Thursday, August 30, 2012
Họp Mặt Lần Cuối - Hà Thanh Xuân, Huỳnh Phi Tiển
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Họp Mặt Lần Cuối/Ca sĩ Hà Thanh Xuân, Huỳnh Phi Tiển
Wednesday, August 29, 2012
Chị Bảy gánh trái cây bán dạo kiếm tiền độ nhật
Năm nay đúng ngày sinh nhật, tôi gánh trái cây đi bán dạo để kiếm tiền độ nhật. Con gái Thy sẽ mướn hotel ở bờ biển ở San Diego, rồi Thông đang làm việc ở các giàn khoan dầu gần Los Angeles sẽ về San Diego. Đó là dự định của hai con để mừng sinh nhật tôi. Nhưng tôi quyết định lái xe lên Las Vegas một cuối tuần, gánh trái cây đi bán dạo kiếm tiền sống qua ngày. tth
Chị Bảy đang gánh trái cây bán dạo trong nhà hàng VN ở Las Vegas để kiếm tiền độ nhật.
Gánh trái cây bán dạo phát tài, Chị Bảy bắt đầu bê tha cờ bạc bằng cách vô casino kéo máy!
Cờ bạc thua lỗ, Chị Bảy buồn lang thang bụi đời vùng Red Rock Canyon cách Las Vegas Strip 12 miles về phía Tây.
Thursday, August 23, 2012
Chia buồn với anh chị KQ63D Trịnh Thành Châu - Chị Bảy
Chia Buồn
Tôi rất đau lòng biết tin trễ, em gái anh KQ63D Trịnh Thành Châu 58 tuổi vừa mất vào đầu tháng August 2012, sau 10 tháng dằn vặt với bịnh ung thư gan. Em gái anh Châu ra đi để lại người chồng và cô con gái.
Tôi thành tâm chia buồn với anh chị Trịnh Thành Châu và gia quyến. Tôi cầu xin Chư Phật gia hộ cho hương linh em gái anh Châu sớm siêu thoát về với Phật.
KQ63D Huỳnh Thông Thái
Chị Bảy thoát nạn
Mỗi tuần cứ vào Thứ Ba và Thứ Năm tôi lái xe đi chơi tennis với Hiền Điên. Mỗi lần như vậy, tôi lái xe đi về khoảng 200 miles.
Thứ Ba ngày 21 tháng 8, 2012 như thường lệ, đúng 7 giờ sáng là tôi rời nhà con gái Thy ở San Diego đi chơi tennis. Từ nhà Thy đến sân tennis gần nhà Hiền khoảng 70 miles. Chơi tennis xong, tôi và Hiền lái xe thêm 30 miles nữa để ra Orange County uống cà phê và ăn trưa. Trên đường lái xe ra Orange County, Hiền cho tôi biết có anh chị KQ Lê Trung Sơn chủ nhà hàng Thanh Thanh ở Arlington Texas hiện đang có mặt tại Orange County để dự đám cưới người cháu.
Có lần tôi và anh chị Hiền về Đallas dự đám cưới con anh chị KQ63A Lê Tấn Phát, chúng tôi ở nhà anh chị Sơn. Anh chị Sơn tiếp đón chúng tôi như bát nước đầy. Biết anh chị Sơn đang ở Orange County, tôi mừng quá vì đây là dịp may cho tôi được tiếp đón anh chị một bửa cơm. Hiền liên lạc với anh chị Sơn và hẹn ăn cơm trưa. Chúng tôi gồm bạn bè và gia đình anh chị Sơn, tất cả khoảng 11 người kéo nhau đi ăn trưa, cười đùa đã luôn. Chúng tôi la cà ăn nhậu cho tới mờ tối, rồi tôi lái xe đưa Hiền về nhà.
Đưa Hiền về xong, tôi lái xe về nhà Thy. Lúc bây giờ trời đã tối. Trên đường ra xa lộ để về nhà Thy, xe tôi cán bờ cement nhõ và bị bể bánh trước và bánh sau bên phải. Nếu bị bể một bánh thì xe Lexus LS460 cỏ thể đổi trọng tâm chạy ba bánh. Có lần xe tôi bị bể một bánh và tôi thấy xe vẫn chạy êm re nên tôi cứ tiếp tục chạy đến tiệm thay võ xe không thành vấn đề. Nhưng lần nầy tôi bị bể hai bánh một lúc nên xe chạy trên hai niềng xe, rần rần dễ sợ. Tôi lật đật lái xe tấp vô cây xăng để gọi Hiền và gọi hảng bảo hiểm USAA. USAA gọi xe kéo để kéo xe tôi về tiệm bán võ xe gần đó. Vì tiệm bán võ xe đã đóng cửa, nên họ kéo xe tôi bỏ trước cửa tiệm bán võ xe rồi Hiền đưa tôi về nhà Hiền.
Sáng hôm sau, Hiền đưa tôi đến tiệm bán võ xe. Tiệm bán võ xe cho tôi biết hai võ xe bên phải bị phế thải hoàn toàn, hai niềng xe bên phải cũng bị hư. Vậy là tôi phải thay hai võ xe mới và hai cái niềng xe mới. Trời! Bốn võ xe nầy tôi mới mua và còn trong bảo hành (warranty) nên tôi không phải trả tiền hai võ xe mới. Thật ra thì tôi không phải lo về tiền bạc vì tôi chỉ trả $250 tiền "deduct" còn bao nhiêu thì hảng bảo hiểm USAA lo.
Nói chung chung tôi thoát nạn hên quá sức. Vì tôi không bị thương và xe cũng không bị hư ngoài hai cái võ xe và hai cái niềng.
Xe tôi bị bể bánh trước và bánh sau bên phái.
**********
Xe được sửa xong, tôi đang lái xe trên đường về nhà Thy thì Thầy D Trịnh Thành Châu gọi. Xe có phone speaker nên tôi và Châu tiếp tục nói chuyện gần hết đoạn đường về nhà.
Trời! Châu cho tôi biết em gái Châu vừa mất trong đầu tháng August nầy. Em gái Châu 58 tuồi, có chồng và một đứa con, bị ung thư gan lan qua phổi được phát hiện tháng October năm 2011 rồi đến tháng August năm 2012 thì mất. Châu là anh cả trong nhà. Châu nói chuyện với tôi trong ngẹn ngào và tôi thương cãm Châu quá sức, vì con đường đó tôi vừa đi qua không lâu.
Tôi nhớ bà xả và đầu óc tôi nặng trĩu. Châu nhắc đến bà xả tôi và khen bà xả tôi quyết định không trị liệu cancer là sáng suốt. Vì em gái Châu được trị liệu nên sống kéo dài thêm được mấy tháng, mà sống trong đau đớn dằn vặt, đau lòng lắm! Rồi Châu khuyên tôi đừng sống gò bó, thích cái gì thì cứ làm miễn sao lương tâm mình không bị cắn rức là được rồi. Đời người ngắn ngủi mà! Tôi đồng ý với Châu. Tôi sống cho tôi và trong lương tâm tôi, đó là con đường tôi đang đi. Nói chuyện với Châu làm tôi nhớ bà xả tôi quá sức, đầu óc tôi nặng trĩu. tth
Monday, August 20, 2012
Cashier lưu động - Chị Bảy
Hôm nay tôi đi shopping
ở tiệm Nordstrom ở San Diego, khi tôi vừa chọn xong món hàng chuẩn bị đi ra quầy để sắp hàng
trả tiền thì một cô chạy đến hỏi tôi nếu tôi muốn, cô có thể tính tiền cho tôi
tại đây và tôi khỏi phải sắp hàng chổ quầy trả tiền. Tôi đồng ý và đưa credit card cho cô.
IPod Touches có dạng như Iphone hiện được Nordstrom thử nghiệm. Trên tay cô cầm IPod Touches và cô cầm credit
card của tôi cà (scan) vô IPod Touches, rồi cô bảo tôi ký tên bằng ngón
tay trên mặt kiếng của IPod Touches. Trời! Máy tính tiền di động bằng IPod Touches, tôi mới thấy!
Cô hỏi tôi có muốn lấy
receipt hoặc cô gởi receipt qua email của tôi. Tôi nói tôi muốn cả hai. Cô
bấm nút trên IPod Touches để wireless printer gần đó print receipt
cho tôi. Trong khi đó một receipt khác được gởi qua email của tôi vì tôi muốn
như vậy.
Nordstrom đang tung ra 6000 IPod Touches để thử nghiệm cho 117 tiệm Nordstrom, nhằm mục đích sẽ loại bỏ các quầy tính tiền lâu nay.
Nordstrom đang tung ra 6000 IPod Touches để thử nghiệm cho 117 tiệm Nordstrom, nhằm mục đích sẽ loại bỏ các quầy tính tiền lâu nay.
Kỹ thuật điện tử bây giờ tiến
nhanh hơn sức tưởng tượng của con người. Tôi đang mơ ngày nào đó đi tắm tôi khỏi phải kỳ, đi cầu tôi khỏi phải lau, nhất là cái ý tôi cứ nằm yên, để máy điện tử lo hết... khỏi phải mệt thân già! tth
Cô cashier di động của Nordstrom tay mặt đang cầm IPod Touches để scan credit card của tôi để tính tiền.
Saturday, August 18, 2012
Vết Sẹo - Lê Thúy Bảo Nhi
Ngồi buồn tôi lục lọi trong đám email củ, tình cờ tôi đọc lại bài Vết Sẹo trong email của bồ tèo KQ Lê Phước Khương từ ViệtNam.
Đọc bài Vết Sẹo, mắt tôi hoen lệ. Một cô gái son trẻ 27 tuổi con nhà gia thế đi lấy chồng, rồi lo nuôi bốn đứa con riêng của chồng như con ruột! Mới được ba năm thì chồng chết, trong cảnh túng thiếu, mà thiếu phụ son trẻ không nỡ phủi tay với đám con chồng để tái giá. Trời! Sao mà tấm lòng người đàn bà ViệtNam cao cả dễ thương quá. Họ là những bà mẹ âm thầm bồi đắp nền móng đạo đức cho đất nước dân tộc ViệtNam. Trái tim họ không bằng thịt mà bằng vàng. Tôi đã may mắn tìm thấy trái tim vàng của người đàn bà ViệtNam qua hình bóng bà xả tôi. Chính những trái tim vàng nầy đã tô điểm cho quê hương thân yêu ViệtNam, đủ để thu hút đứa con thất lạc bạt tử như tôi.
Người đàn bà ViệtNam. Đành rằng người đàn bà Mỹ hay đàn bà ViệtNam, có người tốt có người xấu, không có gì tuyệt đối. Nhưng trái tim tôi hình như chỉ có chổ duy nhất để chứa hình bóng người đàn bà ViệtNam. Chắc có lẽ tại tôi may mắn tìm được trái tim vàng của người đàn bà ViệtNam qua hình bóng bà xả tôi. Những năm tháng đầu lúc tôi mới qua Mỹ, có vài lần hình bóng người đàn bà Mỹ muốn nhào vô chiếm ngự trong tim tôi nhưng vô hiệu! Tôi chưa hề kể cho bà xả tôi nghe những sự việc nầy, vì có vẽ tôi muốn đề cao cá nhân tôi. Tôi đề cao cá nhân tôi để cho bà xả lo sợ thì tôi vui chổ nào, nên tôi giữ kín tới hôm nay. Tôi xin kể ra đây vài sự việc để ghi nhớ lại sự thương yêu của tôi với bà xả tôi - người đàn bà ViệtNam có trái tim vàng - được tôi trân quý đến cỡ nào:
Lúc ấy tôi 30 tuổi lẻ nhiều, đi làm cu li lau nhà máy làm bánh full time và đi học đại học full time. Tôi đang học về Computer Programmer. Tôi rất có khiếu về viết programs nên mỗi lần ra chơi 15 phút, ông thầy người Mỹ gốc Đức dặn cả lớp, ai muốn "debugging" programs thì gặp tôi chứ ông không có thì giờ.
Trong lớp, tôi có tật thích ngồi bàn chót vì ngày xưa ở ViệtNam tôi là hạng cao quá tầm thước nên luôn luôn ngồi bàn chót! Một cô son trẻ Mỹ trắng gốc Đức, mắt xanh tóc bạch kim, có gương mặt đẹp tuyệt vời, cứ theo ngồi cạnh tôi ở bàn chót. Tôi tưởng nàng tiên tóc bạch kim nầy muốn tôi giúp về viết program, nên tôi nói với cô cần tôi giúp gì thì cứ nói. Cô cho biết cô chỉ thích tôi thôi! Rồi một lần ra chơi, tôi đang ngồi dò lại bài học, cô nằm dài xuống và gác đầu lên đùi tôi! Trời! Vợ và hai con tôi mới qua Mỹ chưa biết tiếng Mỹ đang chờ tôi ở nhà. Tôi cắn lưỡi dằn lòng. Lớp học qua mau và tôi không gặp lại nàng tiên tóc bạch kim nữa.
*********
Tôi gặp cô gái Mỹ gốc Mễ Tây Cơ. Tốt nghiệp đại học, tôi may mắn xin được việc làm Computer Programmer cho hảng lớn USAA lo về bảo hiểm cho quân đội Mỹ. Tôi làm chung với một cô sinh viên mới tốt nghiệp đại học, người Mỹ gốc Mễ. Cô nầy nhõ gọn, hiền và dễ thương như người ViệtNam. Mỗi ngày cô theo sát tôi ăn sáng, ăn trưa như bóng với hình. Chiều về tôi ra chơi tennis trong sở, cô ra ngồi xem tôi chơi tennis. Rồi có một lần đang ngồi ăn trưa, cô hỏi tôi:
- Có khi nào mầy nghĩ sẽ ly dị vợ mầy không?
- Tao mới đem vợ và hai con từ ViệtNam qua. Tao không bao giờ nghĩ tao sẽ ly dị vợ tao!
Tuần sau cô báo cho tôi biết cô sẽ nghĩ làm cho USAA và về làm cho trường đại học gần biên giới Mễ, gần gia đình cô. Sáng hôm ấy cô đến bàn tôi để từ giã, cô khóc từ sáng tới chiều. Bà Manager rình coi rồi bà cười bỏ đi! Sau đó cô có gọi thăm tôi và báo cô sắp làm đám cưới với một Bác Sĩ Thú Y.
*********
Tôi gặp nàng tiên mắt xanh tóc bạch kim thứ hai. Tôi làm cho USAA được gần 10 năm thì một cô người Mỹ gốc Đức, mắt xanh tóc bạch kim mới tốt nghiệp đại học vô làm chung toán viết Systems mới (development) với tôi. Khi cô vào làm, toán của tôi chấn động vì cô đẹp quá sức. Cô nhập bọn ăn trưa với tôi mỗi ngày. Toán ăn trưa của tôi có 5 cô, 4 chàng, trong đó có một chàng trẻ độc thân Mỹ trắng tóc bạch kim mê cô quá sức, nhưng cô không đáp tình.
Ăn trưa chúng tôi có thói quen uống rượu "margarita" của Mễ (rượu đế pha với nước chanh đường và để đông lạnh sệt sệt). Gái Mỹ uống rượu thì khỏi chê! Một lần chúng tôi có 4 cô và 2 chàng mà uống luôn 3 "pitcher' khoảng 15 ly lớn. Sức tôi uống một ly là tôi lật ngữa rồi! Còn bao nhiêu rượu thì các cô thầu hết. Uống rượu xong, nàng tiên mắt xanh tóc bạch kim phê ngồi ngã đầu vô ngực tôi giữa nhà hàng trước bạn bè! Con gái Mỹ mà, muốn là làm bất kể ở đâu! Tôi cắn lưỡi dằn lòng!
Rồi một sáng Thứ Bảy nàng tiên mắt xanh tóc bạch kim bảo tôi dạy cô đánh golf. Trong sở tôi có "driving range" để tập đánh golf. Cô hẹn tôi ở "driving range" của sở sáng Thứ Bảy. Gặp cô ở "driving range" tôi giật mình vì cô diện áo quần dạ hội chứ không phải áo quần đánh golf. Rồi cô bảo tôi chở cô về nhà để cô thay áo quần đánh golf. Tôi chuẩn bị cho rắc rối!
Mà rắc rối thiệt. Tôi đưa cô về nhà và ngồi ở phòng khách để chờ cô thay áo quần đánh golf. Cô vào phòng và để cửa phòng mỡ rộng rồi cởi hết áo quần đi qua đi lại trước mặt tôi tỉnh bơ! Tôi cắn lưỡi dằn lòng, ngoãnh mặt ngó chổ khác, và tôi làm mặt nghiêm. Cô mặc áo quần vô và chúng tôi đi đánh golf. Sau đó không lâu, cô làm đám cưới với sếp lớn của tôi.
*********
Vậy là ít nhất ba lần, hình bóng người đàn bà Mỹ nhào vô trái tim tôi, nhưng không có chổ đứng! Không phải tôi là người thánh thiện, tôi cũng biết thưởng thức nét đẹp của người đàn bà Mỹ. Nhưng hình bóng một người đàn bà ViệtNam có trái tim vàng đã chiếm ngự hết chổ trong tim tôi rồi. Cho dù bây giờ hình bóng người đàn bà ViệtNam mà tôi trân quý không còn nữa, nhưng hình bóng người đàn bà Mỹ vẫn chưa có chổ đứng trong tim tôi, vì tôi vẫn còn mơ ước một trái tim vàng của một người đàn bà, mà tôi nghĩ chỉ có người đàn bà ViệtNam mới có. tth
Sau đây là bài Vết Sẹo nói về một trái tim vàng:
Vết Sẹo !
Lê Thúy Bảo Nhi
Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị Như, chị hai tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên tám ốm quặt quẹo. Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ ngác đi tìm mẹ suốt ngày. Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”.
Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt.
Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...
Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi. Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.
Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.
Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con. Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má.. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.
Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn (cốt cho chị hai nghe): “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”.
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm…
Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại học Luật TP.HCM và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.
Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn.. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực.
Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười : “Lâu quá, ngoại quên mất rồi”.
Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt.
Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm…Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy !
Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp…Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài…Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của má.
Lê Thúy Bảo Nhi
Lê Thúy Bảo Nhi
Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị Như, chị hai tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên tám ốm quặt quẹo. Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ ngác đi tìm mẹ suốt ngày. Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”.
Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt.
Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...
Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi. Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.
Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.
Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con. Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má.. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.
Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn (cốt cho chị hai nghe): “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”.
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm…
Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại học Luật TP.HCM và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.
Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn.. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực.
Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười : “Lâu quá, ngoại quên mất rồi”.
Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt.
Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm…Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy !
Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp…Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài…Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của má.
Lê Thúy Bảo Nhi
Tuesday, August 14, 2012
Máy bay phản lực với tốc độ Hypersonic
Mỹ đã thử thành công máy bay phản lực X-51A WaveRider không người lái. Máy bay nầy được phóng ra từ cánh của chiếc B-52 trên vùng trời của biển Thái Bình Dương ngày hôm nay 14 tháng 8 năm 2012 và bay xuyên bầu trời với vận tốc 3600 miles trong 300 giây, trước khi tan rã vào biển như dự định.
Nếu mọi việc thành công, việc thữ nghiệm máy bay Hypersonic X-51A WaveRider sẽ đưa đến chế tạo máy bay chở hành khách có thể bay xuyên nước Mỹ trong 46 phút. Vậy là máy bay nầy có vận tốc Hypersonic lên tới Match 6 tức là nhanh gấp 6 lần vận tốc âm thanh.
Nhìn bảng vận tốc dưới đây, máy bay với vận tốc Hypersonic có thể bay từ Match 5 tới Match 10 tức là từ 6150 km/1giờ tới 12300 km/1giờ. Trời! Như vậy bay từ Cali Mỹ về VN khoảng 8000 miles và mất 2, 3 giờ, thật là tuyệt vời, chả bù bây giờ ngồi gần 20 giờ trên trời, mệt như bị trời hành! tth
Click Vào Đây - Để xem máy bay X-51A WaveRider được phóng từ cánh B-52.
Regime | Mach | mph | km/h | m/s | General plane characteristics |
---|---|---|---|---|---|
Subsonic | <0 .8=".8" td="td"> 0> | <610 td="td"> 610> | <980 td="td"> 980> | <270 td="td"> 270> | Most often propeller-driven and commercial turbofan aircraft with high aspect-ratio (slender) wings, and rounded features like the nose and leading edges. |
Transonic | 0.8-1.2 | 610-915 | 980-1,470 | 270-410 | Transonic aircraft nearly always have swept wings, delaying drag-divergence, and often feature design adhering to the principles of the Whitcomb Area rule. |
Supersonic | 1.2-5.0 | 915-3,840 | 1,470-6,150 | 410-1,710 | Aircraft designed to fly at supersonic speeds show large differences in their aerodynamic design because of the radical differences in the behaviour of flows above Mach 1. Sharp edges, thin aerofoil-sections, and all-moving tailplane/canards are common. Modern combat aircraft must compromise in order to maintain low-speed handling; "true" supersonic designs include the F-104 Starfighter and BAC/Aérospatiale Concorde. |
Hypersonic | 5.0-10.0 | 3,840-7,680 | 6,150-12,300 | 1,710-3,415 | Cooled nickel-titanium skin; highly integrated (due to domination of interference effects: non-linear behaviour means that superposition of results for separate components is invalid), small wings, see X-51A Waverider |
High-hypersonic | 10.0-25.0 | 7,680-16,250 | 12,300-30,740 | 3,415-8,465 | Thermal control becomes a dominant design consideration. Structure must either be designed to operate hot, or be protected by special silicate tiles or similar. Chemically reacting flow can also cause corrosion of the vehicle's skin, with free-atomic oxygen featuring in very high-speed flows. Hypersonic designs are often forced into blunt configurations because of the aerodynamic heating rising with a reduced radius of curvature. |
Re-entry speeds | >25.0 | >16,250 | >30,740 | >8,465 | Ablative heat shield; small or no wings; blunt shape |
Tôi tham dự Sư Phạm Qui Nhơn 50 Năm Hội Ngộ - Chị Bảy
Trường Sư Phạm Qui Nhơn được thành lập Năm 1962 để đào tạo giáo viên tiểu học. Mỗi khoá học kéo dài hai năm, và trường đào tạo được 13 khoá thì đất nước biến đổi tan hàng! Trường thu nhận giáo sinh Miền Trung gồm các tỉnh từ Quảng Trị cho tới Phan Thiết. Sài Gòn cũng có trường Sư Phạm đào tạo giáo viên tiểu học, nhưng chỉ nhận giáo sinh từ Phan Rang trở vô Miền Nam.
Bà xả tôi là gái Đà Lạt và học Sư Phạm Qui Nhơn khoá 3 bắt đầu 1964. Lúc bây giờ tôi là Chuẩn Uý Phi Công đang biệt phái bay hành quân cho tỉnh Qui Nhơn. Trường Sư Phạm Qui Nhơn rất gần phi trường Qui Nhơn. Sau những phi vụ hành quân, trước khi đáp phi trường Qui Nhơn, tôi thường nhào múc trên nóc trường Sư Phạm để lấy le với các cô giáo sinh. Tôi nhào múc đến độ các cô bạn của Yến lo sợ, bắt Yến ra đứng ở bao lơn cho tôi thấy, lúc bây giờ tôi mới chịu đi.
Phi trường Qui Nhơn lúc bây giờ do người Mỹ điều hành từ phòng thủ cho tới không lưu. Vì phi trường rất gần trường Sư Phạm, nên có lần tôi nhào múc ở trường Sư Phạm, người Mỹ điều hành trạm kiểm soát không lưu lo cho máy bay lên xuống, nhìn thấy máy bay tôi nhào múc. Họ bực mình lắm, họ gọi trên vô tuyến yêu cầu tôi cho danh hiệu. Tôi giả điếc không nghe! Trời! Họ mà biết danh hiệu tôi rồi báo cáo thì tôi sẽ bị Không Quân phạt lột cánh bay và đi bộ binh! Tuổi trẻ và tình yêu mà! Khổ nỗi là, mỗi lần tôi nhào múc trên nóc trường, các cô giáo sinh nội trú đứng sắp hàng trên bao lơn vẫy tay cổ võ! Le quá!
Lần tôi đùa giỡn nhào múc máy bay trên trường Sư Phạm và bị đài kiểm soát không lưu phi trường thấy, tôi sợ thất kinh! Tôi lái máy bay vô núi trốn trong thung lũng cả nữa giờ sau, rồi tôi bay về phi trường gọi đài kiểm soát không lưu xin đáp. Lúc bây giờ đài kiểm soát không biết tôi là ai, họ làm sao biết được tôi là chàng phi công ngỗ nghịch lúc nãy! Từ đó tôi không dám đùa giởn nhào múc trên trường Sư Phạm nữa.
************
Chị Hà Gia Thế là bạn cùng khoá 3 Sư Phạm Qui Nhơn với bà xả tôi. Lúc bà xả tôi bị bịnh nặng, Thế có về San Antonio thăm bà xả tôi. Cách đây không lâu, Thế dẫn vài người bạn Sư Phạm Qui Nhơn đi tham quan San Antonio và họ có ghé nhà thăm tôi. Tôi đưa họ đi tham quan San Antonio mấy ngày. Rồi Thế mời tôi về dự Hội Ngộ Sư Phạm Qui Nhơn vào tháng 8 năm 2012 tại Orange County. Tôi nhận lời vì thời gian ấy tôi đang ở nhà Thy ở San Diego.
Lần đầu tiên tôi dự Hội Ngộ Sư Phạm Qui Nhơn. Tôi nghĩ tôi sẽ lẽ loi trong ngày Hội Ngộ nầy, vậy mà tôi thật là may mắn, tôi gặp luôn mấy chàng phi công bồ tèo của tôi! Phi công là những con "ma" lanh như Chim Cắt, và họ toàn tìm vợ là những cô giáo hiền thục!
Trong Hội Ngộ Sư Phạm Qui Nhơn tôi gặp KQ Võ Ý, KQ Nguyễn Duy Diệm, KQ Đặng Văn Âu. Chị Diệu Hồng là bạn Sư Phạm Qui Nhơn với bà xả tôi và cũng là em gái của KQ Khưu Vỹ Nghị bồ tèo với tôi. Diệu Hồng cũng là vợ của KQ Diệm. Diệu Hồng và Thế sắp xếp cho tôi ngồi chung bàn với mấy chàng KQ rể Sư Phạm nầy, nên tôi không thấy lẽ loi.
Ban hợp ca Sư Phạm Qui Nhơn
Cựu giáo sư dạy Sư Phạm Qui Nhơn.
Ông đứng giửa là Hiệu Trưởng Sư Phạm Qui Nhơn sau cùng.
Từ trái: KQ Võ Ý, KQ Diệm, KQ Thái, KQ Âu.
Tôi và Thế chụp hình với mấy anh chị bàn khoá 3.
Từ trái: Diệm & Diệu Hồng, Thái, Âu và bà xả, chị Huy Hinh và ông xả, chị Hiếu.?
Tôi và Thế với giải độc đắc.
Kira, Aiden đang ráp 2 cái quạt giải độc đắc.
Click Vào Đây - Để xem thêm hình. Click vào hình để xem hình lớn.
Sunday, August 12, 2012
Tát Nước Đầu Đình - Mỹ Huyền, Nhật Lâm
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Tát Nước Đầu Đình/Ca sĩ Mỹ Huyền, Nhật Lâm
Saturday, August 11, 2012
Kira hát cho ban hợp ca trong khu nhà Thy
Trong khu nhà Thy tổ chức buổi văn nghệ bỏ túi để láng giềng có dịp tụ tập ăn picnic và nghe nhạc. Kira tham gia ban hợp ca trong khu nhà Thy để giúp vui. Kira bây giờ lớn, lúc nào cũng nhõ nhẹ và hiền giống bà xả tôi quá sức. Aiden thì lanh lợi và thông minh. Mỗi lần về nhà Thy, có hai đứa cháu ngoại giúp tôi đỡ buồn. tth
Aiden chơi ở công viên khu nhà Thy
Kira đang hát. Thứ 2 từ trái vô.
Gia đình trong khu nhà Thy tụ tập nghe nhạc và ăn picnic.
Mất Anh Đêm Giáng Sinh - Nguyễn Hồng Nhung
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Mất Anh Đêm Giáng Sinh/Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung
Tuesday, August 7, 2012
Friday, August 3, 2012
Wednesday, August 1, 2012
Subscribe to:
Posts (Atom)