tá cúng cơm.
Tôi niệm hương.

Tôi thượng hương.

Tôi châm trà.

Tôi dâng cơm.

Cúng cơm xong tôi lạy tạ lễ.

Tôi dùng cơm với Quý Thầy. 
Từ trái vô rồi vòng qua phải: Thầy Thanh, Thầy Tuệ Châu, Thầy Chơn Trí, Thầy Tâm.
Bốn thầy nầy trù trì 4 chùa ở Hóc Môn.  

Thầy đầu bên phải là phụ tá của Thầy Chơn Trí.
Các chị trong ban ẩm thực của chùa. Có 3 chị gặp tôi trong tour Mã Lai, Singapore.
Các chị nầy nấu cơm chay ngon thấu trời.

Cúng giỗ xong, Thầy Tuệ Châu mời tôi về tham quan chùa của Thầy.

Chùa Thầy Tuệ Châu có tượng Phật bằng gỗ Mít.


Chùa Thầy Tuệ Châu rộng khang trang.
Thầy mời tôi dùng trà.

Dùng trà với Thầy Tuệ Châu xong, tôi cho tài xế lái xe về Sàigòn lúc 14:30. Cúng giỗ bà xả năm nay tôi có 4 vị sư trù trì 4 chùa ở Hóc Môn cúng cho bà xả, làm tôi vui quá sức. tth 


Wednesday, November 5, 2014

Huyền Trân Công Chúa - Hạ Vy


Huyền Trân Công Chúa là con gái của Vua Trần Nhân Tông và là em gái của Vua Trần Anh Tông. Huyền Trân vì chử hiếu nghe lời Vua cha lấy Vua Chiêm Thành Chế Mân để đổi lấy hai Châu Ô và Châu Lý, từ đèo Hãi Vân, Thừa Thiên đến phía Bắc Quảng Trị.

Khi Vua Chiêm Thành Chế Mân băng hà, theo tục lệ của xứ Chiêm Thành, Hoàng Hậu phải lên giàn hoả để tuẫn tang. Lúc bây giờ Vua cha đi tu, Vua Trần Anh Tông là anh của Huyền Trân cho Trần Khắc Chung giải cứu Huyền Trân bằng thuyền.

Năm 2011 trong chuyến tham quan xứ Lào về, tôi ở lại Huế vài ngày và tôi đã có dịp tham quan đền thờ Huyền Trân Công Chúa ở Huế. Đền thờ nầy to lớn vĩ đại và trang nghiêm. Huyền Trân thật xứng đáng được thờ ở Huế, vì không có Huyền Trân thì không có Huế. Tôi cãm xúc khi thăm viếng đền thờ nầy, nhất là nhìn tượng Huyền Trân lúc đi tu. Ai muốn xem đền thờ Huyền Trân ở Huế thì Click Vào Đây.  tth

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Huyền Trân Công Chúa/Ca sĩ Hạ Vy 

Sunday, November 2, 2014

Tham quan Tây Nguyên Việt Nam - Chị Bảy


Hai thành phố Ban Mê Thuộc, Pleiku thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Hai thành phố nầy là chiến trường xưa của tôi vào 1964- 1965.

Tham quan Tây Nguyên ngày thứ 1.

Tour khởi hành từ trụ sở chính của Vietravel ở đường Pasteur Sàigòn vào lúc 6 giờ sáng. Đoàn du khách gồm có 21 người, đi trên chiếc xe 40 chổ. Tour cho xe chạy theo Quốc Lộ 13 lên Bình Dương, rồi từ Bình Dương xe đi ngang Phú Lợi theo Quốc Lộ 14 để lên Đồng Xoài tỉnh Bình Phước (Sông Bé ngày xưa). Tour cho dừng xe ở trạm nghĩ Đồng Xoài cho đoàn ăn sáng.

Đồng Xoài

Đoàn ăn sáng ở trạm dừng nghĩ Đồng Xoài.

Đồng Xoài không xa lạ với tôi. Ngày xưa tôi thường lên Bù Đăng để săn nai ban đêm. Tôi có hai cách lên Bù Đăng, thường thì tôi đi bằng máy bay bằng cách nhờ bạn thả xuống, có một lần tôi cho tài xế lái xe jeep dân sự chở tôi đi đường bộ. Đi đường bộ từ Sàigòn lên Bù Đăng thì xe phải đi xuyên qua Đồng Xoài, lối đi nầy lúc bây giờ không an ninh. Đồng Xoài bây giờ rộng lớn nên được nâng lên Thị Xả.

Đồng Xoài là một Thị Xả của tình Bình Phước cách Sàigòn 110km. Từ Sàigòn lên đến Đồng Xoài, nếu rẻ tay trái thì đi Bù Đốp giáp ranh với Campuchia, nếu rẻ phải thì đi Bù Đăng. Tour cho xe rẻ phải đi Bù Đăng.

Bù Đăng là một Huyện (Quận) tôi có quá nhiều kỹ niệm. Ông Quận Trưởng Bù Đăng ngày xưa là Trung Tá Thuỹ Quân Lục Chiến tên Phương, bồ tèo của tôi. Tôi thường xuyên lên Bù Đăng bắn nai ban đêm. Anh Phương cần máy bay về thăm gia đình ở Sàigòn và Thủ Đức, còn tôi thì mê lên Bù Đăng săn nai. Thế là hai đứa tôi có qua có lại và rất thân tình.

Có lần tôi rủ Đại Tá Phi Công Nguyễn Anh Tuấn Tham Mưu Phó Hành Quân Sư Đoàn 5 KQ Tân Sơn Nhất lên Bù Đăng săn nai ban đêm. Bà xả ông Tuấn là em cô cậu ruột với tôi.

Đêm hôm ấy trên xe jeep dân sự của tôi mà tài xế lái từ Sàigòn lên, gồm có ông Tuấn, tôi, tài xế và anh rọi đèn cho tôi bắn. Tôi vừa bắn được một con nai thì tôi nhường cây súng M14 cho ông Tuấn. Xe vừa chạy thêm một khúc trên quốc lộ thì chúng tôi gặp một con Min thật to lớn. Con Min (còn có tên Bò Tót) là con giữa trâu và bò. Thân mình con Min màu đen như con trâu nhưng sừng con Min tròn bóng láng như sừng bò, trông rất đẹp. Mặt con Min là mặt trâu, có tóc phủ xuống hai má trông dữ tợn. Con Min thường nặng gần 2 tấn. Tôi đã bắn được một con Min ở rừng lá Bình Tuy nặng trên một tấn.

Tôi suýt chết vì con Min. Con Min chịu đèn và nó đứng cách xe khoảng 30m và tôi thấy rỏ đầu của nó cực lớn. Ông Tuấn đưa súng lên bắn và hụt, rồi con Min bỏ chạy. Tôi lấy cây súng M14 và xuống xe rượt theo con Min. Tôi chạy theo con Min không xa thì tôi bị vướng bụi tre và đèn săn tôi đội trên đầu rớt xuống. Tức thì con Min quay lại tấn công tôi. Con Min khịt khịt hơi rất mạnh tiếng vang lớn trong đêm khuya, và nó càn nát bụi tre để phóng tới tôi. Nghe tiếng con Min khịt khịt vang lớn, ông Tuấn sợ thất kinh rồi ông mở đèn xe cháy sáng và bóp kèn. Thấy đèn xe cháy sáng và nghe tiếng kèn inh ỏi, con Min khựng lại và tôi chạy thoát lên xe, thoát chết trong gang tấc!

Con Min (Bò Tót).

Khi xe đi ngang Bù Đăng, tài xế giúp tôi nhận ra chợ và Quận Bù Đăng, nếu không có tài xế giúp thì tôi vô phương, vì Bù Đăng bây giờ to lớn hơn ngày xưa nhiều, nhà cửa đầy dọc theo hai bên đường.

Bên phải của chiếc xe màu đỏ đang đậu là chợ Bù Đăng bằng gạch màu trắng. Đè giữ key Crtl và đè nhấp nhấp key dấu + cho hình lớn lên thì đọc được chử Chợ Bù Đăng. 

   Chợ Bù Đăng ở góc trái.

Huyện Bù Đăng bây giờ đẹp ra phết!

Trạm dừng nghĩ Bù Đăng sạch sẻ.

Từ Bù Đăng tour cho xe chạy qua Kiến Đức và Gia Nghĩa để đi Ban Mê Thuộc. Đến Kiến Đức tour dừng xe cho đoàn ăn trưa.

Đến Kiến Đức tour cho xe rẻ tay phải đi khá xa để vô nhà hàng.

Đoàn ăn trưa ở nhà hàng Ngọc Thảo. 

Đoàn ăn trưa ở Kiến Đức xong, tour cho xe trực chỉ Ban Mê Thuộc.

Ban Mê Thuộc còn có tên Buôn Ma Thuộc. Để dễ nhớ, trẻ con nổi Ban thì nóng Mê man nên Ban đi với Mê, Buôn thì đi với Ma. Ai muốn dùng Ban Mê Thuộc hoặc Buôn Ma Thuộc, cả hai đều đúng. 

Ngày xưa tôi suýt chết ở Ban Mê Thuộc. Năm 1965 một đoàn xe chở gạo từ Nha Trang lên tiếp tế cho Ban Mê Thuộc, bị VC tấn công, lính yễm trợ cho đoàn xe bị thương và chết nằm la liệt, gạo thì bị mất hết. Tôi được lệnh cất cánh máy bay lên yễm trợ. Ai muốn biết chi tiết thì click vào link dưới cùng của bài viết nầy. 

Đoàn đến Ban Mê Thuộc lúc 5 giờ chiều. Trời! Từ Sàigòn đi Ban Mê Thuộc 350 km và xe đi 11 giờ! Khúc đường từ Đồng Xoài đi Ban Mê Thuộc cực kỳ xấu, ổ gà khắp nơi trên mặt đường, tài xế thắng xe thường xuyên để tránh ổ gà.

Khách sạn Bạch Mai ở Ban Mê Thuộc.

Đoàn check-in khách sạn Bạch Mai.

Check-in hotel và tắm rửa xong, tour cho đoàn ăn tối trong hotel. Tôi hỏi tour guide thức ăn đặc sản của Ban Mê Thuộc là gì, tour guide nói " thịt rừng". Tôi bào tour guide và 5 cô ăn cơm tối ít thôi để còn đi ăn thịt rừng.

Đi ăn thịt rừng. Chúng tôi tám người gồm 5 cô, tôi, tour guide và tài xế, kêu taxi đi ăn thịt rừng. Tour guide đưa chúng tôi đến nhà hàng thịt rừng sang nhất của Ban Mê Thuộc, nhưng nhà hàng nầy đóng cửa, vì dạo nầy chính phủ cấm săn thịt rừng. Sau cùng ông taxi chỉ chúng tôi nhà hàng thịt rừng Biển Rừng. 

Vô nhà hàng Biển Rừng, tôi muốn ăn thịt con Cheo nướng nhưng nhà hàng không có Cheo mà chỉ có Nhím, Heo Rừng, Ba Ba, Rùa, Kỳ Đà, rắn và Chồn Hương. Tôi cho nhà hàng làm thịt con Chồn Hương 2kg với giá 1 triệu 300 ngàn 1kg.

Thịt Chồn Hương thơm và ngon. Nhưng chủ nhà hàng là người Hà Nội, họ nấu thịt Chồn theo kiểu Bắc Kỳ không hạp khẩu vị của chúng tôi, toàn người Nam Kỳ. Họ lấy thịt Chồn rồi hấp và xương thì họ nấu Lẩu. Người Miền Nam thì lấy thịt Chồn gói Lá Cách và hấp nước cốt dừa, xương thì nấu cháo đậu xanh, hạp khẩu vị của tôi, ngon thấu trời đất!

Chồn Hương bị nhốt trong chuồng.

Heo Rừng bị nhốt trong hầm kín.

Chúng tôi đi ăn thịt Chồn Hương cười đã luôn.

Đoàn ngũ ở Ban Mê Thuộc một đêm, ăn sáng trong hotel và đúng 7 giờ sáng tour cho xe trực chỉ Pleiku.

Tham quan Tây Nguyên ngày thứ 2. 

Tham quan Pleiku. Từ Ban Mê Thuộc đi Pleiku 200km, vậy là từ Sàigòn đi Pleiku 550km. Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuộc đi Pleiku cũng cực kỳ xấu, ổ gà khắp nơi trên mặt đường, xe chạy chòng chành lắc lư và tài xế thắng xe thường xuyên.

Pleiku không xa lạ với tôi. Năm 1964 tôi ra trường Phi Công Quan Sát và tôi trình diện đơn vị đầu tiên của tôi là Phi Đoàn 114 Không Đoàn 62 Biên Trấn Pleiku. Ai muốn biết chi tiết cuộc đời binh ngũ của tôi lúc ban đầu thì click vào link dưới cùng của bài viết nầy.     

Khi xe gần đến Pleiku thì tôi thấy núi Hàm Rồng và tôi nhận ra ngay.

Núi Hàm Rồng còn có tên là Núi Lìn. Nếu bay trên trời nhìn xuống thì núi Hàm Rồng giống y cái ý của phái nữ nên nó còn có tên Lìn. Nguyên thuỷ của nó là miệng của núi lửa. Ngày xưa có một chiếc máy bay L19 rớt ngay khe núi Lìn.

Hôm ấy anh phi công Trung Tá Huỳnh Minh Thoại là bồ tèo của tôi sau nầy ở Phi Đoàn 716, vì trời xấu anh Thoại bay thấp theo đường để về Pleiku. Núi Lìn nằm sát đường, và anh Thoại bay theo đường nhưng quên núi Lìn. Khi anh nhìn thấy núi Lìn thì trể rồi, anh kéo máy bay lên thì vừa đúng lúc máy bay chạm ngọn cây trong khe núi Lìn. Máy bay rớt dính trên ngọn cây ngay giữa khe.

Có lần anh Thoại kể cho tôi nghe, rằng khi máy bay rớt dính trên ngọn cây, anh leo cây xuống đất và leo qua bờ mép ra đường. Anh đón xe đò về Pleiku. Anh lên xe đò mặc áo bay, người anh dính đầy máu, mọi người trong xe đò nhìn anh ngơ ngác thắc mắc, nhưng không ai dám hỏi anh việc gì! Tôi định hỏi anh rớt trong "khe" anh có phê không, nhưng tôi không dám vì sợ anh giận.   

Núi Lìn nhìn ngang cũng giống lắm! 

Núi Lìn từ trên nhìn thẳng xuống thì y hệt!
Gái Pleiku má đỏ môi hồng nhưng sao mà to vậy! 

Núi Lìn là check point để cho phi công nhận diện thành phố Pleiku từ xa. 

Đến Pleiku thì tour cho xe trực chỉ nhà hàng Tre Xanh để ăn trưa, rồi mới cho đoàn tham quan sau.

Nhà hàng Tre Xanh ở Pleiku.

Ăn trưa ở nhà hàng Tre Xanh xong, tour cho đoàn tham quan nhà máy thuỷ điện YALY. Trời! Gần hai ngày đoàn mới được tham quan lần đầu, vì đường xá xấu quá, bao nhiêu thời gian dành cho xe bò chòng chành lắc lư trên đường như rùa bò trên đá!

Nhà máy thuỷ điện YALY  (IALY) được xây dựng 1993 và hoàn thành 2003. Thác nước Yaly là một trong những thác nước lớn nhất VN, với độ cao 42m. Lòng hồ thuỷ điện Yaly phần lớn nằm trong điạ phận thuộc tỉnh Kontum. Nhà máy thuỷ điện Yaly có công suất 720MW. 

Vùng Tây Nguyên có 3 nhà máy thuỷ điện là Yaly 720MW, Sê San 3 260MW, Pleikrông 100MW. Công ty thuỷ điện Yaly được thành lập để quản lý 3 nhà máy thuỷ điện nầy. 

Nhà máy thuỷ điện Tây Nguyên cung cấp điện cho Miền Tây VN, qua đường dây điện cao thế 500KV chạy từ Tây Nguyên về Bình Phước, Bình Dương rồi về Miền Tây. Cũng qua đường dây điện cao thế nầy, có dòng điện từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình thuộc Miền Bắc VN, với công suất 1920MW.  

Nhà máy thuỷ điện Yaly (Ialy).

Hồ chứa nước Yaly.

Du khách theo đường hầm xuống tổ máy phát điện.

Yaly có 4 tổ máy phát điện.

Yaly có 4 tổ máy phát điện.

Du khách theo đường hầm rời tổ máy phát điện.

Du khách rời nhà máy thuỷ điện Yaly.

Sau khi vận chuyển tổ máy phát điện, nước thoát ra sông.

Sau khi đoàn rời nhà máy thuỷ điện Yaly, tour đưa đoàn đi tham quan Biển Hồ Tơ Nưng Pleiku. Xe về gần đến Biển Hồ gần phố Pleiku thì mưa to, tuy nhiên tour vẫn đưa đoàn đến Biển Hồ ngắm Biển Hồ qua kiếng xe trong mưa giông trời mờ tối!

Rời Biển Hồ tour đưa đoàn tham quan Chùa Minh Thành Pleiku. Trời! Đoàn bước vô chùa trong mưa nặng như thác đổ, tour guide phải lấy dù đưa đoàn vô chùa.

Chùa Minh Thành Pleiku.

Rời Chùa Minh Thành tour đưa đoàn trở lại nhà hàng Tre Xanh để ăn tối. 

Tôi tranh thủ ăn tối lẹ để ra trước nhà hàng kiếm bắt bồ ông xe ôm, để nhờ ông xe ôm đưa tôi thăm lại những đường phố củ mà một thời tôi sống ở đây năm 1964. Nhưng tôi không tìm được ông xe ôm nào, còn mấy ông taxi thì trẻ quá, đâu biết gì về Pleiku trước 1975!

Sau cùng tôi thấy một ông chủ tiệm đầu bạc phơ. Thế là tôi đến bắt chuyện, ông khoe ông ở PLeiku từ 1963. Tôi mừng quá và nói tối nay tôi sẽ đưa taxi đến đón ông để ông giới thiệu tôi đường phố củ. Ông đồng ý.

Tôi làm ông chủ tiệm sợ. Vì tôi muốn thăm lại đường vô phi trường Cù Hanh Pleiku ngày xưa, tôi nhớ một nhà thờ Công Giáo gần phố nằm trên đường về phi trường, nên tôi muốn đến nhà thờ để làm check point mà nhớ lại. Tôi hỏi ông chủ tiệm: "Nhà thờ trên đường vô phi trường còn không?" Ông trả lời: " Họ dỡ mất lâu rồi!" Rồi tôi thấy ông khựng lại và mất tự nhiên!

Đoàn ăn tối trong nhà hàng Tre Xanh.

Hotel Hoàng Anh Gia Lai.

Ăn tối xong, tour đưa đoàn check-in hotel Hoàng Anh Gia Lai Pleiku. Tắm rửa ở hotel xong, tôi rủ 5 cô lên taxi đi với tôi đến đón ông chủ tiệm. Nhưng cô con gái cho tôi biết ông đi qua con trai rồi! Trời! Chắc ông sợ tôi có ý đồ gì đây! Khổ thiệt!

Ông taxi người Huế đến sống ở Pleiku 1995. Con đường cùng tôi bảo ông taxi chở tôi và 5 cô chạy quanh chợ Pleiku thăm viếng trong mù mờ!

Chợ Pleiku bây giờ hiện đại ra phết!

Phố Pleiku nhìn từ trên hotel xuống. 

Tham quan Tây Nguyên ngày thứ 3.

Từ Pleiku tour đưa đoàn trở về Ban Mê Thuộc. Ăn sáng trong hotel xong đúng 7 giờ sáng tour đưa đoàn từ Pleiku trở về Ban Mê Thuộc.

Tham quan mộ vua săn voi. Trở về Ban Mê Thuộc, tour đưa đoàn tham quan mộ vua săn voi. 

Đường vào mộ vua săn voi.

Mộ vua săn voi bên trái. 
Mộ bên phải là của cháu vua săn voi, người nầy đã tặng Vua Bảo Đại con voi trắng và cũng là người thân tín của Vua Bảo Đại nên được Vua Bảo Đại đứng ra xây mộ nầy.

Đây là lần đầu tôi cởi voi. Tham quan mộ vua săn voi xong, tour đưa đoàn đến Buôn Đôn để cởi voi. Cởi voi chúng tôi cười đã luôn, vì con voi đực không biết có phải tại các cô ngồi trên lưng làm nó phê hay sao, mà nó đưa vòi thứ 2 phía sau ra to lớn dài gần đụng đất, làm các cô cười đã luôn. Rồi chúng tôi ngồi trên lưng voi, khi nó lội xuống sông, nước làm nó mát và nó làm "bánh" liên tục rớt ùm ùm xuống sông. Tôi nói voi làm ổ bánh bông lan to lớn, làm các cô kêu trời và nói sẽ không ăn ổ bánh bông lan nữa!

Buôn Đôn chổ cởi voi.

Du khách bước lên lưng voi.

Voi đi trên đường để xuống sông.

Lội sông xong, voi trên đường trở về.

Voi xuống sông.

 
Xuống sông nước mát, voi dỡ đuôi lên để làm ổ bánh bông lan!

Voi lội sông.

Voi lên bờ.

Chúng tôi là người sau cùng của một ngày. 
Khi hết ngày, con voi được đem ra rừng thả cho nó ăn suốt đêm vì voi ăn rất nhiều. Khi chúng tôi rời lưng voi, nó biết được thả đi ăn nên nó bung chạy vui vẻ thấy thương làm sao!

Tham quan cầu treo ở Buôn Đôn.

Cởi voi xong, tour cho đoàn tham quan nhà ông Ama Kông.
Ông Ama Kông sống 103 tuổi, có 4 bà vợ với 21 người con.
Năm ông 80 tuổi, ông lấy bà vợ thứ tư 25 tuổi. 
Ông có toa thuốc rượu nổi tiếng.  

Thuốc rượu cường dương của ông Ama Kông nổi tiếng. 
Trong nhà ông có bán thuốc rượu nầy và tôi có mua một chai 1/2 lít nhưng chưa uống! Vì sợ uống vô rồi tôi lấy 4 vợ như ông thì làm sao tôi kham nổi! 

Tham quan nhà ông Ama Kông xong thì trời mưa dữ dội. Chúng tôi chạy vô nhà dân kéo ghế ngồi đục mưa và tán gẫu. 

Cây Cà Ri.

Bông Cà Ri sắp chín.

  Tham quan xong, tour đưa đoàn về hotel Bạch Mai ăn tối. 

Đoàn ăn cơm tối chót ở Ban Mê Thuộc để kết thúc chuyến tham quan Tây Nguyên. 

Ăn cơm tối ở hotel xong, tài xế lấy xe đưa đoàn đến Làng Du Lịch Cà Phê Trung Nguyên để uống cà phê do anh Bảo Việt Kiều Mỹ đãi. Đáng lẽ chúng tôi đi taxi nhưng anh tài xế có lời hứa lấy xe đưa chúng tôi đi uống và phê. Vì anh bị công an dớt 700 ngàn về tội chạy quá 40km. Tôi biết anh bị oan vì đường đầy ổ gà và xe chạy như rùa bò, nên tôi bỏ ra 400 ngàn và vận động thêm để cho anh lại 700 ngàn cho anh vui. 

Làng Du Lịch Cà Phê Trung Nguyên
   
Tham quan Tây Nguyên ngày thứ 4. 

Trên đường từ Ban Mê Thuộc về Sàigòn, tour cho đoàn tham quan Thác Dray Nur. Đáng lẽ đoàn tham quan thác nầy ngày đầu, nhưng ngày đầu đoàn đến Ban Mê Thuộc trể quá!

Thác Dray Nur.

Rời Thác Dray Nur, tour cho xe trực chỉ Sàigòn. Trên đường về xe ghé Kiến Đức cho đoàn ăn trưa.

Nói chung chung về chuyến tham quan Tây Nguyên kỳ nầy.

Chuyến tham quan Tây Nguyên kỳ nầy, chủ yếu của tôi là thăm lại Bù Đăng, Ban Mê Thuộc, Pleiku. Ba nơi nầy tôi có quá nhiều kỹ niệm. 

Trở lại thăm viếng Ban Mê Thuộc và Pleiku, tôi ngỡ ngàng vì trong phố tôi không nhận ra nơi nào hết, và Pleiku thì tôi chỉ nhận ra núi Hàm Rồng! Lẽ dĩ nhiên rồi, núi thì không thay đổi. Còn trong phố thay đổi hoàn toàn cũng không có gì lạ, vì từ 1964 đến nay là nữa thế kỷ rồi còn gì! Vậy mà tôi cứ tưởng mới ngày nào nên tâm hồn tôi cứ lâng lâng cái trẻ trung! Khổ thiệt! 

Ban Mê Thuộc.

Một ngày trước khi tôi đi tour, tôi gọi KQ Lê Phước Khương đi ăn sáng với tôi và tôi cho Khương biết ngày mai tôi đi Ban Mê Thuộc, nơi mà hai đứa tôi leo lên bàn thờ rồi leo xuống. Mỗi lần tôi nhớ tới Ban Mê Thuộc, tôi thương Khương làm sao. Đêm thoát chết hôm ấy và mấy lần khác chúng tôi bị bắn máy bay lủng lổ tùm lum, vậy mà Khương ngồi em re. Khương tin tưởng tôi để tôi quyết định và không bàn bạc làm tôi rối trí, Khương thật là dễ thương. Cám ơn mầy, Khương ơi.

Cho tới bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc, không biết đấng linh thiên nào đã cứu hai đứa tôi đêm hôm đó! Động cơ máy bay đã ho vì hết xăng, kim đồng hồ xăng nằm sát rạt và trong mưa giông trời tối om không thấy phi trường, vậy mà hai đứa tôi sống! Thật là huyền diệu! Tôi nghĩ nhờ mưa giông lắc cánh máy bay nên xăng trong các ngăn trong cánh máy bay được dồn những giọt xăng cuối cùng lại nên máy còn chạy phút chót để cứu chúng tôi. Nếu máy tắt hẳn trong mưa giông và đêm tối thì tôi chịu thua. Ai muốn biết chi tiết nầy thì click vào link phía dưới bài nầy. 

Ban Mê Thuộc xung quanh toàn là đồn điền cao su, trà và cà phê, xa nữa là rừng rậm, nên chiến sự ở đây năm 1975 rất sôi động vì xe tăng VC trốn trong đồn điền cao su thì máy bay vô phương thấy. Sự thất thủ Ban Mê Thuộc là khởi đầu cho sự thất thủ toàn Miền Nam 1975.  

Pleiku.

Pleiku có Bộ Tư Lệnh của Quân Đoàn 2, căn cứ Không Quân Cù Hanh của VNCH, căn cứ Không Quân Holloway của Mỹ, Quân Y Viện của Quân Đoàn 2, nên sự phòng thủ Pleiku rất vững chắc. Hơn nữa xung quanh Pleiku là đồi trọc nên Pleiku không phải là nơi địch quân chọn làm chiến trường. Năm 1975 khi Ban Mê Thuộc bị thất thủ, Quân Đoàn 2 rút quân bỏ Pleiku chứ Pleiku chưa xảy ra một trận chiến nào đáng kể.

Năm 1964 tôi thuộc Phi Đoàn 114 ở Pleiku, nhưng suốt thời gian nầy tôi tình nguyện đi biệt phái bay hành quân cho các tỉnh. Vì nhà gỗ do Mỹ xây ở Pleiku vách không kín, tối gió lồng vào lạnh thấu xương. Hơn nữa phố Pleiku nhỏ và buồn thúi ruột. Biệt phái bay hành quân cho tỉnh Qui Nhơn, tôi ngũ trong công quán của tỉnh, tôi có xe jeep với tài xế và có người lo cơm nước, nên tôi tình nguyện ở Qui Nhơn dài hạn. tth    

Click Vào Đây - Để xem tôi suýt chết ở Ban Mê Thuộc.
Click Vào Đây - Để xem cuộc đời binh ngũ của tôi lúc ban đầu.