Thăm viếng Côn Đảo
Nghĩ tới
Côn Đảo, đầu óc tôi như bị kích động để rồi diễn tiến đời tôi từ những ngày tháng của đầu năm 1975
cho tới ngày 30 tháng 4, 1975, như một đoạn phim củ đầy kỷ niệm lo âu ứa lệ tuần tự hiện rỏ lại trong trí nhớ tôi. Côn Đảo đã cưu mang gia đình tôi trong những giờ phút sôi bỏng của đất nước, ơn nầy đã được ghi sâu vào đáy lòng tôi, nên hôm nay tôi trở
lại thăm viếng Côn Đảo mà lòng tôi nôn nao như lần đầu tôi trở về Việt Nam ngày nào! Với Côn Đảo tôi không thể dùng từ tham quan mà tôi dùng từ thăm viếng, vì tôi còn nợ Côn Đảo cho tới chết.
Trước 1975 chúng tôi không gọi Côn Đảo mà chúng tôi gọi là Côn Sơn. Thời Việt Nam bị Pháp đô hộ, Côn Đảo còn có tên Côn Nôn (Côn Lôn) do tiếng Pháp Poulo Condore mà ra. Nơi đây người Pháp lập ra nhà tù “Chuồng Cọp” để nhốt những người Việt Nam chống Pháp. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà tù Côn Đảo được dùng để nhốt tù nhân chính trị, trong đó có nhóm Caravelle.
Nhóm
Caravelle. Nhóm Tự Do Tiến Bộ, gọi tắt là Cấp Tiến, do 18 nhân sĩ gồm các ông
Trần Văn Văn, Phan Khắc Sữu, Phan Quang Đán…. lập ra để đối lập với Tổng Thống
Ngô Đình Diệm. Ngày 26 tháng 4, 1960 ông Trần Văn Văn và ông Phan Khắc Sữu mặc âu
phục chỉnh tề, bất thần đến dinh Độc Lập nhờ quân phòng vệ chuyển bản tuyên cáo
đến Tổng Thống Diệm. Sau đó hai ông về khách sạn Caravelle họp báo gồm 18 nhân
sĩ, phóng viên trong ngoài nước, đại diện các toà đại sứ. Từ đó nhóm Cấp Tiến còn
có tên nhóm Caravelle.Trước 1975 chúng tôi không gọi Côn Đảo mà chúng tôi gọi là Côn Sơn. Thời Việt Nam bị Pháp đô hộ, Côn Đảo còn có tên Côn Nôn (Côn Lôn) do tiếng Pháp Poulo Condore mà ra. Nơi đây người Pháp lập ra nhà tù “Chuồng Cọp” để nhốt những người Việt Nam chống Pháp. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà tù Côn Đảo được dùng để nhốt tù nhân chính trị, trong đó có nhóm Caravelle.
Trong buổi họp ở khách sạn Caravelle, nhóm Cấp Tiến chỉ trích quyết liệt các sai lầm của Tổng Thống Diệm. Nên nhớ lúc ông Diệm ở Mỹ mới về nước, nhóm nầy lúc đầu ủng hộ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại.
Nhóm
Caravelle bị bắt và bị đày ra Côn Sơn. Một chiếc vận tải hạm của Hải Quân
Việt Nam Cộng Hoà mang mã hiệu Hàn Giang HQ-401 được lệnh chở nhóm Caravelle và
một số đông tù binh khác ra nhốt ở Côn Sơn. Rồi có nguồn tin, một phi công khu
trục đàn anh của tôi tên Huỳnh Minh Đường được lệnh dội bom chiếc tàu nầy. Anh
phi công Đường không dội bom chiếc tàu mà bay thẳng qua Campuchia lánh nạn. Ai
muốn tìm hiểu thêm về chiếc vận tải hạm Hàn Giang HQ-401 thì Click Vào Đây để đọc những lời
của Ông Võ Văn Sáu, một quân nhân Hải Quân có mặt trên chiếc tàu đêm hôm ấy.
Mới đây tôi đọc
trong internet, ông Hạm Trưởng chiếc tàu chở nhóm Caravelle xác nhận giữa khuya
đêm hôm ấy chiếc tàu đang chạy ngoài khơi thì có một chiếc máy bay khu trục mang
đầy bom đạn rà sát mở đèn rọi quan sát chiếc tàu rồi bỏ đi. Trời! Dễ sợ quá,
nguyên thuỷ thủ đoàn của chiếc vận tải hạm to lớn, không ai làm chính trị mà suýt
bị chết oan! Sau nầy tôi về cũng cùng phi đoàn khu trục ấy, tôi có nghe chuyện anh
phi công Đường nhưng tôi không quan tâm vì tôi không biết thực hư, cho tới mới đây
khi tôi đọc trong internet lời nói của ông Hạm Trưởng, làm tôi thắc mắc.
Thắc mắc của
tôi được giải đáp phần nào! Mới đây tôi có hỏi một anh phi công khu trục đàn
anh của tôi cùng phi đoàn và cùng thời với anh phi công Đường. Anh nầy cho tôi
biết sau khi anh Đường lái máy bay qua Campuchia, có lần một phi công Mỹ cố vấn
của Phi Đoàn bay từ Biên Hoà qua Campuchia thăm anh Đường. Vậy là có bàn tay Mỹ
đã cứu mạng bao nhiêu người trong chiếc tàu đêm hôm ấy? Chỉ có anh Đường mới trả
lời được câu hỏi nầy! Ôi! Chính trị muôn mặt! Điều trớ trêu là lúc ấy tôi chưa
vô Không Quân, nhưng tôi biết rất rỏ nhóm Caravelle! Vì lúc ấy tôi với bồ tèo
Thế (Kỹ Sư Air Việt Nam) của tôi, chạy đôn đáo đến các toà đại sứ Anh, Pháp… để
đưa thư của nhà cách mạng lão thành Nguyễn Thế Truyền để xin can thiệp thả nhóm
Caravelle.
Ba Má của Thế
nuôi Cụ Truyền trong nhà, tôi tới chơi với Thế rồi Cụ Truyền rất thương tôi nên
tôi giúp Cụ chứ tôi không hề thích làm chính trị. Khi sức khoẻ Cụ Truyền bắt đầu
suy yếu vì tuổi già, có lần Cụ nói với tôi Cụ muốn giao tôi cho ông 3 Huy nhưng
tôi từ chối và thưa với Cụ tôi chỉ thương Cụ thôi chứ tôi không thích làm chính
trị.Tôi gia nhập Không Quân không lâu thì có đảo chánh lật đổ ông Diệm và ông Diệm, ông Nhu bị giết! Sau khi ông Diệm chết, nhóm Caravelle được thả về Sàigòn và anh phi công Đường cũng rời Campuchia về lại Sàigòn nhưng không ai biết anh Đường ở đâu và làm gì. Sau đó không lâu ông Phan Khắc Sữu lên làm Quốc Trưởng một thời gian.
Anh Đường có
hai người em trai cũng là phi công của Việt Nam Cộng Hoà. Từ 1967 cho tới 1975,
tôi ở cùng phi đoàn với anh phi công em kế anh Đường và chúng tôi rất thân tình,
nhưng tôi không tò mò tìm hiểu những việc không nên biết làm gì, vì chính trị
muôn mặt, thời ấy biết nhiều chỉ có mang hoạ vào thân!
*************Côn Đảo là một quần đảo nằm ngoài khơi bờ biển Miền Nam Việt Nam. Côn Đảo là một Huyện thuộc tỉnh Bà Rịa. Nếu kéo một đường thẳng từ Sàigòn xuống phía nam, và một đường thẳng từ Cà Mau ra phía đông thì Côn Đảo nằm trên giao điểm của hai đường thẳng nầy. Nói đơn giản hơn, Côn Đảo nằm cùng kinh độ với Sàigòn và cùng vĩ độ với Cà Mau. Nếu nhìn trên bản đồ, Côn Đảo gần tỉnh Bạc Liêu hơn tỉnh Bà Rịa nhiều!
Côn Đảo gồm
có 16 đảo với tổng số diện tích là 76km2. Trong đó Côn Đảo lớn nhất với 51.52
km2.
Nhìn kỷ chử Minh City, ngay dưới chử H của chử Minh có chấm đen, đó là Côn Đảo.
Côn Đảo và các đảo nhỏ.
Tên và diện tích các đảo.
Trước 1975 hầu
như bãi biển Miền Nam Việt Nam từ Qui Nhơn trở xuống tới Cà Mau, nơi nào tôi cũng
có rà máy bay sát bãi biển để chọc phá các cô tắm biển. Có lần trên bờ biển Vũng
Tàu nơi hoang vắng, tôi thấy một cặp nhân tình trẻ đang bắt cặp trên bãi cát, rồi
tôi rà máy bay sát trên đầu họ, họ bỏ chạy quên cả lấy áo quần. Lần ấy tôi rất
hối hận và tôi thề không bao giờ làm lại lần thứ hai.
Bãi biển Côn
Đảo thì khỏi chê. Bãi biển
Miền Nam, tôi mê nhất là bãi biển Côn Đảo, thanh vắng, bãi cát sạch trơn và nước
biển thì trong xanh, phong cảnh rất hữu tình. Bãi cát dưới nước không lồi lõm và
có độ dốc rất ít nên du khách có cãm tưởng như bằng phẳng và sóng biển thì nhẹ nên
không nguy hiểm cho người không biết bơi.
Côn Đảo một kỷ niệm ứa lệ đời tôi. Đầu năm 1975 tôi thỉnh thoảng lên Quận Bù Đăng thuộc Tỉnh Sông Bé ở lại đêm để đi săn nai. Trời! Nai ở Bù Đăng nhiều quá sức, đêm rọi đèn tôi thấy mắt nai nhiều như sao! Trung bình trong vòng hơn một giờ tôi có thể bắn khoảng 6 con nai rồi nghĩ.
Có lần tôi rủ
Đại Tá phi công Tuấn em cô cậu với tôi lên Bù Đăng ở đêm đi săn nai. Ông Tỉnh
Trưởng Sông Bé nói với ông Quận Trưởng về tôi và ông Tuấn: “Hai ông phi công nầy sẽ chết!”. Nhưng ông
Quận Trưởng thì bảo đảm với tôi rằng không sao cả vì ông và VC có hiệp ước rồi,
không ai tấn công ai!
Một lần sau
khi săn nai ban đêm, tôi nằm ngũ trong khu nhà dân bên đường. Trời! Tôi nghe xe tăng VC
chạy rần rần từ Campuchia đi ngang Bù Đăng để vào tỉnh Bão Lộc. Sáng hôm sau tôi
gặp ông Quận Trưởng và tôi hỏi:- Xe tăng VC chạy rần rần suốt đêm mà sao anh không báo về Sàigòn?
- Tôi có báo mà không ai làm gì hết!
Nghe ông Quận
Trưởng nói tôi sợ thất kinh! Thế là tôi về Sàigòn, tôi đi dịch khai sanh hai đứa
con tôi ra tiếng Mỹ, rồi tôi cho bà xả tôi đi học may, học nấu ăn để chuẩn bị bỏ
Việt Nam chạy! Hai đứa con tôi sanh ở nhà thương Grall nên tôi ra Quận 1 để dịch
giấy khai sanh cho con. Tôi nói lý do tôi dịch giấy khai sanh cho con, bà coi phòng dịch giấy khai sanh nhìn tôi tưởng tôi điên!
Bà nói:
-
Chồng
tôi là Trung Tá mà tôi không lo. Ông lo quá đáng.
Tôi cười.
Rồi tôi nhờ
Dược Sĩ Cỗ Văn Thinh bồ tèo của tôi, trưởng phòng dược phẩm của bệnh viện Cảnh Sát, giới thiệu tôi với Bác Sĩ Th. chủ một viện bào chế thuốc Tây ở Sàigòn để tôi xin làm trình dược viên. (Khi tôi đang viết bài nầy thì như có thần giao cách cãm, Thinh đang ở Paris, sau 38 năm hai đứa tôi thất lạc, bất thần tôi nhận được email của Thinh sau mấy chục năm dò hỏi. Lỉên lạc được Thinh, tôi mừng quá sức. Thinh thúc giục tôi qua Paris gặp Thinh rồi đầu December chúng tôi kéo nhau về VN ăn Tết. Tôi đã mua vé máy bay đi Paris!). Mỗi ngày tôi đi bay hành quân
xong, tôi sẽ ghé các tỉnh để đi bán thuốc Tây.
Ông Bác Sĩ
chủ viện bào chế thuốc Tây hỏi tôi:
-
Tại
sao anh đi bán thuốc?- Tôi cần nhiều tiền gấp để chuẩn bị bỏ Việt Nam chạy.
- Tôi sẽ để anh làm cho anh vui, nhưng tôi nghĩ sẽ không có gì đâu!
- Tôi chỉ chuẫn bị vậy thôi! Cám ơn Bác Sĩ.
Vậy mà tôi chuẫn
bị đúng! Nhưng rốt cuộc tôi chưa bán thuốc Tây được đồng nào vì thời cuộc đất nước biến
chuyển nhanh quá sức! T ôi bắt bồ với anh phi đoàn trưởng C7, và tôi cho anh biết những gì tôi nghe thấy, anh bạn tin.
Vì sợ trở tay
không kịp nên hai đứa tôi đồng ý “chồng đâu
vợ con đó!”. Hai đứa tôi đưa vợ con vô
phi đoàn và ở trong văn phòng của anh bạn tôi cả mấy tuần. Có một lần, Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 KQ mở cửa phòng thấy hai bà và 7 đứa nhỏ trong phòng, ông đóng ầm cánh cửa và chưởi: "Địt mẹ như thế nầy thì đánh đấm gì nữa!". Rồi ông im lặng bỏ đi và hai đứa tôi nói lén sau lưng ông: "Địt mẹ vợ con Tướng đâu?". Ông nói cho có nói vậy thôi vì vợ con ông đã bỏ xứ đi mất rồi!
Khi phi cơ địch
từ Phan Rang vô dội bom căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Tân Sơn Nhất được lệnh đóng
cửa, mọi sự ra vô căn cứ tuyệt đối cấm. Nếu giờ nầy mà vợ con tôi còn ở nhà thì
tôi chịu thua và đời tôi coi như tan nát! Tôi mừng quá sức, đó là sáng 28 tháng 4,
1975 rồi tối 28 tháng 4 Không Quân Tân Sơn Nhất có chương trình di tản vợ con đi
Côn Sơn. Vợ con của hai đứa tôi cũng được di tản đi Côn Sơn.
Căn cứ Không
Quân Tân Sơn Nhất bị mưa hoả tiển. Đêm 28 tháng 4, 1975 khi cuộc di tản vợ con đi
Côn Sơn xong thì đến khuya, căn cứ Tân Sơn Nhất chịu một trận hoả tiển của địch
bắn vào như mưa!
Căn cứ Không
Quân Tân Sơn Nhất bị tan hàng! Tôi có linh cảm Không Quân Tân Sơn Nhất sẽ bị
tan hàng sáng nay, đó là sáng 29 tháng 4, 1975. Tôi nói với anh bạn: “Hai đứa mình
theo dõi Đại Tá Không Đoàn Trưởng, khi ổng lên xe jeep thì hai đứa mình cũng lên
xe”. Anh bạn đồng ý.
Đúng 9 giờ sáng,
Đại Tá Không Đoàn Trưởng lên xe jeep thật. Tôi và anh bạn lật đật chạy ra xe jeep
của anh bạn. Ông Đại Tá nhìn hai đứa tôi rồi chưởi: “Địt mẹ đi đâu đó?”. Chúng
tôi làm thinh và lòng tôi tê tái!
Tôi và anh bạn
bị lạc nhau. Khi hai đứa tôi chạy ra xe, thì bất thần, anh quyền phi đoàn trưởng
của tôi (anh Phi Đoàn Trưởng chính thì bay trốn đi Phi Luật Tân trước rồi!) nổi
điên chỉa súng M16 vào hai đứa tôi và hét to: “Tụi bây chạy à, tao bắn”. Anh bạn
tôi nói: ”Thằng L. là VC, chạy Thái ơi!” Hai đứa tôi bỏ xe chạy bộ, mỗi người mỗi
ngã và hai đứa tôi lạc nhau từ đó. Thật ra thì anh quyền phi đoàn trưởng của tôi,
tối ngày cứ ôm rượu nhậu rồi giờ chót vợ con anh còn kẹt ở nhà nên anh nổi điên!
Ông Đại Tá
Không Đoàn Trưởng bị anh binh nhì bắn doạ.
Khi ông Đại
Tá lái xe jeep ra bãi đậu máy bay thì ông bị anh binh nhì gác máy bay bắn doạ
dưới đường. Viên đạn mà anh binh nhì bắn dội ngược lên trúng bể đầu gối một anh
phi công trẻ đang đi trên đường, anh nằm rên la, nhưng đâu có ai cứu anh vì bác
sĩ và nhà thương đâu còn nữa mà cứu! Trong khi đó ông Đại Tá sợ quá, quay đầu xe
jeep chạy hướng khác để ra bãi đậu máy bay, còn tôi thì đi bộ từ từ tới nói
chuyện với anh binh nhì gác máy bay. Tôi hỏi:
-
Tại
sao em bắn?- Tôi được lệnh không cho ai lấy máy bay.
- Tôi cho em biết sếp của em chạy hết rồi. Em không tin thì bóc máy lên gọi coi có ai trả lời không.
Anh binh nhì
bóc máy gọi hoài và không thấy ai trả lời, tôi nói tiếp:
-
Em
có hai chọn lựa, hoặc là lên máy bay đi với anh, hoặc là bỏ súng về nhà. Em ở đây
thì địch quân tràn vào bắt em.
Anh binh nhì
khóc và nói: “Em về nhà”. Tôi đi bộ ra bãi đậu máy bay C7 thuộc phi đoàn của
anh bạn tôi nhưng tôi không thấy anh bạn đâu. Sau cùng tôi lên một chiếc C7 do
hai anh phi công trẻ lái. Vì anh binh nhì bắn doạ nên chiếc máy bay C7 mà tôi bước
lên trống trơn, có khoảng 20 người trong khi chiếc máy bay nầy có thể chứa trên
30 người.
Xuống phi
trường Côn Sơn tôi gặp lại bà xả và hai con. Gặp tôi bà xả khóc sướt mướt và nói:
“Đêm qua em nghe trong radio của ông cảnh sát gác phi trường, rằng căn cứ Tân Sơn
Nhất bị pháo suốt đêm. Em sợ anh chết nên em khóc suốt đêm, đâu có ngũ được chút
nào!”. Tôi ôm vai bà xả xiết mạnh. Rồi tôi gặp vợ con anh bạn, chị hỏi tôi:- Ảnh đâu anh Thái?
- Hai đứa tôi chạy rồi lạc nhau. Nhưng chị yên tâm, vợ chồng tôi đâu thì chị đó nhe.
Chị đồng ý.
Trong khi đó, sau khi thất lạc với tôi, anh bạn của tôi sáng hôm ấy anh nhảy lên chiếc máy bay C130. Anh trưởng phi cơ của chiếc C130 nầy bay thẳng qua Thái Lan mà không ghé Côn Sơn. Lúc bây giờ anh phi công nào giựt được chiếc máy bay thì đương nhiên anh phi công đó toàn quyền muốn bay đi đâu cũng được, không còn ai chỉ huy ai, cấp bực quân đội lúc bây giờ không còn giá trị!
Anh bạn của tôi bị đưa thẳng qua Thái Lan, trong khi đó vợ con anh thì ở Côn Sơn. Điều may mắn cho anh bạn là Chị và 5 đứa con gặp anh lính đệ tử ruột của anh trong phi đoàn, nên anh lính nầy phụ Chị lo cho các con của anh. Nhờ vậy mà tôi có thì giờ lo cho vợ con tôi.
Đêm hôm đó 29 tháng 4, 1975 gia đình tôi ngũ ở bãi đậu phi cơ của phi trường Côn Sơn, dưới cánh chiếc máy bay C130, còn những gia đình khác sợ pháo kích nên họ trốn đâu mất hết. Tôi sợ đêm khuya máy bay cất cánh mà tôi không hay, nên tôi chấp nhận hoặc đi hoặc chết và tôi liều mạng ngũ dưới cánh máy bay.
Ăn con gà luộc để đời. Lúc bây giờ trong túi áo bay của tôi còn rất nhiều tiền Việt Nam. Tôi hỏi anh lính Cảnh Sát gác phi trường:
- Nhà anh có nuôi gà không?
- Dạ có.
- Anh về nhà luộc cho tôi một con gà, tôi cho anh 200 ngàn đồng, chịu không?
- Dạ chịu.
Anh lính Cảnh Sát bỏ phiên gác, chạy về nhà luộc gà cho tôi. Anh đem ra con gà luộc. Tôi kêu bà xả lại ăn, nhưng bà xả nhớ cha nhớ mẹ khóc thút thít không ăn. Hai con nhỏ 4 và 2 tuổi thì đang ngũ. Tôi ăn con gà luộc một mình dưới cánh máy bay để nhớ đời, vì lúc bây giờ tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ còn cơ hội trở lại Việt Nam thân yêu.
Tôi ăn con gà luộc để đời và mắt tôi ứa lệ! Nhưng tôi vẫn thấy ngon vì cả ngày tôi có ăn gì đâu!
Sáng ngày 30 tháng 4, 1975 ông Cảnh Sát bảo các ông Không Quân đi vì ông Dương Văn Minh đã đầu hàng, và họ được lịnh thả tù. Nghe thả tù, chúng tôi không ai bảo ai, gở lon và lên đạn cây súng M16. Tù VC ở Côn Sơn rất đông.
Lính Không Quân ở phi trường Côn Sơn nổi loạn. Vì Không Quân và gia đình quá đông, máy bay thì giới hạn. Chúng tôi quyết định bà nào có chồng thì đi, không chồng thì ở lại. Các bà không chồng la ó phản đối, nhưng chúng tôi không làm sao hơn được. Riêng chị vợ của anh bạn tôi, may mà có anh lính đệ tử ruột của anh đứng ra nhận làm trưởng gia đình nên tạo sự dễ dàng cho chính tôi. Các anh lính Không Quân nổi loạn và hét lớn:
- Các ông phi công bỏ chúng tôi lại thì chúng ta cùng chết, không một ai đi!
Lúc bây giờ phi công trực thăng ở Côn Sơn tôi quen khá nhiều. Tôi lên tiếng giải quyết:
- Các anh lính bình tỉnh. Tôi sẽ nhờ các anh bay trực thăng, đưa các anh lính ra hạm đội Mỹ rồi tụi tôi mới đi, các anh chịu không?
- Chịu.
Vậy là tôi giải quyết ổn thoả với các anh lính, còn các bà không chồng thì chúng tôi chịu thua. Trong khi đó các anh phi công bị đưa thẳng qua Thái Lan, họ đòi lấy máy bay về Côn Sơn đón vợ con. Nhưng Mỹ không cho lấy máy bay, vì máy bay lúc bây giờ đã được xoá cờ Việt Nam Cộng Hoà và sơn cờ Mỹ lên rồi. Tuy nhiên Mỹ hứa sẽ liên lạc với hạm đội, để đưa trực thăng vô đón hết những ai trên Côn Sơn mà muốn đi. Đúng như lời hứa, hạm đội đã đón hết những ai trên Côn Sơn mà muốn đi. Nghĩ đến điều nầy làm tôi sợ thất kinh, vì nếu tôi bị đưa thẳng qua Thái Lan thì tôi bảo đảm bà xả tôi sẽ dẫn hai con tôi về Sàgòn, vì bà xả nghĩ tôi đã chết vì pháo kích, hơn nữa cha mẹ anh em bà xả đang ở nhà tôi ở Sàigòn. Dễ sợ quá!
Xế chiều ngày 30 tháng 4, 1975 gia đình tôi và vợ con anh bạn đã có mặt ở căn cứ Không Quân Utapao của Mỹ ở Thái Lan. Anh bạn và vợ con xum họp tại đây. Không Quân Mỹ đã trảỉ nệm và dọn đồ ăn thức uống sẵn trong hangar rộng mênh mông để tiếp đón chúng tôi. Gia đình tôi nằm nghĩ không lâu thì chúng tôi được đưa đi đảo Guam bằng máy bay vận tải khổng lồ của Không Quân Mỹ.
*************
Thăm viếng Côn Đảo ngày thứ 1.
Đúng 8 giờ sáng tôi có mặt ở phi trường Tân Sơn Nhất để nhập đoàn du khách 19 người để tour lo thủ tục lên máy bay đi Côn Đảo. Rồi 9:30 phút sáng máy bay cánh quạt chở đoàn du khách cất cánh và mất 45 phút bay thì máy bay đáp ở phi trường Cỏ Ống Côn Đảo.
Xuống phi trường Côn Đảo, bãi đậu máy bay so với ngày xưa không thay đổi nhiều, tôi nhận ra ngay bãi đậu máy bay ngày xưa, nơi mà gia đình tôi ngũ dưới cánh máy bay đêm 29 tháng 4, 1975. Nơi đây tôi đã ăn con gà luộc giữa đêm khuya để vĩnh biệt Việt Nam thương yêu, trong khi đó bà xả tôi ngồi khóc thút thít vì nhớ cha nhớ mẹ và hai con nhõ của tôi thì đang ngũ say. Trời! Kỹ niệm ứa lệ nầy làm uất nghẹn lồng ngực tôi và tôi nhớ thương bà xả quá sức, tôi cố cầm nước mắt nhưng không được nữa rồi! Nước mắt tôi ràn rụa, có cô trong đoàn trông thấy và hỏi tôi:
- Anh sao vậy?
- Cám ơn cô, tôi bị bụi vô mắt!
Trong đoàn đâu có ai hiểu được tâm trạng của tôi là đi tìm kỷ niệm chứ không phải đi tham quan! Kỷ niệm giờ đây tôi đã gặp, chuyến thăm viếng Côn Đảo của tôi tới đây có thể được coi như đủ rồi, tôi có thể trở về Sàigòn. Nhưng không được, tôi phải cẩn thận không khéo người trong đoàn tưởng tôi điên nên tôi cố nén lòng bình thản bước theo đoàn lên xe để vô phố.
Bãi đậu máy bay ở phi trường Côn Đảo, nơi mà gia đình tôi ngũ đêm 29 tháng 4, 1975.
Thời gian này, bà có sáng tác một bài thơ và được truyền miệng đến ngày nay:
Trong khi đó, sau khi thất lạc với tôi, anh bạn của tôi sáng hôm ấy anh nhảy lên chiếc máy bay C130. Anh trưởng phi cơ của chiếc C130 nầy bay thẳng qua Thái Lan mà không ghé Côn Sơn. Lúc bây giờ anh phi công nào giựt được chiếc máy bay thì đương nhiên anh phi công đó toàn quyền muốn bay đi đâu cũng được, không còn ai chỉ huy ai, cấp bực quân đội lúc bây giờ không còn giá trị!
Anh bạn của tôi bị đưa thẳng qua Thái Lan, trong khi đó vợ con anh thì ở Côn Sơn. Điều may mắn cho anh bạn là Chị và 5 đứa con gặp anh lính đệ tử ruột của anh trong phi đoàn, nên anh lính nầy phụ Chị lo cho các con của anh. Nhờ vậy mà tôi có thì giờ lo cho vợ con tôi.
Đêm hôm đó 29 tháng 4, 1975 gia đình tôi ngũ ở bãi đậu phi cơ của phi trường Côn Sơn, dưới cánh chiếc máy bay C130, còn những gia đình khác sợ pháo kích nên họ trốn đâu mất hết. Tôi sợ đêm khuya máy bay cất cánh mà tôi không hay, nên tôi chấp nhận hoặc đi hoặc chết và tôi liều mạng ngũ dưới cánh máy bay.
Ăn con gà luộc để đời. Lúc bây giờ trong túi áo bay của tôi còn rất nhiều tiền Việt Nam. Tôi hỏi anh lính Cảnh Sát gác phi trường:
- Nhà anh có nuôi gà không?
- Dạ có.
- Anh về nhà luộc cho tôi một con gà, tôi cho anh 200 ngàn đồng, chịu không?
- Dạ chịu.
Anh lính Cảnh Sát bỏ phiên gác, chạy về nhà luộc gà cho tôi. Anh đem ra con gà luộc. Tôi kêu bà xả lại ăn, nhưng bà xả nhớ cha nhớ mẹ khóc thút thít không ăn. Hai con nhỏ 4 và 2 tuổi thì đang ngũ. Tôi ăn con gà luộc một mình dưới cánh máy bay để nhớ đời, vì lúc bây giờ tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ còn cơ hội trở lại Việt Nam thân yêu.
Tôi ăn con gà luộc để đời và mắt tôi ứa lệ! Nhưng tôi vẫn thấy ngon vì cả ngày tôi có ăn gì đâu!
Sáng ngày 30 tháng 4, 1975 ông Cảnh Sát bảo các ông Không Quân đi vì ông Dương Văn Minh đã đầu hàng, và họ được lịnh thả tù. Nghe thả tù, chúng tôi không ai bảo ai, gở lon và lên đạn cây súng M16. Tù VC ở Côn Sơn rất đông.
Lính Không Quân ở phi trường Côn Sơn nổi loạn. Vì Không Quân và gia đình quá đông, máy bay thì giới hạn. Chúng tôi quyết định bà nào có chồng thì đi, không chồng thì ở lại. Các bà không chồng la ó phản đối, nhưng chúng tôi không làm sao hơn được. Riêng chị vợ của anh bạn tôi, may mà có anh lính đệ tử ruột của anh đứng ra nhận làm trưởng gia đình nên tạo sự dễ dàng cho chính tôi. Các anh lính Không Quân nổi loạn và hét lớn:
- Các ông phi công bỏ chúng tôi lại thì chúng ta cùng chết, không một ai đi!
Lúc bây giờ phi công trực thăng ở Côn Sơn tôi quen khá nhiều. Tôi lên tiếng giải quyết:
- Các anh lính bình tỉnh. Tôi sẽ nhờ các anh bay trực thăng, đưa các anh lính ra hạm đội Mỹ rồi tụi tôi mới đi, các anh chịu không?
- Chịu.
Vậy là tôi giải quyết ổn thoả với các anh lính, còn các bà không chồng thì chúng tôi chịu thua. Trong khi đó các anh phi công bị đưa thẳng qua Thái Lan, họ đòi lấy máy bay về Côn Sơn đón vợ con. Nhưng Mỹ không cho lấy máy bay, vì máy bay lúc bây giờ đã được xoá cờ Việt Nam Cộng Hoà và sơn cờ Mỹ lên rồi. Tuy nhiên Mỹ hứa sẽ liên lạc với hạm đội, để đưa trực thăng vô đón hết những ai trên Côn Sơn mà muốn đi. Đúng như lời hứa, hạm đội đã đón hết những ai trên Côn Sơn mà muốn đi. Nghĩ đến điều nầy làm tôi sợ thất kinh, vì nếu tôi bị đưa thẳng qua Thái Lan thì tôi bảo đảm bà xả tôi sẽ dẫn hai con tôi về Sàgòn, vì bà xả nghĩ tôi đã chết vì pháo kích, hơn nữa cha mẹ anh em bà xả đang ở nhà tôi ở Sàigòn. Dễ sợ quá!
Xế chiều ngày 30 tháng 4, 1975 gia đình tôi và vợ con anh bạn đã có mặt ở căn cứ Không Quân Utapao của Mỹ ở Thái Lan. Anh bạn và vợ con xum họp tại đây. Không Quân Mỹ đã trảỉ nệm và dọn đồ ăn thức uống sẵn trong hangar rộng mênh mông để tiếp đón chúng tôi. Gia đình tôi nằm nghĩ không lâu thì chúng tôi được đưa đi đảo Guam bằng máy bay vận tải khổng lồ của Không Quân Mỹ.
Thăm viếng Côn Đảo ngày thứ 1.
Đúng 8 giờ sáng tôi có mặt ở phi trường Tân Sơn Nhất để nhập đoàn du khách 19 người để tour lo thủ tục lên máy bay đi Côn Đảo. Rồi 9:30 phút sáng máy bay cánh quạt chở đoàn du khách cất cánh và mất 45 phút bay thì máy bay đáp ở phi trường Cỏ Ống Côn Đảo.
Tour guide đang làm thủ tục lên máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhất.
- Anh sao vậy?
- Cám ơn cô, tôi bị bụi vô mắt!
Trong đoàn đâu có ai hiểu được tâm trạng của tôi là đi tìm kỷ niệm chứ không phải đi tham quan! Kỷ niệm giờ đây tôi đã gặp, chuyến thăm viếng Côn Đảo của tôi tới đây có thể được coi như đủ rồi, tôi có thể trở về Sàigòn. Nhưng không được, tôi phải cẩn thận không khéo người trong đoàn tưởng tôi điên nên tôi cố nén lòng bình thản bước theo đoàn lên xe để vô phố.
Bãi đậu máy bay ở phi trường Côn Đảo, nơi mà gia đình tôi ngũ đêm 29 tháng 4, 1975.
Từ phi trường vô phố khoảng 15 km, xe đưa đoàn thẳng vô Côn Đảo Resort để cất hành lý và ăn trưa.
Côn Đảo Resort.
Ăn trưa xong, tour cho đoàn lên phòng nằm nghĩ đến 2 giờ chiều thì tour cho đoàn đi tham quan. Vì Côn Đảo quá nhỏ nên tham quan Côn Đảo 3 ngày hai đêm thì quá rộng rải thì giờ, nên trưa nào tour cũng cho đoàn nghĩ trưa, tôi cảm thấy rất thư giãn.
Tham quan trại tù. Đúng 2 giờ chiều tour cho đoàn tham quan trại tù. Trại tù đầu tiên tour cho đoàn tham quan là trại tù Phú Hải.
Cổng vào trại tù Phú Hải.
Bên trong trại tù Phú Hải.
Đây là gốc cây Bàng, Côn Đảo có rất nhiều cây Bàng, và dân lấy hột Bàng chẻ ra để lấy nhuỵ bên trong rồi rang với muối hoặc đường, họ bày bán hột Bàng rang khắp nơi.
Câu lạc bộ trong trại tù Phú Hải.
Bịnh xá trong trại tù Phú Hải.
Phòng ăn trong trại tù Phú Hải.
Nhà thờ trong trại tù Phú Hải.
Giảng Đường trong trại tù Phú Hải.
Sau khi tham quan trại tù Phú Hải, tour đưa đoàn tham quan traị tù chuồng cọp. Vì mấy ngày trước khi chúng tôi tới Côn Đảo, trời mưa trên Côn Đảo mấy ngày liền, nên đường vào trại tù chuồng cọp bị ngập lụt, chúng tôi không vào được.
Tham quan An Sơn Miếu. An Sơn Miếu là nơi thờ bà Hoàng Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh.
Năm 1783 bị quân Tây Sơn truy sát, chúa Nguyễn Ánh đem vợ con và 100 gia đình chạy ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo) cùng dân sở tại lập ra 3 làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống.
Muốn đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh tính chuyện cầu viện quân Pháp và định gửi hoàng tử Cảnh sang cầu viện. Thứ phi (Hoàng Phi Yến) của Chúa can rằng “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ Chúa công không nên nhờ ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều tiếng rối rắm về sau”. Vì lời khuyên này, chúa Nguyễn cho rằng thứ phi thông đồng với quân Tây Sơn nên tức giận xử tội chết.
Nhờ có quan đô đốc Ngọc Lân can gián và lúc đó hoàng tử Hội An hay hoàng tử Cải (con của bà) còn quá nhỏ nên chúa Nguyễn hạ lệnh tống giam bà trong một hang đá trên hòn Côn Lôn nhỏ (nay gọi là hòn núi Bà). Lấp kín cửa hang bằng những tảng đá lớn, chỉ để một ít bánh nếp và một chum nước lã đủ sống chừng nửa tháng. Vừa nhốt bà xong, chúa Nguyễn nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh ra đảo. Chúa Nguyễn vội vàng cùng tuỳ tùng xuống thuyền chạy về đảo Phú Quốc.
Hoàng Tử Cải bị vua cha túm quăng xuống biển chết. Khi thuyền nhổ neo để chạy về Phú Quốc, Hoàng tử Cải không thấy mẹ bèn hỏi, có người tiết lộ mẹ của Hoàng tử bị giam cầm trên đảo. Hoàng tử khóc rống lên kêu gào, đòi cha cho mẹ cùng theo, hoặc là để mình ở lại với mẹ. Nguyễn Ánh tức giận đã túm đứa con vô tội ném xuống biển. Hoàng tử Cải chết, thi hài dạt vào bãi san hô và được dân làng Cỏ Ống chôn tại khu rừng gần bãi Đầm Trầu rồi lập miếu thờ ngay trước mộ.
Bà Phi Yến cũng được dân làng giải thoát khỏi hang đá và cho bà biết sự tình về Hoàng tử. Mọi người cùng nhau giúp bà dựng một ngôi nhà ngay bên mộ Hoàng tử Hội An để bà chăm sóc mộ phần đứa con xấu số. Tên tục của bà là Lê Thị Răm, Hoàng tử Hội An tên riêng là Cải nên người bấy giờ đặt ra câu hát:
“Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
Thời gian này, bà có sáng tác một bài thơ và được truyền miệng đến ngày nay:
“Đốt nén hương thề
tạ chúa công
Can vua nên nỗi tội thông đồng
Ngai vàng một thuở
ngồi chưa vững
Bia đá ngàn năm vết vẫn còn
Máu chảy ruột mềm
đau phận thiếp
Nồi da xáo thịt thoả tình ông
Sông sầu, núi thảm hoa mờ lệ
Đã khóc cho con
lại khóc chồng”
tạ chúa công
Can vua nên nỗi tội thông đồng
Ngai vàng một thuở
ngồi chưa vững
Bia đá ngàn năm vết vẫn còn
Máu chảy ruột mềm
đau phận thiếp
Nồi da xáo thịt thoả tình ông
Sông sầu, núi thảm hoa mờ lệ
Đã khóc cho con
lại khóc chồng”
Miếu thờ Hoàng Tử Cải rất gần phi trường và nằm trên đường ra biển Đầm Trầu.
Mộ Hoàng Tử Cải ngay sau lưng miếu.
Thứ phi Hoàng Phi Yến tự vẫn để vẹn toàn danh tiết. Vào ngày Rằm tháng Bảy năm Ất Hợi (1785), ban hương làng An Hải bên cạnh có cuộc đàn chay lớn, muốn cho buổi lễ phước thiện thêm long trọng, ban hội tế cử bô lão và phu kiệu qua làng Cỏ Ống xin được thỉnh, rước đức phi về dự. Dân làng dành cho bà một gian phòng đặc biệt để nghỉ ngơi. Năm ấy bà mới 24 tuổi, nhan sắc đang thời lộng lẫy, có tên đồ tể là Biện Thi liếc trộm dung nhan của bà đã không ngăn nổi tà dục. Đêm đó, hắn lén chui vào phòng bà toan giở trò xằng bậy. Nhưng hắn vừa chạm đến cánh tay thì bà đã giật mình, tri hô lên. Tức thì tên Biện Thi bị dân làng bắt trói.
Tuy dứt tình với chúa Nguyễn, song bà vẫn giữ vẹn mình trong sạch, bà cho rằng cánh tay ấy đã bị dơ dáy liền chặt bỏ và nhờ người mang chôn nhưng vẫn còn thấy tủi nhục. Đêm đó, thừa lúc mọi người không để ý, bà đã thắt cổ tự tử để vẹn toàn danh tiết. Hay tin, dân làng Cỏ Ống nổi giận với đủ thứ gậy gộc, giáo mác kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm cho bà... sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng.
Nhờ sự dàn xếp khôn ngoan của quan Hải trấn, dân làng Cỏ Ống mới bớt cơn thịnh nộ với cách xử lý là: Làng An Hải phải làm heo tạ tội và nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống toàn quyền định đoạt. Số phận đã an bài cho Đức bà nằm xuống ở làng An Hải nên cũng thuận theo ý trời để thi hài Đức bà lại cho dân làng An Hải lo an táng và lập miếu thờ, hàng năm cúng bái có sự tham gia của giới chức và dân làng Cỏ Ống.
Sau khi an táng thi hài của bà, tên Biện Thi cũng bị xử tội chết.
Sau khi an táng thi hài của bà, tên Biện Thi cũng bị xử tội chết.
Năm 1958, Côn Đảo trở thành tỉnh Côn Sơn. Ông trưởng ty ngân khố Côn Sơn là Nguyễn Kim Sáu đã xem lại “Sử lược Côn Đảo”, thấy có một người phụ nữ Việt Nam “Trung trinh tiết liệt” đã bỏ mình tại đây, bèn đề nghị trích một khoản tiền trong quỹ phúc lợi của tỉnh để xây dựng An Sơn Miếu, thờ bà Phi Yến cho được khang trang như ngày nay.
Miếu thờ thứ phi Hoàng Phi Yến.
Tham quan An Sơn Miếu xong, tour chấm dứt tham quan ngày thứ 1 và tour cho đoàn về Resort nghĩ để chờ ăn cơm tối.
Chợ đêm Côn Đảo. Ăn cơm tối ở Resort xong, tôi nôn nóng đi tham quan chợ đêm Côn Đảo vì tôi đã đi chợ đêm Phú Quốc. Chợ đêm Phú Quốc bán hải sản tươi tràn ngập và vui thấu trời đất. Nhưng chợ đêm Côn Đào làm tôi thất vọng!
Tôi rủ vài người trong đoàn đi chợ đêm Côn Đảo. Tour guide cho biết, Côn Đảo không có cướp giật, nên chúng tôi đi bộ từ Resort tới chợ đêm khoảng 1.5 km. Có những khúc đường không có đèn tối om nhưng chúng tôi không lo sợ.
Trời! Chợ đêm gì mà có vỏn vẹn 5 lều nhậu bên lề đường, và khách ăn nhậu thì lưa thưa vài người, dù rằng tốí nay là tối Thứ Sáu cuối tuần! Tuy nhiên chúng tôi cũng dừng chân kéo ghế ngồi ở quán ốc. Trong toán nhậu của tôi có hai cô và một anh chàng người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ. Khi tôi kêu một dĩa ốc Mỡ xào me, một dĩa ốc Hương nướng, một dĩa ốc Hương hấp, hai dĩa Nghêu hấp xả. Nhìn thức ăn toàn ốc, anh Mễ le lưỡi có vẻ lo sợ. Nhưng khi anh Mễ ăn ốc Hương và Nghêu, anh ăn say mê!
Ăn ốc uống hai chai bia, tôi ngà ngà say, nên chúng tôi kêu taxi về Resort. Taxi chạy dọc theo biển cho chúng tôi tham quan bờ biển Côn Đảo về đêm. Về đêm đường phố Côn Đảo lâu lâu tôi mới thấy chiếc xe hơi hoặc xe gắn máy, người đi bộ về đêm thì ít hiếm như xe cộ! Nói chung về đêm, nếu du khách đủ cặp thì tuyệt vời vì bờ biển không khí trong lành yên tịnh hữu tình, còn như du khách lẻ loi đơn độc thì cắn lưỡi vì buồn thúi ruột!
Ăn ốc ở chợ đêm Côn Đảo.
Thăm viếng Côn Đảo ngày thứ 2.
Theo chương trình, ngày thứ 2 của tour chúng tôi sẽ tắm biển Đầm Trầu và ăn trưa hải sản nướng ở bãi biển Đầm Trầu. Nhưng trước khi chúng tôi đến, Côn Đảo bị mưa mấy ngày liền, nên anh tour guide lo sợ nước ngập và xe không vào bãi biển Đầm Trầu được. Anh tour guide đề nghị bỏ tắm biển Đầm Trầu thay vào đó tham quan viện bảo tàng, nhưng đa số du khách không đồng ý, vì qua internet chúng tôi biết ngày mai trời nắng tốt, không còn mưa. Sau cùng anh tour guide phải theo đúng như chương trình để đưa chúng tôi đi tắm biển Đầm Trầu.
Bãi biển Đầm Trầu là một nơi mà tôi không thể thiếu trong chuyến đi nầy. Vì bãi biển Đầm Trầu nằm ngay đầu phi đạo của phi trường Côn Đảo, nơi mà ngày xưa ông Phi Đoàn Trưởng 716 Trung Tá Nguyễn Anh Tuấn thường dùng phi cơ C47 chở cả phi đoàn và gia đình ra đây tắm biển trong ngày cuối tuần. Có lần tôi và bà xả tắm ở đây, và đó là lý do tôi muốn thăm viếng lại biển Đầm Trầu trong chuyến đi nầy.
Biển Đầm Trầu. Biển Đầm Trầu có bờ biển hình như vành móng ngựa với những dãy núi cao, nên nơi đây là chổ trốn bão lý tưởng cho tàu bè. Bãi biển Đầm Trầu cát vàng sạch sẽ dễ thương, nước biển thì trong như gương. Tôi đi nước biển tới bụng mà tôi vẫn nhìn thấy bàn chân tôi rỏ ràng. Sóng biển thì êm như mặt hồ.
Thăm viếng Côn Đảo ngày thứ 3. Ăn sáng trong Resort xong, tour đưa đoàn ra chợ Côn Đảo để mua sắm. Mua sắm xong tour đưa đoàn lên phi trường để về lại Sàigòn trong chuyến bay lúc 11 giờ sáng.
Theo chương trình, ngày thứ 2 của tour chúng tôi sẽ tắm biển Đầm Trầu và ăn trưa hải sản nướng ở bãi biển Đầm Trầu. Nhưng trước khi chúng tôi đến, Côn Đảo bị mưa mấy ngày liền, nên anh tour guide lo sợ nước ngập và xe không vào bãi biển Đầm Trầu được. Anh tour guide đề nghị bỏ tắm biển Đầm Trầu thay vào đó tham quan viện bảo tàng, nhưng đa số du khách không đồng ý, vì qua internet chúng tôi biết ngày mai trời nắng tốt, không còn mưa. Sau cùng anh tour guide phải theo đúng như chương trình để đưa chúng tôi đi tắm biển Đầm Trầu.
Bãi biển Đầm Trầu là một nơi mà tôi không thể thiếu trong chuyến đi nầy. Vì bãi biển Đầm Trầu nằm ngay đầu phi đạo của phi trường Côn Đảo, nơi mà ngày xưa ông Phi Đoàn Trưởng 716 Trung Tá Nguyễn Anh Tuấn thường dùng phi cơ C47 chở cả phi đoàn và gia đình ra đây tắm biển trong ngày cuối tuần. Có lần tôi và bà xả tắm ở đây, và đó là lý do tôi muốn thăm viếng lại biển Đầm Trầu trong chuyến đi nầy.
Biển Đầm Trầu. Biển Đầm Trầu có bờ biển hình như vành móng ngựa với những dãy núi cao, nên nơi đây là chổ trốn bão lý tưởng cho tàu bè. Bãi biển Đầm Trầu cát vàng sạch sẽ dễ thương, nước biển thì trong như gương. Tôi đi nước biển tới bụng mà tôi vẫn nhìn thấy bàn chân tôi rỏ ràng. Sóng biển thì êm như mặt hồ.
Bãi biển cát vàng sạch sẽ quá dễ thương!
Bờ biển Đầm Trầu.
Nước biển trong như gương, nên nhìn thấy cát gợn sóng dưới đáy.
Nhìn kỹ ngay giửa ở xa sẽ thấy bờ cement, đó là đầu phi đạo phi trường Cỏ Ống Côn Đảo nằm ngay trên bãi biển Đầm Trầu.
Nước biển trong như gương, nên nhìn thấy chân tay tôi dưới nước.
Nước biển trong như gương, nên nhìn thấy lá cây trên cát dưới nước sâu.
Bếp nướng cá, mực, bò, gà, chuẩn bị cho du khách ăn trưa trên bãi biển.
Sau khi tắm biển và ăn trưa ở biển Đầm Trầu, tour cho đoàn về Resort nghĩ trưa để chiều tham quan tiếp.
Tham quan chùa Vân Sơn. Trên Côn Đảo không có nhà thờ Công Giáo, không có thánh thất Cao Đài mà chỉ có ngôi chùa Phật Giáo duy nhất Vân Sơn.
Chùa Vân Sơn. Chùa được xây dựng năm 1964, nhưng trong một thời gian dài chùa không có người trông nôm hương khói, nên chùa bị hư hại theo thời gian. Với sự quan tâm của chùa Vĩnh Nghiêm và sự đóng góp thành tâm của Phật Tử, chùa Vân Sơn vừa được xây dựng lại và mới khánh thành. Ngày tôi đến chùa, chùa có Thầy Trù Trì và hương khói nghi ngút.
Chùa Vân Sơn nằm trên núi khá cao, tôi phải leo 200 bậc thang thẳng dốc và tôi ngừng thở không biết mấy lần.
Chùa Vân Sơn trên núi cao.
Chùa Vân Sơn.
Bàn thờ Phật ở Chánh Điện.
Sau khi tham quan chùa Vân Sơn, tour cho đoàn tham quan Cảng Bến Đầm. Cảng Bến Đầm được núi cao vây kín xung quanh và có lối ra biển duy nhất rộng và rất sâu, nên Cảng Bến Đầm là nơi trốn bảo lý tưởng nhất. Nhưng cảng nầy không đủ lớn để chứa hết tàu ghe ở Côn Đảo, nên khi có bảo lớn một số tàu ghe phải trốn ở biển Đầm Trầu.
Cảng Bến Đầm được núi cao vây kín xung quanh.
Tàu đưa du khách từ Vũng Tàu đến Côn Đảo, cập bến ở Cảng Bến Đầm.
Đi uống cà phê 5 sao. Sau khi cho đoàn tham quan Cảng Bến Đầm, tour cho đoàn về Resort nghĩ để chờ ăn tối. Ăn tối xong, tôi dự trù đi ngũ sớm vì lúc sáng tôi tắm biển mệt quá, nhưng anh taxi chở tôi từ chợ đêm về Resort đêm qua, nhắn tin rủ tôi đi uống cà phê ở hotel 5 sao. Tôi hỏi trong đoàn ai muốn theo tôi đi uống cà phê 5 sao, trời! ai cũng muốn theo tôi nhưng tôi chỉ nhận 6 người vì taxi chỉ có 7 chổ.
Uống cà phê ở hotel 5 sao. Tôi không ngờ ở Côn Đảo có hotel 5 sao, nên tôi muốn đến tham quan cho biết. Hotel nầy rất sang trọng, giá phòng cao nhất mỗi đêm là 1100USD. Tôi thắc mắc không biết khách của khách sạn 5 sao nầy là người VN thuộc giai cấp nào! Vì phòng ngũ ở cách xa chổ uống cà phê và hơn nữa đêm tối nên tôi không trông thấy xa được, tôi chỉ thấy vài người da trắng ngồi uống cà phê gần chúng tôi. Những phòng quanh chổ uống cà phê là phòng có salon và giường rất sang trọng chắc là để cho các cô làm massage cho du khách.
Các người theo tôi, nhìn menu thấy giá tiền ly cà phê 5 sao, ai cũng le lưỡi vì mắc quá! Giá tiền 1 ly cà phê là 115000VND, giá tiền 1 ly ice cream là 75000VND. Thật ra cà phê ở Terrace góc Pasteur và Lê Lợi mà tôi thường uống cũng 60000VND rồi. Khi uống cà phê xong, một cô trong đoàn kêu ly nước trà uống tráng miệng. Cô tiếp đải cho biết giá ly nước trà là 130000VND, mắc hơn ly cà phê, chắc là loại trà xanh đặc biệt. Cô gọi ly nước trà, nghe giá ly nước trà 130000VND, cô sợ thất kinh và lật đật cancel order! Chúng tôi nhìn nhau ngơ ngác vì chúng tôi không ngờ ly nước trà mắc hơn ly cà phê!
Chuyến đi uống cà phê 5 sao rất vui. Từ Resort đến hotel 5 sao, taxi phải lên núi và đi rất xa. Đường đi tối om, thỉnh thoảng chúng tôi thấy heo rừng và chồn, ai nấy lo sợ khi họ nghĩ đến nếu họ phải đi bằng xe gắn máy! Chúng tôi vui đùa đã luôn.
Uống cà phê 5 sao.
Chợ Côn Đảo.
Nói chung chung về chuyến thăm viếng Côn Đảo. Côn Đảo không xa lạ với tôi, vì trước 1975 phi đoàn 716 của tôi thường lấy C47 bay ra Côn Đảo tắm biển trong ngày cuối tuần. Lúc bây giờ tỉnh trưởng Côn Sơn là Trung Tá Vệ, ông Vệ là bồ tèo của Trung Tá Tuấn phi đoàn trưởng 716.
Dân số và xe cộ ở Côn Đảo rất thưa thớt. Ở Côn Đảo không hề có chuyện kẹt xe. Côn Đảo có không khí thật trong lành và khung cảnh nên thơ yên tịnh. Côn Đảo có dòng sông nước ngọt ngầm và điện đầy đủ, không bao giờ bị cúp điện. Tôi nghĩ Côn Đảo là nơi tịnh dưỡng cho người già rất lý tưởng nếu vấn đề y tế ở đây có đầy đủ.
Đời sống ở Côn Đảo rất an toàn và mua bán không lừa lọc. Côn Đảo không có trộm cướp. Tour guide cho biết nếu du khách đậu xe gắn máy đâu đó và để chìa khoá trong xe, lúc sau trở lại thì bảo đảm xe còn nguyên chổ củ. Giá cả hàng hoá ở Côn Đảo, người bán hàng không nói thách và giá tiền cùng món hàng ở các tiệm không sai biệt nhiều nên du khách đừng trả giá mất công.
Ngoài những di tích lịch sử như nhà tù, miếu Thứ Phi Hoàng Phi Yến, miếu Hoàng Tử Cải, Côn Đảo còn có mộ bà Võ Thị Sáu.
Mộ bà Võ Thí Sáu. Bà Võ thị Sáu là người Bà Rịa, theo Việt Minh chống Pháp. Bà bị Pháp bắt và bị đưa ra Côn Đảo xử tử năm 1952 lúc bà 19 tuổi. Mộ bà Võ thị Sáu là một vấn đề tâm linh, mọi người xa xôi như Hà Nội và khắp nơi trong nước Việt Nam đổ xô về Côn Đảo để khấn vái cầu xin bà Võ thị Sáu. Du khách thường đến mộ bà Võ thị Sáu khấn vái vào nữa đêm và họ đi từng đoàn. Trong đoàn của tôi có 5 người đến từ Hà Nội với chủ yếu là khấn vái mộ bà Võ Thị Sáu. tth
Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.
No comments:
Post a Comment