Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Saturday, February 28, 2009

Hoài Cảm - Đàm vĩnh Hưng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Hoài Cảm/Ca sĩ Đàm vĩnh Hưng

Đường Tình Hai Lối - Quang Dũng, Thanh Thảo

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Đường Tình Hai Lối/Ca sĩ Quang Dũng, Thanh Thảo

Làm Thơ Tình Em Đọc - Lâm Nhật Tiến

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Làm Thơ Tình Em Đọc/Ca sĩ Lâm Nhật Tiến

Friday, February 27, 2009

Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh

Năm 1964 tôi có dịp bay yểm trợ hành quân cho Chiến Đoàn Dù tại đèo Mang Yang gần An Khê, trên quốc lộ khoảng giữa đường Pleiku và Qui Nhơn. Tôi đáp máy bay và ngũ trong lều với Chiến Đoàn, Chiến Đoàn Trưởng lúc bây giờ là Trung Tá Trương quang Ân.

Phi hành đoàn của tôi gồm có tôi, anh quan sát viên và một cơ khí viên. Trước mặt tôi, ông dặn dò Đ/U Tuỳ Trưởng Phòng Ba, lo chổ ngũ và ăn uống cho chúng tôi đàng hoàng. Nhìn sự ân cần săn sóc của ông cho thuộc hạ, tôi mến phục ông.

Tôi kính phục ông hơn nữa, khi tôi chứng kiến tài chỉ huy hành quân của ông. Ông có gương mặt hiền từ nhưng cứng rắn.

Sáng hôm ấy, tôi bay trên trời để yểm trợ cho chính Tr/tá Ân chỉ huy cuộc xuất quân, tiến chiếm ngọn núi đang vị VC chiếm đóng. Ngọn núi nầy nằm trên đèo Mang Yang, là huyết mạch của quốc lộ nối liền Pleiku và Qui Nhơn. Chiếc máy bay L19 của tôi phải bay tà tà một lúc mới lên tới đỉnh núi, vậy mà từ sáng đến trưa, mặc cho sự kháng cự của VC, đoàn quân của ông đã lên tới đỉnh núi trên đèo. Tôi khuất phục binh chủng nhãy dù từ đó.

Đấy là lần duy nhất tôi bay yểm trợ hành quân cho ông Trương quanq Ân, vì sau đó tôi được chuyển qua bay khu trục nên không còn dịp gặp lại ông.

Năm 1970, lúc bây giờ tôi đang bay Trắc Giác ở Phi Đoàn 716 Saigon, tôi nghe tin Thiếu Tướng Ân cùng phu nhân rớt máy bay trực thăng chết. Tôi nghĩ ngay đến bàn tay đẫm máu của đặc công VC, vì chính bọn nầy đã mấy lần cố giết tôi, nhưng số tôi chưa chết! Bọn nầy đã giết chết nhiều sĩ quan tài giỏi, liêm khiết. Thật đau lòng khi nghĩ đến cấp lảnh đạo ở Saigon lúc bây giờ, đặc công VC tràn ngập trong các đơn vị, mà chẳng có ai thèm để ý, vì chính một số cấp lảnh đạo đó cũng là VC nằm vùng, thì hết gỡ. tth

Sau đây là câu chuyện Thiếu Tướng Ân, tôi lấy trong Cánh Thép:


[Phan Nhật Nam] ...

Để biết được đầy đủ hơn về cuộc đời kiệt liệt của một người lính cực lớn, chúng ta phải bắt đầu lại chuyện kể từ thời điểm sớm nhất, ngày TSQ Trương Quang Ân tốt nghiệp thiếu úy khóa 7 Sĩ Quan Hiện Dịch Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt với vị thứ thủ khoa, tháng 12, năm 1952.

Thiếu úy Trương Quang Ân có đủ tất cả điều kiện thuận lợi để được thuyên chuyển đến một văn phòng bình yên tránh nơi lửa đạn, hoặc một đơn vị tham mưu, chuyên môn (mới thật sự đúng với khả năng tham mưu sắc sảo của ông sẽ được chứng thực ở thời gian sau). Nhưng không, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù, đơn vị tổng trừ bị cho những chiến trận lớn nổ rộng suốt miền châu thổ Bắc Việt Nam, nơi những đỉnh núi cao lẫn trong mây vùng bắc Trường sơn dọc biên giới Lào Việt.

Trận Bản Hiu Siu cuối năm 1953 bùng nổ trên vùng Cánh Đồng Chum nơi cao nguyên Trấn Ninh, vị trí xung trí xung yếu của miền Trung Lào, đầu nguồn sông Nậm Ngung, do tướng Cogny, tư lệnh quân đội Pháp miền bắc Đông Dương chỉ huy có mục đích bẻ gãy mũi tiến công của cộng sản có ý tiến về thủ đô Vạn Tượng của Lào (nhưng sau nầy hồ sơ trận liệt giải thích, và giải thích đúng, đấy là ý niệm điều quân của phía bộ đội cộng sản cố đánh lạc hướng, hoặc là cách nhử quân đội Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ) Bộ phận địa phương giữ Bản Hiu Siu xin quân tăng viện, Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù, đơn vị đầu đời của Thiếu úy Trương Quang Ân nhảy xuống với 2 đại đội của Tiểu đoàn 7 Dù tăng pháị (Lưu ý, tất cả các tiểu đoàn Dù vào giai đoạn nầy mang phiên hiệu BEP hoặc BPC - Battaillon Parachustiste Colonial, thuộc Liên đoàn Không vận số 3 (GAP/3è- Groupe Aeroporté) của quân đội Liên hiệp Pháp; chỉ mỗi Tiểu đoàn 5 Dù nơi miền Nam mới có danh hiệu Tiểu đoàn Nhảy Dù Việt Nam (BPVN) Trận đánh không cân sức diễn ra ngay từ phút đầu tiên vì bộ đội Việt Minh sẵn có ưu thế quân số, chuẩn bị, chọn lựa và chiếm giữ trận địa.

Nhưng dần dần thắng lợi nghiêng về phía quân Nhảy Dù bởi sức chiến đấu quá đổi kiên cường. Phản công, giữ vững, kiểm soát được những vị trí xung yếu của vùng Cánh Đồng Chum, đẩy quân đội cộng sản trở về hướng Bặc Thành. Quả chiến trận không phải là điều bất ngờ, bởi Tiểu đoàn 3 Dù là một đơn vị ngoại hạng của 17 tiểu đoàn tổng trừ bị mặt trận phía bắc Việt Nam, như trường hợp một đơn vị bạn khác, Tiểu đoàn 6 Dù (6è BEP) đã từng chận đứng một sư đoàn cộng sản (SĐ/320) để những đồn bót thuộc tả ngạn sông Đà có thời gian triệt thoái trong chiến dịch rút bỏ Na Sản, Nghĩa Lộ (cùng năm 1953) Kết quả trận đánh đồng thời đã chứng minh cho thành phần lãnh đạo Pháp Việt thấy rõ một yếu tố mới: những sĩ quan trẻ, những hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt (tình nguyện) trong đơn vị chính là nhân tố kết nên thắng lợi.

Quân đội chỉ mới khai sinh trong vài năm qua (1951) nay đã dần trở nên là đạo quân chính qui của một quốc gia đang trong giai đoạn lịch sử quyết định về bản lãnh và giá trị của mình. Chiến sử dài theo những năm sau đã chứng thật đánh giá buổi ban đầu nầy: Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam là một trong những đơn vị đầu tiên của quân đội Cộng Hòa được tuyên dương Bảo quốc huân chương, kỳ hiệu đơn vị mang dây biểu chương Tam hợp vàng xanh đỏ do công trận chỉ huy bởi những những thiếu úy, trung úy của năm 1953 nầy, những sĩ quan có tên Trương Quang Ân, Phan Trọng Chinh...

Bộ tư lệnh quân đoàn viễn chinh Pháp với lớp cán bộ nhà nghề cũng đã nhận ra khả năng lãnh đạo tiềm ẩn nơi viên thiếu úy trẻ tuổi mà họa hằm lắm mới biểu lộ ra đối với những sĩ quan trẻ tuổi cực kỳ xuất sắc, như những Thiếu úy de Gaulle, de Lattre của học viện quân sự Saint Cyr, những người đã từng nắm giữ vận mệnh quốc gia và quân đội Pháp, nên họ mau chóng đưa Trung úy Ân vào trường tham mưu quân sự tại Pháp vào năm sau, 1954 khi ông vừa được đặc cách vinh thăng trung úy tại mặt trận. Những sĩ quan chỉ huy Trường Sĩ Quan Đà Lạt và ở bộ tham mưu Liên đoàn Không vận số 3 quả thật đã không lầm khi đánh giá như trên. Hơn thế nữa, họ còn có dự định chọn viên trung úy ngoại hạng nầy vào chức vụ chỉ huy Đại đội xung kích Lê Dương Sen Đầm cho chiến trường Algérie đang bắt đầu có dấu hiệu sôi động. Khóa sĩ quan tham mưu tại Pháp cốt để làm đầu cầu cho dự định nầy. Thêm một lần nữa, ông lại đỗ thủ khoa khóa học, trên cao hơn toàn thể những học viên có 75 quốc tịch của khối Liên hiệp Pháp, đa số là người Tây Âu.

Trung úy Trương Quang Ân đậu hạng thủ khoa mà không hề có tị hiềm từ những học viên, bởi qua bản tự đánh giá, khóa học đồng ý hầu như toàn thể về người sĩ quan Việt Nam tài năng xuất sắc nầy. Sau thất bại Điện Biên Phủ, tháng 5, 1954, bộ tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp cố gắng tập trung những tiểu đoàn Nhảy Dù còn lại ở miền Bắc đưa gấp vào Đà Nẵng, Nha Trang, để từ đây có kế hoạch tái trang bị, bổ sung sang chiến trường Bắc Phi. Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù trở nên đơn vị trụ cột đầu tiên của Liên đoàn Nhảy Dù Việt Nam, thành lập ngày 29 tháng 9, 1954, và Trung úy Trương Quang Ân ở lại với quân đội Việt Nam dưới phiên hiệu đơn vị mới như một điều tất nhiên, nhưng cũng do lời kêu gọi từ một Thiếu sinh quân khác, người anh cả của toàn quân, Thiếu tướng Lê văn Tỵ, vị Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mở đầu kỳ độc lập, tự chủ nơi miền Nam, 29 tháng 11, năm 1954.

Ngày 1 tháng 1, 1955 bắt đầu năm mới với những biến động chính trị nghiêm trọng xẩy ra tại thủ đô Sài Gòn từ những mầm mống va chạm sẳn có giữa các lực lượng giáo phái, tổ chức vũ trang với chính phủ Thủ tướng Ngô Đình Diệm vừa được thành lập ngày 20 tháng 7, 1954. Chính phủ mới mang đủ tất cả gánh nặng của quá khứ gần 100 năm lệ thuộc người Pháp, tình thế quân sự suy sụp hỗn loạn sau thất trận Điện Biên Phủ của quân đội Pháp và công cuộc định cư hơn triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam.

Các lực lượng chống đối kết hợp thành Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia yêu cầu Thủ tướng Ngô Đình Diệm giải tán nội các, cải tổ chính phủ và chấp thuận để họ duy trì tình trạng cát cứ của những tổ chức quân sự tại những địa phương riêng biệt. Chính phủ Sài Gòn giữ nguyên lập trường: thống nhất quân đội trước khi bàn đến những cải tổ chính trị. Thành phần mặt trận gồm 3 khuynh hướng: Phe ôn hòa muốn trở về hợp tác với chính phủ; phe trung lập không có ý kiến và thành phần quá khích nhất quyết tổ chức nổi loạn quân sự.

Lực lượng Bình Xuyên dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Lê văn Viễn (quân hàm do chính phủ Pháp trao gắn theo nguyên tắc đồng hóa) thuộc nhóm thứ ba. Ngày 1 tháng 1, 1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm đóng cửa các cơ sở kinh tài quan trọng của Bình Xuyên, sòng bạc Đại Thế Giới, Kim Chung và nhà chứa Bình Khang; ngày 26 tháng 4, cách chức tổng giám đốc Cảnh sát và Công an của Lại văn Sang, một người thân tín đắc lực của Thiếu tướng Viễn.

Cuối cùng việc phải đến, ngày 28 tháng 4, lực lượng Bình Xuyên nổ súng tấn công quân chính phủ, nhưng Liên đoàn Nhảy Dù với 4 Tiểu đoàn 1, 3, 5, 6 đã hình thành những trụ cột chống đỡ nền móng quốc gia. Chỉ một ngày sau, quân Nhảy Dù đã làm chủ tình hình toàn bộ đô thành Sài Gòn, Chợ Lớn. Ngày 30 tháng 4 Nhảy Dù và Bình Xuyên dàn trận đối diện dọc kinh Đôi bên kia cầu chữ Y.

Dù đã được người Pháp ngấm ngầm hỗ trợ nhưng Bình Xuyên không thể nào là địch thủ của những tiểu đoàn Nhảy Dù thiện chiến nên mặt trận Sài Gòn mau chóng kết thúc vào ngày 5 tháng 5, tàn binh Bình Xuyên rút về Rừng Sát, vùng sình lầy dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai lập thế chống cự. Tháng 9, lực lượng chính phủ mở cuộc hành quân Hoàng Diệu truy quét đám phản loạn, cũng với lực lượng Nhảy Dù làm thành phần xung kích.

Ngày 24 tháng 10 kết thúc chiến dịch, nơi khuôn viên Dinh Dộc Lập lần đầu tiên diễn ra khung cảnh đại hội ân thưởng toàn quân kể từ ngày mở nước về phương Nam. Cũng là lần đầu tiên, quân, quốc kỳ cùng bay rạng rỡ trên kỳ đài tòa dinh thự báo hiệu thống nhất quân đội, chủ quyền quốc gia qui về một mối.

Trung úy Trương Quang Ân đứng hàng đầu giữa những chiến binh của quân đội Cộng Hòa được tuyên công. Ông được trao gắn một lần hai Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, hiện tượng độc nhất đã xẩy ra trong các quá trình nghi lễ trao gắn huy chương. Cho dù về sau nầy khi chiến trường trở nên nặng độ và có những chiến công lớn lao với những nhân vật xuất chúng khác như Lưu Trọng Kiệt, Hồ Ngọc Cẩn... cũng không hề được lập lại thêm lần thứ hai. Năm 1957, Đại tá Nguyễn Chánh Thi thay thế Đại tá Đỗ Cao Trí giữ chức tư lệnh Liên đoàn Nhảy Dù.

Đại úy Trương Quang Ân cùng với viên tiểu đoàn trưởng, Thiếu tá Phan Trọng Chinh, rời Tiểu đoàn 3 Dù về bộ tư lệnh với chức vụ mới, trưởng phòng 3, và tham mưu trưởng Liên đoàn. Bộ tư lệnh Liên đoàn Nhảy Dù với thành phần sĩ quan chỉ huy, tham mưu tài năng mới mẻ nầy đã nhanh chóng canh tân, trở nên một đại đơn vị mẫu mực đối với toàn quân, có phẩm, lượng cao về khả năng hành quân tác chiến lẫn tổ chức tham mưu.

Một sự kiện quan trọng xẩy ra trong đời sống cá nhân Đại úy Trương Quang Ân, đồng thời cũng là một biểu tượng đặc thù của binh chủng nếu không nói của toàn quân độị Ông làm lễ thành hôn với Chuẩn úy Dương thị Thanh, một trong những nữ quân nhân đầu tiên của binh chủng Nhảy Dù. Cuộc kết ước được chính vị tư lệnh làm chủ hôn, và hôn lễ được thực hiện theo nghi thức thuần túy quân đội: Đại úy Trương Quang Ân trao nhẫn đính hôn cho nữ Chuẩn úy Dương thị Thanh từ nơi cửa máy bay, xong hai người cùng nắm tay điều khiển dù nhảy xuống đất nơi bãi đáp Ấp Đồn, Hóc Môn.

Cảnh tượng cảm xúc trên chắc hẳn không phải là màn trình diễn của đôi vợ chồng trẻ muốn làm nên sự kiện độc đáo ngoạn mục, nhưng đấy là hành vi biểu hiện lòng sắc son của hai người lính muốn kết hợp lời nguyền hiến dâng đời sống bản thân, gia đình cho Quân Đội và Tổ Quốc. Chúng ta không nói điều ước đoán theo cảm tính, bởi cuộc sống đầy chiến đấu của hai người suốt quãng đời tiếp theo đã hiện thực nghi lễ cao thượng của buổi thanh xuân nầy trong bầu trời và trên mặt đất quê hương.

Năm 1959, Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù được thành lập, Đại úy Trương Quang Ân nhận lãnh chức vụ tiểu đoàn trưởng đầu tiên của đơn vị. Lần xuất quân của Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù cũng là dịp phá vỡ huyền thoại về mật khu Bời Lời (vùng tây bắc ven đô nằm dọc sông Sài Gòn), căn cứ địa đã được lực lượng quân sự cộng sản thành hình từ chiến tranh 1945-1954, nay đang được củng cố cho cuộc chiến mới với nhiệm vụ chiến thuật quan trọng, từ đây làm khu vực bản lề tiếp vận của 3 tỉnh Gia Định, Bình Dương, Hậu Nghĩa, hình thành đầu cầu để tiến chiếm Sài Gòn (chiến dịch Mậu Thân 1968 chứng thực cho quan điểm chiến thuật nầy) Tiểu đoàn 8 Dù đã truy kích địch dài theo con sông, phá vỡ toàn thể những địa đạo vừa được xây dựng, đánh bật tất cả các cụm, tổ du kích, đuổi sạch đám cán bộ vừa trở lại từ miền Bắc, nay được gài chặt với cơ sở địa phương để hình thành lớp cán bộ hạ tầng của Mặt trận giải phóng miền Nam.

Công trận nầy cùng lần với những đơn vị quân đội khác đã kiến tạo nên một thời hưng thịnh bình yên từ 1954 đến 1960 ở miền Nam. Dân chúng từ Sài Gòn có thể ra đi bất cứ nơi nào trong đêm và trở lại thủ đô vào giờ rạng sáng để làm việc. Có mấy ai trong thuở ấy và sau nầy nhớ lại buổi bình an kia để nhắc nhở đến gian khổ của mỗi người lính, những người không ai biết đến tính danh. Người hiến dâng đời sống mình cho quê hương, đồng bào nhưng không hề nói lên lời, dù là lời đơn giản, khiêm nhượng. Biến cố 11 tháng 11, 1960 lần đầu tiên đẩy quân đội trực tiếp tham dự vào diễn trường chính trị, Liên đoàn Nhảy Dù lại là thành phần nòng cốt quyết định để thực hiện việc dứt điểm chế độ và người lãnh đạo.

Nhưng Đại úy Trương Quang Ân đã vô cùng tinh tế để nhận rõ nguyên do lẫn hậu quả của lần bạo loạn tranh chấp, ông từ nhiệm cáo bịnh lánh mặt khỏi cảnh huống khốc liệt, vị tiểu đoàn phó được chỉ định tạm thời thay thế ông trong tình thế khẩn cấp. Cuộc đảo chính 11 tháng 11 thất bại, những giới chức cao cấp của Liên đoàn Dù phải chịu cảnh chạy trốn, lưu vong ra khỏi nước, hoặc bị bắt giữ; các đơn vị phải tái biên chế, xáo trộn, thay đổi cấp chỉ huy. Chỉ riêng Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù vẫn giữ nguyên phong độ và khả năng chiến đấu truyền thống bởi Thiếu tá Trương Quang Ân lại trở về, giữ vững đơn vị tồn tại, phát triển sau cơn hỗn loạn.

Năm 1962, ông di chuyển từ trại Trần Quí Mại của Tiểu đoàn 8, nơi khuôn viên căn cứ Hoàng Hoa Thám của Lữ đoàn Nhảy Dù trong phi cảng Tân Sơn Nhất về trại Quang Trung, Tam Hiệp, Biên Hòa, bản doanh Tiểu đoàn 5 Dù, cũng là của Chiến đoàn 2 Dù, đơn vị chỉ huy chiến thuật vừa được thành lập gồm các Tiểu đoàn 5, 6, 7. Doanh trại xây trên một ngọn đồi hùng vĩ bên cạnh sông Đồng Nai, và người chỉ huy đầu tiên của đơn vị tân lập đã thực hiện những nền tảng vô cùng kiến hiệu để các tiểu đoàn thuộc quyền có điều kiện thuận lợi khai triển tối đa năng lực chiến đấu với tầm vóc mới.

Thiếu tá Trương Quang Ân đã chứng thực một khả năng lãnh đạo lớn trong cương vị mới, với kích thước của người chỉ huy tài năng, đạo đức tưởng chừng chỉ có trong những huyền thoại về những con người của lịch sử phương Đông xưa cũ. Vào một buổi họp của toàn thể sĩ quan thuộc các tiểu đoàn trực thuộc và bộ tham mưu chiến đoàn, mọi người đã vào ghế ngồi để đợi vị chỉ huy trưởng. Cây kim chỉ phút của chiếc đồng hồ ở phòng hội sắp sửa chập vào số 12 để chỉ đúng 12 giờ, giờ bắt đầu buổi họp, nhiều người sửa soạn đứng lên để chào đón chiến đoàn trưởng, họ nhìn ra cửa, hướng về phía văn phòng của Thiếu tá Ân cách hội trường một khoảng đồi khá xa, trống trải nằm phơi dưới nắng hạ chí miền Nam.

Bỗng một bóng người xuất hiện từ khung cửa căn phòng, gỡ chiếc nón đỏ cầm tay và chạy về phía hội trường với tốc độ cực nhanh, Thiếu tá chiến đoàn trưởng Trương Quang Ân bước vào hội trường. Sau khi đội lại chiếc mũ, chào tay trả lại lệnh chào kính của toàn thể sĩ quan. Ông nói gấp: - Xin lỗi quí vị sĩ quan, tôi bị trễ gần một phút vì phải trả lời điện thoại với Đại tá tư lệnh, nên anh em phải ngồi đợi!

Thiếu tá Ân nhìn lên kim đồng hồ vừa nhếch quá chữ số 12. Tính chính xác, hành vi nghiêm chỉnh, sự kính trọng đối với tất cả các cấp quân đội là cách xử thế thường hằng mà người chỉ huy Trương Quang Ân luôn thực hiện, tổng hợp tấm lòng của kẻ sĩ khiêm cung, nhân ái và tính nguyên tắc, tinh thần trách nhiệm cao của người lính. Hàng tháng, nếu không phải bận hành quân, ông soạn lịch trình đến thăm viếng, kiểm soát những tiểu đoàn thuộc quyền.

Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù của Thiếu tá Nguyễn văn Minh, người bạn cũ cùng Trường Thiếu Sinh Quân là đơn vị ông lưu tâm nhất vì ở nơi xa xôi (Vũng Tầu) so với 2 tiểu đoàn 5, 7 cùng trong vùng Biên Hòa của chiến đoàn. Mỗi lần thăm viếng đều được ông chuẩn bị nghiêm chỉnh như một cuộc thanh tra đơn vị, mà bản thân ông là người trước tiên phải hội đủ khả năng, tư cách, phẩm chất của một giới chức chỉ huy, thanh tra.

Trước ngày đi, ông nói cùng Đại úy Nguyễn Thái Hợp, nay đã kiêm nhiệm chức vụ tham mưu trưởng chiến đoàn: - Đại úy nhớ nhắc nhở, kiểm soát anh em mình phải mang đủ bi đông nước, lương khô để khỏi làm phiền dưới Tiểu đoàn 6 nghe! - Nhưng Thiếu tá Minh đã báo cho tôi bằng 106 (máy truyền tin siêu tần số dùng bạch thoại để chuyển những nội dung không cần phải mã hóa) là dưới đó đã chuẩn bị bữa ăn cho chiến đoàn mình rồi Thiếu tá! - Đại úy Hợp vội vã trả lời. - Cơm thân mật trong tiểu đoàn hay tiệm ngoài phố? - Thiếu tá Ân hỏi gấp. - Vâng, ở một tiệm nơi Bãi Sau! - Vậy đại úy phải nói liền với Thiếu tá Minh là tôi không nhận. Mình đi thanh tra tiểu đoàn chứ đâu phải đi Vũng Tàu tắm biển, ăn tiệc!

Cuối cùng, ông lên xe với nón sắt hai lớp, súng Colt nơi thắt lưng có bi đông nước đầy, gói lương khô, và ngồi thẳng trong suốt chặng đường đi từ Tam Hiệp, Biên Hòa về đến Tiểu đoàn 6 ở Vũng Tàu. - Đường đi xa hơn trăm cây số, Thiếu tá dựa lưng một chút cho đỡ mỏi! - Người tài xế ái ngại nhắc nhở. - Không được đâu, mình tới thăm viếng, thanh tra mà lưng áo bị nhăn như thế trông thấy có vẻ thiếu kính trọng đơn vị và anh em! Thiếu tá Ân giải thích với người tài xế, không quên hỏi thêm: - Mà anh có đem đủ bi đông nước dùng cho cả ngày và nhớ bỏ thuốc lọc nước vào chưa?

Cũng liên quan đến người tài xế, chiếc xe, một hôm ông gọi bà vào văn phòng với vẻ nghiêm trọng, và sau đó có những lời: - Mình là sĩ quan nữ quân nhân, mình biết cũng rõ quân kỷ như tôi; thế nên, chiếc Jeep là của chiến đoàn cấp cho chiến đoàn trưởng, chứ không phải cho riêng cá nhân tôi. Vậy khi nào mình đi thăm gia đình binh sĩ với tư cách chủ tịch gia đình binh sĩ Chiến đoàn 2 thì mình sử dụng và ngồi vào ghế trưởng xa. Nhưng ngoài giờ làm việc, nếu cần chú tài xế đưa đi đâu thì mình phải ngồi băng sau, vì xe đó là của quân đội chứ đâu phải của riêng gia đình mình.

Tôi đã dặn chú ấy, khi nào không có mặt tôi thì lưng ghế trưởng xa phải gập xuống, vậy mình đừng bảo chú ấy làm trái lời tôi! Bà im lặng nghe, và tuân theo lời ông không một phản ứng nhỏ tị hiềm, khó chịu, dẫu bà chỉ thua ông một cấp bậc. Đầu năm 1965 để chuẩn bị đưa ông vào những chức vụ cao hơn, Bộ Tổng tham mưu tuyển chọn Trung tá Ân theo học Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.

Vào thời điểm nầy, tiếng Anh vẫn còn là một ngôn ngữ xa lạ đối với những sĩ quan xuất thân từ quân đội Liên hiệp Pháp, nhưng ông đã vượt qua khỏi trở ngại kia bằng biện pháp: luôn luôn trên tay, trước mặt, trong tầm với, có những sách tự học Anh ngữ. Ông vào Trường Sinh Ngữ Quân Đội với thái độ chuyên cần của một sinh viên chuyên khoa, và sử dụng toàn bộ thời giờ vào công việc đọc, viết, học tài liệu khóa học và tài liệu nghiên cứu.

Và cũng như hai mươi năm trước, Trung tá Trương Quang Ân lại tốt nghiệp khóa học với vị thứ thủ khoa kèm lời khen ngợi nồng nhiệt kính phục từ ban giám đốc trường. Đây là học viên tốt nghiệp với số điểm cao nhất từ trước đến naỵ Ông đứng đầu trên 45 sĩ quan cao cấp của quân đội toàn thế giới, kể cả những tướng lãnh, cấp tá thuộc quân lực Mỹ. Năm 1966, trong buổi tiệc tiễn ông đi làm tỉnh trưởng Gia Định, binh sĩ, hạ sĩ quan của bộ chỉ huy chiến đoàn và sĩ quan của những tiểu đoàn trực thuộc trong vùng Biên Hòa đều được mời tham dự. Mỗi người có một hộp giấy gồm 2 pâté chaud, 2 bánh ngọt và 1 sandwich; thức uống gồm một chai bia và nước ngọt Quân tiếp vụ.

Trung sĩ Đâu, Ban 2 chiến đoàn vốn là tay ưa ăn nhậu, cất tiếng rổn rảng: - Trung tá đi làm tỉnh trưởng cái tỉnh to nhất nước mà không cho tụi em uống một bữa cho đã!

Trung tá Ân nghiêm sắc mặt, nhưng từ tốn nói với Đâu: - Trung sĩ Đâu nói như vậy là phụ lòng tôi, bữa tiệc nầy là do tiền lương tôi xin lãnh trước để đãi anh em. Chứ còn như trong Chợ Lớn đã có mấy tiệm ăn, tửu lầu gì đó, nghe tin tôi về làm tỉnh trưởng, họ đã đưa đề nghị đãi hết người của chiến đoàn mình. Nhưng đó là của họ, mình ăn làm chi anh Đâu!

Căn phòng im lặng, lắng xuống, Đâu cười cười: - Em nói giỡn cho vui thôi, tụi em biết ông thầy nghèo mà, ông thầy cho uống chi tụi em cũng chịu hết. Vì được ở với ông thầy là vui rồi, nay ông thầy đi tụi em buồn lắm!

Vô tình, Đâu đã nói lời tiễn biệt chính xác, hàm xúc nhất với tấm lòng đơn giản trung hậu của người lính đối với một cấp chỉ huy hằng sống với đơn vị mà âm hưởng luôn bền chặt tồn tại. Nhưng nếu có một lần người chỉ huy Trương Quang Ân phải chịu nhận phần tiêu cực thất bại trong toàn bộ sự nghiệp của mình lại là chính với chức vụ không tiếng súng, tại văn phòng bình yên nơi tòa tỉnh trưởng Gia Định. Vào một ngày của năm 1967, Đại tá tỉnh trưởng Gia Định nhận danh thiếp thiếu tá chánh văn phòng của vị phu nhân một viên tướng cao cấp nhất của quân lực.

Viên thiếu tá đặt lên bàn giấy ông tỉnh trưởng tập hồ sơ thổ trạch đứng tên bà tướng với lời yêu cầu ông phê chuẩn sự hợp thức hóa tình trạng sỡ hữu phần đất của bà. Sau khi xem xét kỹ hồ sơ và những qui định hành chánh về thủ tục hợp thức hóa đất đai thuộc phạm vi tỉnh, Đại tá tỉnh trưởng Trương Quang Ân có lời quyết định:
- Thiếu tá có thể trở về trình với bà tướng như thế nầy: Tôi đã xem xét kỹ càng về thủ tục hợp thức hóa thổ cư, điền thổ theo như các qui định hành chánh cho phép, nhưng lô đất nầy dẫu thuộc về tỉnh Gia Định, cũng là công thổ quốc gia nên tôi không thể hợp thức hóa quyền sỡ hữu của bà đối với phần đất đó được! Khoảng một thời gian ngắn sau, viên thiếu tá trở lại với lá thư viết tay của bà tướng cũng với yêu cầu như đã kể với lời lẽ quyết liệt dứt khoát hơn, kèm theo ý nghĩa đe dọa, chức vụ ông có thể bị ảnh hưởng xấu nếu tiếp tục đường lối cũ.

Và Đại tá tỉnh trưởng Gia Định cũng trả lời dứt khoát với nội dung minh bạch như đã nói một lần: - Công thổ, công điền không thể bị chiếm đoạt, sang nhượng cho bất cứ ai. Kết quả Đại tá tỉnh trưởng Gia Định bàn giao chức vụ lại cho một viên đại tá sau nầy phải ra tòa vì tội buôn lậu và tham nhũng.

Đại tá Trương Quang Ân rời tỉnh Gia Định với luyến tiếc của mọi tầng lớp thân hào, nhân sĩ cùng binh sĩ, đồng bào các quận ven đô. Hãy nghe anh Heo, trung đội trưởng Nghĩa quân ấp Vĩnh Lộc, xã Tân Sơn Nhì, quận Tân Bình nói với chúng tôi (Tiểu đoàn 9 Dù đang giữ an ninh vòng đai Biệt khu Thủ đô vào thời điểm 1966-1967):
- Từ khi có ông tỉnh với mấy anh về đây, ban đêm tui ngủ ở nhà và đi nhậu như ở Sài Gòn!

Nếu Đại tá tỉnh trưởng Trương Quang Ân còn ở Gia Định vị tất các đơn vị Việt cộng có thể ngang nhiên tập trung nơi những chỗ ém quân ở Nhị Bình, Thạnh Lộc (Gò Vấp), hoặc Bà Điểm, Bà Hom (Hóc Môn), hay Phú Lâm, An Lạc (Bình Chánh)... để tấn công vào Sài Gòn trong những ngày đầu năm 1968. Và nếu điều nầy không xẩy ra thì chắc rằng mặt trận Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định ắt sẽ có những hình thái khác. Đau thương của dân chúng, sinh mạng người lính hẳn sẽ bớt phần khốc liệt oan khiên hơn. Nhưng bởi người lính đã ra đi. Vị tỉnh trưởng thanh liêm phải rời bỏ nhiệm sở.

***

Phi trường Phụng Dực Ban Mê Thuột hôm ấy có một sinh hoạt khác hơn ngày thường với giàn quân nhạc của Sư đoàn 23 Bộ Binh đứng xếp hàng nhiêm chỉnh. Phòng khách phi trường được quét dọn sạch sẽ, có mặt gần như đầy đủ thành phần sĩ quan cao cấp của đơn vị và tiểu khu Darlac, đơn vị hành chính cùng có chung một địa bàn hoạt động với Sư đoàn, lực lượng diện địa quan yếu của Khu 23 Chiến thuật.

Chiếc máy bay C-47 hàng không quân sự đáp xuống, lố nhố những hành khách quân nhân và gia đình ào ra từ cửa máy bay. Giàn quân nhạc chuẩn bị nhạc cụ, sửa soạn trình tấu khúc Thượng Cấp Võ; đám sĩ quan vội vã xếp đội hình, tất cả chờ đợi viên tân tư lệnh xuất hiện. Họ chờ một tướng lãnh mặt trận có uy danh với những chiến công nơi trận địa mà ông đã thu đạt từ binh chủng Nhảy Dù qua những chức vụ sĩ quan chỉ huy những đơn vị tác chiến. Nhưng vị tướng với vóc dáng, y phục, cách thế như chờ đợi ấy đã không xuất hiện.

Người ta chỉ thấy một người lính với nón sắt hai lớp, lưới ngụy trang, quân phục tác chiến xanh của bộ binh, vai mang ba lô, tay xách sac marin đi lẫn vào cùng đám quân nhân hành khách.
- Hay là ông chưa tới?

Có thể ông đi máy bay Air Việt Nam để được sạch sẽ, lịch sự hơn chăng?! Đám sĩ quan nghi lễ bàn tán. Bỗng một người nhác thấy người lính đi hàng cuối mang bảng tên màu trắng kẻ chữ "Ân" đen trên nắp túi áo và ngôi sao huy hiệu cấp tướng màu đen may tiệp vào cổ áo tác chiến. Không một chiếc huy chương ở phần ngực áo.

Người nầy vội vã, hốt hoảng: - Vào hàng! Vào hàng! Phắc!

Hành khách quân nhân cuối cùng kia vội đi nhanh đến chỗ viên sĩ quan trưởng toán chào kính, và nói nhanh, dẫu tiếng nhỏ nhưng dứt khoát:
- Trung tá cho anh em nghỉ, tôi không thể nhận!

Và khi đứng hẳn trước đoàn người, tướng Trương Quang Ân khiêm tốn giải thích:
- Cám ơn anh em đã đón tôi với đủ lễ nghi quân cách, nhưng tôi không được phép nhận vì chưa bàn giao đơn vị. Vậy chỉ cho tôi một xe Jeep cũng như những sĩ quan vừa đáo nhậm đơn vị mới và chờ cho tôi bàn giao với vị chỉ huy trưởng xong, các anh em hẳn dành cho tôi quân lễ đối với một tân tư lệnh!

Ông lên một chiếc Jeep trần trụi, sửa lại thế ngồi, bi đông nước, khẩu súng Colt, chiếc nón sắt hai lớp đội thẳng, sát xuống mí mắt đúng quân phong, quân kỷ ấn định. Đoàn xe ra khỏi phi trường, hướng khu dân cư nơi đặt những cơ sở quân sự của khu chiến thuật và tòa tỉnh trưởng. Sau chiếc Jeep cũ kỷ chở vị tân tư lệnh, một chiếc khác bóng loáng mới tinh khôi cắm cờ hiệu cấp tướng không người ngồi, chạy theo giữa bụi mù. Ngay sau khi nhậm chức, Tướng quân được dịp chứng nghiệm khả năng chỉ huy vào dịp Tết Mậu Thân, 1968 khi quân cộng sản tổng tấn công miền Nam mà thị xã Ban Mê Thuột với bộ tư lệnh Sư đoàn 23 là mục tiêu đầu tiên bị Trung đoàn 33 Cộng sản Bắc Việt tập trung dứt điểm.

Liền sau giờ giao thừa, lúc 1 giờ 35 đêm 29 rạng 30 tháng 1, 1968, 4 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 33 tăng cường 2 Tiểu đoàn 401 và 301 Cơ động tỉnh và 4 đại đội địa phương cùng du kích đồng loạt tấn công những mục tiêu của thị xã. Sở Hành chánh tài chánh, tòa hành chánh, dinh tỉnh trưởng, bộ chỉ huy tiểu khu, Đại đội 514 Vận tải, trại gia binh Đại đội Trinh sát, cư xá sĩ quan và bản doanh bộ tư lệnh sư đoàn là những vị trí phải được chiếm cứ trước hết.

Bởi phía chỉ huy quân sự đối phương hiểu rõ rằng, nếu đập vỡ được cơ quan chỉ huy, khống chế được thành phần nhân sự hoặc thân nhân, gia đình của lực lượng trừ bị tiếp ứng (Đại đội Trinh sát, thành phần sĩ quan chỉ huy, tham mưu sư đoàn) thì cuộc tấn công ắt chiếm giữ phần ưu thắng. Nhưng tất cả mũi tấn công đồng bị chận đứng trước cổng các doanh trại và âm mưu lùa dân vào thị xã biểu tình thực hiện bước tổng nổi dậy tiếp theo hoàn toàn bị thất bại.

Bởi từ bộ tư lệnh Sư đoàn 23, Tướng quân đã điều động ngay trong đêm cuộc phản công với Thiết đoàn 8 Kỵ binh, các Tiểu đoàn 2, và 3 thuộc Trung đoàn 45 Bộ Binh và Đại đội 45 Trinh sát đang hành quân bên ngoài thị xã. Lực lượng tấn công cộng sản hóa thành bị bao vây, chia cắt bởi đoàn quân tiếp ứng. Sáng ngày 30 (mồng một Tết âm lịch) lực lượng thiết kỵ và bộ binh của sư đoàn đã hoàn toàn giữ vững những vị trí, cơ quan quân sự, hành chánh trọng yếu của tỉnh và thị xã.

Về mặt chiến thuật, chúng ta có thể nói rằng âm mưu tiến chiếm Ban Mê Thuột bị dập tắt từ giờ phút đầu tiên, chỉ trừ những cơ sở như ty ngân khố, Sở Hành chánh tài chánh số 3 còn bị những tiểu tổ du kích chiếm đóng mà vì cốt tránh thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản chung nên phía tiểu khu, bộ tư lệnh sư đoàn chưa cho lệnh phản kích lấy lại.

Tính đến ngày mồng 6 Tết, mặt trận Ban Mê Thuột hoàn toàn được giải tỏa, Trung đoàn 33 và các đơn vị địa phương, du kích bị đánh bật ra khỏi vành đai thị xã để lại 924 xác trên hiện trường và 143 bị bắt sống. Nhưng mỉa mai thay, có một "lạnh nhạt cố ý" rất đáng chê trách: suốt chiến dịch ca ngợi thắng lợi kiên trì giữ vững miền Nam sau biến cố lớn lao nầy, công trận thủ thắng ở mặt trận Ban Mê Thuột "hình như" được cố ý loại bỏ. Điều nầy càng thấy được cụ thể qua tập quân sử tổng kết "Cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của Việt Cộng Tết Mậu Thân 1968", danh tính vị Tướng quân tư lệnh Sư đoàn 23, Chuẩn tướng Trương Quang Ân hoàn toàn không được nhắc tới một lần, cho dù có hình ảnh của người cùng viên tư lệnh Quân khu đi xem xét chiến lợi phẩm sau khi mặt trận im tiếng súng và quân địch đã toàn phần bị đánh bại.

Khi những người cầm quyền quốc gia, lãnh đạo quân đội xem nhẹ kẻ sĩ, bạc đãi chiến sĩ, danh tướng thì chỉ dấu suy thoái của quốc gia, quân đội đó ắt đã phát hiện. Nếu những người lính mang tên Trương Quang Ân, Nguyễn Viết Thanh, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam, Trần văn Hai, Lê văn Hưng nắm quyền thống lĩnh quân đội, trọng trách vận mệnh quốc gia từ thập niên 60, đầu những năm 70, thì đâu có ngày đau thương oan nghiệt 30 tháng 4, 1975. Chúng ta phải kêu lên tiếng uất hận vỡ trời cùng anh linh Chiến Sĩ - Tướng Quân. Một ngày hè giữa năm 1970 sau buổi thuyết trình buổi sáng tại trung tâm hành quân, Chuẩn tướng tư lệnh cùng cố vấn sư đoàn, vị sĩ quan Phòng 3 ra bãi đáp trực thăng cạnh bộ tư lệnh để đi thanh tra, kiểm soát những đơn vị thuộc quyền đang hành quân trong phạm vi quận Đức Lập.

Theo thường lệ, Tướng quân đi cùng những giới chức trên bằng trực thăng UH-1D của hệ thống cố vấn Mỹ, nhưng bởi sáng nay có bà tháp tùng theo cùng để đến thăm gia đình binh sĩ của đơn vị có hậu cứ tại quận lỵ, nên hai người quyết định sử dụng trực thăng H-34 của Không quân Việt Nam, cũng cốt để chở được nhiều nhu yếu phẩm, quà tặng cho binh sĩ và gia đình của họ. Hai vợ chồng Người Lính lớn nhất của đơn vị đi thăm hỏi mỗi gia đình binh sĩ, bà ngồi xuống giữa những người vợ lính, những em bé xao xác do thiếu dinh dưỡng, trú ngụ nơi những lều trại dã chiến mà người lính tạm dựng lên tại tiền trạm vùng hành quân. Bà bối rối, băn khoăn về nỗi khổ của từng người, bà ôm không hết những em nhỏ với nước mắt rưng rưng thương cảm.

Ông yên lặng đi đến tại mỗi vị trí phòng thủ, xem xét những khẩu pháo, hỏi kỹ về nhu cầu của đơn vị và luôn nhắc nhở cán bộ sĩ quan:
- Phải luôn cố gắng chăm sóc đời sống anh em, họ đã quá thiếu thốn, quá gian khổ, bổn phận của cấp chỉ huy là phải tận tụy hết lòng với mỗi người lính của mình. Ai cũng có thể có khuyết điểm nhưng cần nhất là biết phục thiện, sửa chữa.

Buổi thăm viếng đã quá lâu, cố vấn Mỹ, toán sĩ quan tham mưu, cũng như cá nhân tướng tư lệnh phải trở về Ban Mê Thuột; những người vợ binh sĩ vây quanh bà, bà bước đi ngập ngừng. "Về mình ạ, mình còn trở lại nhiều lần nữa, mình nói với các chị, các cháu như thế!" Ông bắt tay từng sĩ quan, ân cần đáp lại ánh mắt lưu luyến của binh sĩ. Cánh quạt chiếc H-34 bắt đầu quay, Tướng quân đỡ phu nhân, chiến hữu sắc son của Người suốt đời dài binh đao, bước lên cửa máy bay vì sức gió mạnh xô đẩy. Hai Người Lính nhìn lại những bóng người dưới đất bắt đầu mờ dần do nước mắt của bà đã thấm nhòa cảm xúc.

Người dưới đất đưa tay ngoắc từ biệt. Bỗng như tia chớp cực mạnh lóe sáng, con tàu bùng vỡ thành khối lửa hung hản ác độc và lao nhanh xuống như một mũi tên. Khu trại gia binh đồng la lớn kinh hoàng:
- Chết rồi! Chết rồi trời ơi!
- Ông bà tướng chết rồi trời ơi! Trời ơi là trời ơi!!

Những người vợ lính bật khóc cùng với những đứa con gào ngất trong tay bởi ánh lửa đỏ rực sáng loáng khoảng trời. Tướng quân Trương Quang Ân cùng phu nhân Dương thị Thanh trở về cùng mặt đất quê hương như trong tuổi thanh xuân hai Người Lính đã kết hợp giữa bầu trời Tổ Quốc. Trong buổi phát tang nhị liệt vị, sĩ quan nghi lễ kê khai phần tài sản để lại gồm: 53,000 đồng, tiền lương tháng cuối cùng của Tướng quân, và 8 chiếc áo dài nội hóa của phu nhân. Chúng ta hôm nay cùng sông núi kính cẩn nghiêng mình trước Anh Linh Người Lính Thanh Cao, Trung Liệt đã vô vàn tận hiến với nước Việt Miền Nam: Thiếu Sinh Quân - Người Lính Cộng Hòa Trương Quang Ân.
_________________

Cỏ May

Một Chuyện Tình Cảm Động

Một đám cưới, cô dâu 16 tuổi, chú rể 5 tuổi. Trời Phật ơi! ngày xưa tôi có nghe hôn nhân như vậy, nhưng suốt cuộc đời của tôi, tôi chưa thấy tận mắt. Tại sao người con gái VN ngày xưa phải chịu khổ hạnh như vậy? Xúc tép nuôi Cò, lỡ Cò lớn Cò bay thì sao? Tội nghiệp! họ phó mặc cho Trời Phật, chỉ biết nhắm mắt cầu nguyện.

Click Vào Đây - Để xem một hôn nhân kỳ dị, nhưng đầy nhân nghĩa.

Thursday, February 26, 2009

Chuyện Tình Buồn - Như Quỳnh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Chuyện Tình Buồn/Ca sĩ Như Quỳnh

Tuesday, February 24, 2009

Nha Trang Ngày Về - Diễm Liên

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Nha Trang Ngày Về/Ca sĩ Diễm Liên

Giòng Sông Xanh - Ánh Tuyết

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Giòng Sông Xanh/Ca sĩ Ánh Tuyết

Hello Vietnam - Phạm quỳnh Anh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Hello Vietnam/Ca sĩ VN trẻ Phạm quỳnh Anh, trông rất ngây ngô, nhưng đã nổi tiếng ở Pháp.

Tôi post lại nhạc phẩm nầy theo lời yêu cầu của một người. tth

J'espère (Tôi Hy Vọng) - Pham Quynh Anh & Marc Lavoine

Click Vào Đây - Nhạc phẩm J'espère (Tôi Hy Vọng)/Ca sĩ Pham Quynh Anh & Marc Lavoine

Xin Còn Gọi Tên Nhau - Nguyễn hồng An

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Xin Còn Gọi Tên Nhau/Ca sĩ Nguyễn hồng An

Sunday, February 22, 2009

Chương trình du ngoạn cruise ship - Hồ vỉnh Thuỷ đặc trách

Anh chị vào blog Hội Ngộ xem chương trình du ngoạn cruise ship, tôi mới thêm vô ngay phía dưới Địa Điểm Và Chương Trình Hội Ngộ. Thời gian rất khẩn cấp, ai muốn đi cruise ship thì phải ghi tên và đặt cọc tiền ngay, cuối tháng Feb nầy sẽ hết hạn cho giá đặc biệt. tth

Bống Bồng Ơi - Hồng Nhung, Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Bống Bồng Ơi/Ca sĩ Hồng Nhung, Quang Dũng

Năm 17 Tuổi - Hạ Vy

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Năm 17 Tuổi/Ca sĩ Hạ Vy

Saturday, February 21, 2009

Xa Vắng - Hạ Vy

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Xa Vắng/Ca sĩ Hạ Vy

Chiếc Lá Cuối Cùng - Thanh Long

Click Vào Đây - Nhạc phẩm chiếc lá cuối cùng/Ca sĩ Thanh Long

Thursday, February 19, 2009

Dạ Khúc Cho Tình Nhân - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Dạ KHúc Cho Tình Nhân/Ca sĩ Quang Dũng

Thiên Thai - Ánh Tuyết

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Thiên Thai/Ca sĩ Ánh Tuyết

Có một người ....(nhân đọc Gửi Thầy D)

Tôi đọc mục gửi thầy D của quý huynh Dê : Anh , Thái , Hoành , làm cho tôi nhớ câu của Người Xưa : - Trong 3 người ắt hẳn có một người là thầy ta !!Quá đúng !
Còn bây giờ thì tôi cũng bắt chước câu đó mà nói rằng :Trong 3 Người ắt hẳn là có một người thầy ....CHẠY !!!! Cũng hổng sai !!!
Chư huynh theo dỏi vụ việc ấy thì thấy tôi nói đúng ha! Cũng bởi do cái Tuổi đời của mình nó gây ra Lộn Xộn như vậy đó !!Biết vậy nên chúng ta tận dụng những ngày xế chiều nầy mà gặp nhau khi có dịp đi các huynh ơi !!Mong lắm nghe ! Thân ! Dê -Thờ

Tuesday, February 17, 2009

Biển - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Biển/Ca sĩ Quang Dũng

Người Từ Phương Xa Về - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Người Từ Phương Xa Về/Ca sĩ Quang Dũng

Monday, February 16, 2009

Gởi thầy D Thái.

Hey Thái, Anh Lé chỉ có một email address anhluong1@hotmail.com từ cha sanh mẹ đẻ mà thôi. Số "1" theo sau anhluong là tượng trưng chỉ lé có một mắt thôi, chứ nó không muốn lé hơn một. Tao hiểu ý nó lắm. Mầy double check email của Anh Lé trong danh sách 63D xem sao.
Tao nghi mầy sẽ là người nối gót tao, chứ chẳng phải nó đâu.
Vài hàng chit chat cho vui cùng các bạn.
CVH

Nỗi niềm Chị Bảy: Thầy D Hoành làm ơn click vào đây

http://groups.yahoo.com/group/kq63d/members

rồi signin, bạn sẽ thấy Anh Lé joined với email anhluong13@yahoo.com ngày May 8, 2007. Rồi ngay dưới anhluong13, bạn click edit membership, rồi ngay dưới Bounce Status bạn sẽ thấy email của Anh Lé bị bounce bắt đầu ngày Sept 25, 2007. Nó đổi email vào cuối tháng Sept 2007, mà nó không cho tao biết. Khi anh em đổi email thì vui lòng cho tôi biết để tôi update vào group mail!

Hoành ơi! Hiền Điên điện thoại cho tao, khen mầy viết văn còn rỏ ràng lắm, chưa lộn xộn, nó cười ha hả, mừng cho mầy được TBTC khen. tth

Sunday, February 15, 2009

Nỗi khổ của Chị Bảy

Tôi đang ở Houston, Chùa mời xuống dự tiệc gây quỷ cho Hội Quan Âm, tôi vừa đọc email của Lương ngọc Anh, tôi thắc mắc mãi, không biết đây là email của Anh hay là của Cẩm văn Hoành!

Tôi gởi cho Anh email như thế nầy:

Hey Anh Lé,

Tao add email nầy của mầy vào group mail rồi. Email củ anhluong13@yahoo.com mầy còn xài không?

Và đây là email trả lời của Lương ngọc Anh:

Email củ hay mới không phải là anhluong13@yahoo.com .Chỉ có một cái từ ngày cha sinh mẹ đẻ tới nay: anhluong1@hotmail.com.

Tôi khổ quá các Thầy D ơi! Vậy là tương lai của tôi rất mù mịt, rồi đây các Thầy D sẽ nối gót Cẩm văn Hoành, sai tôi làm rồi kông nhớ, nói không có sai, thì tôi chỉ có đứt gân máu! Email anhluong13@yahoo.com nằm trong group mail mấy năm nay, bây giờ Lương ngọc Anh nói từ cha sanh mẹ đẻ, nó không có email đó! Có đứt gân máu không các Thấy D?

Đêm hôm qua tôi nằm mơ, Hội Ngộ 2009, các Thầy D gây dữ dằng với nhà hàng, vì nhà hàng dọn ra đủ sáu món, mà Thầy D không nhớ, nói mới có ba món! tôi nghiệp nhà hàng! Anh em đừng xì ra tin nầy, vì nhà hàng sẽ huỷ bỏ hợp đồng với Hiền Điên, tội nghiệp nó! tth

Friday, February 13, 2009

Giấc Mơ Buồn - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Giấc Mơ Buồn/Ca sĩ Quang Dũng

Phật Tử và Viện Dưỡng Lảo - Nỗi niềm của Chị Bảy

Phật Tử và Viện Dưỡng Lảo

Đang ăn trưa trong nhà hàng, bà xả cho tôi biết, có tin mẹ một người bạn hiện đang ở trong Viện Dưỡng Lảo. Tôi liền gọi người bạn, anh cho tôi biết tên của mẹ, số phòng và địa chỉ Viện Dưỡng Lảo, anh cũng cho tôi biết có rất nhiều ông bà cụ Phật Tử trong Chùa ngày xưa, hiện đang ở cùng Viện Dưỡng Lão với mẹ anh.

Buồn tình đời đã rồi, bây giờ tôi lại đâm ra buồn tình đạo, nên lâu quá tôi không lên Chùa. Hôm nay được tin những người đã từng yêu thương, hổ trợ tôi để xây ngôi Chùa Bảo Quang, có người thì mất rồi, người còn sống thì hiện đang ở Viện Dưỡng Lão! lòng tôi xót xa.

Ăn trưa xong, tôi và bà xả tới Viện Dưỡng Lảo, vào thẳng phòng mẹ người bạn. Bà cụ nầy rất thương tôi, lúc trước mỗi lần đoàn Lân tôi thành lập cho Chùa, đang múa Tết cho đêm Giao Thừa, người đông chen chút, vậy mà bà cụ tìm tôi cho được để dúi cho tôi tờ $20 để lì xì Lân, tiền già của bà cụ chắt chiu dành dụm đấy! Đành rằng tiền nầy rồi cũng cúng Chùa và cho các em đoàn Lân, nhưng những tình thương âm thầm đó, là niềm an ủi lớn cho tôi trong mấy chục năm xả thân làm việc đạo. Vào phòng không có ai, chúng tôi ra phòng ăn trưa thì gặp bà cụ, bà rất vui mừng gặp lại vợ chồng tôi. Bà cụ chỉ có đôi chân đi đứng khó khăn, ngoài đôi chân ra, sức khoẻ bà cụ rất tốt, trí nhớ còn minh mẫn.

Tôi và bà xả đến phòng của ông bà cụ cũng là Phật Tử trong Chùa, cụ ông 94 tuổi, cựu Đại Tá Lục Quân, cụ bà cũng trên 90, hai người ăn nói, đi đứng còn khỏe mạnh lắm. Trước khi bước vô phòng, cô y tá lật đật chận tôi lại, bảo tôi gỏ cửa phòng! Gỏ cửa và bước vô phòng, tôi ngạc nhiên vì cụ ông, cụ bà ở cùng phòng! À thì ra đó là lý do y tá bắt tôi gỏ cửa phòng, có lẽ y tá cũng đã bắt tại trận cụ ông, cụ bà đang tập dợt đô vật trong phòng rồi, họ rút kinh nghiệm nên cẩn thận đấy thôi!

Lần đầu tiên tôi thấy Viện Dưỡng Lão cho vợ chồng ở cùng phòng, riêng tư, ý kiến rất hay, vì 94 tuổi mà hai cụ còn khỏe mạnh hơn vài Thầy D của tụi mình, thì chuyện ý của cụ vẫn bình thường, không có gì lạ. Tôi có đọc tài liệu, con người bình thường, không đau yếu, thì cái ý vẫn hoạt động tốt cho tới chết.

Tôi còn nhớ rỏ, hơn hai mươi năm về trước, chúng tôi khoảng hai mươi người, trong đó có rất nhiều cô gái làm chung với tôi, chúng tôi đại diện sở đi phát quà Christmas cho vài Viện Dưỡng Lão. Khi Viện Dưỡng Lảo tập họp họ lại để chúng tôi ca hát, phát quà, thình lình một bà Mỹ trắng khoảng 70 tuổi đến nắm tay tôi và nói lớn trước mọi người: “You look cute, come to my room…come to my room!”, bà vừa nói vừa kéo tay tôi. Tôi nhẹ nhàng rút tay lại, mặt tôi đỏ rần, mấy con nhỏ làm chung với tôi cười rộ lên. Bà già tỉnh bơ, các người bạn của bà già trong Viện Dưỡng Lảo cũng tỉnh bơ, hình như họ thông cảm với nhau điều gì...gì đó mà lúc ấy tôi chưa hiểu hết. Giờ đây với tuổi thất thập, tôi mới thật sự thông cảm bà hoàn toàn, nếu bây giờ ai đó nhốt tôi trong Viện Dưỡng Lảo năm nầy, tháng kia mà không có cái ý, có lẽ tôi sẽ không kéo tay mời vô phòng như bà già ngày nào, mà ông “già dịch” nầy sẽ đề nghị làm tại chổ!!!

Cụ ông gặp tôi, cụ ông mừng quá, đem kỹ niệm Chùa ra nói huyên thuyên, làm tôi hồi tưởng lại những kỹ niệm khi tôi xây Chùa trên xứ Mỹ của buổi ban đầu, nó không đơn giản, mỗi lần nghĩ tới tôi còn sợ.


Hôm ấy, tôi đi đánh tennis, tình cờ tôi gặp lô đất trống, rộng 1 mẫu để bảng bán, giá tiền vừa sức cho Chùa. Tôi trình lên vị Thượng Toạ ở Houston, người đở đầu tinh thần cho chúng tôi thời bấy giờ, Thượng Toạ khuyên tôi mua. Chùa lúc bây giờ có đủ tiền, thế là tôi mua lô đất, để xây Chùa mới và bán ngôi Chùa củ chật hẹp, củ kỹ.

Chiều hôm đó, tôi và người cò mồi bán đất, đang lội trong đám cỏ cao mịt mù để theo người đo đất, hối thúc họ đo cho xong, vì 5 giờ chiều tôi phải chồng tiền mua. Một ông già Mỹ trắng khoảng 70 tuổi, nhà ông cách lô đất khoảng 500 feet, ông sống ở đây trên 34 năm, ngoài nhà ông ra thì đây là khu đất trống mênh mông, chỉ có 4 nhà thờ nằm bốn góc và cách lô đất khá xa.

Ông Mỹ già tiến lại gần tôi hỏi:
- Mầy mua đất xây gì ở đây?
Bị bất ngờ, tôi không dám nói xây Chùa, nên nói:
- Tôi xây Church
Ông hỏi:
- Church gì?
Bị bí nên tôi nói:
- Buddhist Church
Ông chỉ bốn cái nhà thờ nằm bốn góc và hét lớn:
- Church đây, church kia, tao chống đối, tao sẽ xuống city chống đối.

Tôi lo buồn như sắp ngã quỵ trong đám cỏ cao mịt mù, tên cò mồi bán đất nắm tay tôi bảo tôi chạy, vì nó sợ ông già lấy súng ra bắn hai đứa! 5 giờ chiều hôm đó tôi vẫn phải chồng tiền mua lô đất, lòng tôi rối như tơ vò. Mua đất mà không xây Chùa được, chắc chắn tôi phải trốn khỏi San Antonio, vì Phật Tử đâu để tôi yên.

Tối hôm đó tôi trằn trọc mãi, tôi nhớ có lần bà Thủ Quỹ của Chùa nói chồng bà là Đại Tá CIA Mỹ, đã từng ở VN. Sáng hôm sau tôi gọi bà Thủ Quỷ và xin nói chuyện với chồng bà. Tôi không kể hết sự thật, tôi chỉ xin chồng bà vui lòng liên lạc với ông già gần lô đất và xin phép ông cho tôi đến nhà.

Một lúc sau, chồng bà Thủ Quỹ gọi lại tôi cho biết, khi ông giới thiệu là Đại Tá CIA, ông già gốc là Thượng Sĩ, lấy lòng ông Đại Tá ngay, ông già nói ông rất tiếc vì chiều hôm qua ông tưởng tôi là người Korea! VN thì “no problem”, ông già vui vẽ mời tôi tới nhà. Tôi cám ơn chồng bà Thủ Quỷ hết lời, vị cứu tinh đúng lúc.

Tôi không dám đến nhà ông già ngay, tôi đợi đến ngày lễ Thanksgiving, tôi mua một con smoke gà tây lớn, một chục honey ham to tổ bố, tôi tới nhà ông già để tế Thần. Thấy tôi ông già vui vẽ ra mở cồng và mời tôi vào. Vào nhà tôi chưa dám ngồi vội, tôi lấy business card của tôi trong sở đưa cho ông và tự giới thiệu, ông nhận ra sở của tôi vì sở tôi chuyên lo bảo hiểm cho quân đội Mỹ, ông hết sức vồn vả mời tôi ngồi. Tôi ân cần cho ông biết, người VN có phong tục là chăm sóc người già cả, tôi xin phép ông cho tôi coi ông như chú bác, ông cần thì cứ gọi tôi, đêm ngày bất kể, vì ông không có thân nhân ở San Antonio. Tôi và ông già tưởng đâu là hai kẻ thù không đội trời chung mấy ngày trước đó, bây giờ lại là đôi bạn thâm giao! Vậy là việc xin giấy phép xây cất Chùa, tôi sẽ không phải lo ai chống đối, vì theo luật Texas chỉ có người đang sống trên đất gần đó mới có quyền chống đối, chủ của những lô đất trống xung quanh Chùa không có quyền chống đối, nhờ vậy sau nầy Chùa mua thêm năm mẫu xung quanh, giá rẽ rề! Ôi! cũng số Trời Phật cho.

Xin giấy phép xong, nhà thâu vui mừng xin tôi để dựng bảng đề tên hảng custom builder của ông trước Chùa để quảng cáo. Tôi vui mừng đồng ý. Nhưng vui mừng không lâu, vài ngày sau nhà thầu cho tôi biết những developer của những khu đất xung quanh, họ chống đối dữ dằng lắm, may mà tôi đã lấy lòng ông già gần lô đất trước các developer, nếu mà ông già theo phe các developer thì tôi hết gỡ! Tuy nhiên tôi hiểu và thông cảm các developer, vì ngôi Chùa tôi xây lên, thì đất của họ bán cho ai? Chỉ có Chùa mua thôi!

Nhà thầu quá lo sợ, ông cho tôi biết, ông không còn ý định dựng bảng quảng cáo cho hảng xây cất của ông nữa. Ông còn nói thêm, ông đã đưa số điện thoại của tôi cho mọi người, ai muốn chống đối thì gọi tôi, làm tôi lo buồn héo hon.

Mỗi lần lên coi nhà thầu xây cất Chùa, tôi lo sợ những người Mỹ cuồng tín làm ẩu, nên tôi thường rủ cụ ông đi với tôi cho có bạn. Một buổi chiều, trời sắp tối, thợ đã về hết, một bà Mỹ trắng chừng 40 tuổi lái chiếc xe station wagon, chở rất nhiều con nít Mỹ trong xe, bà tấp xe ngừng trước cửa Chùa.

Bà xuống xe tiến lại gần tôi hỏi:
- Mầy xây gì ở đây?
Tôi nói:
- Tôi xây Buddhist Church.

Tôi cố tránh chữ Temple.

Bà Mỹ nỗi xung, lớn tiếng với tôi:
- Mầy biết không, chỉ có Jesus Christ cứu mầy, Buddha đâu có cứu mầy!

Tôi cố dằng lòng để lo cho đại sự, tôi nhỏ nhẹ nói:
- Tôi rất hân hạnh gặp bà, bà có ở gần đây không?

Nghe tôi hỏi nhà, bà có vẻ lo sợ, bà chỉ Nhà Thờ gần Chùa, bà cho biết bà là người trong Nhà Thờ đó. Tôi mời bà vô viếng Chùa, bà không vô và ngoe nguẩy đi. Cụ ông chứng kiến cảnh nầy, cụ than: “Tôi không bao giờ dám lên đây một mình, dễ sợ quá”.

Nhưng cũng chưa yên, khi Chùa sắp khánh thành, chúng tôi mua vải vàng đậy tượng Phật để làm áo che, theo chỉ dạy của Thượng Toạ lảnh đạo tinh thần, chờ khi khánh thành thì cởi áo Phật ra. Một buổi sáng Chủ Nhật, một cô gái Mỹ trắng tuổi đôi mươi, gặp tôi tại cửa Chùa, cô đưa tôi quyển Thánh Kinh, tôi vui vẽ nhận và hứa sẽ đọc. Tôi mời cô vào Chùa tham quan, cô theo tôi bước vào trong Chùa, cô thấy Tượng Phật phủ vải vàng, hai đầu gối cô rung, mặt cô lo sợ tái mét. Hình như cô tưởng có người trong tấm vải vàng! Tôi bảo cô đừng sợ, tôi giới thiệu cô Tượng Phật và giải thích vì chưa khánh thành nên chúng tôi phải đậy Phật lạì. Vô Chùa không lâu thì cô gái xin phép tôi ra về, tôi hết sức ân cần tiển đưa cô ra xe và từ đó mọi sự chống đối không còn thấy nữa. Mấy năm gần đây, người Mỹ trắng vào Chùa lễ Phật rất đông, và có khá đông người Mỹ quy y, học đạo.

Mỗi lần có những cao Tăng từ Tây Tạng đến Chùa dạy thiền, Mỹ trắng ngồi đầy Chánh Điện, hình như họ cảm thương cảnh mất nước của người Tây Tạng rất sâu đậm.

Chùa xây xong khá lâu, chúng tôi mới thỉnh được Thầy về Trụ Trì Chùa, trong thời gian chưa có Thầy Trụ Trì, đêm khuya hệ thống báo động của Chùa reo, ông già Mỹ trắng gần Chùa gọi cho tôi biết, thế là đêm khuya tôi xách súng chạy lên. Ông già Mỹ trắng gần Chùa, người bạn “thâm giao” của tôi, lúc bây giờ là Ông Từ coi sóc Chùa và báo cho tôi biết mọi diễn tiến bên ngoài Chùa! Khi ông già chết, người cháu gái của ông từ tiểu bang khác về, cô gọi báo tin buồn cho tôi, theo lời dặn dò của ông già. Tội ghiệp! trước khi chết ông già còn nhớ tôi.

Kết luận: Lâu nay tôi chủ trương không bao giờ vào ở Viện Dưỡng Lão, vì buồn thảm tủi thân quá, tôi dự trù nếu vợ tôi đau yếu, tôi về VN thuê biệt thự ở Nha Trang hoặc Vũng Tàu, mướn người săn sóc vợ tôi. Còn tôi, nếu tôi đau yếu, tôi không tự chăm sóc cho tôi được, tôi sẽ bấm nút “the final exit”, vì tôi hiện là member của nhóm Dr Jack Kevorkian.

Nhưng hôm nay nhìn các cụ trong Chùa ngày xưa, đang sống trong Viện Dưỡng Lão, tôi và bà xả lo sợ “we will be next!!”./. tth

Thursday, February 12, 2009

Khi Con Tim Biết Yêu - Như Quỳnh

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Khi Con Tim Biết Yêu/Ca sĩ Như Quỳnh

Tuesday, February 10, 2009

Còn Ta Với Nồng Nàn - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Còn Ta Với Nồng Nàn/Ca sĩ Quang Dũng

Khi Người Yêu Tôi Khóc - Ngọc Hạ, Nguyên Khang

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Khi Người Yêu Tôi Khóc,Trên Đỉnh Mùa Đông/Ca sĩ Ngọc Hạ, Nguyên Khang

Monday, February 9, 2009

Trên Bến Sông Buồn - Hương Lan, Thanh Tuyền

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Trên Bến Sông Buồn/Ca sĩ Hương Lan, Thanh Tuyền

Muốn Ly Hôn, Hảy Bế Em Ra Khỏi Cuộc Đời Anh - Chuyện ngắn

Người đàn bà trong câu chuyện, ghen tương nhưng cao tay hơn Hoạn Thư nhiều, các Công Chúa nên nghiên cứu chiến thuật nầy, biết đâu có ngày cần đến nó. tth

Click Vào Đây - Để xem câu chuyện "Muốn Ly Hôn, Hảy Bế Em Ra Khỏi Cuộc Đời Anh"

Saturday, February 7, 2009

Gửi Người Em Gái - Ánh Tuyết

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Gửi Người Em Gái/Ca sĩ Ánh Tuyết

Liên khúc Chuyện Tình Hoa Trắng - Y Phụng, Ngọc Huyền, Băng Tâm, Đặng Thế Luân, Mạnh Đình

Click Vào Đây - Liên chúc Chuyện Tình Hoa Trắng/Ca sĩ Y Phụng, Ngọc Huyền, Băng Tâm, Đặng Thế Luân, Mạnh Đình

Friday, February 6, 2009

Câu Chuyện Bát Mì - Chuyện ngắn


Tình cờ tôi đọc Câu Chuyện Bát Mì, chuyện dễ thương, man mát buồn, đũ sức thu hút tôi đọc say sưa. Tôi đồng ý với đoạn kết của câu chuyện "mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi." tth
 
Câu Chuyện Bát Mì
 
image
Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
 
o O o
 
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! 

Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá!

- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?

- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gia hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con."

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

"Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

- Các vị... các vị là...

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.

o O o
 
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

./.

Thursday, February 5, 2009

Muốn Nói Lời Yêu Em - Thanh Thảo, Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Muốn Nói Lời Yêu Em/Ca Sĩ Thanh Thảo, Quang Dũng

Gỏ Cửa Trái Tim - Quang Lê, Mai Thiên Vân

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Gỏ Cửa Trái Tim/Ca sĩ Quang Lê, Mai Thiên Vân

Wednesday, February 4, 2009

Tuesday, February 3, 2009

Vì Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I - Trung Tướng Ngô quang Trưởng

Tình cờ tôi đọc bài Vì Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I của Trung Tướng Ngô quang Trưởng trong Cánh Thép, rồi tôi lại nghĩ đến vài cấp chỉ huy lảnh đạo đất nước mình 1975, làm tôi có cảm giác như ai sát muối vào vết thương lòng của tôi!

Đọc bài nầy tôi tội nghiệp cho những cấp lảnh đạo đáng kính như Trung Tướng Ngô quang Trưởng, Tướng Lâm quang Thi, Phó Đề Đốc Hồ văn Kỳ Thoại, Chuẩn Tướng Nguyễn văn Khánh Tư Lệnh Sư Đoành I KQ. Tổng Thống là vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao, ra lệnh thuộc hạ rút bỏ Quân Đoàn I, rồi quay lại phạt những thuộc hạ nghiêm chỉnh thì hành lệnh của chính mình, cái gì kỳ vậy? Có phải là màn kịch giã vờ phạt? Tôi chưa hiểu hết mọi mặt, tôi xin miễn bàn, tôi chỉ post ra đây để anh em tự suy diễn.

Riêng Trung Tướng Trưởng, lúc tôi viết bài Chị Bảy Lái Máy Bay, đăng trong quyển Không Quân Ngoại Truyện của KQ Đặng văn Âu, Trung Tướng gọi Âu muốn nói chuyện với tôi, đó là lần duy nhất tôi tiếp chuyện với Trung Tướng, giọng nói miền Nam của Trung Tướng rất từ tốn hiền hoà.


Hôm tôi lên Minnesota đi đám ma chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh, tôi có gặp Đại Tá Di Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I KQ (phó cho Tướng Khánh). Tôi và anh Di rút vô phòng ăn của Chùa, tâm sự rất lâu. Tôi say sưa nghe anh kể, 1975 anh suýt bị kẹt lại. Anh kể làm tôi uất nghẹn! một vị Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I KQ mà còn bị cấp lảnh đạo bưng bít, che dấu sự bỏ chạy để chỉ biết lo cho gia đình và bản thân họ!

Tôi nói đùa với anh Di: "Có phải quá chán tình đời 1975 mà giờ nầy anh mặc áo tràng, lo kinh kệ trong Chùa?". Anh cười. Tôi nói tiếp: "1975 lúc mới qua, em cũng chán tình đời, em xả thân mấy chục năm, quyên góp dành dụm để tạo dựng ngôi Tam Bảo khang trang cho San Antonio, rồi thì lần nầy em không chán tình đời mà em chán tình đạo của một vài Thầy Tu, làm em vỡ mộng Thần Thánh hoá! Em hết đường chạy rồi anh Di ơi!". Anh nhìn tôi với cặp mắt hiền từ, thông cảm, rồi anh mỉm cười. Tôi chưa bao giờ ở phi đoàn ngoài Đà Nẵng, tôi mới tiếp xúc Đ/tá Di lần đầu, tôi rất có cảm tình với anh, chị Di cũng rất vui vẻ. tth

Sau đây là bài của Trung Tướng Trưởng:



Vì Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I ?
Trung-Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG


Trung tướng Ngô Quang Trưởng


Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp, tôi vào tới SàiGòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị Tư lệnh Quân đoàn và Tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần nầy thì chỉ có một mình tôi. Tôi thắc mắc lo lắng.

Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi.

Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Ðà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư đoàn Dù cùng với Thuỷ Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận.

Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một mình tôi là Tư lệnh Quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn.

Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.

Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các Tư lệnh các quân, binh chủng, Tổng Bộ trưởng, Tư lệnh Sư đoàn, v.v đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Ðại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân đoàn I) và Tư lệnh Quân đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẻ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang?

Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Ðà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Ðà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.

Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lý Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển thì sẽ khó khăn.

Trong khi đó.. cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân.

Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng I.

Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Ðai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.

Tổng thống Thiệu rúng động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Ðà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Ðại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi "bỏ Huế".

Thật làm tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ. Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên.

Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: "Ở Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao?"

Tôi buồn bã trả lời: "Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi. Ðó là lệnh trên, không bỏ là không được".

Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải quân rút về Ðà Nẵng.

Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự.

Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin Thủ tướng ra quan sát tình hình.

Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng phòng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.

Trước khi Thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ "trình thưa dạ bẩm" trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng có ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện nay. Duy chỉ có một mình Ðại tá Kỳ, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: "Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó?"

Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và lảng sang chuyện khác. Vì Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân đoàn I và Quân khu I càng sớm càng tốt.

Ðúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang.

Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Ðà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một Lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến.

Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Ðà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Ðà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi ngườI một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Ðà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thuỷ Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đã cập bến Cam Ranh rồi.

Tôi nhờ Hạm trưởng gọi về Bộ Tổng tham mưu xin cho anh em Thuỷ Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thuỷ Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn tôi đưọc bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành quân lưu động ở Bộ Tổng tham mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Ðề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công.

Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đã ra lệnh bỏ Huế thì Tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: "Xã ấp tốt quá mà bỏ làm sao?" Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài Gòn.

Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng: "Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chĩ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội gì cả. Nếu có phạt thì xin hãy phạt tôi đây nàỵ"

Phòng họp lặng ngắt. Ðại tướng Viên nhìn qua Trung tướng Trần Văn Ðôn. Tướng Ðôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng Quốc phòng. Có thể vì vậy mà Tướng Ðôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Ðôn làm đề nghị phạt Tướng Thi vì đã bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Ðôn, và chỉ ký lệnh phạt.

Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đã buột miệng nói: "Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả"

Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỹ luật, thấy Ðề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn Tướng Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.

NGÔ QUANG TRƯỞNG

Hình mới nhất của Tùng Louisiana



Hình chụp ngày mùng ba Tết tại nhà anh Tùng, từ trái qua: Toàn KQ63A (ngồi dưới sàn), Phương (KQ), Tín (thân hửu), Tùng KQ63D, Bs Tâm (thông gia), Noi (thân hửu) và Tính (KQ)


KQ63A Lộc Đaị Hàn gởi tôi tấm hình Nguyễn văn Tùng Louisiana, chụp hôm Tết Kỷ Sửu. Trời! nhìn Tùng còn nhậu, cười giởn phây phả, mừng cho nó. Không biết cái vụ ý, nó còn phây phả không? Nếu còn thì anh Mễ giữ nó cũng khổ lắm, vì ngôn ngữ bất đồng, làm sao đi mua hàng cho nó vừa ý đây! Cám ơn Lộc ơi. tth

Monday, February 2, 2009

Tôi Vẫn Nhớ - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tôi Vẫn Nhớ/Ca sĩ Quang Dũng

Càm Tạ của gia đình KQ63D Vỏ huỳnh Ánh

Cảm Tạ

Gia đình chúng tôi chân thành cảm tạ tất cả anh chị KQ63D, thân bằng quyến thuộc, ông bà cô bác và anh chị em, đã điện thoại, email, post website, đến dâng hoa, gởi đại diện đến dâng hoa, chia buồn, cầu nguyện và tiển đưa cho vợ, mẹ, và bà chúng tôi là:

Bà Võ huỳnh Ánh
Nhũ danh Phan thị Hoa
Hưởng thọ 72 tuổi
Pháp danh Diệu Huyền
Thất lộc ngày Jan 21, 2009 tại Minnesota
Tang gia bối rối, không sao tránh khỏi sơ sót, gia đình chúng tôi kính xin Quý Vị niệm tình tha thứ cho.

Đồng Bái Tạ Ơn

Chồng Vỏ huỳnh Ánh

Con gái cả Vỏ thị thu Mỹ
Rễ Bs Nguyễn hoàng Dũng

Trưởng nam Vỏ duy Nam
Dâu Vỏ lữ Quỳnh Nga
Cháu nội trai Vỏ lữ Đức Duy
Cháu nội gái Vỏ lữ Tú Quỳnh

Thứ nam Vỏ duy Nguyên

Cảm nghĩ một chuyến xuôi Nam

Cảm nghĩ một chuyến xuôi Nam.

Các bạn 63D thân mến,
Trước hết cám ơn Huỳnh T Thái về nghĩa cữ quá đẹp, đã không quản ngại thời tiết khắc nghiệt của mùa đông Bắc Mỹ, đến Minnesota đại diện cho các bạn khóa 63D chia buồn cùng gia đình anh Ánh và tiển đưa chị Ánh lần cuối. Xin ngã mũ chào bạn Thái.
Hôm nay tôi vẫn chưa được hồi phục hoàn toàn sau một cơn cảm lạnh vì thời tiết thay đổi bất thường trên đường lái xe từ Houston về Michigan. Tuy nhiên cũng cố gắng ghi lại những gì xảy ra trong chuyến đi dài gần 4,000 miles vừa rồi. Vả lại, vừa đọc bài viết “Cười ra nước mắt” của Chị Bảy, cảm thấy vui vui, nên cũng cố gắng ghi lên vài hàng để góp vui cùng các bạn.
Vợ chồng tôi khởi hành từ Detroit 9g sáng ngày Thứ Hai 12 (Jan), đến Charleston (W. Virginia) nghỉ đêm, sáng 13 (Jan) tiếp tục hướng North Carolina, ghé Cary thăm ông bà BS Phạm Gia Lữ và một vài bạn cùng phi đoàn 518.Vợ chồng tôi ngủ lại 2 đêm ở nhà anh Lữ. Sáng 15 (Thurs), tiếp tục đi về Atlanta. Chúng tôi ở lại đây 2 đêm và 1 ngày để thăm 1 vài người cùng phi đoàn 116 và 518. Ở đây, vợ chồng tôi gặp lại anh Nguyễn Thiện Ân (Hiệp Sĩ Mù). Mừng gặp lại anh, tuy sức khỏe không được dồi dào nhưng rất lạc quan và yêu đời. Mặc dù chị Ân bận rộn với việc làm, nhưng anh chị nhất định mời vợ chồng tôi và các bạn dùng cơm tối do chị nấu cho bằng được. Thật khó quên sự đối xử của anh chị Ân!
Sáng 17 (Sat), chúng tôi lên đường hướng về New Orleans. Mục tiêu chính là ghé thăm một Hoàng Tử kém may mắn Nguyễn Văn Tùng. Vì không gọi điện thoại được Tùng, nên vợ chồng tôi đánh liều may rủi ghé đại. GPS dẫn đường đến đúng địa chỉ, bấm chuông mãi chăng thấy động tịnh gì, chúng tôi hơi thất vọng. Lòng vòng trước nhà một lúc, gặp một bà Mễ hàng xóm, hỏi thăm thì bà bảo là đúng nhà của Tùng, ngoài ra bà ta không biết gì thêm. Tôi trở lại thử bấm chuông một lần nữa, cũng chẳng may mắn hơn. Chợt bà xã tôi nhận ra có tiếng chó trong nhà, như vậy có người ở nhà (giống cái tinh hơn giống đực), Tôi cố bấm chuông và đấm cửa mạnh liên tục. Bổng cửa mở, một thằng Mễ to đồ sộ dẫn chúng tôi vào. Đây rồi, Hoàng Tử Tùng đang ngồi trên ghế xích đu (không phải xe lăn), một mắt che trông như hải tặc Carribean (hỏi ra mới biết mắt trái bị double vision nên phải làm thế).
Gặp lại chúng tôi, Tùng nhận ra ngay và mừng lắm. Tùng nói rất nhiều nhưng chúng tôi không hiểu bao nhiêu, đôi khi bà xã hiểu được Tùng vài tiếng rồi thông dịch lại tôi nghe (rõ là giống cái hơn giống đực trên mọi giác quan). Khi chúng tôi bí, thì quay qua hỏi thằng Mễ, nhưng chỉ vô ích thôi, vì hắn chẳng hiểu được tiếng Mỹ nào ngoài Yes, No. Chúng tôi đành dùng ngôn ngữ tay chân để đàm thoại với nhau vậy. Trải qua bao nhiêu khó khăn để tìm số điện thoại người nhà của Tùng, thằng Mễ vất vã lắm mới tìm được số phone của con gái Tùng, cháu Chi. Đến đây thì mọi việc được dễ dàng hơn. Sau khi giải quyết công việc nhà, vợ chồng cháu Chi có đến để tiếp chúng tôi, đồng thời có vợ chồng anh Toàn (trực thăng) đến. Tôi có gọi Vương Minh Dương (Dê Chúa), nhưng vợ chồng Dương đang bận trả “tiền điện” ở Casino Biloxi, nên không đến được. Tối hôm đó Tùng nhất định giử vợ chồng tôi ngủ lại nhà Tùng, mặc dủ chúng tôi đã book hotel rồi. Cuối cùng phải cancel hotel để ngủ lại với Tùng. Tùng vui ra mặt.
Sáng hôm sau, 18 (Sun), chúng tôi có xin chụp một tấm hình chung với Tùng nhưng Tùng nhất định từ chối, đành chịu. Chúng tôi từ giả Tùng đề đến thăm một người bạn ở thành phố Buras (phía đông nam New Orleans 60 miles), nơi bị bình địa bởi 2 trận bão vừa qua. Nhìn thấy cảnh tượng mà thảm thương. Chúng tôi ngủ lại một đêm ở đây. Sáng hôm sau 19 (Mon), trên đường rời Buras đi Houston. Dương và bà xã sau khi trả tiền điện xong, gọi mời vợ chồng tôi ăn sáng. Ở phở Bình ra khoảng 10g, chúng tôi trực chỉ Houston, cũng là trạm chót của chuyến đi.
Trên đường đi từ New Orleans đến Houston, tôi có gọi chị Bảy và rủ Chị Anh Bảy đến Houston để họp mặt cho vui. Chị Bảy đồng ý sẽ đến ngày thứ Ba, vui quá. Chị Bảy còn cho vợ chồng tôi một favor nữa là nơi tá túc, nhà Chú Mười, Thiều Tiên Sinh, thế là quí quá vô cùng vừa vui và vừa save money nữa. Một lúc sau, khoảng 1g trưa, chúng tôi được điện thoại của chị Vỏ Huỳnh Ánh mách cho các tiệm ăn ngon ở Bellair, cuộc đàm thoại kéo dài khoảng ½ giờ. Điện thoại ngưng được vài phút, thì chị gọi lại dặn dò bà xã điều gì một lần nữa, giống như chị săn sóc em vậy. Đây cũng lần đàm thoại cuối cùng giữa chị Ánh và nhà tôi. Không bao giờ còn tái diễn! Vì tối hôm đó chị bị tai nạn và ra di vĩnh viễn.
Chúng tôi đến nhà Thiều Tiên Sinh khoảng 4:30g chiều. GPS dẫn đường vào nhà Diêu mà trong bụng tôi hơi lo ngại, không biết GPS có chỉ đúng không, vì phải đi qua những cánh đồng hiu quạnh mênh mông không có nhà cửa gì cả. Chẳng lẽ Diêu là chủ trại nuôi bò? Nhưng cũng phải rán mà tin tưởng ở high tech, vì chúng tôi không có bản đồ địa phương. Nhưng cuối cùng cũng đến được nhà Diêu. Mừng quá! Cám ơn High Tech.
Tối hôm đó anh chị Đức (Tả Quân Lê Văn Duyệt) mời đến nhà anh chị dùng cơm tối. Lúc đến nhà Đức ban đêm, chúng tôi thấy có người khuân vác đồ đạc ra vào tấp nập, nhìn kỹ thì đúng địa chỉ nhà Đức kia mà. Diêu nói đùa:” hay là Đức biết tụi mình sắp tới, nên dọn nhà trốn mình?”. Vòng ra góc đường phía mặt tiền, bổng thấy Đức Tả Quân đứng sẳn tự hồi nào. Chiều hôm đó, Diêu và vợ chồng tôi được anh chị Đức đãi một bửa ăn thịnh soạn giống như nhà hàng vậy. Cám ơn anh chị Đức nhiều.
No nê, chúng tôi về nhả Thiều Tiên Sinh ngủ. Sáng hôm sau, thứ ba (19), vợ chồng tôi nhờ Thiều Tiên Sinh hướng dẫn đi vòng vòng để xem dân cho biết sự tình. Chợt thấy có mấy căn nhà build sẵn, chúng tôi vào xem thử, bà xã thấy căn nhà thì thích ngay. Cô hướng dẫn của builder đưa qua căn nhà khác, bả cũng lại thích luôn. Tôi tự nhủ, không nên cho bả xem thêm căn nào nữa, nhỡ căn nào bả cũng thích thì làm sao đây?
Đến chiều thì các Hoàng Tử và Công Chúa Hoàng Gia D gặp nhau ở nhà hàng Thuận Kiều ? không biết có đúng không quí vị? Lại thêm một bửa ăn thịnh soạn nữa cùng với sự tiếp đón nồng hậu của các bạn (như trong hình của chị Bảy). Vợ chồng tôi cám ơn các bạn lần nữa.
Sau bửa ăn, anh chị Triết lồi mời về nhà uống café và tán gẩu. Tối hôm đó Chị Anh Bảy cùng về nhà Thiều Tiên Sinh ngủ, thế là có thêm người để tán dóc.
Tôi lái xe, Diêu ngồi kế bên. Chị Bảy lái Lexus xịn theo sau. Đến một khoảng đường vắng teo, đồng không mông quạnh, không đèn đuốc gì cả. Tôi và Diêu bàn nhau là tụi mình dừng xe lại, kiếm vật gì giống như vũ khí, chỉa vào cổ anh Bảy, bảo xuống xe, đưa chìa khóa xe đây cha. Bạn bè là một chuyện, còn vấn đề tiền của là chuyện khác, thông cảm. Chúng tôi cười vang dậy, chị Bảy đâu có biết. Chú Mười rất có óc hài hước. Không gần Chú nhiều trước kia, nay gần Chú mới thấy Chú có óc hài hước, vui tính và bộc trực.
Sáng hôm sau 20 (Wed), chị Bảy đải hủ tiếu khô Nam Vang, rất ngon, có cả vợ chồng Triết lồi nữa. Ăn sáng xong, Chị Bảy còn phải tìm mua cho chị Ánh cái mũ, nhưng không thành vì không có màu thích hợp. Tuy nhiên bên Minnesota đã lo xong. Thế là chị Bảy đủ thì giờ để về nhà lo việc mua vé máy bay qua Minnesota về việc của chị Ánh.
Chiều hôm đó vợ chồng tôi từ giả Diêu để di đô về nhà anh chị Minh Chè và được anh chị mời ăn cơm Thái, có cả chị Phạm Đ. Cường.
Sáng 21 (Thurs), ăn sáng với anh Minh, vợ chồng tôi có nhờ Kiếm Sĩ hướng dẫn để xem lại mấy căn nhà hôm trước và cho biết ý kiến thêm. Kiếm Sĩ rất sốt sắng mặc dù mới vừa ra khỏi phòng nha sĩ. Kiếm Sĩ đã giúp chúng tôi tận tình. Cám ơn KS nhiều.
Chiều lại, anh chị Minh có mời anh Thành D…, anh chị Thuyên, anh chị Cường Tô dùng cơm tối. Không khí thật ấm cúng và thân mật. Cám ơn anh chị Minh rất nhiều.
Sáng hôm sau, 23 (Fri), chúng tôi từ giả anh chị Minh và Houston để trở về Michigan.
Trên đường về, chúng tôi nghỉ đêm ở Little Rock (Arkansas), trời bắt đầu trở lạnh và gió lớn, báo hiệu thời tiết bắt đầu xấu.
Sáng 24 (Sat), chúng tôi vội vàng rời hotel sớm để tránh trận bão tuyết sẽ đến như đài Weather Channel báo.
Từ Little Rock, chúng tôi xuyên qua Memphis (Tennessee), xuyên qua một phần của Missouri, rồi đến Illinois và dừng chân lại Indiana để nghỉ đêm. Tuyết bắt đầu rơi lai rai.
Sáng 25 (Sun), chúng tôi lên đường để thẳng tiến Michigan, leg cuối cùng của cuộc hành trình dài gần 4,000 miles. Đến nhà 4g chiều. Mọi sự êm xuôi, vừa thoát khỏi trận bão tuyết dọc đường. Nhưng tối hôm đó tôi bắt đầu cảm thấy ho và đau cổ. Thế là ngày hôm sau bị cơn cảm lạnh bắt đầu hoành hành, kéo dài 1 tuần. Hôm nay hơi hồi tỉnh nên cố ghi lại một vài cảm nghỉ về chuyến xuôi nam của vợ chồng tôi. Một chuyến đi đầy thích thú và nhiều quyến luyến. Hy vọng mọi chuyện êm xuôi, chúng tôi sẽ gặp lại các bạn ở Houston một ngày không xa.
Thân mến,
CVH

Sunday, February 1, 2009

Ru Nhau Cho Mộng Đi Chung - Quang Dũng

Click Vào Đây - Nhạc phẩm Ru Nhau Cho Mộng Đi Chung/Ca sĩ Quang Dũng

Chuyện Thầy D cười ra nước mắt




Hình từ trái qua phải:Chị Thái, chị Hoành, chị Triết, chị Thành, chị Hải, chị Đức

Click Vào Đây - Để xem thêm hình

Chuyện Thầy D cười ra nước mắt

Ngày Jan 21, 2009 Thầy D Cẩm văn Hoành với bà xả trên đường từ Michigan đi thăm Thầy D Tùng ở Louisiana, ghé qua Houston thăm các Thầy D Houston. Vợ chồng tôi lúc bây giờ đã được tin chị KQ63D Vỏ huỳnh Ánh đã té và đang hấp hối, nhưng vì lỡ hứa nên vợ chồng tôi cũng ráng xưống Houston thăm Thầy D và Công Chúa Hoành. Hoành về Houston ở nhà Thầy D Diêu, Diêu mời vợ chồng tôi về nhà ở chung với Hoành để trò chuyện cho vui.

Tối hôm đó các Thầy D Houston đải cơm vợ chồng Hoành và vợ chồng tôi ở nhà hàng, chúng tôi trò chuyện cười đã luôn, trong bửa cơm gồm anh chị Hoành, anh chị Hải, anh chị Thành, anh chị Triết, anh chị Lê quốc Đức, anh chị Thái, Đinh Tuấn và Thiều quanq Diêu.

Trong bửa cơm, Hoành kể chuyện có thật:

Hoành về Houston ở nhà Diêu, chiều hôm ấy Diêu đưa Hoành ra tiệm Wal-Mart mua đồ dùng, hai người đi kề nhau trong tiệm có bà xả Hoành đi theo, Hoành xoay qua muốn kêu tên Diêu để hỏi chuyện. Hoành quên mất tên của Diêu, hoành cố moi óc ra suy nghĩ, sau cùng Hoành hỏi bà xả Hoành, bà xả cũng ác chỉ mớm cho chử D đầu rồi thôi, để Hoành suy nghĩ tiếp, y như mẹ dạy con tập nói!

Hoành làm vẽ trí nhớ còn ngon lành, lấy cell phone ra dò vần D, nhưng vẫn chưa nhớ. Hoành tức giận dò từ vần A tới Z, cũng chưa nhớ tên Diêu, sau cùng bà xả Hoành phải nói!

Trời! trí nhớ của Thầy D bây giờ như vậy sao? Tôi nói với chị Hoành, ngày nào đó Hoành đi chơi về, chị ra mỡ cửa, Hoành hỏi ai trong nhà tôi đây, lúc bây giờ mới thật là đứt gân máu! Chị cười.

Anh chị Hoành ghé qua Houston, ngoài việc thăm bạn bè, anh chị còn ý định mua nhà ở Houston để trốn cái lạnh ở Michigan. Tôi nói chọc chị Hoành: “Chị sẽ vở nợ, vì mua nhà rồi mà Hoành không nhớ, nó lại mua nữa!”. Chị cười.


Chị Bảy báo động: Tình trạng sức khoẻ của các Thầy D đã vào thời kỳ Báo Động Vàng, anh em còn chờ gì nữa mà không về Hôi Ngộ 2009, gặp nhau vui đùa, để rồi không còn dịp nữa đâu nhé!

Tôi đang lo sợ, ngày nào đó nguyên chuồng D về Hội Ngộ, không ai nhớ ai, cứ thỉnh thoảng người nầy hỏi người kia: “Xin lỗi anh tên gì và khoá nào?”, hay là “Bà xả đi với anh, anh mới cưới đó hả? Đi hưởng tuần trăng mật chưa?”.

Lúc bây giờ các Công Chúa phải nhảy ra điều hành tất cả, lùa đám D già cho vô nồi cari, và lấy ngọc dương tìm thuốc bắc, để lấy tiền trang trải cho buổi tiệc, vì đám D già đâu có con nào nhớ đóng góp gì đâu! tth