Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Tuesday, April 23, 2013

Tham quan Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới, Hội An - Chị Bảy


Anh chị BS Thanh là bồ tèo của vợ chồng tôi từ 1975 ở Mỹ. Chị Thanh kỳ nầy về Việt Nam với cô em cũng từ Mỹ để thăm mẹ ở Nha Trang trong ba tuần, đúng vào lúc tôi đang ở Nha Trang. Chị đặt tour riêng cho gia đình đi tham quan Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới, Động Thiên Đường, Động Phong Nha, Hội An. Chị Thanh rủ tôi đi tour với gia đình chị. Có những nơi như Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế tôi tham quan rồi năm 2011, nhưng tôi quyết định đi tour với gia đình chị Thanh vì những ngày của tháng Tư nầy làm tôi nhớ tới những ngày của tháng Tư 1975, lòng tôi rã rời vì tôi nhớ thương bà xả quá sức, nhất là những lúc tôi dẫn bà xả và hai con nhỏ vô Phi Đoàn ở để chuẩn bị lấy máy bay rời Sàigòn bỏ cha bỏ mẹ, bỏ quê hương và không bao giờ nghĩ sẽ trở lại! Tôi cần đi du lịch với gia đình chị Thanh để nguôi nguây tâm hồn.

Trong chuyến tham quan nầy, Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế là những nơi tôi đã tham quan năm 2011, nên tôi chỉ nói phớt qua. Ai muốn biết chi tiết những nơi nầy thì Click Vào Đây để xem chuyến đi của tôi 2011.

Tham quan ngày thứ 1.

Qui Nhơn. Đúng 7 giờ sáng chúng tôi gồm 7 người, tính luôn tài xế và tour guide rời Nha Trang trực chỉ Qui Nhơn trên chiếc xe 16 chổ.

Lần đầu tiên tôi từ Nha Trang đi Qui Nhơn bằng đường bộ. Ngày xưa 1964 - 1965 tôi thường xuyên lái máy bay hộ tống xe lửa hoặc đoàn "convoy" xe hơi từ Qui Nhơn đi Nha Trang, nhưng tôi chưa bao giờ đi đường bộ vì đoạn đường nầy lúc bây giờ không an ninh.

Phi công lái máy bay hộ tống xe lửa hoặc đoàn convoy là một cực hình. Vì phi công bay từ đầu đoàn xe tới cuối đoàn xe rồi vòng lại, cứ thế mà theo đoàn xe khoảng 3 tiếng đồng hồ cho tới khi gần hết xăng rồi về đáp và chiếc máy bay khác lên thay thế. Bay như vậy phi công buồn ngũ thấu trời đất! Nếu lái máy bay L19 thì phi công đở buồn ngũ vì trên máy bay có hai người, phi công và quan sát viên và quan sát viên thường xuyên liên lạc vô tuyến với đoàn xe. Nếu lái máy bay khu trục thì chỉ có một mình phi công với máy bay được trang bị đầy bôm đạn. Lái máy bay khu trục đi hộ tống đoàn xe, phi công thỉnh thoảng ngũ gục.

Máy bay khu trục luôn luôn đi ít nhất hai chiếc, nếu tôi thấy chiếc khu trục kia bay gục lên gục xuống là tôi biết phi công ngũ gục, tôi sẽ la lên trong vô tuyến để đánh thức phi công dậy. Thật ra thì phi công lái máy bay ngũ gục cũng y như tài xế lái xe hơi ngũ gục trên xa lộ, chỉ ngũ trong chớp mắt là giật mình sợ thất kinh rồi! Những lần buồn ngũ như vậy, tôi bay sau đuôi chiếc khu trục kia để gió chiếc máy bay trước thổi làm máy bay tôi chao đảo như sắp rớt, lúc bây giờ tôi sợ thất kinh và tỉnh ngũ ngay.

Từ Nha Trang đi Qui Nhơn, xe phải đi ngang Ninh Hoà, Đại Lãnh, Vũng Rô, Đèo Cã, Tuy Hoà, Sông Cầu rồi mới tới Qui Nhơn.

Ninh Hoà. Đây là lần thứ hai tôi đến Ninh Hoà. Lần đầu tôi đến Ninh Hoà để coi mắt vợ. Mới tháng 3 vừa rồi một Thầy D đưa tôi đến Ninh Hoà để coi mắt vợ, nhưng cô gái có con nhỏ nên việc coi mắt không đi tới đâu vì tôi không còn thời gian để chờ cô gái nuôi con cho lớn! Lần nầy tôi chỉ đi ngang phố Ninh Hoà.

Đại Lãnh. Đây là lần đầu tiên tôi đến Đại Lãnh. Đại Lãnh nằm kề ranh giới giữa Khánh Hoà và Phú Yên, cách Nha Trang 80 km, gần Đèo Cã. Bãi biển Đại Lãnh không xa lạ với tôi, vì ngày xưa mỗi lần tôi bay L19 ngang Đại Lãnh, tôi thường bay sát bờ biển Đãi Lãnh. Đặc biệt bãi biển Đại Lãnh có một bãi cát dài bề ngang nhỏ hẹp và nhô ra biển rất xa bờ. Trên bãi cát dài nhưng nhỏ hẹp nầy, thường xuyên tôi thấy cá mập to lớn nằm dưới nước đưa lưng. Tôi không biết cá mập đến đây để làm tình hay để đẻ con hay để phơi nắng. Có lần tôi bay sát xuống bải cát nhỏ hẹp nầy, rồi nghiêng máy bay cho bồ tèo của tôi là KQ Lê Phước Khương ngồi phía sau, ôm cây súng Carbine bắn vào lưng cá mập. Không biết cá mập có bị trúng đạn không, nhưng tôi thấy nó lắc lắc rồi bơi đi. Bây giời nghĩ lại tôi thấy tôi đã làm một việc hết sức vô lý, và gây tràn ngập nghiệp ác! Tuổi trẻ mà!

Xe dừng lại ở Đại Lãnh cho chúng tôi tham quan và chụp hình.
 
Bãi biển Đại Lãnh.
 
Phố Đại Lãnh.
 
Vũng Rô. Vũng Rô là một vịnh nhỏ xinh đẹp nằm sát rìa dãy núi Đèo Cã, và là ranh giới giữa biển Khánh Hoà và Phú yên, với diện tích 16km2 mặt nước. Năm 1964 - 1965 Miền Bắc bí mật chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam bằng những chuyến tàu không số qua vịnh Vũng Rô, nhưng rồi có lần bị VNCH bắt gặp và chận bắt được chiếc tàu nầy, lúc bây giờ báo chí Miền Nam làm rùm lên.

Vũng Rô

Đèo cả. Đèo Cã cao 333m, dài 8km. Tôi có một kỹ niệm đau lòng không bao giờ quên ở Đèo Cã. Năm 1964 một chiếc máy bay L19 thuộc Phi Đoàn 114 của tôi ở Pleiku, trong nhiệm vụ hộ tống đoàn xe qua Đèo Cã, trên chiếc máy bay nầy có một phi công và hai quan sát viên phi hành. Không biết lý do gì, chiếc máy bay L19 nầy bị rớt trên dãy núi ở Đèo Cã hoặc ở Vịnh Vũng Rô mà chúng tôi không sao tìm được chiếc máy bay và xác phi hành đoàn. Một người bạn thân của tôi lái một chiếc L19 khác, đi tìm chiếc máy bay bị rớt cho tới trời tối, rồi về đáp ở phi trường Chóp Chài Tuy Hoà. Một anh lính gác phi trường nằm ngũ trên phi đạo bằng vĩ sắt, vì anh lính chưa bao giờ thấy máy bay đáp đêm ở phi trường Chóp Chài, thật là xui cho anh lính vì lần nầy ngoại lệ. Vì phi trường không có đèn nên khi đáp anh bạn tôi không thấy anh lính đang nằm ngũ và máy bay cán anh lính chết tươi! Chết vì bị máy bay cán, chuyện khó tin nhưng có thật!

Đèo Cã và Núi Đá Bia.  

Tuy Hoà. Tuy Hoà là một thành phố thuộc tỉnh Phú yên. Tôi có nhiều kỹ niệm ở Tuy Hoà, vì ngày xưa thỉnh thoảng tôi được biệt phái bay cho tỉnh Phú Yên cả tháng. Những lần đi biệt phái như vậy, tôi đáp máy bay ở phi trường Chóp Chài, và ở trong phố Tuy Hoà.

Phi trường Chóp Chài bây giờ không còn nữa. Ngày xưa nếu đi từ Nam ra Bắc trên quốc lộ 1, khi đến Tuy Hoà thì sẽ thấy núi Chóp Chài bên trái, rất gần quốc lộ và phi trường Chóp Chài nằm sát quốc lộ, giữa quốc lộ và núi Chóp Chài. Ngày nay đoạn quốc lộ 1 đi ngang núi Chóp Chài được thay thế bởi đoạn quốc lộ mới cách xa núi Chóp Chài. Nếu đi từ Nam ra Bắc trên đoạn quốc lộ 1 mới thì sẽ thấy núi Chóp Chài rất xa bên phải. Phi trường Chóp Chài thì không còn nữa. Tuy Hoà ngày nay dùng phi trường Đông Tác của Mỹ ngày xưa.

Đoạn quốc lộ 1 mới và núi Chóp Chài.
 
Sông Cầu. Sông Cầu là một thị xã thuộc tỉnh Phú yên. Ngày xưa tôi thỉnh thoảng đáp máy bay L19 ở Sông Cầu để vô phố mua Sò Huyết và Sò Lông đem về Nha Trang nhậu. Ngày nay tôi vẫn lưu luyến Sông Cầu với những kỹ niệm đẹp.

Sông Cầu.
 
Qui Nhơn. Từ Tuy Hoà đi Qui Nhơn, bây giờ có đoạn quốc lộ 1 mới dành cho xe đò chở khách và không phải đi qua đèo Cù Mông. Đoạn quốc lộ 1 mới nầy chạy dọc theo biển trông rất đẹp. Xe truck chở hàng thì phải đi đoạn quốc lộ 1 củ và qua đèo Cù Mông.

Chúng tôi vô phố Qui Nhơn ăn cơm trưa. Xe chạy từ Nha Trang đến Qui Nhơn thì xế trưa, chúng tôi vô phố Qui Nhơn ăn cơm trưa. Ngày xưa tôi gặp bà xả tôi lúc bà xả học ở trường Sư Phạm Qui Nhơn, nên Qui Nhơn là thành phố ân nghĩa với tôi. Năm 2011 tôi đi tham quan Qui Nhơn, và tôi có lời vĩnh biệt Qui Nhơn, vì tôi tưởng tôi không còn thời gian để trở lại Qui Nhơn, ngờ đâu hôm nay tôi còn duyên lưu luyến trở lại Qui Nhơn.

Tham quan sơ qua phố Qui Nhơn. Ăn cơm trưa ở phố Qui Nhơn xong, tài xế lái xe đi vòng thành phố cho chúng tôi tham quan rồi trực chỉ Đà Nẵng.

Đoạn quốc lộ 1 mới, đi ngang phố Qui Nhơn.
 
Ăn cơm trưa trong phố Qui Nhơn.
Từ trái vô: Cô Thanh nhõ về từ Mỹ em chị Thanh, cô Ngọc ở VN em chị Thanh, cô Trúc em bạn dì với chị Thanh, chị Thanh, tài xế Thanh, Thuận tour guide kiêm chủ hảng du lịch, Thái.  
  
Từ Qui Nhơn đi Đà Nẵng, xe đi qua những địa danh thuộc Quân Đoàn 2 như Phù Mỹ, Bồng Sơn. Phù Mỹ, Bồng Sơn là chiến trường xưa của tôi.

Chúng tôi đến Đà Nẵng thì trời mờ tối. Chúng tôi check-in hotel, tắm rửa rồi kéo nhau đi ăn tối. Ăn tối xong chúng tôi đến phòng trà Memory của Nguyễn Cao Kỳ Duyên uống cà phê, nghe nhạc sống. Phòng trà nầy nằm trên bờ sông Hàn, trông đẹp và thơ mộng.

Cầu Rồng Đà Nẵng.
Cầu nầy mới vừa khánh thành trước khi chúng tôi ra. Cuối tuần Rồng phun nước ban ngày và phun lửa ban đêm.
 
Phòng trà Memory của Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
 
Từ phải: chị Thanh, cô Ngọc em kế chị Thanh, cô Thanh nhõ em chị Thanh, cô Trúc em bạn dì với chị Thanh.
 
Tham quan ngày thứ 2.
 
Chù Linh Ứng.
 
Uống cà phê ở Memory. Từ trái: Trúc, Ngọc, Thanh nhõ, chị Thanh, Thuận, Linh giáo sư dạy thể dục thể thao trường cao đẳng ở Đà Nẵng, Thái.
 
Tử trái: Linh, Thanh nhõ, Ngọc, Trúc.
 
Tham quan ngày thứ 3.
 
Bà Nà: Bà Nà là một Đà Lạt ở Đà Nẵng, cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cao 1489m, toạ lạc trong khu vực thuộc dãy núi Trường Sơn. Năm 2011 tôi đã lên Bà Nà vào tháng November, hôm ấy mây mù dầy đặc, tầm nhìn xa chừng một thước, nên tôi không thấy đường đi và tôi lật đật lên cáp treo xuống núi.
 
Lần nầy tôi có thể tham quan toàn bộ Bà Nà. Lần nầy tôi tham quan Bà Nà vào tháng April, cũng có mây mù lúc nhiều lúc ít, tầm nhìn xa tương đối khá xa nên tôi có thể tham quan toàn bộ Bà Nà.
 
Bà Nà bây giờ có hai đường dây cáp treo. Năm 2011 tôi lên Bà Nà bằng đường dây cáp treo củ. Đường dây cáp treo củ được chia làm hai chặn, chặn đầu đi được nữa đường thì du khách phải ra cáp treo để lên cáp treo thứ hai đi tiếp chặn thứ hai. Bây giờ có thêm một đường dây cáp treo mới, đi thẳng một lèo là lên tới Bà Nà. Du khách được chọn lựa giữa đường dây cáp củ và mới, ai muốn đi cái nào cũng được.  
 
Cáp treo mới khai trương ngày 29 tháng 3, 2013.
 
Chổ mua vé cáp treo để lên Bà Nà.
 
Cáp treo lên Bà Nà.
 
Lên đến Bà Nà, vừa ra cáp treo.
 
Đi trong mây vô phố Bà Nà.
 
Khách sạn Hoa Rừng Đỏ bên mặt.
 
Khách sạn Hoa Rừng Xanh.
 
Đây là hình khu làng của người Pháp ở Bà Nà ngày xưa. Bây giờ đang có dự án tạo dựng lại khu làng y như ngày xưa. 
 
Chúng tôi vô khu bán thức ăn mua chè. 
 
Ăn trưa ở nhà hàng Morin Bà Nà.
 
Ăn trưa ở Bà Nà xong, chúng tôi rời Bà Nà và trực chỉ Huế. Từ Bà Nà ra Huế mất khoảng 2 giờ lái xe.
 
Huế. Đây là lần thứ hai tôi đến Huế. Lần đầu tôi đến Huế vào năm 2011. Chúng tôi đến Huế thì trời còn sớm, nên chúng tôi check-in hotel Asia tắm rửa rồi mới đi ăn tối. Một trùng hợp làm tôi vui vui, chúng tôi ăn tối trong một nhà hàng đường Võ Thí Sáu Huế. Nhà hàng nầy sát bên hotel Ideal mà tôi ở năm 2001. Ăn xong tôi bước qua hotel Ideal thăm các cô lễ tân. Gặp tôi các cô còn nhớ tôi và mừng quá sức. Các cô trách tôi, tại sao lần nầy không ở Ideal, tôi đổ thừa cho tour guide.
 
Ăn cơm tối xong, chúng tôi kêu cyclo đi ăn chè. Cyclo đưa chúng tôi qua cầu Trường Tiền để ăn Chè Hẻm Cung Đình nổi tiếng ở Huế.
 
Ngồi cyclo đi ăn chè.
 
Cô chủ quán Chè Hẻm Cung Đình, có giọng nói ngọt như chè nhưng sắc bén như dao cạo. Chị Thanh nói đùa, coi chừng gái Huế theo tôi. Cô trã lời, gái Huế không theo ai, chỉ có người ta theo gái Huế. Cô cho biết nếu tôi muốn ở lại Huế, cô sẵn sàng tiếp nhận tôi! Nghe giọng nói sắc bén của cô làm tôi sợ thất kinh và cứ lo thủ phía dưới!
 
      Ngồi gần người đẹp, tôi vừa vui vừa rung, cứ lo ngó chừng phía dưới!
 
Ăn chè đêm ở Huế.
 
Tham quan ngày thứ 4.
 
Chùa Thiên Mụ phía trước. 
 
Chùa Thiên Mụ phía sau.
 
Quý Thầy chùa Thiên Mụ đang làm lễ.
 
Chùa Từ Hiếu. Chùa Từ Hiếu còn có tên là Chùa "Thái Giám". Nơi đây có một nghĩa trang của những người sinh ra và mất đi, không mang dấu ấn giới tính...
 
Như những triều đại phong kiến khác, triều Nguyễn ở Việt Nam cũng tuyển chọn thái giám để giám sát đội ngũ phi tần, cung nữ, hoàng hậu, công chúa. Những người nam giới phục vụ trong cung phải chấp nhận thân phận "không giới tính".   
 
Thái Giám. Mới đầu tôi oán trách nhà vua độc ác vì bắt những thanh niên bình thường đem hoạn để làm thái giám. Nhưng thật ra việc tuyển chọn thái giám vào cung từ hai nguồn:
 
Nguồn thứ nhất, là những cậu bé sinh ra đã bị khiếm khuyết, gọi là giám sinh. Theo luật triều Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 16 (1836), khi có giám sinh chào đời, cha mẹ đứa trẻ phải báo ngay cho viên chức làng, xã để lập danh sách báo lên cho Bộ Lễ. Khi đứa trẻ lên 10 được đưa vào cung dạy dỗ lễ nghi, kiến thức, cách xử sự… trong hoàng cung, khi lớn lên thì tuyển vào đội ngũ thái giám. Làng nào giấu giếm “giám sinh” sẽ bị phạt rất nặng. Để khuyến khích sự phát hiện giám sinh trên cả nước, làng nào có giám sinh nghiễm nhiên sẽ được miễn thuế 3 năm, do đó những đứa trẻ sinh ra bị khiếm khuyết không những không bị coi thường, mà còn được dân làng gọi là “ông Bộ”.
 
Nguồn thứ hai, là những gia đình sinh con ra nhưng hoàn cảnh quá nghèo khổ, tự nguyện cho con làm thái giám. 
 
Chùa Từ Hiếu hồ bán nguyệt.
 
Chính điện chùa Từ Hiếu.
 
Mộ thái giám.
 
Tham quan ngày thứ 5.
 
Đồng Hới. Sau khi chúng tôi ngũ ờ Huế đêm thứ hai, chúng tôi ăn sáng trong hotel rồi rời Huế sáng sớm để trực chỉ Đồng Hới. Đây là lần đầu tiên tôi đến Đồng Hới.
 
Chúng tôi rời Huế, rồi đi qua Quãng Trị để ra quốc lộ mới Trường Sơn. Quốc lộ Trường Sơn nằm giửa hai dãy núi Trường Sơn. Quốc lộ Trường Sơn được xây dựng chia ra làm ba giai đoạn, với tổng số chiều dài là 3167km.
 
Giai đoạn đầu khởi công năm 2000 từ Hoà Lạc (Hà Nội) tới Bình Phước (Bình Dương) với chiều dài 2000km. Năm 2008 thì đoạn đường nầy hoàn tất.
 
Giai đoạn hai từ Pác Pô (Cao Bằng) đến Hoà Lạc.
 
Giai đoạn ba khởi đầu 2010-2020 thì dự trù hoàn tất và đi qua 30 tỉnh. 
 
Đường Trường Sơn.
 
Hoa Sim Tím bên đường Trường Sơn.
Lâu nay tôi nghe những bản nhạc về hoa Sim Tím, nhưng hôm nay tôi mới thấy hoa Sim Tím.
 
Chị Thanh với hoa Sim Tím.
 
Trái Sim Tím ăn được và ngon. Khi trái Sim chín sẽ có màu tím.
 
Từ Huế đến Đồng Hới khá xa. Chúng tôi tranh thủ đến Đồng Hới để xem động Thiên Đường trước rồi mới xem Động Phong Nha. Động Phong Nha đóng cửa lúc 16:30. Trên đường đến Đồng Hới, có vài người bán bắp nấu bên đường Trường Sơn, chúng tôi mua bắp ăn thế cơm, nhờ vậy mà chúng tôi tới động Phong Nha lúc 16:00. Nếu chúng tôi dừng xe ăn cơm trưa thì chúng tôi trể, không xem được động Phong Nha.
 
Dừng xe bên đường Trường Sơn mua bắp nấu ăn thế cơm, để tranh thủ cho kịp giờ xem động.
 
Động Thiên Đường. Động Thiên Đường thuộc vùng núi đá vôi Kẽ Bàng tỉnh Quãng Bình, cách Đồng Hới 60km. Động được phát hiện năm 2005, có chiều dài 31km, nằm trong dãy núi Trường Sơn.
 
Động Thiên Đường có cấu tạo giống như động ở thành phố San Antonio Texas của tôi. Khác biệt là động ở San Antonio là một dòng sông khô nằm dưới mặt đất, còn động Thiên Đường là một dòng sông khô nằm trong lòng núi, cách chân núi 500m. Theo sự hiểu biết của tôi, trong lòng núi của khu vực nầy có nhiều đá vôi, nên lâu ngày nước thấm và soi mòn đá vôi mềm theo thời gian tạo nên dòng sông. Thời gian mà tôi nói ở đây là hằng ngàn, hằng trăm ngàn năm...
 
Sắp tới động Thiên Đường.
 
Cổng vào động Thiên Đường. 
 
Xe điện đưa du khách từ cổng đến chân núi, rồi du khách phải leo núi 500m đề lên đến động.
Có hai đường để lên động, một con đường đi tam cấp bằng cement, một con đường tráng cement trơn tru cho xe lăn cho người khuyết tật. Cả hai con đường, con đường nào cũng đi mệt thấu trời đất!
 
Chúng tôi đi lên bằng con đường tráng cement trơn tru, đường đi ngoằn ngoèo và dốc khủng khiếp.
 
Đến miệng hang động, du khách ngồi nghĩ, chờ tour guide của động dẫn đi.
 
Bước vô miệng hang động.
 
Bên trong động Thiên Đường, lối đi dành cho du khách được làm bằng gổ, thỉnh thoảng có băng bằng gổ cho những ai cần ngồi nghĩ. Lối đi thì dễ đi và rất đẹp, đẹp hơn lối đi bên Mỹ trong động ở San Antonio. 
 
Động Phong Nha. Động Phong Nha tương đối gần động Thiên Đường, cũng thuộc vùng núi đá vôi Kẽ Bàng tỉnh Quãng Bình, cách Đồng Hới 60km. Động được phát hiện năm 2009, có chiều dài 20km, nằm trong dãy núi Trường Sơn.
 
Động Phong Nha là một dòng sông ngầm dưới mặt đất chưa khô. Phần dưới động Phong Nha là nước của dòng sông, nên du khách ngồi trên ghe đề tham quan phần trên của động. Phần trên nầy là thạch nhũ được cấu tạo như trong động Thiên Đường. Ai không thích đi bộ, thì tham quan động Phong Nha bằng ghe là lý tưởng.
 
Tham quan động Phong Nha bằng ghe. Du khách mua vé xong, có ghe chờ sẵn để đưa du khách tham quan hang động. Nếu hôm nào nước dâng cao thì động Phong Nha bị đóng cửa vì ghe không vào được. Từ bến đậu đến miệng hang động thì ghe được chạy bằng máy. Khi đến miệng hang động thì ghe được tắt máy và được chèo tay để vào hang động, vì sợ khói của máy ghe sẽ được tích trử trong hang động thành hơi độc giết người cực kỳ nguy hiểm và khói nầy sẽ làm đen thạch nhũ trong động.
 
Xuống ghe chuẩn bị vào hang động.
 
Ghe vô ghe ra nườm nượp.
 
Miệng hang động Phong Nha.
 
Vào động ghe phải được tắt máy và được chèo tay.
 
Bên trong động Phong Nha.
 
Tham quan động xong thì trời về chiều, chúng tôi về Đồng Hới ở lại đêm. Từ động Phong Nha về phố Đồng Hới gần nên chúng tôi về đến Đồng Hới trời chưa tối. Chúng tôi check-in hotel Tân Bình để tắm rửa, chuẩn bị cho bửa cơm hải sản mà chúng tôi chờ đợi, vì hải sản ở Đồng Hới rẻ.
 
Tôi tưởng Đồng Hới là nơi "Khỉ Ho Cò Gáy", vậy mà hotel đẹp ra phết!
 
Chúng tôi đi ăn hải sản Đồng Hới.
 
Nhà hàng đang vớt cá.
 

Tham quan ngày thứ 6.

Cầu Hiền Lương. Sáng sớm chúng tôi ăn sáng trong hotel, rồi xe rời Đồng Hới và trực chỉ Hội An. Trên đường đi Hội An xe dừng ở cầu Hiền Lương cho chúng tôi chụp hình. Cầu Hiền Lương, sông Bến Hãi là nơi chia đôi đất nước ViệtNam trong thời tuổi của tôi. Đây là nơi mà tôi mong đợi để diện kiến!
 
Cầu Hiền Lương mới.
 
Cầu Hiền Lương củ và mới.
 
Cầu Hiền Lương củ.
 
Sông Bến Hải.
 
Hội An. Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quãng Nam. Hội An nỗi danh với khu phố cổ. Về đêm khu phố cổ được lên đèn sáng rợp trời như hội hoa đăng, người đi nườm nượp, và người nước ngoài thì tràn ngập khắp nơi.
 
Hotel Hội An cũng đẹp ra phết.
Giường ngũ thì làm điệu treo mùng như cổ kính, thật ra khách đâu có bao giờ xài mùng. 
 
Phố Hội An.
 
Người Hội An để lại cho tôi một ấn tượng tốt đẹp.
Hình trên là bà chủ tiệm bán áo quần ngay trước mặt hotel chúng tôi ở. Tôi bước qua tiệm mua vài áo semi bằng tơ tằm. Chị Thanh hỏi bà chủ tiệm nhà hàng đặc sản Hội An. Thay vì chỉ cho chúng tôi đi, bà chủ bỏ cửa tiệm không ai coi, rồi lái xe honda dẫn xe chúng tôi đến tiệm cơm gà.
 
Bà chủ tiệm đang trộn gỏi gà và chỉ chúng tôi cách ăn! Trời! Quán cơm quá bình dân! Nhưng dù sao lòng tốt của bà chủ làm cho tôi có ấn tượng tốt với người Hội An.
 
Phượng là tiệm bánh mì thịt nỗi tiếng ở Hội An.
Ăn cơm gà không no, chúng tôi kéo nhau đi ăn bánh mì thịt nỗi tiếng. Nơi đây tôi thấy có rất nhiều người nước ngoài. Tôi đang ngồi với hai cô gái Hà Nội, đi du lịch tự túc. Hai cô than rằng muốn đi Nha Trang nhưng hết tiền nên ngày mai phải về lại Hà Nội. Tôi mời hai cô lên xe chúng tôi ngày mai đi Nha Trang và tối nay thì về phòng tôi, về Nha Trang ở hotel sát biển, ăn cơm nhà hàng, tất cả đều "free". Hai cô cười và tưởng tôi đùa. Tiếc quá! Nếu có thêm một Thầy D nữa đi với tôi thì tôi cũng liều!  .
 
Đường vô khu phố cổ.
 
Phố cổ Hội An.

Tham quan ngày thứ 7.

Trở về Nha Trang. Chúng tôi ăn sáng trong hotel, 8 giờ sáng xe rời Hội An và trực chỉ Nha Trang.
 
Trên đường trở về Nha Trang, chúng tôi ghé Sa Huỳnh ăn cơm trưa.
 
Bãi biển Sa Huỳnh.
 
Nói chung chung về chuyến tham quan nầy: Chuyến tham quan nầy có những thành phố chính như Đà Nẵng, Huế, nhưng những thành phố nầy tôi tham quan rồi 2011, nên những nơi nầy hầu như tôi theo cho có mặt, và ngồi chờ nhiều hơn đi.
 
Về động Thiên Đường và động Phong Nha thì tôi không tha thiết lắm. Vì thành phố San Antonio của tôi bên Mỹ cũng có thạch động to lớn. Bà con, bạn bè ở xa về San Antonio đều bắt tôi đưa đi thạch động, nên nói tới thạch động tôi ngán như ăn cơm nếp. Tôi thấy các thạch động đều có cấu tao giống nhau, không có gì mới lạ với tôi.
 
Có những địa danh, di tích làm tôi thích thú trong chuyến đi nầy. Đó là Bà Nà, Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Hội An , Chùa Thái Giám và đường Trường Sơn. tth
 
Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.
 
 
 
 
 
 
 
 

No comments:

Post a Comment