Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Saturday, March 14, 2015

Tham quan Hà Giang - Chị Bảy


Tôi nghe nhiều người khen Hà Giang đẹp vì có nhiều bông lạ và có nhiều núi đá có cấu trúc khác lạ, nên tôi nôn nóng muốn tham quan.


Cuối năm 2012 tôi mua tour đi tham quan vùng Tây Bắc Việt Nam gồm các thành phố Lào Cai, Sapa, Điện Biên, Sơn La, Mộc Châu với anh chị KQ63A Lê Tấn Phát. Chuyến đi nầy không có Hà Giang mà tôi mong đợi.


Cuối năm 2014 tôi mua tour đi tham quan vùng Đông Bắc gồm các thành phố Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn. Chuyến đi nầy cũng không có Hà Giang mà tôi mong đợi.


Tôi tham quan gần hết các vùng giới tuyến phía 
Bắc Việt Nam, vậy mà tôi chưa tham quan Hà Giang. Tôi hỏi tour guide Hà Giang ở đâu. Anh nói Hà Giang thuộc Chính Bắc (chính giữa phía Bắc), nằm giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc mà tôi đã tham quan. Thế là tôi tìm mua tour đi Hà Giang.

Đúng là tôi có duyên đi tour với anh chị KQ63A Lê Tấn Phát. Anh chị Phát về Việt Nam thăm người chị ruột của anh Phát. Ngay sau Tết Ất Mùi 2015, đúng vào mùa Xuân tôi rủ anh chị Phát mua tour đi Hà Giang.


Tham quan Hà Giang ngày thứ 1.

Mặt trời mọc nhìn từ phi trường Tân Sơn Nhất.

Tôi và anh chị Phát ngồi chờ ở phi trường Tân Sơn Nhất để lên máy bay đi Hà Nội.

Đến Hà Nội tour cho đoàn ăn sáng trong phi trường Nội Bài.

Sáng sớm đoàn du khách 18 người tụ tập ở phi trường Tân Sơn Nhất để hảng du lịch Vietravel làm thủ tục cho đoàn lên máy bay đi Hà Nội. Đến Hà Nội tour cho đoàn ăn sáng trong phi trường, rồi tour cho xe đưa đoàn trực chỉ Hà Giang.

Vì đường đi Hà Giang và nhất là vùng thuộc Huyện Đồng Văn, Xã Lũng Cú, đường đi vừa chật hẹp vừa có đèo cùi chỏ với vực thẳm ở cao độ 1700m, cực kỳ nguy hiểm, nên tour không thể dùng xe 45 chổ mà tour chia đoàn ra làm hai xe nhỏ. Một xe 12 du khách và một xe 6 du khách. Tôi ngồi trong xe nhỏ chở 6 du khách, nên tôi cãm thấy yên tâm về an toàn.   

Hà Giang. Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tnh Tuyên Quang. Về phía Bắc Hà Giang giáp tnh Vân Nam và Quãng Tây Trung Quốc.

Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ. Có đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419m, Kiều Liêu Tĩ 2402m là cao nhất.


Dân số Hà Giang năm 2009 là 724537 người. Gồm người Mông 32%, người Tày 23.3 %, người Dao 15.1%, người Việt 13.3 %, người Nùng 9.9%...


Hà Giang có cửa khầu Thanh Thuỹ với Trung Quốc.    



Bản đồ thành Phố Hà Giang.
Nhìn điểm cao nhất Việt Nam thuộc Thành Phố Hà Giang, đó là Xã Lũng Cú thuộc Huyện Đồng Văn.


Bản đồ Xã Lũng Cú.
Xã Lũng Cú nằm chính giữa phía Bắc, có vĩ độ cực Bắc Việt Nam.  

Trên đường đi Hà Giang, tour cho xe dừng bên đường để đoàn thưởng thức bưởi. Trái bưởi trông khô héo nhưng rất ngọt.


Đến Hà Giang tour cho đoàn ăn tối rồi check-in hotel.

Phát ở phố Hà Giang đêm đầu tiên.

Thái ở phố Hà Giang đêm đầu tiên.

Tham quan Hà Giang ngày thứ 2.


Đoàn ăn sáng xong, tour cho xe đưa đoàn đi tham quan cột mốc quốc lộ 2 trong phố Hà Giang, rồi tour cho xe đưa đoàn đi Đồng Văn.  


Cột Mốc quốc lộ 2.
Khi tôi nghe cột mốc là tôi nghĩ tới ranh giới của một xứ. Nhưng lần nầy đến Hà Giang tôi thấy cột mốc của quốc lộ 2. Cột mốc của quốc lộ 2 bắt đầu bằng km số 0 của quốc lộ.

Sông Lô.
Sông Lô là phụ lưu tả ngạn của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỹ, Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nơi sông Lô đổ vào sông Hồng.     

Ở Hà Giang tôi thấy cây nầy được trồng khắp nơi. Họ trồng hai bên đường, trong sân nhà, trong vườn và mùa nầy cây có bông rợp trời. Lúc đầu chúng tôi tưởng nó là cây nhản, nhưng không phải cây nhản. Nó có trái như trái xoài, to cở ba ngón tay. Tour guide gọi nó là cây Muỗm! Nhìn hình phía dưới sẽ thấy trái của nó.  

Trái cây Muỗm! Giống như trái xoài, nhưng trái rất nhỏ và có hột to.


Đang Mùa Xuân nên đủ thứ hoa nở hai bên đường trông rất đẹp. Có loại hoa rất lạ màu đỏ nỡ ra từ thân cây, hoặc cành cây mà không có cuống hoa, trông rực rỡ, 

Bức ảnh nầy là một công trình tuyệt tác của anh KQ63A Lê Tấn Phát.
Nhìn xa sẽ thấy một cô gái đang tè, vừa kéo quần lên bị anh Phát bắt tại trận về tội tè bậy ngoài đồng trống, làm ngứa mắt đoàn du khách!    

Tham quan Cổng Trời Quản Bạ, Núi Đôi Cô Tiên. 

Trên đường đến Huyện Đồng Văn, tour cho xe dừng ở Cổng Trời Quản Bạ cho đoàn tham quan Núi Đôi Cô Tiên.


Sự tích Núi Đôi Cô Tiên.    

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất này có một chàng trai người Mông đẹp trai có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết, đôi môi như nụ đào xuân chúm chím, hai má ửng hồng như trái đào chín. Một hôm nọ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi mà phải lòng chàng và đã trốn ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai vô cùng xinh xắn.

Núi Đôi Cô Tiên.

Lúc này Ngọc Hoàng đã phát hiện ra chuyện nàng bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không ai mủi lòng. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ cứ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường mà ngày nay vẫn gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên ở Tam Sơn, Quản Bạ.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như Đào, Mận, Lê, Hồng thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn tươi tốt trở thành vùng đất trù phú. Con gái ở đây xinh đẹp có tiếng, hai má lúc nào cùng ửng hồng, mịn màng như trái đào tiên. 

Lúc tour dừng xe cho đoàn tham quan Núi Đôi Cô Tiên, thì mây mù rất thấp. Tôi chụp hình hai quả đào tiên và chỉ thấy mù mờ nên tôi hết sức bực mình.

Tôi gặp hai nàng tiên vừa trốn xuống trần gian rong chơi và đang lên núi cúng Rằm Tháng Giêng. Tôi than với hai nàng tiên, rằng vì mây mù tôi chụp hình Núi Đôi Cô Tiên không được. Tôi xin hai nàng tiên vén áo cho tôi chụp Núi Đôi để thay thế. Hai nàng tiên đồng ý vén áo cho tôi chụp hình, nhưng với điều kiện tôi phải lấy hai nàng làm vợ và đẻ con vì núi đôi của hai nàng sẽ có dư sửa để nuôi con tôi! Tôi sợ thất kinh, vì tuổi nầy mà mà có con mới đẻ thì tàn cuộc đời còn lại của tôi. Tôi xách máy hình chạy lên xe và hai nàng tiên nhìn tôi cười ruồi rồi nói lớn: "gà chết!"!   

Xe vô phố Đồng Văn.

Tham quan Đồng Văn.

Đồng Văn là một huyện của tỉnh Hà Giang và cũng là một huyện cực Bắc của Việt Nam. Đồng Văn có dân số 57715 người. Đồng Văn là một trong những trọng điểm của các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc sang Việt Nam năm 1979 và cả trong những năm 1984-1986.  

Xe vô phố Huyện Yên Minh.

Trên đường đi Đồng Văn, tour cho xe ghé phố Huyện Yên Minh ăn trưa.

Tour guide dừng xe cho đoàn tham quan Làng Văn Hoá Du Lịch Lũng Cẫm. Lũng Cẫm là một thôn thuộc xã Sủng Là, Huyện Đồng Văn. 

Tôi và anh chị Phát mua 4 thùng mì ăn liền, mỗi thùng 24 gói để anh tour guide phát cho các em nghèo.
Chị Phát và tour guide đang phát mì gói cho các em. Tội nghiệp! Có em xé gói mì và ăn khô liền!

Người Mông ăn Tết nguyên tháng Giêng. 
Hôm nay là Rằm Tháng Giêng mà các em còn diện áo quần Tết. Nhìn cách ăn mặc các em trong thôn đâu thua các em trong thành phố.

Các em người Mông nói tiếng Việt rất rành và dễ thương. 
Tôi chụp hình với các em rồi tôi lì xì năm mới mỗi em 20000VND. Em mà tôi ôm vai nói rất giỏi, rằng không lấy đâu. Tôi nói tiền lì xì năm mới em mới chịu lấy tiền. Tôi chúc em năm mới may mắn và có chồng. Em trả lời, chưa đâu. 

Lũng Cẩm có vườn hoa hồng khá lớn. Hết mùa hoa, nhưng cây hoa hồng trồng thẳng hàng rất đẹp. 

Ngôi nhà cổ ở Lũng Cẩm.

Tham quan nhà Vua Mèo Vương Chí Sình.

Cháu gái của Vua Mèo Vương Chí Sình đang hướng dẫn đoàn tham quan ngôi nhà của Vua Mèo. Vương Chí Sình gốc người Mèo, là vua bán á phiện, ông làm giàu bằng nghề nầy.  

Nhà Vua Mèo. 
Nội thất trong ngôi nhà nầy hoàn toàn không còn gì hết. 

Gốc cột của nhà Vua Mèo, có chạm trái anh túc (trái á phiện) hình tròn có khía dọc.

Tham quan cột cờ Lủng Cú.  

Cột cờ Lũng Cú là cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú có cao độ 1700m so với mặt biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đường lên Lũng Cú chật hẹp và cua đèo cùi chỏ rất nguy hiểm. Xe chở tôi 9 chổ ngồi và còn mới, vậy mà tài xế có lúc phải chạy số 1 mới lên dốc nổi, cua đèo quá gắt nên có lúc tài xế phải de xe để quẹo cua đèo gắt. Nói chung đường từ Hà Giang lên Đồng Văn, Lũng Cú hẹp và cua đèo gắt, nếu ai đi xe bị say xe thì mữa đã luôn. 

Một cô gái trẻ đẹp làm mọi người nễ phục hôm ấy:

Tất cả du khách lên chổ cột cờ Lũng Cú, ai cũng lo lắng vì đường đi khó khăn và nguy hiểm. Vậy mà có một cô gái làm tất cả du khách lúc tôi đến, nhìn cô với sự thán phục. Tôi thấy cô gái đang sửa gì đó với chiếc xe đạp. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc xe đạp. Tôi thắc mắc chiếc xe hơi chở tôi có lúc phải chạy số 1 mới lên tới đây, thì làm sao chiếc xe đạp lên tới đây.

Tôi đến bắt chuyện với cô gái. Cô tên Hạnh, 24 tuổi, tốt nghiệp đại học, đẹp và dễ thương. Cô cho tôi biết cô lái xe đạp từ Hà Nội lên đây! Chiếc xe đạp của cô loại rẽ tiền của học trò, chứ không phải chiếc xe đạp chuyên nghiệp.

Tôi giới thiệu cô Hạnh với tất cả du khách có mặt lúc ấy. Có anh chàng da trắng người Hoà Lan, tôi cũng giới thiệu luôn. Mọi người chăm chú nhìn cô và ai cũng nễ phục. Nguyên văn của anh chàng Hoà Lan: "I respect" (tôi nễ phục). Cô Hạnh cho tôi biết có lúc cô phải xuống xe dẫn bộ, vì đạp không nổi!         

Cột cờ Lũng Cú.

Cô Hạnh, người đạp xe đạp từ Hà Nội lên chổ cột cờ Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang!

Tham quan cột cờ Lũng Cú xong, tour cho xe đưa đoàn về Đồng Văn ăn tối và check-in hotel. Check-in hotel và tắm rửa xong, tôi và anh chị Phát ra phố cổ uống cà phê.

Trời! Phố Cổ Coffee mà anh Phát đọc "phở có cà phê" làm tôi và chị Phát cười đã luôn! Tiếng Việt mà không có dấu gây hiểu lầm thì khỏi nói!
   
Tôi và anh chị Phát đi uống cả phê đêm ở phố cổ Đồng Văn. 

Tham quan Hà Giang ngày thứ 3.

Ngũ đêm ở Đồng Văn, sáng sớm tôi và anh chị phát đi tham quan chợ phố cổ Đồng Văn.

Chợ phố cổ Đồng Văn. 
Trời còn sớm nên người bán hàng còn lưa thưa.

Đoàn ăn sáng xong, tour cho xe đưa đoàn trở về Hà Giang. Trên đường trở về Hà Giang, tour cho xe ghé hai trường học để đoàn tặng quà cho học sinh nghèo.

Tôi chào tay cô Hiệu Trưởng và tặng hai thùng mì.
Tôi cám ơn anh KQ63A Lê Tấn Phát chụp mấy tấm hình quá dễ thương! 

Thấy tôi chào tay, cô Hiệu Trưởng hỏi tôi là quân đội phải không. Tôi chỉ ra biên giới Trung Quốc và nói, năm 1979 tôi đánh Trung Quốc ở trận nầy. Tôi nổ văng miểng luôn. Cô Hiệu Trưởng vui cười.

Tour cho xe dừng ở trường học thứ hai. 
Trường nầy hôm nay khai trường sau khi ăn Tết, nên có nhiều học trò.

Cô hiệu trưởng cho đánh trống tập họp các em lại, rồi các cô giáo phát bánh kẹo cho các em. Trong đoàn có người cho bánh kẹo, có người cho gạo, có người cho tiền mặt, tôi thì mua hai thùng mì một lớn một nhỏ 124 gói. 

Các em xếp hàng ngay ngắn, và im lặng nghe cô hiệu trưởng nói chuyện. Cô hiệu trưởng cho các em biết số quà và số tiền mặt du khách cho, rất minh bạch, các em vui lắm. Các em được phát bánh kẹo vậy mà các em vẫn đứng yên trong hàng cho tới khi cô hiệu trưởng cho tan hàng rồi mới lấy bánh kẹo ra ăn, trông dễ thương quá sức. Tôi thán phục sự dạy dỗ của các cô giáo. 

Sau khi cô hiệu trưởng nói, các em vổ tay, dễ thương làm sao! Nên nhớ các em là học trò dân tộc thiểu số. Các em nói tiếng Việt tuyệt vời. Các cô giáo có làm được như vậy thì mới có ngày dân tộc thiểu số sẽ hoà nhập với người Kinh, đây cũng là một hình thức xây dựng đất nước. Đa số cô giáo là người Kinh từ thành phố đến. 

Đoàn chụp hình lưu niệm với các em và cô giáo.

Anh chị Phát và tôi chụp hình với cô hiệu trưởng và cô hiệu phó. Cô hiệu trưởng mặc áo vàng.

Tour dừng xe bên đường cho đoàn tham quan cầu treo.
Tôi gặp một cô, và cô khoe với tôi cô là người Dao đỏ. Tôi xin ôm vai cô chụp hình, nhưng cô không cho tôi ôm vai mà để cô ôm eo tôi, làm mấy người trong đoàn tưởng tôi sắp cưới vợ Dao đỏ! Các cô Dao đỏ chắc có lòng đỏ au, tốt bụng! 

Xe về tới Hà Giang, tour cho đoàn đi tham quan một làng người Tày.
Tham quan làng người Tày làm tôi nhớ tới anh chị Thầy D Phan Văn Dũng. Anh chị Phan Dũng gốc người Tày ở Tùng Nghĩa Đà Lạt. Anh Phan Dũng là người đẹp trai và ca hay nhất Chuồng D, chị Phan Dũng thì đẹp vui vẽ hiếu khách.

Tham quan làng người Tày xong, tour cho đoàn check-in hotel và ăn tối. Ăn tối xong, tôi và anh chị Phát đi uống cà phê.

Tôi và anh chị Phát đi uống cà phê đêm chót ở Hà Giang.

Tham quan Hà Giang ngày thứ 4.

Đoàn ăn sáng ở Hà Giang xong, tour cho xe chở đoàn đi huyện Việt Trì tỉnh Phú Thọ để tham quan Đền Vua Hùng.   


Trên đường về Phú Thọ, tour cho dừng xe bên đường để đoàn mua Cam Sành. Cam Sành họ trồng ở chân núi hai bên đường. Cam rất ngọt. 

Trước khi tham quan đền Vua Hùng, tour cho xe vô phố Việt Trì để đoàn ăn trưa trong nhà hàng Budapest. Budapest là tên thủ đô của xứ Hung Gia Lợi. Khi tôi bước vô nhà hàng, tôi không ngạc nhiên khi tôi thấy anh đầu bếp chánh là người Hung Gia Lợi.

Nhà hàng Budapest và anh bếp chính người Hung Gia Lợi. 
Anh nầy chuyên lo các món nướng, chắc là anh có vợ Việt.

Bên trong nhà hàng đẹp, ăn ngon và rất đông khách. 

Tham quan đền Vua Hùng.

Đền Vua Hùng gồm bốn đền chính là Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng.

Quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân núi tới đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cao 175m, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đền Hạ.

Tương truyền nơi đây Âu Cơ sinh hạ bọc một trăm trứng, sau nở thành một trăm người con.  

Đền Trung.

Tương truyền nơi đây các Vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc Tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

Đền Thượng.

Tương truyền nơi đây các Vua Hùng tiến hành các nghi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. 

Đền Giếng.

Tương truyền nơi đây công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa thường soi gương vấn tóc khi vua cha đi kinh lý qua vùng nầy. 

Lễ hội Đền Hùng. 

Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các Vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.  
   
Khu di tích Đền Hùng.

Đường lên Đền Hùng.

Cổng lên Đền Hạ. 

Đền Hạ và bàn thờ Đền Hạ.

Đền Trung và bàn thờ Đền Trung.

Đền Thượng và bàn thờ Đền Thượng.

Đền Giếng và Giếng nước.

Tham quan Đền Hùng xong tour cho xe chở đoàn trực chỉ Hà Nội.

Tham quan Hà Nội.

Đây là lần thứ năm tôi tới Hà Nội. Lần đầu tôi tới Hà Nội với bà xả, lần ấy vui làm sao! Mấy lần sau tôi tới Hà Nội cu ki vì quá cảnh trong các tour, những lần quá cảnh như vậy, lâu nhất là hai ngày một đêm. Những lần đến Hà Nội vì quá cảnh, tôi chỉ đi theo tour và không tha thiết chụp hình.


Cầu Nhật Tân ở Hà Nội.

Về đến Hà Nội, tour cho đoàn check-in hotel để tắm rửa. Đoàn tắm rửa xong, vì nhà hàng ăn tối gần nên tour dẫn đoàn đi bộ đến nhà hàng.

Đoàn đi bộ từ hotel tới nhà hàng.
Tôi nghe nói mưa phùn Hà Nội nhưng chưa thấy. Lần nầy tôi đến Hà Nội đúng mùa mưa phùn, cũng hay. Nhìn trời thoáng qua không thấy mưa, nhưng đi ngoài trời thì bị ướt. Nếu nhìn kỹ thì thấy hạt mưa rất nhỏ, bay bay như mây. 

Tham quan Hà Giang ngày thứ 5.

Ăn sáng xong, tour cho đoàn chọn lựa, hoặc là thăm lăng và chùa một cột, hoặc là đóng 130 ngàn mỗi người để tour đưa đoàn đi tham quan gốm sứ Bát Tràng, vì Bát Tràng khá xa và không có trong chương trình. Vì lăng và chùa một cột ai cũng biết rồi nên đoàn chọn đóng tiền đi Bát Tràng.

Chợ gốm Bát Tràng.

Trong tiệm bán đồ gốm, tôi ngồi uống trà với đoàn người Nhật.

Hai toán của đoàn ăn trưa chung ở Hà Nội trước khi chia tay.

Đoàn ăn tối ở phi trường Nội Bài trước khi lên chuyến bay Vietjet lúc gần 23:00 để về Sàigòn.
Tôi về đến hotel và lên giường lúc 3:00 sáng. Tôi rút kinh nghiệm, nếu đi tour mà về khuya như vậy tôì sẽ không đi, vì mệt quá sức!

Nói chung chung về chuyến tham quan Hà Giang. 

Có đi tham quan Hà Giang về, tôi mới hiểu tạì sao các hảng du lịch không nhập Hà Giang vô tour Tây Bắc hoặc tour Đông Bắc. Tách tour Hà Giang ra riêng rẻ, vậy mà du khách đủ ngất ngư vì đường đèo cao vút, cua đèo cùi chỏ gắt và liên tục. Nếu nhập Hà Giang với các tour khác, kéo dài thời gian thì những người say xe vô phương chịu nổi. Hơn nữa, vì xe lớn không thể đi Hà Giang, nên nhập Hà Giang vô các tour khác thì càng không nên.

Đây là một khúc đèo tôi chụp được trên đường đi Đồng Văn. 
Từ Đồng Văn đi Lũng Cú đèo còn khó khăn hơn, có lúc tài xế phải de xe để quẹo cua đèo cùi chỏ gắt!

Vậy là các vùng giới tuyến với Trung Quốc tôi tham quan gần hết, ngay cả xã Lũng Cú cực Bắc tôi cũng đã tham quan rồi. Có đến và thấy người dân sống trong các vùng miền núi nầy, đa số là dân tộc thiểu số, nơi đây có núi cao, di chuyển cực kỳ khó khăn hiểm trở, mà lại giáp ranh với Trung Quốc, một xứ lúc nào cũng rình rập lấn chiếm Việt Nam. Tôi không hiểu tổ tiên mình bằng cách nào mà giữ được bờ cỏi đất nước cho đến ngày hôm nay! Vô thăm viếng đền Vua Hùng, tôi cãm xúc và thán phục quá sức. tth 


Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.     

No comments:

Post a Comment