Sau tám tháng lang bạt giang hồ, ngày 15 tháng 3, 2012 lúc 3:30 sáng tôi có mặt ỡ phi trường Tân Sơn Nhất đế lên chuyến bay lúc 5:55 sáng để trỡ về mái nhà kỹ niệm ỡ
Hành khách ai cũng muốn
đi ngay trong chuyến bay của Eva Airline, nên tranh cải tùm lum. Trong số người
được chọn đi chuyến bay của Eva có tôi và một anh Nhật Bản. Khi chúng tôi chạy
sang khu của Air VietNam
để nhân viên của United Airline mượn computer của Air VietNam checkin chuyến bay của Eva Airline thì Eva Airline không nhận chúng tôi vì máy bay có
ghế trống nhưng trọng lượng thì overload. Anh Nhật Bản chưởi náo loạn vì anh muốn đi ngay, còn tôi thì
tỉnh bơ vì họ làm sao cũng được.
United Airline cho tôi
hai chọn lựa, một là ngồi chờ suốt ngày đến tối thì tôi có chuyến bay hoặc họ kêu
taxi đưa tôi về StarCity Hotel gần phi trường nghĩ rồi sáng mai đi tiếp. Tôi chọn
về hotel nghĩ và sáng mai đi tiếp.
Taxi đưa tôi về StarCity
Hotel đường Nguyễn Văn Trổi (Công Lý củ) gần Lăng Cha Cả. Đây là 4 sao hotel,
airline cho tôi 3 bửa ăn trong hotel. Trời! Tôi ỡ ViệtNam tám tháng nên tôi cãm
thấy quá đủ, ỡ lại thêm một ngày tôi có cãm tưởng như tôi ăn no tới lỗ mũi! Nên
tôi checkin hotel và nằm vùi, không bước ra khỏi hotel cho đến ba giờ sáng hôm
sau tôi lên taxi ra phi trường trỡ lại.
Trên chuyến bay United Airline Hong Kong –
Chicago, tôi có một kỹ niệm khó quên. Ngồi chờ ỡ Hong Kong để đi Chicago, có ba gia đình ViệtNam làm quen với
tôi, họ cho tôi biết họ không nói được tiếng Anh và họ nhờ tôi giúp đở khi đến
Chicago. Tôi vui vẽ nhận lời và họ mừng lắm.
Khi đến Chicago , tôi dẫn ba gia đình
sắp hàng chổ sở di trú để trình passport và giấy tờ di trú. Rất may là ba gia đình
nầy có đầy đủ giấy tờ định cư nên họ có thề đứng cùng hàng với công dân Mỹ như
tôi.
Gia đình thứ nhất gồm
hai vợ chồng khoảng 45 tuổi và cô con gái 14 tuổi. Họ có thẻ xanh, mới qua Mỹ được
một tháng theo diện bà chị bảo trợ, rồi vì nhớ nhà nên họ về ViệtNam thăm cha mẹ
hai tháng. Nghe sơ qua sự tình của gia đình nầy, tôi nghĩ tới “bà chị” bảo trợ của họ,
chắc “bà chị” cắn lưỡi đứt từng khúc, vì lo vé máy bay cho ba người từ ViệtNam
qua Mỹ đủ để mệt cầm hơi. Rồi mới qua được một tháng họ lại đòi về thăm nhà, vậy
là “bà chị” lại phải lo thêm ba vé máy bay khứ hồi Mỹ - ViệtNam. Tôi hỏi:
-
Các em làm
gì ỡ ViệtNam?- Dạ, làm ruộng.
- Tại sao mới qua Mỹ lại về ViệtNam chi vậy?
- Nhớ nhà quá chú ơi! Con gái con nhớ ông nội, nên nó khóc hoài. Hơn nữa ỡ nhà bà chị khó quá, nên nó đòi về. Tụi con tính về ViêtNam ỡ luôn, nhưng bà chị kêu qua lại. Và ba má con cũng bắt tụi con qua lại! Con còn đứa con gái 16 tuổi đang ỡ bên Mỹ với bà chị, nó không muốn về ViệtNam.
Tôi hết ý! Tôi làm thông
dịch cho họ trã lời những câu hỏi của sở di trú và sỡ di trú bắt họ lăn tay.
Xong, tôi bảo họ đứng qua một bên chờ tôi để tôi đưa họ đến cổng máy bay đi chặng
đường chót.
Gia đình thứ hai gồm
hai vợ chồng khoảng 5o tuổi với cô con gái 18 tuổi và cậu con trai 12 tưổi. Gia
đình nầy mới qua Mỹ lần đầu qua diện anh em bảo trợ. Họ chưa có thẻ xanh. Tôi làm thông dịch cho
họ trã lời những câu hỏi của sở di trú. Sở di trú hỏi:
-
Passport đâu?Họ đưa 4 passports ViệtNam. Sở di trú ngạc nhiên và hỏi tiếp:
- Còn giấy tờ gì nữa không?
Họ đưa ra 4 bao thư to lớn màu vàng, trong đó có đầy đủ giấy tờ bảo trợ. Sỡ di trú bắt họ lăn tay. Xong, sở di trú cho người dẫn gia đình nầy đi làm thủ tục nhập cảnh theo diện đoàn tụ.
Gia đình thứ ba gồm một
chị cu ki khoảng 50 tuổi, mặt mày sáng sủa lúc nào cũng cười duyên như dân sành
điệu. Chị có thẻ xanh. Tôi làm thông dịch cho chị trã lời những câu hỏi của sở
di trú. Sở di trú hỏi:
-
Chị qua Mỹ lâu chưa?- Hai năm!
- Chị biết tiếng Anh?
- Không?
- Chị về ViệtNam mấy lần?
- Nhiều lần!
Sỡ di trú bắt chị lăn tay và bảo chị đến một góc cột to lớn đứng chờ ỡ đó, sẽ có người đến dẫn chị đi. Tôi nghĩ chị nầy có vấn đề! Nhưng khi tôi đến cống máy bay thì tôi gặp lại chị. Chị lại cười duyên và khoe với tôi: “Nó dẫn tôi đi, bắt tôi đứng một hồi rồi nó cho tôi đi, không có vấn đề gì hết!”. Tôi hết ý! Tôi nghĩ chị là dân chơi thứ thiệt!
Vậy là chị dân chơi thứ
thiệt bị sở di trú dẫn đi rồi, không biết lý do. Gia đình 4 người mới qua Mỹ lần
đầu cũng được sở di trú dẫn đi để lo thủ tục định cư. Còn lại gia đình 3 người mới qua Mỹ
một tháng rồi về ViệtNam chơi hai tháng!
Tôi đưa gia đình 3 người
đến cổng máy bay để đi chặng đường chót. Họ đi cổng C, còn tôi đi cổng E. Chicago rộng
thênh thang, chúng tôi phải đi xe lữa điện, điều nầy làm họ lo sợ nhất, may mà
tôi có 5 giờ chờ đợi nên tôi dư giờ để giúp họ.
***********
Trên chuyến bay từ Chicago về San
Antonio tôi nghĩ đến hai gia đình có con nhõ mà tôi mới
giúp họ. Họ làm tôi liên tưởng đến Năm 1975.
Tháng Sáu Năm 1975, tôi
dẫn bà xả và hai con nhõ bay từ trại tị nạn Camp Pendleton San Diego California đi
San Antonio Texas . Lúc chúng tôi đang đi trong phi trường rộng lớn
mênh mông, tiếng nói của xướng ngôn viên hàng không rộn rã ồn ào. Lúc bây giờ bà
xả và hai con tôi chưa biết tiếng Anh. Bà xả ngơ ngác nhìn tôi hỏi:
-
Làm sao
anh biết đường đi hay vậy?
Tâm trạng của hai đứa tôi lúc bây giờ như người mất hồn, vì chúng tôi vừa bỏ quê hương, bỏ cha bỏ mẹ, mà không bao giờ nghĩ sẽ có cơ hội trỡ lại. Tôi nhìn bà xả thương
quá sức, và tôi chỉ cười ôm vai bà xả, không trã lời!
Hôm nay ngồi trong
chuyến bay đi San Antonio ,
lần nầy thì chỉ có một mình tôi, tôi nhớ thương bà xả quá sức. Trời! Tám tháng đi
tìm nguôi nguây, nguôi nguây đâu chẳng thấy, mà giờ đây nước mắt tôi ràn rụa vì
nhớ thương! Có phải bà xả cho tôi gặp hai gia đình vừa rồi, để nhắc nhỡ tôi
chuyện xưa? Cũng hay!
***********
Tôi về đến nhà thì gần 10 giờ tối. Mỡ cửa vô nhà, tôi hết sức ngạc nhiên vì trong nhà tôi sạch trơn. Mới đây cô em gái út của tôi về ViệtNam cho tôi biết, trong nhà tôi đồ đạc nằm la liệt từ trong ra ngoài, không có chổ chen chân vì cậu con trai của tôi tám tháng qua múa gậy vườn hoang. Cậu con trai ỡ và đi làm trên Austin Texas, chỉ thỉnh thoảng về nhà tôi chơi cuối tuần vậy mà nó bày đồ đạc đầy nhà. Nghe tôi về nó biết sợ nên dọn dẹp sạch sẽ. Cuối tuần nó về gặp tôi và kể công dọn dẹp nhà sạch sẽ với tôi. Tôi cười ruồi!
Bước vô phòng ngũ của tôi, tôi giật mình. Vì trên giường tôi, một đống mails cao ngút phủ kín giường tôi! Đa số là junk mail nên tôi chỉ xé và bỏ vô thùng rác, vậy mà tôi mất hai buổi sáng để xem qua hết đống mails nầy.
Sau tám tháng đóng cửa, nhà và xe tôi vẫn còn nguyên. Tuy nhiên battery của xe tôi thì chết tiệt. Tôi phải nhờ anh hàng xóm câu bình điện cho tôi mỡ máy xe để tôi đem xe đi tiệm thay battery mới. Battery của laptop của tôi cũng chết tiệt. Nói chung, tôi cãm thấy vui vui, vì nhà đóng cửa tám tháng mà không có vấn đề. Tôi cãm thấy may mắn có được những người láng giềng tốt. tth
Tôi về đến nhà thì gần 10 giờ tối. Mỡ cửa vô nhà, tôi hết sức ngạc nhiên vì trong nhà tôi sạch trơn. Mới đây cô em gái út của tôi về ViệtNam cho tôi biết, trong nhà tôi đồ đạc nằm la liệt từ trong ra ngoài, không có chổ chen chân vì cậu con trai của tôi tám tháng qua múa gậy vườn hoang. Cậu con trai ỡ và đi làm trên Austin Texas, chỉ thỉnh thoảng về nhà tôi chơi cuối tuần vậy mà nó bày đồ đạc đầy nhà. Nghe tôi về nó biết sợ nên dọn dẹp sạch sẽ. Cuối tuần nó về gặp tôi và kể công dọn dẹp nhà sạch sẽ với tôi. Tôi cười ruồi!
Bước vô phòng ngũ của tôi, tôi giật mình. Vì trên giường tôi, một đống mails cao ngút phủ kín giường tôi! Đa số là junk mail nên tôi chỉ xé và bỏ vô thùng rác, vậy mà tôi mất hai buổi sáng để xem qua hết đống mails nầy.
Sau tám tháng đóng cửa, nhà và xe tôi vẫn còn nguyên. Tuy nhiên battery của xe tôi thì chết tiệt. Tôi phải nhờ anh hàng xóm câu bình điện cho tôi mỡ máy xe để tôi đem xe đi tiệm thay battery mới. Battery của laptop của tôi cũng chết tiệt. Nói chung, tôi cãm thấy vui vui, vì nhà đóng cửa tám tháng mà không có vấn đề. Tôi cãm thấy may mắn có được những người láng giềng tốt. tth
No comments:
Post a Comment