Phật Tử và Viện Dưỡng Lảo
Đang ăn trưa trong nhà hàng, bà xả cho tôi biết, có tin mẹ một người bạn hiện đang ở trong Viện Dưỡng Lảo. Tôi liền gọi người bạn, anh cho tôi biết tên của mẹ, số phòng và địa chỉ Viện Dưỡng Lảo, anh cũng cho tôi biết có rất nhiều ông bà cụ Phật Tử trong Chùa ngày xưa, hiện đang ở cùng Viện Dưỡng Lão với mẹ anh.
Buồn tình đời đã rồi, bây giờ tôi lại đâm ra buồn tình đạo, nên lâu quá tôi không lên Chùa. Hôm nay được tin những người đã từng yêu thương, hổ trợ tôi để xây ngôi Chùa Bảo Quang, có người thì mất rồi, người còn sống thì hiện đang ở Viện Dưỡng Lão! lòng tôi xót xa.
Ăn trưa xong, tôi và bà xả tới Viện Dưỡng Lảo, vào thẳng phòng mẹ người bạn. Bà cụ nầy rất thương tôi, lúc trước mỗi lần đoàn Lân tôi thành lập cho Chùa, đang múa Tết cho đêm Giao Thừa, người đông chen chút, vậy mà bà cụ tìm tôi cho được để dúi cho tôi tờ $20 để lì xì Lân, tiền già của bà cụ chắt chiu dành dụm đấy! Đành rằng tiền nầy rồi cũng cúng Chùa và cho các em đoàn Lân, nhưng những tình thương âm thầm đó, là niềm an ủi lớn cho tôi trong mấy chục năm xả thân làm việc đạo. Vào phòng không có ai, chúng tôi ra phòng ăn trưa thì gặp bà cụ, bà rất vui mừng gặp lại vợ chồng tôi. Bà cụ chỉ có đôi chân đi đứng khó khăn, ngoài đôi chân ra, sức khoẻ bà cụ rất tốt, trí nhớ còn minh mẫn.
Tôi và bà xả đến phòng của ông bà cụ cũng là Phật Tử trong Chùa, cụ ông 94 tuổi, cựu Đại Tá Lục Quân, cụ bà cũng trên 90, hai người ăn nói, đi đứng còn khỏe mạnh lắm. Trước khi bước vô phòng, cô y tá lật đật chận tôi lại, bảo tôi gỏ cửa phòng! Gỏ cửa và bước vô phòng, tôi ngạc nhiên vì cụ ông, cụ bà ở cùng phòng! À thì ra đó là lý do y tá bắt tôi gỏ cửa phòng, có lẽ y tá cũng đã bắt tại trận cụ ông, cụ bà đang tập dợt đô vật trong phòng rồi, họ rút kinh nghiệm nên cẩn thận đấy thôi!
Lần đầu tiên tôi thấy Viện Dưỡng Lão cho vợ chồng ở cùng phòng, riêng tư, ý kiến rất hay, vì 94 tuổi mà hai cụ còn khỏe mạnh hơn vài Thầy D của tụi mình, thì chuyện ý của cụ vẫn bình thường, không có gì lạ. Tôi có đọc tài liệu, con người bình thường, không đau yếu, thì cái ý vẫn hoạt động tốt cho tới chết.
Tôi còn nhớ rỏ, hơn hai mươi năm về trước, chúng tôi khoảng hai mươi người, trong đó có rất nhiều cô gái làm chung với tôi, chúng tôi đại diện sở đi phát quà Christmas cho vài Viện Dưỡng Lão. Khi Viện Dưỡng Lảo tập họp họ lại để chúng tôi ca hát, phát quà, thình lình một bà Mỹ trắng khoảng 70 tuổi đến nắm tay tôi và nói lớn trước mọi người: “You look cute, come to my room…come to my room!”, bà vừa nói vừa kéo tay tôi. Tôi nhẹ nhàng rút tay lại, mặt tôi đỏ rần, mấy con nhỏ làm chung với tôi cười rộ lên. Bà già tỉnh bơ, các người bạn của bà già trong Viện Dưỡng Lảo cũng tỉnh bơ, hình như họ thông cảm với nhau điều gì...gì đó mà lúc ấy tôi chưa hiểu hết. Giờ đây với tuổi thất thập, tôi mới thật sự thông cảm bà hoàn toàn, nếu bây giờ ai đó nhốt tôi trong Viện Dưỡng Lảo năm nầy, tháng kia mà không có cái ý, có lẽ tôi sẽ không kéo tay mời vô phòng như bà già ngày nào, mà ông “già dịch” nầy sẽ đề nghị làm tại chổ!!!
Cụ ông gặp tôi, cụ ông mừng quá, đem kỹ niệm Chùa ra nói huyên thuyên, làm tôi hồi tưởng lại những kỹ niệm khi tôi xây Chùa trên xứ Mỹ của buổi ban đầu, nó không đơn giản, mỗi lần nghĩ tới tôi còn sợ.
Hôm ấy, tôi đi đánh tennis, tình cờ tôi gặp lô đất trống, rộng 1 mẫu để bảng bán, giá tiền vừa sức cho Chùa. Tôi trình lên vị Thượng Toạ ở Houston, người đở đầu tinh thần cho chúng tôi thời bấy giờ, Thượng Toạ khuyên tôi mua. Chùa lúc bây giờ có đủ tiền, thế là tôi mua lô đất, để xây Chùa mới và bán ngôi Chùa củ chật hẹp, củ kỹ.
Chiều hôm đó, tôi và người cò mồi bán đất, đang lội trong đám cỏ cao mịt mù để theo người đo đất, hối thúc họ đo cho xong, vì 5 giờ chiều tôi phải chồng tiền mua. Một ông già Mỹ trắng khoảng 70 tuổi, nhà ông cách lô đất khoảng 500 feet, ông sống ở đây trên 34 năm, ngoài nhà ông ra thì đây là khu đất trống mênh mông, chỉ có 4 nhà thờ nằm bốn góc và cách lô đất khá xa.
Ông Mỹ già tiến lại gần tôi hỏi:
- Mầy mua đất xây gì ở đây?
Bị bất ngờ, tôi không dám nói xây Chùa, nên nói:
- Tôi xây Church
Ông hỏi:
- Church gì?
Bị bí nên tôi nói:
- Buddhist Church
Ông chỉ bốn cái nhà thờ nằm bốn góc và hét lớn:
- Church đây, church kia, tao chống đối, tao sẽ xuống city chống đối.
Tôi lo buồn như sắp ngã quỵ trong đám cỏ cao mịt mù, tên cò mồi bán đất nắm tay tôi bảo tôi chạy, vì nó sợ ông già lấy súng ra bắn hai đứa! 5 giờ chiều hôm đó tôi vẫn phải chồng tiền mua lô đất, lòng tôi rối như tơ vò. Mua đất mà không xây Chùa được, chắc chắn tôi phải trốn khỏi San Antonio, vì Phật Tử đâu để tôi yên.
Tối hôm đó tôi trằn trọc mãi, tôi nhớ có lần bà Thủ Quỹ của Chùa nói chồng bà là Đại Tá CIA Mỹ, đã từng ở VN. Sáng hôm sau tôi gọi bà Thủ Quỷ và xin nói chuyện với chồng bà. Tôi không kể hết sự thật, tôi chỉ xin chồng bà vui lòng liên lạc với ông già gần lô đất và xin phép ông cho tôi đến nhà.
Một lúc sau, chồng bà Thủ Quỹ gọi lại tôi cho biết, khi ông giới thiệu là Đại Tá CIA, ông già gốc là Thượng Sĩ, lấy lòng ông Đại Tá ngay, ông già nói ông rất tiếc vì chiều hôm qua ông tưởng tôi là người Korea! VN thì “no problem”, ông già vui vẽ mời tôi tới nhà. Tôi cám ơn chồng bà Thủ Quỷ hết lời, vị cứu tinh đúng lúc.
Tôi không dám đến nhà ông già ngay, tôi đợi đến ngày lễ Thanksgiving, tôi mua một con smoke gà tây lớn, một chục honey ham to tổ bố, tôi tới nhà ông già để tế Thần. Thấy tôi ông già vui vẽ ra mở cồng và mời tôi vào. Vào nhà tôi chưa dám ngồi vội, tôi lấy business card của tôi trong sở đưa cho ông và tự giới thiệu, ông nhận ra sở của tôi vì sở tôi chuyên lo bảo hiểm cho quân đội Mỹ, ông hết sức vồn vả mời tôi ngồi. Tôi ân cần cho ông biết, người VN có phong tục là chăm sóc người già cả, tôi xin phép ông cho tôi coi ông như chú bác, ông cần thì cứ gọi tôi, đêm ngày bất kể, vì ông không có thân nhân ở San Antonio. Tôi và ông già tưởng đâu là hai kẻ thù không đội trời chung mấy ngày trước đó, bây giờ lại là đôi bạn thâm giao! Vậy là việc xin giấy phép xây cất Chùa, tôi sẽ không phải lo ai chống đối, vì theo luật Texas chỉ có người đang sống trên đất gần đó mới có quyền chống đối, chủ của những lô đất trống xung quanh Chùa không có quyền chống đối, nhờ vậy sau nầy Chùa mua thêm năm mẫu xung quanh, giá rẽ rề! Ôi! cũng số Trời Phật cho.
Xin giấy phép xong, nhà thâu vui mừng xin tôi để dựng bảng đề tên hảng custom builder của ông trước Chùa để quảng cáo. Tôi vui mừng đồng ý. Nhưng vui mừng không lâu, vài ngày sau nhà thầu cho tôi biết những developer của những khu đất xung quanh, họ chống đối dữ dằng lắm, may mà tôi đã lấy lòng ông già gần lô đất trước các developer, nếu mà ông già theo phe các developer thì tôi hết gỡ! Tuy nhiên tôi hiểu và thông cảm các developer, vì ngôi Chùa tôi xây lên, thì đất của họ bán cho ai? Chỉ có Chùa mua thôi!
Nhà thầu quá lo sợ, ông cho tôi biết, ông không còn ý định dựng bảng quảng cáo cho hảng xây cất của ông nữa. Ông còn nói thêm, ông đã đưa số điện thoại của tôi cho mọi người, ai muốn chống đối thì gọi tôi, làm tôi lo buồn héo hon.
Mỗi lần lên coi nhà thầu xây cất Chùa, tôi lo sợ những người Mỹ cuồng tín làm ẩu, nên tôi thường rủ cụ ông đi với tôi cho có bạn. Một buổi chiều, trời sắp tối, thợ đã về hết, một bà Mỹ trắng chừng 40 tuổi lái chiếc xe station wagon, chở rất nhiều con nít Mỹ trong xe, bà tấp xe ngừng trước cửa Chùa.
Bà xuống xe tiến lại gần tôi hỏi:
- Mầy xây gì ở đây?
Tôi nói:
- Tôi xây Buddhist Church.
Tôi cố tránh chữ Temple.
Bà Mỹ nỗi xung, lớn tiếng với tôi:
- Mầy biết không, chỉ có Jesus Christ cứu mầy, Buddha đâu có cứu mầy!
Tôi cố dằng lòng để lo cho đại sự, tôi nhỏ nhẹ nói:
- Tôi rất hân hạnh gặp bà, bà có ở gần đây không?
Nghe tôi hỏi nhà, bà có vẻ lo sợ, bà chỉ Nhà Thờ gần Chùa, bà cho biết bà là người trong Nhà Thờ đó. Tôi mời bà vô viếng Chùa, bà không vô và ngoe nguẩy đi. Cụ ông chứng kiến cảnh nầy, cụ than: “Tôi không bao giờ dám lên đây một mình, dễ sợ quá”.
Nhưng cũng chưa yên, khi Chùa sắp khánh thành, chúng tôi mua vải vàng đậy tượng Phật để làm áo che, theo chỉ dạy của Thượng Toạ lảnh đạo tinh thần, chờ khi khánh thành thì cởi áo Phật ra. Một buổi sáng Chủ Nhật, một cô gái Mỹ trắng tuổi đôi mươi, gặp tôi tại cửa Chùa, cô đưa tôi quyển Thánh Kinh, tôi vui vẽ nhận và hứa sẽ đọc. Tôi mời cô vào Chùa tham quan, cô theo tôi bước vào trong Chùa, cô thấy Tượng Phật phủ vải vàng, hai đầu gối cô rung, mặt cô lo sợ tái mét. Hình như cô tưởng có người trong tấm vải vàng! Tôi bảo cô đừng sợ, tôi giới thiệu cô Tượng Phật và giải thích vì chưa khánh thành nên chúng tôi phải đậy Phật lạì. Vô Chùa không lâu thì cô gái xin phép tôi ra về, tôi hết sức ân cần tiển đưa cô ra xe và từ đó mọi sự chống đối không còn thấy nữa. Mấy năm gần đây, người Mỹ trắng vào Chùa lễ Phật rất đông, và có khá đông người Mỹ quy y, học đạo.
Mỗi lần có những cao Tăng từ Tây Tạng đến Chùa dạy thiền, Mỹ trắng ngồi đầy Chánh Điện, hình như họ cảm thương cảnh mất nước của người Tây Tạng rất sâu đậm.
Chùa xây xong khá lâu, chúng tôi mới thỉnh được Thầy về Trụ Trì Chùa, trong thời gian chưa có Thầy Trụ Trì, đêm khuya hệ thống báo động của Chùa reo, ông già Mỹ trắng gần Chùa gọi cho tôi biết, thế là đêm khuya tôi xách súng chạy lên. Ông già Mỹ trắng gần Chùa, người bạn “thâm giao” của tôi, lúc bây giờ là Ông Từ coi sóc Chùa và báo cho tôi biết mọi diễn tiến bên ngoài Chùa! Khi ông già chết, người cháu gái của ông từ tiểu bang khác về, cô gọi báo tin buồn cho tôi, theo lời dặn dò của ông già. Tội ghiệp! trước khi chết ông già còn nhớ tôi.
Kết luận: Lâu nay tôi chủ trương không bao giờ vào ở Viện Dưỡng Lão, vì buồn thảm tủi thân quá, tôi dự trù nếu vợ tôi đau yếu, tôi về VN thuê biệt thự ở Nha Trang hoặc Vũng Tàu, mướn người săn sóc vợ tôi. Còn tôi, nếu tôi đau yếu, tôi không tự chăm sóc cho tôi được, tôi sẽ bấm nút “the final exit”, vì tôi hiện là member của nhóm Dr Jack Kevorkian.
Nhưng hôm nay nhìn các cụ trong Chùa ngày xưa, đang sống trong Viện Dưỡng Lão, tôi và bà xả lo sợ “we will be next!!”./. tth
Friday, February 13, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment