Chúng tôi đi tàu Viking River Cruises du ngoạn sông Danube và vừa lên tàu ở Budapest của Hung Gia Lợi, chúng tôi bay từ Hung Gia Lợi đến Civitavecchia (Rome) của Ý. Chúng tôi ở lại Rome hai ngày hai đêm trong hotel để chờ xuống tàu đi du ngoạn trên biển Miditerranean.
Năm 2012 tôi đi tàu du ngoạn trên biển Mediterranean, tàu khởi hành từ Barcelona của Tây Ban Nha và tàu chủ yếu chạy quanh hết nước Ý. Lần đi ấy, tôi cũng đi với anh chị BS Thanh. Lần nầy tôi đi tàu du ngoạn trên biển Mediterranean, tàu khởi hành từ Civitavecchia (Rome) của Ý nhưng tàu không chạy quanh nước Ý mà tàu chỉ ghé vài thành phố của Ý, rồi ghé Valletta của Malta, Barcelona của Tây Ban Nha, Marseille của Pháp.
Biển Mediterranean (Biển Địa Trung Hải).
Bản đồ biển Mediterranean.
Biển Mediterranean nối liền với biển Đại Tây Dương. Biển Mediterranean bị bao vây gần như phủ kín bởi vùng Mediterranean. Phía Bắc của biển thì bị bao vây bởi phía Nam Âu Châu, phía Nam của biển thì bị bao vây bởi phía Bắc Phi Châu, phía Đông của biển thì bị bao vây bởi Á Châu, phía Tây của biển thì nối liền với Đại Tây Dương qua eo biển Gibraltar. Eo biển Gibraltar rất hẹp nằm giữa hai xứ Tây Ban Nha ở Âu Châu và Morocco ở Phi Châu.
Sau khi lên bờ từ tàu Viking River Cruises ở Budapest của nước Hung Gia Lợi, chúng tôi bay từ Budapest đến Civitavecchia để xuống tàu du ngoạn trên biển Mediterranean.
Civitavecchia.
Civitavecchia là một thành phố thuộc thủ đô Rome của nước Ý, và cách Rome 80 km (50 miles) về Tây Bắc. Hải cảng ở Civitavecchia còn gọi là hải cảng Rome. Thế chiến thứ hai, thành phố nầy bị máy bay đồng minh dội bom tàn phá nặng nề và gây nhiều thương vong.
Rome.
Rome là thủ đô của nước Ý. Rome có dân số 2 triệu 900 ngàn người với diện tích 1285 km2 (496.2 sq mi). Thành phố Vatican được coi như là một nước độc lập, nằm trong Rome. Nên Rome được coi như là thủ đô của hai nước Ý và Vatican!
Sau thế chiến thứ nhất, dân thành phố Rome được chứng kiến cha đẻ của chế độ phát xít Benito Mussolini diễn hành trên thành phố Rome năm 1922 và tuyên bố một đế quốc Ý mới (new Italian Empire) sẽ đồng minh với Nazi của nước Đức.
Thế chiến thứ hai, nhờ có Vatican nằm trong Rome, nên phần lớn Rome tránh được sự tàn phá của phe đồng minh. Tuy nhiên 1943 vùng San Lorenzo bị dội bom bởi phe đồng minh, kết quả hơn 3 ngàn người chết và 11 ngàn người bị thương!
Nhân quả! Lúc nhà phát xít Benito Mussolini có quyền trong tay, ông tiêu diệt hết những nhà đối lập không gớm tay. Sau thế chiến thứ hai, Đức, Ý thua trận, ông tìm cách trốn qua Thuỵ Sĩ để đi Tây Ban Nha, nhưng ông bị bắn chết trước khi tới Thuỵ Sĩ. Xác ông bị dân chúng đạp đá, và nhổ nước miếng. Sau cùng xác ông bị treo ngược bằng móc treo thịt, cùng với xác của những nhà phát xít khác thành một hàng dài như một gian hàng bán thịt! Ôi! Nhân quả nhãn tiền!
Bửa cơm tối đầu tiên trong phố Rome.
Từ ngoài vô từng cặp ngồi đối diện: Khánh (đầu bàn, ngũ chung phòng với tôi), anh chị Huế ở Houston, anh chị Thục ở Seatle, anh chị Hùng Houston, anh chị Thanh Houston, anh chị Toàn Austin, anh chị Nghiêm Houston, chị Kiễm ở Cali và anh Kiễm ngồi đầu bàn.
Từ ngoài vô từng cặp ngồi đối diện: anh chị Huế ở Houston, anh chị Thục ở Seatle, anh chị Hùng Houston, anh chị Thanh Houston, anh chị Toàn Austin, anh chị Nghiêm Houston, anh chị Kiễm ở Cali và Thái ngồi đầu bàn.
Từ trái: chị Huế, chị Thục, chị Toàn, chị Kiễm, chị Hùng, chị Nghiêm, chị Thanh.
Kiễm, Thái.
Roman Coliseum có sức chứa 50 ngàn chổ ngồi được xây năm 70 AD. Vào thế kỷ 21th Coliseum bị tàn phá bởi động đất.
Tôi và anh chị Kiễm đã đến tham quan Rome vào năm 2012, nên lần nầy đến Rome chúng tôi chỉ đến chổ Coliseum ngồi uống cà phê. Anh chị Kiễm, anh Huế và Thái.
Bửa cơm tối thứ hai trong phố Rome.
Đa số chúng tôi đã đến Rome năm 2012, nên đa số đến Rome lần nầy chỉ ăn ngũ hai đêm để chờ xuống tàu MSC.
Ăn cơm tối xong, chúng tôi kéo nhau đi uống cà phê.
Đang uống cà phê, tôi cắn lưỡi vì bắt gặp chị Thục và chị Hùng "romantic" đang uống chung ly sinh tố! Anh Thục khoanh tay cười gượng, trong khi anh Hùng hí hửng đang chụp hình!
Tàu MSC.
Chúng tôi xuống tàu MSC.
Trên tàu MSC.
Chúng tôi tham quan Rome xong, đúng 6 giờ chiều tàu rời Rome để đi Palermo. Tàu chạy suốt đêm đến 10 giờ sáng hôm sau tàu đến Palermo. Du khách lên bờ Palermo, và chúng tôi bao xe đi tham quan Palermo.
Palermo.
Palermo là thủ đô của đảo Cicily của nước Ý. Cicily là đảo chánh của nước Ý và cũng là đảo lớn nhất trong biển Miditerranean. Cicily có diện tích 25711 km2 (9927 sq mi), với dân số khoảng 5 triệu người.
Chúng tôi lên bờ tham quan phố Palermo.
Từ trái: chị Toàn, chị Hậu, chị Thanh, chị Kiễm, chị Thành, chị Nghiêm, chị Huế.
Chúng tôi lên bờ tham quan phố Palermo.
Từ trái: anh Hậu, anhToàn, anh Thanh, anh Nghiêm, Thái, anh Thành, anh Huế, anh Kiễm, anh Khánh.
Chúng tôi bao xe đi tham quan phố Palermo.
Từ trái: anh chị Kiễm, chủ xe mà chúng tôi bao, anh chị Nghiêm.
Phố Palermo.
Bửa cơm formal đầu trên tàu MSC.
Anh chị Thanh, tôi, Khánh.
Bửa cơm formal đầu trên tàu MSC.
Anh chị Thanh, tôi, anh chị Toàn.
Bửa cơm formal đầu trên tàu MSC.
Anh chị Thanh, tôi, chị Huế.
Bửa cơm formal đầu trên tàu MSC.
Anh chị Thục, tôi, Khánh.
Tham quan Palermo xong, đến 5 giờ chiều tàu rời Palermo chạy suốt đêm để đi Valletta. Đúng 10 giờ sáng hôm sau thì tàu đến Valletta. Du khách lên bờ ở Valletta và chúng tôi bao xe đi tham quan phố Valetta,
Valletta.
Valletta là thủ đô của nước dân chủ cộng hoà Malta. Malta là một hòn đảo phía Nam Âu Châu, nằm phía Nam nước Ý khoảng 80 km, có diện tích 316 km2 (122 sq mi) với dân số khoảng 450 ngàn người! Malta là xứ nhỏ nhất thế giới và có mật độ dân đông nhất thế giới, vì với 316 km2 đất mà có tới gần 450 ngàn người ở! Valletta cũng là thủ đô nhỏ nhất Âu Châu.
Chúng tôi lên bờ tham quan phố Valetta.
Chị Kiễm (Xuân) như thiếu nữ thanh xuân vừa sút lồng! Kiễm nhìn vợ có vẽ phê lắm!
Thái, Kiễm.
Từ trái: Huế, Nghiêm, Kiễm, Thái, Toàn, Thanh, Hậu, Thành.
Nghiêm đang thuê xe đưa chúng tôi tham quan phố.
Mdina là cấm thành, được coi là thủ đô xưa của xứ Malta. Mdina được bao kín bởi tường cao, và dân số trong Mdian dưới 300 người.
Chị Thanh chắc có máu Hoàng Gia (già hoang), nên sắp vô cấm thành vui như thấy mẹ đi chợ về!
Ba Hoàng Hậu từ trái: Hương, Xuân, Kỳ Lan, thăm lại chốn xưa!
Tham quan chổ làm thuỷ tinh.
Tôi như chó ngáp phải ruồi!
Nàng tiên trốn xuống trần gian rong chơi, rớt ngay trong hình tôi vậy? Trông xứng đôi lắm!
Tôi cho tiền nhạc sĩ vĩa hè, rồi chị Thục (Phương) cũng cho tiền. Tôi rủ chị Phương chụp hình.
Tàu tổ chức một bửa cơm tối đặc biệt cho toán của chúng tôi trong phòng ăn VIP ở tầng 16 của tàu.
Hôm nay rơi đúng ngày sinh nhật của Kiễm, tàu tặng Kiễm bánh sinh nhật. Chúng tôi góp tiền cho tips nhà hàng.
Đứng trong balcon của phòng, tôi ngó trời mây nước, mơ về cố hương!
Tàu rời Valletta lúc 6 giờ chiều để đi Barcelona của nước Tây Ban Nha. Từ Valletta đi Barcelona, đoạn biển nầy quá dài, sau 39 giờ trên biển thì tàu đến Barcelono.
Mediterranean ngày thứ 5.
Tàu đến Barcelona lúc 9 giờ sáng. Du khách lên bờ ở Barcelona và chúng tôi mua vé xe bus để xe bus đón du khách ở bến tàu đưa ra phố.
Barcelona.
Barcelona là thành phố đông dân thứ hai của nước Tây Ban Nha, sau thủ đô Madrid của nước Tây Ban Nha. Barcelona có dân số 1 triệu 600 ngàn người.
Barcelona không xa lạ với tôi. Năm 2012 tôi đã ở Barcelona nhiều ngày.
Chúng tôi lên bờ và xe bus đưa chúng tôi ra phố Barcelona.
Phố Barcelona.
Đây là phố chính của Barcelona, du khách dập dìu.
Mỗi lần tôi đến Barcelona, tôi nhìn lá cờ Catalonia ở Barcelona làm tôi giật mình, tưởng là cờ của Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng nhìn kỹ lá cờ nấy có 4 sọc đỏ, cờ VNCH có 3 sọc đỏ thôi!
Chợ thực phẩm ở Barcelona.
Mỗi lần đến Barcelona, tôi mê chợ thực phẩm nầy. Tôi vào đây mua trái chà là tươi ăn đã luôn! Năm 2012 tôi vào đây đúng mùa trái hồng mềm và tôi mua hồng mềm đãi bạn bè, ai cũng khen ngon.
Tôi và anh chị Thanh ăn trưa trong nhà hàng Tàu gần chợ thực phẩm Barcelona.
Bửa cơm formal thứ hai cũng là bửa cơm formal chót của tàu.
Tàu rời Barcelona lúc 6 giờ chiều, đến 9 giờ sáng hôm sau tàu đến Marseille. Du khách lên bờ ở Marseille rồi mua vé xe bus, xe bus đón tại bến tàu đưa du khách ra phố.
Marseille.
Marseille là một thành phố vùng biển phía Nam nước Pháp. Marseille là thành phố lớn thứ hai của nước Pháp sau thủ đô Paris. Marseille có dân số 852516 người theo thống kê 2012, với diện tích đất 241 km2 (93 sq mi).
Nước Pháp không xa lạ với tôi. Năm 1974 tôi đã đến Paris nước Pháp hai tuần, khi tôi đại diện Việt Nam Cộng Hoà đi bắn thi súng dài thế giới tại Fontainebleau. Năm 2013 tôi qua Paris một tháng với Dược Sĩ Cỗ Văn Thinh bồ tèo của tôi. Trước đó tôi đến Paris với bà xả.
Vậy là tôi đã đến nước Pháp bốn lần, nhưng ba lần đầu tôi chỉ đến Paris, lần nầy tôi đến nước Pháp và ở Marseille. Đây là lần đầu tôi đến Marseille.
Marseille.
Từ trái: Thục, Khánh, Toàn, Thái, Thanh, Nghiêm, Hùng, Thành, Kiễm.
Nhà hàng Le Marseillais.
Từ trái: chị Thục, chị Toàn, chị Thanh, chị Hùng, chị Kiễm, chị Nghiêm, chị Thành.
Thái, Kiễm.
Hôm ấy chúng tôi 16 người, bước vô nhà hàng Le Marseillais để ăn món Bouillabaisse, đó là món ăn hãi sản của Marseille nổi tiếng thế giới. Tôi nghe nói nhiều về món bouillabaisse, và tôi nôn nóng bước vô nhà hàng trước tiên. Tôi ngồi xuống bàn và nhìn ra cửa chờ đoàn của chúng tôi bước vô.
Nhà hàng lúc bây giờ trống trơn và chỉ có đoàn 16 người chúng tôi bước vô. Rồi như trên trời rơi xuống, tôi thấy hai người đàn bà, một già một trẻ chen vô giữa đoàn của chúng tôi làm tôi ngạc nhiên. Người đàn bà già khoảng 50 tuổi, mập ú. Người đàn bà trẻ khoảng 35 tuổi thon gọn. Họ có màu da không trắng không đen và tóc họ màu đen.
Tôi thấy đoàn của chúng tôi dừng lại ngay cửa vô. Rồi tôi thấy một cái bóp da của đàn ông rơi trên vai người đàn bà trẻ, và cái bóp tự mở banh ra từ từ rơi xuống đất. Tức thì người đàn bà già, kéo áo lên lòi mỡ bụng mỡ lưng từng bề trông dễ sợ lắm. Tôi không nghe ai la lên cái gì, nên tôi còn bàng hoàng không biết việc gì đang xảy ra ngay cửa nhà hàng, cách tôi chừng 4m.
Rồi có tiếng nói móc túi, lúc bây giờ tôi mới biết việc gì đang xảy ra! Thì ra người đàn bà già móc cái bóp trong túi quần của anh Toàn và quăng cái bóp cho người đàn bà trẻ, rồi người đàn bà già kéo áo lên cho lòi da mỡ để chứng minh không có lấy gì và để gây sự chú tâm của mọi người mong đánh lạc hướng cho đồng bọn chạy.
Trong khi đó anh Toàn phát giác và la lên mất bóp. Anh Thục đi sau người đàn bà trẻ và khi anh nghe anh Toàn kêu mất bóp, nhanh như chớp anh Thục kẹp cổ người đàn bà trẻ. Nhờ vậy nên người đàn bà trẻ không chụp được cái bóp và để nó rơi trên vai rồi lăn xuống đất.
Anh Toàn lượm cái bóp dưới đất lên và anh Thục tha cho người đàn bà trẻ rồi cả hai người đàn bà thoát thân.
Nên nhớ anh Toàn mặc quần dài nhiều túi, cái bóp nằm trong túi chổ đầu gối phải và có kéo zipper, vậy mà họ lấy cái bóp trong nháy mắt! Nói chung anh Toàn hên chưa từng thấy. Tôi nói với anh Toàn, "nhân quả" mà, người hiền thì có quới nhơn phù hộ.
Anh Thục là một kỹ sư nguyên tử mà anh có phản ứng như một nhà binh. Chúng tôi nễ phục anh.
Khi chúng tôi ăn xong, chúng tôi đi bộ ra chổ trạm xe bus để về tàu. Vậy mà hai con mẹ móc túi cùng với nguyên băng của họ khoảng 6 người đi theo chúng tôi ra trạm xe bus. Báo hại chị Thục lo sợ đi theo sau anh Thục và nắm áo anh như đang bảo vệ cho chồng. Chị nói với tôi chị sợ nó trả thù. Tôi nghiệp chị Thục, người mãnh mai như cánh hoa đẹp mà đòi bảo vệ chồng. Tôi nói với chị, rằng chúng tôi già rồi không phản ứng nhanh như anh Thục, nhưng chúng tôi là nhà binh thuộc binh chủng không bỏ anh em không bỏ bạn bè và xin chị yên tâm. Lúc bây giờ chị Thục mới bước lên sánh vai với anh và tôi đi sau lưng anh chị.
Khi chúng đến trạm xe bus, đám móc túi cứ đứng quanh quẩn gần chúng tôi. Rồi con mẹ bị anh Thục kẹp cổ, nhìn anh Thục và khoanh tay cúi đầu như cám ơn anh Thục đã tha mạng. Trời! Họ coi cảnh sát Pháp như con số không to tướng. Nếu toán của chúng tôi ít người, nhất là không có đàn ông thì liệu chuyện gì sẽ xảy ra?
Khi mọi chuyện lùm xùm vừa xảy ra trong nhà hàng, ông chủ nhà hàng dưới bếp chạy lên và anh Thanh kể lại mọi việc bằng tiếng Pháp. Ông chủ nhà hàng phớt lờ không nói gì! Ông lo sợ bọn móc túi? Chuyện nầy đối với ông như cơm bửa?
Cảnh sát Pháp ở đâu? Đám người móc túi lúc nào cũng tụ họp chổ trạm xe bus chở du khách của tàu, vậy mà cảnh sát không có phản ứng. Chỉ cần gắn camera và gài cảnh sát chìm giả du khách, thì chuyện quét sạch đám móc túi đâu có khó khăn gì. Tàu du ngoạn đem du khách nhiều như nước lũ đến cho Marseille và nguồn lợi tức nầy không phải nhỏ cho thành phố Marseille, vậy mà nước Pháp không tha thiết bảo vệ cho du khách! Có người nghi vấn, hay là cảnh sát ăn chia với đám móc túi? Rồi có người nói về nhân quả.
Nhân quả?
Tôi có người em ruột kế tôi đang sống ở Germany. Có một lần cô bác sĩ giám đốc, em chú bác ruột của chúng tôi từ Việt Nam sang Đức thăm em tôi, cùng đi với cô em có hai bà bác sĩ giám đốc bệnh viện ở Việt Nam. Em tôi lấy xe hơi đưa ba người sang Pháp chơi. Cô em ngồi ghế trước và ôm bóp trong tay, hai bà giám đốc ngồi băng sau và để bóp đầy tiền chổ kính sau.
Em tôi đang lái xe trong khu phố Á Rập ở Paris. Tên cướp đập bể kính trước bên phải và thò tay vô giựt bóp của cô em, nhưng cô em giữ lại được. Hai bà giám đốc ngồi sau, người Hà Nội rất lanh, la hét bảo em tôi tống ga chạy. Em tôi tống ga chạy, và tên cướp chạy bộ theo xe. Xe em tôi bị kẹt đèn đỏ và tên cướp thò tay vô giựt bóp tiếp. Có một người Pháp đến tiếp cứu em tôi và người nầy bị tên cướp đánh té xuống đường. Sau cùng em tôi tống ga chạy thoát. Em tôi đến trình báo với cảnh sát Pháp. Cảnh sát Pháp nói, rằng có hàng ngàn vụ như vậy mỗi ngày, mầy báo với tao làm chi!! Rất may cho hai bà giám đốc ngồi băng sau, nếu tên cướp đập bể kính sau xe thì bóp hai bà nầy bị mất vì hai bóp nằm sát kính và không có ai nắm giữ!
*********************************
Tôi có một dược sĩ bồ tèo đang sống ở Paris. Năm 2013 tôi và DS bồ tèo liên lạc được với nhau sau mấy chục năm thất lạc. Rồi 2013 tôi bay qua Paris ở với bồ tèo cả tháng để chúng tôi ôn lại chuyện xưa. Bồ tèo cho tôi biết về luật pháp ở xứ Pháp, rằng nếu tên ăn cướp cầm dao và ông cảnh sát có súng thì ông cảnh sát không có quyền bắn tên ăn cướp vì vũ khi hai bên không tương đồng. Nếu tên cướp cầm súng thì ông cảnh sát mới có quyền dùng súng bắn. Nếu tên cướp cầm dao thì ông cảnh sát chỉ có quyền dùng dao thôi! Vì vậy cảnh sát ở Pháp không muốn làm việc vì tính mạng của họ không được bảo vệ bởi luật pháp của Pháp! Nghe chuyện nầy tôi chán ngán xứ Pháp!
*********************************
Có người trong đoàn chúng tôi nói, rằng nước Pháp quá tàn nhẫn với các nước thuộc địa khi xưa, nên bây giờ bị nhân quả nhãn tiền! La Marseillaise là bài hát quốc ca của Pháp! Ôi! Marseille làm tôi vỡ mộng về nước Pháp. Có lẽ không bao giờ tôi trở lại nước Pháp.
Anh kỹ sư Toàn viện trưởng trường kỹ sư Phú Thọ trước 1975, người bị móc bóp và lấy lại được.
Anh Thục kỹ sư nguyên tử đương thời ở Mỹ, là người kẹp cổ con mẹ móc bóp.
Món Bouillabaisse.
Một phần như vậy 150 Euro, được chia ra 4 dĩa cho 4 người ăn.
Người nhà hàng đang chia thức ăn ra dĩa.
Chúng tôi có 4 bàn, mỗi bàn 4 người.
Tàu rời Marsseille lúc 4 giờ chiều, đến 8 giờ sáng hôm sau tàu đến Genoa. Du khách lên bờ ở Genoa, và chúng tôi mua vé xe bus loại hai tầng, để xe đưa chúng tôi tham quan phố bằng xe.
Genoa.
Genoa là thành phố lớn thứ sáu của nước Ý. Genoa có dân số 588688 người với diện tích 243 km2 (94 sq mi).
Genoa là hải cảng quan trọng của Ý. Thế chiến thứ hai, Genoa bị tàn phá nặng nề bởi Hải Quân và Không Quân của phe đồng minh.
Chúng tôi lên bờ để tham quan phố Genoa.
Anh Nghiêm đang ôm vai cô bán vé xe bus, cô nầy mắt xanh đẹp tuyệt vời. Anh Nghiêm gan thiệt, có chị Nghiêm đứng kế bên mà anh tỉnh bơ! Cái thứ đó làm mù con mắt đấng mày râu, thật không sai!
Chúng tôi mua vé xe bus loại hai tầng để ngồi trên xe tham quan phố Genoa.
Phố Genoa.
Tàu rời Genoa lúc 6 giờ chiều, đến 8 giờ sáng hôm sau tàu đến Civitavecchia (Rome). Du khách lên bờ ở Rome, chấm dứt chuyến tham quan.
Tàu MSC chấm dứt ở Rome. Toán của tôi, ai nấy về hotel ngũ lại một đêm để sáng hôm sau bay về Mỹ. Riêng tôi và anh chị Thanh, đi xe bus ra phi trường để bay đi Hamburg Germany bằng hảng máy bay Germanwings. Tôi đi Hamburg 8 ngày để thăm gia đình em trai kế tôi và anh chị Thanh theo tôi chơi.
Đây là lần thứ hai tôi tham quan biển Miditerranean. Chuyến đi thứ hai nầy chủ yếu là tôi "cuốn theo chiều gió" theo bạn bè cho vui. Các nước Âu Châu mà tôi vừa đi qua cho cả hai tours Viking và MSC, nước Đức là nước có cảnh sát làm việc như cảnh sát của Mỹ. Họ bảo vệ người dân lành tuyệt vời. Tôi và anh chị Thanh chứng kiến cảnh sát Đức làm việc trong phố Resensburg.
Hôm ấy tôi và anh chị Thanh đang đi bộ trong phố Resensburg, chúng tôi thấy một anh ăn xin bò lết trên vĩa hè. Chị Thanh móc tiền cho anh ăn xin. Có một du khách da trắng khác cũng cho tiền anh ăn xin. Ai đó gọi cảnh sát và nhanh như chớp, cảnh sát đến xét và lấy hết tiền trong túi của anh ăn xin ra. Anh ăn xin có chống cự một cách yếu ớt, nhưng sau cùng anh ăn xin bị bắt đẩy vô xe cảnh sát. Cảnh sát Đức làm việc như cảnh sát Mỹ, làm tôi có cảm tưởng người dân lành ở Đức được luật pháp bảo vệ nghiêm minh.
Thành phố thứ hai ở Âu Châu mà tôi có cảm tình là thủ đô Vienna của nước Áo. Vienna sạch sẽ, building rộng lớn khang trang. Về đêm Vienna không có ăn nhậu ồn ào. Vienna được coi là nơi sống lý tưởng của thế giới đương thời. tth
No comments:
Post a Comment