Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Wednesday, July 30, 2008

Hướng về Hà Nội - Thu Phương

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Hướng về Hà Nội/Ca sĩ Thu Phương

Tuesday, July 29, 2008

Sunday, July 27, 2008

Phiến Đá Sầu - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Phiến Đá Sầu / Ca sĩ Quang Dũng

Saturday, July 26, 2008

"Thái Dương" NGUYỄN VĂN XANH - Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder


MD Nguyễn tam Thanh, một Thầy D có hạng, có lần vượt biên giới Mễ với tôi ở Texas, tụi tôi đi ăn dê nướng, anh đòi ăn Ngọc Dương, tôi nói goat balls thằng bồi Mễ không hiểu vì nó không biết tiếng Anh, anh Thanh vẽ vô giấy nó cũng không hiểu, tôi lôi nó vô restroom và chỉ của tôi, nó ôm bụng vừa cười vừa chạy đi tìm ông Manager, Manager ôm bụng cười và kêu lên "Amigo, baby goat no balls", hai bà xả của tụi tôi cũng cuời ra nước mắt. Câu chuyện vừa rồi làm các Thầy D và Công Chúa cười, hôm nay Thầy D có hạng Thanh gởi tôi một câu chuyện có liên quan đến một phi công VNCH, nước mắt tôi lưng tròng khi đọc câu chuyện nầy, nhưng tôi cảm thấy hảnh diện lây về việc làm của anh KQVNCH, cám ơn anh Thanh. Sau đây là câu chuyện:

"Thái Dương" NGUYỄN VĂN XANH Một người như mọi người! * William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa) 

Lời nói đầu: Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những người "anh hùng" được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình. Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku). Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông Tin Báo Chí – BTL/KQ , có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn g=E 1n trong phần tổn thất của quân bạn: "Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận mất tích". Chấm hết! Nhưng với một phi công Đồng Minh xa lạ, tới đây câu chuyện của ông mới bắt đầu. Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện cảm động ấy qua hồi ký của Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder, nguyên phi công trực thăng tấn công AH-1G Cobra, phục vụ tại Căn cứ Halloway, gần phi trường Cù Hanh, Pleiku, mới được phổ biến trên Internet. Cũng cần viết thêm, sau khi giải ngũ, ông Reeder đã trở lại trường đại học, và đạt tới học vị Tiến sĩ. NHT * * * Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nh ì của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài. Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ bão chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt t5n công mà người Mỹ quen gọi là "Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972" (1972 Easter Offensive). Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ đóng quân trên lãnh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lãnh thổ VNCH tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Kết quả, quân CSBV đã thất bại trước sức chiến đấu mãnh liệt của lục quân và không quân miền Nam, với sự trợ lực tận tình của những đơn vị Hoa Kỳ còn đồn trú tại đây. [1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụ ng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"] Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây - giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui. Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên là Xanh Văn Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng trước tên gọi, thì là Nguyễn Văn Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại Căn cứ Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Văn Xanh thì bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở Căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ. Hôm đó là ngày=2 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung v ới tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ! Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Klang, chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam, Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi tới nơi, các chiến xa đã vượt qua hàng rào phòng20thủ, và bộ đội Bắc Việt đã chiếm gần hết căn cứ. Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã20vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình. Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc đó, 5 chiến xa địch đã vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt thì tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú còn sống sót đã rút vào hầm chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày. Sau khi cất cánh khỏi phi trường Ko ntum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch. Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật20chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim - dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ. Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngC3y trước khi bị bắt. * * * Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền; và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy tôi ở trong một tình trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy. Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đã khô lại thành một khối cứng ngắt. Đã ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không còn khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đã đại tiện, tiểu tiện ra đầy quần. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và chúng đã bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ đội đã được một trận cười khoái trá. Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai20cái hamburger còn sống. Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông - là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì c ng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái "cầu" này để vào trại. Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ - gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bB gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột! Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại. "Nhà vệ sinh" này thực ra chỉ là vài c i hố xí để bạn phóng uế xuống. "Vấn đề" là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có "nhu cầu", người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là "nhà vệ sinh" ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không c bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy. Theo ký ức của tôi thì nước uống không có "vấn đề". Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có "vấn đề". Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được "chiêu đãi" bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây "yucca" ở châu Mỹ La-tinh. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hB được cạo râu. Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không hiểu đã được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh không bao giờ lành. Anh còn trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ không qua khỏi. Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại. * * * Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ! Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố g=E 1ng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi "phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi", tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó. Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang. Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái n gược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng. * * * Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh. Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, lA 1i còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon lFm. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh. Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho. Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại20ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời! Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậ y, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó. * * * Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bư ớc đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây "cầu" bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng v0o người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa! Bởi vì, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đã chết. Thế nhưng không hiểu vì nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu bình phục, và sau một khoảng thời gian ngắn, đã có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi đủ sức bước đi, đám cộng sản đã ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành trình. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc, một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm cB 4ng việc áp giải. Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới "khách sạn Hilton - Hà Nội" lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến. * * * Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng. Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh. Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho "trang chủ" mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong m t ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết. Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, tr ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do. Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh - vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy.
 

Friday, July 25, 2008

Phi cơ mới?

Trong một ngày gần đây, chúng ta sẽ có dịp có một loại phi cơ mới như thế nầy chăng? Dùng một loại quạt như máy thổi (blower) kiểu như cũa máy điều hòa không khí (air conditioner) để tạo ra sức nâng(lift) cho phi cơ.

Click vào đây:


Chị Bảy viết: Hey Chúa Trịnh - smart man - good job Châu ơi! Tiếp tục post Chúa Trịnh ơi, hôm nào Hội Ngộ tao mời mầy đi uống cafe quậy với Dê Thờ.

Thursday, July 24, 2008

Gap mat Bach dien Son tai Florida





Chị Bảy viết: Good job Năm ơi, thấy Florida tao nhớ Eglin AFB nơi mà ngày xưa tụi tao học A1. Tao mới gọi thằng Bạch diện Sơn, hy vọng sau Hội Ngội Orange County 2009, thằng Sơn sẽ tiếp đón các Thầy D và Công Chúa ở Florida. Thằng con mầy giống bố như đúc. Mầy muốn bỏ dấu tiếng Việt thì điện thoại cho tao.

Hop mat phi doan 532 tai Niceville, FL (30/6/08)






Tuesday, July 22, 2008

Đón chào Ng.K.Năm,

Triet đây,xin chào đón một tay quần vợt 63d Năm Vồ. Hẹn gặp bạn lần hội ngộ 2009 ,chắc là chị Bảy sẽ đấu trận đầu tiên với Nam Vo,từ đây chị 7 phải tập chạy ngay hàng mới có cơ hội thắng anh 5 đấy nhé.
Rất vui mừng được thêm vài tay tennis trong 63d, chúng mình lập hội tennis 63d: Hiền điên,Đức cào,Anh lé,Thái Zôm,Triết lồi,Xương xì,Ẩn cậu 2,
Dương M.V.,v.v....
Bao nhiêu cũng đủ đánh nhau rồi!!
Chúc Năm nhiều sức khoẽ,thăng tiến,
Triết,

Nguyễn kim Năm ra mắt KQ63D Blog

Hello Chị Bảy, đây là Năm Vồ đang vô Blog của Chị Bảy lần đầu! Năm cũng xin ra mắt Hoàng Tử, Công Chúa D.

Chị Bảy viết: Hello Năm, hân hạnh chào đón bạn hiền D, bạn hiền qua sau, giờ nầy còn cày, đáng khâm phục lắm. Đang chờ gặp bạn hiền ngày Hội Ngộ KQ63D 2009 tại Orange County, sẽ có trận thư hùng tennis sôi nỗi!

Hoàng đình Trực: Thầy D Hoàng đình Trực nhờ Chị Bảy post giùm lời chào mừng trể Quận Công Phát Trĩ, và hận hạnh chào đón Thầy D Năm Vồ. Thầy D Trực nhắn nhũ Thầy D Năm rằng, có website "Phim adult Internet2" column bên trái của Blog, nó không giống mấy con "vẹm" trong tù đâu nhé, nó trề môi, le lưởi, dữ dằn lắm, vào đó cẩn thận!

Thursday, July 17, 2008

Loài chim không làm ổ, không nuôi con, nhưng đẻ đều đặn!

Click Vào Đây - Chim Cuckoo mẹ vào ổ của chim khác có sẵn 4 trứng, nó ăn hai trứng và chừa lại hai trứng, rồi đẻ một trứng của nó vào, bắt chim khác ấp và nuôi con cho nó. Trứng chim Cuckoo nỡ nhanh hơn, khi mới nỡ chim Cuckoo con chưa mọc lông , chưa mở mắt, thế mà nó đã gian ác như cha mẹ nó, nó ủi trứng của cha mẹ nuôi xuống đất để cho cha mẹ nuôi chăm sóc mình nó thôi! Đời sao mà có loài chim gian ác chưa từng thấy! Ở VN cũng có loài chim Tu Hú tương tự như vậy, không bao giờ làm ổ và nuôi con, nhưng đẻ đều đặn. Cũng trong video nầy Anh Chị sẽ thấy có loài vịt cũng gởi trứng cho chim ấp, nhưng vịt con nỡ ra tự kiếm ăn và không giết hại ai.

Click Vào Đây - Xem loài cá Crafty Catfish cũng gian ác như loài chim Cuckoo trên, Crafty Catfish mẹ ăn một số trứng của cá Cichlid rồi đẻ trứng nó vào thế, cá Cichlid mẹ ngậm trứng vào miệng để ấp và bảo vệ, Crafty Catfish con mới nỡ chút xíu, vậy mà nó ăn thịt cá Cichlid con trong miệng mẹ nuôi một cách đành đoạn!

Saturday, July 12, 2008

Tắm sông cẩn thận, coi chừng Candiru Fish Parasite

Click Vào Đây - Candiru fish đánh hơi chui vào mang những cá lớn để hút máu, sống cuộc đời ký sinh. Tắm sông không mặc under wear, và "pee" dưới nước rất nguy hiểm vì Candiru fish đánh hơi chui vào chổ kín cả nam lẫn nữ để hút máu, sống cuộc sống ký sinh!

Friday, July 11, 2008

Phóng Sự Nhật Bản

Click Vào Đây - Phóng sự hơi dài, nhưng tôi cảm thấy rất xứng đáng sau khi xem, tôi thích nhất cảnh Thầy Tu Phật Giáo ở Nhật được lấy vợ, ăn mặn, điều nầy đồng ý tưởng mà tôi có từ lâu. Có lần ở San Antonio, tôi họp Ban Quản Trị Chùa Bảo Quang, tôi đưa ra đề nghị cưới vợ cho Thầy Trù Trì Chùa Bảo Quang, tôi bị một số người cho tôi có tư tưởng kỳ lạ, trong số người chống đối có bà xả tôi, riêng tôi cho đó là thực tế, không Thần Thánh hoá để đi ngược lại thiên nhiên! Ngày xưa gia đình tôi lập ra Chùa Thiên Phước (tên của Ông Cố Nội tôi) cho cả làng, Ông Nội tôi cưới vợ cho Thầy Trù Trì, sau đó Thầy Trù Trì điều hành Chùa rất êm thắm, không hề có tai tiếng. Bị chống đối ý tưởng cưới vợ cho Thầy, tôi đưa thêm ý kiến "Hoạn" Ông Thầy để tránh cảnh tùm lum. Ông Thầy đồng ý, Bà Thủ Quỷ chở Ông Thầy đi hoạn, Bs Mỹ biết Ông Thầy còn trẻ và chưa có gia đình, Bs không chịu làm! Ông Thầy trẻ sau nầy cởi áo Thầy Tu ra đời vì không chịu nỗi!

Cảnh thứ hai làm tôi chú ý là cảnh Bom Nguyên Tử nổ 1945!

tth

Thursday, July 10, 2008

Giant Octopus Ăn Thịt Cá Mập To Lớn

Click Vào Đây - Lâu nay tôi tưởng Cá Mập to lớn không có đối thủ, tình cờ hôm nay tôi mới vở lẽ "vỏ quít dầy, móng tay nhọn". Lúc nhỏ tôi nghe Ma Da kéo người ăn thịt dưới sông, dưới biển, Giant Octopus chính là Ma Da mà người nhà quê thường nói, Cá Mập to lớn, mạnh cở nào, Octopus kéo ăn thịt coi như không, vậy thì con người đối với Octopus ăn thua gì!

Monday, July 7, 2008

Charles Parker và Chị Thanh Huệ có lời cảm tạ






Charles Parker và Chị Thanh Huệ có lời cảm tạ

Ngày Thứ Bảy July 5, 2008 Thầy D Xương Xì tổ chức một bửa cơm thân mật tại tư gia gồm có mấy Thầy D như Anh Chị Triết, Anh Chị Thái, Anh Chị Dũng Vũ Ngô, Anh Chị Dũng Phan, Anh Chị Bắc, Anh Chị Minh, Cậu Hai Ẫn (Mợ Hai Ẫn bận giữ cháu), Chị Thanh Huệ và Charles và một số thân hữu của Anh Chị Xương.

Sau bửa cơm thân mật và trước khi bắt đầu văn nghệ tại tư gia Xương Xì, Charles và Chị Thanh Huệ nhân cơ hội có một số Thầy D đại diện, Charles đã dùng microphone để đại diện tang gia Parker có lời cảm tạ cùng các Thầy D. Charles cho biết Ông rất cảm kích khi nhận rất nhiều cú điện thoại chia buồn của các Thầy D. Khi bay về đến nhà, gia đình quấn quít hỏi han Ông về South Vietnam Airforce Class 63D, Ông rất hảnh diện với gia đình vì vòng hoa phúng điếu của các Thầy D lớn và đẹp. Vòng hoa phúng điếu của các Thầy D sau cùng được đặt trên mộ Ba Má Charles, đó là một vinh hạnh lớn cho Charles đối với gia đình. Nghe lời cảm tạ chân tình và nhìn sự hảnh diện lộ trên mặt Charles, tôi tất vui mừng vì Hoàng Gia D đã làm một việc quan trọng để thắt chặt thêm tình ruột thịt. Cám ơn Xương Xì đã lấy tin tức kịp thời từ tang gia, cám ơn Cố Đạo đã bỏ thời giờ lo đặt vòng hoa phúng điếu giùm anh em!
******************************************************************** ********************************************************************
Trước bửa cơm thân mật, các bà có buổi họp Chợ Chòm Hỏm để xẻ mít cho tráng miệng. Chị Xương luộc một rổ hột mít, vì xăng mắc Chị Xương khuyến khích Anh Chị ăn hột mít cho có hơi để đẩy phụ xe cho đở tốn xăng! Từ trái sang phải: Chị Xương, Chị Thanh Huệ, Chị Mai, Chị Dũng Phan, Chị Minh, Chị Bắc, Chị Dũng Vũ và Chị Thái. (Click vào hình để xem hình lớn)

Saturday, July 5, 2008

Mấy Thầy D đi Yellow Stone




Phái đoàn D đi Yellow Stone. Hình ở nhà Anh Chị Phát ngày chót chụp với Anh Lé, Anh Danh và Nguyên. Hình cụng ly ở nhà Anh Chị Phát lúc Anh Lé chưa tới; Bryce Canyon; nhà hàng con Anh Thành chụp với Anh Chị Thành. Click vào hình để xem hình lớn.














Mấy Thầy D đi Yellow Stone Tour

Ngày 16 tháng 6, 2008 Thầy D Triết Lồi, Chị Bảy bay từ Texas lên Las Vegas ở nhà Phát Trĩ. Ngày 17 tháng 6, 2008 Thầy D Đức Cào bay từ Georgia lên Las Vegas ở Caesars Palace Casino.

Ngày 18 tháng 6, 2008, Thầy D tập họp ở parking Tropicana Casino để chờ xe bus của Yellow Stone tour lên từ Orange County. Phái đoàn D gồm có 9 người, Quận Công và Quận Chúa Phát Trĩ, Anh Chị Triết, Anh Chị Đức, Anh Chị Bảy và Chị Năm (chị Bà Triết).

Thầy D suýt bị tù oan: Khoảng 1:00 PM ngày 18 tháng 6, vì xe không đủ chổ cho 7 người, Phát Trĩ thả Triết và Chị Bảy xuống parking Tropicana Casino trước, rồi về nhà chở mấy bà đi ăn phở. Triết và tôi ngồi chờ xe Bus của tour, thấy Đức Cào tới, hai đứa ra phụ Đức kéo vali vô trong Casino cho mát. Vừa kéo vali vô phía trong Casino thì một bà Tàu chạy theo tôi và Triết la inh ỏi, thì ra hai đứa tôi kéo vali của bà Tàu mà chúng tôi tưởng của Đức! Gặp tôi, Đức hỏi vali tụi tôi đâu, tôi nói trên xe Phát Trĩ, vậy mà chúng tôi kéo vali không phải của Đức, Đức nhìn thấy không nói gì hết, khổ thiệt! Tôi vổ vai bà Tàu giải thích, bà thông cảm và làm quen mượn cell phone của tôi, tôi mừng húm, nhưng tôi cố lắng nghe coi bà có dùng phone của tôi gọi Cảnh Sát không, thì ra bà gọi con ra đón, chắc bà đi tour mới về! Nếu bà Tàu kêu Cảnh Sát, tụi tôi phải huỷ bỏ tour vì trễ giờ. Tôi nói với Triết, nếu hai đứa tôi kéo vali của Mỹ đen ở Miami hay New York, bảo đảm Mỹ đen sẽ đập hai đứa không còn cái răng ăn cơm, mà còn ở tù oan!

Rời Las Vegas khoảng 4:00 PM đến St George thì xế chiều, tour ngũ đêm ở St George như chương trình.

Ngày thứ nhì, sáng sớm tour đưa chúng tôi xem Zion, Red Canyon, Bryce Canyon, Bryce Canyon đẹp tôi chưa từng thấy, như cảnh Thiên Đàng. Tour cho 45 phút để xem Bryce Canyon, đứng trên xem chưa đủ thời giờ, vậy mà Đức Cào mê quá, leo xuống đáy Canyon rộng mênh mông, 800 feet sâu, mặc cho mọi người cản ngăn. Chắc là Đức Cào muốn tìm Tiên Nữ trong Thâm Cung!

Tới giờ xe bus chạy, Chị Đức chạy quanh gọi thất thanh xuống đáy Canyon để tìm Đức, chẳng thấy bóng dáng Đức đâu! Chị Đức chạy vào restroom rửa mặt, bước lên xe bus, mặt mày chị hốc hác thểu não như cảnh lạc chồng ngày 29 tháng 4, 1975! Tour guide không chịu chờ nữa vì phải đưa phái đoàn đi ăn trưa cách đó 3 miles. Chị Đức xuống xe bus ở lại chờ chồng, tôi lo sợ Chị sẽ biến thành Hòn Vọng Phu, may quá Đức lên và hai người quá giang xe du khách để nhập với phái đoàn ở chổ ăn trưa. Nếu không có ăn trưa cách đó 3 miles, chắc là Chị Đức xô Đức xuống vực thẳm chôn sống cho hả dạ!

Đêm thứ nhì ngũ lại Salt Lake City, quê hương của Thầy D Nguyễn tái Hiệp và Anh Thành Cóc. Về đến Hotel Red Lion ở Salt Lake City thì hơn 8 giời tối, Anh Chi Hiệp đến hotel đón chúng tôi đưa đến nhà hàng con Anh Thành Cóc, Anh Chi Hiệp nhiệt tình đải chúng tôi rất thịnh soạn. Chúng tôi có gọi Anh Thành nhưng Anh bận dọn nhà không đến được.

Ngày thứ ba, tour rời Salt Lake City đến Yellow Stone xế trưa, ngũ lại Cabin ở Yellow Stone hai đêm. Yellow Stone cao độ trên 7000, 8000 feet, nhiệt độ ngày ấm 70+ F, tối lạnh 34+ F.

Tôi mơ mộng nhiều về Yellow Stone, đến nơi tôi thất vọng, vì ngoài cảnh và cao độ đẹp thiên nhiên, Hot Springs, Geysers and active volcanoes rất tầm thường nếu so với Japan và New Zealand mà tôi đã đi qua, bù lại đi chung với mấy Thầy D vui làm sao, nhất là cảnh đêm tối rủ nhau đi ăn xuyên qua rừng cây lạnh buốt, tối đánh bài trong cabin.

Ngày thứ năm, tour rời Yellow Stone về lại Salt Lake City ngũ đêm, Anh Chị Hiệp có nhã ý mời chúng tôi cơm lần nữa, nhưng kỳ nầy Anh Chị Thành Cóc nhất định mời chúng tôi về nhà hàng thứ hai của con gái. Anh Chị Thành lúc nào cũng vậy, chết sống với bạn bè, Anh và Anh Chị Hiệp đến hotel đón chúng tôi về nhà hàng, Chị Thành thì đến nhà hàng trước, lo sắp xếp bàn ghế, thức ăn. Anh Chị Thành tiếp đón chúng tôi hết sức chu đáo, thịnh soạn và nhiệt tình. Mỗi lần gặp lại Anh Thành, tôi nhớ lại lúc nghèo ở Phi Đoàn 514, biệt phái Saigon, Tết đến Anh Thành dắt nguyên biệt đội khu trục vô chúc Tết Tướng Râu, Ông Râu bảo Bà Mai lì xì mỗi đưa 500, mừng húm! Hình ảnh đẹp đó trong lúc anh em nghèo, tôi không bao giờ quên.


Ngày thứ sáu, tour rời Salt Lake City trở lại Las Vegas vào xế trưa, tour cho phái đoàn ở Circus Circus Casino một đêm.


Ngày thứ bảy, 9 giờ sáng chúng tôi check out Circus Circus, tất cả 7 người về nhà Anh Chị Phát, tour tiếp tục đưa phái đoàn còn lại về Orange County.

Về nhà Anh Chị Phát trưa ngày 24 tháng 6, đến chiều thì Thầy D Hiền Điên và Công Chúa từ Orange County lên nhà Phát nhập bọn. Tụi tôi đánh tennis sáng chiều mệt rả rời.



Năm cặp Phát, Hiền, Triết, Đức, Thái và Chị Năm, đưa $600.00 cho Đức và Triết đi cờ bạc kinh tài, Đức là hạng thợ về vụ nầy, chúng tôi rất tin tưởng. Đi từ trưa đến chiều, gần đến giờ coi show mà không thấy hai lính cảm tử quân trở về, tôi tưởng lính đã bị thương! May quá hai lính đã trở về trong chiến thắng nhỏ, mỗi người được chia $10.00 tiền lời, không thua là hay rồi! Chúng tôi coi show "Le Reve" ở Wynn Casino, Show biểu diễn dưới nước và trên Trời tuyệt đẹp, rất lạ mắt.


Ngày Thứ Sáu 27 tháng 6, Thầy D Anh Lé và Công Chúa lên Las Vegas từ Orange County và ở Casino Hotel, chiều Anh Lé và Công Chúa đến nhà Phát dự tiệc, tối hôm đó Phát có mời Anh Đặng thành Danh (khoá 58) và Anh Nguyên PD112.
Ngày Thứ Bảy 28 tháng 6, Thầy D Triết và tôi theo xe Hiền Điên về nhà Anh Chị Hiền chơi mấy ngày. Ngày Chủ Nhật 29 tháng 6 Anh Lé rời Las Vegas về nhà, tối Thứ Hai 30 tháng 6, Anh Chị Anh đải phái đoàn Mì Quảng ngon số một, hơn tất cả nhà hàng tôi đã ăn.

Ngày July 1, vợ chồng tôi rời Orange County về Palo Alto CA để thăm con và cháu ngoại, OB Triết thì về nhà Bà Toại ở Danville CA ngày July 2. Khi OB Triết đến, Bà Toại mời Anh Chị Xương Xì, vợ chồng tôi, đến ăn bún bò, cám ơn Chị Toại, Chị có tin buồn nhưng vẫn tiếp đón bạn bè.

Nhận xét chung của chuyến đi: Quý Thầy D có sẵn tình ruột thịt từ 1963, nên đi chơi chung dễ thông cảm, vui chơi hết sức thoải mái. Cái vui nhất của tuổi “chuối chín” là Thầy D nào cũng bị Công Chúa than vãn là “quên đầu”, “quên đuôi” mà không bao giờ chịu nhận mình quên! Người say té dập mày, dập mặt mà có bao giờ nhận mình say đâu! Các Công Chúa đừng ngạc nhiên, ngày nào đó Hoàng Tữ D về nhà, Công Chúa ra mỡ cửa, Hoàng Tữ thấy Công Chúa không nhận ra và hỏi “ai trong nhà tôi đây?”. Sợ chưa các Công Chúa? Nếu sợ thì đừng trách móc gì nữa, vì càng trách móc, cảnh đó càng đến sớm! ./.

Chị Bảy