Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Monday, March 14, 2016

Có những loài chim mà chúng ta chưa bao giờ thấy.


Tôi rất mê chim và thú rừng. Nhà tôi nằm trong khu vườn sáu mẩu ta ở Thủ Thừa Long An. Trong khu vườn nầy, ba má tôi trồng đủ thứ cây, và có rất nhiều chim và thú rừng nhỏ. Lúc nhỏ tôi đã từng nuôi thú rừng như Chồn Đèn, Chồn Mướp, Rái, Khỉ...Chim thì tôi nuôi nhiều lắm như chim Sáo trâu, Sáo sậu, Cưởng, chim Sẻ, chim Dòng Dọc, chim Chìa Vôi, chim Gỏ Kiến, chim Cu Đất, chim Cu Ngói....và chim Bìm Bịp.

Chim Cu Đất, Cu Ngói là loài chim tôi ghét nhất. Chim Cu không có ân nghĩa. Tôi nuôi nó lớn lên, khi biết bay là nó bay luôn, nó không bao giờ trở về dù chỉ một lần! Khi chim Cu đẻ trứng, tôi mà đụng vô trứng của nó là nó bỏ đi luôn. Cho dù trứng đã nở, con nó còn nhỏ, mà tôi dụng vô con nó là nó tha con đi chổ khác hoặc nó bỏ con cho chết luôn.

Chim Bìm Bịp là loài chim tôi thương nhất. Chim Bìm Bịp lúc nhỏ lông màu đỏ đậm và có nhiều sọc ngang màu trắng. Khỉ chim trưởng thành, lông chim được đổi thành màu nâu sồng như màu áo Vị Sư, nên nó còn được gọi là chim Thầy Chùa. Chim Bìm Bịp đi kiếm ăn khi nước ròng sông cạn. Khi nước lớn thì nó ăn no rồi, nó trững mỡ bắt đầu gọi nhau tỏ tình kêu bịp bịp bịp.... tiếng kêu bắt đầu to kéo dài rồi nhỏ dần, vang dội hai bên sông, rồi dân gian có câu:

"Bìm Bịp kêu nước lớn ai ơi,
Buôn bán không lời, chèo chống mỏi mê"

Chim Bìm Bịp rất thông minh. Lúc tôi còn nhỏ, tôi muốn bắt chim con rất dễ. Khi tôi thấy con chim đang tha mồi là tôi biết nó đang nuôi con đâu đó, thế là tôi chạy theo con chim và tôi tìm ra ổ để bắt con của nó. Nhưng con chim Bìm Bịp thì rất khôn, nó không bay thẳng về ổ mà nó bay vô bụi cây nào đó để nguỵ trang. Nếu nó bay chui vô phía trước bụi cây nguỵ trang, thì nó âm thầm chui ra phía sau bụi cây nguỵ trang để bay tiếp. Nó bay nguỵ trang như vậy hai, ba chổ rồi nó mới bay về ổ. Tôi chạy theo nó vô bụi cây thứ nhất, rồi tôi không thấy ổ của nó, tôi biết đó là bụi cây nguỵ trang. Tôi kiên nhẩn ngồi chờ nó chuyến sau. Chuyến sau nó cũng bay vô bụi cây nguỵ trang thứ nhất, khi nó chui ra bay tiếp thì tôi chạy theo. Cứ thế tôi kiên nhẫn chờ nó từng chặng, sau cùng tôi tìm được ổ của nó.

Ổ chim Bìm Bịp bằng rơm, bằng cỏ hình tròn to lớn có đường kính gần 1m. Nó làm ổ trên cây cao mịt mù, nên tôi phải mướn mấy đứa trẻ chăn trâu leo bắt chim Bìm Bịp con. Tôi ăn chia với đứa trẻ chăn trâu, rằng tôi chỉ lấy hai con Bìm Bịp con thôi, còn bao nhiêu thì tôi cho nó hết. Thường thường một ổ Bìm Bịp có bốn năm chim con, nên đứa trẻ chăn trâu nào cũng thích kiểu ăn chia của tôi!    

Lúc chim Bìm Bịp còn nhỏ, nó đòi ăn liên tục. Tôi nuôi hai con Bìm Bịp con, ban đầu tôi cho nó ăn cào cào nhưng tôi đập cào cào không kịp, rồi tôi cho nó ăn nhái nhưng tôi bắt nhái cũng không kịp, sau cùng tôi bẩy chuột nhắc và cho nó ăn chuột, nhờ vậy mà tôi có thì giờ thở. Một con chuột bằng cả chục con nhái mà!

Chim Bìm Bịp rất ân nghĩa. Khi nó lớn nó tự đi kiếm ăn, ăn no rồi về nhà tôi ngũ, nó không bao giờ đi luôn. Tôi huýt gió kêu nó là nó bay đậu trên vai tôi và rất thân tình!

Khi nó kiếm ăn không no thì nó về nhà tìm tôi. Nhà tôi rộng mênh mông vậy mà nó tìm ra phòng học của tôi để tìm tôi đòi ăn. Có lúc tôi bận học, tôi làm lơ khi nó đòi ăn, rồi nó bực tức bay lên nắm tóc tôi và bay thẳng lên giựt tóc, tôi bị đau thấu trời. Mỗi lần như vậy, tôi lấy thịt gà hoặc thịt heo dưới bếp cho nó ăn. Chim Bìm Bịp ăn rắn, chuột, chim, ếch nhái, cá....nói chung là thịt sống.

Có một lần nó đi kiếm ăn trong khu vườn nhà tôi, nó bị ông lính trong đồn bắn bằng súng Garand M1, súng nầy bắn voi cũng chết! Ông lính bắn, đùi phải của nó bị gảy treo lủng lẳng. Nó bay về nhà tìm tôi. Ông lính chạy theo nó vô nhà tôi, lúc bây giờ ông lính mới biết là chim của tôi nuôi. Ông lính xin lổi tôi. Chân phải của nó bị gảy xương đùi và còn dính miếng da. Tôi định cắt da bỏ chân phải của nó, nhưng tôi nhớ chim Bìm Bịp con ngâm rượu trị gảy xương đại tài. Thế là tôi băng bó chân phải cho nó với hy vọng chân phải nó sẽ lành. Vậy mà chân phải của nó lành thật. Sau khi tôi băng bó, chừng hai tuần thì xương đùi phải của nó bắt đầu lành. Nhưng vì tôi không có băng bột cho xương ngay mà tôi chỉ bó vải, nên xương đùi phải của nó lành và bị cong.

Sau khi nó có tật ở chân phải không lâu, nó đi kiếm ăn và tôi không thấy nó trở về nữa. Tôi nghĩ nó bị tật chân phải thì làm sao nó giết được con rắn, có thể con rắn đã giết ngược lại nó!

Sau khi tôi mất con chim Bìm Bịp, tôi buồn và không nuôi bất cứ con gì nữa. tth
 


Chim Bìm Bịp.


Tôi cám ơn anh Trần Văn Ba HQ12 đã forward cho tôi những hình ãnh nầy. tth


http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://

http://

No comments:

Post a Comment