Tháng December 2012 tôi tham quan vùng Tây Bắc Việt Nam gồm Sapa, Điện Biên, Sơn La, Mộc Châu. Rồi tôi ấm ức muốn tham quan vùng Đông Bắc Việt Nam.
Chuyến về Việt Nam kỳ nầy, vừa về đến Sàigòn là tôi đi tham quan Mũi Cà Mau. Nhìn Cột Mốc Mũi Cà Mau, sự ấm ức muốn tham quan vùng Đông Bắc của tôi lại tăng thêm vì tôi muốn nhìn Cột Mốc Ải Nam Quan cho trọn vẹn "từ Ải Nam tới Mũi Cà Mau"!
Tháng September và October trời Sàigòn mưa hầu như mỗi buổi chiều, nên tôi nằm chờ cho hết mùa mưa để tôi đi tham quan vùng Đông Bắc. Thật ra thì tôi chỉ đón mò thôi, vì thời tiết vùng Đông Bắc không hẳn giống y Sàigòn, vậy mà tôi đoán đúng, tôi hên quá sức!
Giữa tháng November, trời Sàigòn bớt mưa nhiều lắm, thế là tôi ghi tên mua tour đi tham quan vùng Đông Bắc.
Tham quan Đông Bắc ngày thứ 1.
Đoàn gồm 22 du khách, khởi hành lúc 6 giờ sáng từ phi trường Tân Sơn Nhất đi Hà Nội. Đoàn đến phi trường Nội Bài Hà Nội gần 8 giờ sáng. Tour cho đoàn ăn sáng trong phi trường Nội Bài.
Đoàn ăn sáng trong nhà hàng ở phi trường Nội Bài Hà Nội.
Ăn sáng xong, tour cho xe chở đoàn trực chỉ Bắc Kạn - Ba Bể.
Đoàn và tour guide Hưng trên đường đi Bắc Kạn - Ba Bể.
Đây là quốc lộ từ phi trường Nội Bài, nếu đi thẳng thì đi Bắc Ninh, rẽ phải thì đi Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Làm cho hình lớn lên thì sẽ đọc được bảng chỉ đường.
Đi Bắc Kạn thì phải đi ngang qua Thái Nguyên.
Bánh chưng Bờ Đậu ở Thái Nguyên nổi tiếng dẽo, thơm ngon.
Tour dừng xe cho đoàn thưởng thức bánh chưng. Tôi mua 4 cái bánh chưng và cho cắt mỗi cái làm 6 miếng rồi tôi mời đoàn thưởng thức cho biết.
Tham quan Hồ Ba Bể.
Hồ Ba Bể là một trong một trăm hồ nước ngọt trên cao lớn nhất thế giới, nằm trong Vườn Quốc Gia Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Hồ được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm. Ba nhánh của hồ thông nhau, có tên là Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng.
Hồ Ba Bể ở độ cao 145m so với mặt biển, diện tích mặt nước 650 ha, chiều dài gần 8km, độ sâu trung bình 20-25m. Ngưồn nước chính được cung cấp từ ba con sông chảy vào hồ. Hồ được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi và suối ngầm.
Năm 1995 Hồ Ba Bể được Hội Nghị Hồ Nước Ngọt thế giới tổ chức tại Mỹ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt của thế giới cần được bảo vệ.
Đoàn đến Vườn Quốc Gia Ba Bể khoảng 5 giờ chiều. Tour cho đoàn check-in hotel để tắm rửa và ăn cơm tối cạnh hotel.
Đoàn xuống xe và check-in hotel.
Tour cho đoàn ở Bungalows, tứ phía là rừng, cũng vui!
Check-in hotel và tắm rửa xong, chờ cho tới giờ ăn tối, du khách lang thang không biết đi đâu, vì trước mặt là rừng, sau lưng là rừng, trái phải cũng là rừng. Thôi thì tôi ngồi chống cằm suy gẫm sự đời!
Các cô cũng lang thang không biết đi đâu!
Đoàn ăn tối trong nhà hàng Ramsar (Thanh Thuỹ).
Tham quan Đông Bắc ngày thứ 2.
Lý do tour cho đoàn ngũ trong rừng ở Vườn Quốc Gia Ba Bể là để tiết kiệm thời gian cho ngày hôm sau. Nếu đoàn ngũ ở thành phố Bắc Kạn thì sáng hôm sau đoàn mất hai giờ để đi từ Bắc Kạn đến Ba Bể. Thời gian tham quan hồ gần 5 giờ, nên tour phải tranh thủ để còn đi Cao Bằng.
Đoàn ngũ trong Vườn Quốc Gia Ba Bể thì sáng hôm sau, ăn sáng trong nhà hàng xong, đoàn chỉ mất vài phút là ra đến hồ.
Đoàn vừa xuống xe để đi tàu tham quan hồ.
Đoàn chuẩn bị xuống tàu để tham quan hồ.
Trời nắng tốt nhưng gió rất lạnh. Nước hồ trong xanh. Phong cảnh hồ đẹp như trong tranh.
Cô sinh viên trốn học theo Dì đi tour.
Phong cảnh trong hồ đẹp như trong tranh.
Đoàn lên bờ hồ để tham quan thác Đầu Đẳng.
Trên đường đến thác Đầu Đẳng, anh tour guide giới thiệu đoàn cây Sến, là một loại gỗ quý hiếm ở Miền Bắc.
Thác Đầu Đằng.
Ao Tiên.
Tàu đi trong Hồ Ba Bể, tour cho đoàn lên bờ tham quan Ao Tiên.
Ao Tiên là nước tù, nhưng là nước suối nên trong xanh.
Ghe đi trong Hồ Ba Bể, tour cho đoàn lên bờ tham quan Ao Tiên.
Ao Tiên là nước tù, nhưng là nước suối nên trong xanh.
Bà bán cá nướng.
Trong Ao Tiên có loài cá nhỏ, sạch, không cạo vảy mà không tanh.
Cá nướng tươi ngọt dịu, nhai luôn xương, ăn ngon thấu trời đất.
Cả đoàn ăn cá nướng say sưa!
Tham quan Hồ Ba Bể xong, tàu trên đường trở lại để lên bờ.
Tham quan Hồ Ba Bể xong, tour đưa đoàn về hotel để check-out rồi ăn cơm trưa trong nhà hàng Thanh Thuỹ cạnh hotel. Ăn cơm trưa xong, tour cho xe chở đoàn trực chỉ Cao Bằng.
Tham quan Cao Bằng.
Đoàn đến Cao Bằng thì xế chiều, tour cho đoàn check-in hotel để tắm rửa trước khi ăn cơm chiều.
Tour cho đoàn ở hotel ngay trước chợ, đoàn rất thích.
Nhà hàng ăn chiều gần hotel nên đoàn đi bộ đến nhà hàng,
Bên trong nhà hàng họ kết hoa như đám cưới!
Tham quan Đông Bắc ngày thứ 3.
Ngũ đêm đầu tiên ở Cao Bằng, vì hotel ngay trước chợ nên tôi thức sớm đi lang thang quanh chợ để chụp hình.
Chợ Xanh thành phố Cao Bằng.
Cầu Bằng Giang kế chợ và trước hotel.
Dưới đầu cầu Bằng Giang là chợ cá.
Muốn uống cà phê ở Cao Bằng là một vấn đề! Cao Bằng, Lạng Sơn có người Nùng và người Tày hơn 70%, còn lại là người Kinh. Dân tộc thiểu số không uống cà phê mà họ uống trà.
Ăn sáng trong hotel xong, tôi đi lang thang gần chợ để tìm tiệm cà phê, nhưng tôi không thấy. Tôi hỏi một ông chủ tiệm bán hoa người Nùng, tiệm cà phê ở đâu. Ông cười và nói giọng Bắc rặc: "Anh là người Nam, mỗi sáng phải uống cà phê". Rồi ông chỉ tôi tiệm cà phê hơi xa.
Tiệm cà phê không một bóng khách. Tôi đến tiệm cà phê mà ông chủ tiệm bán hoa chỉ. Trời! Tiệm cà phê khá đẹp và sạch sẽ, vậy mà không một bóng khách! Tôi mua một ly cà phê sửa nóng cầm về. Trời! Họ đưa tôi ly cà phê sửa lạnh ngắt. Họ đổ sửa đặc vô ly nhựa rồi họ đổ cà phê họ pha sẳn để trong tủ lạnh và đưa cho tôi. Đấy là cà phê sửa nóng! Tôi cầm ly cà sửa phê đi và kêu trời trong âm thầm!
Tiệm cà phê gần chợ Cao Bằng, không một bóng khách!
Bà chủ tiệm người Nùng, ăn mặc như đầm!
Tham quan Động Ngườm Ngao.
Ăn sáng trong hotel xong, tour đưa đoàn đi tham quan Động Ngườm Ngao.
Động Ngườm Ngao thuộc xã Đàm Thuỹ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động Ngườm Ngao cách Thác Bản Giốc 5km.
Đường xuống Động Ngườm Ngao.
Từ chổ đậu xe xuống động rất gần.
Động Ngườm Ngao.
Năm 1979 chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, có khoảng 3 ngàn người dân trốn trong động nầy.
Cây hạt Dẻ.
Trên đường đi động Ngườm Ngao, tour guide dừng xe bên đường cho đoàn xem cây hạt Dẻ.
Lần đầu tiên tối thấy cây hạt Dẻ.
Trái hạt Dẻ nầy nếu tách ra thì có từ 3 đến 4 hạt.
Có hai loại hạt Dẻ. Hình trên là loại hạt Dẻ, mỗi trái có 3, 4 hạt.
Có loại hạt Dẻ giống y hình trên, nhưng chỉ có một hạt nên được gọi là hạt Dẻ cô đơn.
Hạt Dẻ cô đơn khoảng 100000/1ký, còn loại kia thì 70000/1ký.
Hạt Dẻ bán bên đường.
Tham quan Thác Bản Giốc.
Từ động Ngườm Ngao đi Thác Bản Giốc khoảng 5km.
Thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn. Theo tour guide thì ngày xưa toàn bộ Thác Bản Giốc thuộc Việt Nam. Nhưng sau 1979 chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, Trung Quốc dời Cột Mốc xuống hướng Nam 4km và hướng Đông Tây gần 20km. Nên bây giờ phần lớn của Thác Bản Giốc là của Trung Quốc!
Thác nhỏ bên trái là của VN, thác to bên phải là của Trung Quốc.
Bờ đất bên này sông là của VN, bên kia là của TQ.
Thác nước của VN.
Thác nước của Trung Quốc.
Bè bên bờ của VN.
Bè của VN chỉ có thể đưa du khách đến giữa sông thôi!
Cột Mốc của VN sau 1979.
Cột Mốc bên TQ sau 1979.
Click vào hình và làm cho hình lớn thì sẽ thấy chiếc cầu tre khá dài nằm trên phần đất của VN, vậy mà theo tour guide, VN muốn xây chiếc cầu nầy, Trung Quốc không cho!
Tham quan Thác Bản Giốc xong, tour đưa đoàn trở về phố Cao Bằng ngũ lại đêm thứ hai.
Bông Tam Giác Mạch.
Tham quan Thác Bản Giốc xong, trên đường trở về Cao Bằng, tour dừng xe cho đoàn tham quan cây Tam Giác Mạch. Tam Giác Mạch có bông lúc mới nở màu trắng, sau chuyển màu phớt hồng ánh tím và sau cùng màu nâu sậm. Quả Tam Giác Mạch có 3 góc nhọn màu nâu sậm, dùng để nấu cháo hoặc làm bánh. Quả Tam Giác Mạch ăn thơm bùi như ngô nếp.
Trồng cây Tam Giác Mạch không phải cực khổ chăm sóc như trồng lúa, ngô. Thời kỳ thiếu gạo người dân trồng Tam Giác Mạch để ăn chống đói, nhưng sau nầy lúa gạo nhiều nên ít ai trồng Tam Giác Mạch vì cây Tam Giác Mạch hút nhiều chất bổ của đất. Sau hai vụ trồng Tam Giác Mạch thì đất trở nên cằn cỗi, không trồng lúa, ngô tốt được. Hiện chỉ có tỉnh Hà Giang trồng nhiều cây Tam Giác Mạch để cây trỗ bông vào tháng 10, 11 thu hút du khách.
Quả Tam Giác Mạch.
Tham quan Đông Bắc ngày thứ 4.
Sau khi ngũ ở Cao Bằng hai đêm, ăn sáng trong hotel xong, tour đưa đoàn đi Lạng Sơn. Đến Lạng Sơn tour cho đoàn tham quan Đền Mẫu ở Đồng Đăng.
Đồng Đăng là một thị trấn giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm trên Quốc Lộ 1A. Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn.
Đến Mẫu.
Chợ Đồng Đăng.
Về đến phố Lạng Sơn thì xế chiều, tour cho đoàn check-in hotel Mường Thanh.
Hotel Mường Thanh khá lớn, tôi đã ở hotel nầy ở Sapa và Điện Biên.
Đoàn check-in hotel Mường Thanh.
Tour cho đoàn ăn tối trong nhà hàng Century ở Lạng Sơn.
Phố Lạng Sơn chụp từ lầu 11 của hotel.
Tham quan Đông Bắc ngày thứ 5.
Tham quan Động Tam Thanh và Chùa Tam Thanh.
Cho đoàn ăn sáng trong hotel xong, tour đưa đoàn đi tham quan Động Tam Thanh và Chùa Tam Thanh. Chùa Tam Thanh nằm trong Động Tam Thanh. Động Tam Thanh thuộc Phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Nguyên đoàn chụp hình lưu niệm trước Chùa Tam Thanh.
Chùa Tam Thanh nằm trong Động Tam Thanh.
Núi Nàng Tô Thị còn có tên là Núi Vọng Phu, nằm trong quần thể di tích Động Tam Thanh.
Nhìn kỹ trên núi bên trái sẽ thấy Nàng Tô Thị đứng bồng con.
Click vào hình làm hình lớn thì sẽ thấy rỏ Nàng Tô Thị đứng bồng con.
Nàng Tô Thị là một nhân vật trong chuyện cổ tích Việt Nam có tên "Sự tích Hòn Vọng Phu". Đó là hình ảnh một người phụ nử bồng con đứng chờ chồng đi lính xa. Chờ hoài không thấy chồng về, người phụ nữ và đứa con hoá đá!
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Nàng Tô Thị bồng con.
Chợ Kỳ Lừa.
Tham quan Động Tam Thanh và Chùa Tam Thanh xong, tour đưa đoàn trở về hotel để check-out và ăn cơm trưa.
Ăn cơm trưa trong hotel ở Lạng Sơn xong, tour cho xe chở đoàn trực chỉ Hà Nội.
Trên đường về Hà Nội, tour dừng xe cho đoàn chụp hình nơi Ải Chi Lăng.
Ải Chi Lăng.
Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn.
Ải Chi Lăng cấu thành từ một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài - Thái Hoạ, phía Tây là núi Cai Kinh dựng đứng. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy dọc theo thung lũng bên con đường quốc lộ 1A mà trước kia là đường cái quan lên biên giới, xuôi về Kinh Đô.
Suốt quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, với chiến luỹ hình thang tại Ải Chi Lăng cùng hệ thống đầm lầy, sông suối, núi non hiểm trở của nó, luôn là bức tường thành từ xa của kinh đô Thăng Long ngăn bước viễn chinh quân xâm lược phương Bắc.
Cuối năm 1427, Ải Chi Lăng trở thành nơi ghi công một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Đạo quân nhà Minh do Liễu Thăng chỉ huy gồm gần 10 vạn người kéo sang để dẹp khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Lê Lợi phái Lê Sát dẫn các tướng lên đón đường, đặt quân mai phục. Tướng Trần Lưu giả thua vài trận để dụ Liễu Thăng lọt vào ổ phục kích tại núi Mã Yên. Quân Lam Sơn đổ ra chém đầu Liễu Thăng tại Ải Chi Lăng khiến đạo quân cứu viện hùng hậu hoang mang, mất hết sức chiến đấu và tới đầu tháng 11 năm 1427 thì bị vây đánh, tiêu diệt bắt sống toàn bộ.
Ải Chi Lăng phía trước.
Địa thế nơi đây rất thuận lợi cho phục kích quân, một dãy núi nhỏ giữa hai dãy núi lớn.
Ải Chi Lăng phía trước.
Địa thế nơi đây rất thuận lợi cho phục kích quân, một dãy núi nhỏ giữa hai dãy núi lớn.
Ải Chi Lăng.
Trên đường về phi trường Nội Bài Hà Nội, đúng ra theo chương trình tour thì đoàn không có tham quan phố Hà Nội, nhưng có vài cô trẻ chưa biết Hà Nội và họ yêu cầu tour cho họ tham quan sơ qua cho biết. Tour cho biết nếu nguyên đoàn đồng ý thì mỗi người đóng 20000 tiền xăng thì tour cho xe vô khu phố mới để tham quan. Cả đoàn đống ý đóng tiền.
Khi phố mới Hà Nội.
Đây là toà nhà Lotte cao tầng ở Hà Nội có lần bị tai nạn thang máy không lâu lắm.
Tháng máy bị rớt từ tầng 63 xuống tầng 11 rồi dừng lại. Lúc bây giờ trong thang máy chỉ có một thanh niên và anh cho biết cảm giác của anh như anh đi chơi trò cảm giác mạnh. Nếu thang máy rớt tới đất thì anh thanh niên nầy sẽ như chuối ép! Bảo trì thang máy kiểu nầy dễ sợ quá!
Tour cho đoàn ăn chiều trong nhà hàng ở phi trường Nội Bài trước khi về Sàigòn.
Nói chung chung về chuyến tham quan Đông Bắc.
Tôi theo dõi thời tiết ở Sàigòn để đoán mò thời tiết ở Đông Bắc, vậy mà tôi đoán đúng, tôi hên quá sức. Thời tiết trong 5 ngày tour ở Đông Bắc thật tuyệt vời, nắng tốt, không mưa. Chỉ có hồ Ba Bể lạnh, còn Cao Bằng, Lạng Sơn thì mát. Anh tour guide cho biết lần trước anh đi Đông Bắc trời mưa tầm tã, nhìn Thác Bản Giốc và Hồ Ba Bể trong mù mờ! Tôi nói đùa: "Nhân quả, chúng tôi toàn là những người hiền mà!". Anh tour guide cười.
Quốc lộ vùng Đông Bắc chạy dọc trong thung lũng hẹp, hai bên là núi. Núi nầy không cao lắm, nhô lên từng cái và chân núi liền nhau như trong tranh sơn thuỷ, trông đẹp tuyệt vời. Ngồi trong xe ngắm cảnh hai bên quốc lộ, tôi thích lắm, trầm trồ khen đẹp luôn miệng.
Mơ ước của tôi trong chuyến đi nầy là tham quan Cột Mốc Ải Nam Quan, nhưng tour guide nói trớ là không tham quan Ảì Nam Quan được với lý do không rõ ràng! Rồi có người nói, Ải Nam Quan đâu còn nữa mà tham quan! Buồn 5 phút!
Lạng Sơn: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn là 1 trong 9 khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất Việt Nam. Theo tour guide thì nhà nào ở Lạng Sơn cũng có chứa đồ lậu. Nói chung là người dân Lạng Sơn ai cũng sống thoải mái. Cũng theo tour guide, một thước đất trong khu phố cổ Hà Nội mắc hơn vàng, vậy mà những thiếu gia Lạng Sơn về khu phố cổ Hà Nội mua vài cái nhà là chuyện nhỏ./. tth
Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.
No comments:
Post a Comment