Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Tuesday, November 1, 2016

Tham quan Huyện Cần Giờ - Chị Bảy


Cần Giờ màu vàng bên phải dưới cùng. 

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam thành phố Sàigòn, cách trung tâm 50 km. Cần Giờ là một huyện duy nhất của Sàigòn tiếp giáp với biển. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển. Cần Giờ có diện tích 704 km2 với dân số 70697 vào năm 2010.

Cần Giờ tiếp cận với Biển Đông, là một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ thống sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại động thực vật đặc hữu của miền duyên hãi Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên tôi đến Cần Giờ. Trước 1975 Cần Giờ không có an ninh. Đây là khu Rừng Sát, ngày xưa thời Vua Bảo Đại, Rừng Sát thuộc Bình Xuyên của Tướng Bãy Viễn theo Pháp. Tướng Bãy Viễn là chủ khu Đại Thế Giới ở Chợ Lớn, đây là khu cờ bạc và đĩ điếm. Bãy VIễn đống đô ở bên kia cầu Chử Y và đây là khu tự trị, chứa chấp những người trốn lính và những tên cướp. Khi cảnh sát của Vua Bảo Đại rượt đuổi tên cướp và tên cướp chạy qua bên kia cầu Chử Y thì cảnh sát phải bỏ cuộc vì không dám qua cầu Chử Y, khu của Bãy Viễn!  

Khi Ông Diệm từ Mỹ về nước và truất phế Vua Bảo Đại. Lúc bây giờ quân Bình Xuyên đóng trong vòng thành trường Petrus Ký. Nhà tôi ở đường Trần Bình Trọng, ngó qua phia sau của trường Petrus Ký. Khi Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm xua quân đánh Bình Xuyên trong vòng thành trường Petrus Ký, tôi theo coi trận đánh nầy suốt ngày. Trận đánh bắt đầu lúc 8 giờ sáng, đến khoảng 5 giờ chiều thì Bình Xuyên thua. Quân Bình Xuyên rút vô nhà in Caravelle của Pháp phía sau trường Petrus Ký. Nhà in nầy ngó ra đường Trần Bình Trọng và quân của Ông Diệm không vây khu nhà in nầy vì nể mặt Pháp. 

Đợi đến trời sụp tối, Pháp mở cửa trước nhà in cho quân Bình Xuyên đi qua đường Trần Bình Trọng vô xóm tôi đi hướng về nhà thờ Chợ Quán để rút về cầu Chử Y. Sau đó Bãy Viễn lưu vong.  

Tôi nghe danh Rừng Sát từ nhỏ nhưng tôi chưa dám đặt chân đến cho đến bây giờ.

Bây giờ Rừng Sát là một khu sinh thái tuyệt vời, có đường lộ thênh thang với những khu rừng Đước bạt ngàn.    

Từ Sàigòn đi qua Nhà Bè, phải xuống phà Bình Khánh để đi Cần Giờ.

Phà Bình Khánh.
Từ trái: cô Tiên, cô Phượng Giám Đốc Công Ty Du Lịch Đầm Sen, cô Mai.
Cô Phượng là người tổ chức tour đi Cần Giờ riêng cho chúng tôi.

Từ Cần Giờ, có hai cách để đi khu du lịch Vàm Sát, hoặc đi bằng xe, hoặc đi bằng ca nô. Đi bằng ca nô gần và vui hơn, nhưng tiền ca nô khá đắt. Chúng tôi đến Vàm Sát bằng ca nô. 

Từ trái: Ông nầy coi khu du lịch Vàm Sát, Thái, anh DS Ký, cô Phượng.
  
Từ trái: anh Ký, anh Hùng, Thái.

Tài công ca nô nào vậy?

Bên dưới những phao màu xanh, nơi đó họ nuôi con Hào.

Cô Phượng Giám Đốc công ty du lịch Đầm Sen.

Cô Phượng là giám đốc công ty du lịch Đầm Sen, khu du lịch Vàm Sát dưới sự giám sát của cô Phượng, nên người làm ở đây biết cô Phượng đến, họ để sẳn cua gạch rất ngon và chúng tôi mua với giá rất rẻ 200 ngàn một ký. Mua cua xong, cô Phượng giao cho nhà hàng hấp cho chúng tôi ăn. Cô Phượng bảo nhà hàng làm món cơm vắt ăn với khô cá Thòi Lòi rất ngon và lạ miệng.        

Ăn trưa xong, chúng tôi ra công viên ngồi nghĩ. Anh Hùng làm một giấc ngon lành.  

Nữ "du kích" Tiên đang ôm súng (khúc gỗ mục) xung phong ai vậy?

Đây là rừng Đước  ở Cần Giờ.
Cây Đước mọc ở vùng sình lầy nước mặn. Cây Tràm thì mọc ở vùng sình lầy nước ngọt. 
Nhìn hình trên, rừng Đước nhiều bạt ngàn, đó là nhờ người dân trồng.  

Năm 1975 sau chiến tranh, vùng sình lầy Cần Giờ còi cọc, rồi ông Võ Văn Kiệt phát động chương trình trồng rừng Đước để giữ đất phù sa. Nhìn kỹ trong hình sẽ thấy trái Đước đã được cắm xuống sình để trồng.  

Đây là trái Đước.

Thanh thiếu niên nước ngoài tình nguyện đến Cần Giờ trồng rừng.

Cây Đước có rể tủa ra và đâm xuống như cái nôm cá, nhờ vậy mà cây Đước đứng vững trong vùng sình lầy đầy sóng gió biển. Nhìn hình trên, rể cây nầy đâm vô thân cây kia tạo nên thế đứng vững như đồng.

Tôi và anh Ký câu cua.

Tôi và anh Ký uống trà bàn thế sự!

Nơi đây mỗi năm họ thả tôm con xuống đây nuôi và thu hoạch rất tốt. 

Tôi và anh Hùng leo lên tháp cao để quan sát Tràm Chim.

Tràm Chim là nơi mỗi năm vào tháng Tư tới tháng Mười chim tề tựu về để sinh sản.

Từ chợ Cần Giờ nhìn ra biển.

Ốc Ngón Chân (còn có tên Ốc Ngón Tay chúa) to hơn Ốc Ngón Tay. Thịt ốc nầy giòn và rất ngon. Ốc nầy ở Cần Giờ rất rẻ. 

Nói chung chung về chuyến tham quan Huyện Cần Giờ. Ở Sàigòn Thầy D Phạm Đăng Luân có giới thiệu tôi vô Hội Hoàng Gia (già hoang) mà Luân là hội viên cũng khá lâu. Trong hội nầy có cô Phượng là giám đốc của công ty du lịch Đầm Sen và cô đề nghị tổ chức cho chúng tôi tham quan Huyện Cần Giờ. Nhờ vậy mà tôi mới biết Cần Giờ. Khu du lịch nầy khang trang và dễ thương.

Cần Giờ là nơi đất bồi bởi phù sa. Lâu nay tôi chứng kiến đất bồi bởi phù sa ở Cà Mau, Đồng Tháp. Giờ đây tôi mới biết thêm Cần Giờ cũng là nơi đất bồi bởi phù sa. Cần Giờ là nơi tụ họp của những dòng sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải. Những dòng sông nầy đem phù sa bồi đắp cho Cần Giờ. Rừng Cây Đước có nhiệm vu giữ đất phù sa nầy, bồi đắp cao dần lên và lan rộng ra mỗi năm. Đặc biệt Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai qua sông Lòng Tàu. Cần Giờ gần Sàigòn, và khu sinh thái ở đây là nơi lý tưởng cho dân Sàigòn đến đây thư giản cuối tuần. tth  

  

No comments:

Post a Comment