Saturday, May 28, 2016
New Technology (Công Nghệ mới) - Chị Bảy
New Technology.
Tôi xin viết ra diễn tiến về Technology của xứ Mỹ từ năm 1975 cho đến hiện tại mà tôi có dịp chứng kiến hoặc tôi sưu tầm.
Computer.
Nói về technology thì phải nói tới computer. Computer là nảo bộ của mọi tiến triển về technology. Tháng June 1975, tôi đang ở trong trại tị nạn Camp Pendleton California, rồi tôi thấy trong trại họ dán giấy khắp nơi đại khái như "Ai làm cho IBM ở Sàigòn thì trình diện ở đây....".
Tôi tò mò hỏi thăm thì được biết làm cho IBM là làm việc bằng computer. Trời! Năm 1965 tôi là phi công quan sát và đang ở Mỹ học lái máy bay khu trục, rồi không quân Mỹ cho chúng tôi tham quan dàn computer to lớn mênh mông của của căn cứ không quân mà tôi đang ở. Tôi biết và thấy computer từ đó. Hôm nay tôi thấy lại cái từ IBM trong trại tị nạn, và cái nghề nầy có vẽ Mỹ đang cần quá sức nên tôi ghi nhớ nó trong đầu để tôi chuẩn bị cho tương lai trong cái xứ xa lạ nầy!
Lúc bây giờ tôi là chàng phi công, sau hơn mười năm bôn ba vừa đánh giặc vừa làm ăn dành dụm, cưới vợ có con, sắm nhà, mua xe hơi, xin đất cho người đào hào, đắp nền nhà, mua bò thả trong đất mướn người giữ, chuẩn bị cho nông trại tương lai...Rồi 1975 sau một đêm, thức giấc tôi thấy tôi nằm trong xứ Mỹ và bị mất hết, chỉ còn có cái áo bay dính trong người, nhưng tôi may mắn có được vợ và hai con bên cạnh! Nhìn cái cảnh người giàu sang ở Sàigòn, năm 1975 sau một đêm họ trắng tay, tôi còn mơ ước làm giàu cái gì nữa! Tôi như người thất chí, đừng có ai rủ tôi làm ăn nữa! Tôi nhất định đi học để có nghề tìm việc làm nuôi vợ con là tôi vui rồi.
Mà học cái gì? Tôi còn nhớ cái từ IBM trong trại tị nạn, thế là tôi đi học computer. Giữa tháng June 1975, tôi đưa vợ và hai con ra trại tị nạn và về San Antonio Texas ở trong nhà của ông bà Thiếu Tá Không Quân Mỹ mà tôi quen từ năm 1965. Ở trong nhà ông bà Thiếu Tá gần một tháng thì tôi đưa gia đình ra ở apartment và tôi tìm được việc làm là lau nhà máy làm bánh HEB to mênh mông từ 12:30 cho tới 22:00, buổi sáng thì tôi đi học.
Tôi nói với bà Thiếu Tá mà tôi gọi là Mommy (Mẹ), rằng đưa tôi đi học computer. Mommy cũng không rành về computer, bà đưa tôi vô trường huấn nghệ (vocational). Ngày lớp học khai giảng, trong lớp toàn là con gái chỉ có tôi là con trai. Tôi dò hỏi thì được biết đây là lớp học đào tạo người đục cạc cho computer (key punch). Tôi cũng ráng học cho xong lớp key punch trong ba tháng cho vui lòng Mommy. Rồi tôi bảo Mommy đưa tôi tới trường đại học.
Tại trường đại học, tôi ghi tên học Computer Programmer (Data Processing). Ông sếp sòng (Chairman) về computer nói với tôi rằng, mầy nói tiếng Anh như vậy thì làm sao mầy học? Tôi nói với ông, rằng tôi là phi công học bay ở Mỹ, tất cả những gì ông nói tôi đều hiểu. Tôi có trở ngại là những từ chuyên môn mới lạ làm cách phát âm tiếng Anh của tôi không chuẩn nên ông khó hiểu. Ông đồng ý và cho tôi học thử ba lớp (9 giờ credit) về computer. Sau ba lớp, tôi lấy được ba cái hạng A, thế là ông Chairman nói với tôi, rằng từ đây tôi muốn học lớp nào thì cứ ghi tên học, không cần gặp ông nữa!
Tôi học được gần hai năm thì trường San Antonio College gởi tôi với ba sinh viên người Mỹ trắng, đại diện trường lên Dallas Texas dự thi toàn quốc viết program dùng language (ngôn ngữ) COBOL. Lúc bây giờ computer của Mỹ còn thô sơ, program được viết xong thì tôi đưa cho người Key Punch đục cạc, rồi tôi đưa cạc vô computer để đọc và compile để chuyển sang ngôn ngữ cho máy hiểu. Người key punch mà đục sai chỉ cần một chử thôi, thì programmer phải sửa và compile lại. Nếu programmer nào phải compile lần thứ hai thi coi như chịu thua, vì lúc bây giờ hàng ngàn programs compile cùng một lúc, nên computer chạy như rùa. Nếu programmer viết nhanh đúng để tranh thủ compile sớm và key punch không lầm lổi để compile lần đầu trơn tru thì lúc ấy mới có hy vọng thắng giải.
Rồi tôi ra trường đại học và làm computer programmer cho hảng USAA. USAA là hảng bảo hiểm cho quân đội Mỹ trên toàn thế giới và chỉ có quân đội thôi. Thời gian qua mau, tôi làm cho USAA được hai mươi năm thì tôi về hưu rồi tôi làm cho nhà băng World Savings (Wells Fargo sau nầy) thêm mười năm nữa thì tôi về hưu vĩnh viễn.
Thời gian tôi làm cho USAA, computer của Mỹ tiến dần, từ đục cạc, rồi programmer đánh thẳng codings vô máy, không phải qua người đục cạc (key punch) nữa. Vậy là nghề đục cạc (key punch) bị NewTechnology giết chết và lần đầu tôi chứng kiến nạn nhân của New Technology!
Computer của Mỹ tiến nhanh vượt bực, và hảng USAA gởi chúng tôi lên trường đại học ở Austin Texas để học hỏi systems mới thường xuyên, mỗi lần học như vậy mất cả tuần. Mỗi lần đi học 5, 6 đứa trai gái lẫn lộn, tôi được ở hotel và ăn nhà hàng, chúng tôi vui đùa đánh bi da, tôi thích lắm! Con gái Mỹ đùa giỡn uống rượu thì tôi hết ý!
Lúc đầu USAA dùng computer IBM System/370 (S370). S370 là máy to lớn chiếm cả một gian phòng. Ngày tôi về hưu, USAA đang chuyển dần qua dùng máy nhỏ PC.
*************************
Bưu điện.
Tôi còn nhớ 1975 khi tôi qua MỸ, lúc bây giờ ai mà xin được việc làm cho bưu điện thì coi như là có được việc làm vững chắc. Vì ai làm cho bưu điện thì có bảo hiểm tốt và có lương hưu tốt. Rồi email ra đời, và giết dần bưu điện.
Rồi tất cả giấy tờ của nhà băng, của hảng tôi về hưu, của hảng tôi đang đầu tư, của hảng bảo hiểm, của Social Security của chính phủ... tôi yêu cầu họ đừng gởi bất cứ giấy tờ gì về nhà tôi nữa, mà email thông báo cho tôi rồi tôi vô thẳng website của họ để tôi đọc online, điều nầy tôi rất thích vì tôi đóng cửa nhà đi chơi cả năm, tôi đâu có ở nhà mà nhận giấy tờ, hơn nữa qua online tôi có thể đọc những giấy tờ nầy dù tôi đang ở bất cứ xứ nào! Vậy là computer (New Technology) đang giết dần bưu điện.
Hảng phim Kodak.
Ngày xưa ai chơi hình dù tài tử hay chuyên nghiệp, đều phải biết hảng phim Kodak, và máy chụp hình của Đức và của Nhật. Năm 1998 Kodak có 170000 nhân viên. Rổi máy chụp hình Digital của Nhật ra đời và giết chết hảng phim Kodak thảm thương. Vậy là New Technology đã giết chết hảng phim Kodak! Những gì đã xảy ra cho Kodak, sẽ xảy ra cho nhiều công nghệ khác mà đa số chúng ta sẽ không nhìn thấy nó tới!
Nhà máy in checks.
Ngày xưa ở Mỹ thì phải có check book để trả tiền nhà, tiền học, tiền bảo hiểm... ôi! trả đủ thứ tiền bằng cách gởi checks qua bưu điện. Tôi dùng checks để mua thức ăn ở tiệm bán thực phẩm, để ăn nhà hàng.... Rồi Credit Card và Debit Card ra đời. Mọi sự mua bán, trả nợ đi dần đến trả tiền bằng Credit Card hoặc Debit Card online, ít khi tôi xài check nữa. Vậy là computer (New Technology) đang giết dần nhà máy in checks.
Tiệm bán lẽ.
Tôi đang lo sợ cho các tiệm bán lẽ. Dạo nầy tôi muốn mua áo quần, tôi thường vô thẳng website của tiệm và tôi mua áo quần online. Chẳng hạng như tiệm Saks Fifth Avenue, tôi vô thẳng website của họ. Ôi thôi! Áo quần hiệu xịn của họ, có lúc họ bán sale rẻ rề. Rất nhiều lần tôi mua được những áo quần đáng giá trên trăm dollars mỗi cái, mà họ bán sale có hai ba chục. Tôi có thấy một cái áo gần hai ngàn dollars mà họ bán sale chưa đầy hai trăm!
Website của Saks Fifth Avenue thì tuyệt vời. Tôi muốn mua quần đàn ông hay áo đàn ông thì tôi đánh vô website, rồi hằng trăm cái áo hoặc cái quần hiện ra cho tôi lựa màu và kiểu với giá tiền. Nếu tôi vô tiệm, tôi vô phương xem hết hằng trăm cái áo hoặc cái quần vì nó rải rác lộn xộn khắp nơi. Nhưng trong website thì khác, áo quần hiện ra theo thứ tự và tôi xem hằng trăm cái dễ dàng. Tôi thích cái nào thì tôi click vào cái đó, rồi tôi có thể xem phía trước, phía sau và xem đủ các màu mà họ có. Size thì không trở ngại vì tôi biết size của tôi rồi. Họ gởi hàng tôi mua online, thường thì hàng tới sớm hơn họ dự trù. Nói chung tôi rất thích shopping online. Tôi đang lo sợ cho sự sinh tồn của các tiệm bán lẽ. Biết đâu rồi đây computer (New Technology) sẽ giết chết các tiệm bán lẽ? Và shopping mall sẽ không cần thiết nữa!
Credit Cards.
Đầu năm nay tôi mua cái Iphone 6S Plus trong tiệm của Apple. Apple chỉ tôi cách xữ dụng Apple Pay. Tôi có hai cái credit cards của USAA và của Wells Fargo. Apple chỉ tôi cách scan hai credit cards nầy vô Iphone của tôi, rôi họ giúp tôi scan chỉ tay của ngón tay trỏ bên phải của tôi vào Iphone. Vậy là trong Iphone của tôi có hai credit cards mà tôi đang xài. Đặc biệt là trong Iphone không có chứa số credit card của tôi, mà họ chứa một số codes đặc biệt để có thể nhận biết credit card của tôi thôi.
Khi tôi vô tiệm ăn MCDonalds, lúc trả tiền thì tôi lấy Iphone ra đứng gần máy thâu tiền và click vào credit card mà tôi muốn xài, rồi tôi đưa ngón tay trỏ bên phải cho Iphone đọc chỉ tay, trong nháy mắt máy thâu tiền của MCDonalds nhận được tín hiệu của credit card qua Iphone. Thế là tôi trả tiền xong, mà Iphone của tôi không phải đụng vào máy thâu tiền, tôi chỉ cần để Iphone gần máy thâu tiền thôi. Tôi rất thích Apple Pay vì tôi sẽ không bao giờ quên lấy credit card lại, có đưa credit card cho họ đâu mà sợ quên lấy lại! Nếu ai đó lấy Iphone của tôi thì họ cũng không xài credit card của tôi được, vì họ phải có chỉ tay của tôi! Ôi! New Technology!
UBER.
UBER đang là công ty xe taxi lớn nhất thế giới đương thời, mà họ không sở hữu một chiếc xe taxi nào! Họ không phải bận tâm lo bảo trì, lo bảo hiểm cho xe. Họ chỉ cần sở hữu phần mềm của UBER thôi!
Tôi load phần mềm của UBER vô Iphone của tôi, rồi qua Iphone tôi mở account với UBER online và tôi đưa số credit card của tôi vô account của UBER.
Tôi rất thích đi taxi UBER. Khi tôi cần taxi, tôi lấy Iphone ra và tôi click vào Icon của UBER. Thế là trên màn hình của Iphone nổi lên chiếc taxi UBER gần tôi nhất. Tôi click vào chiếc taxi gần nhất nầy và tôi đánh vô địa chỉ tôi muốn tới. Thế là UBER cho tôi biết giá tiền của chuyến đi, chiếc xe taxi của hảng nào làm và hình ảnh của người tài xế. Trong khi đó tài xế cũng biết tôi đang ở đâu và thấy hình ảnh của tôi qua Iphone của tôi truyền đi. Khi tôi click yêu cầu xe taxi tới, thường thường taxi đến trong 5, 10 phút. Tôi có thể nói chuyện điện thoại với tài xế vì số điện thoại của tài xế nổi lên, nếu tôi muốn thì cứ gọi! Điều mà tôi thích nhất là tôi không cần tiền mặt để trả taxi, vì UBER charge thẳng vô credit card của tôi trong account. Hơn nữa giá tiền của UBER rẻ hơn taxi xưa nhiều và giá nầy được tính bằng computer của UBER nên giá tiền rất đồng nhất cho mọi người. Chẳng hạn như từ nhà tôi ra phi trường San Antonio, khi xưa tôi đi taxi khoảng $20 USD và tôi cho $5 USD tiền tip vị chi là $25 USD. Bây giờ UBER lấy tôi $9 USD và tôi không cần cho tip.
Đi taxi UBER có cái hay là xe nầy không có bảng taxi. Người ngoài nhìn tưởng là xe của gia đình đón đưa thôi. Và tài xế taxi UBER không phải lo sợ lối xóm biết mình chạy taxi để kiếm thêm tiền chợ!
Tài xế taxi UBER là ai? Ai cũng có thể làm tài xế taxi UBER, chỉ cần có chiếc xe hơi rồi đăng ký với UBER. Lẽ dĩ nhiên là UBER sẽ check lý lịch của từng tài xế trước khi họ cho đăng ký.
Tài xế taxi UBER không bị ai làm chủ và bị ràng buộc giờ giấc làm việc với ai. Nếu tôi là tài xế taxi UBER, hôm nay tôi không muốn chạy taxi thế là tôi tắt máy UBER rồi lái xe rong chơi hoặc nằm nhà ngũ, mà không sợ ai rầy la! Đó là điểm thích nhất của tài xế taxi UBER mà họ thường tâm sự với tôi.
Vậy là New Technology (UBER) đang giết taxi Yellow Cab với tộc độ nhanh không ai ngờ! Ôi! New Technology!
Nghề luật sư rung rinh!
IBM Watson là một computer system (New Technology) Hỏi và Đáp của IBM (Thomas J. Watson là tên của CEO đầu tiên của IBM). Computer system nầy có thể tư vấn cho bạn về pháp lý cơ bản trong vài giây với độ chính xác 90% so với 70% độ chính xác khi tư vấn bởi con người. Vì vậy, nếu bạn đang học luật thì bạn nên ngừng ngay. Vì sẽ mất 90% luật sư trong tương lai và chỉ còn những chuyên gia mà thôi! Ôi! New Technology!
Kỹ nghệ xe hơi rung rinh.
Ở Cali xe hơi tự lái đang chạy thử trên đường phố rồi. Năm 2018 xe hơi tự lái sẽ xuất hiện cho công chúng.
Năm 2020 kỹ nghê xe hơi sẽ bị rung rinh, vì không ai muốn sở hữu chiếc xe hơi nữa. Bạn chỉ cần dùng điện thoại gọi chiếc xe hơi tự lái đến tận nhà đón bạn để đưa bạn đi nơi nào bạn muốn. Bạn chỉ cần trả tiền khoảng đường bạn đi, mà bạn không phải bận tâm về xăng nhớt, bảo trì chiếc xe, bào hiểm và lo chổ đậu cho chiếc xe. Sự việc nầy sẽ làm thay đổi thành phố vì từ 90% tới 95% xe ít hơn!
Hiện nay 1.2 triệu người chết mỗi năm vì tai nạn xe hơi cho toàn thế giới, tương đương với 1 tai nạn cho 100 ngàn km. Với xe tự lái, con số nầy sẽ giảm xuống còn 1 tai nạn cho 10 triệu km. Điều nầy tiết kiệm được 1 triệu mạng sống mỗi năm.
Các hảng bảo hiểm xe hơi sẽ bị rung rinh, vì không có tai nạn, bảo hiểm sẽ rẻ hơn 100 lần! Ôi! New Technology!
Nói tóm lại.
New Technology sẽ giết chết 70% - 80% việc làm trong 20 năm tới. Sẽ có việc làm mới, nhưng liệu có đủ việc làm cho mọi người trong thời gian ngắn như vậy?
Sẽ có một Robot nông nghiệp với giá $100USD trong tương lai. Người nông dân sẽ nhờ nó, ngồi nhà quản lý mảnh đất của mình, thay vì làm việc vất vả ngoài đồng!
Theo tôi, với New Technoloy của đương thời, ai muốn thành công khi mở nhà băng, khách sạn, hảng xây cất, nhà thương, phòng khám bịnh, nhà hàng, tiệm bán lẽ... thì phải có Website tuyệt vời. Tôi đánh giá họ qua website của họ. Nếu họ có website lượm thượm không ra gì, thì tôi sẽ không bao giờ trở lại.
Nhất là nhà băng, lúc tôi về Sàigòn tôi mở accounts với một nhà băng ở Việt Nam để tôi chuyển tiền từ Mỹ về để tôi xài. Trời! Tôi vô website của nhà băng nầy, và tôi thấy website của họ lượm thượm quá sức. Tôi đến nhà băng gặp thẳng sếp nhỏ và nhân viên nhà băng, trời! những người nầy cũng lờ mờ về computer! Thế là tôi sợ quá, tôi lấy hết tiền ra khỏi nhà băng nầy đưa qua nhà băng khác có website khá hơn. Không lâu sau khi tôi lấy hết tiền ra, nhà băng có vấn đề và đi xuống thê thảm, vì có một sếp nhỏ trong nhà băng ăn cắp cả ngàn tỷ. Nhà băng có website lượm thượm thì làm sao kiểm soát và điều hành!!
Tôi đi du lịch đến một thành phố xa lạ nào đó, rồi tôi muốn uống cà phê, tôi lấy Iphone ra, và tôi click vô Icon của Maps, tôi đánh vô Maps chử "coffee" để nó tìm, thế là tiệm cà phê nào gần nhất nổi lên. Nếu tiệm cà phê nào không có website thì thua rồi! Nhà hàng, hotel....cũng vậy thôi! Ôi! New Technology! tth
Monday, May 23, 2016
Wednesday, May 18, 2016
Sunday, May 15, 2016
Wednesday, May 11, 2016
Monday, May 9, 2016
Tôi đi thăm gia đình em trai của tôi ở Hamburg Germany - Chị Bảy
Nhân chuyến đi tàu du ngoạn ở Âu Châu, tôi ghé Hamburg thăm gia đình em trai tám ngày. Tôi rủ anh chị BS Thanh đang đi tàu du ngoạn với tôi, cùng đi Hamburg với tôi cho vui.
Hamburg.
Hamburg là một thành phố có hải cảng lớn của Đức và Hamburg nổi tiếng về khu đèn đỏ ăn chơi. Hơn mười năm trước, tôi đã đến Hamburg với bà xả, để làm MC cho đám cưới con trai của em tôi. Hôm nay tôi trở lại, cặp vợ chồng nầy đã có hai con khá lớn.
Anh chị Thanh và vợ chồng chú Mỹ em trai của tôi.
Bửa cơm tối đầu tiên trong nhà chú Mỹ.
Cơm tối trong nhà chú Mỹ.
Bên trái là gia đình của cháu Kiệt con trai của chú Mỹ.
Nhà gạch đỏ sau lưng cháu Kiệt là nhà của cháu Trang con gái của chú Mỹ. Nhà chú Mỹ và nhà cháu Trang có hàng rào trồng bông chính giữa.
Trong nhà hàng Tàu.
Từ phải: Anh Thanh, Trang con gái của chú Mỹ, Minh chồng Trang, Mỹ và Trúc, chị Thanh, Thái.
Trang và Minh chưa có con.
Nhà chú Mỹ có vườn bông dễ thương.
Hamburg bắt đầu Mùa Xuân nhưng còn rất lạnh, nên cây chưa ra lá và trổ bông đầy đủ.
Chú Mỹ đưa tôi và anh chị Thanh tham quan bến tàu Hamburg.
Cuối tháng April mà trời Hamburg còn lạnh thấu xương! Chúng tôi chỉ bước ra bến tàu và bị gió lạnh thổi suýt té, nên ai nấy lật đật chui vô xe.
Phố Hamburg.
Phố Hamburg.
Chú Mỹ lái xe đưa tôi và anh chị Thanh đi tham quan Berlin. Berlin nằm phía Tây Nam của Hamburg và cách Hamburg 300km. Chúng tôi dừng xe đi restroom.
Rest area trên đường từ Hamburg đi Berlin.
Đoạn đường Hamburg - Berlin, có khúc đường khá dài, họ cho chạy thả ga, vận tốc không có limit. Khúc đường nầy thỉnh thoảng có những chiếc xe chạy như tên xẹt, trông dễ sợ!
Phố Berlin.
Nơi đây cho thuê xe đạp bằng điện từ. Đưa credit card vô lấy xe đạp ra. Khi trả xe đạp, computer tính thời gian từ lúc lấy xe tới lúc trả xe, một giờ đầu thì được free. Vậy nếu thuê xe đạp dưới 1 giờ thì không phải trả tiền gì hết.
Phố Berlin.
Khải hoàn môn Brandenburg được xây vào thế kỷ 18.
Sau thế chiến thứ hai, bức tường Bá Linh chia đôi Đông Đức và Tây Đức đi ngang cổng nầy và cổng nầy bị cô lập.
Nhìn trong hình, bên kia cổng thuộc Đông Đức và bên nầy cổng thuộc Tây Đức.
Năm 1989 bức tường Bá Linh được đập phá để rồi 1990 nước Đức được thống nhất mà không phải đổ máu. Lúc bức tường Bá Linh được đập phá, cổng nầy là nơi được các đài truyền hình và báo chí quay phim.
Cổng nầy bị tàn phá trong thế chiền thứ hai và được xây dựng lại năm 2000-2002.
Cột kỹ niệm chiến thắng của Đức đánh với Đan Mạch 1864.
Đi Berlin, chú Mỹ khoe có chợ Đồng Xuân bán thức VN ăn ngon lắm. Nhưng Đồng Xuân dời địa chỉ, báo hại chúng tôi tìm khùng luôn. Sau cùng chúng tôi lọt vô nhà hàng Việt Nam nầy, thuộc loại nhà hàng ăn để sống qua ngày!
Mỗi Chũ Nhật ở bến tàu Hamburg có chợ trời họp từ sáng sớm đến 10 giờ sáng thì hết. Chợ trời nầy bán đủ thứ thức ăn nhất là hảỉ sản và rau cải với giá rất rẻ. Chú Mỹ đưa tôi và anh chị Thanh đi chợ trời. Lúc chúng tôi đi chợ trời, mưa và tuyết rơi lác đác. Chúng tôi không có áo mưa nên chúng tôi không dám xuống xe. Chúng tôi lái xe chạy dọc theo bến tàu, một lúc sau trời hết mưa và chúng tôi quay lại đi chợ trời.
Mặc dù mưa và lạnh, nhưng dân địa phương vẫn đi chợ trời đông nghẹt vì họ đã chuẩn bị áo mưa áo lạnh đầy đủ.
Chúng tôi đi chợ trời mua được 5 con cua đá còn sống. Năm con cua nầy giá 36 Euros (8USD mỗi con). Càng cua và thân cua cứng như đá. Thit cua rất chắc và cua có đầy gạch cua, ăn ngon thấu trời nhưng chú Mỹ than cua mắc tiền quá.
Vợ chồng cháu Trang và Minh đưa gia đình đi ăn nhà hàng Đức. Trang có mời thêm hai người bạn Đức. Tôi ăn beef steak Rib Eye để so sánh với Rib Eye trong nhà hàng Salt Grass ở Mỹ. Rib Eye nầy thua xa! Vậy là tôi đã ăn Rib Eye ở Paris Pháp, Amsterdam Hoà Lan, Hamburg Đức và chưa có nơi nào tôi thấy ngon hơn nhà hàng Salt Grass ở Mỹ. Cũng có thể tôi chưa ăn đúng nhà hàng ngon.
Vợ chồng chú Mỹ tiển đưa chúng tôi ra phi trường để về Mỹ.
Lúc trên tàu có nhìều người bị ho và tôi cũng bị ho nhẹ thôi. Khi tôi đến Hamburg, thời thiết ở đây còn lạnh thấu trời và tôi bị ho dữ dằng. May quá, anh bác sĩ Thanh có đem theo thuốc trụ sinh và anh cho tôi uống trụ sinh 4, 5 ngày liền. Sau cùng tôi hết ho đúng ngay ngày chúng tôi bay về Mỹ. Hú hồn! Già rồi mà bị ho, dễ bị sưng cuống phổi!
Chú Mỹ đưa tôi và anh chị Thanh tham quan khu đèn đỏ ở Hamburg ban đêm. Khu đèn đỏ ăn chơi ở Hamburg có vẽ dữ dằng hơn ở Amsterdam Hoà Lan. Những nàng kiều ngồi trong lồng kính chào khách, trẻ và đẹp hơn ở Amsterdam nhiều. Trời lạnh thấu xương vậy mà du khách dập dìu đông nghẹt. Tôi và anh chị Thanh đi xem qua cho biết và trời lạnh quá nên chúng tôi không ở lâu. Nên nhớ ở Đức gái điếm hành nghề hợp lệ. Người Đức thông minh và thấy xa, cấp giấy phép cho họ hành nghề hợp lệ nên chính phủ biết họ là ai và ở đâu để rồi bắt họ khám bệnh thường xuyên cho sạch sẻ, còn hơn là cấm đoán họ, họ trốn tránh để rồi họ hành nghề lén lút gieo bệnh truyền nhiểm tùm lum! Mà trên thế giới tự do nầy có xứ nào cấm đoán gái điếm được đâu! Ngay cả xứ cộng sản gái điếm cũng tùm lum! tth
Thursday, May 5, 2016
Monday, May 2, 2016
Đi tàu du ngoạn trên biển Miditerranean Âu Châu - Chị Bảy
Chúng tôi đi tàu Viking River Cruises du ngoạn sông Danube và vừa lên tàu ở Budapest của Hung Gia Lợi, chúng tôi bay từ Hung Gia Lợi đến Civitavecchia (Rome) của Ý. Chúng tôi ở lại Rome hai ngày hai đêm trong hotel để chờ xuống tàu đi du ngoạn trên biển Miditerranean.
Năm 2012 tôi đi tàu du ngoạn trên biển Mediterranean, tàu khởi hành từ Barcelona của Tây Ban Nha và tàu chủ yếu chạy quanh hết nước Ý. Lần đi ấy, tôi cũng đi với anh chị BS Thanh. Lần nầy tôi đi tàu du ngoạn trên biển Mediterranean, tàu khởi hành từ Civitavecchia (Rome) của Ý nhưng tàu không chạy quanh nước Ý mà tàu chỉ ghé vài thành phố của Ý, rồi ghé Valletta của Malta, Barcelona của Tây Ban Nha, Marseille của Pháp.
Biển Mediterranean (Biển Địa Trung Hải).
Bản đồ biển Mediterranean.
Biển Mediterranean nối liền với biển Đại Tây Dương. Biển Mediterranean bị bao vây gần như phủ kín bởi vùng Mediterranean. Phía Bắc của biển thì bị bao vây bởi phía Nam Âu Châu, phía Nam của biển thì bị bao vây bởi phía Bắc Phi Châu, phía Đông của biển thì bị bao vây bởi Á Châu, phía Tây của biển thì nối liền với Đại Tây Dương qua eo biển Gibraltar. Eo biển Gibraltar rất hẹp nằm giữa hai xứ Tây Ban Nha ở Âu Châu và Morocco ở Phi Châu.
Sau khi lên bờ từ tàu Viking River Cruises ở Budapest của nước Hung Gia Lợi, chúng tôi bay từ Budapest đến Civitavecchia để xuống tàu du ngoạn trên biển Mediterranean.
Civitavecchia.
Civitavecchia là một thành phố thuộc thủ đô Rome của nước Ý, và cách Rome 80 km (50 miles) về Tây Bắc. Hải cảng ở Civitavecchia còn gọi là hải cảng Rome. Thế chiến thứ hai, thành phố nầy bị máy bay đồng minh dội bom tàn phá nặng nề và gây nhiều thương vong.
Rome.
Rome là thủ đô của nước Ý. Rome có dân số 2 triệu 900 ngàn người với diện tích 1285 km2 (496.2 sq mi). Thành phố Vatican được coi như là một nước độc lập, nằm trong Rome. Nên Rome được coi như là thủ đô của hai nước Ý và Vatican!
Sau thế chiến thứ nhất, dân thành phố Rome được chứng kiến cha đẻ của chế độ phát xít Benito Mussolini diễn hành trên thành phố Rome năm 1922 và tuyên bố một đế quốc Ý mới (new Italian Empire) sẽ đồng minh với Nazi của nước Đức.
Thế chiến thứ hai, nhờ có Vatican nằm trong Rome, nên phần lớn Rome tránh được sự tàn phá của phe đồng minh. Tuy nhiên 1943 vùng San Lorenzo bị dội bom bởi phe đồng minh, kết quả hơn 3 ngàn người chết và 11 ngàn người bị thương!
Nhân quả! Lúc nhà phát xít Benito Mussolini có quyền trong tay, ông tiêu diệt hết những nhà đối lập không gớm tay. Sau thế chiến thứ hai, Đức, Ý thua trận, ông tìm cách trốn qua Thuỵ Sĩ để đi Tây Ban Nha, nhưng ông bị bắn chết trước khi tới Thuỵ Sĩ. Xác ông bị dân chúng đạp đá, và nhổ nước miếng. Sau cùng xác ông bị treo ngược bằng móc treo thịt, cùng với xác của những nhà phát xít khác thành một hàng dài như một gian hàng bán thịt! Ôi! Nhân quả nhãn tiền!
Bửa cơm tối đầu tiên trong phố Rome.
Từ ngoài vô từng cặp ngồi đối diện: Khánh (đầu bàn, ngũ chung phòng với tôi), anh chị Huế ở Houston, anh chị Thục ở Seatle, anh chị Hùng Houston, anh chị Thanh Houston, anh chị Toàn Austin, anh chị Nghiêm Houston, chị Kiễm ở Cali và anh Kiễm ngồi đầu bàn.
Từ ngoài vô từng cặp ngồi đối diện: anh chị Huế ở Houston, anh chị Thục ở Seatle, anh chị Hùng Houston, anh chị Thanh Houston, anh chị Toàn Austin, anh chị Nghiêm Houston, anh chị Kiễm ở Cali và Thái ngồi đầu bàn.
Từ trái: chị Huế, chị Thục, chị Toàn, chị Kiễm, chị Hùng, chị Nghiêm, chị Thanh.
Kiễm, Thái.
Roman Coliseum có sức chứa 50 ngàn chổ ngồi được xây năm 70 AD. Vào thế kỷ 21th Coliseum bị tàn phá bởi động đất.
Tôi và anh chị Kiễm đã đến tham quan Rome vào năm 2012, nên lần nầy đến Rome chúng tôi chỉ đến chổ Coliseum ngồi uống cà phê. Anh chị Kiễm, anh Huế và Thái.
Bửa cơm tối thứ hai trong phố Rome.
Đa số chúng tôi đã đến Rome năm 2012, nên đa số đến Rome lần nầy chỉ ăn ngũ hai đêm để chờ xuống tàu MSC.
Ăn cơm tối xong, chúng tôi kéo nhau đi uống cà phê.
Đang uống cà phê, tôi cắn lưỡi vì bắt gặp chị Thục và chị Hùng "romantic" đang uống chung ly sinh tố! Anh Thục khoanh tay cười gượng, trong khi anh Hùng hí hửng đang chụp hình!
Tàu MSC.
Chúng tôi xuống tàu MSC.
Trên tàu MSC.
Chúng tôi tham quan Rome xong, đúng 6 giờ chiều tàu rời Rome để đi Palermo. Tàu chạy suốt đêm đến 10 giờ sáng hôm sau tàu đến Palermo. Du khách lên bờ Palermo, và chúng tôi bao xe đi tham quan Palermo.
Palermo.
Palermo là thủ đô của đảo Cicily của nước Ý. Cicily là đảo chánh của nước Ý và cũng là đảo lớn nhất trong biển Miditerranean. Cicily có diện tích 25711 km2 (9927 sq mi), với dân số khoảng 5 triệu người.
Chúng tôi lên bờ tham quan phố Palermo.
Từ trái: chị Toàn, chị Hậu, chị Thanh, chị Kiễm, chị Thành, chị Nghiêm, chị Huế.
Chúng tôi lên bờ tham quan phố Palermo.
Từ trái: anh Hậu, anhToàn, anh Thanh, anh Nghiêm, Thái, anh Thành, anh Huế, anh Kiễm, anh Khánh.
Chúng tôi bao xe đi tham quan phố Palermo.
Từ trái: anh chị Kiễm, chủ xe mà chúng tôi bao, anh chị Nghiêm.
Phố Palermo.
Bửa cơm formal đầu trên tàu MSC.
Anh chị Thanh, tôi, Khánh.
Bửa cơm formal đầu trên tàu MSC.
Anh chị Thanh, tôi, anh chị Toàn.
Bửa cơm formal đầu trên tàu MSC.
Anh chị Thanh, tôi, chị Huế.
Bửa cơm formal đầu trên tàu MSC.
Anh chị Thục, tôi, Khánh.
Tham quan Palermo xong, đến 5 giờ chiều tàu rời Palermo chạy suốt đêm để đi Valletta. Đúng 10 giờ sáng hôm sau thì tàu đến Valletta. Du khách lên bờ ở Valletta và chúng tôi bao xe đi tham quan phố Valetta,
Valletta.
Valletta là thủ đô của nước dân chủ cộng hoà Malta. Malta là một hòn đảo phía Nam Âu Châu, nằm phía Nam nước Ý khoảng 80 km, có diện tích 316 km2 (122 sq mi) với dân số khoảng 450 ngàn người! Malta là xứ nhỏ nhất thế giới và có mật độ dân đông nhất thế giới, vì với 316 km2 đất mà có tới gần 450 ngàn người ở! Valletta cũng là thủ đô nhỏ nhất Âu Châu.
Chúng tôi lên bờ tham quan phố Valetta.
Chị Kiễm (Xuân) như thiếu nữ thanh xuân vừa sút lồng! Kiễm nhìn vợ có vẽ phê lắm!
Thái, Kiễm.
Từ trái: Huế, Nghiêm, Kiễm, Thái, Toàn, Thanh, Hậu, Thành.
Nghiêm đang thuê xe đưa chúng tôi tham quan phố.
Mdina là cấm thành, được coi là thủ đô xưa của xứ Malta. Mdina được bao kín bởi tường cao, và dân số trong Mdian dưới 300 người.
Chị Thanh chắc có máu Hoàng Gia (già hoang), nên sắp vô cấm thành vui như thấy mẹ đi chợ về!
Ba Hoàng Hậu từ trái: Hương, Xuân, Kỳ Lan, thăm lại chốn xưa!
Tham quan chổ làm thuỷ tinh.
Tôi như chó ngáp phải ruồi!
Nàng tiên trốn xuống trần gian rong chơi, rớt ngay trong hình tôi vậy? Trông xứng đôi lắm!
Tôi cho tiền nhạc sĩ vĩa hè, rồi chị Thục (Phương) cũng cho tiền. Tôi rủ chị Phương chụp hình.
Tàu tổ chức một bửa cơm tối đặc biệt cho toán của chúng tôi trong phòng ăn VIP ở tầng 16 của tàu.
Hôm nay rơi đúng ngày sinh nhật của Kiễm, tàu tặng Kiễm bánh sinh nhật. Chúng tôi góp tiền cho tips nhà hàng.
Đứng trong balcon của phòng, tôi ngó trời mây nước, mơ về cố hương!
Tàu rời Valletta lúc 6 giờ chiều để đi Barcelona của nước Tây Ban Nha. Từ Valletta đi Barcelona, đoạn biển nầy quá dài, sau 39 giờ trên biển thì tàu đến Barcelono.
Mediterranean ngày thứ 5.
Tàu đến Barcelona lúc 9 giờ sáng. Du khách lên bờ ở Barcelona và chúng tôi mua vé xe bus để xe bus đón du khách ở bến tàu đưa ra phố.
Barcelona.
Barcelona là thành phố đông dân thứ hai của nước Tây Ban Nha, sau thủ đô Madrid của nước Tây Ban Nha. Barcelona có dân số 1 triệu 600 ngàn người.
Barcelona không xa lạ với tôi. Năm 2012 tôi đã ở Barcelona nhiều ngày.
Chúng tôi lên bờ và xe bus đưa chúng tôi ra phố Barcelona.
Phố Barcelona.
Đây là phố chính của Barcelona, du khách dập dìu.
Mỗi lần tôi đến Barcelona, tôi nhìn lá cờ Catalonia ở Barcelona làm tôi giật mình, tưởng là cờ của Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng nhìn kỹ lá cờ nấy có 4 sọc đỏ, cờ VNCH có 3 sọc đỏ thôi!
Chợ thực phẩm ở Barcelona.
Mỗi lần đến Barcelona, tôi mê chợ thực phẩm nầy. Tôi vào đây mua trái chà là tươi ăn đã luôn! Năm 2012 tôi vào đây đúng mùa trái hồng mềm và tôi mua hồng mềm đãi bạn bè, ai cũng khen ngon.
Tôi và anh chị Thanh ăn trưa trong nhà hàng Tàu gần chợ thực phẩm Barcelona.
Bửa cơm formal thứ hai cũng là bửa cơm formal chót của tàu.
Tàu rời Barcelona lúc 6 giờ chiều, đến 9 giờ sáng hôm sau tàu đến Marseille. Du khách lên bờ ở Marseille rồi mua vé xe bus, xe bus đón tại bến tàu đưa du khách ra phố.
Marseille.
Marseille là một thành phố vùng biển phía Nam nước Pháp. Marseille là thành phố lớn thứ hai của nước Pháp sau thủ đô Paris. Marseille có dân số 852516 người theo thống kê 2012, với diện tích đất 241 km2 (93 sq mi).
Nước Pháp không xa lạ với tôi. Năm 1974 tôi đã đến Paris nước Pháp hai tuần, khi tôi đại diện Việt Nam Cộng Hoà đi bắn thi súng dài thế giới tại Fontainebleau. Năm 2013 tôi qua Paris một tháng với Dược Sĩ Cỗ Văn Thinh bồ tèo của tôi. Trước đó tôi đến Paris với bà xả.
Vậy là tôi đã đến nước Pháp bốn lần, nhưng ba lần đầu tôi chỉ đến Paris, lần nầy tôi đến nước Pháp và ở Marseille. Đây là lần đầu tôi đến Marseille.
Marseille.
Từ trái: Thục, Khánh, Toàn, Thái, Thanh, Nghiêm, Hùng, Thành, Kiễm.
Nhà hàng Le Marseillais.
Từ trái: chị Thục, chị Toàn, chị Thanh, chị Hùng, chị Kiễm, chị Nghiêm, chị Thành.
Thái, Kiễm.
Hôm ấy chúng tôi 16 người, bước vô nhà hàng Le Marseillais để ăn món Bouillabaisse, đó là món ăn hãi sản của Marseille nổi tiếng thế giới. Tôi nghe nói nhiều về món bouillabaisse, và tôi nôn nóng bước vô nhà hàng trước tiên. Tôi ngồi xuống bàn và nhìn ra cửa chờ đoàn của chúng tôi bước vô.
Nhà hàng lúc bây giờ trống trơn và chỉ có đoàn 16 người chúng tôi bước vô. Rồi như trên trời rơi xuống, tôi thấy hai người đàn bà, một già một trẻ chen vô giữa đoàn của chúng tôi làm tôi ngạc nhiên. Người đàn bà già khoảng 50 tuổi, mập ú. Người đàn bà trẻ khoảng 35 tuổi thon gọn. Họ có màu da không trắng không đen và tóc họ màu đen.
Tôi thấy đoàn của chúng tôi dừng lại ngay cửa vô. Rồi tôi thấy một cái bóp da của đàn ông rơi trên vai người đàn bà trẻ, và cái bóp tự mở banh ra từ từ rơi xuống đất. Tức thì người đàn bà già, kéo áo lên lòi mỡ bụng mỡ lưng từng bề trông dễ sợ lắm. Tôi không nghe ai la lên cái gì, nên tôi còn bàng hoàng không biết việc gì đang xảy ra ngay cửa nhà hàng, cách tôi chừng 4m.
Rồi có tiếng nói móc túi, lúc bây giờ tôi mới biết việc gì đang xảy ra! Thì ra người đàn bà già móc cái bóp trong túi quần của anh Toàn và quăng cái bóp cho người đàn bà trẻ, rồi người đàn bà già kéo áo lên cho lòi da mỡ để chứng minh không có lấy gì và để gây sự chú tâm của mọi người mong đánh lạc hướng cho đồng bọn chạy.
Trong khi đó anh Toàn phát giác và la lên mất bóp. Anh Thục đi sau người đàn bà trẻ và khi anh nghe anh Toàn kêu mất bóp, nhanh như chớp anh Thục kẹp cổ người đàn bà trẻ. Nhờ vậy nên người đàn bà trẻ không chụp được cái bóp và để nó rơi trên vai rồi lăn xuống đất.
Anh Toàn lượm cái bóp dưới đất lên và anh Thục tha cho người đàn bà trẻ rồi cả hai người đàn bà thoát thân.
Nên nhớ anh Toàn mặc quần dài nhiều túi, cái bóp nằm trong túi chổ đầu gối phải và có kéo zipper, vậy mà họ lấy cái bóp trong nháy mắt! Nói chung anh Toàn hên chưa từng thấy. Tôi nói với anh Toàn, "nhân quả" mà, người hiền thì có quới nhơn phù hộ.
Anh Thục là một kỹ sư nguyên tử mà anh có phản ứng như một nhà binh. Chúng tôi nễ phục anh.
Khi chúng tôi ăn xong, chúng tôi đi bộ ra chổ trạm xe bus để về tàu. Vậy mà hai con mẹ móc túi cùng với nguyên băng của họ khoảng 6 người đi theo chúng tôi ra trạm xe bus. Báo hại chị Thục lo sợ đi theo sau anh Thục và nắm áo anh như đang bảo vệ cho chồng. Chị nói với tôi chị sợ nó trả thù. Tôi nghiệp chị Thục, người mãnh mai như cánh hoa đẹp mà đòi bảo vệ chồng. Tôi nói với chị, rằng chúng tôi già rồi không phản ứng nhanh như anh Thục, nhưng chúng tôi là nhà binh thuộc binh chủng không bỏ anh em không bỏ bạn bè và xin chị yên tâm. Lúc bây giờ chị Thục mới bước lên sánh vai với anh và tôi đi sau lưng anh chị.
Khi chúng đến trạm xe bus, đám móc túi cứ đứng quanh quẩn gần chúng tôi. Rồi con mẹ bị anh Thục kẹp cổ, nhìn anh Thục và khoanh tay cúi đầu như cám ơn anh Thục đã tha mạng. Trời! Họ coi cảnh sát Pháp như con số không to tướng. Nếu toán của chúng tôi ít người, nhất là không có đàn ông thì liệu chuyện gì sẽ xảy ra?
Khi mọi chuyện lùm xùm vừa xảy ra trong nhà hàng, ông chủ nhà hàng dưới bếp chạy lên và anh Thanh kể lại mọi việc bằng tiếng Pháp. Ông chủ nhà hàng phớt lờ không nói gì! Ông lo sợ bọn móc túi? Chuyện nầy đối với ông như cơm bửa?
Cảnh sát Pháp ở đâu? Đám người móc túi lúc nào cũng tụ họp chổ trạm xe bus chở du khách của tàu, vậy mà cảnh sát không có phản ứng. Chỉ cần gắn camera và gài cảnh sát chìm giả du khách, thì chuyện quét sạch đám móc túi đâu có khó khăn gì. Tàu du ngoạn đem du khách nhiều như nước lũ đến cho Marseille và nguồn lợi tức nầy không phải nhỏ cho thành phố Marseille, vậy mà nước Pháp không tha thiết bảo vệ cho du khách! Có người nghi vấn, hay là cảnh sát ăn chia với đám móc túi? Rồi có người nói về nhân quả.
Nhân quả?
Tôi có người em ruột kế tôi đang sống ở Germany. Có một lần cô bác sĩ giám đốc, em chú bác ruột của chúng tôi từ Việt Nam sang Đức thăm em tôi, cùng đi với cô em có hai bà bác sĩ giám đốc bệnh viện ở Việt Nam. Em tôi lấy xe hơi đưa ba người sang Pháp chơi. Cô em ngồi ghế trước và ôm bóp trong tay, hai bà giám đốc ngồi băng sau và để bóp đầy tiền chổ kính sau.
Em tôi đang lái xe trong khu phố Á Rập ở Paris. Tên cướp đập bể kính trước bên phải và thò tay vô giựt bóp của cô em, nhưng cô em giữ lại được. Hai bà giám đốc ngồi sau, người Hà Nội rất lanh, la hét bảo em tôi tống ga chạy. Em tôi tống ga chạy, và tên cướp chạy bộ theo xe. Xe em tôi bị kẹt đèn đỏ và tên cướp thò tay vô giựt bóp tiếp. Có một người Pháp đến tiếp cứu em tôi và người nầy bị tên cướp đánh té xuống đường. Sau cùng em tôi tống ga chạy thoát. Em tôi đến trình báo với cảnh sát Pháp. Cảnh sát Pháp nói, rằng có hàng ngàn vụ như vậy mỗi ngày, mầy báo với tao làm chi!! Rất may cho hai bà giám đốc ngồi băng sau, nếu tên cướp đập bể kính sau xe thì bóp hai bà nầy bị mất vì hai bóp nằm sát kính và không có ai nắm giữ!
*********************************
Tôi có một dược sĩ bồ tèo đang sống ở Paris. Năm 2013 tôi và DS bồ tèo liên lạc được với nhau sau mấy chục năm thất lạc. Rồi 2013 tôi bay qua Paris ở với bồ tèo cả tháng để chúng tôi ôn lại chuyện xưa. Bồ tèo cho tôi biết về luật pháp ở xứ Pháp, rằng nếu tên ăn cướp cầm dao và ông cảnh sát có súng thì ông cảnh sát không có quyền bắn tên ăn cướp vì vũ khi hai bên không tương đồng. Nếu tên cướp cầm súng thì ông cảnh sát mới có quyền dùng súng bắn. Nếu tên cướp cầm dao thì ông cảnh sát chỉ có quyền dùng dao thôi! Vì vậy cảnh sát ở Pháp không muốn làm việc vì tính mạng của họ không được bảo vệ bởi luật pháp của Pháp! Nghe chuyện nầy tôi chán ngán xứ Pháp!
*********************************
Có người trong đoàn chúng tôi nói, rằng nước Pháp quá tàn nhẫn với các nước thuộc địa khi xưa, nên bây giờ bị nhân quả nhãn tiền! La Marseillaise là bài hát quốc ca của Pháp! Ôi! Marseille làm tôi vỡ mộng về nước Pháp. Có lẽ không bao giờ tôi trở lại nước Pháp.
Anh kỹ sư Toàn viện trưởng trường kỹ sư Phú Thọ trước 1975, người bị móc bóp và lấy lại được.
Anh Thục kỹ sư nguyên tử đương thời ở Mỹ, là người kẹp cổ con mẹ móc bóp.
Món Bouillabaisse.
Một phần như vậy 150 Euro, được chia ra 4 dĩa cho 4 người ăn.
Người nhà hàng đang chia thức ăn ra dĩa.
Chúng tôi có 4 bàn, mỗi bàn 4 người.
Tàu rời Marsseille lúc 4 giờ chiều, đến 8 giờ sáng hôm sau tàu đến Genoa. Du khách lên bờ ở Genoa, và chúng tôi mua vé xe bus loại hai tầng, để xe đưa chúng tôi tham quan phố bằng xe.
Genoa.
Genoa là thành phố lớn thứ sáu của nước Ý. Genoa có dân số 588688 người với diện tích 243 km2 (94 sq mi).
Genoa là hải cảng quan trọng của Ý. Thế chiến thứ hai, Genoa bị tàn phá nặng nề bởi Hải Quân và Không Quân của phe đồng minh.
Chúng tôi lên bờ để tham quan phố Genoa.
Anh Nghiêm đang ôm vai cô bán vé xe bus, cô nầy mắt xanh đẹp tuyệt vời. Anh Nghiêm gan thiệt, có chị Nghiêm đứng kế bên mà anh tỉnh bơ! Cái thứ đó làm mù con mắt đấng mày râu, thật không sai!
Chúng tôi mua vé xe bus loại hai tầng để ngồi trên xe tham quan phố Genoa.
Phố Genoa.
Tàu rời Genoa lúc 6 giờ chiều, đến 8 giờ sáng hôm sau tàu đến Civitavecchia (Rome). Du khách lên bờ ở Rome, chấm dứt chuyến tham quan.
Tàu MSC chấm dứt ở Rome. Toán của tôi, ai nấy về hotel ngũ lại một đêm để sáng hôm sau bay về Mỹ. Riêng tôi và anh chị Thanh, đi xe bus ra phi trường để bay đi Hamburg Germany bằng hảng máy bay Germanwings. Tôi đi Hamburg 8 ngày để thăm gia đình em trai kế tôi và anh chị Thanh theo tôi chơi.
Đây là lần thứ hai tôi tham quan biển Miditerranean. Chuyến đi thứ hai nầy chủ yếu là tôi "cuốn theo chiều gió" theo bạn bè cho vui. Các nước Âu Châu mà tôi vừa đi qua cho cả hai tours Viking và MSC, nước Đức là nước có cảnh sát làm việc như cảnh sát của Mỹ. Họ bảo vệ người dân lành tuyệt vời. Tôi và anh chị Thanh chứng kiến cảnh sát Đức làm việc trong phố Resensburg.
Hôm ấy tôi và anh chị Thanh đang đi bộ trong phố Resensburg, chúng tôi thấy một anh ăn xin bò lết trên vĩa hè. Chị Thanh móc tiền cho anh ăn xin. Có một du khách da trắng khác cũng cho tiền anh ăn xin. Ai đó gọi cảnh sát và nhanh như chớp, cảnh sát đến xét và lấy hết tiền trong túi của anh ăn xin ra. Anh ăn xin có chống cự một cách yếu ớt, nhưng sau cùng anh ăn xin bị bắt đẩy vô xe cảnh sát. Cảnh sát Đức làm việc như cảnh sát Mỹ, làm tôi có cảm tưởng người dân lành ở Đức được luật pháp bảo vệ nghiêm minh.
Thành phố thứ hai ở Âu Châu mà tôi có cảm tình là thủ đô Vienna của nước Áo. Vienna sạch sẽ, building rộng lớn khang trang. Về đêm Vienna không có ăn nhậu ồn ào. Vienna được coi là nơi sống lý tưởng của thế giới đương thời. tth
Subscribe to:
Posts (Atom)