Huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước (Phước Long trước 1975). Từ Bù Đăng muốn đi xe về Sàigòn thì phải đi qua Huyện Đồng Xoài. Con đường nầy trước 1975 mất an ninh, nên ông Quận Trưởng Bù Đăng muốn về Sàigòn thì phải đi máy bay.
Tôi thường lái máy bay U6 đáp ở Phước Long và Bù Đăng trong những phi vụ Trắc Giác và Tâm Lý Chiến. Ông Quận Trưởng thường đi nhờ máy bay tôi và chúng tôi thân nhau từ đó. Tôi thường nhờ bạn bè trong phi đoàn thả tôi xuống Quận Bù Đăng và tôi ở lại đêm để tôi đi săn nai ban đêm. Mỗi lần như vậy, ông Quận Trưởng thường nói đùa với tôi "tôi giao Quận cho anh đêm nay" và tôi cười, rồi ông lên máy bay theo bạn tôi về Sàigòn thăm gia đình.
Đêm rọi đèn, mắt nai ở Bù Đăng nhiều như sao trên trời. Trong một giờ tôi có thể bắn 4 con nai rồi nghĩ. Mỗi lần đi bắn nai, tôi cho tài xế lái xe jeep ca bô bầu dân sự của tôi lên Bù Đăng trước. Khi bắn được nai thì tôi cho cắt con nai làm 4 miếng thịt. Xe jeep chỉ chở được 3 con nai (12 miếng thịt), còn 1 con thì tôi chở về bằng máy bay. Khi máy bay ghé đón tôi thì tôi cho chở về 1 con nai cho phi đoàn nhậu.
Có một lần, đi bắn nai xong thì trời khuya quá và Quận đã gài mìn xung quanh xong. Tôi ngũ lại trên quốc lộ giữa rừng, cạnh khu nhà dân. Đêm khuya, tôi thức giấc vì tiếng xe tăng VC từ Campuchia chạy ngang Bù Đăng để vào Bảo Lộc. Xe tăng chạy rần rần suốt đêm. Đó là khoảng đầu năm 1975.
Sáng hôm sau, tôi hỏi ông Quận Trưởng:
- Xe tăng VC chạy suốt đêm từ Campuchia vào Bão Lộc, sao anh không báo về SG?
- Tôi có báo mà không có ai làm gì hết.
Nghe ông Quận Trưởng nói, tôi sợ thất kinh. Tôi về Saigon đi làm thẻ bài đeo cổ hai con tôi 4 và 2 tuổi. Tôi đi dịch khai sanh 2 con ra tiếng Mỹ. Tôi cho bà xả đi học nấu ăn và học may. Tôi chuẩn bị trốn khỏi ViệtNam.
Tôi kể cho anh bạn thân nghe những gì tôi nghe thấy ở Bù Đăng. Anh bạn là phi đoàn trưởng phi đoàn C7 và anh tin tôi. Chúng tôi chuẩn bị ra đi nhưng chưa biết đi đâu.
Tin chiến sự lúc bây giờ tiến triển nhanh như nước vỡ bờ, sợ trở tay không kịp, tôi đề nghị với anh bạn, rằng "chồng đâu vợ con đó". Anh bạn đồng ý. Anh là phi đoàn trưởng nên anh có văn phòng riêng. Chúng tôi đưa vợ và 5 đứa con anh với vợ và 2 đứa con của tôi vô ở trong văn phòng của anh. Văn phòng nầy chỉ có nhà cầu và bồn rửa mặt, không có phòng tắm. Vậy mà 2 bà và 7 đứa nhỏ chen chút trong đó mấy tuần liền. Hai bà không hề than vãn, thấy thương làm sao và thật là phúc đức cho hai đứa tôi.
Vì nếu hai bà than vãn đòi về nhà, rồi sáng ngày 28 April 1975, máy bay địch dội bom phi trường Tân Sơn Nhất. Lúc bây giờ phi trường đóng cửa, nội bất xuất, ngoại bất nhập và nếu giờ phút ấy vợ con hai đứa tôi còn ở nhà thì đời hai đứa tôi coi như tan nát, nghĩ tới giờ đây tôi còn sợ rùng mình!
Tối 28 April 1975, Không Quân Tân Sơn Nhất có chương trình di tản vợ con ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo). Nếu giờ phút nầy vợ con còn ở nhà thì chịu thua, không di tản được.
9 sáng 29 April 1975, Không Quân Tân Sơn Nhất tan hàng. Tôi và anh bạn ra đi trong hỗn loạn. May mà hai đứa tôi không có bận rộn vợ con, vậy mà hai đứa tôi lạc nhau. Anh bạn tôi nhảy lên được chiếc máy bay C130. Chiếc C130 nầy bay thẳng qua căn cứ Mỹ ở Thái Lan và không ghé Côn Sơn. Anh bạn tôi thất lạc vợ con ở Côn Sơn. Còn tôi nhảy lên được chiếc máy bay C7 và chiếc C7 nầy đi Côn Sơn.
Lúc bây giờ anh phi công nào nhanh tay lấy được chiếc máy bay nào, thì anh phi công đó toàn quyền muốn bay đi đâu cũng được. Cấp bực trong quân đội không còn hiệu lực trong lúc hỗn loạn nầy.
Tôi may mắn gặp vợ con tôi ở Côn Sơn. Gặp tôi, vợ tôi khóc sướt mướt và nói:
- Đêm qua em nghe trong radio của ông cảnh sát gác phi trường Côn Sơn, rằng phi trường Tân Sơn Nhất bị mưa hoả tiễn 122 ly suốt đêm qua. Em sợ anh chết. Em khóc suốt đêm, đâu có ngủ chút nào. Tôi ôm vai vợ siết chặt và thương quá sức. Tôi gặp vợ anh bạn tôi và chị hỏi:
- Ảnh đâu anh Thái?
- Tôi và ảnh lạc nhau, nhưng vợ chồng tôi đâu thì chị đó nhe.
Chị đồng ý.
Anh em còn luyến tiếc, chưa muốn rời ViệtNam. Đêm 29 April 1975, gia đình tôi ngũ dưới cánh chiếc máy bay C130 ở phi trường Côn Sơn. Sáng 30 April 1975, ông cảnh sát gác phi trường nói lớn:
- Tổng Thống đã đầu hàng và chúng tôi được lệnh thả tù. Các ông phi công đi để chúng tôi thả tù.
Nghe thả tù, chúng tôi không ai bảo ai, gỡ lon trên vai và lên đạn súng M16, chuẩn bị bắn nhau. Nhưng mấy ông cảnh sát chờ chúng tôi đi hết rồi họ mới thả tù.
Chúng tôi qua đến căn cứ Mỹ ở Thái Lan thì vợ con anh bạn tôi sum họp với anh. Chúng tôi vui quá sức. Riêng tôi nghĩ, nếu tôi bị đưa thẳng qua Thái Lan, vợ tôi có thể dẫn hai con về nhà, vì vợ tôi nghĩ tôi bị pháo kích chết rồi. Hơn nữa gia đình của vợ tôi di tản từ Đà Lạt, đang ở trong nhà tôi ở Sàigòn. Dễ sợ quá!
Hình nầy chụp 1973, lúc sinh nhật con gái tôi 2 tuổi.
Năm 1975 con gái Thy 4 tuổi, con trai Thông 2 tuổi. Tôi đưa vợ con vô phi đoàn trước mấy tuần. Trưa ngày 28 April 1975, hai con tôi đang chơi trước phi đoàn thì máy bay địch dội bom phi trường Tân Sơn Nhất. Máy bay đậu cách phi đoàn khoảng 100m, bị trúng bom cháy. Hai con tôi còn nhỏ dại, tưởng pháo bông. Hai đứa mừng và hét máy bay cháy. Mấy anh lính trong phi đoàn, ôm hai con tôi bỏ vô hầm trú ẩn.
Lúc bây giờ tôi đang ngồi trên khung gỗ cửa sổ của phi đoàn, tôi đang cạo sửa sổ gia đình của người bạn. Người bạn nầy đang làm cho sở Mỹ DAO và DAO có chương trình cho nhân viên di tản qua Mỹ bằng máy bay, nhưng người bạn tôi không đi, và bảo tôi điền tên gia đình tôi vô sổ gia đình của bạn để đi.
Trái bom của địch nổ cách phi đoàn tôi 100m, quá gần nên sức ép hất tôi rớt từ cửa sổ xuống đất. Tôi sợ hãi lo tìm hai con tôi và tôi làm mất sổ gia đình của người bạn.
Tháng June 1975, gia đình tôi rời trại tỵ nạn Camp Pendleton ở California để định cư ở San Antonio Texas. Ông Bà Thiếu Tá Không Quân Mỹ ở San Antonio Texas, mà tôi quen 1965 lúc tôi qua Mỹ để chuyển tiếp từ phi công quan sát sang phi công khu trục. Ông bà nầy thương tôi như con, nên khi ông bà được tin tôi đang trong trại tỵ nạn, ông bà bảo lãnh gia đình tôi về San Antonio để định cư.
Bà Thiếu Tá mà tôi gọi "Mommy", đón gia đình tôi ở phi trường
San Antonio Texas lúc gia đình tôi đến San Antonio để định cư.
Nhìn hình, Thy con gái tôi lúc 4 tuổi, ngơ ngác nhìn "bà Mỹ nào ôm ba tôi vậy!"
Gia đình tôi định cư ở San Antonio Texas và chúng tôi ở trong nhà ông bà Thiếu Tá được vài tuần thì tôi xin ra riêng. Nhà thờ của ông bà Thiếu Tá giúp gia đình tôi tiền thuê Apartment tháng đầu, sau đó tôi xin được việc làm.
Tôi làm lao công cho nhà máy làm bánh HEB. Nhà máy làm bánh nầy rộng lớn cỡ Thương Xá Tax Sàigòn ngày xưa. Nhiệm vụ của tôi là lau nhà máy làm bánh. Sáng sớm nhân viên làm bánh xong, bột, dầu rớt đầy sàn nhà. Đúng 12:30 trưa, tôi đổ nước và xà phòng bột xuống sàn nhà rồi dùng máy chà sàn nhà. Chà sàn nhà xong, tôi dùng cây ủi nước (squeegee) cho hết nước, xong tôi dùng cây lau bằng vải (cotton mop) để lau khô. Tôi làm từ 12:30 đến 10 giờ đêm. Ông Manager biết tôi là phi công, có lúc ông thương và muốn đưa tôi lên làm bánh, nhưng tôi từ chối vì chương trình làm bánh lúc sáng, tôi không đi học được. Tôi chịu đựng hơn 3 năm thì tôi học xong.
Mỗi ngày 6 giờ sáng, tôi rời nhà để đi học ở San Antonio College. Tôi học về Computer Programmer. Tôi học từ 8:00-11:00, rồi tôi vô thư viện học bài từ 11:00 - 12:00. Sau đó tôi vô làm ở nhà máy làm bánh từ 12:30 đến 22:00. Tôi đi lúc con tôi còn ngũ và tôi về lúc con tôi ngũ rồi. Tôi chỉ gặp mặt con tôi ngày chũ nhật. Vợ tôi thì ở nhà lo cho con. Cuối năm 1978 tôi tốt nghiệp Computer Programmer và tôi xin được việc làm ở hãng bảo hiểm USAA. USAA chỉ lo bảo hiểm cho quân đội Mỹ trên toàn thế giới. Và Trời, Phật thương, khi tôi về hưu, USAA cho tôi tiền hưu và bảo hiểm sức khoẻ tới chết. Nếu tôi chết USAA cũng cho gia đình tôi tiền đám ma. Vậy là tôi có hai lương hưu, Social Security và USAA. Tôi cũng có hai bảo hiểm sức khoẻ, Medicare và USAA. Medicare trả tiền cho tôi 80% và USAA bao chót 20%. Bà xả tôi bị bịnh 6 tháng, Medicare và USAA bao hết mọi chi phí về thuốc men.
Cuối 1978 tôi tốt nghiệp Computer Programmer.
Tôi rất giỏi toán, nên tôi học computer programmer rất giỏi. Trong lớp ông thầy dạy về language COCOL, người Mỹ gốc Đức nói với cả lớp, rằng "ai muốn debug về programs thì gặp Thái, tôi không có thì giờ", cả lớp nhìn tôi nễ phục. Các em ViệtNam con các bạn, học chung lớp tôi, rất nễ phục tôi. Rồi 1978 ông thầy gởi 4 đứa học trò đại diện San Antonio College lên Dallas dự thi viết programs dùng language COBOL, trong đó có tôi với 3 thằng Mỹ trắng. Lúc bây giờ computer còn dùng punched card (card đục lỗ ) nên chúng tôi có thêm anh chàng Key Punched. Khi tôi viết program xong thì anh chàng Key Punched nầy đục cards. Cards đục lỗ được đưa vô máy đọc, để máy kiểm soát (compile). Nếu anh chàng Key Punched đục sai và máy không hiều, thì anh chàng Key Punched phải sửa sai và tôi phải đưa cards vô máy để compile lại.
Muốn thắng cuộc thi thì program phải đúng ngay lần compile đầu, vì lúc ấy máy chạy rất lẹ. Nếu program bị sai và compile lại, lúc bây giờ có quá nhiều programs đang compile nên máy chạy chậm như rùa, không có cơ hội để thắng!
Đây là chứng nhận của team dự thi viết language COBOL ở Dallas 1978.
Nhờ chứng nhận nầy, tôi xin làm computer programmer ở hãng USAA không khó.
Thời gian qua nhanh. Thy con gái tôi tốt nghiệp 4 năm đại học về Pshycology ở Austin Texas. Thông con trai tôi tốt nghiệp Mechanical Engineer ở Texas A&M. Thật phúc đức cho tôi, hai con tôi bây giờ giàu hơn tôi, nên tôi không phải lo cho con nữa. Tôi chỉ mong được vậy và không mơ ước gì hơn.
Tôi email cho hai con để cám ơn hai con đã tự lo được rồi. Tôi cho hai con biết, rằng hai con đã trả hiếu xong và hai con không còn trách nhiệm nào với tôi. Ngày nào tôi không lo cho tôi được, thì tôi có lối thoát cho tôi và hai con phải vui cho tôi.
Năm 2009 vợ tôi bị ung thư phổi, rồi mất. Tôi để tang vợ 1 năm. Năm 2010 tôi về Sàigòn sống dài hạn để tìm khuây khoả cho tâm hồn. Tôi chủ trương tự lo cho thân tôi, nhất định không làm phiền con cháu. Tôi sống quá đã cho đời tôi rồi. Tôi muốn con cháu tôi, sống quá đã cho đời chúng.
Sàigòn là quê hương tuổi thơ tôi. Tôi cảm thấy rất thư giãn khi tôi sống ở Sàigòn. Chủ yếu của tôi ở Sàigòn là chơi tennis, ăn uống thức ăn ViệtNam. Thỉnh thoảng gặp cơ hội, tôi giúp đỡ người nghèo khổ, tạo niềm vui cho họ và tôi lấy đó làm niềm vui cho tôi. Chuyện hằng ngày, tôi rất thích cho tips các em trong nhà hàng, trong tiệm hớt tóc ... Nhìn niềm vui của các em khi nhận tips, tôi vui lây. Mới hôm qua, sắp đến Tết Giáp Thìn 2024, tôi chuẩn bị 47 bao lì xì cho khách sạn mà tôi đang ở trên đường Lê Thánh Tôn cạnh chợ Sàigòn. Khách sạn nầy có nhà hàng nên đông nhân viên. Hôm qua tôi đi chơi tennis về thì quá trưa, tôi gặp bà chủ khách sạn. Tôi xin bà cho tôi gặp hết nhân viên của khách sạn. Bà chủ và anh quản lý, kéo ghế mời tôi ngồi, rồi bà chủ cho nhân viên tuần tự đến chúc Tết. Tôi lì xì và chúc Tết các em. Các em mừng lăng xăng và bà chủ cũng vui, làm tôi vui lây. 47 bao lì xì của tôi, ít nhất là 1 tờ $100000VND và 1 tờ 2 dollars (lucky money), nhiều nhất là hai tờ $100000 VND và 5 tờ 2 dollars. Ông Bà chủ và hai con ông bà, tôi đưa bao lì xì chỉ có 5 tờ 2 dollars thôi, không có tiền VN. Họ vui lắm.
Niềm vui cuối đời 2024.
Hai con tôi rời ViệtNam 1975, lúc bây giờ con gái Thy 4 tuổi và con trai Thông 2 tuổi. Trong 48 năm xa ViệtNam, Thy chưa về ViệtNam lần nào, còn Thông thì về được vài lần. Thy có hai con nhỏ, nên Thy không dám về ViệtNam, sợ hai con nhỏ bị bịnh.
Bất ngờ cuối năm 2023, Thy báo tôi, rằng Thy và gia đình sẽ về ViệtNam vào dịp con trai đang học trung học, nghĩ Christmas và New Year hai tuần. Tôi mừng quá sức. Đây là niềm vui cuối đời cho tôi. Vì hai con tôi rời ViệtNam 1975, chúng còn nhỏ quá và không còn nhớ gì về ViệtNam. Đây là dịp may cho tôi, đưa hai con về quê cha, quê mẹ, để hai con nhớ đến cội nguồn. Và tôi hết sức mãn nguyện.
Anh 7 ngồi bên phải tôi và anh 91 tuổi. Tôi thứ 10.
Xe của Saigontourist đưa gia đình về Thủ Thừa Long An thăm quê của gia đình tôi.
Anh 7 giữ ngôi nhà thờ gia tiên nầy. Ngôi nhà nầy bị phá tan nhà giữa và nhà dưới, chỉ còn phòng thờ ở phía trên.
Mộ Ông Bà cố nội tôi.
Ông Bà là người xây Chùa Thiên Phước và Đình cho làng Nhị Bình.
Ông tên Huỳnh Văn Phước (Chùa mang tên Ông).
Ngôi nhà anh 7 đang giữ là của Ông. Khi Ông xây Chùa Thiên Phước xong, Ông cho chùa mấy chục mẩu ruộng (50?). Ông không giao mấy chục mẩu ruộng nầy cho Thầy Trù Trì mà Ông lập ra ban quản trị mấy chục mẩu ruộng nầy. Ông giao cho ông Mười Ngàn điều hành để lấy tiền tu bổ Chùa. Ông có đầu óc, tôi nễ phục.
Điều mà tôi nễ phục Ông hơn nữa là, Ông nhìn thấy xa. Nước Anh thấy xa, nên cho phép các Cha trong Công Giáo Anh được phép có vợ. Nước Nhật thấy xa, nên cho phép các Thầy trong Chùa được phép lấy vợ. Ông Cố tôi thấy xa, thời Ông mà khi Ông xây Chùa xong, Ông cưới vợ cho Thầy Trù Trì. Để rồi Chùa êm re không tai tiếng! Tôi nễ phục Ông quá sức.
Năm 1975 tôi sang San Antonio Texas Mỹ, tôi quyên tiền xây ngôi Chùa Bảo Quang trên 6 mẩu đất. Chùa được xây xong, tôi thỉnh Thầy Trù Trì Chùa. Trời Phật! Tôi khổ vì Chùa liên miên! Tôi chợt nhớ tới Ông Cố Nội tôi. Tôi họp ban chấp hành lại. Tôi hỏi:
- Tôi hỏi thiệt các anh chị. Nếu các anh chị không có sex, mấy tháng liền, các anh chị có chịu nổi không?
Cả phòng họp im lìm, không ai trả lời! Tôi nói tiếp:
- Vậy thì chúng ta muốn Thầy Trù Trì chịu đựng năm nầy qua năm kia, có hợp lý không? Tôi đề nghị với các anh chị, chúng ta cưới vợ cho Thầy Trù Trì, như ngày xưa Ông Cố Nội tôi cưới vợ cho Thầy Trù Trì và Chùa êm đẹp không tai tiếng.
Tôi vừa nói xong, tiếng ủng hộ, tiếng chống đối, vang lên trong phòng họp. Trong phòng họp, một nửa ủng hộ, một nửa chống đối. Trong số chống đối, có bà xả tôi. Thế là tôi chịu thua! Và tôi tiếc nuối "phải chi có Ông Cố Nội tôi trong phòng họp nầy!".
Hình nầy chụp 1973 lúc sinh nhật Thy 2 tuổi.
Sinh nhật, tôi cho Thy đi sở thú. Tôi bảo Thy đứng trước bảo tàng viện của sở thú để chụp hình. Trời đất! Mới 2 tuổi mà Thy biết làm điệu, đứng ngoẹo đầu, làm tôi giật mình và thấy thương quá sức.
Thời gian 50 năm trôi qua, trong chuyến gia đình Thy trở về ViệtNam, tôi đưa Thy vô sở thú đứng trước bảo tàng viện 50 năm trước để chụp lại tấm hình Thy ngoẹo đầu.
Sở thú Sàigòn.
Năm 2023 Thy đứng trước bảo tàng viện của sở thú, chụp lại tấm hình ngoẹo đầu 50 năm trước.
Rồi cả gia đình ngoẹo đầu, làm điệu!
Từ trái: Aiden, Chinh, Thái, Thy, Kira, Thông.
Christmas Eve 2023, sau khi gia đình vô sở thú chụp tấm hình ngoẹo đầu, gia đình vô nhà hàng Ocean Palace ăn Réveillon. Nhà hàng Ocean Palace ở đầu đường Lê Duẫn sát bên cửa sở thú.
Từ trái: Chi cháu gọi bà xả tôi cô ruột, Thy, Kira, Aiden, Chinh, Thông, Micheal. Michael là chồng của Kirsten, bạn thân của Thy. Vợ chồng nầy theo Thy về ViệtNam chơi lần đầu.
Từ trái: Aiden, Chinh, Thong, Michael, Kirsten, Mỹ em kế tôi về từ Đức.
Từ trái anh chị KQ63A Kiễm bồ tèo của tôi về từ Mỹ, BS Ân bạn tôi về từ Pháp, vợ chồng Dũng & Chi cháu vợ tôi.
Chinh & Thy và Michael & Kirsten đang ăn mít.
Vì khách sạn không cho đem sầu riêng vô phòng ngũ, nên tôi đưa gia đình vô quán nước trước khách sạn, để tôi đãi sầu riêng và mít.
Chinh và Kirsten đang ăn sầu riêng. Thy và Michael không ăn sầu riêng.
Kirsteen lần đầu tiên ăn sầu riêng một cách say mê!
Vợ ăn sầu riêng một cách say mê, trong khi đó chồng thì bịt mũi, chúng tôi cười đã luôn!
Bs Huỳnh Thị Kim Chi đãi cơm gia đình ở Dynasty House đường Đồng Khởi.
Từ phải: Thy, Chinh, Bs Chi, Phương, Thuận, Bs Khôi chồng Bs Chi.
Từ ngoài vô: Bs Chi, Chinh, Thy, Phương.
Gia đình tham quan xưởng may thêu xuất khẩu của Thuận & Phương ở Phú Lâm.
Thuận & Phương có 7 xưởng may thêu xuất khẩu ở Bình Chánh, Long An, Hốc Môn, Phú Lâm với 7 ngàn nhân viên. Phương con của chị cả của BS Chi.
Gia đình tham quan xưởng may thêu xuất khẩu của Thuận & Phương ở Phú Lâm.
Tham quan xưởng may thêu xong, Thuận & Phương đãi gia đình cơm trưa ở nhà trên lầu 5.
Từ Phương (áo bông đỏ) đi vô: Phương, Thuận, Kirsten, Michael, Thái, Thông, Aiden, Kira, Chinh, Thy.
Phương tặng áo quần cho Kira, Aiden.
Sân thượng ở lầu 4 nhà Thuận & Phương ở Phú Lâm.
Trong chuyến về ViệtNam lần nầy, Thy mua private tours qua Saigontourist. Trong 6 ngày ở Saigon, Saigontourist cho xe đưa đón gia đình. Rồi Saigontourist cho xe đưa gia đình về Thủ Thừa Long An, quê hương gia đình tôi. Ngày hôm sau Saigontourist đưa gia đình tham quan Cồn Thới Sơn (Cồn Phụng) Mỹ Tho.
Sau 6 ngày gia đình ở Saigon, trước khi gia đình bay lên Đà Lạt, Saigontourist cho xe không chạy lên Đà Lạt để đón gia đình ở phi trường Đà Lạt. Trong suốt 3 ngày gia đình ở Đà Lạt, chiếc xe nầy đưa đón gia đình tham quan Đà Lạt. Khi gia đình rời Đà Lạt đi Đà Nẵng bằng máy bay thì Saigontourist cho xe không về lại Saigon. Đây là lần đầu tôi biết Saigontourist có phục vụ riêng tư như vậy và tôi thích lắm. Đó là nhờ cháu Dũng trưởng phòng chuyên phục vụ khách nước ngoài của Saigontourit. Vợ cháu Dũng gọi bà xả tôi bằng cô ruột,
Khi gia đình bay đến Đà Nẵng, Hội An, Hạ Long, Hà Nội, Saigontourist cho xe đưa đón gia đình, nhưng xe nầy không phải của Saigontourist mà là xe hợp đồng phục vụ cho Saigontourist. Khi gia đình đi tàu ở Ha Long, Saigontourist cho chiếc tàu to lớn phục vụ riêng tư cho gia đình 8 người, gia đình thích lắm.,
Saigontourist cho gia đình đi ghe ra tham quan Cồn Thới Sơn ở Mỹ Tho.
Gia dình sắp xuống tàu đi tham quan Cồn Thới Sơn.
Tàu đưa gia đình ra tham quan Cồn Thới Sơn.
Khi gia đình lên cồn, gia dình được mời uống nước và ăn trái cây,
Gia đình được cho tham quan cồn bằng xuồng tam bản.
Saigontourist đãi cơm trưa gia đình trên Cồn Thới Sơn ở Mỹ Tho.
Khi gia đình đi Mỹ Tho, Thông bị sốt và ho nên không đi.
Từ trái: Thy, Chinh, Kira, Aiden.
Từ Phải: Michael, Kirsten.
Đi Mỹ Tho về, tôi đưa gia đình đi ăn cơm tối ở nhà hàng Ngon đường Pasteur.
Từ trái: Kirsten, Michael, Aiden, Kira, Chinh, Thy, Thong.
Chúng tôi đi Mỹ Tho về thì Thông bớt ho và sốt, nên Thông nhập với gia đình ăn cơm tối.
Tôi đưa gia đình đi ăn heo sửa ở nhà hàng Tân Nhã Q5.
Từ Chinh (áo đỏ qua phải): Chinh, Mỹ (em kế tôi về từ Đức), Aiden, Kira, Thy, Thông.
Gia đình lên đến Đà Lạt, ngay chiều hôm đó chúng tôi đến thăm gia đình bà xả tôi ngay.
Chúng tôi chụp hình trước bàn thờ bà xả tôi. Năm 1967 tôi và bà xả làm đám cưới tại bàn thờ nầy, lúc đó có KQ63D Hiền và KQ63D Nẫm làm rể phụ.
Từ trái: Aiden, Thai, Thy, Kira, Thông, Chinh, Kirsten, Michael.
Chúng tôi đến thăm anh chị Nghĩa của bà xả tôi.
Từ phải: Anh Nghĩa, Thy, Thái, chị Nghĩa (Châu).
Tôi đãi cơm tối ở Đà Lạt.
Thác Datanla Đà Lạt.
Thông mua vé đi xe trượt thác Datanla Đà Lạt và rủ tôi đi.
Khi tôi lên xe để đổ dóc, nhân viên thấy tôi già quá, không cho tôi đi một mình và bắt tôi đi chung với Thông. Tôi nói tôi còn chơi tennis 3 ngày một tuần, nhưng họ không chịu!
Khi tôi lên xe để lên dóc, thì họ cho tôi đi một mình, vì xe lên dóc chạy chậm hơn!
Gia đình tham quan dinh Vua Bảo Đại,
Gia đình đi xem cồng chiêng của người dân tộc. Kirsten cũng ra nhãy múa, vui lắm.
Thông đãi cơm gia đình ở nhà hàng Thuỷ Tạ trên Hồ Xuân Hương,
Từ phải vô: Quang con của Cường, Thy, Liên em bà xả tôi, Thái, Thông, Cường em bà xả tôi, Aiden, Kira.
Nhà hàng Thuỷ Tạ. Từ phải qua: Michael, Thông, Thy, Liên.
Nhà hàng Thuỷ Tạ. Từ phải qua: Kira, Chinh, Phong con anh Nghĩa về từ Mỹ, Thái,
Nhà hàng Thuỷ Tạ. Thy, Thông.
Nhà hàng Thuỷ Tạ. Thy, Thông. Michael.
Nhà hàng Thuỷ Tạ. Dì cháu Liên, Thy.
Nhà hàng Thuỷ Tạ. Dì cháu Liên, Thông.
Nhà hàng Thuỷ Tạ. Chinh & Thy.
Gia đình vừa bay đến Đà Nẵng.
Đêm đầu tiên ở Đà Nẵng, tôi cho xe đưa gia đình đến nhà hàng Không Gian Xưa ăn cơm tối. Nhà hàng nầy tôi khám phá năm 2010. Lúc bây giờ tôi để tang bà xả 1 năm vừa xong, tôi về ViệtNam và ra ở Đà Nẵng và Huế một mình cả tuần. Gia đình thích nhà hàng cổ xưa nầy.
Ăn cơm tối xong, anh tour guide đưa gia đình đi ăn chè. Đà Nẵng.
Gia đình tham quan Cầu Rồng Đà Nẵng ban đêm..
Cầu rồng Đà Nẵng.
Rồng đang phun lửa.
Tượng Phật Bà Chùa Linh Ứng Đà Nẵng.
Ban đêm đứng ở cầu rồng, nhìn thấy Chùa Linh Ứng.
Chùa Linh Ứng Đà Nẵng.
Gia đình tham quan Chùa Linh Ứng.
New Year Eve 2024.
Gia đình theo đoàn du khách của khách sạn ở Đà Nẵng, lên sân thượng của khách sạn,
để xem New Year Count Down.
Gia đình ăn cơm trưa ở Hội An.
Sông Hội An.
Hội An.
Nhà hàng Rêu ở Hội An.
Theo chương trình thì sau khi gia đình tham quan Hội An xong, Saigontourist đưa gia đình về ăn cơm tối ở Đà Nẵng, nhưng Chinh và Thy muốn dành hết thì giờ còn lại của ngày cho Hội An. Nên tôi gọi Dũng trưởng phòng của Saigontourist, tôi cho Dũng biết ước muốn của Thy, Chinh. Dũng đồng ý và Dũng cho gia đình ăn cơm tối ở nhà hàng Rêu ở Hội An. Nghe nhà hàng tên Rêu, tôi hình dung nhà hàng 3 sao bình thường!
Trời đất! Khi tôi vô nhà hàng Rêu, tôi giật mình. Đây là nhà hàng 5 sao, to lớn mênh mông với lối kiến trúc khác lạ và gia đình thích lắm,
Gia đình ăn cơm tối ở nhà hàng Rêu ở Hội An.
Michael và Kirsten mê ngắm phố cổ Hội An nên bỏ cơm tối!
Saigontourist cho gia đình ăn cơm tối với menu rất ngon. Vì tiền bửa cơm nầy tính luôn trong hợp đồng, nên tôi không biết mắc rẻ. Nhưng tôi hình dung chắc là mắc nhiều lắm, vì chúng tôi kêu thêm 4 chai nước lạnh nhỏ và 4 chai nước nầy không có trong menu, chúng tôi phải trả thêm $320000 cho 4 chai nước lạnh nhỏ!
Tham quan Bà Nà Đà Nẵng.
Gia đình đi cáp treo lên tham quan Bà Nà.
Cầu Vàng Bà Nà.
Cầu Vàng Bà Nà, Đà Nẵng.
Gia đình tham quan Đền Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội trong mưa lạnh.
Gia đình tham quan Đền Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội trong mưa lạnh.
Saigontourist đưa gia đình 8 người tham quan vịnh Hạ Long,
bằng chiếc tàu to lớn riêng tư và ăn trưa trên tàu, gia đình thích lắm.
Thái, Thông.
Gia dình chia tay ở Hà Nội. Micheal & Kirsten, Thy và Kira và Aiden, bay từ Hà Nội về Mỹ ngày Jan 5, 2024. Thong bay từ Hà Nội về Mỹ ngày Jan 8, 2024. Chinh bay từ Hà Nội đi Singapore ngày Jan 5, 2024, để họp đầu năm việc hãng. Tôi bay từ Hà Nội về Sàigòn ngày Jan 5, 2024./.
No comments:
Post a Comment