Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Thursday, May 15, 2014

Tham quan kênh đào Panama - Chị Bảy


Tham quan kênh đào Panama.
Tôi từ Việt Nam về Mỹ để dự đám cưới cháu Thiên con trai út của anh chị BS Thanh bồ tèo của tôi ở Houston TX. Trước đám cưới chị Thanh gọi rủ tôi đi Cruise Ship tham quan kênh đào Panama. Tôi từ chối vì ngày ấy tôi kẹt sinh nhật Aiden, cháu ngoại trai 4 tuổi của tôi. Nhưng con gái Thy cho tôi biết, Thy đã mua thêm nhà mới, và nhà đang ở đã để bảng bán, đồ đạc trong nhà đang ở thì đã vô thùng chuẩn bị dọn qua nhà mới, nên phòng tôi không có giường, ghế! Thế là tôi ghi tên đi cruise ship với anh chị Thanh vào giờ chót trong ngày đám cưới.

Tham quan kênh đào Panama. Cruise Ship tham quan kênh đào Panama kéo dài 15 ngày và có hai lối đi, lối đi thứ nhất khởi hành từ Los Angeles đi về hướng Nam bọc theo xứ Mexico, qua kênh Panama rồi theo hướng Bắc đi lên Florida, lối đi nầy gọi là Eastbound (đi về hướng Đông). Lối đi thứ hai, khởi hành từ Florida và đi ngược lại lối đi thứ nhất, lối đi nầy gọi là Westbound (đi về hướng Tây). Tôi tham quan Panama Canal - Eastbound.

Tham quan Panama Canal – Eastbound.  Tôi bay từ San Antonio Texas qua San Diego California để thăm gia đình con gái Thy một ngày rồi tôi lái xe lên Orange County ở nhà KQ62C Thẫm để sáng hôm sau xuống tàu ở Los Angeles để tham quan kênh đào Panama.
Đây là lối đi tham quan kênh đào Panama - Eastbound.
Tàu khởi hành từ Los Angeles USA đi hướng Nam, ghé Cabo San Lucas xứ Mexico một ngày,
ghé San Juan Del Sur xứ Nicaragua một ngày, ghé Puntarenas xứ Costa Rica một ngày,
đi qua kênh đào Panama, ghé Cartagena xứ Columbia một ngày, ghé đảo Aruba một ngày, 
tàu theo hướng Bắc để về Lauderdale Florida USA chấm dứt chuyến tham quan.  
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 1. Du khách tập họp ở cảng Los Angeles để xuống Cruise Ship từ lúc 12:30 - 15:00 để tàu khởi hành lúc 16:00.
 
Tập họp ở cảng Los Angeles chuẩn bị xuống tàu.
Từ trái anh chị KQ Bích, anh chị BS Thanh, anh chị KQ Thành.
 
Từ trái chị Bích, Thái, anh chị BS Thanh, anh chị KQ Thành.
  
Du khách lần lượt xuống tàu.
 
Cảng Los Angeles to lớn mênh mông ngoài sức tưởng tượng của tôi.
 
Phòng dành cho hai người, nhưng tôi đi một mình nên tôi phải trả thêm 1100USD.
 
Tôi là người ghi tên đi tàu sau cùng nên phòng tôi nằm cuối tàu,
bước ra phòng tôi là cuối tàu. Ở cuối tàu có hành lang dài, buồn buồn tôi ra
hành lang nầy đứng ngắm trời, ngắm trăng, ngắm biển một mình nhớ ai...vui...thúi ruột!
 
Sau khi du khách xuống tàu dầy đủ, giờ đầu tiên tàu phải làm
là thực tập di tản cứu cấp khi tàu gặp nạn. Nhân viên tàu đang chỉ
 dẫn cách mang phao và thổi phao.
 
Chiều chiều trước giờ ăn, ban nhạc chơi đàn Vĩ Cầm, Dương Cầm,
Contrebasse (đại hồ cầm?) cho du khách thư giãn tâm hồn trước khi vào phòng ăn.
 
 Cơm tối đầu tiên trên tàu, du khách phải ăn mặc Formal,
long dress.
Từ trái chị Hùng, chị KQ Bích, chị Hà, chị KQ63A Kiễm, chị Thanh
chị KQ63A Nghiêm, chị KQ Trung, chị Lưu, chị ruột của Kiễm, chị KQ Thành.
 
Cơm tối đầu tiên trên tàu, du khách phải ăn mặc Formal,
Suit và Tie hoặc Sport Jacket.
Từ trái anh Hà, anh Bích, anh Hùng, anh Lưu, anh Nghiêm, anh Thanh, anh rể của Kiễm,
anh Trung, anh Kiễm, Thái.
 
Thái, Kiễm đêm đầu tiên trên tàu. 
 
Bửa cơm tối đầu tiên trên tàu.
 
Ngày đầu tiên trên tàu, may mà có anh chị Thanh bồ tèo của tôi, và mấy anh chị tôi quen biết nên tôi vui vui. Trời Phật thương nên tôi ngũ rất dễ, nằm xuống giường là tôi ngũ như chết, nhờ vậy nên suốt 15 đêm trên tàu ngũ một mình, tôi vẫn sống qua đêm không khó.
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 2, 3. Tàu chạy trên biển Thái Bình Dương theo hướng Nam dọc theo bờ biễn xứ  Mexico. Sinh hoạt hằng ngày của du khách trên tàu, là ăn sáng ăn trưa ăn chiều ăn tối...và có thể ăn bất cứ lúc nào, tụ tập nói chuyện trên trời dưới đất, rồi cờ bạc. Casino chỉ cho cờ bạc lúc tàu chạy trên biển, khi tàu cặp bến thì Casino đóng cửa. 
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 4. Tàu cặp bến Cabo San Lucas, một thành phố của xứ Mexico.
 
 
Tàu sắp cặp bến thành phố Cabo San Lucas.
 
Tàu cặp bến thành phố Cabo San Lucas từ 7:00 - 16:00. Đây là một thành phố nhỏ của Mễ, nên không có cảng cho tàu Cruise Ship, du khách phải xuống tàu nhỏ để lên bờ. Chúng tôi vừa lên bờ, thì ôi thôi các chủ xe mời mọc rần rần. Chúng tôi bao xe đi tham quan phố Cabo San Lucas trong ngày. 
 
Du khách lên bờ Cabo San Lucas.
 
Anh chị Bích đang thương lượng với chủ xe.
 
 Bến tàu Cabo San Lucas.
 
 Một quán ăn ở bến tàu Cabo San Lucas.
Chân cẳng con người giả treo lòng thòng, đấy là kiểu của người Mễ. Có nơi họ trưng bày của quý của các ông giả, đó là chuyện bình thường!
 
Ba chàng phi công VNCH đỗ bộ lên xứ Mễ.
Từ trái Nghiêm, Thái, Kiễm.
 
Pharmacy bán Viagra, Cialis... tràn ngập, nhưng không ai dám mua vì sợ hàng Trung Quốc! 
 
Bãi biển Cabo San Lucas.
Từ trái Kiễm, Nghiêm, Thanh, Thái, Toàn (anh Toàn bạn anh Thanh).
 
Chúng tôi ra biển uống nước dừa.
Chúng tôi uống nước dừa xong, rồi họ nạo cơm dừa, nặn chanh, bỏ ớt, bỏ muối đưa chúng tôi ăn, cũng ngon và lạ, lần đầu trong đời tôi thấy! 
 
Xe bán dừa nạo độc đáo.
 
Đường phố Cabo San Lucas.
 
Tham quan phố xong, chúng tôi đi ăn Taco cá, khá ngon.
Chúng tôi ăn Taco cá cho biết, chứ thức dưới tàu ê hề. Ăn xong chúng tôi cho xe đưa về tàu.
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 5, 6, 7. Tàu rời thành phố Cabo San Lucas, một thành phố của xứ Mexico, chạy trên biển Thái Bình Dương theo hướng Nam dọc theo bờ biễn xứ Mexico và xứ Nicaragua.
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 8. Tàu cặp bến thành phố San Juan Del Sur của xứ Nicaragua. Xứ Nicaragua là xứ theo cộng sản, thành phố San Juan Del Sur nghèo xơ xác. Nơi du khách tới nườm nượp, vậy mà họ chỉ có một nhà vệ sinh với một bồn cầu cho Nam, một bồn cầu cho Nữ. Du khách sắp hàng dài, nín tè xanh mặt để chờ tới phiên mình. Bồn cầu dội nước bằng tay, du khách đang tè thì có người lao công bưng xô nước đi vô dội bồn cầu, trông thua Việt Nam xa quá!

Đường vô phố San Juan Del Sur cằn cổi như sa mạc.
 
Du khách sắp hàng dài, nín tè xanh mặt để chờ tới phiên mình.
 
Chúng tôi mua tour tham quan Cabo San Lucas từ cruise ship.
Tour cho du khách đi ghe máy để tham quan các đảo trong hồ.
 
Các đảo trong hồ.
 
Ông già Thanh đang mơ gì đó?
 
Đi ghe máy tham quan các đảo, vừa lên bờ. 
 
Tham quan bảo tàng viện.
 
 
Vũ múa bên đường với hy vọng du khách cho tiền.  
  
Ngũ Long Công Chúa.
 Từ trái: chị Thành, chị Hà, chị Hùng, chị Thanh, chị Lưu.
 
Vì mua tour tham quan phố của cruise ship nên họ có cho ăn trưa trong phố.  
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 9. Tàu cặp bến thành phố Puntarenas của xứ Costa Rica. Xứ Costa Rica là một xứ Trung Mỹ, giáp ranh xứ Nicaragua và Panama. Costa Rica là một xứ thanh bình không có quân đội. Người Mỹ lúc về hưu, rất thích sống ở Costa Rica vì thanh bình, sạch sẻ và vật giá rẻ. 

Vừa lên bờ thành phố Puntarenas xứ Costa Rica, trái cây khá nhiều.
 
Anh Bích bàn với chị Thanh vấn đề thuê xe tham quan thành phố Puntarenas.
 
Chúng tôi bao xe đi tham quan phố, họ đưa chúng tôi đến tiệm bán trái cây.
 Vừa mua trái cây xong, chúng tôi xực liền trong tiệm, ngon thấu trời!  
Từ phải qua: chị Thanh, chị Bích đang gọt xoài, sa bô chê.
 
Trái Sa Bô Chê (Lồng Mức) bự, rất ngọt và ngon.
 
 
 
Từ trái qua: Thành, Bích, chị Thành, chị Thanh, anh chị Toàn, chị Bích, Thái.
Trời! Chúng tôi ăn gần hết kệ trái cây!
  
Xe đưa chúng tôi đến sông xem cá sấu.
 
Chị Thanh đang xực dừa nạo.
 
Anh Thanh, chị Bích đang xực dừa nạo.
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 10. Tàu chạy trên biển Thái Bình Dương dọc theo bờ biển xứ Panama hướng về kênh đào Panama.

Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 11. Qua kênh đào Panama.  
 
Tàu đậu chờ qua kênh đào Panama.
Tàu cruise ship có hẹn trước nên không phải chờ đợi.
   
Ba chàng "ngự lâm pháo thủ": Thanh, Thái, Bích sắp qua kênh đào.
 
Sắp qua kênh đào Panama, du khách nôn nao.
 
Kênh đào Panama. Đây là con kênh đào dài 48 miles (77km) nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nằm trong xứ Panama. Thay vì đi từ Thái Bình Dương xuống Nam Mỹ qua Cape Horn để qua Đại Tây Dương, nhờ kênh đào Panama mà cắt ngắn được 8000 miles (12875 km). 
 
Để giảm thiểu công trình đào kênh, đập nước Gatun được xây để tạo dựng một hồ nước nhân tạo Gatun để tàu chạy trong hồ nầy qua kênh đào, hồ nầy được bao quanh bởi núi cao. Nước cung cấp cho hồ Gatun là nước mưa, nên sinh mạng kênh đào Panama cũng bị ảnh hưởng bởi mưa, tuy nhiên vùng nầy mưa nhiều.   
 
Hồ Gatun phải có đủ chiều sâu cho tàu lớn. Muốn có chiều sâu nầy, thay vì đào sâu xuống, họ cho nước vô hồ để nâng mặt nước trong hồ lên 26m (85ft) cao hơn mặt biển. Nước trong hồ là vấn đề sinh tử cho kênh đào Panama, biết điều nầy nên đập nước Madden được xây để chận nước sông Chagres trên hồ Gatun để tạo ra hồ Madden, dự trử nước cho hồ Gatun.
 
Nước trong hồ Gatun cao hơn mực nước trên mặt biển 85ft. Vậy vai trò chánh của kênh đào Panama là làm sao đưa tàu từ mặt biển Thái Bình Dương lên mặt nước trong hồ Gatun cao hơn 85ft, rồi đưa tàu từ hồ Gatun ra biển Đại Tây Dương thấp hơn 85ft. Đó là đi về hướng Đông, nếu đi về hướng Tây thì nhiệm vụ kênh đào Panama ngược lại.
 
Nếu so sánh dùng hồ Gatun với mực nước cao hơn mặt biển 85ft (26m) với đào con kênh rộng 119ft (33.5m) sâu 85ft (26m) dài 48 miles (77km), thì dùng hồ Gatun là một ý nghĩ (design) tuyệt vời của các kỷ sư Mỹ lúc bây giờ. Nên nhớ kênh đào Panama khởi đầu là người Pháp làm vào năm 1881, nhưng design của kỷ sư người Pháp không tuyệt vời, cộng với bệnh sốt rét làm chết 20000 nhân công nên người Pháp bỏ dỡ công trình kênh đào Panama vào năm 1894. Người Mỹ mua lại công trình nầy của người Pháp vào năm 1904 và hoàn tất công trình vào August 15, 1914. Người Mỹ xịt muỗi, dùng mùng, cửa lưới nên bệnh sốt rét gần như chấm dứt, tuy nhiên số nhân công chết cho công trình khi hoàn tất là 5600 người do bệnh và tai nạn. 
 
Nước trong hồ Gatun là sinh mạng của kênh đào Panama, thiếu nước trong hồ Gatun thì kênh đào Panama đóng cửa. Biết điều nầy nên nhiệm vụ của kênh đào Panama là, mỗi lần nâng tàu từ biển lên hồ cao hơn 85ft và hạ tàu từ hồ ra biển thấp hơn 85ft, phải làm sao giảm thiểu tối đa đừng để nước trong hồ thất thoát ra biển nhiều.
 
Mực nước trong hồ Gatun cao hơn mặt biển 26m (85ft) nên mỗi lần mở cổng cho tàu rời hồ ra biển, lượng nước hồ thất thoát 101,000m3 (26 triệu 700 ngàn gallons).   
   
Để giảm thiểu tối đa lượng nước trong hồ thất thoát ra biển, kỷ sư Mỹ design 3 cửa mà họ gọi là Locks, Gatun Locks, Pedro Miguel lock, Miraflores locks.    
 
1. Gatun Locks: Lock nầy có 3 ngăn với chiều dài tổng cộng 1.2mi (1.9km). Tàu từ biển Thái Bình Dương vô ngăn thứ nhất, lúc bây giờ mực nước trong ngăn thứ nhất nầy bằng mực nước biển.
 
Cổng đầu của ngăn thứ nhất từ từ mở và cruise ship từ từ vô ngăn thứ nhất.
Mực nước trong ngăn thứ nhất nầy bằng mực nước biển.
 
Cổng đầu của ngăn thứ nhất từ từ mở và cruise ship từ từ vô ngăn thứ nhất.
Mực nước trong ngăn thứ nhất nầy bằng mực nước biển.
 
Cổng đầu của ngăn thứ nhất từ từ mở và cruise ship từ từ vô ngăn thứ nhất.
Mực nước trong ngăn thứ nhất nầy bằng mực nước biển.
  
Khi tàu vừa đến cổng ngăn thứ nhất, thì lập tức mỗi bên có 3 chiếc xe như xe tăng móc dây cáp vô tàu. Rồi 6 chiếc xe tăng nầy chạy hai bên theo tàu và căng dây cáp hai bên để giữ tàu chạy ngay chính giữa, vì sợ thành tàu va chạm vô bờ cement.  
 
Tàu đang chờ bơm nước vô cho bằng mực nước hồ.
 
Khi tàu vô ngăn thứ nhất xong thì cổng vừa mở cho tàu vô sẽ được đóng kín lại. Nước sẽ được bơm vô ngăn thứ nhất để cho tàu nổi lên 85ft (26m) bằng với mực nước trong hồ. Khi mực nước trong ngăn thứ nhất bằng mực nước trong hồ, cổng nối liền ngăn thứ nhất với ngăn thứ hai sẽ được mở để tàu chạy qua ngăn thứ hai dễ dàng vì lúc bây giờ mực nước trong ngăn thứ hai bằng mực nước ngăn thứ nhất và mực nước hồ.  
 
Nhìn phía trước của hình trên sẽ thấy mực nước ngăn thứ hai bằng mực nước hồ. Vậy thì tại sao không cho tàu chạy từ ngăn thứ nhất ra hồ mà phải dùng ngăn thứ hai? Vì để tránh bớt thất thoát nước hồ ra biển và để có thì giờ bơm nước ngăn thứ nhất ra, chuẩn bị cho tàu kế tiếp vô.
 
Thời gian bơm nước cho 1 ngăn trong lock khoảng 8 phút cho 101000m3 (2 triệu 700 ngàn US gallons) nước. Đó là bơm nước vô để nâng tàu lên, khi hạ tàu xuống thì thời gian và lượng nước bơm ra cũng bằng lúc bơm vô. Mỗi ngăn có 3 lổ dẫn nước rộng khổng lồ nằm trong vách cement và 3 bồn dự trử nước hồ (water saving basins) hình chử nhật dài bằng chiều dài của ngăn, nằm về một phía bên ngoài của ngăn. 
 
 
Cổng thứ hai từ từ mở để tàu chạy từ ngăn thứ nhất qua ngăn thứ hai.
Khí tàu vô ngăn thứ hai xong thì cổng thứ hai được đóng lại. Lúc bây cả hai cổng của ngăn thứ nhất đã được đóng kín và mực nước trong ngăn thứ nhất nầy còn bằng mực nước hồ. Họ bắt đầu bơm nước ngọt trong ngăn thứ nhất vào bồn dự trử (water saving basins) để cho mực nước trong ngăn thứ nhất xuống bằng mực nước biển, chuẩn bị cho tàu kế tiếp chạy vô. Cách nầy sự thất thoát nước ngọt được giảm thiểu tối đa. 
 

Cổng chót từ từ mở và tàu từ chạy vô hồ.
 
Tàu đang chạy trong hồ Gatun dài 15mi (24.2km).
 
Pedro Miguel lock. Lock nầy dài 0.87mi (1.4 km) và chỉ có một ngăn, nối hồ Gatun với hồ nhân tạo Miraflores. Hồ Miraflores dài 1.1mi (1.7km) và mực nước cao hơn mực nước biển 54ft (16.5m). 
 
Nhiệm vụ của Pedro Miguel lock là đưa tàu từ hồ Gatun có mực nước cao 85ft xuống hồ Miraflores có mực nước cao 54ft so với mặt biển. Như vậy Pedro Miguel lock sẽ đưa tàu đi xuống 31ft (9.5m). Vì mực nước của hồ Gatun và hồ Miraflores chỉ có 31ft cách biệt, hơn nữa nước trong hai hồ cùng là nước ngọt và không sợ nước ngọt thất thoát ra biển nên nhiệm vụ của Pedro Miguel lock thật là đơn giản.
 
Miraflores locks. Locks nầy dài 1.1mi (1.7km), đây cũng là chiều dài của hồ Miraflores. Lock Miraflores và lock Pedro Miguel rất gần nhau. Lock Miraflores có nhiệm vụ hạ tàu từ hồ Miraflores 54ft cao hơn mặt biển đi ra biển Đại Tây Dương.
 
 
Tàu vô ngăn thứ nhất của Lock Miraflores xong, cổng được đóng lại.
Mực nước trong ngăn đầu của Lock Miraflores và mực nước trong hồ Miraflores bằng nhau 54ft cao so mới mặt biển. 
 
Tàu bắt đầu chạy qua ngăn thứ hai, lúc bây giờ mực nước ngăn thứ nhất và ngăn thứ hai bằng nhau ở 54ft cao so với mặt biển.
 
Tàu vô ngăn thứ hai xong, cổng bắt đầu đóng lại.
Lock Miraflores chỉ có hai ngăn nên họ dùng cổng đôi để chống đở sức ép của nước từ trong hồ ra.
 
Cổng đôi đã được đóng kín.
Nước trong ngăn thứ hai đã được bơm ra, hạ thấp mực nước bằng mặt biển để tàu ra biển.
 
Tàu vừa rời ngăn thứ hai để ra Đại Tây Dương và cổng đang đóng lại.
 
Tàu rời kênh đào Panama, ra Đại Tây Dương.
 
Vừa rồi là chuyến tham quan kênh đào Panama đi về hướng Đông. Nếu đi về hướng Tây thì nhiệm vụ của kênh đào Panama ngược lại. Locks Miraflores sẽ nâng tàu từ Đại Tây Dương lên 54ft để tàu vào hồ Miraflores và Locks Gutan sẽ hạ tàu từ hồ Gutan xuống 85ft để tàu vào Thái Bình Dương.   
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 12. Tàu cặp bến thành phố Cartagena xứ Columbia.
 
Thành phố Cartagena xứ Columbia là thành phố đầy những cao ốc sang trọng. Đây là thành phố sang nhất trong vùng Trung Mỹ mà tôi vừa đi qua, điều nầy không làm tôi ngạc nhiên vì Columbia nổi tiếng là xứ buôn á phiện!  
 
Thành phố Cartagena xứ Columbia nhìn từ biển vô. 
 
Chúng tôi bao xe tham quan phố Cartagena trong ngày.
Ông Già Thanh đang chỉ con mẹ Columbia nào đó? 
 
Tour guide đang hướng dẫn du khách. 
 
Chàng Columbia nào chụp hình với lừa sao mà giống Chị Bảy quá!
 
Phố Cartagena bao quanh bởi biển, ngày xưa thường bị hải tặc cướp phá nên thành luỹ được xây dựng để chống hải tặc.  
 
Ông Già Thanh đang nắm tay quyết chống hải tặc bảo vệ Columbia, trông oai ra phết!
Mấy con mẹ Columbia mà thấy hình nầy, chắc là Ông Già Thanh được thưởng, phê mệt nghĩ!
 
Tài xế cho tham quan tiệm ngọc thạch. 
 
Café Columbia nổi tiếng.
 
Khu bán hàng lưu niệm cho du khách.
 
 Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 13. Tàu cặp bến Aruba. Aruba một cái đảo thuộc Hoà Lan, rộng 69.08 sq mi (178.91 km2), dân số năm 2013 là 102911 người. Aruba là nơi du lịch của giới trẻ. 
 
Chúng tôi bao xe tham quan Aruba.
 
Đảo Aruba thiếu mưa nên cây xương rồng mọc khắp nơi như sa mạc.
 
Nhà thờ trơ trọi nghèo nàn.
 
Khu nhà giàu nhưng thiếu cây cảnh vì không có mưa!
 
Đèn hải đăng là một di tích lịch sử của Aruba!
 
Chúng tôi uống nước dừa chổ đèn hải đăng.
Nơi đây gió rất mạnh.
 
Biển Aruba khá đẹp và sạch.
 
Phố Aruba.
 
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 14, 15. Tàu chạy trong Đại Tây Dương hướng về Florida.
Tham quan kênh đào Panama ngày thứ 16. Tàu cặp cảng Lauderdale Florida lúc 7 giờ sáng chấm dứt tour. 
 
Nói chung chung về tham quan kênh đào Panama.
 
Tôi thán phục kỹ sư Mỹ lúc bấy giờ đã design kênh đào quá tuyệt vời. Kênh đào Panama làm việc 24/24 quanh năm. Chiếc cruise ship mà tôi đi, họ trả $350000USD để qua kênh đào. Tàu chở container khoảng $250000USD. Yachts hoặc tàu nhỏ khoảng $2500USD. Mỗi ngày có 50 tàu qua kênh. Tàu đi qua kênh đào Panama mất từ 8 - 10 giờ. 
 
Tàu muốn qua kênh đào Panama họ thường lấy hẹn trước cả tuần, có tàu lấy hẹn trước cả năm. Nếu tàu đến kênh mà không có hẹn trước, thường mất vài ngày để lấy hẹn.
 
Chuyến đi nầy chủ đích là tham quan kênh đào Panama. Những phố Trung Mỹ mà chúng tôi ghé qua, nghèo nàn ngoại trừ Columbia.
 
Nằm trong cruise ship 15 ngày hơi nhiều cho tôi. Nếu ai đi đủ cặp thì có lẽ đở hơn. tth  
 
Sơ đồ tóm lược nguyên tắc kênh đào Panama:  
 

Cách nâng tàu lên:Pound lock sequence.svgCách hạ tàu xuống:
1–2.Tàu vô lock.8–9.Tàu vô lock.
3.Cổng đầu được đóng lại.10.Cổng đầu được đóng lại .
4–5.Nước được bơm vô để nâng tàu lên.11–12.Nước được bơm ra để hạ tàu xuống.
6.Cổng thứ hai được mở.13.
 
Cổng thứ hai được mở.
7.Tàu rời lock.14.Tàu rời lock.
 
Click Vào ĐâyĐể xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn. 
 
 
 

No comments:

Post a Comment