Lâu nay tôi có ý định đi tham quan Đà Nẵng và Huế, nhưng chưa đi thì tình cờ tôi thấy có tour tham quan xứ Lào, khởi hành từ Đà Nẵng và chấm dứt ở Huế. “Một công hai chuyện”, thật là tôi hên quá sức, vì tôi chỉ tốn hai vé máy bay từ Saigòn ra Đà Nẵng, và từ Huế về Saìgòn, mà tôi tham quan luôn cả xứ Lào.
Tour đi Lào khởi hành từ Đà Nẵng ngày 12 tháng 11, 2011 và chấm dứt ở Huế ngày 15 tháng 11, 2011. Tôi ra Đà Nẵng trước 3 ngày để tham quan Đà Nẵng cho thoả lòng mong ước lâu nay.
Tham quan Đà Nẵng ngày thứ 1:.
Ngày 9 tháng 11, 2011 tôi đi Air ViệtNam cất cánh từ Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ sáng, và 7 giờ 15 phút sáng thì tôi đến Đà Nẵng. Tôi check in hotel Phương Đông Đà Nẵng lúc 8 giờ sáng.
Khách sạn Phương Đông Đà Nẳng
Đến Đà Nẵng trời còn sớm quá, tôi thuê ngay xe 4 chổ của hotel Phương Đông để tham quan Đà Nẵng nguyên ngày. Lúc 8 giờ 15 phút sáng, tôi và anh tài xế rời hotel đi tham quan.
Ngày xưa thành phố Đà Nẵng đối với tôi không quen thuộc lắm, vì tôi chưa bao giờ đóng quân ở Đà Nẵng, nói chung là tôi chưa bao giờ bay hành quân trên vùng trời thuộc Quân Đoàn 1. Tôi thuộc lòng vùng trời thuộc Quân Đoàn 2, 3, 4, từ Pleiku, Qui Nhơn xuống cho tới Cà Mau.
Lúc tôi về phi đoàn khu trục 514 ở Biên Hoà, thỉnh thoảng tôi bay ra Đà Nẵng bằng AD5. AD5 có hai ghế phía trước cho hai phi công, loại máy bay khu trục nầy có phòng xanh phía sau rộng lớn có thể ngồi 10 người trên sàn và thường được dùng để huấn luyện phi công.
Ở phi đoàn khu trục 514 đa số anh em nghèo xơ xác. Thỉnh thoảng tôi đề nghị phi đoàn cho tôi lấy AD5 bay ra Đà Nẵng mua dollars đỏ về bán kiếm lời để phi đoàn nhậu. Những lần đi kinh tài cho phi đoàn như vậy, chỉ đủ cho phi đoàn huy hoàng được một đêm ở Thanh Hải, Thanh Sơn đường Bùi Viện Sàigòn. Nhưng có lần đi kinh tài tôi suýt bõ mạng vì thời tiết xấu! Lúc bây giờ tôi dộc thân, chết sống chưa biết sợ!
Gần nữa thế kỷ tôi mới trỡ lại Đà Nẵng. Lần nầy tôi đến Đà Nẵng không còn là chàng phi công trai trẻ oai hùng trong chiếc áo bay ngày nào, mà là “ông già” tráng kiện, lủi thủi đi tìm hình ãnh xưa chứ không phải đi mua dollars đỏ!
Trời! Đà Nẵng bây giờ hoành tráng ngoài sự tưỡng tượng của tôi. Đường xá rộng thênh thang, nhà cửa sạch sẽ, toà nhà cao tầng khắp nơi. Đặc biệt Đà Nẵng không có người ăn xin, không có người bán dạo. Chính quyền gom hết người ăn xin về một nơi và lo cho họ ăn ở, tôi thán phục việc làm nầy.
Họ lấn song Hàn. Hai bên sông Hàn có lối đi rộng lớn bằng cement có trồng cây rất đẹp. Nhưng chưa đủ, có khúc bên bờ sông Hàn, họ đổ cement làm cột để xây hành lang rộng lớn lấn ra sông Hàn. Hành lang rộng lớn lấn ra sông nầy trông rất đẹp. Tôi thán phục những sáng kiến nầy. Đi trên bờ sông Hàn yên lặng thở không khí trong lành, tâm hồn tôi hết sức thư giản.
Họ xây hành lang lấn ra sông Hàn trông rất đẹp.
Họ lấn biển Thanh Bình. Họ đổ đá lắp bờ biển Thanh Bình để lấn ra biển và dự trù sẽ làm công viên “Bán Nguyệt”! Công trình nầy đang diễn tiến chưa xong.
Họ đổ đá lắp bờ biển Thanh Bình.
Casino của Macao Trung Quốc trên bờ biển Sơn Trà. Casino của Trung Quốc khá lớn. Trước Casino có bảng hiệu to lớn, nhưng hàng chử Casino bị sơn lắp không đọc được. Nếu khách lạ lái xe ngang qua sẽ không biết đây là Casino, nơi cờ bạc. Lúc xây Casino xong, người Trung Quốc mướn toàn người Trung Quốc làm việc trong Casino. Theo anh tài xế thì người Trung Quốc hoạt động bên trong Casino có vẽ mờ ám! Bên ngoài, tôi nhìn Casino có vẽ lưa thưa, không ồn ào giống Casino bên Campuchia chút nào hết.
Nhìn kỹ hai bảng của Casino bị sơn xoá tên Casino.
Click vào hình để xem hình lớn.
Ngũ Hành Sơn và Làng Đá Non Nước. Làng Đá Non Nước là nơi đục đá đẻo tượng. Ôi thôi! Tượng Phật, tượng Chúa và đủ thứ tượng to lớn bằng đá, đẹp tuyệt vời. Quanh làng nầy có 5 ngọn núi được gọi là Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn và Làng Đá Non Nước
Giải toả Làng Đá Non Nước. Làng Đá Non Nước rộng thênh thang, cơ sở đục đá đẻo tượng trong Làng Đá Non Nước to lớn đồ sộ, cơ sở to lớn nầy nhiều trùng trùng điệp điệp, vậy mà Làng nầy đang bị giải toả để lập khu du lịch Sơn Thái, biến 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn nằm rải rác cách nhau cả cây số thành 5 hòn non bộ. Trời! Vậy là khu du lịch nầy sẽ rộng lớn khủng khiếp!
Nhìn các cơ sở đồ sộ của Làng Đá Non Nước đang bị đập phá giải toả, tôi hỏi anh tài xế, chủ của các cơ sở có hành động phản đối gì không. Anh tài xế cho biết, chính phủ bồi thường thoả đáng và vì quyền lợi chung nên không có ai phản đối.
Cơ sở Làng Đá Non Nước bị đập phá giải toả từ từ.
Tham quan Làng Đá Non Nước xong, tôi mệt đừ. Tôi bảo tài xế đưa tôi đi ăn trưa rồi về hotel cho tôi nghĩ, chiều đi tiếp. Lúc 2 giờ chiều tài xế đưa tôi tham quan Bà Nà.
Cổng vô đường dây cáp Bà Nà
Có thuyết cho rằng, núi Bà Nà có nhiều cây chuối nên người Pháp gọi là núi Banane, rồi người ViệtNam gọi là Bà Nà. Bà Nà là một thắng cảnh nỗi tiếng ở Đà Nẵng. Bà Nà cách Đà Nẵng khoảng 25 cây số về phía Tây Nam, là một thành phố nhõ tuyệt đẹp như cỏi thiên thai cao vút trong mây xanh 1487m. Có hai lối lên phố Bà Nà. Lối xưa đi bằng xe 16km, đường đi lên đèo ngoằn ngoèo rất nguy hiểm. Bây giờ có đường lên phố Bà Nà bằng dây cáp hiện đại dài 5042m, mất 15 phút. Vì cao quá! Đường dây cáp lên phố Bà Nà có hai đoạn. Đi được nữa đường thì du khách phải xuống xe dây cáp, để lên xe dây cáp khác đi tiếp đoạn chót. Lúc tôi đi xe dây cáp đoạn chót, lúc nầy xe đi toàn trong mây, mù mịt.
Đường dây cáp lên phố Bà Nà.
Phố Bà Nà nằm trong mây mù mịt. Hôm tôi lên Bà Nà nhằm đầu Mùa Đông, mưa phùn và mây mù mịt. Tầm nhìn xa của phố Bà Nà lúc bây giờ khoảng 5m, mây mù mịt không thấy đường để đi. Toán du khách của chúng tôi khoảng 6 người, trong đó có 1 người đã lên Bà Nà rồi vào Mùa Hè, vậy mà người nầy cũng chịu thua, không thể dẫn chúng tôi tham quan phố Bà Nà vì không thấy đường đi.
Lên Bà Nà vì không chuẩn bị áo lạnh, nên ai nấy bị mưa phùn ướt và lạnh. Bị ướt lạnh và không thấy đường đi, nên toán du khách 6 người của chúng tôi chỉ loay hoay khoảng nữa giờ thì lên xe dây cáp trỡ xuống cho kịp chuyến về kế tiếp, nếu không thì hơn một giờ sau mới có chuyến về. Chờ thêm 1 giờ trong ướt lạnh, ai cũng sợ, nên tôi vội vã trỡ về trong ấm ức vì chưa tham quan gì nhiều phố Bà Nà, mà thực sự, mây mù mịt, có thấy gì đâu mà tham quan!
Phố Bà Nà trong mây mù mịt, không thấy đường đi.
Xe rời Bà Nà, trời đã hoàng hôn, anh tài xế tranh thủ đưa tôi tham quan chùa Linh Ứng. Trời đang mưa, vậy mà khi xe tôi tới gần chùa Linh Ứng thì trời hết mưa, khô rang! Anh tài xế nói: “Chú hên quá! Chắc có đấng linh thiên phù hộ chú đó.” Tôi cười.
Chùa Linh Ứng ở Sơn Trà, to lớn nằm trên ngọn đồi khá cao, có kiến trúc rất đẹp. Tượng Phật Bà to lớn và cao vút. Tượng Phật Bà nầy to lớn và cao hơn tượng Phật Bà chùa ViệtNam ở Houston Texas nhiều.
Cổng chùa Linh Ứng lúc trời vừa sụp tối.
Click vào hình để xem hình lớn.
Tượng Phật Bà chùa Linh Ứng.
Nhìn dưới chân đài sen, đó là phòng thờ Phật.
Phòng thờ Phật dưới chân đài sen tượng Phật Bà.
Tôi tham quan chùa Linh Ứng xong thì trời tối. Tôi cho tài xế lái xe về nhà hàng hải sản ở bờ biển, để tôi và anh tài xế kết thúc một ngày tham quan bằng một chầu nhậu hải sản với hai chai bia cho mỗi người. Hai chai bia đủ để cho tôi ngà ngà say, về hotel tắm rửa và ngũ thẳng cẳng.
Ăn cơm tối bên bờ biển với tài xế đêm đầu ở Đà Nẵng
Tham quan Đà Nẵng ngày thứ 2 và thứ 3:
Qua ngày đầu đi tham quan và ăn nhậu với tôi, anh tài xế bắt đầu thích tôi. Anh đề nghị đừng thuê xe 4 chổ tốn tiền nhiều quá, để anh lấy xe ôm chở tôi tham quan quanh phố, vì những nơi xa tôi đã đi hết rồi. Tôi đồng ý và hứa sẽ cho anh tiền.
Cửa chợ Hàn ngó ra sông Hàn
Cửa chợ Hàn ngó vô phố
Cầu quay sông Hàn.
Đây là cây cầu độc nhất vô nhị trên thế giới bởi nhịp chính dây văng xoay quanh trục. Cứ 1 giờ khuya thì cầu quay ngang cho tàu lớn qua lại, gần sáng thì cầu quay dọc cho xe đi.
Cầu quay sông Hàn về đêm.
Đi bộ lang thang bên bờ sông Hàn về đêm.
Đi uống cà phê để giết thì giờ. Từ trái qua: tài xế, anh Tú thầy giáo của tài xế, Thái.
Đà Nẵng đường xá rộng rãi, không khí trong lành, ít xe cộ và tìm chổ đậu xe hơi dễ dàng. Tôi đang nghĩ ngày nào đó có thể tôi về Đà Nẵng thuê nhà và mua xe hơi dưỡng già ở đây, vì lái xe hơi ở Đà Nẵng tương đối ít nguy hiễm hơn ở Sàigòn nhiều.
Tham quan xứ Lào ngày thứ 1:
Đúng 8 giờ sáng ngày 12 tháng 11, 2011 xe tour đi Lào đến đón tôi tại khách sạn. Xe tour chạy từ Đà Nẵng ra Huế để đón thêm khách ở phi trường Phú Bài và khách trong phố Huế, trước khi đi Lào.
Từ Đà Nẵng ra Huế, bây giờ xe không phải qua đèo Hải Vân, mà xe đi qua đường hầm dài 6280m, rộng 10m, cao 7m5.
Xe sắp vô đường hầm.
Xe vô đường hầm.
Xe chạy từ Đà Nẵng khoảng 1giờ 30 phút thì tới phi trường Phú Bài Huế. Tại đây xe tour đón thêm khách từ Sàigòn ra bằng máy bay. Sau đó xe vô phố Huế đón thêm khách trong phố, rồi xe trực chỉ cửa khẩu Lao Bảo biên giới Việt - Lào.
Phi trường Phú Bài Huế
Trên đường từ Huế tới cửa khẩu Lao Bảo, xe phải qua thành phố Quảng Trị. Quảng Trị nỗi danh trong các trận chiến Khe Sanh 1968, trận chiến Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lữa 1972.
Xe đi ngang qua Cổ Thành Quảng Trị, Đại Lộ Kinh Hoàng, Sông Thạch Hãn, lòng tôi bồi hồi nghĩ tới những vong linh của các tử sĩ và của dân. Trời! Nơi đây hàng chục ngàn oan hồn đang lẫn quẩn!
Trận chiến Cổ Thành Quảng Trị. Tháng 5, 1972 quân Miền Bắc đã chiếm được toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, 1972 quân lực VNCH dồn lực lượng phản công với sự yểm trợ của không quân và hải quân Hoa Kỳ. Ngày 16 tháng 9, 1972 Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH dựng quốc kỳ VNCH trên cổng tường phía Tây Cổ Thành, biểu tượng cho sự toàn thắng của quân lực VNCH trong cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.
Đại Lộ Kinh Hoàng là khúc Quốc Lộ 1A ở Quảng Trị dài 9km. Lúc quân VNCH cùng với dân chúng đang tháo chạy về phiá Nam Quảng Trị trong Chiến Dịch Xuân-Hè 1972, thì quân Miền Bắc tấn công. Hàng chục ngàn người chết trên đại lộ nầy.
Sông Thạch Hãn còn có tên Sông Nghĩa Trang, Sông Máu. Vì mỗi đêm một đại đội quân Miền Bắc vuợt sông Thạch Hãn để tiếp viện Cổ Thành Quảng Trị mà họ đang chiếm đóng, mỗi lần như vậy cả đại đội chỉ còn vài người, có khi không còn ai, họ là những sinh viên trai trẻ bị tổng động viên.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
Cổ Thành Quảng Trị
Sông Thạch Hãn
Trước khi qua cửa khẩu Lao Bảo để vô xứ Lào, xe dừng lại bên nầy cửa khẩu cho du khách ăn trưa.
Cửa khẩu Lao Bảo
Xe vừa vô xứ Lào, anh tour guide người Lào gốc Việt yêu cầu mọi người kể từ giờ phút nầy, cái gì cũng phải từ từ. Xứ Lào là xứ từ từ, không có gì phải vội vã.
Dân số Lào. Dân số Lào có khoảng 6 triệu. Nhưng có tới 4 triệu ngôi chùa. Phật Giáo là quốc giáo của Lào. Tôì hỏi anh tour guide, 6 triệu dân với 4 triệu ngôi chùa, vậy mỗi chùa chưa được 2 phật tữ kể cả Thầy Trù Trì? Anh tour guide không trã lời câu hỏi của tôi!
Khí hậu Lào. Khí hậu Lào có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4. Mùa mưa thừ tháng 5 tới tháng 10. Lúc tôi đến Lào là bắt đầu của mùa khô, khi hậu tương đối mát dễ chịu. Vào tháng 3, 4 là mùa khô nóng nhất của Lào, nhiệt độ lên tới 40C(104F) - 50C(122F). Lúc bây giờ cỏ chết hết.
Tiền Lào. 2700 VND = 1000 Kip.
Xứ Lào từ từ theo kiểu trời mưa không chạy. Nên xuyên qua quốc lộ vô xứ Lào, tôi thấy dân chúng sống hai bên quốc lộ từ từ đến nỗi nghèo xơ xác.
Cảnh nghèo xơ xác của dân Lào hai bên quốc lộ.
Trên đường tới thành phố Thakhet, xe dừng lại bên đường cho du khách ăn món đặc sản Lào, gà nướng ăn với cơm nếp. Gà nướng ăn với cơm nếp nấu trong giỏ tre ngon thấu trời.
Gà nướng
Xe rời cửa khẩu Lao Bảo lúc 2 giờ 30 chiều. Lúc 5 giờ chiều thì xe đến thành phố Thakhet, tour cho du khách tham quan vài ngồi chùa, rồi tour cho du khách nhận phòng khách sạn để tắm rửa, sau đó đi ăn tối.
Thành phố Thakhet nằm dọc theo sông Mêkong. Bên kia sông Mêkong là Thái Lan.
Sông Mêkong dọc theo thành phố Thakhet. Nhìn bên kia sông là thành phố Nakhong Phanom Thái Lan.
Thành phố Thakhet về đêm chẳng có gì chơi, du khách ngồi nhậu lai rai bên bờ sông Mêkong.
Sáng sớm tôi đứng trong hotel ở thành phố Thakhet, thấy các sư đi khất thực, tôi chạy ra cúng dường bằng tiền.
Thành phố Thakhet không xài tiền ViệtNam. Họ chỉ xài tiền Kip của Lào và tiền Bath của Thái Lan.
Tham quan xứ Lào ngày thứ 2:
Sáng sớm đoàn ăn sáng trong khách sạn, rồi xe đưa đoàn trực chỉ thủ đô Lào Viêng Chăn (Vientiane). Xe đến Viêng Chăng thì xế trưa, tour cho đoàn ăn trưa. Ăn trưa xong tour cho đoàn viếng chùa Sisaket cổ kính xây từ 1818, That Luỗng biểu tượng của đất nước Lào và Khải Hoàn Môn Patuxay. Đến tối tour cho đi ăn nhà hàng đặc sản Lào và thưởng thức điệu múa Lamvong.
Tượng Phật Ngọc trong xanh cực kỳ quý giá của chùa Sisaket.
That Luỗng (có nghĩa Tháp Lớn) biểu tượng của nước Lào, được xây 1566. Trong tháp nầy là nơi chôn cất một xương đầu gối của Phật Thích Ca, do 5 nhà sư Lào đi tu học ở Ấn Độ đem về năm 236 Phật lịch.
Khải Hoàn Môn Patuxay
Ăn tối đặc sản Lào, và thưởng thức điệu múa Lamvong.
Tham quan xứ Lào ngày thứ 3:
Sáng sớm, ăn sáng xong tour đưa đoàn rời thủ đô Vientiane đi thành phố Savanakhet, thành phố lớn thứ 2 của Lào. Đến Savanakhet tour cho đoàn tham quan chùa Xaynhaphum nỗi tiếng linh thiên.
Chùa Xaynhaphum
Tham quan xứ Lào ngày thứ 4:
Ăn sáng xong, đoàn tạm biệt xứ Lào. Tour cho xe trực chỉ về Huế. Trên đường về Huế tour cho xe ghé Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tại cửa khẩu Lao Bảo để mua sắm, nhưng tôi chẳng mua được gì!
Nói chung chung về tham quan xứ Lào. Sau khi tham quan 3 thành phố của Lào, ngoài Khải Hoàn Môn ở thủ đô Vientiane, sau đây là những điểm chính tour đưa đoàn đi tham quan, đó là chùa, chùa và chùa! Có 6 triệu dân với 4 triệu ngôi chùa, tham quan chùa là đương nhiên rồi, thắc mắc gì nữa. Khổ quá!
Vô tiệm bán hàng ở Lào, người bán hàng nhìn khách hàng rồi nhìn chổ khác, cứ từ từ không cần chào hàng. Lối buôn bán kiểu nầy chỉ có từ từ đưa tới dẹp tiệm!
Dân Lào hiền từ, dễ thương. Suốt 4 ngày tham quan ở Lào, tôi chưa thấy người Lào nỗi giận gây gỗ. Nhưng tôi chưa quen lối sống từ từ của họ. Cưới cô vợ Lào, về chuyện ý mà cô cứ từ từ để rồi viên thuốc Viagra tan hết mà cô chưa sẵn sàng, lúc ấy ông chồng chỉ còn nước cắn lưỡi. Lính đi đánh trận mà từ từ kiểu nầy thì chỉ có từ từ đi hết vô nghĩa trang!
Người Lào từ từ đến độ làm tôi lo sợ cho đất nước ViệtNam. Nếu người Trung Quốc ngự trị được xứ Lào, liệu với biên giới Việt - Lào hơn 2 ngàn cây số, ViệtNam có bảo vệ nỗi lãnh thổ của mình? Tuy nhiên hiện tại ViệtNam có ảnh hưởng rất mạnh ở Lào, điều nầy làm tôi cãm thấy vui vui.
Người Lào từ từ đến độ làm tôi lo sợ cho đất nước ViệtNam. Nếu người Trung Quốc ngự trị được xứ Lào, liệu với biên giới Việt - Lào hơn 2 ngàn cây số, ViệtNam có bảo vệ nỗi lãnh thổ của mình? Tuy nhiên hiện tại ViệtNam có ảnh hưởng rất mạnh ở Lào, điều nầy làm tôi cãm thấy vui vui.
Cố Đô Huế.
Tour đi Lào chấm dứt ở Huế vào ngày Thứ Ba 15 tháng 11, 2011. Tôi đặt hotel ở Huế thêm 4 đêm để tôi tham quan Huế cho thoã lòng mong ước lâu nay. Ba ngày trước khi tôi tới Huế, Huế bị ngập lụt tùm lum. Vậy mà khi tôi tới Huế thì trời nắng tốt, khô rang. Tôi hên quá sức.
Đây là lần đầu tiên tôi tới Huế.
Năm 1963 tôi và Thầy D Lê Quý Nẫm đang học bay ở Nha Trang. Nẫm rũ tôi ra Huế ngũ đò. Tôi mê quá, tôi và Nẫm dụ dỗ hai ông thầy người Mỹ, nào là ra Huế tôi sẽ bao họ ăn uống và ngũ đò. Hai ông Thầy khoái quá.
Thế là một sáng Thứ Bảy, hai ông thầy lấy lý do dạy tôi và Nẫm bay không hành, chúng tôi bốn người bay đi Huế bằng hai chiếc Cessna. Tôi và Nẫm bay, hai ông thầy ngồi ghế phi công phụ.
Trời bất dung gian. Chúng tôi bay tới Huế thì thời tiết cực kỳ xấu, mây dầy đặc và rất thấp. Hai ông thầy giành cần lái, và hai ông bay quần mãi mà không sao xuống qua khỏi mây! Sau cùng hai ông đề nghị trỡ về Nha Trang. Tôi và Nẫm buồn 5 phút. Ôi số trời!
Lần nầy tôi trỡ lại Huế với tâm trạng khác hẳn năm 1963. Tôi không mơ ngũ đò, mà tôi ngũ hotel đơn độc một mình. Hảng du lịch Hương Giang ở Huế, đặt giùm tôi hotel ở đường Võ Thị Sáu. Đây là khu du khách ngoại quốc, buớc ra hotel gặp toàn da trắng, Mỹ, Âu Châu đủ hết. Khu nầy rất vui và tiệm ăn tràn ngập.
Xe tour đi Lào về đến Huế thì gần hoàng hôn. Checkin hotel xong, tôi chỉ còn sức tắm rửa và lăn ra ngũ. Sáng hôm sau tôi mua tour tham quan Huế nguyên ngày.
Tham quan Huế ngày thứ 1:
8giở30 sáng xe của city tour tới khách sạn đón tôi để tham quan Huế nguyên ngày. Trời! Trên xe hơn phân nữa là người da trắng, đa số đến từ Âu Châu, Mỹ Châu. Trong tour nầy tôi nhận xét người ViệtNam mình bây giờ có tư cách không thua người nước ngoài. Họ nói vừa đủ nghe, rất trật tự và lịch sự. Họ làm tôi vui và hãnh diện.
Tham quan Hoàng Thành Huế. Hoàng thành được xây dựng 1804. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông mỗi bề 600m, xung quanh có hào nước bảo vệ.
Hoàng Thành là vòng thứ 2 của Kinh Thành Huế, có chức năng bảo vệ cung điện của triều đình, các miếu thờ nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành nơi vua và hoàng gia ở. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Hoàng Thành Huế. Click vào hình để xem hình lớn.
Tham quan chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ cách Huế 5km về phía Tây, được xây 1601.
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương"
Chùa Thiên Mụ
Tham quan Lăng Minh Mạng. Lăng vua Minh Mạng toạ lạc địa phận núi Cẩm Khê, cách Huế 12km, được xây từ 1840 tới 1843 thì hoàn tất.
Lăng Minh Mạng
Tham quan Lăng Khải Định. Toạ lạc triền núi Châu Chử, được xây từ 1920 tới 11 năm sau mới hoàn tất.
Lăng Khải Định
Tham quan Lăng Tự Đức. Lăng vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, Huế. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Đoàn xuống du thuyền để trỡ về phố Huế
Đoàn trên du thuyền
Du thuyền trên sông Hương
Ngày xưa Huế chỉ có cầu Trường Tiền bắt ngang qua sông Hương. Bây giờ có thêm cầu Phú Xuân và một cầu mới đang xây cạnh bên cầu sắt xe lữa. Ba cầu nầy song song với nhau và cách nhau không xa.
Cầu mới đang xây cạnh cầu sắt xe lữa. Hình chụp từ du thuyền.
Cầu Phú Xuân. Hình chụp từ du thuyền.
Cầu Trường Tiền. Hình chụp từ du thuyền.
Tour city chấm dứt vào lúc hoàn hôn. Tôi vội vã ăn tối để còn đi nghe hò Huế dưới du thuyền.
Cầu Trường Tiền về đêm. Hình chụp từ du thuyền hò Huế ban đêm.
Hò Huế trong du thuyền trên sông Hương.
Tham quan Huế ngày thứ 2:
Sau khi mua city tour để tham quan các điểm chính của Huế, ngày hôm sau tôi thuê cyclo để
tham quan các điểm phụ trong phố Huế.
Phố Huế có hai khu. Khu trung tâm Huế có Hoàng Thành nằm phía Bắc sông Hương, đặc biệt khu nầy không có toà nhà cao tầng, vì không ai có quyền ở cao hơn vua trong Đại Nội. Khu phía Nam sông Hương có đường chính Lê Lợi chạy dọc sát sông Hương, khu nầy toà nhà cao tầng rải rác khắp nơi.
Các ông cyclo ở Huế thật thà dễ thương. Hotel của tôi ở khu phía Nam sông Hương, vậy mà sáng hôm ấy tôi hỏi ông cyclo chở tôi đi chợ Đông Ba phía Bắc sông Hương bao nhiêu. Ông nói 15 ngàn. Trời! Đi xa mịt mù mà chỉ có 15 ngàn. Tôi làm thinh và lên xe bảo ông chở tôi đi tham quan chợ Đông Ba và chợ Vỹ Dạ. Chợ Vỹ Dạ cách chợ Đông Ba không xa lắm. Cho tôi tham quan hai chợ xong, ông cyclo tình nguyện chạy quanh cho tôi tham quan thêm trung tâm Huế. Đi xong tôi cho ông 150 ngàn, ông mừng quá sức và ông đề nghị chiều ông sẽ bỏ cyclo để lấy xe ôm chở tôi đi tham quan đền thờ Huyền Trân Công Chúa cách Huế khá xa. Tôi đồng ý và hứa cho ông 100 ngàn trong chuyến đi nầy.
Từ khu phía Nam sông Hương, phải qua cấu Trường Tiền để vô chợ Đông Ba phía Bắc sông Hương.
Rạp hát HưngĐạo của chú bà xả tôi ngày xưa.
Quốc Tủ Giám
Năm 1803 vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương . Năm 1820 vua Minh Mạng đổi thành Quốc Tử Giám. Ở nước ta, Quốc Tử Giám đầu tiên đã được thành lập vào năm 1076 tại Kinh đô Thăng Long Hà Nội dưới thời nhà Lý.
Ngày xưa người ta đến Quốc Tử Giám lấy bằng Tiến Sĩ. Năm 2011 tôi đến Quốc Tử Giám lấy được bằng phu xe cyclo! Cũng vui!
Chợ Đông Ba
Chợ Vỹ Dạ
Trên đường tới chợ Vỹ Dạ, cyclo phải đi qua quán cà phê Vỹ Dạ Xưa, lúc trước của bà Thu Cúc bồ của Hàn Mặc Tử.
Buổi sáng tham quan trung tâm Huế bằng cyclo, tôi ăn trưa và về hotel nghĩ. Đến chiều ông cyclo bỏ cyclo để lấy xe ôm chở tôi đi tham quan tiếp. Lân nầy ông đưa tôi đi tham quan chùa Từ Đàm, Núi Ngự Bình, đền thờ Huyền Trân Công Chúa.
ChùaTừ Đàm
Núi Ngự Bình có tên là Bằng Sơn là ngọn núi đẹp nỗi tiếng nhất xứ Huế. Ngọn núi có hình thang, cao 105m, hình dáng giống cái bình phong.
Khi vương triều Nguyễn quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ trước mặt, vua Gia Long chấp nhận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình.
Tham quan đền thờ Huyền Trân Công Chúa. Huyền Trân là một công chúa nhà Trần, con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu là Châu Ô và Châu Lý từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía Bắc Quảng Trị ngày nay.
Đền thờ Huyền Trân Công Chúa rộng lớn, đẹp và đồ sộ ngoài sự tưởng tượng của tôi. Huyền Trân Công Chúa thật xứng đáng được tôn thờ như vậy. Vì đời công chúa đã hy sinh cho đất nước ViệtNam quá nhiều.
Năm 1306 người ViệtNam coi dân tộc Chàm là một dân tộc thấp kém, trong dân gian tiếc rẽ cuộc đời của công chúa nên đã có câu:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leoCó người cho rằng chính công chúa đã soạn bài "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình lúc đi đường sang Chiêm Quốc:
Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?...
Với bao nỗi khổ tâm đó mà công chúa vẫn giữ được chử hiếu để nghe lời vua cha lên đường sang Chiêm. Nhưng nỗi khổ chưa buông tha công chúa, khi một năm sau 1307 công chúa Huyền Trân tức Hoàng Hậu Paramecvari vừa sinh hoàng tữ Chế Đa Đa thì vua Chế Mân băng hà.
Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Lúc bây giờ vua cha Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông để đi tu ở núi Yên Tử. Vua Trần Anh Tông là anh của công chúa biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về nước Việt bằng đường biển.
Sau đó công chúa di tu. Nhìn tượng công chúa mặc áo sư cô, tôi thương cãm quá sức, tôi móc bóp cúng dường cho thoã lòng mến phục.
Từ xa đã có cổng chào đón vào đền thờ Huyền Trân Công Chúa.
Cổng đền thờ Huyền Trân Công Chúa.
Cửa ngoài vào đền thờ Huyền Trân Công Chúa.
Đường vào cửa trong đền thờ Huyền Trân Công Chúa.
Đền thờ Huyền Trân Công Chúa.
Click vào hình để xem hình lớn.
Bia Ký Công Chúa Huyền Trân.
Tượng Huyền Trân Công Chúa lúc đi tu.
Cổng đền thờ vua cha Trần Nhân Tông, trên cao và ngay phía sau đền thờ Huyền Trân Công Chúa.
Đền thờ vua cha Trần Nhân Tông.
Tôi theo anh tài xế xe ôm leo lên tháp chuông. Đường lên tháp chuông có tráng cement rộng lớn. Vì mãi nói chuyện với tài xế xe ôm, nên tôi không thấy cao. Đi hoài không thấy tới mà tôi toát mồ hôi và thở hồng hộc. Lúc bây giờ nhìn xuống, tôi giật mình vì tôi đang ở trên đình núi cao quá sức.
Khi tôi gần tới tháp chuông thì có tiếng đại hồng chung từ tháp chuông ngân ra làm tôi giật mình. Cao vút thế nầy, ai có sẵn trong tháp để đánh chuông? Tới tháp chuông thì tôi giật mình khi thấy cụ già tóc bạc phơ gần 80 tuổi đang kéo chày đánh chuông! Cụ cho biết mỗi ngày cụ lên xuống 4 lần để đánh chuông chào mừng quan khách. Hôm nào thời tiết xấu thì cụ mang cơm trưa, nên lên xuống chỉ 2 lần thôi. Nghe cụ nói tôi cãm động quá, tôi móc bóp lì xì cụ hút thuốc.
Ông cụ đang đánh chuông chào khách.
Cụ "Thầy D" đang đánh chuông.
Mặc dù cách thành phố Huế rất xa, nhưng tháp chuông quá cao nên đứng ở tháp chuông du khách có thể thấy cả thành phố Huế.
Từ tháp chuông xuống, tôi và tài xế xe ôm phải dừng để "đổ xăng" bằng nước dừa tươi vì mệt quá sức.
Tham quan Huế ngày thứ 3:
Sau hai ngày tham quan Huế, tôi không biết còn gì để xem. Sáng hôm ấy trên đường từ hotel ra máy ATM để lấy thêm tiền, tôi thấy anh xe ôm ngồi ngoài nắng chờ đón khách. Thường thì mấy anh xe ôm núp trong bòng mát chờ đón khách, nhưng anh nầy thì ngược lại. Tôi hỏi tại sao anh ngồi ngoài nắng chờ đón khách, anh trã lời rằng làm nghề lái xe ôm mà sợ nắng thì làm sao có khách. Thương anh, tôi bảo anh đưa tôi đi uống cà phê ở Vỹ Dạ Xưa, ngày xưa của bà Thu Cúc bồ của Hàn Mặc Tử.
Vỹ Dạ Xưa nhìn bên ngoài tôi tưởng chỉ là quán cà phê nhõ, vô trong tôi giật mình vì là một nhà hàng bán cả thức ăn rộng lớn, cảnh rất đẹp.
Tôi và anh xe ôm uống cà phê ở Vỹ Dạ Xưa.
Ngồi uống cà phê, tôi hỏi anh xe ôm còn chổ nào lạ để chở tôi đi tham quan. Anh đề nghị ra đồng quê Huế để hưởng gíó mát của đồng quê và tham quan Cầu Ngói Thanh Toàn. Tôi đồng ý.
Lâu nay tôi nghe "Miền Trung nghèo lắm vì bảo lụt mỗi năm!". Bây giờ ra đồng quê Huế trong mùa nước lũ và tâm sự với anh xe ôm tôi mới thấy tận mắt bảo lụt Miền Trung dễ sợ như thế nào.
Miền Trung bị bảo lụt mỗi năm. Mỗi năm Miền Trung bị bảo lụt ít nhất một lần, có khi một tháng hai lần! Huế là kinh đô nơi vua ở ngày xưa mà bị lụt thì miền xa xôi như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Sông Cầu... bị lụt cỡ nào? Anh tài xế xe ôm cho tôi biết, ba ngày trước khi tôi tới Huế, thành phố bị ngập nước. Đường chính Lê Lợi cũng bị ngập nước!
Cầu Ngói Thanh Toàn. Bên phải tôi là bàn thờ bà Trần Thị Đạo vợ một vị quan đã bõ tiền xây dựng chiếc cầu nầy.
Du khách xem một bà đang sàn gạo bằng tay trong một căn nhà chứa dụng cụ nhà nông cho du khách tham quan. Căn nhà nầy gần Cầu Ngói Thanh Toàn.
Đây là sân trước căn nhà chứa dụng cụ nhà nông. Ba ngày trước khi tôi tới Huế, nơi đây bị lũ lụt, nhìn lồng đèn bằng cement bị lũ lụt lôi đi mất.
Tham quan miền quê xứ Huế xong thì gần trưa, tôi bảo anh xe ôm chọn cho tôi một nhà hàng ngon. Anh đề nghị nhà hàng Không Gian Xưa, tên nhà hàng có vẽ Không Quân nên tôi đồng ý ngay. Chúng tôi về nhà hàng Không Gian Xưa ăn trưa và chấm dứt tham quan trong ngày.
Ăn trưa ở nhà hàng Không Gian Xưa với anh xe ôm.
Đây là vợ chồng Nguyễn Hàn Quý giám đốc công ty du lịch Hương Giang ở Huế. Quý là cháu anh chị Nguyễn Lê Quang San Antonio kêu chị Quang bằng dì ruột. Quý và cô phụ tá giúp tôi tối đa trong chuyến đi tour nầy, và đặc biệt công ty Hương Giang không lấy lời trong chuyến đi của tôi. Tôi mời vợ chồng Quý ăn cơm tối để cám ơn.
Đây là cô Thanh phụ tá giám đốc Quý của công ty du lịch Hương Giang ở Huế. Cô lo hết chuyến đi tham quan từ Đà Nẵng, Lào, Huế, Qui Nhơn cho tôi hết sức chân tình. Tôi mời cô đi ăn cơm tối với ông bà giám đốc Quý, nhưng cô không dám đi ăn chung với sếp nên tôi mời cô ăn riêng. Cô đưa tôi tới nhà hàng toàn thức ăn Huế đẹp và ngon thấu trời. Chúng tôi đang ăn món Nem Công Chả Phụng.
Nói chung chung về tham quan Huế. Thành phố Huế còn giữ được nét cổ kính, người dân Huế còn níu kéo được gia phong xưa củ. Ông cyclo tâm sự với tôi, các cô rất sợ gia đình biết, nên các cô bia ôm... hầu như từ các nơi khác đến chứ các cô gái Huế không dám làm nghề đó trong xứ Huế.
Tham quan Qui Nhơn.
Rời Huế tôi muốn đi Qui Nhơn bằng xe đò cho biết. Cô Thanh của công ty du lịch Hương Giang ở Huế khuyên tôi đừng đi xa bằng xe đò, vì tôi ngũ say có thể tôi bị mất bóp. Cô mua vé cho tôi đi xe Open Tour bus.
Open Tour bus. Lần đầu tiên tôi nghe tên xe loại xe nầy. Đây là loại xe đò có giường nằm dành cho khách đi du lịch. Xe đò giường nằm Saigòn - Đà Lạt tôi đi rồi, nếu so sánh thì giường nằm Open Tour bus chổ để chân dài hơn ít nhất 2 tấc, vì đây là loại giường nằm thiết kế cho người ngoại quốc.
Open Tour bus.
Open Tour bus đi Huế - Nha Trang đầy du khách da trắng. Tôi đi Qui Nhơn trên chuyến xe Open Tour bus Huế - Nha Trang. Trời! Trên chuyến xe nầy 80 phần trăm là người da trắng. Đến Hội An một số da trắng xuống xe, rồi một số da trắng khác lên xe từ Hội An đi Nha Trang.
Đến Sa Huỳnh xe ngừng cho du khách ăn tối lúc 10:30 đêm. Tôi đang ngũ thì xe ngừng làm tôi thức giấc, thấy mọi người xuống xe đi ăn tối, tôi cũng đi ăn. Ăn xong tôi hỏi mới biết xe đang ở Sa Huỳnh.
Nghe tên Sa Huỳnh làm tôi tỉnh ngũ. Vì tôi biết xe sắp đến Bồng Sơn, từ Bồng Sơn đi xuống là chiến trường xưa của tôi. Lúc bây giờ là gần nữa đêm, mọi người đang say ngũ, chỉ có tôi đang mỡ banh hai mắt để cố đọc các bãng hiệu cửa tiệm hai bên đường trong ánh sáng lờ mờ, để theo dõi từng địa danh. Tôi thấy Tam Quan, vậy là sắp đến Bồng Sơn.
Đến một khúc đường có đèn đường sáng rực, rồi tôi thấy tấm bảng có mũi tên lớn chỉ vô phố Bồng Sơn. Trời! Bồng Sơn đây rồi, nơi mà máy bay của tôi và Khương bị bắn lũng hầu như mỗi lần tôi bay lên đây. Rồi tiếp theo tôi thấy Phù Mỹ, làm tôi nhớ tới Năm 1964.
Năm 1964 một tiểu đoàn của Sư Đoàn 22 bộ binh di chuyển từ Bồng Sơn về Qui Nhơn đến Phù Mỹ thì bị phục kích. Tôi được lệnh bay lên yễm trợ. Khi tôi và Khương bay trên chiến trường, thì chiến trường đã xong! Tôi không hiểu lý do gì mà chúng tôi được lệnh cất cánh quá trể. Đặc công đã giết chết truyền tin ngay từ đầu? Nguyên tiểu đoàn chết gần hết, lính nằm chết la liệt trên Quốc Lộ 1A, tôi và Khương đau lòng quá.
Khí xe gần tới Qui Nhơn thì gần 1 giờ sáng. Ông tài xế bảo tôi chuẩn bị để ông thả tôi xuống Quốc Lộ ngay ngã ba Phú Tài. Trời! Thả tôi xuống Quốc Lộ giữa đêm khuya? Tôi sợ quá, hỏi ông tài xế chổ ngã ba Phú Tài có ai ở đó không, ông nói đừng lo vì có rất nhiều tiệm và người.
Khi xe dừng tại ngã ba Phú Tài thì các cửa tiệm đóng cửa ngũ hết. Tôi thấy 3 chiếc xe ôm và 2 chiếc taxi. Xuống xe tôi sợ quá, lật đật kéo vali đến chiếc taxi, trong khi tài xế taxi đang ngũ!
Tôi lên taxi về đến hotel Hải Âu Qui Nhơn thì 1 giờ 30 sáng. Tôi check in hotel và leo lên giường ngũ ngay, tôi mệt quá không còn sức để tắm!
Khách sạn Hải Âu Qui Nhơn.
Tham quan Qui Nhơn ngày thứ 1:
Ăn sáng trong hotel xong, bước ra hotel tôi gặp ngay anh xe ôm trẻ, tôi bảo anh chở tôi tham quan phố và biển Qui Nhơn. Anh giới thiệu tôi đường Lê Hồng Phong là đường Gia Long ngày xưa. Tôi thấy không giống vì đường Gia Long là đường chính của Qui Nhơn ngày xưa dài lắm, trong khi đó đường Lê Hồng Phong ngắn.
Rồi tôi bảo anh chở tôi tới trường Sư Phạm mà bà xả tôi học ngày xưa. Anh đưa tôi đến trường Đại Học mới toanh. Tôi biết tôi chọn lầm anh xe ôm vì anh trẽ quá. Tôi bảo anh thả tôi xuống phố, rồi tôi tìm anh xe ôm khác lớn tuổi.
Lần nầy tôi gặp anh xe ôm lúc trước là binh sĩ của VNCH làm việc và quê ở Qui Nhơn. Anh cho tôi biết đường Gia Long ngày xưa bây giờ là đường Trần Hưng Đạo. Rồi anh đưa tôi tới trường Sư Phạm của bà xả tôi ngày xưa.
Trường Sư Phạm của bà xả tôi ngày xưa nằm ngay trước mặt hotel Hải Âu. Trời! Bả xả tôi xui khiến tôi về ở hotel ngay trước mặt trường của bà ngày xưa, vậy mà tôi đi quanh tìm cả buổi sáng.
Bải biển trước mặt trường Sư Phạm bây giờ đẹp và lạ lắm. Trên bải biển nầy có hai hotel 4 sao là Hải Âu và Hoàng Yến. Hải Âu gần trường Sư Phạm hơn Hoàng Yến.
Phố và bãi biển Qui Nhơn chụp từ trên hotel.
Bải biển Qui Nhơn trước trường Sư Phạm mà bà xả tôi học ngày xưa.
Bải biền Qui Nhơn phía sau, chổ vịnh. Ngày xưa bải biền nầy rất dơ, bây giờ sạch và đẹp.
Các tàu đánh cá bị đuổi khỏi biển phía trước, và bị gom hết về biển phía sau trong vịnh.
Đây là nơi phi trường Qui Nhơn ngày xưa, bây giờ toàn là đường phố. Qui Nhơn bây giờ dùng phi trường Phù Cát.
Mộ Hàn Mạc Tử
Từ hotel ngó qua đường thấy trường Sư Phạm bà xả tôi học ngày xưa.
Trường Sư Phạm chụp từ hotel.
Bên trong trường Sư Phạm. Nhà cửa xanh là câu lạc bộ, nơi đây bà xả tiếp tôi mỗi lần tôi vào thăm. Toà nhà ngói đỏ là khu nội trú, cũng là nơi mà ngày xưa tôi bay lượn sát nóc mỗi lần tôi trỡ về sau chuyến bay hành quân.
Tôi và ông xe ôm ăn cơm trưa tại nhà hàng hải sản nỗi tiếng ở Qui Nhơn.
Hoa Sửa.
Tôi đã có dịp thấy Hoa Sửa trong dịp đi Hà Nội mới đây, nhưng chưa có dịp ngưỡi mùi Hoa Sửa. Lần nầy tôi về Qui Nhơn đúng lúc Hoa Sửa nỡ. Ngồi trên xe ôm ngưỡi mùi thơm là tôi biết có cây Hoa Sửa gần tôi. Nếu tôi dưới gió và trúng luồn của nhiều cây Hoa Sửa thì mùi thơm nặc nồng hơi khó chịu. Nếu một vài cây thôi thì mùi thơm thoang thoảng dễ thương.
Ngày xưa tôi biệt phái bay hành quân ở Qui Nhơn, chưa có Hoa Sửa. Sau 1975 Hoa Sửa được đem từ Hà Nội vào Qui Nhơn.
Đường Trần Hưng Đạo là dường chính Gia Long ngày xưa.
Ngày xưa xe đò đi về phía Nam phải qua Đèo Cù Mông thuộc Qui Nhơn. Bây giờ có đường mới gần biển rất tốt không đèo. Đây là đoạn đường mới gần phố Qui Nhơn.
Gần tối, tôi và ông xe ôm kết thúc một ngày tham quan bằng bữa nhậu hãi sản cạnh biển. Chúng tôi ăn có món Ốc Nhãy làm tôi nhớ Phú Quốc.
Tham quan Qui Nhơn ngày thứ 2: Tham quan Qui Nhơn trong một ngày là tôi hết chổ xem. Qua ngày thứ 2, lúc 4giờ30 chiều tôi sẽ lên máy về Saigòn từ phi trường Phù Cát. Lúc 2giờ30 tôi phải đi taxi đến trạm hàng không để xe bus đưa tôi ra phi trường Phù Cát, giá vé xe bus là 50000VND. Từ phố ra phi trường khá xa cở Đà Lạt đi phi trường Liên Khương.
Tôi còn nguyên buổi sáng để tham quan, nhưng không còn chổ để tham quan. Ăn sáng trong hotel xong, tôi nằm vùi trong phòng cho đến trưa. Tôi ăn trưa trong hotel rồi kêu taxi đến trạm hàng không ngồi chờ xe bus đi Phù Cát.
Phi trường Phù Cát.
Rời Qui Nhơn, tôi về Saigòn bằng Air ViệtNam.
Nói chung chung về tham quan Qui Nhơn. Thật ra ngoài mộ Hàn Mặc Tử, Qui Nhơn đâu có thắng cảnh, di tích lịch sữ nào để tham quan. Sỡ dĩ tôi trỡ lại Qui Nhơn vì tôi còn nợ Qui Nhơn, nhờ Qui Nhơn mà tôi gặp bà xả tôi, người đã mang hạnh phúc cho tôi 45 năm. Còn thương nhớ bà xả chưa nguôi nên tôi trỡ lại Qui Nhơn, lang thang ôn lại kỹ niệm xưa. Tôi có thể nói vĩnh biệt Qui Nhơn vì tôi không còn thời gian để trỡ lại Qui Nhơn! tth
No comments:
Post a Comment