Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Tuesday, February 27, 2018

Tham quan Hà Nội, Móng Cái, Hạ Long, Hải Phòng.


Cô em BS Huỳnh Thị Kim Chi chủ bịnh viện sản khoa ở Bình Dương rủ tôi đi tham quan Hà Nội, Móng Cái, Hạ Long, Hải Phòng, khởi hành từ Sàigòn ngày Mùng Một Tết và trở về ngày Mùng Năm Tết.

Hà Nội tôi đã đến năm lần vì một lần tôi đến Hà Nội với bà xả, một lần tôi đi Sapa, một lần tôi đi tour Tây Bắc, một lần tôi đi tour Chính Bắc Hà Giang, một lần tôi đi tour Đông Bắc, những lần đi tour như vậy tour đều ghé lại Hà Nội một ngày một đêm. Hạ Long tôi cũng đến vài lần, nhưng Móng Cái, Hải Phòng, tôi chưa đến, nhất là VinPearl Hạ Long tôi chưa ở nên lần đi nầy làm tôi nôn nao chờ đợi.

Ngày Mùng Một Tết.

Chúng tôi gồm có, BS Chi và chồng là BS Khôi, BS Yến bạn của BS Chi và chồng là anh Chính, tôi và chú Mỹ em trai kế tôi về từ Germany, tập họp tại phi trường Tân Sơn Nhất lúc trưa, để Check-In VietNam Airlines cho chuyến bay đi Hà Nội lúc 14:00. Đến Hà Nội chúng tôi kêu taxi về khách sạn Hilton Hanoi.

BS Chi đang check-in hotel Hilton ở Hà Nội.
Hotel nầy $300USD/1 đêm có ăn sáng, rất gần hồ Hoàn Kiếm. 

Từ trái vô: BS Yến, anh Chính chồng BS Yến, Mỹ em kế tôi, Thái, BS Chi, BS Khôi. 
Ngày Mùng Một Tết, kiếm được nhà hàng ngoài phố Hà Nội mở cửa là một vấn đề không đơn giản, nên anh Chính đặt cơm tối trong hotel Hilton để đãi chúng tôi. 

Chị Yến và anh Chính như chim bồ câu.

Ăn cơm tối trong khách sạn xong, chúng tôi đi bộ ra Hồ Hoàn Kiếm, còn vợ chồng BS Yến thì đi thăm bạn.
Từ trái: BS Khôi. BS Chi, Mỹ.

Hồ Hoàn Kiếm về đêm.

Đền Ngọc Sơn trên Hồ Hoàn Kiếm.  

Ngày Mùng Hai Tết.

Sau khi ngũ ở Hà Nội đêm Mùng Một Tết, sáng sớm Mùng Hai Tết chúng tôi ăn sáng trong khách sạn. Khoảng 10 giờ sáng thì Dược Sĩ Quang đến khách sạn gặp chúng tôi.

DS Quang là người cung cấp thuốc cho hai bịnh viện của BS Chi ở Bình Dương. DS Quang cùng vợ với hai con nhỏ về Hà Nội trước để ăn Tết với gia đình. DS Quang là người phối hợp với BS Chi để tổ chức cho chuyến đi nầy.

DS Quang là người thuê xe, thuê khách sạn và nắm vững chương trình của chuyến đi. Theo chương trình thì DS Quang sẽ cho xe đưa chúng tôi từ Hà Nội đến Móng Cái, ngũ lại Móng Cái đêm Mùng Hai Tết. Mùng Ba Tết xe sẽ đưa chúng tôi từ Móng Cái về Hạ Long và ngũ lại Ha Lọng hai đêm Mùng Ba và Mùng Bốn Tết. Sáng Mùng Năm Tết xe sẽ đưa chúng tôi về Hải Phòng và chúng tôi sẽ cất cánh từ Hài Phòng về Sàigòn.

 Trong khách sạn Hilton ở Hà Nội.
Từ trái qua: DS Quang, Mỹ, Thái, BS Chi, BS Khôi, anh Chính, BS Yến.

Trên đường từ Hà Nội đi Móng Cái, DS Quang cho xe ghé vô Bạch Đằng Giang.

Bạch Đằng Giang. 

Dòng sông Bạch Đằng hay còn gọi là Bạch Đằng Giang thuộc tỉnh Quảng Ninh, thuộc hệ thống sông Thái Bình. Bạch Đằng Giang trở thành địa danh lịch sử nổi tiếng, minh chứng cho chiến công hiển hách của cha ông, con sông là đề tài bất tận cho thơ ca, nhạc hoạ. Rất nhiều thi sĩ đã sáng tác về Bạch Đằng để bày tỏ tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi các trận thuỷ chiến hùng tráng năm nào,  

Khu di tích Bạch Đằng Giang.
Từ trái qua: DS Quang, BS Khôi, con trai DS Quang, BS Chi, Thái, Mỹ, anh Chính, BS Yến, con và vợ anh Quang.

BS Chi
Đây là con cháu của Hai Bà Trưng, sẵn sàng noi gương Hai Bà.

 
Di tích Bạch Đằng Giang.
Từ trái: Thái, Chi, Khôi, Mỹ.

Đây là đài tưởng niệm. 
Từ trái: Đức Vương Ngô Quyền, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng Đế Lê Đại Hành.  

Đức Vương Ngô Quyền.
Năm 938, Ngô Quyền cho dựng bãi cọc ngầm dưới sông để đánh quân Nam Hán, kháng chiến thắng lợi.
Sơ đồ chiến thắng của Đức Vương Ngô Quyền năm 938.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Năm 1288, cũng với kế sách dựng cọc ngầm, thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cùng đại tướng Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân đội Đại Việt chiến thắng quân Mông Nguyên. 
Sơ đồ chiến thắng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn năm 1288.

Hoàng Đế Lê Đại Hành.
Người tái tạo chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981, ngài có công đánh Tống bình Chiêm, xây dựng Đại Cồ Việt đứng bên Đại Hán.
Sơ đồ chiến thắng của Hoàng Đế Lê Đại Hành năm 981.

Di tích bãi cọc.

Tham quan khu di tích Bạch Đằng Giang xong, xe đưa đoàn trực chỉ Móng Cái.

Còn 34km là tới Móng Cái. 

Móng Cái.  

Móng Cái là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Móng Cái thuộc vùng Cực Đông của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam, bên bờ sông Ka Long, cách thành phố Hạ Long 178km. Móng Cái giáp với Trung Quốc, có đường biên giới trên biển và đất liền dài hơn 70km. 

Móng Cái có diện tích 519.58km2, với dân số 105000 người (năm 2015) gồm người Việt, người Hoa.

Móng Cái

Xe đưa đoàn thẳng đến Majestic Móng Cái hotel.

Đoàn đến Móng Cái thì trời đã xế chiều và chúng tôi check-in Majestic Móng Cái hotel xong. Tôi vô mạng tìm nhà hàng hải sản ở Móng Cái để tôi đãi đoàn tối nay. Hôm nay là tối Mùng Hai Tết, tôi liên lạc được nhà hàng hải sản 5 sao ở Móng Cái và tôi mừng quá, nhưng bà chủ nhà hàng cho tôi biết họ đang du lịch mấy ngày Tết và nhà hàng đóng cửa. Tôi buồn 5 phút!

Sau cùng anh tài xế đề nghị để anh lái xe đưa đoàn ra khu chợ đêm, với hy vọng chúng tôi sẽ tìm được quán ăn hải sản bình dân. Đúng như tiên đoán của anh tài xế, chúng tôi tìm được quán ăn hải sản ở khu chợ đêm.

Trong quán ăn còn mấy con cua gạch và mấy con tôm hùm, tôi yêu cầu bà chủ quán ăn lấy hết cua và tôm hùm, rồi hấp bia cho tôi. Chúng tôi kêu thêm một cái lẩu hải sản gồm cá, tôm và sò. Ngoài ra chúng tôi kêu thêm vài món nữa, những con nầy như con trùng biển mà tôi chưa từng thấy và chưa từng ăn, nhưng chúng tôi không còn chọn lựa, bắt buộc phải ăn thôi. Nhưng những con nầy ăn cũng được có lẽ vì chúng tôi đang đói!  

Quán ăn trong khu chợ đêm ở Móng Cái.
Từ trái: Khôi, Chi, Yến, Chính, chị Quang và hai con.

Từ trái: con anh Quang, tài xế Tuấn, Quang, Mỹ,

Ăn tối xong, chúng tôi bước qua quán chè bên cạnh để ăn tráng miệng.
Từ trái vô: Chi, Khôi, Quang, chị Quang, Thái, Chính, Mỹ, Yến.   

Ngày Mùng Ba Tết.

Ngũ ở Móng Cái đêm Mùng Hai Tết, sáng sớm chúng tôi ăn sáng trong hotel rồi check-out hotel và chuẩn bị về Hạ Long. Trước khi rời Móng Cái, anh Quang cho tài xế lái xe ngang qua cửa khẩu Móng Cái và đi quanh thành phố Móng Cái cho chúng tôi tham quan.  

Đây là cửa khẩu Móng Cái thông thương sang cửa khẩu Đông Hưng ở thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Phố Móng Cái.

Khi xe ra phố Móng Cái, chúng tôi thấy họ bán sầu riêng và mít, thế là ai cũng muốn dừng xe, Khôi mua sâu riêng. Mỹ thì mua mít.  


Đình Trà Cổ.
Đình Trà Cổ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Đây được đánh giá là ngôi đình khá đồ sộ ở địa đầu đất nước và hoàn toàn mang dấu ấn nền văn hoá Việt.  

Kè Tràng Vĩ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái.
Đây là đỉnh cực Đông của nước Việt Nam, bắt đầu cây số 0km.
Hà Giang huyện Lũng Cú là đỉnh cực Bắc của nước Việt Nam, tôi cũng đến đó rồi.

Trà Cổ Móng Cái cực Đông Việt Nam.
Từ Trà Cổ đến mũi Cà Mau 3260km.

Trong chợ Móng Cái, Khôi mua sầu riêng, Mỹ mua mít, chúng tôi đem ra công viên ăn đã luôn.

Từ Móng Cái, xe đưa chúng tôi trực chỉ VINPEARL Hạ Long.

VINPEARL.   

Cô em BS Chi đã đưa tôi ra ở VINPEARL Nha Trang cũng gần đây, làm tôi có ấn tượng quá tốt đẹp với tập đoàn VINPEARL, từ nhân viên, thức ăn, tổ chức và kiến trúc thật tuyệt vời (outstading) không thua Mỹ.

VINPEARL Hạ Long.

Theo chương trình thì chúng tôi sẽ ở VINPEARL Hạ Long ngày Mùng Ba và Mùng Bốn Tết. Nhìn hình VINPEARL Hạ Long làm tôi nôn nao mong chờ, vì trong hình, VINPEARL Hạ Long đẹp như cảnh tiên. 

BS Chi đang check-in VINPEARL Hạ Long.
BS Chi có mua một villa trong VINPEARL Nha Trang để cho thuê, nhưng mỗi năm Chi có quyền xữ dụng mấy ngày. Những ngày nầy nếu Chi không xữ dụng thì Chi có quyền bán lại với giá rẽ. VINPERAL có ở Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng và Hạ Long, và Chi có quyền đăng ký xữ dụng những nơi nầy.

Đây là nơi tất cả du khách đến ở VINPEARL Hạ Long, phải đến đây để check-in. Sau khi check-in, sẽ có tàu đưa du khách ra đảo để vô VINPEARL hotel. 

Lối xuống tàu đề qua đảo vô VINPEARL Hạ Long.

 VINPEARL Hạ Long.
Hình chụp từ bến tàu nơi check-in, lúc bây giờ có rất nhiều sương mù trên biển nên hình trông như cũ xưa hằng thế kỷ! Cũng hay! 

Tàu để đưa du khách của VINPEARL qua lại đảo. Chỉ có du khách có chìa khoá phòng của VINPEARL mới có thể qua cổng để xuống tàu. Chìa khoá phòng nầy cũng được dùng cho mọi sinh hoạt trên đảo như ăn uống...

Bên trong VINPEARL Hạ Long.

Đoàn đang lên phòng ngũ.

Phòng ngũ của VINPEARL Hạ Long.

Hình chụp ra biển từ phòng của VINPEARL Hạ Long.

Nơi uống cà phê của VINPEARL Hạ Long.
Hình chụp từ phòng ngũ. 

 Ăn cơm tối trong VINPEARL xong, du khách ngồi nghe nhạc, mỗi người một tâm trạng khác nhau. Riêng tôi thì không còn gì ràng buộc, nên tôi buông thả tất cả quá khứ và vui với hiện tại. 

VINPEARL Hạ Long về đêm.

Ăn cơm tối xong, Chi và tôi ra ngồi ngoài trời, ngắm trời, ngắm mây...

Chúng tôi ngũ trong VINPEARL đêm thứ nhất Mùng Ba Tết.

Ngày Mùng Bốn Tết.

Sáng sớm Mùng Bốn Tết chúng tôi ăn sáng trong VINPEARL xong, anh Quang cho xe đưa chúng tôi tham quan Hạ Long. Thật ra trong đoàn ai cũng biết Hạ Long ít nhất cũng vài lần rồi. Chủ đích lần nầy chúng tôi đến Hạ Long là để ở trong VINPEARL Hạ Long, nên đi tham quan Hạ Long, là để chúng tôi giết thì giờ thôi.

Tôi và Mỹ ở balcony của phòng, sáng Mùng Bốn Tết. 

BS Chi sáng Mùng Bốn Tết.
Hồ tắm trong nhà của VINPEARL Hạ Long.

VINPEARL Hạ Long sáng Mùng Bốn Tết.
Từ trái: Quang, chị Quang, Chính, Yến, Chi, Thái, Mỹ và 2 con của Quang.

BS Chi sáng Mùng Bốn Tết.

Thái sáng Mùng Bốn Tết.

Sun World Hạ Long.

Anh Quang cho xe đưa chúng tôi đến Sun World Hạ Long để chúng tôi giết thì giờ.

Xe cáp treo của Sun World là loại rộng lớn không có ghế ngồi, nên có thể đứng 20-30 người.

Chúng tôi tham quan vườn Nhật cho hết thì giờ.

Tàu đưa chúng tôi tham quan vịnh Hạ Long, nhưng ai cũng biết rồi nên chúng tôi ngồi tán gẫu.

Tôi thì nằm dài trên sân thượng của tàu ngắm trời, mây!

Chúng tôi ngũ trong VINPEARL đêm thứ nhì Mùng Bốn Tết.

Ngày Mùng Năm Tết.

Sáng sớm Mùng Năm Tết chúng tôi ăn sáng trong VINPEARL xong, chúng tôi chek-out VINPEARL và xe đưa chúng tôi về Hải Phòng để bay từ Hải Phòng về Sàigòn.

Chúng tôi chuẩn bị xuống tàu rời VINPEARL để về Hải Phòng.

Cầu Lạch Huyện.
Cầu Lạch Huyện với phần cầu vượt biển dài 5km44 và phần đường dẫn dài 10km19. Đây là cây cầu vượt biển có chiều dài lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Cầu Lạch Huyện nối Hải Phòng với đảo Cát Bà. 

Theo chương trình, chúng tôi sẽ đi Cát Bà vào sáng Mùng Năm Tết trước khi chúng tôi cất cánh từ Hải Phòng về Sàgòn lúc 17:30 chiều Mùng Năm Tết. Nhưng VietJet đổi chuyến bay của chúng tôi giờ chót.

VietJet chia đoàn chúng tôi 10 người như sau: BS Chi, BS Khôi, Thái, Mỹ cất cánh lúc 11:30, gia đình DS Quang 4 người cất cánh lúc 14:30, anh Chính, BS Yến cất cánh lúc 15:30.   

Chuyến bay nguyên thuỷ của chúng tôi cất cánh lúc 17:30 vẫn bay như thường. Nhưng ghế của chúng tôi bị lấy cho ai đó đi, làm cho chương trình tour đi Cát Bà của chúng tôi bị huỷ bỏ. Đó là quyền hành vô trách nhiệm của hảng hàng không ở Việt Nam, đồng tiền có thể làm đảo lộn tất cả! Tôi hết ý! 

Không được đi Cát Bà, nhưng anh Quang vẫn cho xe chạy lên cầu Lạch Huyện cho chúng tôi nhìn thấy đảo Cát Bà, rồi anh cho xe quay lại Hải Phòng để chúng tôi có mặt phi trường Cát Bi của Hải Phòng lúc 10:30 sáng. Tôi cám ơn anh Quang cố vớt vát cho chúng tôi đỡ ấm ức!   

Phi trường Cát Bi của Hải Phòng.

Nói chung chung về chuyến đi tham quan trong mấy ngày Tết Mậu Tuất.

Rất nhiều lần, trong mấy ngày Tết, BS Chi thường rủ tôi đi du ngoạn cho tôi vui, vì Chi biết tôi mất bà xả và đơn độc. Đến nhà ai trong mấy ngày Tết tôi rất ngại, vì nhà nào cũng bận rộn Tết với gia đình bên chồng bên vợ. Nên khi Chi rủ tôi đi du lịch mấy ngày Tết, nếu tôi không kẹt thì tôi nhận ngay.

Có năm tôi kẹt đi tour Myanmar ngày Ba Mươi Tết, có năm tôi đi tour Dubai ngày Mùng Một Tết..., năm nay nếu Chi không rủ tôi thì tôi sẽ mua tour của Saigontourist đi Bhutan ngày Mùng Một Tết. Sự ân cần của BS Chi quan tâm đến tôi, làm tôi cảm động.   

Chuyến đi nầy, tôi thích nhất khi tôi tham quan Di Tích Bạch Đằng Giang, đến đây lòng tôi vui và hãnh diện có được những đấng anh hùng đã dựng nước và cứu nước. tth   

2 comments: