Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Friday, December 27, 2013

Tham quan Paris xứ Pháp - Chị Bảy


Đây là lần thứ ba tôi tới Paris.

Lần đầu năm 1974, khi tôi trong phái đoàn xạ thủ đại diện VNCH đi bắn thi giải quân đội toàn thế giới vào tháng July Mùa Hè. Tôi là một trong 4 xạ thủ súng dài bắn đạn 7ly62 ở tầm xa 300m, ngoài ra còn có 3 xạ thủ súng ngắn, chúng tôi ở Fontainebleau cách Paris 55km về phía Đông Nam. Lúc ấy chính phủ Pháp cấp cho phái đoàn xạ thủ Việt Nam một xe van 9 chổ trong hai tuần, rồi phái đoàn ai cũng ngại tốn kém nên một mình tôi rủ thêm một xạ thủ Mỹ bồ tèo của tôi từ VN, hai đứa tôi thường xuyên đi chơi đêm ở Paris đã luôn.

Lần thứ hai, tôi qua Germany ăn đám cưới của con trai chú Mỹ em tôi, rồi sau đám cưới tôi mua tour tham quan Anh, Pháp, Hoà Lan với bà xả. Lần ấy vào tháng July Mùa Hè, bà xả tôi tham quan các lâu đài bên Anh, Pháp, bảo tàng viện Louvre, tower Eiffel, bà xả tôi thích lắm. Nhất là lúc đi tàu du ngoạn đêm trên sông Seine, tàu du ngoạn to lớn và nhiều vô số với đèn sáng rực làm cho sông Seine sáng đẹp như cảnh tiên, bà xả tôi thích quá sức.

Lần ấy tôi và bà xả thoát chết ở London thủ đô Anh Quốc. Ở London có bán vé xe bus loại hai tầng cho du khách, và vé nầy có giá trị nguyên ngày, nên những ngày tour cho tự do thì hai đứa tôi mua vé xe bus loại có giá trị nguyên ngày rồi ngồi trên xe bus tầng trên không mui tham quan London suốt ngày, hai đứa tôi cười vui hỉ hả. Rồi khi tour đưa chúng tôi rời London để đến Amsterdam Hoà Lan, thì tôi thấy trong TV loại xe bus hai tầng cho du khách ở London bị đặt bom nổ cháy rợp trời khắp nơi trên đường phố London. Trời! Hai đứa tôi vừa ra khỏi London và thoát chết trong gang tấc!

Lần thứ ba nầy tôi đến Paris, không phải để tham quan mà để thăm viếng một người bạn bồ tèo của tôi bị mất liên lạc từ 1975. DS Cỗ Văn Thinh là trưởng phòng dược phẩm bệnh viện Cảnh Sát ngày xưa. Tôi và Thinh có quá nhiều kỹ niệm đẹp. Tháng 4, 1975 Thinh đang ngũ trên giường, tôi vén mùng đánh thức Thinh dậy, và bảo Thinh chuẩn bị rời VN với tôi bằng máy bay. Thinh bảo tôi đi đi đừng chờ Thinh vì Thinh có toà đại sứ Mã Lai lo cho Thinh rồi!! Rốt cuộc Thinh vào tù gỡ gần 5 cuốn lịch! Ra tù thì Thinh và bà xả qua Pháp với 2 con.

Tham quan Paris lần thứ 3. Paris đang cuối Mùa Thu, và bắt đầu Mùa Đông vào December 21, nhiệt độ bên ngoài trung bình 5C (41F). Tôi đã đến Paris hai lần vào Mùa Hè, và tôi tưởng đầu tháng December ở Paris lạnh hơn Texas của tôi nhưng tôi lầm, vì Texas của tôi đầu tháng nầy thỉnh thoảng đông đá trên mái nhà và trên cây là thường! Tuy nhiên December 21 mới thực sự bắt đầu Mùa Đông ở Paris, lúc bây giờ thì tôi đã về lại Việt Nam.

Nhiệt độ Paris đầu tháng December 5C đủ để dân Paris bịt kín từ đầu tới chân. Nên tham quan Paris tháng December là chỉ có tôi làm chuyện trái bình thường, nhưng tôi có lý do là thăm viếng bồ tèo.

Tôi không có chuẩn bị áo quần cho Mùa Đông Paris. Năm trước về VN tôi mang đầy áo quần cho Mùa Đông vì tôi chuẩn bị đi Hàn Quốc vào Mùa Đông. Áo quần Mùa Đông nặng nề dầy cợm, chiếm nhiều chổ trong vali. Năm nay hảng máy bay chỉ cho mang một vali 50lbs (23kg), nên tôi không mang đồ lạnh về. Rồi về VN, bất ngờ Thinh liên lạc tôi qua email, sau 38 năm dò tìm! Thinh thúc giục tôi qua Paris, và tôi than không có đồ lạnh, xin khất tôi sẽ qua vào Mùa Hè, nhưng Thinh không chịu! Thế là tôi lên đường đi Paris với vài cái áo dài tay, và vài cái áo len mà tôi mang theo chuẩn bị cho Đà Lạt.

Tôi tới Paris mà không thấy Thinh đón, làm tôi suýt đứt gân máu. Máy bay Air France tôi đi, đáp xuống phi trường Charles De Gaulle Paris lúc 5 giờ chiều. Paris lúc 5 giờ chiều Mùa Đông, trời tốí om, mưa và lạnh. Thinh đi đón tôi trể vì đêm tối tìm building 2E không ra, sau cùng Thinh đậu xe ở building 2D rồi đi bộ tới 2E. Tôi đứng ở building 2E không thấy Thinh, tôi lo quá sức. May mà tôi có lấy số điện thoại của Thinh. Tôi đến Information xin cô đầm cho dùng nhờ điện thoại, cô nói cho tôi 2 phút thôi! Gọi được Thinh tôi mừng quá.

Tôi gặp lại Thinh sau 38 năm. Thinh không thay đổi nhiều, mập hơn ngày xưa đôi chút nhưng trông già hơn tôi vì bà xả không cho Thinh nhuộm tóc, nên đầu bạc phơ! Bà xả Thinh thì không thay đổi nhiều, không thấy già vì chị nhuộm tóc!! Đàn bà VN ở Paris có quyền lực dễ sợ quá! Mình thì tự do nhuộm tóc làm trẻ đẹp, còn chồng thì cấm nhuộm tóc và ông chồng "cúp đuôi" riu rín nghe không dám cải, "nịnh đầm như Tây mà!"

Anh chị Thinh.
 
Trong chổ đậu xe phi trường Charles De Gaulle.
Thinh biết tôi không có đồ lạnh, nên Thinh mang theo áo lạnh cho tôi.
 
Anh chị Thinh đón tôi ở phi trường rồi đưa tôi về nhà anh chị. Nhà anh chị Thinh cách trung tâm Paris 13km. Anh chị Thinh có một con trai và một con gái như tôi, nhưng tôi thì ngược lại, con gái đầu. Hai con anh chị Thinh học hành đỗ đạt thành danh, đã có gia đình và ở riêng.
 
Thinh muốn đưa tôi đi tham quan tower Eiffel, bảo tàng viện Louvre và các lâu đài di tích lịch sử của Pháp. Nhưng tôi từ chối hết, vì trước đây tour đã cho tôi xem tất cả hai lần rồi. 
 
Tham quan Luxembourg.  Tôi đã tham quan Luxembourg hai lần rồi, nhưng Thinh muốn đưa tôi đến đây bằng Metro.
 
Đây là lần đầu tôi đi Metro ở Paris. Hai lần trước tôi đến Paris, lần đầu có xe và tài xế của chính phủ Pháp đưa tôi đi tham quan, lần thứ nhì thì xe của tour đưa tôi và bà xả đi tham quan, lần nầy thì Thinh đưa tôi đi bằng Metro.
 
Metro là loại xe điện ngầm dưới đất và chạy quanh Paris. Ở Mỹ chung quanh một thành phố lớn nào đó, họ làm những xa lộ vòng tròn quanh thành phố. Một thành phố lớn ở Mỹ thường có một, hai hoặc hơn nữa những xa lộ vòng tròn, và họ gọi xa lộ vòng tròn nầy là Loop. Ở Paris thì có Metro chạy chằng chịt quanh Paris, cứ 2 phút có một chuyến Metro, nên đi làm việc hoặc hẹn hò bằng Metro thì rất đúng giờ.
 
Đi bộ trên đường phố Paris, nếu tôi thấy đoàn người đang đi trên lề đường, rồi đột nhiên biến mất trong một miệng hầm khá rộng bên lề đường, đó là họ xuống hầm để vào ga Metro. Miệng hầm Metro thì rải rác khắp nơi trên lề đường, rất tiện nghi cho người dân.
 
Từ nhà Thinh muốn ra ga Metro thì tôi phải đi xe lửa cũng dưới hầm và chỉ cần một, hai trạm là tôi đến trạm Metro, rất gần. Giá vé xe lửa thì tôi phải trả tiền riêng, còn vé Metro thì tôi trả tiền một lần cho một chuyến đi. Nếu tôi không ra khỏi miệng hầm thì vé nầy vẫn có giá trị, cho dù tôi có đổi tàu Metro nhiều chặn. Khi tôi ra khỏi miệng hầm thì vé Metro hết giá trị. Tổ chức Metro thì quá tuyệt vời!
 
Đây là một ga Metro.
Nhìn kỹ bảng treo có chử M (Metro). Ga xe lửa thì có chử ER.
 
Tôi và Thinh trong Metro.
 
Tôi đang đứng ở vườn Luxembourg.
 
Tôi và Thinh đang đứng ở vườn Luxembourg.
 
Luxembourg. Năm 1611 bà Marie De Medicis quả phụ của vua Henry IV mua khách sạn Luxembourg và bắt đầu xây dựng lâu đài Petit-Luxembourg ngày nay. Bà Marie De Medicis là Hoàng Thái Hậu mẹ của vua Louis XIII, vua kế vị vua Henry IV.
 
Panthéon được xây ở khu Quartier Latin ở Paris.
Nguyên thuỷ là nhà thờ St Genevieve. Năm 1744 vua Louis XV bị bịnh nặng, ông có lời cầu nguyện nếu ông hết bịnh ông sẽ xây lại nhà thờ cũ đổ nát St Genevieve. Rồi ông hết bịnh, ông giữ lời hứa và cho bắt đầu thiết kế và xây dựng lại nhà thờ năm 1755.
 
Qua bao nhiêu thăng trầm của nước Pháp, ngôi nhà thờ được sửa lại để thành lăng tẩm. Nơi đây được chôn những danh nhân của nước Pháp như Voltaire, Rousseau, Victor Hugo, Marie Curie...  
 
  
Bên trong Panthéon.
 
Đi tham quan Luxembourg xong thì xế trưa, tôi và Thinh đói bụng. Hai đứa tôi bước vô nhà hàng Pháp đối diện Luxembourg ăn Rib Eye Steak. Rib Eye Steak là món bò bíp tết mà tôi rất mê ăn ỡ Mỹ. Lần nầy tôi muốn ăn Rib Eye Steak ở Pháp để tôi so sánh, nhưng Rib Eye Steak ở Pháp trong nhà hàng nầy thua nhà hàng Salt Grass ở Mỹ xa quá! Nhưng tôi chưa kết luận được, tôi sẽ đi ăn thêm vài nhà hàng nữa rồi tôi mới kết luận.
 
Tôi và Thinh đang chờ món bíp tết Rib Eye Steak.
 
Ăn xong tôi và Thinh đứng dậy ra về, ông quản lý nhà hàng thấy tay tôi cầm máy chụp hình rồi ông đến nói nhỏ với tôi. Ông dặn tôi khi ra khỏi nhà hàng thì cẩn thận máy chụp hình, làm tôi giật mình. Thinh cho tôi biết thêm, nhóm người da đen, nhóm người Á Rập (Rệp) tụ tập bên kia đường của nhà hàng, trước cửa lâu đài Luxembourg là nhóm người thường xuyên gây rắc rối ở Paris. Thinh cho biết thêm, cướp giật ở Paris là thường xuyên. Đặc biệt cảnh sát Pháp không được quyền bắn kẻ cướp, ngay cả nếu tên cướp dùng dao đâm ông cảnh sát và ông cảnh sát không được quyền bắn, vì súng có lợi thế hơn dao!! Tuy nhiên ông cảnh sát có quyền dùng dao đâm lại, vì dao với dao tương đồng, không ai có lợi thế hơn ai! Tôi hết ý về luật lệ nầy của Pháp. Vì vậy cảnh sát Pháp rất ngại can thiệp bất cứ vụ cướp giật nào, vì họ không có quyền bảo vệ sinh mạng họ!!!
 
Tham quan Square Louise Michel. Square Louise Michel được xây năm 1927 trên ngọn đồi Montmartre, du khách leo lên đây có thể nhìn bao quát Paris nên Square Louise Michel rất thu hút du khách. Những nghệ sĩ cũng thường tới đây để biểu diễn cho du khách xem. Lúc tôi và Thinh đến đây có chàng nhạc sĩ biểu diễn đàn Harp.
 
Square Louise Michel
 
Chàng nghệ sĩ da đen đang biểu diễn đàn Harp.
    
Leo lên Square Louise Michel du khách có thể nhìn thấy Paris một cách bao quát, điều nầy rất thu hút du khách.  
 
Tham quan Square Louise Michel xong, tôi và Thinh đi ăn trưa.
 
 
Montmartre là một đồi phía Bắc Paris, cao 130m.
 
Tham quan khu chợ Việt Nam và Tàu. Tham quan Square Louise Michel xong, Thinh đưa tôi tham quan khu chợ Việt Nam và Tàu.
 
Đây là lần đầu tiên tôi đến khu chợ Việt Nam và Tàu ở Paris, mặc dù trước đây tôi đã đến Paris hai lần rồi. Lần thứ nhì khi tôi đến Paris với bà xả, chúng tôi ở hotel Novotel cạnh tower Eiffel. Ngày tour cho tự do, hai đứa tôi đi bộ quanh khu tower Eiffel và tình cờ thấy tiệm phở Việt Nam, hai đứa vào ăn phở. Ăn phở xong hai đứa tôi lấy bản đồ ra hỏi thăm bà chủ tiệm phở khu chợ Việt Nam. Bà chủ tiệm phở nói: "Anh chị cầm bản đồ tìm đường, thế nào anh chị cũng bị cướp!". Hai đứa tôi sợ quá, đi về hotel cho chắc ăn! Tội nghiệp bà xả tôi mất dịp tham quan khu chợ Việt Nam ở Paris. 
 
Khu chợ Việt Nam và Tàu ở Paris làm tôi thất vọng! Vì thua xa chợ Việt Nam ở Houston và Cali. 
 

Chợ Tang Freres nổi tiếng ở Paris.
Khi tôi bước vô chợ nầy làm tôi giật mình, nếu so với chợ Hong Kong ở Houston thì chợ nầy không bằng một nữa chợ Hong Kong.
 
Chợ Paris Store nổi tiếng thứ 2 ở Paris, nhỏ hơn chợ Tang Freres.
 
Đi tàu du ngoạn ban đêm trên sông Seine. Khi tôi đến Paris lần thứ hai với bà xả, hai đứa tôi ở hotel gần bên tower Eiffel. Đêm đến hai đứa tôi đi quanh tower Eiffel bên sông Seine, hai đứa tôi thấy người ta chen chúc mua vé đi tàu du ngoạn, chúng tôi cũng mua vé đi. Trời! Sông Seine Mùa Hè về đêm đẹp quá sức, vì tàu du ngoạn to lớn đèn sáng rực và tàu nhiều chen chúc nên làm sông Seine sáng đẹp như cảnh tiên. 
 
Lần nầy thì Mùa Đông sông Seine về đêm tối om buồn hiu làm tôi thất vọng. Tôi và Thinh mua vé đi tàu du ngoạn. Chúng tôi sắp hàng chờ xuống tàu khá lâu, vì du khách lưa thưa nên họ dồn hết lại trong một chiếc tàu to lớn, nên mất thì giờ chờ đợi. Chiếc tàu to lớn đầy người, đèn sáng rực, nhưng "một con Én không làm nên Mùa Xuân!" Trên sông Seine chỉ có chiếc tàu tôi đi, âm thầm lướt trên dòng nước trong đêm tối, người nào thất tình đi trên tàu nầy chắc thế nào cũng nhảy xuống sông!
 
Đi tàu đêm trên sông Seine vào Mùa Đông làm tôi thất vọng, nhưng tôi không buồn. Vì đây là dịp cho tôi so sánh Mùa Hè và Mùa Đông ở Paris.
 
Đến tower Eiffel để đi tàu.
Đứng nơi đây tôi chỉ Thinh hotel Novotel mà tôi và bà xả ở ngày nào, làm tôi nhớ thương bà xả quá sức!
 
Du thuyền đầy du khách nhưng dòng sông vẫn buồn hiu!
Mùa Đông mà vui sao được, khổ quá!
 
Tham quan Amsterdam xứ Hoà Lan
 
Hoà Lan. Hoà Lan rộng 5488 km2, dân số 6,314,483. Trung bình 1200 người cho mỗi km2! Hoà Lan có 20% đất nằm dưới mặt biển, phần còn lại nằm trên mặt biển không hơn 1m. Vì vậy Hoà Lan còn có tên theo tiếng Dutch là Netherlands, theo tiếng Anh là Low Country, theo tiếng Pháp là Pays-Bas, có nghĩa là xứ thấp.  
 
Đây là lần thứ hai tôi đến Amsterdam. Lần đầu tôi đến Amsterdam với bà xả bằng đi tour, khi tour đưa chúng tôi tham quan xong, đến chiều tour cho đoàn tự do. Tôi bảo tour guide chỉ tôi chổ biểu diễn sex live show hay nhất ở Amsterdam. Tour guide đưa tôi đến tận cửa để chỉ tôi chổ hay nhất. Tôi đưa bà xả vô nhà hàng Tàu ăn tối để rồi còn đi coi show.
 
Trời bất dung gian. Ăn tối ở nhà hàng Tàu xong, tôi về hotel tắm rửa chuẩn bị đi coi show. Trời! Nhà hàng Tàu nấu ăn kiểu gì mà tôi bị bệnh, sốt quá sức. Tôi phải gọi bác sĩ đến phòng để trị bệnh. Tôi nằm liệt giường tới sáng mới bớt bệnh. Thế là tôi hết coi show, bà xả cười và chọc quê tôi: "Ông trời có mắt mà, ổng biết anh muốn đi coi show nên ổng phạt anh nằm nhà!". Tôi cười. Đúng là trời bất dung gian. 
 
Hụt coi show lần ấy, tôi ấm ức tới hôm nay. Lần nầy tôi bảo Thinh đưa tôi đi Amsterdam Hoà Lan để coi show. Từ Paris đi Amsterdam bằng xe lửa khoảng 510 km (316 miles). Nếu đi xe lửa Bullet Train thì mất khoảng 3 giờ hơn, đây là loại xe lửa cao tốc rất êm. Xe lửa Bullet Train loại nầy tôi đã đi ở Tokyo Nhật, xe lửa ở Nhật chạy êm đến độ tôi đứng nói chuyện ở nhà ga, khi xe lửa đến sau lưng tôi mà tôi không nghe tiếng động!
 
Tôi và Thinh đứng ở nhà ga Paris Nord chờ đi Amsterdam.
 
Xe lửa Bullet Train.
 
Ông già Thinh chụp hình tôi sao mà có hình ổng luôn, cũng hay!
 
Già Thinh còn tươi như trai 35 tuổi, chỉ tội là bà xả không cho nhuộm tóc nên đầu bạc phơ. Khổ thiệt! 
 
 Từ Paris đi Amsterdam Hoà Lan, xe lửa đi qua Bĩ và Đức.
Đây là ga Brussel thủ đô Bĩ.
 
Nhà ga Rotterdam.
Rotterdam là thành phố lớn thứ nhì của Hoà Lan, sau Amsterdam.
 
Tôi và Thinh xuống xe lửa ở nhà ga Amsterdam trung tâm.
 
Xuống xe lửa, tôi và Thinh mò mẩm đi tìm hotel để check-in. Check-in hotel xong, hai đứa tôi tranh thủ đi phố ngay. Hai đứa tôi mua vé xe bus loại hai tầng cho du khách, xe nầy cho du khách ngồi trên xe rồi chạy quanh phố Amsterdam và có tour guide giải thích.  
 
Tôi và Thinh ngồi trên xe bus loại hai tầng ở Amsterdam.
Vì Mùa Đông nên tầng trên của xe bus vẫn có mui bằng kính trong. Thời tiết Amsterdam lạnh hơn Paris.
 
Windmill (quạt gió bơm nước) kiểu nầy thường thấy ở Hoà Lan.
 
Hoà Lan thấp hơn mặt biển, nên kênh rạch khắp nơi.
 
Trung tâm mua bán ở Amsterdam.
 
Già Thinh, Già Thái tham quan trung tâm mua bán.
 
Tham quan trung tâm mua bán xong, tôi và già Thinh đi ăn Rib Eye Steak để tôi so sánh giữa Tây, Hoà Lan, Mỹ coi ai ngon hơn ai.
Rib Eye Steak của Hoà Lan có lối nướng hay hay, họ đem nguyên cái lò than lên bàn cho khách, rồi khách muốn thịt bò chín hay sống thì tự nướng mà ăn. Kiểu nầy thịt bò lúc nào cũng nóng. Tuy nhiên Rib Eye Steak ở Hoà Lan ngon hơn ở nhà hàng ở Paris mà tôi ăn nhưng thua nhà hàng Salt Grass ở Mỹ xa.
 
Ăn Rib Eye Steak xong già Thinh và già Thái trửng mỡ, đợi trời sụp tối rồi vô khu đèn đỏ đi coi live show! Đây là khu đèn đỏ ở Amsterdam. 
 
Giờ nầy là 10 giờ đêm, Ngỗng và vịt trời trong khu đèn đỏ cũng ăn chơi suốt đêm không ngũ. Đời ngắn ngủi, vật cũng biết vậy nên sống theo người!
 
Xem show xong, già Thái và già Thinh "thả mãn" thả bộ về hotel ngũ lấy lại sức!
 
Ở Amsterdam xe đạp là phương tiện di chuyển chính. Tôi thấy xe đạp khắp nơi. Có chổ đậu xe to lớn hai ba tầng đúc bằng cement như bên Mỹ, nhưng trong đó toàn là xe đạp, trông rất lạ mắt. Amsterdam nhỏ nên đi xe đạp không thành vấn đề, chứ ở Mỹ mà đạp xe đạp chắc là đứt gân máu chết hết vì to rộng quá! 
 
Sáng sớm ở Amsterdam trời đang mưa và lạnh, nhưng tôi và Thinh vẫn dạo phố để vớt vát màn chót để rồi chiều về lại Paris. 
 
Sau cuộc hành quân ở khu đèn đỏ, già Thinh và già Thái như tàn quân thua trận đang chờ xe lửa để rút về Paris! 
 
Quả đất tròn. Một buổi chiều trong nhà anh chị Thinh, chúng tôi nói đủ thứ chuyện. Trời! Trong một câu chuyện tôi khám phá ra chị Thinh có bà con với ông Hội Đồng Lượng Chợ Gạo Mỹ Tho. Tôi thì có dính dấp với bà Hội Đồng Lượng, vì thím út tôi là em út của bà Hội Đồng Lượng. Chú thím út tôi chết sớm để lại hai đứa con nhỏ, ba tôi nuôi đứa trai, bà Hội Đồng Lượng nuôi đứa gái. Mỗi Tết ba tôi giao tôi đi về gia đình nầy để đón đứa em gái về cho anh em nó sum họp, vì vậy tôi rất thân tình với gia đình nầy. Ông bà Hội Đồng Lượng là ba má của anh Đại Tá Phi Công Lê Ngọc Duệ cựu tư lệnh Không Đoàn 62 Chiến Thuật Nha Trang rồi cựu tư lệnh Không Đoàn 23 Biên Hoà, lúc bây giờ Không Quân chưa có Sư Đoàn.
 
Rồi tôi được biết chị 7 của anh Duệ có chồng Pháp và đang ở Pháp cách Paris không xa, trong nhà anh Duệ thứ 11, gia đình anh Duệ có 18 anh em, cô em chú bác với tôi thứ 19 trong gia đình. 
 
Đây là chị 7 của anh Duệ lấy chồng và sang Pháp 1952.
 
Chị 7 và anh chị Thinh.
 
Đi chùa Khánh Anh ở Paris. Hoà Thượng trù trì chùa Khánh Anh vừa viên tịch, chị 7 vì ở xa nên không về dự đám tang kịp. Hôm nay chị 7 muốn đến chùa để thỉnh sớ cầu siêu cho Hoà Thượng và đặt một mâm cơm chay cho gia đình ăn. Chị 7 và chị Thinh rủ tôi đi chùa. Được đi chùa ở Paris, tôi như cá gặp nước. Đến chùa tôi cúng dường chùa và lập sớ cầu siêu cho bà xả tôi. Trời! Trong lễ cầu siêu Thầy chủ lễ đọc tên và pháp danh bà xả tôi nhiều lần, tôi thích quá. Vậy là bà xả theo tôi qua Paris cũng vui!
 
Chùa Khánh Anh Paris.
 
Chánh điện chùa Khánh Anh.
 
Tham quan Mont Saint Michel. Mont Saint Michel là một hòn đảo ở Normandy Pháp. Nơi đây thu hút du khách vì thuỷ triều ở đây lên xuống rất nhanh, mực nước có thể lên cao 14m (46ft) rất nhanh. Tôi và Thinh muốn xem thuỷ triều lúc lên, nhưng hôm ấy lúc 18:00 thuỷ triều mới lên, mà tour đưa chúng tôi về Paris lúc 16:00, tiếc quá!  
 
Mont Saint Michel khi thuỷ triều xuống lòi đất như vậy, rồi khi thuỷ triều lên cao 14m một cách chớp nhoáng, đứng nhìn cảnh nầy chắc là dễ sợ lắm!
 
Sáng sớm tôi và Thinh đến văn phòng tour để chờ tour đưa đi Mont Saint Michel.
 
Tour đưa chúng tôi đi Mont Saint Michel lúc sáng sớm thành phố Paris còn tối. Xe bus của tour đi ngang qua Khải Hoàn Môn biểu tượng lịch sử nổi tiếng nước Pháp.
 
Tour cho xe dừng ở cửa tiệm cho du khách đi vệ sinh.
 
Cảnh đồng quê ở Normandy.
 
Đã thấy Mont Saint Michel từ xa.
 
Tour cho đoàn ăn trưa trước khi tham quan Mont Saint Michel.
 
Ăn trưa xong, đoàn chờ xe bus đưa đến Mont Saint Michel.
 
Xuống xe bus, đoàn đi bộ vô.
 
Đường lên Mont Saint Michel.
 
  
Đường lên Mont Saint Michel còn cao vời vợi, du khách ngồi nghĩ chân.
 
Đứng trên đỉnh Mont Saint Michel nhìn xuống.
 
Tôi đứng với bà tour guide.
 
 
Bên trong Mont Saint Michel.
 
Đập nước ở cửa sông Couesnon đổ ra biển gần Mont Saint Michel.
 
Mỗi khi thuỷ triều lên nhanh, sức mạnh của thuỷ triều mang theo đủ thứ đá sỏi và các vật cứng khác (Sediment) tràn vào sông Couesnon. Để ngăn chận Sediment, họ xây đập nước. Đập nước nầy có hai phần cửa, phần cửa trên và phần cửa dưới, cả hai phần cửa được đóng mở bằng hệ thống hydraulic.
 
Đập nước được đóng 1giờ30phút trước khi thuỷ triều lên. Khi thuỷ triều lên nhanh đợt đầu, dòng nước mạnh nầy bị đập nước chận lại và Sediment được lắng xuống bên ngoài đập nước. Rồi khi thuỷ triều lên khá cao và bắt đầu yếu thì phần cửa trên của đập được mở cho nước tràn vào (over-flow), dòng nước tràn nầy hầu như không có Sediment vì Sediment được lắng xuống bên ngoài đập. 
 
Khi thuỷ triều bắt đầu rút thì cửa đập được đóng lại để giữ nước trong sông. Từ 70000 tới 1 triệu 7 trăm ngàn mét khối nước được giữ lại trong sông.
 
Sau khi thuỷ triều xuống thì cửa đập nước được mở. Tuỳ theo lượng nước được giữ trong sông, dòng nước mạnh được xả từ trong sông ra biển có thể kéo dài từ 30 phút tới 3 giờ. Dòng nước xả mạnh nầy đẩy Sediment bên ngoài đập ra biển trở lại. 
 
Công dụng của đập nước nầy thật là tuyệt vời. Nó bảo vệ Mont Saint Michel khỏi bị nối với đất liền và gây ra sình lầy. 
 
 
Đập nước ở cửa sông Couesnon. Nhìn ra xa đó là Mont Saint Michel. 
 
Các cửa của đập nước được đóng mở bằng hydraulic.
 
 
Nói chung về chuyến tham quan Paris kỳ nầy.
 
Chuyến đi Paris kỳ nầy tôi không chú tâm đến tham quan, vì những gì cần tham quan ở Paris thì tôi đã tham quan hai lần rồi. Chuyến đi nầy tôi vui khi Thinh đưa tôi đi quanh Paris bằng Metro, tôi có dịp quan sát Paris một cách chi tiết.
 
Paris không có toà nhà cao chọc trời. So với Chicago, New York ở Mỹ, tôi không thấy toà nhà cao chọc trời ở Paris. Thinh cho tôi biết, Paris có luật mới không cho xây buiding cao quá 4 tầng, vì không muốn tập trung thêm dân ở Paris.
 
Hệ thống máy sưởi bằng nước nóng ở Paris tôi rất thích. Có nhiều hệ thống máy sưởi ở Pháp, họ dùng gas, điện, nước nóng... Trong nhà Thinh và ở chùa Khánh Anh dùng nước nóng, tôi thích quá sức. Máy đun nước nóng nằm ngoài builindg hoặc nhà, rồi nước nóng được dẫn vào hệ thống toả hơi nóng được đặt trong mỗi phòng. Hệ thống sưởi nầy không cần quạt thổi gió, như vậy tránh được gió làm khô cổ ho hen!
 
Hệ thống máy sưởi nhà tôi ở Mỹ dùng gas đốt nóng dàn nóng, rồi dùng quạt hút không khí trong nhà đi qua dàn nóng và phát không khí được sưởi nóng ra từng phòng. Kiểu nầy làm tôi ho thấu trời, vì những ống dẫn không khí lâu ngày bị bụi mốc meo, rồi quạt thổi bụi mốc meo ra làm người dùng dễ bị viêm mũi, viêm họng. Để tránh bớt bụi mốc meo, thỉnh thoảng tôi thay nguyên dàn ống dẫn không khí, khá tốn kém.    
 
Máy sưởi bằng nước nóng ở chùa Khánh Anh.
Trong chánh điện chùa Khánh Anh tôi thấy khoảng 4 cái máy sưởi như vầy là đủ ấm.
 
Hệ thống xe lửa ngầm Metro ở Paris làm tôi nghĩ đến Saigon. Saigon mà làm được hệ thống xe lửa ngầm Metro thì tuyệt vời, vì tránh được kẹt xe và dân chúng không phải bịt mũi bịt mặt vì sợ bụi, sợ nắng. tth
  
 
Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.  
 
 

No comments:

Post a Comment