Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Wednesday, October 26, 2011

Gặp lại Thầy D sau 48 năm - Chị Bảy


Thầy D Phạm Đăng Luân là bạn cùng khoá KQ63D với tôi. Sau năm 1963, Luân là phi công trực thăng, tôi là phi công quan sát và khu trục. Mỗi đứa mỗi nơi, lo đánh đấm bù đầu, hai đứa tôi chưa bao giờ gặp lại. Cho tới tháng 9, 2011, tôi gặp lại Luân tại Saigòn trong chuyến lang bạt giang hồ của tôi.

Luân không thay đổi nhiều, máu bay bướm vẫn như xưa. Tôi điện thoại cho Luân, rồi Luân mời tôi ra nhà cho biết. Gặp lại Luân tôi nhận ra ngay. Luân vẫn còn phong độ lắm. Năm 1975 Luân sang Mỹ khá lâu rồi trỡ về VN xây nhà và ỡ VN luôn. Luân đưa tôi ra nhà hàng ăn trưa nhậu lai rai, rồi Luân gọi Thầy D Vương Văn Ngọ nhập bọn. Ngọ thì tôi đã gặp lại năm rồi. Chúng tôi đấu láo đã rồi Luân đưa chúng tôi ra hồ Con Rùa (Duy Tân/Trần Quý Cáp củ) uống bia. Trời! Bước vô tiệm bia sang trọng, từ Mẹ Mìn tới các cô chiêu đải, ai cũng quen biết thân tình với Thầy D Luân, thật không hỗ danh Thầy D.

Cám ơn Thầy D Luân đã bỏ thì giờ tiếp đải Chị Bảy. tth

Thái, Luân trước nhà Luân. 
Luân và bà xả.

3 Thầy D, Luân, Thái, Ngọ.

Monday, October 24, 2011

Bão Tình - Hồ Hoàng Yến

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Bão Tình/Ca sĩ Hồ Hoàng Yến

Saturday, October 22, 2011

Bài không tên cuối cùng - Ngọc Anh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Bài không tên cuối cùng/Ca sĩ Ngọc Anh

Tuesday, October 18, 2011

Đám giổ Anh Bảy - Chị Bảy


Đám giổ thứ 2 của bà xả. Bên Mỹ, tôi và hai con lấy ngày Nov 6 là ngày giổ bà xả. Vì ngày ta, chính tôi cũng không nhớ, còn hai con tôi, ngày ta thì quá xa lạ với chúng nó. Năm nay tôi về ViệtNam, tôi cố tình giổ bà xả một lần trong cái nhà mà bả xả đã lớn lên ở Đàlạt. Tôi tin bà xả sẽ vui lắm. Ở ViệtNam gia đình bà xả dùng ngày ta để giổ. Nếu tính theo ngày ta thì năm nay ngày giổ bà xả rơi vào ngày Chủ Nhật Oct 16, 2011.

Ngày Thứ Sáu Oct 14, 2011 tôi lên Đàlạt để chuẩn bị giổ thứ 2 cho bà xả. Mới đó mà bà xả tôi mất hai năm rồi! Tôi đi xe đò từ Saigòn lên Đàlạt, loại xe hai tầng có giường nằm. Xe nầy có ba dãy giường hai tầng. Trước đây có lần tôi đã nằm tầng dưới, tôi cãm thấy thoải mái. ̃Nhưng lần nầy tôi nằm tầng trên thử cho biết, tầng trên không thoải mái lắ̀m, và làm tôi hơi khó chịu, tôi già rồi mà thích leo trèo, thật đáng tội!

Xe đò loại giường nằm tầng dưới, riêng tư, nằm thẳng cẳng thoải mái, ngũ quá đã.

Xe đò loại giường nằm tầng trên, riêng tư, nằm thẳng cẳng nhưng hơi khó chịu, nhức đầu.

Xe loại hai tầng nầy cao nghệu như con cò thiếu ăn. Vì trời mưa nên xe cao nghệu nầy chạy hơi chậm, hơn nữa xe đón thả khách bên đường nên ngừng liên miên. Sàigòn Đàlạt hơn 300 cây số, vậy mà xe chạy từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều mới tới, xe chạy 9 giờ cho hơn 300 cây số (khoảng 200 miles)! Tôi hết ý!

Xe ghé chân đèo Bảo Lộc cho khách ăn trưa, và tôi ăn trưa bị đau bụng. Biết thân phận bụng yếu nên tôi ăn trưa với cá Bông Lao kho và tôm rim mặn, với mấy miếng dưa leo, vậy mà mấy miếng dưa leo hại tôi. Khi xe đến Di Linh thì tôi bắt đầu bị đau bụng. Thường từ Di Linh về Đàlạt mất̀ 1 giờ lái xe, vậy mà "con cò cao nghệu" nầy bò hai tiếng. Bị đau bụng tôi cố nín, nhưng ở thế giường nằm khó nín, tôi cố nín xanh mặt. Xe chưa tới bến, tôi lật dật leo xuống giường, đi ra chổ tài xế rồi tôi ngồi bệt xuống xe cạnh cửa xe. Tôi dặn anh lơ xe giữ vali của tôi, vì tôi phải vô restroom, anh lơ hiểu tôi ngay. Xe về tới bến và cửa vừa mỡ, tôi nhảy xuống xe chạy vô restroom như bị ma đuổi.

Tôi suýt cắn lưỡi trong restroom. Bồn cầu hiện đại, loại nầy có bàn cầu bằng gổ để ngồi bẹp, vậy mà họ gở miếng gổ đi để ngồi chòm hỏm! Trời! tôi chưa thấy cảnh nầy bao giờ. Ngồi chòm hỏm trên thành bồn cầu bằng men trắng bề ngang nhõ xíu và trơn trợt, hơn nữa, 36 năm bên Mỹ, đâu còn quen ngồi chòm hỏm, chắc tôi sẽ bị té nhào nằm luôn trong restroom. Không còn chần chờ được nữa, tôi tưởng tượng ra miếng gổ bàn cầu để rổi tôi ngồi trên miếng gổ "không khí" nầy. Cũng xong! Nhưng ngồi trên không khí kiểu nầy, hai dầu gối tôi mõi rung. Chưa hết! Tôi không tìm thấy giấy đi cầu mà chỉ thấy có vòi nước. Rửa bằng tay? Trời! Tôi suýt cắn lưỡi. May quá, trong túi quần tôi có bịt giấy lau tay, nên tôi khỏi phải rửa!

Đúng ra khi xe đến bến Đàlạt, sẽ có xe nhõ đưa khách về tận nhà. Khi tôi trong restroom ra, anh lơ xe còn đứng giử vali cho tôi, nhưng xe nhõ đưa khách về nhà thì đi rồi. Tôi hỏi có xe ch̀o tôi về nhà không, anh lơ xe không trã lời và len lén bỏ đi mất. Tôi phải đi taxi về nhà, mất toi 70 ngàn. Từ Sàigòn lên Đàlạt mất 200 ngàn, từ bến xe về nhà mất 70 ngàn, nghĩ cũng đau. Nhưng tôi tự an ũi, không làm xấu trên xe là tôi phúc đức rồi, còn đòi hỏi gì nữa!

Tôi lên Đàlạt và ỡ nhà anh Nghĩa của bà xả. Dạo sau nầy, mỗi lần tôi lên Đàlạt tôi ỡ nhà người anh thứ 2 của bà xả. Vì nhà nầy mới xây lại hiện đại, anh Nghĩa muốn tôi ở đây cho tiện nghi hơn. Thật ra cái biệt thự̀ rộng lớṇ của ba má bà xả vẫn còn và phòng riêng của bà xả vẫn để trống, cũng tiện nghi. Nhưng tôi ở đó tôi sẽ buồn nhiều vì đầy những kỹ niệm, nhất là phòng đó cạnh phòng thờ Phật và thờ bà xả.

Hình chụp dưới bếp nhà anh Nghĩa lúc tôi vừa đến. Từ trái vòng qua: Thái, anh Nghĩa, Quy vợ Cường, Cường em trái út bà xả, Bin cháu nội anh Nghĩa, chị Châu vợ anh Nghĩa, Liên em bà xả, Phúc chồng Liên, anh Trình anh cả của bà xả về từ Mỹ và ở VN luôn.
Phòng riêng của bà xả bên trái(cửa đóng) đang bỏ trống, phòng cửa mỡ bên phải là phòng thờ bà xả.
Về đến nhà anh chị Nghĩả, tôi cãm thấy ấm lòng vì tình thương của gia đình. Lần nào cũng vậy, tôi bước vô nhà, anh em và cháu của bà xả đã tề tựu tiếp đón tôi. Chúng tôi dùng cơm tối trong gia đình và nhắc chuyện củ.

Sáng hôm sau, vợ chồng em gái bà xả Liên & Phúc đưa gia đình đi ăn bún bò huế, chổ nầy ngon nỗi tiếng Đàlạt, lần nào tôi lên cũng được ăn ở đây. Ăn sáng xong, tôi và Phúc em rể bà xả, ra bờ Hồ Xuân Hương uống cà phê ngắm cảnh.

Hồ Xuân Hương bây giờ đẹp lắm. Nước hồ đầy và sạch trơn không có cỏ̉, trên bờ quanh bờ hồ có xây lối đi bộ bằng cement rộng lớn, dưới nước quanh bờ hồ có cẩn gạch rất đẹp. Từ chợ Hòa Bình ngó ra hồ, có chiếc cầu rộng lớn cạnh bờ hồ, bây giờ bên cạnh chiếc cầu nầy có hành lang để đứng hóng gió, hành lang nầy thấp hơn cầu và gần mặt nước, hành lang có lang cang bằng những song sắt hiện đại, trông rất đẹp và thơ mộng. Sáng nay đi ngang qua đây, tôi thấy một cô gái quá dễ thương đứng một mình trên hành lang, vịn song sắt mơ mộng nhìn ra mặt hồ, trông thật hữu tình, tôi muốn chụp tấm hình sau lưng cô, nhưng tôi sợ bị hiễu lầm nên thôi.


Từ chợ Hoà Bình ngó ra hồ sẽ thấy chiếc cầu nầy. Bầy giờ chiếc cầu có hành lang để đứng ngắm mây nước rất thơ mộng.

Đến trưa, anh cả Trình của bà xả đải cơm trưa ỡ nhà hàng. Đến tối,  tôi mời hết gia đình ra nhà hàng ăn cơm tối. Nhờ bận rộn ăn uống liên tục, nên tôi không còn thời gian để suy nghĩ buồn nhớ! Cũng hay.
          
Tôi mời gia đình ra nhà hàng ăn cơm tối.

Chủ Nhật Oct 16, 2011, ngày giổ thứ 2 của bà xả trong căn nhà bà xả lớn lên ở Đàlạt. Bà con ruột thịt ỡ Đàlạt đến dự khá đông̉. Chị Châu vợ anh Nghĩa và Liên em bà xả, chuẩn bị đám giộ̉ từ mấy ngày trước, nên tôi khỏe re không phải làm gì hết. Chị Châu nấu ăn ngon thấu trời, nhất là món chả giò và cari, ngon bức nhà hàng. Món cánh gà chiên của Liên cũng ngon thấu trời. Bà con đem hoa, bánh đến cúng bà xả ê hề. Tôi dặn Liên mua cúng bà xả một diã hồng mềm vì bà xả rất thích ăn hồng mềm. Liên mua hồng mềm chín và trông ngon quá sức.   


Bàn thờ bà xả. Cạnh bà xả là anh Dĩnh của bà xả mất ỡ Dallas Texas. Phía trên là hình ba má bà xả. 

Giổ bà xả chiều Chủ Nhật. Sáng Thứ Hai lúc 10 giờ sáng, tôi về lại Sàigòn. Lần nầy tôi về Sàigòn bằng xe đò loại ghế nằm. 

Xe đò ViệtNam bây giờ hiện đại lắm. Có ba loại xe đò.

Loại xe giường nằm, mỗi xe có ba dãy giường nằm hai tầng, rất riêng tư, thoải mái, nằm ngũ quá đã.

Loại xe ghế nằm, một tầng duy nhất, có tất cả 28 ghế, rộng rải, tuy nhiên không riêng tư lắm, vì người cao giò như tôi gặp trỡ ngại, nếu ghế phía trước ngã xuống tối đa, ghế sẽ đụng đầu gối của tôi vì chân tôi không duỗi thẳng được vì dài quá!

Loại xe ghế ngồi, thì quá quen thuộc vì là loại xe bus dùng từ trước tới nay.

Loại xe ghế nằm.


Loại xe ghế nằm có vần đề, khi người ghế trước nằm sát tối đa, ghế sẽ đụng đầu gối tôi, vì chân tôi dài quá nên không duỗi thẳng được. Tôi phải bỏ ghế chạy kiếm cô lơ xe nhờ cô can thiệp, để ghế phía trước nhích lên một chút cho tôi để chân. Loại xe ghế nằm nầy tôi sẽ không bao giờ trỡ lại. Người nào chân ngắn thì không có vấn đề.  



  Click vào đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn.       


Saturday, October 15, 2011

Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội - Hương Giang


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội/Ca sĩ Hương Giang

Friday, October 14, 2011

Dòng Sông Và Tiếng Hát - Thu Trang


Click Vào Đây - Nhạc phẩm  Dòng Sông Và Tiếng Hát/Ca sĩ Thu Trang

Wednesday, October 12, 2011

Sunday, October 9, 2011

Tham quan Sapa - Chị Bảy



Thử thời vận lần thứ hai, ngày 30 tháng 9, 2011 tôi mua tour đi Sapa, và lần thứ hai nầy tôi thành công. Lần thứ nhất ngày 18 tháng 8, 2011 tôi mua tour đi Sapa, nhưng tôi phải huỷ bỏ tour giờ chót vì sáng hôm ấy tôi ăn cái bánh bao và ra đến phi trường chuẩn bị lên máy bay, tôi bị ngộ độc dữ dằng.
 
Lần thứ nhất tôi mua tour đi Sapa 4 ngày 3 đêm với giá 12 triệu VND và chỉ đi Sapa thôi. Lần nầy tôi mua tour đi Sapa 6 ngày 5 đêm qua Việtravel cũng với giá 12 triệu VND, và được tham quan nhiều nơi Hà Nội, Đền Đô, Sapa, Yên Tử, Hạ Long. Đúng ra tour của Việtravel với giá gần 15 triệu VND, nhưng tôi mua đúng lúc khuyến mãi. Vậy là tôi lợi được gần 3 triệu VND để bù phần nào vào số tiền bị phạt lần trước, nghĩ cũng hên cho tôi.

Ngày 30 tháng 9, 2011 lúc 4 giờ sáng, đoàn đi Sapa của tôi gồm 10 người tập trung tại Việtravel ở đường Pasteur để xe đưa lên phi trường. Lúc 6 gờ sáng máy bay cất cánh rời Saigon đưa đoàn đi Hà Nội.

Đoàn đến Hà Nội lúc 8 giờ sáng thì bị ảnh hưởng của bảo. Máy bay vừa đáp xuống phi trường Nội Bài Hà Nội, đoàn chưa xuống máy bay thì mưa gió bắt đầu tăng dần. Tôi nghĩ: "Trời! Số tôi đi Sapa, gặp toàn xúi quẩy như vậy sao? Hết bị ngộ độc rồi bị mưa bào? "

Theo chương trình lúc đầu, xe sẽ đưa đoàn từ phi trường Nội Bài trực chỉ núi Yên Tử và vịnh Hạ Long. Nhưng vì bị bảo nên tour cho đoàn tham quan Hà Nội trước.


Đoàn đến Hà Nội trong mưa gió. Click vào hình để xem hình lớn.

Ý nghĩa hai chử Hà Nội. Nhờ tour guide mà tôi được biết, Hà là sông, Nội là bên trong. Hà Nội là kinh thành bên trong sông. Sông Hồng và sông Đáy bao quanh Hà Nội. Mực nước sông Hồng cao hơn kinh thành Hà Nội và Hà Nội đứng vững là nhờ đê sông Hồng. Nếu đê vỡ, cả Hà Nội sẽ nằm dưới nước.

Buổi sáng tour cho đoàn tham quan Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc. Buổi chiều tour cho đoàn đi Bắc Ninh quê hương của vua Lý Thái Tổ để tham quan Đền Đô nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý. Bắc Ninh cách Hà Nội 31 cây số về hướng Đông Bắc. Trỡ về Hà Nội tour cho đoàn tham quan Hoàng Thành Thăng Long, một di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long. Đến tối, đoàn được tự do và ngũ đêm đầu tiên ở Hà Nội.


Phía trước Đền Ngọc Sơn


Phía sau Đền Ngọc Sơn

Đền Đô nơi thờ 8 vị vua đầu tiên nhà Lý

Hoàng Thành Thăng Long 

Đi tham quan trong mưa gió, tôi bị cãm. Hà Nội bị ảnh hưởng của bảo nên đoàn đi tham quan trong mưa gió suốt hai ngày đầu của tour, không áo mưa, không dù che! Tôi bị cãm chảy mũi, ho, hắc xì liên tục. Tôi lo sợ bị cãm nặng nằm bẹp thì làm sao đây? Khổ thiệt! Với tuổi thất thập mà lúc nào tôi cũng tưởng như trai tơ tuổi 35, cái gì cũng ăn, cái gì cũng làm, cái gì cũng chơi! Tôi đùa với mấy anh chị trong đoàn: "Nếu tôi có ngã chết, anh em vui lòng khắc trên mộ tôi mấy chử "Quá Đả, Quá Đủ, Chết Đáng!"".

Tôi uống thuốc cãm hai ngày và tôi thoát nạn hết cãm. Tôi nhờ cô quản lý hotel mua tylenol hoặc aspirin. Không có tylenol nên cô mua cho tôi aspirin. Tôi uống được hai viên aspirin thì một chị trong đoàn đưa thuốc cảm bảo tôi uống. Tôi uống 6 viên thuốc cảm của chị, tôi thấy đở chảy mũi nhưng chưa hết hẳn. Đến tối, tôi thuê bao cyclo một giờ để tham quan khu phố cổ 36 phố phường Hà Nội. Tôi bảo ông cyclo đưa tôi tới tiệm thuốc tây, và tôi bảo bà dược sĩ lấy cho tôi thuốc cãm mạnh nhất. Tôi uống hết 6 viên thuốc cãm của bà dược sĩ trong hai ngày và tôi hết bịnh hẳn. Hú hồn!

Đi cyclo thăm khu phố cổ 36 phố phường Hà Nội, làm tôi nhớ bà xả quá sức. Năm 2007 tôi và bà xả đi tham quan Hà Nội, Hạ Long, Sơn Tây..... với anh chị em của bà xả. Trong chuyến đi nầy, hai đứa tôi thuê cyclo đưa gia đình 7 người đi thăm 36 phố phường Hà Nội. Bà xả rất vui trong chuyến đi nầy, nhưng trớ trêu, đó chuyến đi chót của bà xả!

Kỳ nầy mục đích của tôi là tham quan Sapa, cố tránh né Hà Nội, Hạ Long, vì tôi sợ kỹ niệm xưa sẽ làm tôi không vui. Nhưng chuyến đi tham quan Sapa không thôi tôi phải huỷ bõ vì tôi bị ngộ độc, để rồi chuyến đi nầy có kèm theo Hà Nội, Hạ Long. Ôi số trời!      


Tour ngày thứ 2.


Sáng sớm ngày thứ 2 của tour, gió mưa vẫn tầm tã chưa chịu dứt. Tour cho tham quan Văn Miếu trong mưa gió. Văn Miếu được xây 1070, thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết của Nho Giáo. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, là trường đại học đầu tiên của ViệtNam, nơi đây đã đào tạo hàng ngàn nhân tài cho đất nước.

Văn Miếu

Đến chiều, tour đưa đoàn ra ga xe lữa để đi Lào Cai, Sapa. Xe lữa khá khang trang, sạch sẽ. Tour cho đoàn đi toa xe lữa loại có giường nằm. Mỗi phòng có 2 giường loại hai tầng. Một cặp vợ chồng khoảng 50 tuổi đi tour dẫn theo cô em vợ, ba người ngũ cùng phòng với tôi.  Bà vợ ngũ tầng trên, và chồng ngũ tầng dưới, còn cô em vợ ngũ tầng trên, tôi ngũ tầng dưới. Tôi nói:

- Trời đang mưa! Nếu tối nay bị dột xuống giường tôi, tôi có quyền lắp kín chổ dột phải không?

Cô em vợ nghe tôi nói, khoái chí cười to và nói:

- Lớn rồi! Em không có dột bậy nữa đâu, anh yên tâm!

Xe lữa chạy lắc lư suốt đêm, đến sáng ai cũng than bị rêm đầu. Riêng tôi thì tôi ngũ như chết. Cô “em vợ” ngũ trên tôi, than thức suốt đêm không ngũ được. Tôi chọc cô:

- Chắc cô sợ tôi bị dột hay sợ tôi bị mộng du nên cô không dám ngũ chứ gì?

Cô cười e thẹn và phân trần:

- Dạ! Em đâu dám nghĩ vậy. Tại chổ lạ và xe lữa lắc lư, nên em ngũ không được!

Xe lữa chạy từ Hà Nội suốt đêm, 5 giờ sáng thì đến Lào Cai.


Tour ngày thứ 3:


Xe của tour đón đoàn ở ga xe lữa để đưa đoàn đi Sapa. Từ Lào Cai đi Sapa khoảng 1 giờ lái xe. Đường đi Sapa toàn lên dốc núi, quanh co rất đẹp y như đường đi Đàlạt. Sapa ở cao độ 1800m, cao hơn Đàlạt. Khí hậu Sapa lạnh hơn Đàlạt, mùa Đông có lúc dưới 0 độ và bị đông đá hoặc có tuyết.

Đến Sapa, tour đưa đoàn nhận phòng ngũ, tắm rửa. Sau một đêm dài nằm vùi trên xe lữa, mọi người dơ như chuột, được về hotel tắm rửa, ai nấy vui ra mặt.

Đoàn đến Sapa thì thời tiết Sapa tuyệt vời, mặc dù trước đó Sapa bị mưa gió dầm dề. Thật là hên cho tôi, mục đích chánh của tôi trong chuyến đi nầy là tham quan Sapa, còn Hà Nội, Hạ Long không cần thiết vì tôi đi rồi. Khi đến Hà Nội mưa gió dầm dề suốt hai ngày ỡ Hà Nội, tôi lo sợ lên Sapa gặp mưa gió cộng thêm lạnh thì còn gì vui. Vậy mà tôi đến Sapa, trời mát nắng tốt, tôi hên quá sức. Buổi sáng thì trời lạnh khoảng 13C.

Đoàn ra phố Sapa ăn sáng. Tắm rửa xong, tour đưa đoàn ra phố ăn sáng. Phố Sapa sạch sẽ dễ thương, nhưng nhõ hơn Đàlạt.

Tham quan Thác Bạc. Ăn sáng xong, tour cho đoàn tham quan Thác Bạc. Leo lên Thác Bạc cao vút, tôi có cãm tưởng như tôi đang leo lên thiên đàng. Đến đỉnh Thác Bạc nhìn xuống chân núi rất dễ sợ vì sâu thăm thẳm. Đường leo lên Thác Bạc có lang cang để vịn, nên an toàn dễ leo. Nói chung những nơi leo trèo mà tôi đi qua, chính quyền có tổ chức chu đáo từ nhà vệ sinh và đường đi rất an toàn hiện đại.

Đường lên Thác Bạc cao vút

Đến trưa, tour cho đoàn ăn trưa và về hotel nghĩ trưa.

Tham quan Bản Hmong. Đến chiều, tour cho đoàn tham quan Bản (làng) Hmong. Bản của người Hmong nằm sâu thẳm dưới thung lũng. Đường đi xuống Bản ngoằn ngoèo, sâu thẳm, tôi có cãm tưởng như tôi đang đi xuống địa ngục. May mà đường xuống Bản có lót đá nhám nên đi không khó.

Đường xuống Bản Hmong sâu thẳm

Dân tộc thiểu số Hmong (Mèo) rất hiền từ dễ thương. Có nhiều sắc tộc Hmong, như Hmong Đen, Hmong Đỏ, Hmong Xanh…Họ phân biệt nhau bằng cách trang phục. Người Dao Đỏ (Hmong Đỏ) thì họ bịt khăn đỏ trên đầu.


Người Hmong đen và xanh


Người Dao Đỏ (Hmong Đỏ)

Đến chiều, tour cho đoàn tự do, tôi và vài người trong đoàn kéo nhau đi massage. Họ cho chúng tôi nằm ngâm trong bồn nước ấm có pha lá thuốc trước khi massage. Cô massage cho tôi nhõ xíu nhưng lanh như chim cắt. Tôi tip cô 200 ngàn VND, cô mừng như chưa từng thấy và cầm tờ 200 ngàn hun, thấy thương làm sao!

Đến tối, tôi không ăn cơm chung với đoàn. Tôi đải riêng anh tour guide ăn lẩu Cá Tầm. Cá Tầm to lớn và đầy xương sụn như Cá Hồi. Cá Tầm là loại cá đắt tiền và ngon nỗi tiếng ở Sapa.  

Tôi đải anh tour guide ăn lẩu Cá Tầm

Tour ngày thứ 4:


Buổi sáng trã phòng ngũ, tour cho đoàn đi tham quan ruộng lúa tầng. Đây là ruộng lúa trồng trên sườn núi. Họ phải làm từng tầng theo dốc núi, be bờ giử nước để trồng lúa. Đúng lúc mùa lúa chin, nên nhìn ruộng lúa tầng vàng hực, rất đẹp, độc đáo khó mà tìm thấy nơi nào trên thế giới. Sau đó tour cho đoàn tự do khám phá thị trấn Sapa.

Ruộng lúa tầng

Đến trưa tour đưa đoàn đi ăn, xong tour cho xe trỡ về Thị Xả Lào Cai. Nơi đây, du khách có hai chọn lựa. Ai muốn vượt biên giới qua Trung Quốc mua sắm thì tour đưa đến cửa khẩu Lào Cai, có tour guide đón tại đây để đưa qua Trung Quốc mua sắm trong 4 giờ. Còn ai không đi Trung Quốc thì tự do khám phá Thị Xả Lào Cai. Trong đoàn có vài người về từ Úc, và tôi về từ Mỹ, nên không được qua Trung Quốc vì không có Visa. Ai có passport VN hoặc chứng minh nhân dân VN thì qua Trung Quốc dễ dàng.


Cửa khảu Lào Cai - Trung Quốc 

Tham quan chợ Cốc Lếu. Không được qua Trung Quốc, tôi tự khám phá Thị Xả Lào Cai. Tôi và vài người trong đoàn bước vô chợ Cốc Lếu Lào Cai vào khoảng 1 giờ trưa. Trời! Tôi có cãm tưởng như chúng tôi là kẻ gian. Vì chúng tôi len lõi trong chợ, trong khi chủ các gian hàng nằm ngũ trưa ngon lành, các gian hàng không ai trông coi. Sợ bị hiểu lầm, chúng tôi lật đật bước ra khỏi chợ.

Chợ Cốc Lếu Lào Cai

Tối đến, đoàn lên xe lữa trỡ về Hà Nội. Xe lữa chạy suốt đêm, đến 6 giờ sáng thì về đến Hà Nội.   


Tour ngày thứ 5:


Xe đón đoàn ở ga xe lữa, tour cho đoàn ăn sáng rồi trực chỉ Núi Yên Tử. Núi Yên Tử cao 1068m thuộc tỉnh Quảng Ninh. Trên ngọn núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân Sơn.

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Vì là nơi tu hành của một vị vua, nên người đời có câu thơ:

Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu

Trên núi Yên Tử có các chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng. Chùa Đồng làm bằng toàn đồng, toạ lạc trên đỉnh núi ở độ cao 1068m. Trên đường đến các chùa, du khách phải qua con suối Giải Oan.

Suối Giải Oan là nơi cung phi mỹ nữ của vua gieo mình tự tử. Khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để đi tu. Có 71 cung phi mỹ nữ đến van xin vua trỡ lại Hoàng Cung không được nên họ gieo mình tự tử tại suối nầy. Vua thương cãm cho lập ngôi chùa siêu độ cho các cung phi mỹ nữ, nên chùa được gọi là Chùa Giải Oan, suối cũng được gọi Suối Giải Oan.

Chùa Giải Oan
Suối Giải Oan
Tôi chưa thành quả tu. Khi đoàn vừa đến chân núi Yên Tử thì mưa gió ảnh hưởng của cơn bảo nỗi lên dữ dội. Gió mạnh đến độ tôi đi trong thung lũng trong khuông viên của chùa, mà tôi bị gió thổi lão đảo suýt té! Muốn lên các chùa Yên Tử thì đoàn phải đi bằng cáp treo. Đi cáp treo với độ cao cà ngàn thước, với cơn gió mạnh dữ dội như vậy, ai nấy cũng chùn chân không muốn đi. Sau cùng chổ cáp treo cũng không dám cho du khách đi. Vậy là tôi chưa thành quả tu vì chưa đến được các chùa Yên Tử! Ôi, số trời!

Không tham quan được các chùa Yên Tử, tour cho đoàn ăn cơm trưa sớm ỡ nhà hàng trong khuông viên của chùa dưới chân núi. Là nơi tu hành, mà nhà hàng nấu đồ mặn, nên bửa cơm trưa Yên Tử dỡ chưa từng thấy. Tôi nhờ ăn hai trái bắp nấu nên không bị đói.

Ăn trưa xong, tour cho đoàn đi Hạ Long sớm hơn dự trù. Đến Hạ Long, đoàn nhận hotel và ngũ thẳng giấc luôn tới chiều.

Đến chiều, tour cho ăn cơm tối và xem show cá heo. Đúng ra show cá heo du khách phải mua riêng. Nhưng vì không đi cáp treo Yên Tử nên có người trong đoàn yêu cầu tour cho coi show cá heo để bù trừ và tour đồng ý. Show cá heo nếu so với bên Mỹ thì cũng chẳng có gì hấp dẫn! 

Đoàn xem show cá heo ở đảo Tuần Châu - Hạ Long


Tour ngày thứ 6:


Hôm nay là ngày chót của tour. Ăn sáng trong hotel và trã phòng xong. Lúc 8:00 sáng tour cho ra bến tàu chuẩn bị tham quan vịnh Hạ Long.

Ra đến bến tàu, tôi hết sức ngạc nhiên vì tất cả các tàu du khách chưa có chiếc nào nhỗ neo. Theo thường lệ thì mờ sáng, có chiếc đã nhỗ neo. Bây giờ là 8 giờ sáng mà các tàu còn đứng yên. Ai nấy lo sợ tàu không được nhỗ neo vì ãnh hưởng của bảo. Mọi người trong đoàn lo sợ không được xem Hạ Long. Riêng tôi thì sao cũng được vì tôi xem Hạ Long rồi. Sau cùng tàu được phép nhỗ neo, và thời tiết hôm ấy tuyệt vời, không mưa, không gió.

Hạ Long thì cũng như lần tôi đi với bà xả năm 2007. Tàu có sức chứa 35 người, nhưng tàu được dùng riêng cho đoàn chúng tôi 10 người. Tàu cho lên tham quan động, và tàu chạy quanh các đảo. Đoàn dùng cơm trưa trên tàu.

Tàu đưa đoàn tham quan Vịnh Hạ Long

Vậy là chuyến đi nầy tôi quá hên. Vì đang mùa mưa bào, mà hai nơi chánh là hai ngày ỡ Sapa, hai ngày ỡ Hạ Long, thời tiết tuyệt vời. 

Hoa Sửa. Lâu nay tôi nghe tên Hoa Sửa trong các bản nhạc nói về Hà Nội. Đặc biệt hoa nầy, nếu ngưỡi một hoa thì thoang thoảng mùi thơm dễ chịu, nếu ngưỡi cả chùm hoa thì nặc mùi khó chịu. Hoa Sửa không ăn được và trái Hoa Sửa cũng không ăn được. Ra Hà Nội kỳ nầy, tôi quyết tâm tìm cho được Hoa Sửa.

Cây Hoa Sửa

Hoa Sửa

 Máy bay cất cánh phi trường Nội Bài lúc 9:30 tối. Gần 11:30 tối thì máy bay đáp phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi về đến hotel thì nữa đêm.

Nói chung chung, Viêtravel lo tour rất chu đáo, nhất là hotel, nhà hàng, xe cộ. Đây là lần thứ hai tôi đi tour qua Việtravel, lần thứ nhất tôi đi Hàn Quốc. Cã hai lần, tôi đều thoã mãn. tth  

Click Vào Đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn