Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Tuesday, October 9, 2018

Tham quan Cambodia - Chị Bảy


Trước năm 1975 tôi đáp máy bay ở thủ đô Phnom Penh của Cambodia mỗi tuần, để đổ xăng và ăn trưa, sau khi làm việc trên trời. Lúc bây giờ tôi bay, làm việc cho Cục Tâm Lý Chiến và Phòng 7 đơn vị Tình Báo Phản Gián.

Sau năm 1975 đây là lần thứ ba tôi đến Cambodia. Lần đầu vào September 2011, tôi đi một mình theo tour đến Siem Reap và thủ đô Phnom Penh. Lần thứ hai, tôi đang ở SàiGòn và giấy tạm trú của tôi sắp hết hạn. Tôi đến xin gia hạn giấy tạm trú và họ gây khó khăn cho tôi. Tôi giận nên tôi mua tour đi Shihanoukville, khi tôi ra khỏi xứ và trở về thì tôi đương nhiên được thêm ba tháng tạm trú, đó là lúc trước, bây giờ thì được sáu tháng. Shihanoukville là vùng biển của Cambodia. Biển của Cambodia thì làm sao so sánh được với biển của Việt Nam, nên chuyến đi nầy tôi không ra biển mà chỉ nằm trong khách sạn, đang giận mà!

Lần thứ ba nầy tôi đi theo tour đến Siem Reap và Phnom Penh, nơi mà tôi đã đi rồi. Tôi đang ở Sàigòn, chờ đi tour ở Bhutan, xứ có mệnh danh là Thiên Đường Trên Mây. Chờ đi Bhutan, buồn quá, tôi mua tour đi Cambodia để giải sầu.

Đi Cambodia vừa về, tôi nhận được email của con gái tôi. Con gái tôi yêu cầu tôi viết tường trình lại chuyến trốn khỏi Việt Nam ngày 30 tháng 4, 1975, vì Aiden 10 tuổi, cháu ngoại trai của tôi muốn biết vì nó sắp viết bài về mẹ nó trốn khỏi Việt Nam 1975. Trời! Aiden 10 tuổi mà sao nó thông minh tôi chưa từng thấy. Lúc Aiden 9 tuổi, mẹ nó mua games điện tử cho nó chơi, rồi nó mò mẩm viết ra games của chính nó. Mẹ nó gọi tôi khoe và tôi giựt mình chịu thua.

Viết tường trình lại chuyến bỏ xứ ra đi 1975, nhất là tôi vừa ở Cambodia về, nơi mà có dính dấp đến quyết định bỏ xứ rất sớm của tôi, làm lòng tôi tê tái và tôi nhớ thương bà xả tôi quá sức:

Vào đầu năm 1975, tôi lên Bù Đăng để săn nai. Bù Đăng là một quận thuộc tỉnh Phước Long (Sông Bé). Từ Sàigòn lên Phước Long, gần tới Phước Long rồi rẻ phải đi ngang quận Đồng Xoài, đi thêm một giờ thì đến quận Bù Đăng trước khi đến quận Gia Nghĩa tỉnh Quãng Đức. Trung Tá Quận Trưởng Bù Đăng lúc bây giờ là bồ tèo của tôi.

Tôi săn nai ban đêm xong thì quá nữa đêm. Tôi nằm ngũ trên quốc lộ, cạnh khu nhà dân. Tôi nghe xe tăng của VC chạy rần rấn suốt đêm từ Cambodia đi ngang Bù Đăng để vô Bảo Lộc. Sáng hôm sau, tôi hỏi ông Quận Trưởng:

- Xe tăng VC chạy rần rần suốt đêm từ Cambodia vô Bảo Lộc, sao anh không báo về Sàigòn?
- Tôi có báo, nhưng không có ai làm gì!

Nghe ông Quận Trưởng nói, tôi sợ thất kinh. Thế là tôi đi dịch giấy khai sanh của hai con tôi ra tiếng Anh. Tôi đi làm thẻ bài đeo cổ cho hai con 4 và 2 tuổi, phòng hờ hai con tôi bị thất lạc. Tôi chuẩn bị bỏ xứ ra đi, mà chưa biết chắc sẽ đi đâu! Tôi cho bà xả đi học nấu ăn, đi học may, để chuẩn bị kiếm tiền ở bất cứ xứ nào chúng tôi đến. Bà xả nghe lời tôi, dễ thương làm sao.

Còn vài tuần trước ngày 30 tháng 4, 1975, tôi như người ngồi trên lửa. Vì tôi có linh cảm ngày bỏ xứ gần kề. Tôi kể hết chuyện tôi nghe thấy ở Bù Đăng với anh Phi Đoàn Trưởng máy bay C7. Anh là bồ tèo của tôi và anh tin tôi. Thế là tôi và anh đưa vợ con trốn trong văn phòng của anh, vì chúng tôi muốn chồng đâu thì vợ con đó, sợ trở tay không kịp!

Văn phòng của anh Phi Đoàn Trưởng cở 6m X 6m, trong đó có hai bà với hai con của tôi và năm con của anh. Có một lần Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân ở Tân Sơn Nhất, mở cửa thấy hai bà với 7 đứa nhỏ trong phòng. Ông đóng ầm cánh cửa và chưởi thề:

- Địt mẹ, thế nầy thì đánh đấm gì nữa!

Ông chưởi thề rồi bỏ đi. Tôi và anh bạn nói lén sau lưng ông:

- Địt mẹ, vợ con Tướng đâu?

Thật ra ông nói cho có nói vậy thôi, vì vợ con ông đã bỏ xứ đi rồi!

Văn phòng của anh bạn chỉ có bồn cầu và chổ rửa mặt, đánh răng, chứ không có phòng tắm. Vậy mà hai bà không hề than vãn, thấy thương làm sao!

Tối ngày 28 tháng 4, 1975, Tân Sơn Nhất có chương trình di tản vợ con ra Côn Đảo. Hai bà với bảy đứa nhỏ cũng đi Côn Đảo. Chương trình di tản đã xong. Quá nữa đêm, hoả tiển 122mm của địch bắn vô Tân Sơn Nhất như mưa. Bà xả tôi nghe tin nầy qua radio của ông cảnh sát gác phi trường Côn Đảo. Bà xả tôi khóc suốt đêm vì sợ tôi chết vì hoả tiển.

9 giờ sáng ngày 29 tháng 4, 1975 Tân Sơn Nhất tan hàng. Tôi may mắn nhảy lên chiếc C7 và chiếc nầy bay ra Côn Đảo. Tôi gặp vợ con tôi ở đây. Anh bạn tôi nhảy lên chiếc C130 và chiếc nầy bay thẳng qua Utapao, căn cứ Mỹ ở Thái Lan.

Đêm 29 tháng 4, 1975, gia đình tôi ngũ dưới cánh chiếc máy bay C130 ở phi trường Côn Đảo. Tất cả mọi người trốn đâu mất hết, vì sợ bị pháo kích. Tôi không sợ pháo kích mà tôi sợ chiếc C130 cất cánh giữa đêm khuya mà tôi không hay. Tôi hoặc đi, hoặc chết chứ không bị kẹt lại!

Sáng 30 tháng 4, 1975, cảnh sát gác phi trường Côn Đảo, yêu cầu Không Quân rời Côn Đảo vì Sàigòn đã đầu hàng và ra lệnh thả tù ở Công Đảo.

Nghe thả tù Côn Đảo, tất cả chúng tôi gỡ lon, lên đạn súng M16 chuẩn bị đánh nhau với tù vì đa số tù ở Côn Đảo là VC!

Nhưng rồi chúng tôi cũng rời Côn Đảo trong êm thắm để bay qua Utapao, trước khi tù được thả.

Tôi cảm thấy như có đấng linh thiên phù hộ. Vì nếu tôi và anh bạn không lạc nhau lúc hổn loạn, tôi theo anh nhảy lên chiếc C130 và chiếc nầy bay thẳng qua Utapao thì đời tôi tan nát. Vì bà xả không thấy tôi ra Côn Đảo, bà đinh ninh tôi đã chết vì hoả tiển và bà sẽ dẫn hai con tôi về nhà, lúc bây giờ ba má và tất anh chị em của bà xả tôi di tản từ Đà Lạt về ở trong nhà tôi. Dễ sợ quá!

Tôi gặp vợ con anh bạn ở Côn Đảo. Chị và năm con cùng gia đình tôi đi Utapao và đoàn tụ với anh ở Utapao.

Không Quân Mỹ ở Utapao trải nệm, để đồ ăn thức uống trong hangar rộng thênh thang, sẵn sàng tiếp đón Không Quân VNCH và gia đình.

Gia đình tôi nằm xuống nệm nghĩ được vài giờ, thì Không Quân Mỹ đưa chúng tôi đi đảo Guam bằng phi cơ vận tải khổng lồ C141.

Gia đình tôi ở Guam được vài tuần, thì Mỹ đưa chúng tôi đến trại tị nạn Camp Pendleton ở San Diego bằng Air Line.

Tháng June 1975, gia đình tôi rời Camp Pendleton bằng Air Line để đến San Antonio Texas để định cư. Tôi đến San Antonio vì có gia đình ông Thiếu Tá Không Quân Mỹ mà tôi gọi là Mommy và Daddy lúc tôi đi học bay ở Mỹ năm 1965. Tôi liên lạc với ông bà nầy và ông bà muốn giúp tôi để bắt đầu lại cuộc đời tôi từ số không!

Gia đình tôi ở trong nhà ông bà Thiếu Tá Mỹ chưa đầy một tháng thì tôi xin được việc làm và chúng tôi dọn ra ở Apartment. Tôi đi làm full time và đi học college. Cuối năm 1978 tôi tốt nghiệp Associate Degree về Data Processing. Đầu năm 1979 tôi làm Computer Programmer cho USAA, hảng bảo hiểm cho quận đội Mỹ trên toàn thế giới. Tôi về hưu USAA sau 20 năm và tôi làm Computer Programmer cho World Savings Bank thêm 10 năm, rồi tôi về hưu lần thứ hai.   

******************************************

Một sự trùng hợp kỳ lạ. 

Tôi về ViệtNam kỳ nầy được gần 4 tháng, mà cô em BS Huỳnh Thị Kim Chi rủ tôi đi chơi đã ba lần rồi. Có một lần mới đây, bà BS bạn của BS Chi cùng đi chơi và nhìn tôi rồi nói "anh lớn tuổi rồi và anh nên mua tượng gì đó để đeo vô cổ, cho có phong thuỷ". Nghe qua mà tôi không quan tâm, vì tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ đeo cái gì ở cổ. Thế mà trong chuyến đi Cambodia lần nầy, có một sự trùng hợp kỳ lạ.

Khi đoàn rời Siem Reap về đến Phnom Penh, tour guide đưa đoàn tham quan một tiệm bán nữ trang sang trọng. Ông chủ tiệm nữ trang mang một khai đầy bao thư giấy đỏ ra, họp với chúng tôi. Ông nói tiếng Việt rất giỏi nhưng giọng hơi cứng.

Ông cho biết Ba ông người Đài Loan, Mẹ ông người ViệtNam. Ông sắp về Sàigòn mở tiệm bán nữ trang, và ông mong đoàn chúng tôi giới thiệu và ủng hộ ông khi ông mở tiệm ở ViệtNam.

Ông nói hôm nay là ngày Rằm Trung Thu và ông có chuẩn bị sẵn 34 tượng con Tỳ Hưu đeo cổ để tặng 34 người trong đoàn. Con Tỳ Hưu là con ăn mà không ĩa vì nó không có hậu môn, nó có đầu lân mình gấu, miệng luôn há rộng toát sự dữ tợn, có một sừng, lưng có cánh. Tỳ Hưu được sinh ra vài ngày thì chết. Nó tượng trưng cho may mắn và mang lại giàu sang. Ông lấy con Tỳ Hưu trong bao giấy đỏ ra cho mọi ngưòi xem. Tôi giật mình vì nó đẹp quá. Hơn nữa tôi đi tour rất nhiều, chuyện tour guide đưa đoàn vô tiệm nữ trang để mua sắm để tour guide được tiền hoa hồng là chuyện thường tình. Nhưng lần nầy là lần duy nhất tôi thấy có khác.

Lần nầy có khác vì có tặng quà đáng giá cho nguyên đoàn mà tôi chưa từng thấy. Ngoài sự tặng quà, ông còn nói tất cả nữ trang sang trọng trưng bày trong tủ kiếng đều có ghi giá tiền, vì ngày Rằm nên ông muốn đặc biệt cho đoàn ViệtNam, ông chỉ lấy nữa giá tiền trên món hàng. Tôi giật mình vì nữ trang của ông quá đẹp và nếu nữa giá thì quá rẻ. Tôi nhìn sự ăn nói từ tốn chẩm rải của ông khi ông nhắc đến mẹ ông là người ViệtNam. Tôi có cảm tình với ông. Thể là tôi đến xem nữ trang của ông trong tủ kiếng. Ông kéo tượng Phật mà ông đang đeo ở cổ ra khỏi áo và nói với tôi:

- Tôi giới thiệu ông tượng Phật Thích Ca mà tôi đang đeo đây nè. Ông nên đeo tượng nầy.

Tôi thấy mấy bà trong đoàn đang mua dây chuyền Phật Bà bằng vàng 24 cẩn trong miếng cẩm thạch, và tượng nầy để giá trên $200 USD nhưng ông bán $100 USD. Ông cho xem giấy chứng nhận cẩm thạch thiệt và vàng 24 thiệt, có số kiểm chứng cho mỗi dây chuyền.

Tôi nhìn trong tủ kiếng, tượng Phật Thích Ca mà ông giới thiệu cho tôi có để giá $496 USD. Tôi không có ý định mua, nên tôi nói đại với ông rằng bán cho tôi $100 USD như các bà kia được không.  Ông nói không. Rồi tôi nói, bán cho tôi $120 USD đi. Ông nhìn tôi một hồi, chắc là ông nhớ tới Má ông người ViệtNam nên ông gật đầu. Ông làm tôi giật mình. Vì tượng nầy quá đẹp và hợp thời trang cho người đàn ông. Tôi thích quá. Cô bán hàng cho ông cũng giật mình và cô hỏi lại ông lần thứ hai. Các bà trong đoàn ai cũng khen tôi mua tượng hợp thời trang và rẻ.

Cái gì vậy? Mới đây có bà BS quen, khuyên tôi lớn tuổi nên đeo tượng cho có phong thuỷ, rồi hôm nay như có đấng linh thiên đưa đẩy, tôi mua được tượng đeo cổ mà tôi quá thích nhằm ngay ngày Rằm Trung Thu. Thật kỳ diệu.

Đây là tượng con Tỳ Hưu mà ông chủ tặng cho nguyên đoàn.

Đây là tượng Phật Thich Ca bằng vàng 24K, được nấu chảy đổ vô khung cẩm thạch, với giá $496 USD mà ông bán cho tôi $120 USD. Dây đeo cổ không bằng vàng và tượng hình chữ nhật, rất hợp cho đàn ông, tôi thích lắm.  

Trông "có phong thuỷ" lắm!
Trông rất đại gia thiếu dấu huyền!

       ******************************************

Tham quan Cambodia ngày thứ 1.

Sáng sớm đoàn 34 người tập họp ở Vietravel 190 đường Pasteur, để tour đưa đoàn đến Siem Reap bằng xe. Từ SàiGòn đến Siem Reap dài khoảng 500 km, đi bằng xe mất 12 tiếng.

Cửa khẩu Mộc Bài đi Cambodia từ Tây Ninh.

Đoàn đang trình passport ở cửa khẩu Mộc Bài để nhập cảnh Cambodia.

Tour guide ViệtNam người Việt gốc Cambodia.
Anh nầy nói tiếng Cambodia rất rành.

Tour guide Cambodia. 
Anh nầy nói tiếng Việt rất rành.

Cầu Neak Luong trên sông Mekong.
Neak Loung là một huyện thuộc tỉnh Prey Veng của Cambodia. Đây là cây cầu mới xây do Nhật tài trợ cho Cambodia. Ngày xưa chưa có cầu, xe phải đi phà. Lúc Việt Nam Cộng Hoà đổ quân vô giúp Lon Nol, tôi thường đáp máy bay ở Neak Luong. Neak Luong có phi trường khá lớn. Thành phố Neak Luong lúc bây giờ buôn bán tấp nập.   

Từ Việt Nam đi Phnom Penh, xe phải đi qua cầu nầy. Vì tour đưa đoàn từ Việt Nam đi Siem Reap, tour muốn tránh đi qua Phnom Penh sợ bị kẹt xe, nên tour cho xe không qua cầu mà đi dưới cầu để vô tỉnh Prey Veng để vô Siem Reap. 

Trên đường đến Siem Reap, hai bên quốc lộ nước ngập mênh mông.
Cambodia không đào kênh dẫn thuỷ nhập điền, nên để đất ngập nước, hoang phí!

    Trên đường đến Siem Reap, tour cho xe ghé thị trấn Prey Veng cho đoàn ăn trưa. 
Prey Veng là tỉnh nghèo nhất của Cambodia.

Đến Siem Reap, tour cho đoàn đi ăn tối trước khi nhận phòng.

Đến Siem Reap tour cho đoàn ở Villa 4 sao rất khang trang.

Đây là giường ngũ của tôi, trông dễ thương.

Bao lơn phòng tôi, nhìn xung quanh rất đẹp về đêm. 

Tham quan Cambodia ngày thứ 2.

Phòng ăn sáng của villa.
Sau khi đoàn ăn sáng trong nhà hàng của villa ngày thứ 2, tour đưa đoàn đi tham quan Đế Thiên, Đế Thích. 

Villa tôi ở, có vườn cây cảnh xung quanh rất đẹp.

Tour đưa đoàn đi tham quan đền Đế Thiên, Đế Thích.

Xung quanh đền, họ cho đào kênh nước để thả cá sấu để bảo vệ đền.

Đền Đế Thiên, Đế Thích.

Cây Thốt Nốt tiêu biểu cho xứ Cambodia. 
Cây nầy trồng 25 năm sau mới có trái, nên ít ai muốn trồng nó. Chính phủ cấm đốn cây Thốt Nốt.
Gổ cây Thốt Nốt rất chắc, xài lâu đời.

Bông đực của cây Thốt Nốt,
Khi bông đực còn trên cây, người ta cắt ngắn phần đuôi của bông được, rồi thọc bông nầy vô ống tre để qua đêm. Nước đường của bông đực rỉ ra ống tre. Nước nầy uống tươi, ngọt dịu rất ngon. Nước nầy đem nấu cạn lại để làm đường Thốt Nốt. Tôi rất mê uống nước Thốt Nốt tươi, sau khi nấu sôi để khử trùng. Lột trái Thốt Nốt bỏ vô ly, rồi đổ nước Thốt Nốt vô, ăn ngon tuyệt vời. Ở Sàigòn gần Tao Đàn có chổ bán chè trái Thốt Nốt và tôi ăn ở đây thường xuyên.  

Trái Thốt Nốt và bông đực. Một trái Thốt Nốt có 3, 4 múi trong đó. Mỗi múi có cơm y như cơm trái dừa nước.

Tham quan đền Đế Thiên, Đế Thích xong, tour đưa đoàn đi ăn trưa.

Ăn trưa xong, tour đưa đoàn đi tham quan biển hồ.
Biển hồ vào mùa khô sâu khoảng 1m và rộng 10000km2, vào mùa mưa sâu khoảng 9m và rộng 16000km2. Biển hồ là hồ lớn nhất Đông Nam Á.

Làng Việt Nam trên biển hồ.

Ông Hiệu Trưởng Trần Văn Tư.
Ông Tư là người sáng lập ra trường tiểu học cho làng Việt Nam ở biển hồ. Trường nầy chỉ dạy đến lớp 5 là hết. Nhờ trường nầy mà trẻ con Việt Nam ở biển hồ, biết đọc biết viết tiếng Việt. Trường nầy được tài trợ bởi mạnh thường quân và du khách của các đoàn du lịch. Đoàn của tôi cũng đóng góp cả chục triệu VND. Riêng tôi đóng góp $100USD và 1 triệu VND.

Trong biển hồ, mặc dầu gió nhẹ nhưng khi tàu ra xa bờ, tàu bị sóng nhồi trông rất dễ sợ, nên tàu du khách không được phép ra xa bờ.

Thằng nhỏ dùng thùng foam để bơi đi bắt rắn ven bờ hồ!

Du khách tham quan biển hồ được tour đãi uống dừa tươi và ăn tép luộc trên nhà hàng nổi.

Nhà hàng nổi trên biển hồ có bán thịt cá sấu.

Tham quan biển hồ xong, tour đưa đoàn đi ăn tối.

Tham quan Cambodia ngày thứ 3.

Sau khi đoàn ăn sáng trong nhà hàng của villa ngày thứ 3, tour đưa đoàn đi tham quan chợ côn trùng.

Từ Siem Reap đi Phnom Penh dài 314 km ngắn hơn từ SàigGòn đi Siem Reap nhiều, nên tour có thì giờ cho đoàn tham quan chợ côn trùng, trước khi về Phnom Penh.

Chợ côn trùng.
Tất cả côn trùng bán ở đây đã chiên chín rồi. Tôi thấy có: Dế, Bò Cạp, Cà Cuống, Niềng Niễng, Nhộng Tằm...

Những con côn trùng nầy, không biết họ chiên từ đời nào nên tôi sợ thất kinh, không dám ăn thử. Tôi mua 25 con Cà Cuống với giá 200 ngàn VND, về khách sạn ở SàiGòn, cho chiên lại và tôi bỏ vô miệng nhai, tôi phải nhả ra liền, vì con Cà Cuống không còn thịt chỉ có cái vỏ. Chắc là Cà Cuống nầy họ chiên lâu lắm rồi. Tôi cho hết con Cà Cuống cho anh bảo vệ khách sạn tôi ở và anh ăn khen ngon!

Ngày xưa ở dưới quê Thủ Thừa Long An, lúc tôi 5, 6 tuổi, tôi ra ruộng bắt con Cà Cuống lội dưới nước. Cà Cuống đực có tinh dầu thơm nhiều hơn con cái. Cà Cuống cái có trứng và ít tinh dầu thơm. Cà Cuống cái đẻ trứng dính vô cây lúa thành một hàng dài. Tôi bắt con Cà Cuống và vuốt trứng khỏi cây lúa, đem về, má tôi bằm con Cà Cuống, rồi chiên cả thịt lẫn trứng. Chiên xong đỗ nước mắm pha cho ngon vô, ăn thơm và ngon thấu trời đất. Mùi thơm tinh dầu Cà Cuống như mùi quế, rất dễ chịu.

Tôi đang ở SàiGòn, thỉnh thoảng tôi vô nhà hàng ăn bánh cuốn với nước mắm cà cuống. Nhà hàng lấy cây tăm xỉa răng, nhún vô lọ tinh dầu cà cuống, rồi nhún cây tăm dính tinh dầu cà cuống vô chén nước mắm của tôi, chỉ vậy thôi tôi phải trả thêm cho nhà hàng mấy chục ngàn. Tinh dầu cà cuống trong một chai nhỏ cở chiếc đủa với giá mấy triệu VND.  

Bắt con Cà Cuống phải cẩn thận, dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ giữ hai vai nó, tránh cái miệng của nó vì nó có cái vòi chích rất đau. Con Cà Cuống chích con cá nhỏ, thì con cá giãy chết ngay. Con Cà Cuống rất háu ăn, nó dùng vòi hút máu và nước trong con cá như uống súp.        

Con Cà Cuống.

Đến Phnom Penh tour đưa đoàn đi tham quan chùa Wat Phnom, Chùa Vàng, Chùa Bạc.

Tham quan chùa xong, tour đua đoàn đi tham quan Hoàng Cung.

Hoàng Cung.

Tham quan Hoàng Cung xong, tour đưa đoàn đi ăn trưa. Ăn trưa xong, tour đưa đoàn đến mua sắm trong tiệm nữ trang. Tối tour đưa đoàn đến Casino thử thời vận.

Tham quan Cambodia ngày thứ 4.

Đoàn ăn sáng trong khách sạn xong. Tour đưa đoàn ra chợ Phnom Penh mua sắm. Mua sắm xong, tour đưa đoàn đi ăn trưa trước khi về Sàigòn.

Nhà hàng lẩu Sou Sou.

Tour đưa đoàn đến nhà hàng Sou Sou ăn trưa, trước khi về SàiGòn.
Đây là nhà hàng lẩu có dây băng chuyền. Nhà hàng nầy rất ngon. Họ đem ra đủ thứ thịt và hải sản. 

Xe chở đoàn đi qua cầu Neak Loung để về SàiGòn.


Nói chung chung vế chuyến tham Cambodia lần nầy. 

Siem Reap và Phnom Penh tôi đã đi rồi, nên chuyến đi nầy tôi không chụp hình nhìều.

Từ tháng September 2011, tôi trờ lại Siem Reap và Phnom Penh và tôi không thấy thay đổi nhiều.

Đặc biệt lần nầy trên xe, tour guide nói nhiều về Pol Pot. Hai anh tour guide nầy khá lớn tuổi, nên họ cũng là nạn nhân của Pol Pot. Gia đình họ phải trốn qua Việt Nam để lánh nạn.

Tour guide rất ấm ức, cứ nhắc đến lúc bây giờ dân số Cambodia là 7 triệu mà Pol Pot đã giết hết 3.5 triệu. Họ nói, sau khi Việt Nam đổ quân vô cứu Cambodia khỏi bị diệt chủng, Việt Nam lập ra chính phủ mới và giao cho Heng Samrin. Heng Samrin cũng là người của Khmer Rouge, nhưng trốn sang Việt Nam để tránh bị Pol Pot giết.

Quân của Pol Pot bị quân của Việt Nam đánh tan rã và Pol Pot chạy trốn ở biên giới Thái Lan. Tháng June năm 1997 Pol Pot bị Ta Mok, tư lệnh quân đội Khmer Rouge bắt. Pol Pot và thuộc hạ bị đưa ra xét xử. Xét xử cứ kéo dài hoài cho đến lúc những người nầy chết vì già mà cũng chưa xong. Lý do xét xử kéo dài, là Pol Pot và thuộc hạ nói họ giết 3.5 triệu dân là do lệnh cấp trên.

Anh tour guide chần chừ không muốn nói cấp trên của Pol Pot là ai. Du khách trong xe đòi muốn biết cấp trên của Pol Pot là ai. Sau cùng anh nói "Mao Trạch Đông"! Cả xe chết lặng người! Ai muốn biết thêm về Mao Trạch Đông thì Click Vào Đây. tth 


No comments:

Post a Comment