Sunday, July 28, 2013
Mãi Mãi Một Mối Tình Đầu - Trịnh Lam, Diễm Sương
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Mãi Mãi Một Mối Tình Đầu/Ca sĩ Trịnh Lam, Diễm Sương
Friday, July 26, 2013
Wednesday, July 24, 2013
Tuesday, July 23, 2013
Gần 9 tháng tôi mới gặp lại Thông - Chị Bảy
Thông vừa làm xong project ở Washington DC, nó được đưa về làm project mới, coi mấy giàn khoan dầu gần Los Angeles. Nó biết tôi đang ở nhà Thy ở San Diego, nên nó xuống thăm tôi và gia đình Thy. Gần 9 tháng tôi mới gặp lại Thông. Gặp tôi Thông hỏi:
- Ba có bạn gái mới chưa?
- Chưa!
Từ trái: Aiden mặc áo vàng lợt, Thy, Chinh, Thông, Nga em gái Chinh từ Texas, hai con của Nga, Kira.
Thông và tôi.
Saturday, July 20, 2013
LK Sa Mạc Tình Yêu - Đời Đá Vàng - Thiên Kim, Y Phương
Click Vào Đây - LK Sa Mạc Tình Yêu - Đời Đá Vàng/Ca sĩ Thiên Kim, Y Phương
Thursday, July 18, 2013
Wednesday, July 17, 2013
Trị Bệnh Sỏi Mật
Đọc bài viết về toa thuốc mà tôi poat dưới đây, tôi thấy toa thuốc đơn giản nhưng hay như là thuốc tiên, làm tôi liên tưởng đến toa thuốc trị đau nhức các khớp lóng tay mà tôi post trong Tủ Thuốc Hoàng Gia D của blog nầy. Toa thuốc trị đau nhức các khớp lóng tay, đối với tôi đó là thuốc tiên vì nó trị hết bịnh cho tôi tuyệt vời. Biết đâu có ngày toa thuốc trị bệnh sỏi mật nầy lại cứu tôi như thuốc tiên. Tôi không thấy tên tác giả của bài thuốc nầy. Tôi post ra đây và lưu giử lâu dài trong Tủ Thuốc Hoàng Gia D của blog nầy.
Tôi cám bồ tèo KQ Lê Phước Khương đã forward bài thuốc nầy cho tôi. tth
Trị Bệnh Sỏi Mật
Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.
Nghe qua khó tin nhưng là việc thật. Bỡi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam chết trên cây thuốc” là vậy. Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm.
Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi.
Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ.
Bà già trầu cất tiếng hỏi:
- Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
- Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.
Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :
- Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.
[cid:]
Nghe bà già trầu nói thế người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.
Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.
Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà còn nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày !
Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.
- Dậy uống thuốc nè con
- Ôi ! Con mệt quá…
- Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc.
Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
………..
-Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;
- Hã? Con nói gì ?
- Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
- Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được .
- Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi.
Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn.
Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…
Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng sẽ chết luôn…( dân quê hay quan miệm vậy mà ! )
Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng : vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy rổ nữa về làm cho nó uống…
Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi.
Thằng em út tôi ( sinh năm 1977) vào năm 1995 làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ), tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm ( nói xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết ) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vát mặt về nhà.
-Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người ta mổ ?
Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống trái sung, sợ mổ lắm”.
Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay ( tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu mất.
Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy bảo:
-Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này. Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi
- Sao lại phải châm chỗ này ?
- Tôi bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó.Giờ châm cho đỡ đau thôi.
Bà còn nói –“bác sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”.
Tôi hỏi :
-Vậy ai lo cho bà ?
- Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi về tiền bạc.
Nghe vậy tôi nói nữa đùa nửa thật:
- Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ?
Thật tình những lương y chúng tôi phần đông ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí, giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em , nay gặp bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng.
Bà ấy nói : Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ thầy 10 triệu, nhưng mà…thầy chữa hết không ?
- Tôi là người lớn, là một lương y không thể nói đùa.
Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc.
Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. Đến chừng 6 tháng sau bà đến chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi :
- Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ?
- Khỏe !
- Vậy sỏi mật bà hết chưa ? Có đi bác sĩ mổ không ?
Bà đáp :
- À hết rồi, hết rồi thôi đâu có đi bác sĩ chi nữa.
Tôi hỏi :
- Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh cho tôi 10 triệu bà tính sao ?
Bà cười giả lả : Các thầy có cái tâm đến đây làm từ thiện mà nhắc đến tiền bạc sao ?
- Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà luôn.
Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến chuyện đó nữa.
“Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng” là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười.
Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “ Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà.Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài kinh nghiệm nhỏ.
Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt. .
Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm ( miễn phí ) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như trên.
Thuốc không phân là thuốc mắc hay thuốc rẻ, Thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay !
Pháp Phật không phân biệt Pháp cao hay Pháp thấp, Pháp nào hạp căn cơ, cứu cánh là Pháp đó hay !
Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi.
Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ.
Bà già trầu cất tiếng hỏi:
- Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
- Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.
Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :
- Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.
[cid:]
Nghe bà già trầu nói thế người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.
Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.
Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà còn nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày !
Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.
- Dậy uống thuốc nè con
- Ôi ! Con mệt quá…
- Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc.
Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
………..
-Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;
- Hã? Con nói gì ?
- Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
- Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được .
- Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi.
Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn.
Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…
Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng sẽ chết luôn…( dân quê hay quan miệm vậy mà ! )
Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng : vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy rổ nữa về làm cho nó uống…
Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi.
Thằng em út tôi ( sinh năm 1977) vào năm 1995 làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ), tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm ( nói xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết ) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vát mặt về nhà.
-Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người ta mổ ?
Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống trái sung, sợ mổ lắm”.
Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay ( tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu mất.
Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy bảo:
-Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này. Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi
- Sao lại phải châm chỗ này ?
- Tôi bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó.Giờ châm cho đỡ đau thôi.
Bà còn nói –“bác sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”.
Tôi hỏi :
-Vậy ai lo cho bà ?
- Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi về tiền bạc.
Nghe vậy tôi nói nữa đùa nửa thật:
- Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ?
Thật tình những lương y chúng tôi phần đông ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí, giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em , nay gặp bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng.
Bà ấy nói : Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ thầy 10 triệu, nhưng mà…thầy chữa hết không ?
- Tôi là người lớn, là một lương y không thể nói đùa.
Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc.
Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. Đến chừng 6 tháng sau bà đến chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi :
- Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ?
- Khỏe !
- Vậy sỏi mật bà hết chưa ? Có đi bác sĩ mổ không ?
Bà đáp :
- À hết rồi, hết rồi thôi đâu có đi bác sĩ chi nữa.
Tôi hỏi :
- Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh cho tôi 10 triệu bà tính sao ?
Bà cười giả lả : Các thầy có cái tâm đến đây làm từ thiện mà nhắc đến tiền bạc sao ?
- Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà luôn.
Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến chuyện đó nữa.
“Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng” là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười.
Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “ Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà.Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài kinh nghiệm nhỏ.
Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt. .
Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm ( miễn phí ) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như trên.
Thuốc không phân là thuốc mắc hay thuốc rẻ, Thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay !
Pháp Phật không phân biệt Pháp cao hay Pháp thấp, Pháp nào hạp căn cơ, cứu cánh là Pháp đó hay !
Monday, July 15, 2013
Tuỗi Học Trò & Tình Củ Trường Xưa - Mai thiên Vân, Quỳnh Dung
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tuỗi Học Trò & Tình Củ Trường Xưa - Mai thiên Vân, Quỳnh Dung
Thursday, July 11, 2013
Hội Ngộ 50 Năm Nhập Ngũ - Chị Bảy
Đầu tháng July 2013 tôi đã có mặt ở nhà con gái ở San Diego thăm con cháu, và chờ July 5 và July 6 tôi sẽ dự hội ngộ 50 nhập ngũ ở Orange County. Theo dự trù July 4 là ngày lễ độc lập của Mỹ, tôi sẽ đi xem pháo bông với gia đình Thy để vui chơi với hai cháu ngoại Kira và Aiden. Nhưng ngày July 3, 2013 là ngày anh em ở khắp nơi tề tựu về Orange County để chuẩn bị cho ngày hội ngộ. Có người về từ Việt Nam, Pháp, Úc Châu, Canada...
Một vài bồ tèo của tôi thì tề tựu ở nhà anh chị Hiền Điên. Trong đó có anh chị Triết về từ Houston, anh chị Bạch về từ Canada.Theo dự trù sáng July 5 tôi mới lên nhà Hiền Điên và ở lại trong mấy ngày hội ngộ. Nhưng đêm July 3 tôi đang ở nhà Thy và đã lên giường ngũ, vậy mà anh em tề tựu về nhà Hiền Điên rồi kêu réo tôi lên nhà Hiền cho được ngay đêm hôm ấy. Từ nhà Thy lên nhà Hiền khoảng 70 miles (113km). Già rồi, tôi rất ngại lái xe ban đêm, nhưng rồi tôi cũng phải đi. Khổ quá! Già mà vẫn ham vui, Thầy D mà! Đêm hôm ấy chúng tôi cười đã luôn.
Tôi lái xe từ San Diego lên phi trường Los Angeles đón Luân. Luân đang ở VN, tôi rủ rê Luân về hội ngộ. Luân, Hiền, Thái đang ăn cơm trưa ở nhà hàng Làng Ngon ở Orange County.
Từ trái: Phát, Triết, Anh, Hiền, Bạch, Thái, Hườn,
đang ở phía sau nhà Hiền.
Đêm July 4 lễ độc lập của Mỹ, chúng tôi kéo ra nhà hàng ăn tối.
Từ trái vô rồi vòng qua phải: Anh, Phát, Hườn, Hiền, Dũng, chị Dũng, chị Triết, chị Hiền.
Đêm July 4 lễ độc lập của Mỹ, chúng tôi kéo ra nhà hàng ăn tối.
Từ trái vô rồi vòng qua phải: chị Triết, chị Hiền, chị Bạch, Bạch, Triết, Anh, Phát.
Tiệc tiền Hội Ngộ 50 Năm Nhập Ngũ của các khoá KQ63D, E, F, G. Trưa Thứ Sáu July 5, 2013, các khoá 63D, 63E, 63F, 63G tề tựu về nhà hàng Làng Ngon dự tiệc tiền hội ngộ. Tiệc nầy do KQ63D Nguyễn Đức Hiền đứng ra tổ chức, với sự hợp tác của KQ63D Vũ Ngô Dũng làm MC.
Tiệc tiền hội ngộ sẽ được bắt đầu lúc 11 giờ sáng. Nhưng 9 sáng chúng tôi gồm có Hiền, Thái, Bạch, Luân, Hườn đã có mặt ở nhà hàng Làng Ngon để trang trí. Khi chúng tôi đến thì nhà hàng còn đóng cửa, nên chúng tôi trang trí bên ngoài trước, đến 10 giờ thì nhà hàng mở cửa và chúng tôi lo trang trí bên trong.
Tôi chở ba Thầy D tới nhà hàng Làng Ngon sớm để trang trí "lao động vinh quang!".
Từ trái: Luân, Bạch, Hườn.
Toà nhà chính giửa trong hình là câu lạc bộ Sỉ Quan Không Quân Huỳnh Hữu Bạc ở Tân Sơn Nhất, nơi mà khoá 63D ăn uống như các hoàng tử lúc mới vô lính.
Click vào hình cho hình lớn, rồi đè giữ key Ctrl phía dưới góc trái, trong lúc đè giữ key Crtl thì đè nhấp nhấp key có dấu + để cho hình lớn dần, rồi nhìn kỹ anh chàng ngồi bìa bên phải. Đó là chàng thanh thiên đang tuổi dậy thì, mà các cô gái trong xóm ở Sàigòn gán cho cái tên "Alain Delon" tên của một tài tử bảnh trai của Pháp. Vậy mà sau khi chụp tấm hình nầy không lâu, chàng thanh niên tuấn tú nầy bị mang cái tên "Chị Bảy" đau như bị bò đá và từ đó Chị Bảy bị trồi sụt bất thường, khổ thấu trời!
Sau khi xem hình lớn xong thì nhớ đè giữ key Ctrl và đè nhấp nhấp key có dấu - để làm cho hình nhỏ lại như bình thường.
Bên trong nhà hàng Làng Ngon.
Từ trái: Luân, Thái, Phát, Bình.
Bình là Thầy D dẫn tôi đi coi mắt vợ ở Ninh Hoà Nha Trang.
Lễ chào cờ.
Tiệc tiền hội ngộ bắt đầu.
Tiệc tiền hội ngộ.
Tôi ngồi với anh chị Nguyễn Đình Lộc. Lộc là bồ tèo của tôi ở phi đoàn 514. Chị Lộc (Bích Liên) là bồ tèo của bà xả tôi ở trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt.
Văn nghệ tiệc tiền hội ngộ.
Thầy D Nguyễn Kim Năm đang đưa vợ lên sân khấu để giới thiệu vợ ca hát. Cặp D nầy trông tình tứ lắm.
Cặp Thầy D Nguyễn Kim Năm bên trái, Cặp Thầy D Vũ Viết Quý bên phải.
Anh chị Năm đã đáp lời kêu gọi của tôi để ráng về hội ngộ với anh em, cám ơn chị Năm ơi!
Tiệc Hội Ngộ 50 Năm Nhập Ngũ của liên khoá 63. Tối Thứ Bảy July 6, 2013 là tiệc chính của Hội Ngộ 50 Năm Nhập Ngũ của các khoá Không Quân trong năm 1963, được tổ chức tại nhà hàng Kingdom Seafood ở Orange County.
Các khoá Không Quân trong năm 1963 gồm có khoá 63A, 63B, 63C, 63D, 63E, 63F, 63G. Trong 7 khoá nầy có hai khoá kỹ thuật không phi hành, đó là khoá 63B, 63C, và tôi không biết có ai trong hai khoá không phi hành nầy về hội ngộ không, vì khi chụp hình từng khoá tôi không thấy chụp hình hai khoá nầy.
Về quân số thì khoá 63A có 150 Sinh Viên Sĩ Quan, khoá 63D có 105 Sinh Viên Sĩ Quan, các khoá còn lại thì ít hơn nhiều.
Buổi tiệc Hội Ngộ 50 Năm Nhập Ngũ của liên khoá 63 được tổ chức bởi anh KQ63A Lê Văn Bút, với sự hợp tác của KQ63A Trần Văn Nghiêm làm MC cho buổi lễ và KQ63D Vương Minh Dương làm MC cho chương trình văn nghệ.
Trước khi buổi tiệc chính thức bắt đầu, MC Trần Văn Nghiêm cho chụp hình từng khoá để lưu niệm. Bắt đầu chụp hình là khoá 63A và chỉ các anh thôi, các chị thì chụp riêng.
Hình các anh KQ63A.
Click vào hình để xem hình lớn.
Hình các hiền thê của các anh KQ63A.
Hình các anh KQ63D.
Hình các hiền thê của các anh KQ63D.
KQ63A Lê Văn Bút trưởng ban tổ chức đang phát biểu khai mạc buổi tiệc.
Người đứng bên trái khoanh tay là KQ63A Trần Văn Nghiêm làm MC cho buổi lễ.
Đại Tá KQ Huỳnh Hữu Hiền đang phát biểu.
Năm 1963 lúc chúng tôi nhập ngũ, Đ/tá Hiền đang làm Tư Lệnh Không Quân dưới thời Tổng Thống Diệm. Khi khoá 63D được đưa từ Tân Sơn Nhất ra quân trường Nha Trang không lâu thì có đảo chánh và ông Diệm, ông Nhu bị giết. Đ/tá Hiền đã nói với chúng tôi trước khi đảo chánh rằng: "Tôi trung không thờ hai chúa". Sau đảo chánh Đ/tá Hiền bị cách mạng cho giải ngũ mà không bị giết, còn Đ/tá Hồ Tấn Quyền Tư Lệnh Hải Quân thì bị giết!
Tiệc hội ngộ liên khoá.
Từ trái: chị Lộc, Lộc, Thái, Đức.
Cầu thằn lằn và Chị Bảy.
Từ 1964 đến hôm nay, 49 năm, tôi mới bắt lại được con thằn lằn năm xưa! Nó mà không giống con thằn lằn, tôi chết liền!
Năm 1964 tôi và Cầu bay hành quân gần Tuy Hoà. Chúng tôi thấy một địch quân tay cầm súng đi giữa đồng trống, rồi tôi lao máy bay xuống thấp để quan sát kỹ. Cầu la lớn, lên cao lên cao. Tôi tưởng Cầu bị bắn bị thương, nên tôi cho máy bay lên thật cao.
Khi máy bay lên cao, tôi quay lại nhìn Cầu phía sau. Cầu nhìn tôi, rồi anh ca vọng cổ tỉnh bơ trong máy vô tuyến, làm tôi giật mình! Cầu nói giọng Huế nặng trịch: "Nó có một mình thôi tha nó đi, mi về đáp Tuy Hoà ăn cơm trưa".
Trên đường về đáp ở Tuy Hoà, tôi nghĩ miên man về Cầu. Tôi nghĩ Cầu người Huế, chắc anh rành Phật Pháp lắm, chắc anh sợ tội lắm! Ai mà không sợ tội? Tôi dự trù vô nhà hàng ăn trưa, và tôi sẽ xin chủ nhà hàng một cục vôi, rồi tôi gài cho con thằn lằn ăn vôi để cho nó lắc đầu tôi coi cho đã!
Đại Tá Đinh Thế Truyền nhận quà lưu niệm từ tay trưởng ban tổ chức Lê Văn Bút.
Tôi đang ôm vai Đại Tá Đinh Thế Truyền.
Năm 1963 khi KQ63D được đưa ra quân trường Nha Trang, lúc bây giờ Đại Uý Đinh Thế Truyền làm trưởng phòng khoá sinh, coi tất cả Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân. Có người giới thiệu nên tôi quen thân với Đai Uý Truyền. Thỉnh thoảng trưa Thứ Bảy ông kêu tôi ra nhà ăn cơm với gia đình ông. Ngày tôi ra trường phi công quan sát, má tôi và em gái tôi ra ở nhà ông. Rồi từ dạo ấy đến hôm nay tôi mới gặp lại ông. Gặp lại ông làm tôi liên tưởng đến câu chuyện 1964.
Đầu năm 1964, Đại Uý Truyền kêu tôi lên văn phòng bảo tôi về Sảigòn ăn Tết với gia đình, để rồi tôi còn chuẩn bị đi học bay trong khoá tới. Nghe tôi về Sàigòn ăn Tết, Hiền điên cũng muốn đi. Rồi Hiền có tên cùng về phép với tôi.
Lúc bây giờ hai đứa tôi đang học Anh Văn để chuẩn bị đi học bay. Khoá bay của chúng tôi do người Mỹ dạy, nên việc học Anh Văn rất cần thiết. Ông thầy dạy Anh Văn người Mỹ tên Leonard, biết tôi và Hiền sắp đi phép, ông kêu tôi và Hiền lên phòng ông trình diện.
Gặp hai đứa tôi, ông Leonard có vẽ giận và nói:
- Hai anh sắp đi học bay mà không lo học Anh Văn, lại còn đi phép chơi?
Hiền lên tiếng:
- O.K. may be!
Tôi không hiểu Hiền muốn nói gì! Nhưng ông Leonard thì giận xanh mặt và đuổi hai đứa tôi ra khỏi phòng! Ra khỏi phòng, tôi đay nghiến Hiền:
- Mầy nói cái gì vậy?
- Thì "O.K. may be", có gì đâu!
Tôi chịu thua Hiền, và hai đứa tôi đi phép. Hiền về Biên Hoà, còn tôi thì về Sàigòn.
Chiều 30 Tết hôm ấy, Ba tôi cho tôi mượn chiếc Traction để đi lấy le. Tôi lái xe ra đường Nguyễn Huệ thì tôi gặp một nàng Kiều. Nàng Kiều thấy tôi mặc quân phục Không Quân mà lại lái xe hơi, nên nàng cười duyên và ngoắc tôi! Tôi dừng xe và nàng Kiều hỏi:
- Anh đi đâu vậy? Cho em quá giang với!
- Anh đi Biên Hoà thăm Hiền Điên.
- Em sợ lắm! Đi nhà thương điên Biên Hoà, em không đi đâu.
- Đâu có, anh đi thăm bạn anh tên Hiền Điên.
- Ừ, vậy thì em đi.
Tôi và nàng Kiều bước vô nhà Hiền chiều 30 Tết. Hiền lôi tôi ra phía sau nhà:
- Ai đi với mầy vậy?
- Nàng Kiều tao gặp ở đường Nguyễn Huệ Sàigòn.
- Tao lạy mầy! Rồi mầy định làm gì cô ấy đây?
- Đầu óc mầy đen tối! Chiều 30 Tết đường Nguyễn Huệ vắng như Chùa Bà Đanh. Gặp người bơ vơ giữa đường, tao cũng đang bơ vơ, nên tao rước lên cho có bạn. Rồi chiều nay tao đưa người con gái bơ vơ vô nhà hàng cho cô ấy ăn Tết thịnh soạn rồi tao cho tan hàng. Thế thôi! Chiều 30 Tết tao còn phải về nhà, nếu không Ba tao giết tao sao!
- Ừ! tốt lắm.
Hết phép, hai đứa tôi trở ra Nha Trang gặp rắc rối. Gặp tôi Đại Uý Truyền kêu trời rằng, các anh nói cái gì mà thằng Leonard báo cáo lên Đại Tá Trực căn cứ trưởng, làm tôi chạy sốt gió? Tôi nói:
- Tôi chỉ nghe thằng Hiền nói "O.K. may be" thôi, vậy mà ổng giận lắm!
- Chọc nó chi vậy?
- Anh Văn của nó chỉ có bao nhiêu đó, nó muốn trổ tài chứ không phải nó chọc đâu!
Nghe tôi nói, ông Truyền suýt cười và ông hết giận. Riêng tôi thì tôi sợ Hiền Điên từ đó. Nếu không có Đại Uý Truyền thì hai đứa tôi sẽ bị phạt đi Đồng Đế quân trường của hạ sĩ quan Bộ Binh để cho Bộ Binh hành hạ và chúng tôi sẽ bị trể khoá bay! Tôi hú hồn!
*****************
Trận thư hùng tennis: Trước hội ngộ một ngày, chúng tôi có trận tennis để đời!
Số là trước đây vào July 2011 trong ngày hội ngộ của KQ63D tại San Jose, cặp tennis Triết, Bạch đã thua te tua cặp Thái, Hiền. Mối thù nầy như sóng ngầm đang âm ỉ chờ nổi dậy! Rồi cơ hội đã đến cho Triết, Bạch để trả thù trong dịp hội ngộ năm nay.
Năm nay có hẹn hò thách thức trước bằng email. Nên anh chị Bạch về từ Canada ở trong nhà Hiền. Anh chị Triết về từ Houston cũng ở trong nhà Hiền. Rồi tôi cũng ở trong nhà Hiền. Vậy là hai cặp tennis Triết, Bạch và Thái, Hiền đã dàn quân sẵn trong nhà Hiền.
Đầu hàng có lý do! Sáng hôm ấy đang ăn sáng trong nhà Hiền để chuẩn bị ra quân, tôi nghe Triết than bị đau tay, tôi nghi nghi trong bụng! Rồi khi ra sân tennis đánh banh để làm nóng bắp thịt, tôi thấy anh Triết theo dõi lối đánh của tôi chăm chăm.
Rồi tới giờ đánh, tôi và Hiền đứng trố mắt nhìn nhau trong ngạc nhiên! Vì Triết và Bạch bỏ đi vô cầu tiêu đâu mất! Chờ hoài không thấy hai anh nầy ra, tôi và Hiền đành phải đánh với cặp Luân, Tích.
Luân là Thầy D, còn Tích là anh em bà con của Luân. Thấy Tích quá trẻ, và có lối đánh mạnh nên tôi lo sợ và cản ngăn Hiền, nhưng Hiền nói: "Chơi luôn", điên mà sợ ai! Nhưng Hiền điên đoán đúng, vì Thái, Hiền hạ Luân, Tích 6-3 dễ dàng!
Trong lúc tôi và Hiền đang chơi với Luân, Tích thì Triết, Bạch trong cầu tiêu đi ra. Triết lại chăm chú theo dõi lối đánh của tôi. Sau khi tôi và Hiền hạ Luân, Tích xong, chúng tôi tuyên bố sẵng sàng tiếp đón cặp Triết, Bạch, nhưng anh Triết tuyên bố tay đau nên xin rút lui! Anh đầu hàng có lý do, tôi và Hiền đành cắn lưỡi! Tôi nghĩ Triết, Bạch cố gài cho tôi đánh trước một trận cho mệt vì họ nghĩ sức tôi chỉ chịu nổi một trận thôi, nhưng khi họ thấy tôi và Hiền thắng Luân, Tích dễ dàng nên họ chịu thua có lý do!
Anh Triết rút lui nhưng anh Bạch chưa chịu thua. Anh chọn đứng với anh Luân để gặp Thái, Hiền. Tội nghiệp! Lần nầy Bạch, Luân cũng thua Thái, Hiền 6-3.
Tôi rất nễ mặt Hoàng Gia xứ Chùa Tháp! Lần trước ở San Jose, sau khi Triết, Bạch thua chầu cà phê 100%, chúng tôi kéo nhau đứng ở lưới để chụp hình lưu niệm. Bạch nói: "Thua chầu cà phê ăn thua gì, chết nhục nhã là trong blog của thằng Thái". Tôi nễ mặt Hoàng Gia, nên không dám cười, tôi cắn môi cố nín cười, nhưng tới lúc tôi không nín được nữa, tôi cười xoà. Rồi cả đám gần 10 người cười theo. Tôi thật là thất lễ với Hoàng Gia xứ Chùa Tháp.
Lần nầy cũng vậy. Ông Hoàng xứ Chùa Tháp thua, rồi ngồi bẹp xuống sân cement dựa lưới sắt và nín thinh. Tôi chỉ lén lén nhìn Ông Hoàng chứ tôi không dám nhìn thẳng, sợ thất lễ.
Từ trái: Hiền, Triết, Luân, Bạch, Thái, Hườn.
Từ trái: Bạch, Hiền, Luân, Triết, Tích, Hườn.
Tennis tournament của liên khoá. Trận tennis nầy có 40 đấu thủ tham dự và được chia ra thành hai toán. Mỗi toán đánh theo hình thức "round-robin" nên mỗi đấu thủ phải đánh tổng cộng 35 games 5 điểm, rồi nếu thắng sẽ có thêm trận đánh chung kết 5 điểm.
Nhân quả. Sau khi tôi và Hiền đại thắng tennis ngày hôm trước, đến ngày hôm sau trong tennis tournament, tôi bị đau thắt trong lồng ngực bên phải. Tôi cười cũng bị đau rất khó chịu, tôi nhúc nhích cánh tay cũng bị đau, nên tôi rút tên khỏi tournament. Tôi nghĩ hay là tôi chọc Triết nên tôi bị nhân quả! Tôi cũng nghĩ có thể bà xả tôi linh thiên, không cho tôi đánh tournament vì nếu tôi ham chơi đánh luôn 35 games thì rất nguy hiểm cho tôi! Điều nầy có thể đúng, vì sau tournament thì ngực tôi hoàn toàn hết đau, làm tôi mù luôn không hiểu nổi!
Hiền Điên đại thắng tennis tournament. Sau khi đúc kết tổng số điểm của hai toán. Trong toán A Hiền đứng đầu, và Huệ đứng thứ nhì. Trong toán B, Dương đứng đầu, Phát và Đức đứng thứ nhì, nhưng Đức nhường cho Phát. Vậy là Hiền, Huệ gặp Dương, Phát trong trận chung kết.
Kết cuộc, Hiền & Huệ được cúp vô địch, Dương & Phát được cúp hạng nhì. Dương Minh Dương là tay vợt số một vậy mà kỳ nầy bị Hiền qua mặt. Hiền bây giờ đánh hay quá sức, chắc là nhờ đứng với Chị Bảy nên có hơi hám chứ gì?
Trận chung kết. Từ trái: Huệ, Phát, Hiền, Dương.
Chị Bảy phát cúp hạng nhì cho Dương.
Chị Bảy phát cúp hạng nhì cho Phát.
Chị Bảy phát cúp hạng nhất cho Hiền, Huệ.
Nhận xét chung chung về hai ngày Hội Ngộ 50 Năm Nhập Ngũ. Cả hai ngày tiền và chánh hội ngộ đều thành công tuyệt vời.
Ngày tiền hội ngộ thì tôi dự tiệc của các khoá 63D, 63E, 63F, 63G. Khoá 63A thì tổ chức tiền hội ngộ riêng. Vì tách ra như vậy thì dễ dàng cho ban tổ chức tìm được nhà hàng với sức chứa vừa phải dễ hơn.
Ngày hội ngộ chánh thì quá sức thành công, về tổ chức cũng như về số người tham dự. Hiền cũng đã có công lớn trong việc vận động quan khách tham dự.
Ngày hội ngộ chánh tôi gặp lại vài người bạn sau 49 năm. Trời! nữa thế kỷ không gặp mà khi gặp lại, chúng tôi nhận nhau không khó!
Có lẽ đây là màn chót tôi dự hội ngộ. Vì mỗi lần tôi về hội ngộ một mình, tôi không phê lắm. Hơn nữa mỗi lần tôi dính vào ban tổ chức hội ngộ, kêu gọi anh em tham dự và tôi thấy danh sách thưa dần theo thời gian, làm lòng tôi nao nao buồn. Như lần nầy tôi đếm được 34 Thầy D tham dự đó là tính luôn Vương Văn Ngọ và Phạm Đăng Luân về từ VN. Nhìn danh sách ghi tên, những người xưa nay hăng say cho hội ngộ bây giờ thì trống trơn, làm tôi lo nghĩ đến sức khoẻ họ. Mới đây trong hội ngộ tôi không thấy Thầy D bồ tèo mà tôi thương mến, tôi hỏi thăm thì được biết sức khoẻ của anh rất bi quan. Tôi lật đật gọi thăm anh, thì đúng như tin đồn, sức khoẻ anh rất bi quan, làm tôi đau lòng quá sức! tth
Click Vào Đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn.
Wednesday, July 10, 2013
Friday, July 5, 2013
Anh Quốc Ơi - Hoàng Oanh
Hôm nay July 5, 2013 là ngày hội ngộ 50 năm nhập ngũ của Không Quân khoá 63D. Nhưng anh Nguyễn Văn Ninh đã vĩnh viễn lìa đàn nên không về được. Nhân dịp có bài viết của anh phi công Nguyễn Văn Chuyên mà tôi post dưới đây nói về anh, tôi xin post bài hát dành cho người đàn anh phi công Phạm Phú Quốc để tưởng nhớ đến anh, anh Ninh ơi! Rất mong anh linh thiên đâu đó mà chứng giám sự thương nhớ của chúng tôi lúc nào cũng còn dành cho các anh vắn số, nhất là anh! tth
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Anh Quốc Ơi/Ca sĩ Hoàng Oanh
Ninh Đờ Gôn (De Gaulle) - Nguyễn Văn Chuyên
Hôm nay tôi về Orange County Cali để dự hội ngộ 50 năm nhập ngũ của khoá Không Quân 63D của tôi và tôi sẽ vui cười cho đã, nhưng rồi giờ đây tình cờ tôi đọc một bài viết về Ninh De Gaule, làm lòng tôi rã rời, mắt tôi hoe lệ.
Lâu nay tôi đi lang bạt giang hồ để tìm thư giãn cho tâm hồn để xoá nhoà stress, vì tôi biết với tuổi nầy stress sẽ giết tôi lẹ lắm. Vậy mà hôm nay tôi không tránh được stress, vì Ninh là một Thầy D trong chuồng D của tôi.
Trong Chuồng D có những Thầy D "tre miễu" gỡ bóng đèn đường không cần thang, đó là Nguyễn Văn Ninh, Lâm Văn Thới, Đinh Tuấn và Huỳnh Thông Thái. Thới thì mất ngày Tết Mậu Thân ở Kontum, trong phi vụ từ Đà Nẵng bay về yễm trợ cho Kontum. Ninh thì mất ở Cai Lậy, trong phi vụ từ Biên Hoà bay về yễm trợ cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh ở Cai Lậy. Bây giờ thì còn hai Thầy D "tre miễu" sống sót là Đinh Tuấn và tôi.
Ngày xưa trong quân trường, mỗi lần Chuồng D tập họp để điểm danh hoặc để đi diễn hành, thì bốn Thầy D "tre miễu" đứng đầu trong bốn hàng và chỉ có bốn hàng thôi. Điều lạ là bốn Thầy D "tre miễu" nầy, người nào cũng cao lêu khêu và hiền. Nói hiền thì Ninh là hiền số một, rồi tới Thới và Tuấn rồi mới tới tôi.
Ninh thuộc phi đoàn khu trục 518 ở Biên Hoà và ở cạnh phi đoàn khu trục 514 của tôi ngày xưa. Hôm nay đọc bài của Chuyên, tôi mới biết Ninh chết vì bị bắn từ sau gáy trổ thẳng lên phía sau đầu, lúc Ninh nhảy dù lơ lững trên trời! Điều nầy làm tôi nhớ tới số phần của tôi ngày xưa. Ngày xưa lúc máy bay khu trục của tôi bị bắn tắt máy, chính vì tôi sợ bị bắn lúc nhảy dù lơ lửng, hoặc tôi sẽ bị bắt dễ dàng khi dù tôi chạm đất, nên tôi liều mạng không nhãy dù mà đáp bụng trong rừng tràm, nhờ vậy nên tôi trốn thoát và được trực thăng Mỹ vớt tôi về. Trường hợp của Ninh thì khác tôi, khi máy bay bị cháy thì không còn chọn lựa mà chỉ còn cách duy nhất là nhãy dù vì máy bay sẽ bị nổ tung rất nhanh.
Một trùng hợp trong bài viết nầy, Chuyên có nhắc đến anh Nguyễn Quan Vĩnh làm tôi nhớ tới chuyện ngày xưa của tôi. Anh Vĩnh là bồ tèo của tôi ở Phi Đoàn 514. Hôm ấy Thứ Bảy 1967, tôi có phi vụ bay chiều, nhưng anh Vĩnh rủ tôi đổi phi vụ để bay sáng rồi hai đứa về Sàigòn chơi, sáng Thứ Bảy Sàigòn vui thấu trời! Đổi phi vụ là điềm không tốt cho phi công, vậy mà tôi không tin, nên tôi bị bắn tắt máy và tôi đáp bụng trong rừng tràm ở Đức Huệ gần biên giới Campuchia. Rốt cuộc sáng Thứ Bảy hôm ấy, tôi đâu có dạo phố Sàigòn mà tôi chạy trốn trong rừng tràm đầy sình lầy và nhờ anh Vĩnh nóng lòng cho tôi, anh liều mạng bay xẹt xẹt sát ngọn cây tràm, trên đầu tôi để yểm trợ, nhờ vậy mà địch quân chùn chân trong việc tìm bắt tôi. Rốt cuộc trong 10 phút trực thăng Mỹ vớt tôi về!
Khổ thiệt, có đụng trận tôi mới tin, mê chơi quá mà! Nhưng đó là chuyện đổi phi vụ, chứ còn vụ vợ có bầu mà Chuyên nói trong bài viết, cái nầy tôi chưa nghe bao giờ và tôi chưa tin. Nếu đúng như Chuyên viết thì phi công chết hết, vì hầu hết bà vợ của phi công nào cũng có bầu, không phải một lần mà nhiều lần, phi công thuộc giống tốt mà! Riêng tôi, vợ tôi có bầu hai năm liền tù tì và tôi vẫn bay vù vù, có sao đâu, ngược lại hai đứa tôi phây phả phê thấu trời đất, bây giờ nghĩ lại tôi còn phê!
Hôm nay là ngày hội ngộ 50 năm nhập ngũ của Chuồng D, nhưng anh Ninh đã vĩnh viễn rời Chuồng nên không về được. Tôi post bài viết của Chuyên về Ninh lên blog nầy như nén hương tưởng niệm đến anh Nguyễn Văn Ninh, một Thầy D quá dễ thương của Chuồng D.
Tôi cám ơn bồ tèo Không Quân Lê Phước Khương forward bài nầy cho tôi. tth
Sau đây là bài viết của Chuyên:
Ninh Đờ Gôn (De Gaulle)
- Nguyễn Văn Chuyên
Cái biệt danh “Đờ Gôn” (De Gaulle) mà bạn bè đặt cho anh thật là đúng với vóc dáng của một người Việt Nam to lớn ngoại khổ. Anh cao khoảng 1m75 với đôi vai rộng thật rộng làm cho bộ đồ bay mầu xám, dù là cỡ lớn nhất, trông cũng ngắn cũn cỡn. Cặp vai rộng làm cho người đứng sau lưng nhìn anh tưởng như là anh mặc áo bay mà quên chưa lấy cái móc áo ra vậy.
Tôi không dám gọi anh là Ninh Đờ Gôn vì khi tôi là Thiếu Úy mới về nước, anh đã mang lon Đại Úy được 3, 4 năm rồi. Anh là Sĩ Quan An Phi của Phi Đoàn, một nhiệm vụ xem ra hiền hòa nhất trong một cuộc chiến đang trong thời kỳ gay go. Anh rất hiền, thật là hiền làm đôi khi tôi thầm nghi ngờ về tài đánh giặc của anh. Anh ít đùa dỡn, không bài bạc, rượu chè, ăn chơi như những bạn bè đồng trang lứa. Những lần đi bay các phi vụ hành quân chung với anh, tôi mới thấy mình đã nhận xét lầm; vì trong cái bề ngoài hiền hòa ấy, anh xông pha, vùng vẫy một cách rất dũng cảm và chính xác mỗi khi tấn công mục tiêu.
Tôi làm quen với anh rất mau, có thể vì cùng giọng nói ...Bắc Kỳ với nhau, hoặc là vì tôi thường được sắp xếp đi bay chung phi tuần với anh trong nhiều phi vụ yểm trợ quân bạn, đặc biệt là trong vùng Tây Bắc hoặc phía Bắc của phi trường Biên Hòa: tôi bay phi cơ số hai và anh là người bay phi cơ số một.
Những lúc chúng tôi “sánh vai” ra đi từ phòng trực Phi Đoàn, đến phòng nai nịt áo lưới, đai dù và những dụng cụ cứu nạn, rồi phòng Hành Quân Chiến Cuộc nhận tọa độ mục tiêu, rồi ra bãi đậu phi cơ, ai nhìn anh và tôi đi bên nhau chắc cũng phải nực cười, vì anh và tôi trông cứ như một đôi đũa lệch: anh cao hơn tôi đến một cái đầu.
Tôi bay theo anh Ninh đến những mục tiêu nóng bỏng nhất, nơi quân bạn dưới đất cần yểm trợ: Lộc Ninh, An Lộc, Kà Tum, Tống Lê Chân, Chơn Thành, Lai Khê, Xa Cam, Minh Thạnh, Bến Cát, Tân Khai, Đức Hòa, Đức Huệ, v.v... Sau mỗi phi vụ, anh đều vội vã lái chiếc xe du lịch cũ kỹ trực chỉ về Khu Cư Xá Sĩ Quan với vợ con. Anh có hai cháu gái, chị Ninh đang mang thai và anh chị thì hy vọng làm thế nào có được một đứa con trai.
Không biết từ thời nào mà hình như những người mang nghiệp bay rất hay tin dị đoan. Dù theo đạo Công Giáo, anh Ninh cũng có vẻ ăn ở không yên khi thấy việc mang thai của vợ mình là một trong những điềm xui truyền khẩu, ngoài việc săn bắn chim, đi bay thế chỗ cho nhau và ...vợ có bầu, v.v... Rồi một tai nạn xẩy đến làm anh Ninh càng thêm lo nghĩ và có vẻ tin vào những điều xui truyền khẩu của nhân gian.
Hôm ấy, anh Ninh và tôi đi yểm trợ quân bạn mở đường tại Rừng Lá, Phan Thiết đang bị Cộng Quân đắp mô, chặn đường quấy phá. Đến mục tiêu chúng tôi bay xuống thấp và nhìn rõ hai đoàn xe bị kẹt hai bên mục tiêu và đồng bào tràn xuống đầy hai bên đường lộ chờ đợi. Ninh gọi tôi trên tần số:
- Phi Long 42, đây 41 gọi.
- Hai nghe!
- Cẩn thận nghe hai. Đồng bào và xe cộ rất sát mục tiêu. Đừng để tai nạn nào xẩy ra nghe không, hai!
- Hai nghe! Tôi đi skip Napalm sát đọt cây nghe!
- Ok! Nhưng đừng xuống thấp quá kẻo vướng xe đò, cột đèn thì phiền nghe!
- Hai nghe rõ!
Mục tiêu chỉ cách Quốc Lộ 1 chừng 100 mét và quân bạn đang dàn hàng ngang đẩy Cộng quân ra xa khỏi Quốc Lộ. Chúng tôi bay thật thấp trên đoàn người và nhìn thấy họ nhảy lên vẫy tay chào. Tôi lắc đôi cánh nẵng trĩu 6 trái bom Napalm cồng kềnh đáp lễ. Ninh mang 10 trái bom nổ 500 pounds nên anh đánh từ 3 ngàn bộ xuống, từng trái một theo sự chỉ dẫn của phi cơ quan sát L-19 trên mục tiêu. Còn tôi đánh từng trái Napalm sát ngọn cây, tạo ra một hàng rào lửa phân cách giữa bạn và thù. Mỗi lần đến sát mục tiêu, tôi đều nhìn thấy những vệt đạn lửa của địch quân bắng những vũ khí cá nhân hạng nhẹ nhắm bắn vào phi cơ của mình. Xong việc, Ninh gọi tôi:
- Hai, đây Một gọi!
- Hai nghe!
- Tôi còn kẹt hai trái bom không chịu rơi. Tôi sẽ vào mục tiêu một lần nữa. Anh bắn cà-nông bảo vệ cho tôi nhé!
- Hai nghe rõ!
Ninh nhào xuống mục tiêu một lần nữa, vẫy vùng, nhả từng loạt đạn cà-nông, nhưng hai trái bom bị kẹt vẫn không chịu rơi xuống. Tôi bay sau Ninh và khi anh bắt đầu kéo lên khỏi mục tiêu, tôi xả hết 800 viên cà-nông 20 ly dọc theo hàng rào lửa do bom Napalm đang cháy ở bên phía địch quân. Nhìn về phía đám đông và đoàn xe bị kẹt trên Quốc Lộ, tôi thấy dân chúng vỗ tay nhảy mừng. Tôi lắc đôi cánh vẫy chào và phóng theo sau phi cơ của Ninh. Ninh gọi tôi:
- Hai, đây Một gọi!
- Hai nghe!
- Theo tôi về khu oanh kính tự do để mình giải tỏa mấy trái bom này!
- Hai nghe rõ. Tôi đang bay sau lưng bạn!
Trước khi tới khu giải tỏa, Ninh thông báo và xin phép đài kiểm báo Paris tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Sau khi được phép, Ninh nhào 5, 6 lần xuống mục tiêu tự do, vận dụng hết mọi phương pháp, vùng vẫy, giằng co, cố làm cho 2 trái bom lìa ra khỏi cánh phi cơ, nhưng mãi mà chỉ có một trái chịu rơi, còn một trái vẫn đeo chặt vào cánh phải của máy bay. Mệt qúa, Ninh gọi đài kiểm soát phi trường Biên Hòa để xin về đáp.
- Biên Hòa đài, Phi Long 41 gọi!
- Biên Hòa đài nghe bạn!
- Phi tuần 2 phi cơ A-1 xin đáp. Phi cơ số 1 kẹt một trái bom 500 pounds.
- Ok. Thuận cho bạn về đáp “straight in” (bay thẳng từ xa vào) phi đạo 09, gió từ hướng 120 độ, mạnh 10 knotts. Sẽ có xe cứu hỏa và xe cứu thương túc trực sẵn cho bạn.
Rồi Ninh ra lệnh cho tôi:
- Phi Long 42, tactical formation (Bay xa tôi ra!). Trông chừng trái bom và phi cơ của tôi nghe!
- Phi Long 42 nhận 5!
Đài Kiểm Soát Biên Hòa lại gọi Ninh:
- Phi Long 41, Biên Hòa đài gọi!
- Biên Hòa nghe bạn!
- Bạn phải bay tuyến downwind (hướng gió xuôi) ở phía Bắc của phi trường, trước khi vào final approach, không được bay vào khu dân cư phía Nam là thành phố Biên Hòa. Nghe rõ trả lời!
- Phi Long 41 nhận rõ!
Theo lệnh của Đài Kiểm Soát, Ninh và tôi cẩn thận nhẹ nhàng đem hai chiếc máy bay men dọc theo hướng Bắc của phi trường, song song với phi đạo. Tôi bay xa xa phía sau Ninh vừa để ý nhìn phía trước, vừa để ý nhìn trái bom còn kẹt bên cánh phải của Ninh. Bất thình lình, tôi thấy trái bom rớt ra khỏi cánh máy của Ninh, dù phi cơ Ninh vẫn bình phi nhẹ nhàng ở 1,500 bộ. Tôi bấm máy la lên:
- Phi Long 41, trái bom của anh rớt rồi!
- Ok, hai! Tách xa tôi ra! Theo dõi kỹ trái bom xem sao!
Tôi dõi mắt nhìn theo trái bom, nhưng mầu olive của nó mau mắn mất hút hòa lẫn theo mầu cỏ cây dưới đất . Phía Bắc phi trường là những đồng ruộng bao la bát ngát, ở trên nhìn xuống chỉ thấy lác đác vài căn nhà nằm giữa những lùm dừa, lùm cau nho nhỏ. Thế mà đúng là “họa vô đơn chí”, trái bom rớt trúng vào một trong những lùm cau nhỏ ấy. Trong chớp mắt, tôi thấy một nhoáng lửa, một cái rùng mình thật mạnh của phi cơ, rồi bụi mù và khói lửa bùng lên từ xóm nhà nhỏ bé ấy.
- Phi Long 41, đây Hai gọi!
- Nghe Hai!
- Chết rồi! Bom rớt trúng nhà dân rồi Một ơi!
- Tôi thấy rồi! Trời ơi! Sao xui quá! Biên Hòa Đài, Phi Long 41 gọi!
- Biên Hòa Đài nhận rõ vấn đề! Xin bạn cho biết vị trí!
- Tôi đang ở 1,500 bộ, khoảng 5 miles hướng Bắc của phi trường. Xin bạn cho phi cơ tản thương gấp!
- Biên Hòa Đài nhận rõ! Sẽ điều động các phương tiện Emergency liền cho bạn!
Ninh và tôi cùng bay vòng lại phía mấy căn nhà nhỏ. Lửa và khói bay ngút trời. Người ta chạy túa ra những con đường đất, tay cầm vải trắng phất qua phất lại như ra hiệu đầu hàng xin chúng tôi đừng thả bom nữa. Ruột tôi thắt lại. Tim tôi đập liên hồi. Đau xót đến tận cùng! Chừng 5 phút sau, một phi cơ trực thăng cấp cứu của Mỹ, danh hiệu Pedro, vẫn túc trực thường xuyên trong phi trường Biên Hòa bay tới và đáp xuống cạnh đám cháy. Ninh gọi tôi trên tần số và bảo tôi về đáp.
Suốt đoạn đường từ bãi đậu phi cơ vào tới Phi Đoàn, Ninh không nói với tôi một lời. Anh đăm chiêu, mắt nhìn xa xăm. Tôi nghĩ anh đang vô cùng khổ tâm nên cũng không muốn bắt chuyện với anh làm gì. Sau khi trút bỏ đai dù và các thiết bị an toàn xong, tôi lấy Honda phóng thẳng đến Bệnh Xá, vừa đúng lúc chiếc trực thăng Pedro đáp xuống thả những nạn nhân vào phòng cấp cứu: hai người đàn bà, ba đứa trẻ con và một em bé mình mẩy băng bó, máu me đỏ thắm. Tôi rùng mình chạy Honda vội về Phi Đoàn. Trong phòng trực hành quân, Ninh đang ngồi viết Tờ Tự Khai. Tôi nói cho Ninh những điều tôi nhìn thấy ở Bệnh Xá. Ninh gục đầu xuống bàn viết, khóc nức nở.
* * *
Ít tháng sau, vào một buổi chiều tháng Tư năm 1973, trong một phi vụ yểm trợ cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại Cai Lậy, hai chiếc phi cơ thuộc Phi Đoàn 514 và hai chiếc thuộc Phi Đoàn 518 là hai phi tuần Skyraider được điều động từ phi trường Biên Hòa xuống trợ lực. Ninh và Thiếu Úy Toàn (Toàn Cu-Li) với danh hiệu Phi Long 61, cất cánh sau hai phi cơ của Phi Đoàn 514. Như thường lệ, Ninh đeo 10 trái bom nổ 500 pounds và Toàn mang 6 trái napalm nặng nề, cồng kềnh.
Bầu trời Miền Tây hôm đó khá nhiều mây, cộng thêm những màn khói mịt mù do nông dân đốt cỏ cây bên dưới bay lên làm cho tầm nhìn xa của phi công cũng bị giới hạn phần nào. Trần mây lơ lửng cao chừng 4 ngàn bộ và những cụm mây cumulus đầy hơi nước với độ dầy cả ngàn bộ. Dù tầng mây có những lỗ hổng lác đác, nhưng cũng đủ bắt buộc phi công phải bay dưới 4 ngàn bộ để quan sát cho rõ mục tiêu.
Theo lời Toàn kể thì lúc hai phi cơ còn ở xa xa là đã nhìn thấy hỏa lực phòng không của địch “dàn chào” rất kỹ hai chiếc Skyraider của Phi Đoàn 514 Phượng Hoàng đến trước đang quần thảo trên mục tiêu. Nào là đạn 23 ly, nào là đạn 37 ly phòng không nổ tung tóe xung quanh hai chiếc Skyraider lì lợm. Ninh lên tiếng cảnh giác Toàn:
- Phi Long 62, Một gọi!
- Hai nghe!
- Bọn nó bắn rát lắm. Cẩn thận nghe Hai! Đi ra xa mục tiêu một chút chờ Phượng Hoàng làm việc xong thì mình sẽ vào.
- Hai nghe rõ!
- Vùng này có rất nhiều (hỏa tiễn tầm nhiệt) SA-7. Anh bay xa tôi ra. Trông chừng cho nhau. Có gì la lên liền nghe Hai!
- Hai nhận 5!
Ninh và Toàn làm vòng chờ xa xa theo sự hướng dẫn của phi cơ quan sát tại hiện trường. Bỗng Toàn thấy một vệt lửa mầu cam từ dưới đất bay lên nhắm thẳng về hướng phi cơ của Ninh, lúc đầu chậm rãi rồi vụt nhanh như chớp nổ tung vào ống khói ở vùng đầu máy bay của Ninh. Toàn vừa há miệng định la lên thì đã thấy Ninh bay vụt ra khỏi phi cơ và chiếc dù hai mầu trắng đỏ bung ra với Ninh lơ lửng bên dưới. Chiếc Skyraider đầy bom đạn bốc lửa, quay tròn như con vụ được hai vòng rồi đâm xuống đất nổ tung. Mặc dù đeo trên thân tầu 6 trái napalm nặng nề, Toàn vẫn lì lợm và cố gắng lượn theo sát chiếc dù để xác định là Ninh còn sống và đã thoát ra khỏi chiếc phi cơ lâm nạn.
Rồi Toàn đưa chiếc máy bay vút lên trên tầng mây để che khuất tầm nhìn của địch quân. Toàn đổi tần số và báo cho Trung Tâm Kiểm Báo Paris tại phi trường Tân Sơn Nhứt:
- Paris đây Phi Long 62!
- Paris nghe bạn.
- Thông báo cho bạn: phi cơ số 1 của tôi bị trúng SA-7 và rớt ở Cai Lậy.
- Xin bạn cho biết tọa độ!
- Phòng không bắn nhiều quá, và trời rất nhiều mây nên tôi không thể xác nhận được tọa độ ngay bây giờ bạn!
- Tình trạng phi công ra sao?
- Phi công đã bung dù ra. Bạn liên lạc với phi cơ quan sát L-19 tại mục tiêu, có thể sẽ có tọa độ chính xác cho bạn. Tôi về đáp tại phi trường Biên Hòa nghe bạn.
- Nhận 5, Phi Long 62 về đáp Biên Hòa! Bạn yên chí! Chúng tôi sẽ liên lạc và chuyển lệnh điều động cấp cứu Phi Long 61!
Cho đến tối, vẫn không có tin tức gì của Ninh, mặc dù Toàn thề độc là nó đã bay vòng quanh dù của Ninh trước khi chui lên mây né đạn phòng không. Tôi được Thiếu Tá Phi Đoàn Trưởng (PĐT) Nguyễn Quan Vĩnh giao nhiệm vụ đi đến nhà báo tin cho chị Ninh. Tôi gõ cửa và bước vào căn nhà lính thô sơ. Chị Ninh đang ngồi ẵm đứa con gái nhỏ. Trên bàn ăn, mâm cơm đạm bạc đã dọn sẵn và chừng như đã nguội. Thấy tôi, chị uể oải, nặng nề đứng dậy. Bụng chị đã lớn lắm. Chị mỉm cười hỏi:
- Có chuyện gì đấy chú?
- Dạ, Thiếu Tá PĐT sai em đến báo tin cho chị hay là tối nay anh Ninh không về được.
- Sao thế hả chú?
- Dạ, anh ấy bị hư máy bay, phải đáp khẩn cấp ở dưới Cần Thơ. Phi trường mình đã gởi chuyên viên xuống để sửa chữa, hy vọng một hai bữa nữa thì anh ấy sẽ về đến.
Nét mặt chị Ninh lộ vẻ lo lắng. Vài giọt lệ tủi thân trào lăn trên má. Chị ôm chặt lấy đứa con gái nhỏ vào lòng, trong khi đứa gái lớn e thẹn bám lấy chân chị. Chị thở dài lẩm bẩm với các con, lớn vừa đủ để tôi nghe thấy:
- Thôi, đi ăn cơm các con. Bố không về được thì ba mẹ con mình ăn vậy!
Tôi chào chị Ninh từ giã, bước vội ra khỏi cửa. Một mặc cảm tội lỗi tràn ngập tâm tư tôi vì tôi biết tôi đã nói dối chị Ninh. Tôi chỉ biết là Ninh không về, nhưng tôi biết rõ không phải vì máy bay của Ninh hư và càng không phải là Ninh đáp xuống phi trường Cần Thơ!
Ngày hôm sau, cả phi đoàn vẫn chờ đợi tin tức của Ninh. Bặt vô âm tín từ các phi vụ quan sát và trực thăng tìm kiếm chung quanh khu vực mục tiêu. Vì quá nóng lòng, Thiếu Tá PĐT đã lấy xe pick up của Phi Đoàn, đích thân chở Thiếu Úy Toàn xuống tận Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 7 Bộ Binh để yêu cầu đơn vị này phụ một tay trong công tác đi tìm kiếm Ninh. Theo Toàn cho biết, hai người đã được một sĩ quan trung cấp tiếp đón, dùng xe Jeep của đơn vị chở hai người đi loanh quanh đến một vài địa danh gần mục tiêu thăm hỏi, nhưng cuối cùng không được kết quả gì và hai người đã thất vọng trở về Biên Hòa.
Cuối cùng Đại Úy Nguyễn Khoa Hoài trong Phi Đòan đã nẩy ra một ý kiến. Sau khi hội ý với Phi Đoàn Trưởng, Đại Úy Hoài lấy điện thoại xin tổng đài nối liên lạc với văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Khi tướng Nguyễn Khoa Nam lên tiếng bên kia đầu máy, Đại Úy Hoài nói:
- Chào chú, cháu là Hoài đây.
Chẳng hiểu hai chú cháu tướng Nguyễn Khoa Nam nói chuyện gì, chỉ thấy Đại Úy Nguyễn Khoa Hoài vâng dạ lia lịa bằng giọng Huế của anh. Cả Phi Đoàn quây quần xung quanh Đại Úy Hoài, hồi hộp chờ đợi. Sau cùng, Đại Úy Hoài nói:
- Cháu cần nhờ chú một việc. Cần lắm!
- ???
- Cháu có người bạn rất thân, hôm qua bay yểm trợ cho quân bạn trong vùng trách nhiệm của chú, bị bắn rớt, có nhảy dù ra mà mấy toán cấp cứu của Không Quân kiếm mãi không thấy. Chú ra lệnh cho thuộc cấp đi hành quân tìm nó dùm cháu được không?
- ???
- Dạ đúng rồi! Tại mặt trận Cai Lậy ngày hôm qua đó chú! Khi có tin gì chú báo ngay cho cháu ở Phi Đoàn nghe. Cảm ơn chú!
Đại Úy Hoài gác điện thoại xuống. Mọi người đều mừng vì may mắn có cháu ruột của Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh bay chung trong Phi Đoàn. Hai ngày qua, rồi ba ngày, vẫn không có tin tức gì của Ninh. Và mỗi ngày, tôi đều được phái đến Khu Cư Xá Sĩ Quan để ...nói dối chị Ninh. Không ai có can đảm nói sự thật cho chị. Sau ngày thứ ba, chị nói với tôi:
- Mong sao anh ấy về kịp. Chỉ còn có vài ngày nữa là tôi sanh rồi chú ạ!
Đến ngày thứ tư thì tin dữ về đến Phi Đoàn: Ninh đã chết! Cả Phi Đoàn bàng hoàng khi hung tín được Bộ Tư Lệnh Không Quân điện thoại lên. Cùng lúc ấy, Tướng Nguyễn Khoa Nam gọi điện thoại cho Đại Úy Hoài than phiền rằng vì đi vào tìm và lấy được xác của Ninh, ông đã mất một vài quân nhân dưới quyền. Nhưng ông cũng thông cảm vì sự yểm trợ của Không Quân mấy hôm trước và vì Ninh bị bắn rơi trong phi vụ yểm trợ cho đơn vị Bộ Binh trong vùng trách nhiệm của ông.
Thiếu Tá PĐT lái xe đưa tôi và Đại Úy Trương Phùng là Ủy Viên Xã Hội của Phi Đoàn xuống Bộ Tư Lệnh KQ nhận xác Ninh. Con đường từ Biên Hòa về đến Sài Gòn dài thật dài, dù chiếc xe pick up của Phi Đoàn Trưởng đã chạy hết tốc lực. Chúng tôi đi thẳng đến Nhà Vĩnh Biệt trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Hệ thống máy lạnh có lẽ không làm việc tốt lắm, nên vừa mở cửa ra là cả ba chúng tôi bị dội ngược lại vì mùi hôi thối của Ninh xông ra. Xác Ninh với khổ người cao lớn trong bộ đồ bay lấm bùn chương lên thật to nằm trên bàn.
Tôi không thể ngờ rằng đời sống con người lại có thể qua mau được như vậy. Một người mà mọi người quen biết đang yêu mến, đang trông chờ có thể đến nỗi như thế này sao?! Bất chợt, tôi lại nhớ đến thân phận mình, đến thân phận những bạn bè, chiến hữu khác đang bay vào lửa đạn khắp bốn Vùng Chiến Thuật, đang đùa dỡn với tử thần, đang vì Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm mà quên đi sự an lành cho chính mình. Tôi nhìn xác anh Ninh, lại nhớ đến chị Ninh và hai cháu gái nhỏ ở nhà và bật khóc.
Phải khó lòng lắm, Thiếu Tá PĐT, Đại Úy Trương Phùng và tôi mới moi được cái bóp trong túi áo bay trên ngực của Ninh ra. Đúng là Ninh rồi! Thẻ bài, giấy tờ tùy thân, hình vợ con và Thẻ Chủ Quyền của chiếc xe cũ kỹ anh vẫn lái hằng ngày. Tôi để ý không thấy sợi dây chuyền vàng với cây thánh giá Ninh đeo trước ngực và chiếc cà rá pilot anh vẫn đeo trên tay cũng không còn.
Chúng tôi phải xem xét kỹ như vậy vì khuôn mặt của Ninh không giống như lúc Ninh còn sống nữa. Da mặt Ninh đen như than vì nằm phơi nắng ba bốn ngày ngoài ruộng. Những con trùng sống dưới nước vẫn còn bò lổm ngổm bên xác Ninh. Theo lệnh của Thiếu Tá PĐT, tôi lấy tờ báo cuộn cái bóp của Ninh lại và bỏ vào túi áo bay dưới ống quần phải để mang về trao lại cho chị Ninh.
Dùng hết sức lực, cả ba chúng tôi vần nghiêng được xác Ninh, cố tìm xem nguyên nhân nào đã gây ra cái chết cho anh. Chẳng mấy khó khăn, chúng tôi thấy một vết đạn xuyên từ sau gáy trổ thẳng lên phía sau đầu của Ninh. Lúc đó, chúng tôi đoán biết là Ninh đã bị bắn chết khi đang treo lơ lửng trên trời. Chiếc dù hai mầu đỏ trắng của phi công khi rơi xuống ruộng nước đã bị hòa lẫn với mầu bùn đất làm cho nỗ lực tìm kiếm Ninh của các máy bay quan sát và trực thăng trong những ngày đầu đã không đưa đến kết quả nào.
Chúng tôi trở về Biên Hòa sau khi liên lạc và trao cái bóp của Ninh cho gia đình vợ anh ở Sài Gòn. Thiếu Tá PĐT bảo chúng tôi ra ngồi phía sau, để dành cabin chiếc xe pick up cho thân nhân của chị Ninh cùng đi lên Khu Cư Xá Sĩ Quan để đưa chị Ninh về Sài Gòn chăm sóc. Khi tôi thúc giục mau ra xe, chị Ninh tỏ vẻ nghi ngờ và phân vân, hỏi tôi:
- Tại sao tôi phải về Sài Gòn hả chú Chuyên?
- Dạ, vì phi cơ anh Ninh vẫn còn hư ở dưới Cần Thơ, mà chị thì sắp sanh, nên cần có người nhà phụ giúp chị và các cháu.
Rồi chị Ninh và các cháu lên chiếc xe du lịch cũ kỹ đi về Sài Gòn trước. Khi thấy chúng tôi đến sau bằng những chiếc xe pick up chở đồ đạc lỉnh kỉnh của nhà chị dọn từ Biên Hòa về, chị đoán già đoán non sự thể và òa lên khóc. Tôi nhìn thân hình nhỏ và cái bụng to của chị, miệng chị lẩm bẩm gì đó tôi nghe không rõ, rồi tự nhiên nước mắt tôi cũng dâng trào và tôi bật khóc thành tiếng. Cả nhà chị cùng những người hàng xóm hiếu kỳ đang vây quanh cũng không cầm được nước mắt và khóc theo. Chị hỏi tôi:
- Anh Ninh chết rồi hả chú Chuyên?
- ???
- Trời ơi! Sao chú lại nói dối tôi? Dẫn tôi đến thăm chồng tôi đi chú! Trời ơi! Anh ơi! Nỡ lòng nào anh bỏ em và các con thế này?!
Chị khóc lóc rên rỉ. Cái bụng quá lớn làm chị khó xoay xở. Chị không thể vật vã như những góa phụ khác. Chị ngồi bệt xuống chiếc phản gỗ, gương mặt bỗng tái nhợt đi, rồi bất tỉnh. Người thì lo bôi dầu gió, người thì quạt cho chị tỉnh lại. Không ai đồng ý chi chị đi thăm anh Ninh cả vì hai lý do: Ninh đã chương lên to và nặng mùi lắm rồi. Chị lại sắp sanh tới nơi có thể bất lợi cho thai nhi.
Sau một hồi được người thân “phù phép” bằng dầu gió, chị Ninh tỉnh lại. Chỉ chỉ ngồi yên mà không khóc nữa, tuy hai hàng nước mắt vẫn tuôn trào. Trước khi ngất xỉu đi lần thứ hai, chị mơ màng nói với theo:
- Chú Chuyên à, nếu chú không cho tôi đến nhìn mặt anh Ninh lần chót, ...”tôi sẽ không đẻ cho mà coi”!
Hai ngày sau, tôi và một vài chiến hữu trong Phi Đoàn được đưa xuống Nhà Vĩnh Biệt để đứng gác quan tài của Ninh, trước khi anh được an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Buổi tối trước ngày tiễn biệt Ninh, người ta mới đưa chị Ninh và hai cháu bé đến. Chị Ninh và hai cháu đều mặc bộ đồ tang vải màn thưa trắng, riêng chị còn có thêm một cái khăn trào mào trùm kín đầu và mặt. Ba mẹ con bước vào phòng để quan tài, đang khóc lóc ồn ào nhưng bỗng nín bặt. Chị lẩm bẩm lớn đủ cho mọi người nghe thấy:
- Tôi đã hứa rồi, tôi đã hứa rồi! Tôi sẽ không khóc. Tôi sẽ không khóc lóc, không vật vã đâu! Ninh ơi, em đến thăm anh lần cuối, rồi em sẽ về đi sanh đây anh! Sao anh lừa dối em? Sao anh lừa dối các con hả anh? Anh hứa anh sẽ về nhà ngay với em và các con sau phi vụ mà sao đã cả tuần lễ rồi mà anh vẫn còn nằm đây? Sao anh chẳng nói một lời, Ninh ơi! Em khổ quá Ninh ơi, anh có biết không, Ninh ơi?!
Chị Ninh cứ lẩm bẩm như thế và cả hai cháu gái nhỏ cùng bám lấy chân mẹ đi vòng quanh ve vuốt cỗ quan tài. Những người có mặt không ai cầm được nước mắt và tất cả cùng khóc theo chị Ninh.
Lúc ấy, một sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân đến cử hành nghi thức gắn lên chiếc gối nhỏ bằng nhung đỏ trên quan tài của Ninh một Bảo Quốc Huân Chương, một Phi Dũng Bội Tinh và truy thăng Đại Úy Nguyễn Văn Ninh lên ...Cố Trung Tá. Lý do là vì Ninh đã có Nghị Định lên Thiếu Tá, nhưng khi Ninh tử trận, Nghị Định thăng cấp của Ninh chưa kịp về đến Phi Đoàn. Người ta trao cho chị Ninh chiếc gối nhỏ mầu máu đỏ tươi ấy với những huy chương được cài cẩn thận cạnh hai bông mai bạc. Chị ôm lấy nó, nức nở và khuỵu gối xuống bất tỉnh trong vòng tay thân nhân.
Đêm hôm ấy, chị Ninh hạ sanh một cháu trai, đúng như nguyện ước của chị và anh Ninh Đờ Gôn.
* * *
Lời người viết:
Đã 40 năm qua kể từ ngày Ninh anh dũng hy sinh, không biết chị Ninh, hai cháu gái và cháu trai bây giờ ra sao, sau sự mất mát đớn đau tuyệt đỉnh ấy?! Trong những tháng năm khói lửa của cuộc chiến sau khi anh hy sinh và rồi qua những thăng trầm dâu bể của đất nước, cầu mong chị và các cháu vẫn được Ơn Trên và anh linh của Ninh phù trợ, để có can đảm và hy vọng trong đời sống. Dù đớn đau, dù cay đắng, dù bạc bẽo, mong rằng chị và các cháu lúc nào cũng có thể tự nhủ được trong lòng mình rằng, sự chiến đấu anh dũng và hy sinh cao cả của anh Ninh cho quê hương dân tộc Việt Nam sẽ vẫn mãi mãi được quê hương và dân tộc tri ân. Kính.
HHHoà
Subscribe to:
Posts (Atom)