Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Friday, October 24, 2008

Con gái của VƯƠNG VĂN NGỌ

Hello các bạn Thái, Hiền và Dzủng.

Bạn Ngọ vừa phone cho tôi, con gái của nó đi họp cho việc làm ở Cali.

Cháu tên là VƯƠNG HỒNG DIỂM đang ở Hotel Sharaton,530 PICO L.A, CA số phồng 323, phone 310-309-8024 cho tơí hết ngày Oct 27/08 mơí trở về Vietnam. Bạn NGỌ would like anh em 63D nào ở gần Hotel này đem quyển kỷ yếu 63DÊ cho con nó mang về Vietnam. Nó còn nói thêm về chuyện muốn qua đây dự hội ngộ July 01/09.
Ngọ hoỉ tôi những mông-sừ( monsieur) nào manage 63dê bên nầy. Tôi trả lơì là quí bạn.

Bạch

Chị Bảy viết:

- Về quyển Kỹ Yếu, nếu Cố Đạo kiếm được Thầy D nào ở miền Nam Cali chịu mang quyển Kỹ Yếu cho cháu Diễm coi sơ qua nội dung, nếu cháu không sợ sệt mang Kỹ Yếu về VN thì riêng tôi mình nên gởi cháu mang về cho Ngọ.
- Về việc Ngọ muốn qua dự Hội Ngộ 2009 tại Orange County CA, tôi xin Trưởng Ban Tổ Chức Năm 2007 Dzũng và Năm 2009 Hiền cho ý kiến, tôi hứa sẽ ủng hộ ý kiến của hai bạn. tth

Vu ngo Dung viet:

Hai ban Thai va Hien than,
Hien toi khong con cuon Ky yeu 63d nao. Neu muon gui cho ban Ngo thi phai tim mot ban nao do o Nam Cali nhuong lai cuon Ky yeu cho ban Ngo roi sau nay toi se lam them de gui lai cho ban do sau.
Than,
Dung VN

Thursday, October 23, 2008

Chị Dâu Té Giếng - Hài kịch Hoài Linh/Vân Sơn

Hài kịch Chị Dâu Té Giếng có hai phần, click từng phần mà xem:

P1, P2

Friday, October 17, 2008

Câu Chuyện Tình Đầy Nghiệt Ngã của anh KQ Đặng duy Lạc

Lạc Mộ: Kỹ niệm về anh KQ Đặng duy Lạc


Cuối Năm 1964, tôi được đưa ra đơn vị đầu tiên Phi Đoàn 114, Không Đoàn 62 Biên Trấn ở Pleiku. Lúc bây giờ tôi Chuẩn Uý Phi Công Quan Sát mới ra trường, anh Lạc Thiếu Uý Phi Công thuộc Biệt Đội Khu Trục. Tôi biết anh Lạc từ dạo đó, nhưng ít có dịp ăn chơi trò chuyện với anh, vì tôi thường tình nguyện đi biệt phái bay hành quân ở các Tiểu Khu thuộc Quân Đoàn II, có khi cả mấy tháng tôi mới về Phi Đoàn một lần. Cuối Năm 1965, tôi rời Không Đoàn 62 đi Mỹ học Khu Trục, và từ đó tôi không gặp lại anh Lạc.

Sau 1975, tôi gặp lại anh Lạc ở Houston Texas, tôi và anh chơi Tennis trong giải Lảo Tướng liên tỉnh Texas San Antonio, Houston, Austin, Dallas, mà tôi là người đứng ra tổ chức giải nầy đầu tiên, tôi và anh thân tình trở lại từ lúc ấy.

Ngày anh Lạc qua đời đột ngột ở Houston, vì bận việc sở tôi không về dự đám tang anh được, tôi rất áy náy. Rồi ngày cúng thất tuần cho anh ở Chùa Linh Sơn Houston, tôi vội vả khăn gói về Chùa Linh Sơn Houston để dự lễ 49 ngày. Trên đường về Chùa Linh Sơn Houston, tôi ghé qua nhà KQ62C Nguyễn đạm Thuyên, tôi nhờ Thuyên đưa tôi ra nghĩa trang thăm mộ anh Lạc. Thuyên đưa tôi ra nghĩa trang và chỉ tôi ngôi mộ mới, chưa có mộ bia.

Thuyên nói:
- Mộ anh Lạc đó, mầy cúng đi.

Tôi đốt nhang, kính cẩn nghiêng mình cúng vái. Tôi đang cúng thì chị Lạc và chị Âu đi tới.

Chị Lạc hỏi:
- Các anh làm gì đó?

Tôi nói:
- Tụi tôi cúng anh Lạc.

Chị Lạc kêu lên:
- Mộ anh Lạc đàng kia, đâu phải ở đây!

Tôi nhìn Thuyên kêu Trời, Thuyên cười trừ. Tôi theo Chị Lạc đến ngôi mộ thực sự của anh, tôi lại đốt nhang, nghiêng mình cúng vái. Sau đó chúng tôi về Chùa Linh Sơn dự lễ thất tuần của anh Lạc. Sau lễ thất tuần, tôi vội vả về San Antonio ngũ, để hôm sau còn đi cày. Đêm hôm đó khoảng hai giờ sáng, tôi thức giấc, mở mắt ra tôi thấy cô gái khoảng 35 tuổi, mặt trái soan, mũi dọc dừa, mắt bồ câu, miệng trái tim, tóc xoả bờ vai, dáng điệu thướt tha, cô gái ngồi ở đầu giường tôi.

Cô gái tự giới thiệu:
- Em là cô gái trong mộ anh cúng hồi chiều, anh biết không, người đời không quen biết nhau, gặp nhau bên đường, một cái nhìn, một nụ cười, là có tình ý với nhau rồi! Đàng nầy anh kính cẩn nghiêng mình cúng vái, tình nầy quá sâu đậm với em, giờ nầy em về đây, em cho anh biết, em là gái chưa chồng, còn trinh trắng, anh muốn gì, em cho hết.

Tôi kêu lên:
- Cái ngàn vàng của người con gái, em gìn giữ trên ba mươi mấy năm, mới gặp anh trong phút chốc, em cho anh, làm sao anh dám nhận...


Câu chuyện trên là câu chuyện có thật, tôi đem chuyện nầy kể cho mọi người nghe trong ngày nhóm họ của đám cưới hai con của anh Minh và anh Thuyên. Tuy nhiên phần chót của câu chuyện, tôi có thêm, thay vì nhận cái ngàn vàng của cô gái, tôi nhờ cô gái xui khiến anh Âu về đất liền với anh em, vì lúc bây giờ anh Âu đang ở đảo Guam, tôi cố tình chọc phá anh Âu cho vui. Khi tôi kể xong câu chuyện, anh Thành D nói nhỏ với tôi: “Cái ý mầy không nhận, sao mầy không giao cho tao!”, anh Thành gần như muốn ký đầu tôi vì anh tức tôi quá!

Đó là kỹ niệm của tôi với anh Lạc, hôm nay vợ chồng tôi lên Chùa cúng giáp năm cho thằng cháu ngoại bốn tuổi của tôi, về nhà lòng tôi nặng trĩu, buồn ngũ. Tôi vào laptop, mỡ email của KQ63A Lộc Đại Hàn, tình cờ tôi đọc bài về anh Lạc, cậu chuyện tình đầy nghiệt ngã của đất nước mình thời Thầy D, văn chương chân thành, cảm động, làm tôi tỉnh ngũ và nước mắt tôi lưng tròng, cám ơn Lộc ơi. tth

Sau đây là câu chuyện tình của anh KQ Đặng duy Lạc:



- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

GIÒNG ĐỜI...
Duy Lạc.

Tôi sinh ra vào thế hệ của thập niên 30. Thế hệ của chúng tôi chịu nhiều xáo trộn điên đảo nhất trong giòng lịch sử 60 năm của dân tộc (1930-1990). Chúng tôi may mắn là nhân chứng của nhiều sự hưng vong của bao chế độ và cuối cùng được nhìn tận mắt sự sụp đổ ngoạn mục của chế độ Cộng sản bạo ngược khắp thế giới. Đó cũng là một niềm an ủi cuối đời cho thế hệ chúng tôi, những người chống cộng sản phải bỏ nước ra đi lang thang, bơ vơ, chịu nhiều bất hạnh, mang nhiều nổi đau buồn trên đất khách.
Ngày xưa từ tuổi nhi đồng qua thời niên thiếu, chúng tôi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của luân lý đạo đức Khổng Mạnh qua các tập "Luân Lý Giáo Khoa Thư" ở nhà trường. Trong xã hội lúc bấy giờ, một thời văn chương lãng mạn của các nhà thơ: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Hàng Mạc Tử, Chế Lan Viên.v.v... và nhóm chủ trương Tự Lực Văn Đoàn của Nhất Linh đã mang lại cho chúng tôi một ít mơ mộng về tình yêu (Hồn Bướm Mơ Tiên), hay ý thức mơ hồ về các hoạt động cách mạng (Đôi Bạn). Sau đó từ năm 1935-1945, dòng nhạc tiền chiến trữ tình và lòng yêu nước của Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phạm Duy,Tô Vũ, Đặng Thế Phong.v.v... đã thật sự thấm nhập tâm hồn tuổi trẻ vừa lãng mạn vừa khơi động tình yêu tổ quốc của tuổi thanh niên. Kế đến thế chiến thứ hai vào giai đoạn chót bộc phát dữ dội. Bom đạn của chiến tranh bắt đầu tàn phá quê hương. Nương theo sự thất trận của Nhật, nhiều phong trào yêu nước chống Pháp nổi dậy, cuối cùng đi đến ngày 19-8-1945, ngày toàn quốc khởi nghĩa mà bọn Việt Minh Cộng sản quỷ quyệt cướp lấy công đầu. Và cũng từ hoàn cảnh đó, đám thanh niên thế hệ chúng tôi một số vào rừng, vào bưng, vào chiến khu để theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Một số khác vì còn trẻ tuổi, phải bỏ thành phố tản mác về vùng quê để tạm lánh cư.
Cũng như mọi gia đình khác, cha mẹ chúng tôi vội vã bỏ hết gia sản chạy về vùng quê miền Trung. Từ đó đời tôi bắt đầu một khúc quanh: cơ cực cũng lắm, hạnh phúc cũng nhiều, chạy dài suốt một thời niên thiếu. Tôi dần dần yêu thích cảnh sống đồng quê. Say sưa với núi cao, biển rộng, rừng thông, đồi cát, ruộng mía nương khoai với những hình ảnh của đình chùa, miếu mão. Tôi yêu thương làng tôi qua lũy tre xanh. Con đường nho nhỏ thông reo. Ngôi đình cổ kính nằm bên chân đồi. Tôi mê nhất những buổi trưa hè ngồi nghe tiếng thông vi vu, réo rắt một điệu nhạc buồn như tiếng sáo diều từ lưng đồi vọng lại.
Tuổi thơ của tôi thấm đậm tình quê hương từ những ngày tháng êm đềm thơ dại đó.
Những năm đầu kháng chiến, gia đình tôi chưa đến nỗi sa sút. Tôi được đi học tại trường Trung học cấp huyện, cất ngay trong làng. Ở miệt thôn quê thời kháng chiến, sự học hành bị gián đoạn nên học sinh tuy ngồi chung lớp nhưng tuổi tác chênh lệch nhau. Trong lớp "Đệ nhất niên" của tôi có độ mươi cô nữ sinh. Các cô thuộc người làng hoặc từ những làng kế cận đến học. Phần nhiều nữ sinh thuộc gia đình giàu có trong đám hương mục ngày xưa như Chánh Tổng, Xã Trưởng, Hương Lý, Hương Hộ.v.v... Các cô tuy là gái quê nhưng trông cũng xinh đẹp lượt là lắm. Tôi thời đó học hành dốt nát, chỉ thích lêu lỏng ngoài đường. Chuyện nhà trốn tránh, chuyện bạn bè thì mau mắn. Tôi lang thang suốt xóm trên làng dưới, tập đàn ca với đám nữ sinh cùng lớp, ít khi có mặt ở nhà. Công việc nặng nhọc trong gia đình tôi giao cho chú em kế gánh vác. Mẹ già nhiều lúc mắng mỏ rầy la, tôi vẫn trơ mặt thịt. Đã vậy tôi còn tơ tưởng yêu đương. Tôi yêu tha thiết một cô em tên Nga cùng lớp. Em ngồi dãy bàn trước mặt. Tôi còn nhớ chiếc áo chemise lụa mỏng và chiếc quần lãnh đen của em. Em có đôi mắt nhung huyền sâu thẳm như đáy hồ thu mà tôi tự nguyện chết đuối trong đó những lần em quay lại nhìn tôi cầu cứu. Đôi môi em đỏ hồng gợi cảm. Những lúc em ban phát cho tôi một nụ cười cám ơn khi tôi cho cóp bi bài toán là những lần tim tôi như ngừng đập. Em thường liếc xéo tôi mỗi khi tôi trêu chọc. Cái nguýt dài, con mắt có đuôi, kèm theo một nụ cười mỉm của cô gái dậy thì, có lúc là một "message" ưng chịu kín đáo của thời đó.
Thật tình lúc bấy giờ tôi không đoán được Nga có cảm tình gì với tôi chưa. Nhưng riêng tôi, tôi đã mê tít nàng. Cứ mỗi ngày cô em nghỉ học là mỗi ngày tôi thẩn thờ nhớ nhung. Tôi tương tư nàng như Nguyễn Bính tương tư "Cô hàng xóm"
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh dờn...

Tuy yêu thương mê mẩn như thế, tôi chưa dám nói một lời yêu thương cùng nàng. Hồi đó tôi đen đúa xấu trai. Tóc chải bảy ba có thên một chút tango ổ quạ ngay trước trán (thời trang 1945). Tôi gầy đét và cao lêu nghiêu như cây sậy. Thật tình nhìn kỹ tôi chả giống con giáp nào! Tôi chỉ được tiếng "người Sàigòn" và một chút tài mọn về đàn ca hát xướng. Vì vậy, tôi chủ quan nghĩ rằng em đã cảm tình với tôi. Một hôm vào dịp nhà trường tổ chức đi cắm trại qua đêm ở một rừng dừa ven biển. Dĩ nhiên tối hôm ấy có đốt lửa trại và thi đua văn nghệ, giữa mấy trăm học sinh cùng trường. Tôi táo bạo ghi tên tham dự, cốt để chứng tỏ với Nga về khả năng văn nghệ của mình. Đêm hôm đó, trước đám đông đảo học sinh, tôi đơn ca bản nhạc "Nhớ Chiến Khu", một bài ca tủ của tôi, "Còn đâu trong chiến khu trên rừng chiều. Bên đèo tiếng suối reo, ngàn thông réo..." Tôi đang mơ màng vừa ca vừa diễn xuất bộ mặt sầu sầu của anh Vệ quốc Quân nhớ nhà, nào ngờ đến đoạn cao nhất của bài hát, một phần vì khớp, một phần vì nhìn thấy cô nàng đang theo dõi mình, tự nhiên tôi té giọng kim, dứt đoạn, rồi ngừng ngang nửa chừng. Tôi đúng như trời trồng giữa tiếng vỗ tay la ó của đám học sinh. Tôi xấu hổ, tay chân thừa thải, mặt đỏ bừng chỉ muốn độn thổ cho xong. Tội nghiệp Nga, nàng cúi đầu thương hại cho tôi.
Rồi có một lần, chuyện phải đến đã đến, Nga ngỏ lời mời tôi đến nhà nàng chơi vào chiều thứ bảy. Tôi sung sướng nhận lời. Dịp này nhất định tôi sẽ bộc lộ tâm sự với nàng bằng một lá thơ. Mấy ngày liền tôi ngồi nắn nót viết bức thư tình đầu tiên. Tôi còn nhớ rõ bức thư viết dài và hay lắm. Tôi diễn tả mối tình say đắm của mình. Văn chương lãng mạn và ướt át vô cùng. Trong bức thư tôi còn làm dáng về vốn Pháp văn của mình bằng hai câu bất hủ "L'homme sans amour comme La Terre sans Lumière" mà tôi thuổng được ở mấy bức thư tình của bà chị tôi. Chiều hôm ấy, tôi băng mấy cánh rừng dương để đến nhà nàng. Nhà Nga xinh xắn bao quanh bởi một vườn cau và một hàng rào bông bụp tím nhạt. Vườn có nhiều hoa và cây ăn trái. Tôi dạo chơi thơ thẩn trong vườn cùng nàng suốt buổi tối. Nàng bóc bưởi mời tôi ăn. Tôi trèo cây hái khế tặng nàng. Cứ như thế mãi cho đến khi trăng treo đầu ngọn cau và hoa bưởi bắt đầu tỏa hương thơm ngát, tôi mới từ giã nàng. Trước khi về tôi dúi vội bức thư vào tay nàng. Nàng ngập ngừng e thẹn nhận lấy thư tôi.
Sau ngày trao bức thư tình, tôi cảm thấy yêu đời, mơ mộng nhiều hơn. Và trong khi tôi nao nức đợi chờ hồi âm, thì hởi ơi! Hai câu Pháp văn bất hủ tôi viết cho nàng được loan truyền khắp nơi nhất là trong đám nữ sinh. Mấy bà chị họ, mỗi lần gặp tôi đều tủm tỉm cười, làm tôi xấu hổ vô cùng. Tôi loáng thoáng đoán rằng tôi đã lầm và quá chủ quan, chớ nàng không hề yêu thương hay tình cảm gì với tôi. Nàng đã đem bức thư của tôi bêu rếu để làm trò cười. Từ đó tôi không nhìn nàng. Tôi đau khổ hận đời, hận nàng và trốn học luôn...

Cho đến một ngày trước khi xuống tàu bỏ trốn vào Nam, vì vô tình hay cố ý, Nga chận tôi trên con đường làng vắng vẻ, gương mặt xanh xao, ánh mắt buồn buồn. Nàng khóc thật nhiều và giải thích với tôi rằng nàng đã yêu tôi. Chuyện bức thư là lỗi bất cẩn của nàng (Nga cho người bạn gái mượn quyển sách trong đó có dấu bức thư). Nàng trách tôi tại sao bỏ học và trốn tránh không nhìn mặt nàng. Lần đầu tiên tôi run run cầm tay nàng, nhìn sâu vào đôi mắt lệ nhạt nhòa, thổn thức không nói một lời, bởi vì ngày tôi nhận được hạnh phúc tình yêu đầu đời và cũng là ngày tôi xót xa chia tay mối tình học trò ngắn ngủi đó. Ngày hôm đó, tôi đau đớn vĩnh biệt Nga mà chính nàng không hề hay biết.
Con thuyền đưa tôi vào Nam chập chùng giông bão. Giông bão xô dạt con thuyền. Giông bão ngay trong lòng tôi...
Tôi có người em kế, cùng trạc tuổi. Chúng tôi là hai thái cực. Chú Lâm hiền hòa thích sống trong gia đình. Tôi mê cuộc đời hải hồ lang bạt. Lớn lên, hai anh em cùng vào quân đội. Tôi đi lính Không Quân đồn trú tại Pleiku. Chú đi sĩ quan Thủ Đức đóng đồn ở Daksut. Những ngày cao nguyên sôi động, nhiều lần từ trời cao, tôi xót xa nhìn chú bị vây hãm dưới đồn. Anh em tuy đóng quân cùng một vùng nhưng chả bao giờ gặp nhau. Thỉnh thoảng hành quân ngang đồn, tôi bay thấp để chào chú, hoặc liên lạc FM để thăm hỏi sức khỏe và nhắn tin nhà, thế thôi. Vậy mà chú Lâm vẫn vui vẻ sống cuộc đời gian khổ bộ binh. Mãi đến ngày bỏ nước ra đi, chú ra đi một mình không kịp đón gia đình vợ con. Những năm tháng xa quê hương, chú Lâm vẫn sống cảnh đơn lẻ ở một tiểu bang xa lắc xa lơ. Nhưng mấy năm gần đây, chắc có lẽ chịu hết nổi cảnh "Đồn Lẻ Chiều Xuân" chú đã âm thầm bước thêm bước nữa để nếm mùi "một cảnh hai quê". Thật tội nghiệp!

Hôm Tết vừa qua, nhân dịp đi công tác cho hãng ở Hà Nội. Lâm ghé Sàigòn thăm nhà và về làng thăm quê cũ. Một sự việc bất ngờ và cảm động là chú Lâm đã tìm được dấu tích của Nga ngày xưa. Đuợc biết nàng đã trốn ra Bắc năm 1956 và sau ngày Viẽt cộng cưỡng chiếm miền Nam, nàng trở về với quân hàm Đại úy và là vợ lẽ của một ông tướng già Việt cộng. Hiện nay nàng đang ở Sàigòn, khu cư xá sĩ quan Chí Hòa và ông tướng già đã chết. Trước khi trở về Mỹ, Lâm có đến tìm gặp nàng. Nga sững sốt mừng rỡ khi nhận ra Lâm em của tôi. Nàng vui vẻ kể chuyện xưa về tôi với chú Lâm và nói rõ lý do vì sao nàng bỏ xứ ra đi. Trong câu chuyện thăm hỏi, Lâm đã cố khơi lại chuyện tình ngày xưa của chúng tôi. Lâm nói: "Anh tôi vẫn nhắc nhớ về chị." Nàng cúi đầu lặng lẽ, giọng buồn buồn: "Dạ vâng, tôi đoán thế." Và nàng cảm động cho biết người làng đã kể: Có lần tôi một mình lái xe về thăm vườn cũ tìm lại người xưa, và người xưa không còn nữa. Lâm tiếp tục thăm dò: "Chị có biết anh tôi ngày xưa làm gì không?" "Dạ tôi biết, nghe nói anh ấy là một phi công trong Không Lực Cộng Hòa." "Chị có oán hận, căm thù gì chúng tôi không?" Nga lắc đầu cười chua chát, "Tôi không nghĩ đến điều đó, và chẳng bao giờ nghĩ như vậy, nhất là đối với anh ấy..."
Nàng trả lời với đôi mắt mơ màng xa vắng. Chắc có lẽ chú Lâm đã vô tình khơi dậy những kỹ niệm thời học trò của nàng. Những kỹ niệm tưởng như đã chôn vùi dưới lớp bụi thời gian sau bốn mươi năm xa cách.
Và trong buổi chiều hôm đó, theo lời nhật xét của chú Lâm. Nga như "lội ngược giòng thời gian" tìm sống lại quảng đời con gái ngây thơ, cùng với mối tình thơ mộng và đẹp nhất của đời nàng. Vì đó là mối tình đầu và mối tình không có đoạn cuối.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Hồi Âm "GIÒNG ĐỜI..."
Nga Sàigòn.

Anh Duy thân mến,

Em ngồi viết lá thư này cho anh khi cơn mưa vừa mới tạnh. Cơn giông miền nhiệt đới ào ạt, kéo dài độ chừng hai tiếng đồng hồ, nhưng cũng đã làm cho cái nóng oi bức của Sàigòn dịu bớt. Mưa đã dứt, chỉ còn những giọt nước nhỏ thỉnh thoảng tí tách rơi trên miếng tôn mỏng hứng nước bên hiên nhà. Nghe tiếng giọt nước gõ đều đặn, rồi nghe tiếng nhịp tim mình đập, em bỗng thấy hình như mình mang một tâm trạng bồi hồi. Đặt bút viết là thư này cho anh, lòng em cũng cảm thấy bồi hồi như thủa ấy cầm tay anh lần đầu, mà không ngờ cũng là lần chào ly biệt... Không biết rồi lá thư này có thể đến tay anh? Nếu may mà thư đến, đọc xong anh sẽ nghĩ gì? Thôi em cũng liều... Cầm bằng như gió mang đi...

Tuần trước em đến thăm chị Hạnh, người bạn làm việc cùng cơ quan với em trước đây. Chị ấy xin phục viên sớm, vì đồng lương nhà nước trả không đủ sống. Chưa kể là đôi ba tháng nhà nước không có tiền phát cho nhân viên. Chị Hạnh bây giờ làm nghề buôn chui sách báo nước ngoài. Ở chỗ này thì em phải giải thích thì anh mới rõ tại sao ngày nay nước mình lại có cái nghề lạ như vậy. Từ ngày các nước xã hội chủ nghĩa anh em ngưng viện trợ, nhà nước cần ngoại tệ nên họ đã mở cửa, khuyến khích người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương. Tuy có lệnh kiểm soát gắt gao ở các cửa khẩu hải quan những món hàng quốc cấm như sách báo tuyên truyền của phe tư bản, nhưng tệ nạn tham nhũng tràn lan không có cách gì ngăn cản nổi. Vì thế, du khách chỉ cần đút lót vài ba bao thuốc thơm, chiếc đồng hồ rẻ tiền..v.v... thì cái gì to như con voi qua cũng lọt. Người dân ở quê nhà bây giờ không ai thèm đọc báo nhà nước, ngày nào ngày ấy tin tức đều nhai đi nhai lại một luận điệu cũ rích. Người ta còn khôi hài nói rằng chỉ có tin tức khí tượng là không sặc mùi tuyên truyền, còn hầu hết đều... cuội! Vì thế dân chúng mới lén lút thuê hoặc mua lại báo chí bằng Việt ngữ hay bằng ngoại ngữ xuất bản tại nước ngoài.
Gặp em, chị ấy vội kéo vào buồng trong nói nhỏ:
- Này Nga, tôi có món quà này, chắc Nga sẽ thích vô cùng
Em chưa kịp hỏi chi ấy món quà gì, chị Hạnh đã dúi vào tay em một tờ báo. Chị nói:
- Dấu cho kỹ vào người đi! Về nhà, chờ đêm khuya thanh vắng rồi hãy đem ra đọc. Đọc để xúc động vì "người ta" còn nhớ tới mình!
Nhìn trang bìa tờ báo có hình một nửa chiếc máy bay phản lực đậu trên phi đạo và tên tờ báo là Ngàn Sao, lại nghe chị Hạnh nói bóng gió xa xôi, em linh cảm một điều gì đó rất mơ hồ. Nửa năm trước, chú Lâm từ bên Mỹ đi công tác cho hãng về Việt Nam đến thăm em. Chú ấy nhắc đến anh, đến tình cảm anh vẫn âm thầm dành cho em. Giác quan thứ sáu xui em liên tưởng đến một điều gí đó (mơ hồ thôi) rằng anh, chàng Phi công Cộng Hòa lãng mạn, có thể đem chuyện tình hai đứa dệt thành văn? Cầm tờ báo trên tay, em run còn hơn bị B-52 trải thảm hay như hồi sơ tán phòng không ở Việt Bắc. Chị Hạnh trấn an:
- Làm gì mà run dữ vậy? Bề nào Nga cũng là cựu sĩ quan quân đội nhân dân, công an nào dám đụng đến?
Em run không phải là sợ công an khám xét thấy mình mang món hàng quốc cấm. Em run vì không hiểu điều dự đoán của mình có phải là sự thực. Em run vì liên tưởng đến người bạn năm xưa vẫn còn nhớ đến mình. Anh đừng cười em già rồi mà còn vớ vẩn.
Chị Hạnh là người bạn sát cánh với em vào thời kỳ chiến đấu dọc Trường Sơn. Chị ấy cũng là con nhà tiểu tư sản như mình, nên em thường nhỏ to tâm sự trong những lúc dừng quân. Em có kể cho chị ấy nghe về anh, người bạn học cùng trường thủa thiếu thời.

Về nhà, chờ đêm khuya thanh vắng, mọi người đều đã say giấc nồng, em len lén đem tờ báo ra chong đèn lên đọc. Em đọc từng trang, rồi em dừng lại ở bài viết mang tên tác giả Duy Lạc, "Chắc chắn là anh đây rồi?!" Em tự nhủ: Quả nhiên đúng như điều em dự đoán.


Thời gian trôi nhanh quá anh nhỉ? Thấm thoát đã bốn mươi năm rồi còn gì? Bao nhiêu tấn tuồng dâu bể diễn ra! Bao nhiêu nước chảy dưới cầu! Hai mái tóc xanh của đôi trẻ ngày nay đã bắt đầu điểm trắng.
Chiến tranh bùng nổ, anh từ Sàigòn về lánh nạn ở quê nhà. May mắn thay giặc chưa thể tràn về vùng đất của mình, nên chúng ta có một thời kỳ bình yên. Khí thế bừng bừng của phong trào giành độc lập xứ sở bốc cao khiến tất cả thanh niên hăm hở lên đường làm anh vệ quốc quân. Tuy bọn mình còn nhỏ mà trong trí óc non nớt cũng đã thấy lòng rộn ràng vui thích như đi trẩy hội ngày Xuân. Em còn nhớ đêm liên hoan, anh hát bài "Nhớ Chiến Khu". Lúc bấy giờ nghe giọng anh run run, em cứ tưởng anh vì cảm thương nỗi nhớ nhà của anh vệ quốc quân trong núi rừng thâm u; nào dè anh run ...vì ánh mắt ngưỡng mộ va say mê theo dõi của em. Thì ra nhãn lực của em cũng khá đấy anh Duy nhỉ?
Dạo ấy lần đầu tiên nghe anh trả bài thầy giáo, em mới để ý thấy cách phát âm của anh khác với những học trò con trai trong huyện. Chẳng hạn, "mờ mịt" thì anh phát âm thành "mờ mịch" hay "vui quá" thành "vui góa". Và còn nhiều chữ độc đáo nữa...
Mới đầu bọn học trò trong lớp, rồi về sau bọn học trò của cả trường thường nhại cách phát âm ấy để trêu ghẹo anh. Thoạt tiên em cũng cười hùa theo bọn chúng, nhưng thấy anh chẳng phản ứng gì, mà chỉ nhún vai cười khỉnh rất là... Sàigòn, tự nhiên em đâm ra thích cái giọng ấy mới kỳ chứ! Mỗi lần đến giờ học, em đều cầu mong thầy giáo gọi anh lên trả bài để em được nghe cái giọng ngồ ngộ ấy.
Anh còn nhớ lần đi cắm trại đầu tiên do nhà trường tổ chức trước vụ Hè 51 không? Lớp mình chia làm bốn toán mà anh thì ở toán A, còn em ở toán B. Khi đến nơi, ai nấy đều lo căng lều dựng trại của toán mình, trong lúc đó anh lại chạy sang loay hoay giúp em làm chuyện này chuyện kia. Cử chỉ lăng xăng của anh có vẻ vụng về, khiến cho em vừa buồn cười vừa cảm động. Vì thế, buổi tối họp lửa trại, em mới lén dúi vào tay anh củ khoai em vùi trong bếp lúc nấu cơm chiều. Em còn trêu:
- Trại sinh bên toán B ăn hết "thịch" (thịt) cá rồi, em chỉ còn củ khoai nóng này tặng anh dùng đỡ cho "dzui"!
Chẳng những anh không giận vì bị em nhái giọng, anh chìa tay ra cầm củ khoai một cách hồn nhiên, mà miệng còn ấp úng nói gì nghe không rõ, em bỗng cảm thấy thương anh chi lạ!
Dân trong làng kế cận khu cắm trại, tối đến xong việc đồng áng cũng ra tham dự trò chơi lửa trại của đám học sinh. Ánh lửa hồng chờn vờn nhảy múa ngọn thấp ngọn cao, nhịp nhàng lung linh với tiếng đàn guitar bập bùng của anh tạo nên cảnh tượng kỳ ảo rất liêu trai. Con Thủy, con gái ông Xã Tài; con Nhạn, con gái ông Lý Trân, ngồi bên em cứ huých cùi chỏ vào hông em từng chập, mỗi lần chúng nó trông thấy anh gật gà gật gù theo điệu nhạc trầm bổng. Dường như lúc bấy giờ anh say sưa với âm thanh của từng nốt nhạc, không thèm biết gì đang xảy ra chung quanh. Khách quan nhận xét, cả huyện mình đâu có cậu học trò nào chơi đàn ngọt như anh? Chúng nó cũng khoái và để ý "người Sàigòn" có mái tóc chải bảy ba tango lắm đấy! Anh có biết rằng anh đã lọt vào mắt xanh của bọn học trò con gái tinh quái ấy không?
Em còn nhớ tính anh ít nói. Trong lúc mọi người ngồi huyên thuyên, thình thoảng anh chêm một câu pha trò hóm hỉnh mà nhiều khi người nghe không tinh ý, phải mất ba, bốn ngày sau mới hiểu. Cái tính "nghịch" ấy ngày nay anh vẫn không bỏ. Trong bài "Giòng Đời", em vẫn đọc thấy thấp thoáng cái văn phong đó. Anh cao lớn, nhưng không gầy như cây sậy và anh đâu có đen đúa xấu trai như anh tự chế diễu mình trong bài văn? Lại còn bày đặt tự chê mình học dốt!
Xong màn văn nghệ và đọc tin thời sự về những chiến thắng công đồn đả viện của bộ đội cụ Hồ cho dân chúng nghe, bọn học trò chạy xuống bờ biển nô đùa với sóng nước. Em nhớ đêm đó trăng lên muộn và trời trong xanh không một vẩn mây. Hình như đốm lửa trại cuối cùng tàn lụi rồi trăng mới lên. Khác với những học trò khác cùng lớp, anh không xuống bờ cát giỡn nước, giỡn trăng. Em thấy anh ngồi tựa lưng vào một cây dừa lả ngọn và đôi mắt đăm chiêu nhìn ra trùng khơi. Anh ngồi yên một cách thư thái, tự tại, đẹp như một pho tượng! Em biết rồi, người đó đang mơ mộng vì người đó đang yêu?! Lúc bấy giờ những cơn sóng bạc đầu phản chiếu ánh trăng nhấp nhô vờn nhau xô vào bờ, có làm cho tim anh xao xuyến, hởi người nghệ sĩ với cây đàn?
Em là con gái, trời ban cho em cảm nhận bén nhạy hơn con trai. Kinh nghiệm đời trải qua, chắc bây giờ anh đã hiểu rõ điều đó. Hồi ấy, mới thoáng thấy cử chỉ ân cần và ánh mắt trìu mến của anh nhìn em trong lớp học, ngoài sân trường, em đã đọc được ý nghĩ thầm kín của anh. Nhưng em là con gái, đặt biệt vào thời buổi ấy, luân lý và bản tính rụt rè của phụ nữ đâu cho phép em có một cử chỉ gì gọi là biểu đồng tình, dù trong thâm tâm em cũng rất cảm mến anh. Cũng có những đêm nằm một mình vẩn vơ bên cửa sổ ngắm trăng, bỗng nhiên ngửi thấy mùi hoa cau bưởi từ đâu đưa lại, em chợt thèm có anh bên cạnh để... ngắm anh (!) Hoặc để luồn những ngón tay thon nhỏ của mình vào tóc người yêu. Đó là cái rạo rực rất tự nhiên của người con gái ở tuổi dậy thì khi biết mình đang có một anh chàng đang ngấm nghé.
Em đã đọc đi đọc lại nhiều lần lá thư anh trao. Vì sự bất cẩn của em, con nhỏ Thủy - con gái ông Xã Tài - đọc trộm lá thư em dấu trong sách cho mượn, thế là nó đem đi mách lẻo với mọi người, gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc khiến anh sinh lòng oán hận em. Nếu lá thư ấy bị một người bạn gái nào khác đọc thì chẳng đến nỗi nào. Đằng này con nhỏ Thủy vốn thầm yêu trộm nhớ anh, nên khi nó vớ được lá thư là nó kháo ầm lên để anh phải thẹn thùng với đám bạn gái của em và hai bà chị họ. Nghĩ lại, em chẳng phiền trách gì nó. Âu cũng là tại sợi chỉ hồng không se duyên cuộc tình chúng mình!
Ngày anh cầm tay em lần đầu (và cũng là lần cuối), em đã khóc, đã hết lòng gạn hỏi tại sao anh bỏ học và cố tình lẩn tránh em. Anh cứ lầm lì im lặng. Không ngờ bữa đó anh đã quyết định xuống tàu trở lại chốn phồn hoa. Tuổi trẻ thường hay đặt tự ái quá cao! Anh đi biền biệt để lại cho em nỗi nhớ đoạn trường. Em thẩn thờ biến nhác việc học hành và công việc trong nhà. Ba mẹ không hiểu chuyện cứ rầy la. Bỗng nhiên em cung sinh lòng trách cứ anh. Anh đã từ phương xa lại, mình gặp gỡ nhau, anh gieo vào lòng em một vết thương, rồi anh lẳng lặng ra đi không một lời từ biệt. Bạn bè em một đôi đứa đem lòng thương hại, vài đứa trêu ghẹo em mang mối sầu tương tư. Em lại càng giận anh hơn.
Năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước. Một số người trong làng xã tập kết ra Bắc. Gia đình em vẫn ở lại vì thuộc thành phần địa chủ. Tổng Thống Diệm về nước, đẩy mạnh chiến dịch Tố Cộng. Gia đình em không bị ảnh hưởng gì, vì người ta biết thời ấy ai cũng chống Tây. Nhưng chỉ có một số cán bộ Tố Cộng của ông Diệm lợi dụng quyền thế, thấy em có nhan sắc nên họ gây nhiều khó dễ để cưỡng bách em trao thân gởi phận. Nếu em liều mình nhắm mắt đưa chân, chắc chắn em sẽ cũng được yên thân. Nhưng tính em ương ngạnh, không chấp nhận sự hà hiếp, em bèn tìm đường lên núi để rồi ngả về phía bên kia. Thân gái dậm trường, liều mình bỏ gia đình ra đi đến phương trời vô định, em nào muốn làm một cuộc phiêu lưu? Nhưng định mệnh nghiệt ngã đã đẩy em thành một kẻ ruồng bỏ quê hương!

Anh Duy yêu dấu,

Nhiều đêm em đã khóc, vì nỗi bơ vơ của mình nơi xứ lạ quê người. Em nhớ đến anh thật nhiều. Nhớ đến kỹ niệm của những đêm trăng ở làng quê mình, của những buổi chiều hai đứa rong chơi lang thang trên bờ ruộng lúa vừa mới gặt, của mùi hương ngai ngái từ gốc rạ thoảng đưa trong gió. Và em còn nhớ đến cái giọng Sàigòn ngồ ngộ của anh nữa!
Sự đãi ngộ ở miền Bắc không tốt đẹp như những gì mà "người ta" đã ngọt ngào dụ dỗ em. Cũng như những bộ mặt đàn ông nham nhở (xin lỗi anh) tìm đủ mọi cách chiếm đoạt em. Ở vào bước đường cùng, lần này em đành nhắm mắt đưa chân. Em kết hôn với một ông sĩ quan già hơn em mười lăm tuổi. Trong bài "Giòng Đời" anh kể rằng em làm lẽ một viên tướng già là không đúng sự thực. Nhưng mà thôi, không sao! Làm vợ chính thức hay làm lẽ, số phận em vẫn hẩm hiu "bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!"
Chiến tranh ngày càng lan rộng và khốc liệt. Phi cơ oanh tạc hầu như mỗi ngày. Đa số nhân dân miền Bắc đều mong mỏi được quân đội miền Nam giải phóng, vì họ hết chịu đựng nổi đói khổ và cuộc sống hắc ám, rình rập. Em là người miền Nam tập kết muộn. Tập kết vì tưởng mình sẽ đến một nơi như thiên đàng, chứ không phải vì lý tưởng hay bị huyễn hoặc bởi cái chủ nghĩa hứa hẹn không còn cảnh người bóc lột người! Em chỉ tha thiết một điều: Chiến tranh sớm chấm dứt, hòa bình mau trở lại để em được quay về xóm làng xưa. Em tình nguyện xung phong đi chiến trường B (tức là xuôi Nam ) với hy vọng nhìn lại Bố Mẹ già và đàn em dại. Em lên đường như một người tìm về nơi chôn nhau cắt rốn, chứ không phải là kẻ lên đường "làm nghĩa vụ quốc tế" như người ta cổ võ đề cao. Trở về đó, em lại nghe tin đồn phong phanh rằng anh đã trở thành người phi công khu trục của chính quyền Sàigòn. Chao ôi! có lần nào anh say sưa oanh kích mà dưới ấy là chỗ đóng quân của em? Nếu chẳng may bị trúng đạn phòng không, anh nhảy dù xuống và em là người băng bó cho anh, thì không hiểu bọn mình phải xử trí ra sao trong tình huống ấy? May mà điều ấy không bao giờ xảy ra để chúng ta khỏi bị ngỡ ngàng.
Có lần em nhặt được tờ truyền đơn kêu gọi chiêu hồi từ trên phi cơ thả xuống. Em vội dấu kỹ tờ truyền đơn vào lần túi áo trong để chờ dịp thuận tiện là trốn thoát, nhưng cơ hội không bao giờ đến với em cả!

Khi miền Nam được "giải phóng", em nghĩ rằng đây là cơ hội em có thể tìm gặp người bạn tình năm xưa. Em biết rằng gặp nhau thì đôi ta mỗi đứa ván đã đóng thuyền, không còn hy vọng gì chấp nối, nhưng ít nhất mình cũng còn được thấy nhau sau mấy mùa chinh chiến. Niềm hy vọng ấy vội tan biến khi em biết rằng anh đã ra đi nước ngoài. Tâm tình em xen lẫn hai nỗi buồn, vui: Buồn vì không gặp được anh và vui vì anh không phải rước cảnh tù đày. Anh còn nhớ Loan, em gái của em. Nó kết hôn với Cảnh, một người Thiếu tá trong quân đội Cộng Hòa. Chồng nó bị đưa đi "học tập cải tạo", rồi chết vì lao lực trong rừng thiêng nước độc và vì thiếu dinh dưỡng. Loan nhờ chồng em can thiệp cho Cảnh. Như anh biết đấy. Tuy chồng em là tướng Việt cộng mà cũng đành bó tay bất lực. Từ đó Loan không bao giờ nhìn mặt em nữa. Chị em cật ruột bỗng hóa thành kẻ thù. Nỗi khổ tâm ấy do ai gây ra, mà một mình em phải hứng chịu sự khinh khi của gia đình? Tại sao em phải chịu nhiều điều oan nghiệt thế hở anh Duy?
Năm kia, chú Lâm về Sàigòn, chú ấy kể rất nhiều chuyện về anh. Em vô cùng xúc động vì anh vẫn giữ được trong ký ức hình ảnh và tình cảm trân trọng đối với người bạn gái đầu đời. Vận nước điêu linh, thế hệ chúng mình chẳng may phải hứng chịu nhiều thua thiệt. Thật là vô lý khi hai kẻ yêu nhau trở nên vô tình quay mũi súng bắn vào nhau. Ước mong sao những lớp người thuộc thế hệ mình nhìn rõ chân lý để cùng nhau xây dựng lại xứ sở hoang tàn bởi một thứ chủ nghĩa ngoại lai phi nhân. Mình phải có bổn phận nói rõ cho con cháu nên lấy thương yêu, chứ không phải hận thù, bù đắp những lỗi lầm của người đi trước. Có như thế thì mới hàn gắn được những đổ vỡ lớn lao trong quá khứ.
Đúng bốn mươi năm trước, dưới rặng dừa ở làng quê, anh e ấp trao em lá thư tỏ tình. Anh nao nức chờ đợi hồi âm. Em chưa kịp hồi âm thì không may xảy ra chuyện hiểu lầm. Bốn mươi năm sau, (nhờ đọc được bài văn của anh trên báo), từ phương trời này, một người đàn bà góa bụa và mái tóc đã bắt đầu điểm sương lại ngồi viết thư cho người bạn tình xa cách nửa vòng trái đất để kể lể chuyện đời. Xin cám ơn anh đã cho em một chút nắng trong buổi chiều tàn, "Một Chút Mặt Trời Trong Ly Nước Lạnh!" Đời em truân chiên đã gặp nhiều bất hạnh, nhưng kể từ khi đọc những dòng tâm tư của anh trên trang báo, em cảm thấy được an ủi phần nào. Bây giờ thì em mới biết ở nơi cuối trời xa thẳm kia có một chàng trai Sàigòn thủa nào vẫn còn giữ trong tim hình ảnh và kỹ niệm đằm thắm của người yêu ban đầu.

Thư viết cho anh đã khá dài. Những giọt nước mưa trên mái nhà cũng đã thôi gõ đều đặn xuống tấm tôn. Đêm đã xuống từ lâu. Cảnh vật yên lặng như tờ, nhưng dường như trong tiềm thức em vẫn nghe tiếng sóng biển rì rào và âm thanh xào xạc của những ngọn lá dừa cọ xát vào nhau. Biết bao giờ hai chúng ta có thể lại cùng nhau dạo chơi hóng gió chiều và nghe sáo diều trên đường làng quê cũ anh nhỉ? Ấy chết! Em lại lẩn thẩn mất rồi! Đừng! Chúng mình không nên gặp lại nhau để anh còn giữ trong trí nhớ hình ảnh con bé Nga mười mấy tuổi, má lún đồng tiền và nụ cười răng khểnh.
Em xin dừng bút. Cầu chúc anh dồi dào sức khỏe và gia đình gặp nhiều sự may mắn, an khang, thịnh vượng. Và xin anh nhớ cho rằng ở nơi xứ sở nghèo khó này vẫn có một người luôn luôn thương nhớ anh.

Thân ái,

Em gái anh, Nga

Tái bút: Để tránh sự kiểm soát của nhà nước, em trao lá thư này cho một sĩ quan sắp sang Mỹ theo diện H.O. và nhờ ông ta gửi đến chú Lâm bằng đường bưu diện. Em hy vọng rằng chú Lâm vẫn còn ở tại địa chỉ mà chú cho em trước đây. Đọc thư em, ước mong anh sẽ hài lòng khi thấu rõ tâm tình của em.

Thursday, October 16, 2008

Thuở hẹn hò

Trở lại thời mới yêu nhau,
Kỷ niệm 50 năm ngày cưới,ông Triết bàn với bà Triết:" Chúng mình sẽ tìm về hương vị thuở ban đầu lúc hẹn hò mới yêu nhau em nhé ". Bà Triết đồng ý,
Chiều hôm đó,đang ngồi đọc sách trong phòng,đột nhiên có một cục giấy được bắn qua cửa sổ,bà Triết nhặt lên mở ra xem vô cùng xúc động:"7 giờ tối nay ,hẹn em ở Bến Bạch Đằng nhé."
6 giờ40 ,tay cầm bó hoa hồng,ông Triết vừa huýt sáo vừa chạy đến bến tàu
ngồi trên băng đá đợi chờ,
7giờ...7.giờ 45....chốc chốc.......lại nhìn đồng hồ 8giờ.....rồi 8giờ30.....,ngồi xuống.....,đứng lên.....mong ngóng ,đợi chờ đến 9giờ hơn..
Triết buồn thiu buồn thỉu ra về, đến nhà Triết hầm hầm mở cửa và quát:"Sao bà không đến??"
Bà Triết ngồi ủ rũ, khóc thút thít:" Má em không cho đi......."

Chuyện Vui...Vui...!! Thân tặng các bạn 63d ,để nhớ thời hoa mộng.
Nữ sỉ Hoàng Gia Triết Lồi,


Saturday, October 11, 2008

Nhật Ký Đời Tôi - Mạnh Quỳnh, Hạ Vy

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Nhật Ký Đời Tôi/Ca sĩ Mạnh Quỳnh, Hạ Vy

Friday, October 10, 2008

Ai dám bảo tôi già.

Năm nay tôi tuổi sáu mươi lăm,
An sinh xã hội đơn làm hôm qua,
Sáu lăm bạn tưởng tôi già,
Coi chừng có kẽ cho là bạn sai,
Trước tiên phải kễ tóc tai,
Tôi nhuộm đen bóng giống hai mươi xuân thì
Hoạ hoằn đôi lúc quên đi,
Chân tóc ngã trắng nhuộm thì đen ngay,
Tôi nghe bằng máy đeo tai,
Máy nay nhỏ xíu ai nào thấy đâu,
Cườm khô mắt mổ đã lâu,
Tôi không phải hỏi kín đâu suốt ngày,
Mí mắt sụp xuống kéo lên,
Tattoo đậm nét chân mày cong veo,
Mi mắt gắn bộ lông nheo,
Mũi nâng đúng kiểu theo người Tây phương,
Da mặt căng tận mang tai,
Không còn xếp lớp phũ dài trán nhăn,
Đồi mồi nhiều vết lăn tăn,
Mỹ viện đốt sạch bào phăng đi rồi.
Hàm răng gãy rụng một thời,
Nay thay bộ giả mản đời êm xuôi,
Má hồng son đỏ viền môi,
Người quen khi gặp khen tôi trẻ hòai
Người lạ hỏi ??
Tôi không đáp lại chỉ cười làm duyên,
Cười lộ má lúm đồng tiền,
Hàm răng trắng mịn đảo điên lắm chàng,
Bạn nhớ kiểm chứng đang hoàng ,
Người tôi như vậy sao mang tiếng Già.....????

Nữ sỉ Hoàng Gia Triết Lồi, Chép lại của tác giả nào không nhớ,mời các bạn đọc để yêu đời thêm,
Kính tặng Senoir Huỳnh Thông Thái, Tha thiết yêu đời cũng như thiết tha yêu em...!! nhé Thái,

Chị Bảy viết: Cám ơn Nữ Sĩ có lời khuyên, trong thơ của Nữ Sĩ mới 65 mà đã mang máy nghe, mỗ mắt cườm....! Với tuổi thất thập, tôi hoàn hảo toàn vẹn, mắt có thể thưởng thức qua màn đêm, tennis chơi ba bốn lần một tuần, chưn diện để cải hoá như trai tơ, vậy mà mới đây tôi vào Whataburger, tôi mua một hamburger, trả tiền xong, cô cashier đưa tôi ly giấy để lấy soda, tôi nói tôi không có order soda, cô cho biết soda free cho Senior, tôi uống ly nước ngọt mà tôi cảm thấy nhạt nhẽo như nước ốc!











Tuesday, October 7, 2008

Lá Thư Của Trưởng Ban Tổ Chức Hội Ngộ 2009

Sau đây là lá thư của Nguyễn đức Hiền, Trưởng Ban Tổ Chức Hội Ngộ 2009, tôi xin post nguyên văn. Tôi đang coi lịch lựa ngày lành tháng tốt để khoá sổ vote Hội Ngộ 2009 và lập danh sách để Hoàng Tử và Công Chúa ghi tên, đóng tiền thẳng trong Blog nầy. Tôi phải lựa ngày lành tháng tốt, vì "tuổi chuối chín" mong manh như trứng mỏng, tôi phải làm sao Hoàng Gia D Hội Ngộ kỳ nầy không thiếu một ai, và còn mấy dịp nữa đâu anh em ơi, kỳ nầy tụi mình về hết gặp nhau xả láng cho đã, nhưng sau đó về nhà vẫn mạnh như voi, để không hổ danh "Hoàng Gia D".

Thư của Nguyễn đức Hiền:

Than gui tat ca cac ban 63D than men
Nguyen duc Hien (dien) dang lien lac voi anh em 63D Southern Cali de ban ve ngay hoi ngo SVSQ KQ/63D du tru se to chuc vao ngay nhap ngu July 1st, 2009. Toi da lien lac duoc ban Dinh Sinh Long va Vu Viet Quy, Luong Ngoc Anh tat ca cac ban nay deu tich cuc va hua hen se giup toi mot tay..khi can den. Tuy nhien toi van con phai lien lac voi Hong Khac San, Ly Truc Ninh, Duong Kim Son, Nguyen Thanh Tung, Vo Tong Loc, Vo Hoang Thanh, Ho Vinh Thuy, Pham Quang Minh, Nguyen Van Thach, Tran Ngoc Thanh, Khuu Thai Binh, Mai van Cho de xin cac ban nay giup do va dut ket chuong trinh..

Vay thi xin cac ban chuan bi cho ngay hoi ngo 63D chac chan ngay July 1st, 2009. Hoi ngo SVSQ KQ/63D se duoc to chuc tai Orange County (Little Saigon) California.
Chi tiet (dia diem, nha hang, hotel, thuc don, du lich etc..) se duc thong bao tiep theo sau khi chung toi (63D / S. Cali) hoi y trong nhung nay sap den. (11/2008)

Xin ban Vu Ngo Dzung cho biet y kien xem co the giup cho cuon tap san 63D hoi ngo 2009? va DVD cua lan truoc hoi ngo + hinh anh sinh hoat cua anh em 63D trong hai nam vua qua?

Neu co the, moi anh chi Dzung lam mot chuyen ve Little Saigon choi voi gia dinh chung toi de minh hoi y them ve viec to chuc trong ky nay...

Vo chong toi vi phai ban ron tham chau ngoai tan Denver/Colorado vao khoang thoi gian Mid Oct to mid Nov 2008

Khi nao chung toi ve lai Cali, se suc tien moi viec va se cap nhat hoa dien tien den tat ca cac ban.

Ban Huynh Thong Thai: Xin nho ban create database de anh em ghi danh ngay tu bay gio. Rat mong cac ban huong ung va thong bao cho Nguyen Phung Xuan, Do Cuong, Bui Dat Vinh, Le Truong Lac, Tran Quang De, Duong Van Ngo, Pham Dang Luan..

Than chao cac ban.

Nguyen Duc Hien (63D)

Saturday, October 4, 2008

Thăm viếng Thầy D Houston sau trận bảo Ike







Click Vào Hình Để Xem Hình Lớn.

Hình 1: Ngồi - Thành, Chị Thành, Chị Hải, Chị Triết
Đứng - Đức, Thái, Hải, Diêu, Triết, Châu
Hình 2: Ở nhà quàng, Thuyên, Châu, Triết, Diêu, Hải, Thái
Hình 3 và 4: Sau đám ma Thầy D và Công Chúa đi ăn trưa Canh Khoai Mở, cá Bóng Kèo kho tộ ngon thấu Trời!

Được tin mẹ vợ của KQ63A Trần văn Nghiêm vừa mất tại Houston, chiều Thứ Năm Oct 2,2008 tôi xuống Houston ở nhà Thầy D Triết để sáng Thứ Sáu Oct 3, 2208 dự lễ hoả táng mẹ vợ của Nghiêm.

Biết tôi xuống Houston, Triết thông báo các Thầy D Houston, các Thầy D Houston đải tôi bửa cơm tối Thứ Năm thật thịnh soạn và nhiệt tình. Trong bửa cơm gồm có Thầy D và Công Chúa Triết, Thầy D và Công Chúa Lê Hải, Thầy D và Công Chúa Giang văn Thành, Thầy D Thiều quang Diêu, Thầy D Trịnh thành Châu, Thầy D Lê quốc Đức.

Thầy D Tony Cổn vì “già yếu” đi đứng rất khó khăn nên không đến được, rất mong Tony về Hội Ngộ 2009 với anh em.

Thầy D Trần tấn Định không đến được, vì kẹt cọi debate VP Palin, Định bận lo việc nước, anh em thông cảm!

Thầy D Định Tuấn bị cây ngã đè bị thương chân trong trận bảo vừa rồi, nên không đi đứng được, tội nghiệp! Cầu mong Đinh Tén Làm Chuẩn sớm lành bệnh.

Hẹn gặp nhau ở nhà hàng lúc 7:00 giờ tối, anh em có mặt đúng giờ, chỉ có Anh Chị Thành vì ở xa và bị kẹt xe nên đến trể. Rồi Anh Chị Thành đến, anh em mừng quá ra dấu cho cô chạy bàn và nói “sẵng sàng”. Cô chạy bàn phang cho một câu nhiều nghĩa “thì cho ra”! Anh em cười vì câu nói nhiều nghĩa đó, riêng Thầy D Diêu thì vui quá, xí xô xí xào với Á Múi liên tu, bị Á Múi mắng yêu mấy lần “nhiều chuyện quá”, anh em cười đã luôn!

Gặp lại các Thầy D Houston, thật là một niềm vui lớn cho tôi, vì tất cả Thầy D và gia đình an toàn trong trận bảo Ike vừa rồi, duy chỉ có Đinh Tuấn bị thương chân nhẹ. Cám ơn các Thầy D và Công Chúa Houston cho tôi một bửa cơm tràn đầy “Tình Bạn Thầy D”.

Thursday, October 2, 2008

Phiến Đá Sầu - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Phiến Đá Sầu/Ca sĩ Quang Dũng