Sunday, December 24, 2017
Saturday, December 23, 2017
Merry Christmas and Happy New Year
Kính chúc Quý Anh Chị KQ63D và gia đình, cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần,
Mùa Giáng Sinh vui vẽ, Năm Mới sức khoẻ, may mắn và thịnh vượng.
KQ63D Huỳnh Thông Thái
Wednesday, December 20, 2017
Monday, December 18, 2017
Gặp lại bồ tèo Cỗ Văn Thinh - Chị Bảy
Thinh đang sống ở Paris xứ Pháp. Thinh và tôi có quá nhiều kỹ niệm trước 1975. Thinh là Dược Sĩ trưởng phòng thuốc của bịnh viện Cảnh Sát ngày xưa.
Tôi và Thinh rất mê đi săn nai. Thời buổi chiến tranh, đi săn nai ban đêm trong rừng, cực kỳ nguy hiểm. Có lần tôi và Thinh ra tận Tánh Linh Bình Tuy để săn nai ban đêm. Tối hôm ấy ông dẫn đường đưa chúng tôi vô lút rừng sâu, và tôi bắn được một con nai lớn, vài con Mễn và Cheo. Đi săn xong, giữa đêm khuya chúng tôi ra quốc lộ nằm ngũ. Đang nằm trên quốc lộ, ông dẫn đường tâm sự, rằng vừa rồi ông đưa chúng tôi vô mật khu VC ở Tánh Linh để bắn nai. Tôi hỏi tại sao ông liều mạng vậy. Ông nói trong mật khu không ai dám vô nên mới còn nhiều nai. Nghe ông nói, tôi giật mình sợ quá. Đi săn chúng tôi ăn mặc giả dạng như dân làm cây rừng, ông không biết chúng tôi là ai nên ông liều mạng vậy!
Thinh và chị ở Paris mới về Việt Nam.
Tôi đưa Thinh và chị ra đường Nguyễn Huệ ăn sáng.
Từ trái vô: Thái, DS Thinh, chị Thinh, BS Dung, anh Liêm chồng BS Dung.
BS Dung chuyên về thận ở bịnh viện Chợ Rẫy. Tôi quen anh Liêm và chị Dung trong lần đi Dubai vào ngày Mồng Một Tết. Từ đó anh Liêm theo dõi blog của tôi. Mới đây anh Liêm liên lạc lại với tôi làm tôi giật mình và cảm động. Chúng tôi đang ăn heo sữa ở Chợ Lớn.
Saturday, December 9, 2017
Đi làm từ thiện - Chị Bảy
Tôi quen diễn viên Tú Trinh trong sân tennis ở Tao Đàn. Mới đây Tú Trinh than với tôi, rằng Tú Trinh xin được một thùng quần áo từ Mỹ. Tú Trinh muốn đem thùng quần áo xin được xuống một Chùa ở Huyện Bình Đại Bến Tre để giao cho Chùa, nhưng Tú Trinh than ngán tiền thuê xe, thế là tôi tình nguyện thuê xe đi với Tú Trinh. Chùa nầy nuôi 165 trẻ mồ côi.
Huyện Bình Đại là quê của KQ62C Võ Quan Thẫm và KQ Võ Nhật Quang, hai người nầy là anh em chú bác và là bồ tèo của tôi. Năm 1966 tôi và Võ Nhật Quang ở chung phòng trong lầu Bắc Tiến trong căn cứ KQ Biên Hoà. Rồi một cuối tuần tôi về Sàigòn chơi, sáng Thứ Hai tôi lên Phi Đoàn thì được tin Quang bị mất trong một phi vụ A1 hôm Chũ Nhật. Tôi buồn rã rời. Hai tuần sau thì tới phiên tôi, tôi bay A1 và bị bắn rớt ở Đức Huệ gần biên giới Campuchia, nhưng tôi may mắn thoát chết.
Đám tang Quang, tôi và Thẫm đưa Quang về đến Mỹ Tho rồi Không Quân không cho ai đưa Quang về Bình Đại, ngoài gia đình vì Bình Đại không an ninh.
Tôi bay trên Bình Đại rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ tôi đến Bình Đại. Hôm nay nhờ Tú Trinh mà tôi biết Bình Đại.
Trong Chánh Điện của chùa.
Trong hội trường của chùa.
Khi tôi kêu các em chụp hình, mấy đứa lớn tự động đi lấy bông ôm để chụp hình, dễ thương quá. Hai đứa nhỏ có vẽ sợ ngơ ngác.
Ngoài sân của chùa.
Từ trái Mai và Dung chung hội tennis với Tú Trinh nhưng khác hội với tôi. Tú Trinh mặc áo trắng đứng bên trái tôi.
Chùa đãi cơm phái đoàn.
Chùa cho cúng tôi uống dừa lá dứa thơm và ngọt.
Nói chung chung về đi làm từ thiện. Về Việt Nam tôi rất thích đi làm từ thiện. Có vài lần tôi đi phát gạo ở miền Long Thành. Rồi một lần, tôi đọc trong báo, có bà cần tiền để mổ trị bình cho con. Báo kêu gọi lòng từ thiện. Thế là tôi đến văn phòng đại diện nhà báo để góp tiền. Tôi đưa tiền cho người đại diện. Cô nầy hỏi tôi:
- Chú có muốn lấy biên nhận không?
- Có.
Góp tiền xong, tôi nghi ngờ người đại diện của nhà báo. Khi nhà hảo tâm đóng góp tiền từ thiện, người nhận tiền đương nhiên phải đưa biên nhận để còn làm sổ sách và kiểm soát. Tại sao lại hỏi tôi muốn lấy biên nhận không. Nếu tôi không lấy biên nhận, số tiền tôi đóng góp có chắc tới tay bịnh nhân không? Từ đó tôi nản chí đi làm từ thiện. Nhưng nếu ai rủ tôi đi làm từ thiện giao quà hay tiền tận gốc là tôi đi liền và tôi sẵn sàng đài thọ mọi chi phí di chuyển. tth
Tuesday, December 5, 2017
Friday, December 1, 2017
Duyên Phận và Mệnh Số - Lê Nguyễn Hằng
Tôi vừa nhận được email của cô em Nguyễn Ngọc Điễm ở Seatle Washington USA. Điễm là con của Cô 6 em ruột Ba tôi ở Long An ngày xưa. Trong email của Điễm có kèm theo bài viết của Lê Nguyễn Hằng. Anh cám ơn Điễm đã gởi cho anh bài viết nầy.
Câu chuyện trong bài viết của Lê Nguyễn Hằng, lại thêm một lần cho tôi tin rằng có đấng linh thiên đang quanh quẩn theo dõi cuộc đời mình. Mình ăn ở cho phải đạo, thế nào cũng được Đấng Linh Thiên giúp đở. Bà Hà trong câu chuyện nầy, người đàn bà Việt Nam có trái tim bằng vàng, đã làm động lòng Đấng Linh Thiên. Để rồi Đấng Linh Thiên đã đem người chồng từ cỏi chết về trao lại cho bà. Câu chuyện nầy làm tôi liên tưởng đến bà mẹ trong câu chuyện có thật Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân của Phạm Tín An Ninh.
Trong câu chuyện Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân, 1975 một bà mẹ thất lạc chồng và đứa con sơ sinh trong rừng. Mặc dù bà mẹ đã ra sống ở nước ngoài, nhưng người đàn bà Việt Nam có trái tim bằng vàng nầy, mấy chục năm sau vẫn về khu rừng củ tìm chồng con. Bà đã làm động lòng Đấng Linh Thiên để rồi Đâng Linh Thiên đã cho bà gặp lại đứa con và mộ chồng, trong trường hợp linh thiên huyền bí. Click Vào Đây - Để xem Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân.
Riêng tôi, Đấng Linh Thiên đã cứu mạng tôi không biết bao nhiêu lần. Click Vào Đây - Để xem Đấng Linh Thiên đã cứu mạng tôi. tth
Sau đây là câu chuyện Duyên Phận và Mệnh Số:
Duyên Phận và Mệnh Số
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này. Đây không phải một họp mặt sinh nhật bình thường như những lần trước. Đến đó tôi sẽ gặp lũ đông đủ lũ bạn “quỷ sứ” của trường tiểu học và trung học ngày xưa.
Hà là một người chị họ con bà bác, chỉ hơn tôi một tuổi và học cùng lớp nên hai chị em thân nhau hơn bạn. Hai đứa từ giã Hà Nội cùng gia đình di cư vào Nam và cùng định cư tại Tuy Hòa, cùng ở gần nhà nhau trong khu “Bắc Kỳ di cư” từ ngày “tóc còn để chỏm.”
Dù là vai chị nhưng vì xuýt xoát tuổi nhau, lại học cùng lớp nên hai đứa tôi vẫn mày tao. Hà và tôi lúc nào cũng ngồi bàn đầu và sát cạnh nhau vì chúng tôi vừa nhỏ tuổi lại vừa nhỏ con, cùng nổi tiếng là “cây gạo”. Chúng tôi thân nhau đến độ cắt tóc và mặc quần áo giống nhau.
Ngoài giờ học ở trường, hai đứa thường đến nhà nhau học bài chung. Đi thi Tú Tài I ở Quy Nhơn và Tú Tài II ở Nha Trang đều ngồi cạnh nhau vì tên cùng vần.
Đậu Tú Tài Toàn xong, như chim rời tổ, mỗi đứa một nơi, Hoành vào Saigon học tiếp, Hà đi Nha Trang, riêng tôi ở lại Tuy Hòa đi làm giúp đỡ gia đình một thời gian.
Cuộc sống nổi trôi theo dòng đời, tôi thuyên chuyền vào Saigon, mãi đến năm 1974, mới tình cờ gặp lại Hà ở Chợ Bến Thành thì cả hai đã tay bế tay bồng, mỗi đứa đều có hai con gái và một con trai. Gia đình Hà rất hạnh phúc, hai vợ chồng làm cùng nghề. Phong, chồng Hà cưng chiều vợ hết mực.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 như cơn hồng thủy đổ ập lên đầu mọi người, chúng tôi mất liên lạc một lần nữa. Gia đình tôi may mắn được di tản và định cư tại Mỹ, còn Hà ở lại sống với gian truân thử thách.
Phong bị đi tù cải tạo như hàng vạn quân dân cán chính khác. Hà lo sợ hoảng hốt vì chồng đi biệt tăm không trở về sau 10 ngày như lời hứa hẹn của chính quyền, cũng không có tin tức còn sống hay chết dù chỉ một lời nhắn. Cũng như những gia đình của miền Nam phải đối mặt với cuộc sống mới khó khăn vô định, Hà bắt đầu bán tất cả những gì có thể, từ cái TV, tủ lạnh, bộ bàn thờ, giường tủ, bát đĩa, xoong nồi đến những bộ quần áo, giầy dép của hai vợ chồng đều từ từ bỏ Hà ra đi để đổi lấy gạo và thức ăn nuôi ba đứa con đang sức lớn mà không được ăn đủ no. Hà phải thoát ra khỏi cái vỏ ốc của một phụ nữ yếu đuối mong manh, bươn chải theo những người bạn đi buôn để có tiền nuôi con và chờ tin tức của chồng
Rồi Hà được tin về Phong từ những trại tù ở những tỉnh miền Bắc xa xôi chưa bao giờ Hà nghe tên. Những chuyến thăm nuôi vất vả, ngủ đêm chờ đợi ở bến xe, rồi băng rừng lội suối, đi bộ trên những đoạn đường mấp mô gập ghềnh khó khăn để rồi nhìn thấy một hình hài quắt queo, nhăn nhúm của chồng chỉ làm Hà thêm quyết tâm cố gắng làm ra tiền dù phải vất vả trăm bề để nuôi chồng sống sót mong một ngày trở về.
Gần sáu năm sau, Phong ra tù, tinh thần và thể xác đều kiệt quệ. Hà đau lòng nhìn thấy chổng tàn tạ rũ rượi như tàu lá héo trong khi các con ở trường thì bị trù dập vì là “con của ngụy”, học thì bị nhồi sọ những giáo điều cũ kỹ, không tưởng, bịa đặt và láo khoét. Để phụ với mẹ kiếm sống, sau giờ học, chúng đi bán bánh kẹo nên phải học cách mánh mung, gian trá;
Thời ấy, bên cạnh phong trào đi bán chính thức đang rầm rộ, có những chuyến vượt biên không chính thức cũng diễn ra trong âm thầm, các con Hà cũng được tập nói dối trơn tru khi bị hạch hỏi tra gạn về những chuyến vượt biên hụt của gia đình.
Ngay khi Phong trở về từ nhà tù, hai vợ chồng đã quyết định phải tìm cách mang các con ra đi, dù có cùng bỏ mạng trên biển cả còn hơn sống trên quê hương mà như trong cõi chết.
Cả gia đình đã vài lần cùng đi nhưng thất bại và đồng tiền Hà dè xẻn, dành dụm đã cạn dần, cuối cùng phải quyết định để Phong đi một mình trước rồi Hà sẽ tìm đường đem các con đi sau.
Ngày Phong ra đi, Hà đeo vào cổ anh sợi dây chuyền có tượng Phật Bà Quan Âm nhỏ bằng vàng giả, giống hệt như cái nàng đang đeo, Hà bảo anh rằng gặp cơn hoạn nạn thì nhớ cầu Phật Bà che chở.
Ba tháng, rồi sáu tháng, chờ mãi không được tin tức gì của chồng, chỉ nghe người ta xì xào là chuyến ghe đó bị chìm, cả gia đình chủ tàu cũng không ai sống sót.
Hà bèn liều mạng dùng mấy lạng vàng cuối cùng dẫn các con đi với gia đình một người bạn. May mắn thay mẹ con Hà đã đến được bến bờ tự do.
Năm 1983, tôi được tin Hà đã một mình vượt biển mang theo ba đứa con, Linh 14. Nga 11 và Nhi 4 tuổi, vừa được Lộc, người em kế rất thân với Hà, bảo lãnh ra San Diego ở với vợ chồng cậu ấy, cả gia đình tôi lập tức xuống vùng Nam California để gặp Hà.
Phút tương phùng, chúng tôi ôm nhau mừng rỡ trong nước mắt. Nhìn một Hà gầy guộc, đen xạm, dấu tích của những ngày lao động cơ cực, tôi không khỏi đau xót nhớ đến một Hà xinh đẹp, duyên dáng, ăn mặc thanh nhã nhưng hợp thời trang của thời đi học và trước năm 1975.
Hà ôm lấy tôi nức nở: “Anh Phong bỏ tao đi rồi Hằng ơi, gần một năm rồi còn gì.” Tôi thương bạn quá đỗi nên an ủi: “Đã chắc gì, nhiều khi anh ấy trôi giạt vào một hoang đảo nào đấy thôi, từ từ xem.” Tôi nói nhưng thực sự không tin điều mình nói. Tôi nhìn những ngón tay xương xẩu của bạn mà lòng xót xa. Tôi đã ở lại mấy ngày với Hà và lũ nhỏ để chia sẻ, an ủi với Hà những bất hạnh, giúp ý kiến cho Hà trong những ngày đầu bỡ ngỡ nơi xứ lạ.
- Rất may là Hà và tụi nhỏ đã đến bến bờ tự do, thôi thì muộn còn hơn không! Hãy làm lại từ đầu, nước Mỹ sẽ là nơi cho chúng mặc sức học hành và phát triển tài năng. Tôi nói. Hãy nhìn về phía trước Hà ơi…
Mới vừa được tạm ổn dưới mái nhà của Lộc, “họa vô đơn chí” vẫn không buông tha người bạn khốn khổ của tôi. Ở chung trong gia đình với người em được gần sáu tháng, Lộc mới trên ba chục tuổi đang khỏe mạnh, có việc làm tốt, bỗng nhiên đột tử chỉ sau một cơn nhức đầu. Hà đã lăn lộn vật vã khóc thương Lộc, người em mà Hà thương nhất trong các anh chị em. Được tin, dù đang bận việc sở cho cuối tài khóa, tôi cũng lập tức chạy xuống thăm để nâng đỡ tinh thần bạn tôi.
Tôi vừa bước vào cửa, Hà đã rũ xuống tay tôi như cây chuối bị đốn. Tôi chỉ còn đủ sức dìu Hà vào phòng đặt nằm trên giường, kéo gối và đắp mền cho thẳng thắn rồi ghé nằm xuống bên cạnh, tay tôi lại chạm vào đôi vai gầy gò đang rung lên từng hồi theo tiếng kể lể thảm thiết đứt quãng của bạn mà lòng đau như cắt. Lúc đó tôi thực sự oán trách ông Trời. Chúa ơi, Phật ơi, các Ngài ở đâu mà để cho một người đàn bà chân yếu tay mềm như Hà gánh hết oan khiên khổ nạn của cuộc đời! Chỉ trong hai năm mà chồng mất tích, hai đứa em vượt biển bị chết và bây giờ cái phao cuối cùng để Hà bám vào cho sự sống cũng không còn nữa.” Tôi chỉ có thể nắm chặt hai bàn tay lạnh giá run rẩy của bạn như một lời hứa “bên mày luôn có tao, Hà ơi.”
Về lại San Jose, hằng ngày tôi điện thoại xuống an ủi, động viên và khích lệ tinh thần Hà để vượt qua những tai ương nghiệt ngã đeo đẳng. Phải mất mấy tháng Hà mới lấy lại bình tĩnh và lo cho cuộc sống thường nhật. Lúc đầu rất khó khăn vì Hà chưa biết lái xe và các con còn nhỏ. Nhờ tính tần tiện và vén khéo, tiền trợ cấp cũng đủ cho mẹ con sống và ăn học. Cũng may, một mình lo cho bốn mẹ con vừa ăn vừa học lại thêm bài vở của mình, Hà không có rảnh một phút để buồn tủi cho thân phận cô đơn vất vả của mình trên đất lạ. Các con cũng biết thương mẹ khổ sở nên chịu khó học hành và ngoan ngoãnvâng lời mẹ dạy.
Tuy tiếng Anh hơi yếu, nhưng nhờ quyết tâm và vốn liếng chữ nghĩa có sẵn, Hà đã lấy được mảnh bằng đại học sau bốn năm miệt mài kinh sử. Hè năm 1987, Linh xong trung học và Hà đậu bằng cử nhân. Tôi xuống San Diego dự lễ ra trường của hai mẹ con. Chúng tôi thật là hạnh phúc!
Biết là Hà không có thì giờ và tâm trí để đi mua sắm, thỉnh thoảng trong những chuyến công tác xuống Santa Ana, tôi vẫn ghé thăm Hà cùng 3 đứa con và những khi đi “shopping”, thấy quần áo hay ví tay mà tôi thích, tôi mua luôn một cặp, để hai đứa tôi vẫn còn được mặc quần áo giống nhau như ngày xưa còn bé.
Khi chúng tôi có thì giờ tâm sự, tôi nói bóng gió xa gần về sự lẻ loi đơn chiếc của Hà:
- Mày cứ thui thủi một mình làm tao không yên tâm tí nào.
- Còn đám con tao đấy thôi. Hà ngắt lời.
- Con khác. Chúng nó có đời sống riêng. Mày phải cần kiếm một bờ vai của một người đàn ông cho mày tựa những lúc cuộc đời làm khó mày, hay những lúc mày ốm đau xuống tinh thần là những điều không đứa con nào có thể cho được.
Lúc nào Hà cũng gạt đi:
- Tao đã sống quá nửa đời người, qua bao nhiêu khổ đau nghiệt ngã, đâu còn thiết tha gì chuyện tình ái. Tao chỉ mong cho mấy đứa nhỏ ăn học thành tài, sống cuộc đời ngay thẳng đạo đức như ông bà nội ngoại và vợ chồng tao đã dạy, muốn vậy thì chính tao phải là một tấm gương tốt cho chúng nó noi theo, với lại…
Tôi ngắt lời:
- Với lại gì?
Hà ngập ngừng:
- Với lại… tao vẫn có một linh tính mơ hồ là anh ấy chưa chết cho nên tao vẫn…đợi. Mày có nghĩ tao hoang tưởng thì tao cũng đành vậy thôi.
Không chịu thua, thỉnh thoảng tôi vẫn gợi tên những người đàn ông yêu mến Hà và muốn cho Hà hạnh phúc. Họ thấy không cách nào gây được sự chú ý của Hà nên đã nhờ cậy đến tôi, nhưng những lời bóng gió, khuyên nhủ, dỗ dành của tôi đều như gió thoảng mây bay, Hà vẫn một mực ôm ấp và gìn giữ tình yêu cho chồng. Bây giờ Hà đã 60, nhưng tình yêu ấy không hề suy giảm.
Hà cũng tâm sự về con. Thằng Linh có tính nghệ sĩ, nó nói với tao rằng:
- Từ bé con đã mê hội họa và đàn dương cầm, con xin phép Me cho con học hai môn này.
- Me biết con thích những thứ đó, nhưng hãy thực tế một chút đi con. Gia đình mình nghèo, con là anh cả trong nhà thay ba con làm cột trụ gia đình, con nên chọn một nghề có thể nuôi sống gia đình và giúp đỡ bà con nội ngoại còn đang sống nghèo khổ thiếu thốn ở Việt Nam. Sau này, con vẫn có thể học thêm những món ưa thích kia cho con vui và giải trí, nghe lời me đi con.
Thế là Linh chọn nghề bác sĩ, ngành giải phẫu cho Mẹ vui lòng với lý do rất nhân bản là để cứu giúp những người đau ốm bệnh tật ngoài việc kiếm đủ tiền nuôi gia đình.
Nga là một đứa con gái hiền lành, nền nếp dễ bảo, lúc nào cũng muốn làm vừa ý mẹ, nó học làm dược sĩ để cùng hợp tác với Linh trong vấn đề thuốc thang cho bệnh nhân. Hai anh em vẫn thường bàn cãi sôi nổi về những phát minh y khoa và dược khoa.
Nhi, bé út nhưng ngỗ nghịch và hay lý sự nhất nhà. Mặc dù rất thương mẹ, nhưng đôi khi cũng làm phật ý mẹ, Nhi luôn làm theo ý mình. Nó bảo trong nhà có hai bác sĩ là quá nhiều rồi, nó muốn làm kỹ sư. Nhờ có dòng máu thông minh của cả ba lẫn mẹ, Nhi đã trở thành một chuyên gia xuất sắc trong ngành của mình và làm chủ nhiều bằng phát minh.
Người bạn mà tôi rất thương yêu và khâm phục ấy, một người đàn bà chân yếu tay mềm như thế đó, trải qua bao nhiêu gian truân, đau thương trong cuộc đời, đã đơn thương độc mã chiến đấu với cuộc sống mới khó khăn trên đất Mỹ, bắt đầu với hai bàn tay trắng cùng ba đứa con nhỏ dại và mấy cái khăn tang dấu kín trong lòng đã vượt thoát khỏi nghịch cảnh, tự xây dựng cho mình một cơ sở làm ăn vững vàng nhờ bản tính trung thực, nhã nhặn và ba đứa con thành công trong những lãnh vực khác nhau.
Đã gần 35 năm, kể từ ngày mẹ con Hà đến được nước Mỹ. Còn số phận của Phong, người chồng mất tích trong chuyến vượt biển trước đó thì sao?
Sau chín ngày lênh đênh trên biển cả, con tầu hết dầu, chết máy, thả neo trông đợi thuyền tàu nào tới cứu. Rồi ngày qua ngày, không thấy gì ngoài bầu trời mênh mông và biển dữ cuồng nộ. Khi thì mưa tầm tã, lúc lại nắng chang chang rát mặt, đêm bao la đen tối đến rợn người. Những mảnh khăn trắng treo trên cột buồm không mảy may làm xúc động những con tầu đi ngang, những lời lạy lục van xin cũng không động tâm những người trên các chuyến tàu vô tình kia. Mỗi ngày là một thách đố cho sự sống còn của mấy chục mạng người trên chiếc thuyền mong manh ấy. Lương thực đã hết. Cái chết đầu tiên đã làm mọi người hoang mang, hoảng loạn. Ngày hôm sau, hôm sau nữa lại thêm những cái chết cô đơn trong đói khát, nằm ngồi ngổn ngang. Tiếng khóc than tuyệt vọng tắt dần. hần Phong, cũng chỉ còn sức để lặng lẽ cầu nguyện.
Thuyền cứ lênh đênh trôi cho đến khi vừa nhìn thấy bờ ở xa xa thì chiếc tàu bị đội lên, một tiếng soạc khủng khiếp và chiếc tàu bị nứt rạn do đá tảng cứa vào, tiếng la hét vang dội, nhưng không ai còn sức lực nào để có thể bơi vào được tới bờ.
Phong chỉ nhớ được rằng khi chiếc tàu lật úp, đập lên người Phong, chàng thấy đau nhói ở đùi bên trái và máu ra lênh láng, chàng cố vẫy vùng trong tuyệt vọng, cuối cùng bám được một mảnh gỗ của chiếc ghe, phó mặc cho số mạng…
Sau cơn trôi dạt vô vọng không biết bao lâu, Phong bỗng thấy quanh mình lao xao tiếng người, rồi chàng dần hồi tỉnh. Một thanh niên cho Phong biết là khi tàu của họ được vớt sau khi đã chết gần hết thì thấy trên bờ xa xa hình như có một thân người, họ đến nơi thấy chàng còn thoi thóp thở nên kéo chàng nhập chung vào nhóm người cùng ghe của họ và tất cả 9 người đều được hội Hồng Thập Tự chăm sóc sức khỏe.
Phong bị con thuyền đập vào gẫy chân trái, máu ra nhiều mà không được cứu chữa ngay, nên bị nhiễm độc và bác sĩ phải cưa chân trái của chàng tới trên đầu gối.
Lúc tỉnh dậy, Phong thấy mình cụt một chân, tay trái bị bó bột, toàn thân đau đớn vì xương sườn bị dập. Thấy mình đã thành người tàn phế, chàng không muốn sau này trở thành gánh nặng cho vợ con nếu chàng may mắn tìm được họ vì vậy chàng chỉ muốn tự vẫn, hóa kiếp cái hình hài dị dạng này cho xong một đời người. Một tuần sau mọi người đã có mặt trên đảo Pulau Bidong, Malaysia.
Nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, nhất là sự chăm sóc tận tình của một nữ y tá người địa phương tên Wani Avarat và lời khuyên răn của những thuyền nhân khác, Phong dần dần nguôi ngoai nhưng vẫn nhất quyết không trở thành một gánh nặng cho vợ con với một tinh thần sa sút và một thân xác tàn tật.
Cô y tá Wani, một người đàn bà trẻ góa chồng và không có con, tìm thấy trên mặt của chàng còn phảng phất nét thông minh tuấn tú của một người có học thức dù bao năm bị tù đầy vùi dập và chuyến vượt biển thập tử nhất sinh của Phong nên ngoài việc lưu tâm săn sóc thể chất, cô luôn luôn động viên tinh thần cho Phong. Chờ khi Phong tỉnh táo, cô đã đề nghị với chàng để cô bảo lãnh ra sống với cô ở Mã Lai với lời hứa là Phong có thể đi tìm và trở về với gia đình của chàng bất cứ lúc nào.
Nhờ có sự khuyến khích của cô Wani, Phong dần dần hồi phục. Sau khi đã được lắp chân giả, Phong đi học lại và cũng theo ngành y tá. Hai người sống với nhau hạnh phúc cho đến hai năm trước đây, cô Wani bị bệnh ung thư. Để đền đáp mối ân tình cho người đã cứu mạng sống của mình, Phong đã tận tụy săn sóc Wani, nhưng cuối cùng, Wani vẫn không thể vượt qua cơn bệnh ngặt nghèo. Hai năm trước đây, Wani đã giã biệt cõi đời. Từ đó Phong xin làm thiện nguyện và rồi trời đã xếp đặt cho chàng có cơ duyên làm việc cùng toán với Linh, một bác sĩ giải phẫu từ Hoa Kỳ sang làm thiện nguyện tại một làng nghèo bên Mã Lai.
Ngày cuối của công việc thiện nguyện, sau khi đã hoàn tất một ca giải phẫu cho bệnh nhân, Bác sĩ Linh mời y tá Phong ra ngoài sân bệnh viện uống cà phê cho tỉnh táo. Sau mấy ngày làm việc với ông y tá đứng tuổi của địa phương có nước da nâu sạm và đôi tay gân guốc, hai người đều đeo khẩu trang nên Linh không thấy rõ chi tiết trên khuôn mặt, ngoại trừ đôi mắt sâu thẳm u uẩn của ông ta. Nay xong công việc, khẩu trang đã gỡ bỏ, thong thả bên ly cà phê, bác sĩ và y tá biết nhau cùng là người Việt, trò truyện bằng tiếng Việt, Linh bỗng cảm thấy một cái gì gần gũi thân quen khác thường.
Khi ông Phong cúi xuống dập tàn thuốc lá, nhìn khuôn mặt khắc khổ của người bạn lớn tuổi mới quen, Linh bỗng giật mình khi thấy trên cổ ông ta một sợi dây chuyền có tượng Phật Bà. Phải rôi, cũng sợi dây chuyền ấy, tượng Phật Bà ấy, Linh từng thấy Mẹ mang trên cổ hàng ngày. Cho tới bây giờ, thỉnh thoảng mẹ vẫn mân mê cái tượng đã xám xỉn lâm râm lời cầu nguyện. Linh kiên nhẫn gợi chuyện và ngồi yên lắng nghe về chuyến hải hành đầy khủng khiếp của Phong.
Bây giờ thì Linh đã chắc chắn người y tá già ngồi trước mặt là người cha mất tích suốt tuổi niên thiếu của mình vì nơi chốn và ngày đi của ông ấy đều trùng hợp với cha mình.
Hai bố con nhận ra nhau. Linh ôm ông, chàng khóc như chưa từng khóc trong đời, chàng thương cho sự bất hạnh của Ba và nhất là cho Mẹ đã bao năm vò võ ở vậy nuôi con chờ chồng.
Trên đây là chuyện do chính Linh kể lại cho tôi nghe. Chú bé 13 tuổi khi theo mẹ đến Mỹ năm xưa nay đã là một bác sĩ giải phẫu 48 tuổi. Hàng năm, thay vì đi du lịch ngắm thắng cảnh thế giới, Bác sĩ Linh dành 2 tuần lễ nghỉ phép, đi theo đoàn thiện nguyện đến chữa bệnh ở những nơi mà người dân thiếu may mắn trong vùng Đông Nam Á. Nhờ đó mà sau 35 năm thất lạc, bố con có dịp nhận ra nhau. Giấc mơ đoàn tụ bao năm thành sự thật. Sinh nhật mẹ Hà cũng sắp tới. Đâu còn món quà sinh nhật nào quí hơn. Mọi thủ tục bảo lãnh, đưa Bố Phong từ Mã Lai vào Mỹ được lặng lẽ hoàn tất. Mọi diễn tiến, với sự đồng ý của bố, anh em Linh giữ kín, mẹ Hà hoàn toàn không hay biết.
Là người thân trong nhà, tôi được các cháu của Hà nhờ mời dùm đông đủ các bạn học cũ của chúng tôi từ thời ở Tuy Hoà về dự sinh nhật mẹ năm nay. Nhưng cũng chỉ tới giờ chót, mới được cho biết câu chuyện, mà còn nghe cháu Nga dặn đi dặn lại “không cho mẹ biết trước, nghe dì”.
Sinh nhật của Hà năm nay được tổ chức tại nhà cháu Linh. Tuổi sáu mươi sắp đến, nhưng Hà vẫn tươi tắn, rạng rỡ cùng các con chào đón các bạn cũ, bạn mới.
Trong phòng khách rộng l;ớn của ngôi nhà, bánh sinh nhật và các bàn ăn đã sẵn sàng. Đúng giờ phút định trước, ánh sáng thay đổi. Hà được mời đứng giữa Linh và Nhi, con trưởng và con út. Tất cả được thông báo bắt đầu những phút trân trọng nhất của đông đủ gia đình cùng ra mắt trong tiệc sinh nhật. Linh rời mẹ, trong lễ phục nghiêm chỉnh, bước lên mấy bước, cầm micro, hướng về phía mẹ Hà:
- Thưa Mẹ. Chúng con xin cám ơn Mẹ và tất cả bà con bạn bè có mặt hôm nay. Đây là lần đầu tiên đông đủ gia đình ta cùng mừng sinh nhật mẹ. Xin mẹ cho phép con có vài lời về gia đình chúng ta. Hơn bốn mươi năm trước đây, Sàigòn sụp đổ, miền Nam đổi chủ, bố chúng con phải đi tù cải tạo. Từ ngày ấy, tuy còn là đứa trẻ mới sáu bẩy tuổi, con vẫn không quên những ngày tháng mẹ vất vả, cực nhọc thay bố nuôi chúng con. Sau 6 năm tù đầy, trở về với gia đình không được bao lâu, mẹ lại phải cắn răng để Bố một mình ra đi và từ đó mất tích. Có tin chuyến tầu vượt biển có bố đi theo đã tan tành, không còn ai sống sót. Sau nhiều tháng vô vọng, mẹ lại một mình mang chúng con ra đi, lo cho chúng con thành người trên đất Mỹ. Đã 35 năm qua, hàng ngày, mẹ không ngừng cầu nguyện gia đình có ngày được đoàn tụ. Hôm nay, xin Mẹ quay nhìn sang phía trái...
Không chỉ Hà mà tất cả cùng nhìn theo hướng tay của Linh. Từ bao giờ, trên lối đi từ phía cầu thang, em gái Nga của Linh xuất hiện trong áo dài vàng rực, bên vai Nga là một người đàn ông cao gầy. Trong ánh nến bập bùng ven lối đi, cả hai đang bước ra. Từng bước. Từng bước chậm.
Cả sảnh đường bỗng im lặng tới mức nghe được từng hơi thở.
- Thưa Mẹ, Linh tiếp tục nói, em Nga đang cùng Ba bước về phía Mẹ. Hôm nay Ba đã trở về từ một nơi xa xôi để dự lễ sinh nhật của Mẹ và đoàn tụ với gia đình. Và thưa Ba, Mẹ và em Nhi đang chờ Ba. Thưa bà con, thưa các bạn, sau bao năm cầu nguyện, đây là lần đầu tiên Ba Mẹ chúng tôi chúng tôi thấy lai nhau. Cám ơn Trời Phật đã đáp ứng lời cầu nguyện kiên trì của bốn mẹ con mình.
Hai bố con Phong và Nga đã đến trước mặt mẹ con Hà. Họ đứng lặng nhìn nhau. Hà bước tới, tưởng như mình đang bước trong cơn mơ. Đúng Phong đây rồi, Phong bằng xương bằng thịt vẫn thường hiện ra trong giấc ngủ của nàng làm lệ ướt gối chăn. Dù có bao nhiêu nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt, dù có bao vết thương, vết sẹo trên thân thể chàng, dù Phong có bước đi chân thấp chân cao, đây vẫn là người chồng mà Hà một đời yêu thương mong nhớ và chung thủy đợi chờ. Họ lặng lẽ ôm nhau. Linh cũng đã lặng lẽ bước lại đứng cạnh bố mẹ và các em. Đúng là đông đủ cả nhà đang đoàn tụ. Cả sảnh đường đang im lặng bỗng cùng lúc vỡ òa. Rồi Phong sẽ nói, Hà sẽ nói, không biết bao lời chúc tụng sẽ được nói lên.
Ai bảo là “phước bất trùng lai?”
Cuối cùng thì bạn tôi sau những đau thương, mất mát khủng khiếp trong cuộc đời, bây giờ được đền bù xứng đáng.
Tôi trao cho Hà món quà sinh nhật của tôi tặng và Linh được yêu cầu đọc mấy dòng tôi viết trong tấm thiệp mừng bạn. Đó là mấy câu thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Tôi đã chép những câu thơ trên cho bạn tôi và viết thêm đoạn tường thuật này tặng chung các Bà Mẹ Việt Nam.
Lê Nguyễn Hằng
Hà là một người chị họ con bà bác, chỉ hơn tôi một tuổi và học cùng lớp nên hai chị em thân nhau hơn bạn. Hai đứa từ giã Hà Nội cùng gia đình di cư vào Nam và cùng định cư tại Tuy Hòa, cùng ở gần nhà nhau trong khu “Bắc Kỳ di cư” từ ngày “tóc còn để chỏm.”
Dù là vai chị nhưng vì xuýt xoát tuổi nhau, lại học cùng lớp nên hai đứa tôi vẫn mày tao. Hà và tôi lúc nào cũng ngồi bàn đầu và sát cạnh nhau vì chúng tôi vừa nhỏ tuổi lại vừa nhỏ con, cùng nổi tiếng là “cây gạo”. Chúng tôi thân nhau đến độ cắt tóc và mặc quần áo giống nhau.
Ngoài giờ học ở trường, hai đứa thường đến nhà nhau học bài chung. Đi thi Tú Tài I ở Quy Nhơn và Tú Tài II ở Nha Trang đều ngồi cạnh nhau vì tên cùng vần.
Đậu Tú Tài Toàn xong, như chim rời tổ, mỗi đứa một nơi, Hoành vào Saigon học tiếp, Hà đi Nha Trang, riêng tôi ở lại Tuy Hòa đi làm giúp đỡ gia đình một thời gian.
Cuộc sống nổi trôi theo dòng đời, tôi thuyên chuyền vào Saigon, mãi đến năm 1974, mới tình cờ gặp lại Hà ở Chợ Bến Thành thì cả hai đã tay bế tay bồng, mỗi đứa đều có hai con gái và một con trai. Gia đình Hà rất hạnh phúc, hai vợ chồng làm cùng nghề. Phong, chồng Hà cưng chiều vợ hết mực.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 như cơn hồng thủy đổ ập lên đầu mọi người, chúng tôi mất liên lạc một lần nữa. Gia đình tôi may mắn được di tản và định cư tại Mỹ, còn Hà ở lại sống với gian truân thử thách.
Phong bị đi tù cải tạo như hàng vạn quân dân cán chính khác. Hà lo sợ hoảng hốt vì chồng đi biệt tăm không trở về sau 10 ngày như lời hứa hẹn của chính quyền, cũng không có tin tức còn sống hay chết dù chỉ một lời nhắn. Cũng như những gia đình của miền Nam phải đối mặt với cuộc sống mới khó khăn vô định, Hà bắt đầu bán tất cả những gì có thể, từ cái TV, tủ lạnh, bộ bàn thờ, giường tủ, bát đĩa, xoong nồi đến những bộ quần áo, giầy dép của hai vợ chồng đều từ từ bỏ Hà ra đi để đổi lấy gạo và thức ăn nuôi ba đứa con đang sức lớn mà không được ăn đủ no. Hà phải thoát ra khỏi cái vỏ ốc của một phụ nữ yếu đuối mong manh, bươn chải theo những người bạn đi buôn để có tiền nuôi con và chờ tin tức của chồng
Rồi Hà được tin về Phong từ những trại tù ở những tỉnh miền Bắc xa xôi chưa bao giờ Hà nghe tên. Những chuyến thăm nuôi vất vả, ngủ đêm chờ đợi ở bến xe, rồi băng rừng lội suối, đi bộ trên những đoạn đường mấp mô gập ghềnh khó khăn để rồi nhìn thấy một hình hài quắt queo, nhăn nhúm của chồng chỉ làm Hà thêm quyết tâm cố gắng làm ra tiền dù phải vất vả trăm bề để nuôi chồng sống sót mong một ngày trở về.
Gần sáu năm sau, Phong ra tù, tinh thần và thể xác đều kiệt quệ. Hà đau lòng nhìn thấy chổng tàn tạ rũ rượi như tàu lá héo trong khi các con ở trường thì bị trù dập vì là “con của ngụy”, học thì bị nhồi sọ những giáo điều cũ kỹ, không tưởng, bịa đặt và láo khoét. Để phụ với mẹ kiếm sống, sau giờ học, chúng đi bán bánh kẹo nên phải học cách mánh mung, gian trá;
Thời ấy, bên cạnh phong trào đi bán chính thức đang rầm rộ, có những chuyến vượt biên không chính thức cũng diễn ra trong âm thầm, các con Hà cũng được tập nói dối trơn tru khi bị hạch hỏi tra gạn về những chuyến vượt biên hụt của gia đình.
Ngay khi Phong trở về từ nhà tù, hai vợ chồng đã quyết định phải tìm cách mang các con ra đi, dù có cùng bỏ mạng trên biển cả còn hơn sống trên quê hương mà như trong cõi chết.
Cả gia đình đã vài lần cùng đi nhưng thất bại và đồng tiền Hà dè xẻn, dành dụm đã cạn dần, cuối cùng phải quyết định để Phong đi một mình trước rồi Hà sẽ tìm đường đem các con đi sau.
Ngày Phong ra đi, Hà đeo vào cổ anh sợi dây chuyền có tượng Phật Bà Quan Âm nhỏ bằng vàng giả, giống hệt như cái nàng đang đeo, Hà bảo anh rằng gặp cơn hoạn nạn thì nhớ cầu Phật Bà che chở.
Ba tháng, rồi sáu tháng, chờ mãi không được tin tức gì của chồng, chỉ nghe người ta xì xào là chuyến ghe đó bị chìm, cả gia đình chủ tàu cũng không ai sống sót.
Hà bèn liều mạng dùng mấy lạng vàng cuối cùng dẫn các con đi với gia đình một người bạn. May mắn thay mẹ con Hà đã đến được bến bờ tự do.
Năm 1983, tôi được tin Hà đã một mình vượt biển mang theo ba đứa con, Linh 14. Nga 11 và Nhi 4 tuổi, vừa được Lộc, người em kế rất thân với Hà, bảo lãnh ra San Diego ở với vợ chồng cậu ấy, cả gia đình tôi lập tức xuống vùng Nam California để gặp Hà.
Phút tương phùng, chúng tôi ôm nhau mừng rỡ trong nước mắt. Nhìn một Hà gầy guộc, đen xạm, dấu tích của những ngày lao động cơ cực, tôi không khỏi đau xót nhớ đến một Hà xinh đẹp, duyên dáng, ăn mặc thanh nhã nhưng hợp thời trang của thời đi học và trước năm 1975.
Hà ôm lấy tôi nức nở: “Anh Phong bỏ tao đi rồi Hằng ơi, gần một năm rồi còn gì.” Tôi thương bạn quá đỗi nên an ủi: “Đã chắc gì, nhiều khi anh ấy trôi giạt vào một hoang đảo nào đấy thôi, từ từ xem.” Tôi nói nhưng thực sự không tin điều mình nói. Tôi nhìn những ngón tay xương xẩu của bạn mà lòng xót xa. Tôi đã ở lại mấy ngày với Hà và lũ nhỏ để chia sẻ, an ủi với Hà những bất hạnh, giúp ý kiến cho Hà trong những ngày đầu bỡ ngỡ nơi xứ lạ.
- Rất may là Hà và tụi nhỏ đã đến bến bờ tự do, thôi thì muộn còn hơn không! Hãy làm lại từ đầu, nước Mỹ sẽ là nơi cho chúng mặc sức học hành và phát triển tài năng. Tôi nói. Hãy nhìn về phía trước Hà ơi…
Mới vừa được tạm ổn dưới mái nhà của Lộc, “họa vô đơn chí” vẫn không buông tha người bạn khốn khổ của tôi. Ở chung trong gia đình với người em được gần sáu tháng, Lộc mới trên ba chục tuổi đang khỏe mạnh, có việc làm tốt, bỗng nhiên đột tử chỉ sau một cơn nhức đầu. Hà đã lăn lộn vật vã khóc thương Lộc, người em mà Hà thương nhất trong các anh chị em. Được tin, dù đang bận việc sở cho cuối tài khóa, tôi cũng lập tức chạy xuống thăm để nâng đỡ tinh thần bạn tôi.
Tôi vừa bước vào cửa, Hà đã rũ xuống tay tôi như cây chuối bị đốn. Tôi chỉ còn đủ sức dìu Hà vào phòng đặt nằm trên giường, kéo gối và đắp mền cho thẳng thắn rồi ghé nằm xuống bên cạnh, tay tôi lại chạm vào đôi vai gầy gò đang rung lên từng hồi theo tiếng kể lể thảm thiết đứt quãng của bạn mà lòng đau như cắt. Lúc đó tôi thực sự oán trách ông Trời. Chúa ơi, Phật ơi, các Ngài ở đâu mà để cho một người đàn bà chân yếu tay mềm như Hà gánh hết oan khiên khổ nạn của cuộc đời! Chỉ trong hai năm mà chồng mất tích, hai đứa em vượt biển bị chết và bây giờ cái phao cuối cùng để Hà bám vào cho sự sống cũng không còn nữa.” Tôi chỉ có thể nắm chặt hai bàn tay lạnh giá run rẩy của bạn như một lời hứa “bên mày luôn có tao, Hà ơi.”
Về lại San Jose, hằng ngày tôi điện thoại xuống an ủi, động viên và khích lệ tinh thần Hà để vượt qua những tai ương nghiệt ngã đeo đẳng. Phải mất mấy tháng Hà mới lấy lại bình tĩnh và lo cho cuộc sống thường nhật. Lúc đầu rất khó khăn vì Hà chưa biết lái xe và các con còn nhỏ. Nhờ tính tần tiện và vén khéo, tiền trợ cấp cũng đủ cho mẹ con sống và ăn học. Cũng may, một mình lo cho bốn mẹ con vừa ăn vừa học lại thêm bài vở của mình, Hà không có rảnh một phút để buồn tủi cho thân phận cô đơn vất vả của mình trên đất lạ. Các con cũng biết thương mẹ khổ sở nên chịu khó học hành và ngoan ngoãnvâng lời mẹ dạy.
Tuy tiếng Anh hơi yếu, nhưng nhờ quyết tâm và vốn liếng chữ nghĩa có sẵn, Hà đã lấy được mảnh bằng đại học sau bốn năm miệt mài kinh sử. Hè năm 1987, Linh xong trung học và Hà đậu bằng cử nhân. Tôi xuống San Diego dự lễ ra trường của hai mẹ con. Chúng tôi thật là hạnh phúc!
Biết là Hà không có thì giờ và tâm trí để đi mua sắm, thỉnh thoảng trong những chuyến công tác xuống Santa Ana, tôi vẫn ghé thăm Hà cùng 3 đứa con và những khi đi “shopping”, thấy quần áo hay ví tay mà tôi thích, tôi mua luôn một cặp, để hai đứa tôi vẫn còn được mặc quần áo giống nhau như ngày xưa còn bé.
Khi chúng tôi có thì giờ tâm sự, tôi nói bóng gió xa gần về sự lẻ loi đơn chiếc của Hà:
- Mày cứ thui thủi một mình làm tao không yên tâm tí nào.
- Còn đám con tao đấy thôi. Hà ngắt lời.
- Con khác. Chúng nó có đời sống riêng. Mày phải cần kiếm một bờ vai của một người đàn ông cho mày tựa những lúc cuộc đời làm khó mày, hay những lúc mày ốm đau xuống tinh thần là những điều không đứa con nào có thể cho được.
Lúc nào Hà cũng gạt đi:
- Tao đã sống quá nửa đời người, qua bao nhiêu khổ đau nghiệt ngã, đâu còn thiết tha gì chuyện tình ái. Tao chỉ mong cho mấy đứa nhỏ ăn học thành tài, sống cuộc đời ngay thẳng đạo đức như ông bà nội ngoại và vợ chồng tao đã dạy, muốn vậy thì chính tao phải là một tấm gương tốt cho chúng nó noi theo, với lại…
Tôi ngắt lời:
- Với lại gì?
Hà ngập ngừng:
- Với lại… tao vẫn có một linh tính mơ hồ là anh ấy chưa chết cho nên tao vẫn…đợi. Mày có nghĩ tao hoang tưởng thì tao cũng đành vậy thôi.
Không chịu thua, thỉnh thoảng tôi vẫn gợi tên những người đàn ông yêu mến Hà và muốn cho Hà hạnh phúc. Họ thấy không cách nào gây được sự chú ý của Hà nên đã nhờ cậy đến tôi, nhưng những lời bóng gió, khuyên nhủ, dỗ dành của tôi đều như gió thoảng mây bay, Hà vẫn một mực ôm ấp và gìn giữ tình yêu cho chồng. Bây giờ Hà đã 60, nhưng tình yêu ấy không hề suy giảm.
Hà cũng tâm sự về con. Thằng Linh có tính nghệ sĩ, nó nói với tao rằng:
- Từ bé con đã mê hội họa và đàn dương cầm, con xin phép Me cho con học hai môn này.
- Me biết con thích những thứ đó, nhưng hãy thực tế một chút đi con. Gia đình mình nghèo, con là anh cả trong nhà thay ba con làm cột trụ gia đình, con nên chọn một nghề có thể nuôi sống gia đình và giúp đỡ bà con nội ngoại còn đang sống nghèo khổ thiếu thốn ở Việt Nam. Sau này, con vẫn có thể học thêm những món ưa thích kia cho con vui và giải trí, nghe lời me đi con.
Thế là Linh chọn nghề bác sĩ, ngành giải phẫu cho Mẹ vui lòng với lý do rất nhân bản là để cứu giúp những người đau ốm bệnh tật ngoài việc kiếm đủ tiền nuôi gia đình.
Nga là một đứa con gái hiền lành, nền nếp dễ bảo, lúc nào cũng muốn làm vừa ý mẹ, nó học làm dược sĩ để cùng hợp tác với Linh trong vấn đề thuốc thang cho bệnh nhân. Hai anh em vẫn thường bàn cãi sôi nổi về những phát minh y khoa và dược khoa.
Nhi, bé út nhưng ngỗ nghịch và hay lý sự nhất nhà. Mặc dù rất thương mẹ, nhưng đôi khi cũng làm phật ý mẹ, Nhi luôn làm theo ý mình. Nó bảo trong nhà có hai bác sĩ là quá nhiều rồi, nó muốn làm kỹ sư. Nhờ có dòng máu thông minh của cả ba lẫn mẹ, Nhi đã trở thành một chuyên gia xuất sắc trong ngành của mình và làm chủ nhiều bằng phát minh.
Người bạn mà tôi rất thương yêu và khâm phục ấy, một người đàn bà chân yếu tay mềm như thế đó, trải qua bao nhiêu gian truân, đau thương trong cuộc đời, đã đơn thương độc mã chiến đấu với cuộc sống mới khó khăn trên đất Mỹ, bắt đầu với hai bàn tay trắng cùng ba đứa con nhỏ dại và mấy cái khăn tang dấu kín trong lòng đã vượt thoát khỏi nghịch cảnh, tự xây dựng cho mình một cơ sở làm ăn vững vàng nhờ bản tính trung thực, nhã nhặn và ba đứa con thành công trong những lãnh vực khác nhau.
Đã gần 35 năm, kể từ ngày mẹ con Hà đến được nước Mỹ. Còn số phận của Phong, người chồng mất tích trong chuyến vượt biển trước đó thì sao?
Sau chín ngày lênh đênh trên biển cả, con tầu hết dầu, chết máy, thả neo trông đợi thuyền tàu nào tới cứu. Rồi ngày qua ngày, không thấy gì ngoài bầu trời mênh mông và biển dữ cuồng nộ. Khi thì mưa tầm tã, lúc lại nắng chang chang rát mặt, đêm bao la đen tối đến rợn người. Những mảnh khăn trắng treo trên cột buồm không mảy may làm xúc động những con tầu đi ngang, những lời lạy lục van xin cũng không động tâm những người trên các chuyến tàu vô tình kia. Mỗi ngày là một thách đố cho sự sống còn của mấy chục mạng người trên chiếc thuyền mong manh ấy. Lương thực đã hết. Cái chết đầu tiên đã làm mọi người hoang mang, hoảng loạn. Ngày hôm sau, hôm sau nữa lại thêm những cái chết cô đơn trong đói khát, nằm ngồi ngổn ngang. Tiếng khóc than tuyệt vọng tắt dần. hần Phong, cũng chỉ còn sức để lặng lẽ cầu nguyện.
Thuyền cứ lênh đênh trôi cho đến khi vừa nhìn thấy bờ ở xa xa thì chiếc tàu bị đội lên, một tiếng soạc khủng khiếp và chiếc tàu bị nứt rạn do đá tảng cứa vào, tiếng la hét vang dội, nhưng không ai còn sức lực nào để có thể bơi vào được tới bờ.
Phong chỉ nhớ được rằng khi chiếc tàu lật úp, đập lên người Phong, chàng thấy đau nhói ở đùi bên trái và máu ra lênh láng, chàng cố vẫy vùng trong tuyệt vọng, cuối cùng bám được một mảnh gỗ của chiếc ghe, phó mặc cho số mạng…
Sau cơn trôi dạt vô vọng không biết bao lâu, Phong bỗng thấy quanh mình lao xao tiếng người, rồi chàng dần hồi tỉnh. Một thanh niên cho Phong biết là khi tàu của họ được vớt sau khi đã chết gần hết thì thấy trên bờ xa xa hình như có một thân người, họ đến nơi thấy chàng còn thoi thóp thở nên kéo chàng nhập chung vào nhóm người cùng ghe của họ và tất cả 9 người đều được hội Hồng Thập Tự chăm sóc sức khỏe.
Phong bị con thuyền đập vào gẫy chân trái, máu ra nhiều mà không được cứu chữa ngay, nên bị nhiễm độc và bác sĩ phải cưa chân trái của chàng tới trên đầu gối.
Lúc tỉnh dậy, Phong thấy mình cụt một chân, tay trái bị bó bột, toàn thân đau đớn vì xương sườn bị dập. Thấy mình đã thành người tàn phế, chàng không muốn sau này trở thành gánh nặng cho vợ con nếu chàng may mắn tìm được họ vì vậy chàng chỉ muốn tự vẫn, hóa kiếp cái hình hài dị dạng này cho xong một đời người. Một tuần sau mọi người đã có mặt trên đảo Pulau Bidong, Malaysia.
Nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, nhất là sự chăm sóc tận tình của một nữ y tá người địa phương tên Wani Avarat và lời khuyên răn của những thuyền nhân khác, Phong dần dần nguôi ngoai nhưng vẫn nhất quyết không trở thành một gánh nặng cho vợ con với một tinh thần sa sút và một thân xác tàn tật.
Cô y tá Wani, một người đàn bà trẻ góa chồng và không có con, tìm thấy trên mặt của chàng còn phảng phất nét thông minh tuấn tú của một người có học thức dù bao năm bị tù đầy vùi dập và chuyến vượt biển thập tử nhất sinh của Phong nên ngoài việc lưu tâm săn sóc thể chất, cô luôn luôn động viên tinh thần cho Phong. Chờ khi Phong tỉnh táo, cô đã đề nghị với chàng để cô bảo lãnh ra sống với cô ở Mã Lai với lời hứa là Phong có thể đi tìm và trở về với gia đình của chàng bất cứ lúc nào.
Nhờ có sự khuyến khích của cô Wani, Phong dần dần hồi phục. Sau khi đã được lắp chân giả, Phong đi học lại và cũng theo ngành y tá. Hai người sống với nhau hạnh phúc cho đến hai năm trước đây, cô Wani bị bệnh ung thư. Để đền đáp mối ân tình cho người đã cứu mạng sống của mình, Phong đã tận tụy săn sóc Wani, nhưng cuối cùng, Wani vẫn không thể vượt qua cơn bệnh ngặt nghèo. Hai năm trước đây, Wani đã giã biệt cõi đời. Từ đó Phong xin làm thiện nguyện và rồi trời đã xếp đặt cho chàng có cơ duyên làm việc cùng toán với Linh, một bác sĩ giải phẫu từ Hoa Kỳ sang làm thiện nguyện tại một làng nghèo bên Mã Lai.
Ngày cuối của công việc thiện nguyện, sau khi đã hoàn tất một ca giải phẫu cho bệnh nhân, Bác sĩ Linh mời y tá Phong ra ngoài sân bệnh viện uống cà phê cho tỉnh táo. Sau mấy ngày làm việc với ông y tá đứng tuổi của địa phương có nước da nâu sạm và đôi tay gân guốc, hai người đều đeo khẩu trang nên Linh không thấy rõ chi tiết trên khuôn mặt, ngoại trừ đôi mắt sâu thẳm u uẩn của ông ta. Nay xong công việc, khẩu trang đã gỡ bỏ, thong thả bên ly cà phê, bác sĩ và y tá biết nhau cùng là người Việt, trò truyện bằng tiếng Việt, Linh bỗng cảm thấy một cái gì gần gũi thân quen khác thường.
Khi ông Phong cúi xuống dập tàn thuốc lá, nhìn khuôn mặt khắc khổ của người bạn lớn tuổi mới quen, Linh bỗng giật mình khi thấy trên cổ ông ta một sợi dây chuyền có tượng Phật Bà. Phải rôi, cũng sợi dây chuyền ấy, tượng Phật Bà ấy, Linh từng thấy Mẹ mang trên cổ hàng ngày. Cho tới bây giờ, thỉnh thoảng mẹ vẫn mân mê cái tượng đã xám xỉn lâm râm lời cầu nguyện. Linh kiên nhẫn gợi chuyện và ngồi yên lắng nghe về chuyến hải hành đầy khủng khiếp của Phong.
Bây giờ thì Linh đã chắc chắn người y tá già ngồi trước mặt là người cha mất tích suốt tuổi niên thiếu của mình vì nơi chốn và ngày đi của ông ấy đều trùng hợp với cha mình.
Hai bố con nhận ra nhau. Linh ôm ông, chàng khóc như chưa từng khóc trong đời, chàng thương cho sự bất hạnh của Ba và nhất là cho Mẹ đã bao năm vò võ ở vậy nuôi con chờ chồng.
Trên đây là chuyện do chính Linh kể lại cho tôi nghe. Chú bé 13 tuổi khi theo mẹ đến Mỹ năm xưa nay đã là một bác sĩ giải phẫu 48 tuổi. Hàng năm, thay vì đi du lịch ngắm thắng cảnh thế giới, Bác sĩ Linh dành 2 tuần lễ nghỉ phép, đi theo đoàn thiện nguyện đến chữa bệnh ở những nơi mà người dân thiếu may mắn trong vùng Đông Nam Á. Nhờ đó mà sau 35 năm thất lạc, bố con có dịp nhận ra nhau. Giấc mơ đoàn tụ bao năm thành sự thật. Sinh nhật mẹ Hà cũng sắp tới. Đâu còn món quà sinh nhật nào quí hơn. Mọi thủ tục bảo lãnh, đưa Bố Phong từ Mã Lai vào Mỹ được lặng lẽ hoàn tất. Mọi diễn tiến, với sự đồng ý của bố, anh em Linh giữ kín, mẹ Hà hoàn toàn không hay biết.
Là người thân trong nhà, tôi được các cháu của Hà nhờ mời dùm đông đủ các bạn học cũ của chúng tôi từ thời ở Tuy Hoà về dự sinh nhật mẹ năm nay. Nhưng cũng chỉ tới giờ chót, mới được cho biết câu chuyện, mà còn nghe cháu Nga dặn đi dặn lại “không cho mẹ biết trước, nghe dì”.
Sinh nhật của Hà năm nay được tổ chức tại nhà cháu Linh. Tuổi sáu mươi sắp đến, nhưng Hà vẫn tươi tắn, rạng rỡ cùng các con chào đón các bạn cũ, bạn mới.
Trong phòng khách rộng l;ớn của ngôi nhà, bánh sinh nhật và các bàn ăn đã sẵn sàng. Đúng giờ phút định trước, ánh sáng thay đổi. Hà được mời đứng giữa Linh và Nhi, con trưởng và con út. Tất cả được thông báo bắt đầu những phút trân trọng nhất của đông đủ gia đình cùng ra mắt trong tiệc sinh nhật. Linh rời mẹ, trong lễ phục nghiêm chỉnh, bước lên mấy bước, cầm micro, hướng về phía mẹ Hà:
- Thưa Mẹ. Chúng con xin cám ơn Mẹ và tất cả bà con bạn bè có mặt hôm nay. Đây là lần đầu tiên đông đủ gia đình ta cùng mừng sinh nhật mẹ. Xin mẹ cho phép con có vài lời về gia đình chúng ta. Hơn bốn mươi năm trước đây, Sàigòn sụp đổ, miền Nam đổi chủ, bố chúng con phải đi tù cải tạo. Từ ngày ấy, tuy còn là đứa trẻ mới sáu bẩy tuổi, con vẫn không quên những ngày tháng mẹ vất vả, cực nhọc thay bố nuôi chúng con. Sau 6 năm tù đầy, trở về với gia đình không được bao lâu, mẹ lại phải cắn răng để Bố một mình ra đi và từ đó mất tích. Có tin chuyến tầu vượt biển có bố đi theo đã tan tành, không còn ai sống sót. Sau nhiều tháng vô vọng, mẹ lại một mình mang chúng con ra đi, lo cho chúng con thành người trên đất Mỹ. Đã 35 năm qua, hàng ngày, mẹ không ngừng cầu nguyện gia đình có ngày được đoàn tụ. Hôm nay, xin Mẹ quay nhìn sang phía trái...
Không chỉ Hà mà tất cả cùng nhìn theo hướng tay của Linh. Từ bao giờ, trên lối đi từ phía cầu thang, em gái Nga của Linh xuất hiện trong áo dài vàng rực, bên vai Nga là một người đàn ông cao gầy. Trong ánh nến bập bùng ven lối đi, cả hai đang bước ra. Từng bước. Từng bước chậm.
Cả sảnh đường bỗng im lặng tới mức nghe được từng hơi thở.
- Thưa Mẹ, Linh tiếp tục nói, em Nga đang cùng Ba bước về phía Mẹ. Hôm nay Ba đã trở về từ một nơi xa xôi để dự lễ sinh nhật của Mẹ và đoàn tụ với gia đình. Và thưa Ba, Mẹ và em Nhi đang chờ Ba. Thưa bà con, thưa các bạn, sau bao năm cầu nguyện, đây là lần đầu tiên Ba Mẹ chúng tôi chúng tôi thấy lai nhau. Cám ơn Trời Phật đã đáp ứng lời cầu nguyện kiên trì của bốn mẹ con mình.
Hai bố con Phong và Nga đã đến trước mặt mẹ con Hà. Họ đứng lặng nhìn nhau. Hà bước tới, tưởng như mình đang bước trong cơn mơ. Đúng Phong đây rồi, Phong bằng xương bằng thịt vẫn thường hiện ra trong giấc ngủ của nàng làm lệ ướt gối chăn. Dù có bao nhiêu nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt, dù có bao vết thương, vết sẹo trên thân thể chàng, dù Phong có bước đi chân thấp chân cao, đây vẫn là người chồng mà Hà một đời yêu thương mong nhớ và chung thủy đợi chờ. Họ lặng lẽ ôm nhau. Linh cũng đã lặng lẽ bước lại đứng cạnh bố mẹ và các em. Đúng là đông đủ cả nhà đang đoàn tụ. Cả sảnh đường đang im lặng bỗng cùng lúc vỡ òa. Rồi Phong sẽ nói, Hà sẽ nói, không biết bao lời chúc tụng sẽ được nói lên.
Ai bảo là “phước bất trùng lai?”
Cuối cùng thì bạn tôi sau những đau thương, mất mát khủng khiếp trong cuộc đời, bây giờ được đền bù xứng đáng.
Tôi trao cho Hà món quà sinh nhật của tôi tặng và Linh được yêu cầu đọc mấy dòng tôi viết trong tấm thiệp mừng bạn. Đó là mấy câu thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Tôi đã chép những câu thơ trên cho bạn tôi và viết thêm đoạn tường thuật này tặng chung các Bà Mẹ Việt Nam.
Lê Nguyễn Hằng
Tuesday, November 28, 2017
Thursday, November 23, 2017
Monday, November 20, 2017
Gặp bồ tèo tại Sàigòn - Chị Bày
Nhân dịp bồ tèo Kiễm sống ở Mỹ, đang có mặt ở Sàigòn, tôi gọi vài bồ tèo đi ăn heo sữa và chim bồ câu quay, họp mặt cho vui.
Từ trái vô: KQ Lê Phước Khương sống ở VN, chị Khương, BS Sang em của BS Liêm, BS Liêm bồ tèo của tôi từ thời thơ ấu, KQ Nguyễn Kiễm sống ở Mỹ.
Liêm và Sang là BS Quân Y của VNCH. 1975 Liêm và Sang kẹt lại đi tù rồi sau đó làm BS ở Khánh Hội.
Nguyễn Kiễm có hai cơ sở làm ăn lớn ở VN.
Friday, November 17, 2017
Tuesday, November 14, 2017
Hoàng Duy Liệu - Chị Bảy
Lâu lắm rồi, tình cờ anh Hoàng Duy Liệu đánh vô mạng "Chị Bảy", rồi Blog của tôi nổi lên. Thế là anh Liệu là fan của tôi từ đấy. Anh Liệu quê ở Biên Hoà, là sinh viên du học ở Nhật 1971. Rồi ngày 30 tháng 4, 1975, anh Liệu ở lại Nhật. Sau đó một hảng ở Nhật gởi anh qua Mỹ làm việc, và anh ở lại Mỹ luôn không về Nhật nữa.
Anh Liệu đang sống ở San Francisco USA, có vợ Mỹ lai Nhật với một con. Có một lần cũng khá lâu, tôi lái xe từ Texas về San Francisco thăm Đại Tá Phi Công Phan Quang Phúc Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 2 Không Quân Nha trang. Hôm ấy anh Liệu có ý muốn hội ngộ với tôi lần đầu, nhưng thời giờ của tôi quá eo hẹp nên chúng tôi mất cơ hội gặp nhau.
Mới đây qua Blog của tôi, anh Liệu biết tôi đang ở Việt Nam. Nhân dịp anh Liệu về Vũng Tàu thăm gia đình, anh có ý muốn gặp tôi lần đầu và tôi mừng quá sức.
Tôi và anh Liệu đang ăn cơm tối trong Sàigòn Center đường Lê Lợi.
Ăn cơm tối xong, tôi và anh Liệu ra đường Nguyễn Huệ uống cà phê.
Tôi mời anh Liệu ra ăn sáng ở Sun Wah đường Nguyễn Huệ để tiển đưa anh về Vũng Tàu. Tôi muốn giữ anh ở lại chơi vài ngày, nhưng anh ở Mỹ mới về Việt Nam nên gia đình ở Vũng Tàu đang chờ đợi anh.
Friday, November 10, 2017
Monday, November 6, 2017
Cúng giỗ bà xả - Chị Bảy
Năm nay ngày giỗ bà xả tôi rơi đúng lúc tôi đang ở Sàigòn. Vậy là hai năm liên tiếp, tôi cúng giỗ bà xả tại Sàigòn. Bà xả tôi mất ngày November 6, 2009, mới đó mà đã 8 năm. Tôi phải cúng giỗ bà xả theo ngày tây, vì hai đứa con tôi theo dõi tôi theo ngày tây. Tôi mà cúng theo ngày ta, rồi hai con tưởng tôi mê chơi quên ngày giỗ mẹ chúng thì oan cho tôi!
Bà xả tôi mê ăn trái hồng mềm, nên giỗ nào tôi cũng phải mua cho được trái hồng mềm để cúng cho bà xả. Tôi còn nhớ lúc bà xả tôi bị bịnh nặng, vậy mà bà xả bảo tôi cho bà ăn trái hồng mềm và cho bà uống cà phê Starbuck. Từ đó tôi có toa thuốc "ăn trái hồng mềm, uống cà phê starbuck' để trị ung thư "nhất thời"!
Ngày giỗ thứ 8 của bà xả tôi được cúng tại Sàigòn.
Saturday, November 4, 2017
Cáo Phó của KQ63D
Không Quân Khoá 63D vô cùng đau xót, thông báo cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần, KQ63D Nguyễn Văn Tùng vừa qua đời ngày November 3, 2017 tại Louisiana USA. KQ63D Tùng sẽ được an táng vào ngày November 11, 2017 tại Louisiana.
Toàn thể Không Quân Khoá 63D thành tâm chia buồn cùng tang quyến và kính cẩn cầu nguyện cho linh hồn KQ63D Tùng sớm siêu thoát.
Toàn khoá KQ63D
Thursday, November 2, 2017
Wednesday, November 1, 2017
Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Khôi - Chị Bảy.
Thái và Khương đang ăn sáng ở Nguyễn Huệ và nhắc chuyện xưa.
BS Khôi cho tôi đi chụp hình phổi. Phổi tôi tốt tuyệt vời. Tiền chụp hình phổi là $70000VND ($3USD), làm tôi giật mình vì rẻ quá! Sau 1975 đây là lần đầu tôi chụp hình phổi ở VN. Tôi vui vui, vì tôi nghĩ đến người VN nghèo khó, có rẻ như vầy người nghèo mới có cơ hội sống.
BS Khôi cho toa tôi mua thuốc để trị viêm họng. Thuốc ở Việt Nam khá mắc, nếu không có bảo hiểm sức khoẻ tôi sợ người nghèo không mua thuốc nổi. Riêng tôi lần nầy, tôi trả trên 800 ngàn VND ($37USD) tiền thuốc. Trong đó có 30 viên thuốc trụ sinh với giá $600 ngàn VND. Vì dược sĩ của Pharmacy Huyện Sĩ đường Nguyễn Trãi biết tôi là Việt Kiều nên cô đưa cho tôi toàn thuốc tốt nhập cảng. Thuốc nầy nếu so với ở Mỹ vẫn rẻ hơn nhiều. Nhưng ở Mỹ tôi có bảo hiểm trả cho tôi 100%.
Bệnh viêm họng ở Sàigòn, hầu như khó ai tránh khỏi. Vì đường xá đầy bụi và không khí thì ô nhiễm. Hơn nữa vi trùng ở VN hầu như đã lờn với thuốc trụ sinh vì ở VN mua thuốc trụ sinh tự do!
Xứ Mỹ cấm bán thuốc trụ sinh tự do. Ngay cả bác sĩ muốn cho toa thuốc trụ sinh, luật pháp Mỹ cũng giới hạn. Một lần tôi bị tiêu chảy ở Mỹ, tôi đến gặp ông BS gia đình người Mỹ gốc Pháp. Tôi xin ông thuốc trụ sinh, nhưng ông nói ông không có quyền cho thuốc trụ sinh để trị tiêu chảy ở Mỹ. Ông trị tiêu chảy của tôi theo kiểu của Mỹ, không dùng thuốc trụ sinh. Nhưng khi tôi về VN thì ông có quyền cho tôi thuốc trụ sinh trị tiêu chảy để mang theo phòng hờ! Vì cả xứ Mỹ đều biết các xứ nghèo lạm dụng thuốc trụ sinh, nên vi trùng lờn thuốc trụ sinh hết rồi! Vi trùng mà lờn thuốc trụ sinh, thì mạng của bịnh nhân như chỉ mành treo chuông!
Muốn uống thuốc trụ sinh ở VN thì phải xài thuốc mới đắc tiền, vì thuốc củ thì vi trùng đã lờn rồi, không giết nó được nữa! BS Khôi cho tôi thuốc trụ sinh uống trong 15 ngày, mỗi ngày hai viên 300mg. Tôi sẽ uống hết 30 viên thuốc trụ sinh nầy, vì nếu tôi ngưng nữa chừng, con vi trùng sống lại và lờn thuốc thì tôi tàn cuộc đời. Bệnh viêm họng của tôi lâu rồi, mà ông BS gia đình ở Mỹ nói tôi bị suyễn và ông cho tôi thuốc hít để trị suyễn. Có lẽ từ đây tôi phải mang khẩu trang ở Sàigòn, để cứu cuống phổi của tôi.
Thuốc trụ sinh mà BS Khôi cho toa, là loại thuốc làm tại Ấn Độ. Trên thế giới nầy, Ấn Độ là xứ đông dân, nghèo và dơ có hạng. Dân Ấn Độ nghèo và lạm dụng thuốc trụ sinh, nên vi trùng viêm họng ở Ấn Độ được ví là vi trùng lực sĩ điền kinh mạnh nhất thế giới. Ấn Độ chế thuốc mới và mạnh để giết vi trùng viêm họng lực sĩ mạnh nhất thế giới của họ, thì với vi trùng viêm họng đàn em của Việt Nam, thuốc của Ấn Độ sẽ dư sức giết sạch. Đó là mơ ước của tôi. Tôi hy vọng mơ ước nầy sẽ thành sự thật!
Ngày đầu uống thuốc của BS Khôi cho toa, cảm thấy cổ họng hết nghèn nghẹn khó thở, tôi biết ngay là tôi uống trúng thuốc mới và mạnh. Tôi uống thuốc của BS Khôi cho toa được 8 ngày rồi, cổ họng của tôi bây giờ êm re mát rượi như cổ họng của tôi thời trai trẻ. Tôi không ngờ bịnh ho kinh niên của tôi, đã được trị hết. Tôi cám ơn đấng linh thiên đã đưa đẩy tôi đi khám với BS Khôi. Tôi phải cám ơn BS Chi bà xả của BS Khôi, biết tôi về Sàigòn mà chưa liên lạc, rồi không biết BS Chi lấy số điện thoại mới của tôi từ đâu, BS Chi gọi tôi làm tôi giật mình. Nhờ vậy hôm ấy BS Chi đưa điện thoại cho tôi nói chyện với BS Khôi. Từ đó tôi mới đi khám bịnh với BS Khôi và BS Khôi trị hết bịnh ho kinh niên của tôi. Tôi đang yêu đời và mừng quá sức. Tôi rủ bồ tèo đã 53 năm KQ Lê Phước Khương đi ăn sáng.
Mỗi lần tôi về Sàigòn là tôi phải gặp bồ tèo KQ Lê Phước Khương đang sống ở Việt Nam. Năm 1975 Khương bị kẹt lại và gỡ trên 10 cuốn lịch trong tù. Khương được đi HO nhưng Khương không đi vì có quới nhơn phù hộ nên làm ăn khá.
Năm 1964 - 1965 tôi và Khương có quá nhiều kỹ niệm trong chiến trường Quân Đoàn 2. Sau 1975, 32 năm sau tôi mới gặp lại Khương. Tôi mừng quá. tth
Saturday, October 28, 2017
Monday, October 23, 2017
Tham quan Chiang Mai, Chiang Rai xứ Thái Lan
Tôi nghe danh Chiang Mai xứ Thái Lan từ lâu. Nào là các cô gái Chiang Mai da trắng, má đỏ môi hồng như gái Đà Lạt Việt Nam. Tôi có dịp gặp cô gái Chiang Mai ở Mỹ vài lần, trắng đẹp thật. Tôi có ý định tham quan Chiang Mai từ lâu, nhưng tour đi Chiang Mai lúc trước rất tốn kém nên các hãng du lịch giới hạn tối đa vì tìm du khách khó khăn. Bây giờ tour đi Chiang Mai thì khác rồi.
Ngày xưa tour đi Chiang Mai từ Sàigòn, máy bay phải quá cảnh qua Bangkok, tốn kém nhiều. Riêng tôi, nghe tới Bangkok tôi ngán như ăn cơm nếp mắc mưa, vì tôi đến Bangkok quá nhiều lần. Ngày xưa 1974 khi tôi trong đoàn xạ thủ súng dài, đại diện VNCH đi Pháp bắn thi, tôi đã ở Bangkok mấy ngày. Sau 1975 tôi đến Bangkok ít nhất 5 lần nữa.
Bây giờ đi Chiang Mai từ Sàigòn, máy bay không quá cảnh qua Bangkok nữa. Trong chuyến bay nội địa, máy bay cất cánh từ Sàigòn đưa du khách ra Đồng Hới, rồi từ Đồng Hới máy bay đưa du khách đến thẳng Chiang Mai. Bay theo lộ trình nầy, bớt được nhiều tiền nên thu hút được du khách.
Tour ngày thứ 1.
Tour đi Chiang Mai của tôi năm ngày bốn đêm. Ngày đầu đoàn tụ họp lúc 10 giờ sáng ở phi trường Tân Sơn Nhất, đoàn chờ hoài không thấy hãng hàng không Jetstar cho check-in. Chờ mãi sau cùng hãng hàng không cho biết vì bão đang vô Đồng Hới nên chuyến bay huỷ bỏ. Tôi hết ý, vì bão thì phải biết trước ít nhất mấy ngày, tại sao giờ chót mới thông báo!
Chuyến bay huỷ bỏ. Tôi lật đật gọi khách sạn để lấy lại phòng mà tôi đang ở. May quá phòng nầy chưa có ai ở. Tôi xách vali kêu taxi về lại khách sạn. Tôi tốn hơn hơn 200 ngàn tiền taxi và bao nhiêu thì giờ, mà chẳng tới đâu!
Lần dầu tiên tôi đi hãng hàng không Jetstar, tôi thật chán ngán, vì nhân viên phi trường vừa dốt mà phách lối, bất lịch sự, vô lễ với khách hàng với tour guide. Họ không hề có nụ cười với ai! Tôi cố để ý quan sát, đây không phải bản tính của một cá nhân, mà hầu như nguyên tập thể. Chắc họ không được huấn luyện giáo dục. Tour guide là người đại diện của hãng du lịch, các hãng hàng không khắp thế giới mà tôi đi qua, họ quý trọng tour guide vì tour guide đem nguồn lợi tức to lớn cho hãng hàng không, vậy mà nhân viên phi trường của Jetstar không biết điều nầy, họ đối xử với tour guide làm tôi giật mình.
Tour ngày thứ 2.
Đoàn lại tụ họp ở phi trường Tân Sơn Nhất lần thứ hai lúc 6 giờ sáng. Lần nầy chúng tôi may mắn được check-in trong chuyến bay cất cánh lúc 8 giờ sáng. Cô trưởng toán của Jetstar bảo anh tour guide cho đoàn sắp hàng ở một quầy, rồi cô nào đó đến bảo anh tour guide cho đoàn sắp hàng ở quầy khác. Anh tour guide tức giận gây. Tôi cố để ý theo dõi, họ bắt anh tour guide chạy qua lại hai quầy cách nhau khá xa, làm tôi chóng mặt. Hình như họ chờ đợi ở tour guide thủ tục "đầu tiên" (tiền đâu!)! Nghĩ đến lòng tôi chán ngán! Ôi! Vĩnh biệt Jetstar.
Đoàn của tôi chỉ có 24 người, vậy mà từ 6:00 - 8:00 nhận viên hãng hàng không Jetstar check-in chưa xong. Sau cùng nhân viên ở cổng lên máy bay, gọi tên từng người trong đoàn hối lên tàu. Nhận viên trong quầy thì tà tà trì trệ, nhân viên ở cổng thì hối thúc. Tôi hết ý Jetstar!
Từ Sàigòn đi Đồng Hới mất 1giờ20 phút bay.
Phi trường Đồng Hới.
Đây là lần đầu tôi đến phi trường Đồng Hới. Các cô gái Đồng Hới dễ thương, nói lẹ như chim, tôi đứng ngớ ngẫn vì nghe tiếng được tiếng không!
Đoàn vừa xuống phi trường Đồng Hới, thì chúng tôi chuẩn bị check-in để lên cùng chiếc máy bay mà chúng tôi đến từ Sàigòn để đi Chiang Mai. Hành lý thì hãng hàng không chuyển thẳng cho chúng tôi. Tôi không hiểu tại sao họ không để hành khách đi Chiang Mai, ngồi luôn trên máy bay mà phải xuống rồi lên liền chi vậy! Từ Đồng Hới đi Chiang Mai mất 1giớ10 phút bay.
Chiang Mai. Chiang Mai (phát âm chiềng mai) được ví như đoá hoa hồng của Miến Bắc Thái Lan. Chiang Mai nằm phía Bắc Bangkok, cách Bangkok 435 miles (700km) và là thành phố lớn nhất ở phía Bắc. Khu đô thị Chiang Mai có dân số 1 triệu người, nhiều hơn phân nữa tổng số dân số toàn tỉnh Chiang Mai.
Phi trường Chiang Mai.
Trên bus của tour ở Thái Lan.
Tour guide VN Quỳnh áo vàng, và hai tour guide nữ của Thái Lan ngồi.
Theo chương trình tour nguyên thuỷ thì khi ngày đầu đoàn đến Chiang Mai, tour đưa đoàn đi tham quan rồi check-in hotel, ngũ lại Chiang Mai đêm đầu. Nhưng vì đoàn mất ngày đầu vì bão, nên khi đoàn đến Chiang Mai, tour cho đoàn ăn trưa rồi tour cho xe đưa đoàn đi Chiang Rai ngay. Vậy là tour bỏ qua Chiang Mai ngày đầu, để đi Chiang Rai tiếp tục theo chương trình tour nguyên thuỷ. Rồi ngày chót, thay vì về Đồng Hới sớm, tour cho đoàn cất cánh về Đồng Hới lúc 18:00 giờ, để tour đưa đoàn đi tham quan Chiang Mai những gì mà đoàn chưa tham quan.
Đến Chiang Mai, tour đưa đoàn vô nhà hàng ở Chiang Mai ăn trưa ngay.
Tour đưa đoàn vô nhà hàng ở Chiang Mai ăn trưa, rồi tour cho xe đưa đoàn đi Chiang Rai.
Trên đường đi Chiang Rai, tour cho xe dừng ở suối nước nóng cho đoàn ngâm chân dưới nước nóng thư giãn.
Người địa phương luộc trứng bằng nước nóng của suối để bán cho du khách.
Ngày đầu đến Chiang Rai tour cho đoàn check-in hotel và ăn tối trong hotel. Sau một ngày hành trình bay từ Sàigòn, đến Đồng Hới, đến Chiang Mai rồi đi xe 153km đến Chiang Rai, du khách mệt rả rời.
Sáng sớm du khách ăn sáng trong hotel xong, tour đưa đoàn đi tham quan Chùa Wat Rong Khun (còn được gọi là Chùa Trắng). Đây là ngôi chùa đặc biệt bởi nó được xây dựng hoàn toàn bằng một màu trắng sáng với thuỷ tinh và thạch cao để tượng trưng cho sự tinh khiết của Phật Giáo.
Chùa Trắng.
Đây là hình ông Kiến Trúc Sư, người bỏ tiền ra sáng lập ngôi Chùa Trắng. Nhưng theo chương trình thì ông sẽ chết trước rất lâu trước khi ngôi chùa hoàn tất vì chùa dự trù sẽ được hoàn tất trong 40-50 năm nữa. Ông chủ trương, phần còn lại dành cho thế hệ sau hoàn tất.
Chùa Trắng.
Nhà vệ sinh của Chùa Trắng được phết vàng nước, rất sạch sẻ,
Đây là hình ông Kiến Trúc Sư, người bỏ tiền ra sáng lập ngôi Chùa Trắng.
Nhìn kiến trúc của Chùa Trắng, tôi lo ngại cho ông Kiến Trúc Sư nầy. Vì Chùa Trắng được kiến trúc hoàn toàn bằng thạch cao sơn trắng và một ít thuỷ tinh trắng. Thạch cao sơn trắng, nói theo đường dài thì làm sao bảo trì cho nổi. Chùa chưa hoàn tất hoàn toàn, mà tôi đã thấy có nhiều chổ thâm đen theo thời gian!
Ngôi chùa mà tôi xây ở San Antonio Texas, có tượng Phật Bà bằng thạch cao khá lớn dựng ngoài trời. Tôi cẩn thận đến nhờ hãng sơn xe hơi của người Việt Nam, và anh chủ tiệm sơn cho sơn màu trắng với loại sơn thượng hạng của xe hơi. Nhưng không lâu sau đó, sơn phai mờ và bắt đầu hư. Anh chủ tiệm sơn người Việt Nam cho sơn lại cũng với loại sơn hão hạng, nhưng lần nầy anh cho che lều trùm kín tượng Phật Bà để anh hấp nóng tượng như anh hấp nóng xe hơi khi sơn xong. Nhờ vậy tượng còn trắng đẹp đến ngày hôm nay. Anh chủ tiệm nầy trẻ, gia đình anh là Phật Tữ thuần thành, nên anh không lấy tiền sơn và hấp. Tôi mừng quá sức.
Tham quan Chùa Trắng xong, tour cho đoàn tham quan công viên Singha.
Công viên Singha.
Tham quan công viên Singha xong, tour cho xe đưa đoàn đi tham quan đồi trà.
Đồi trà, đây là nơi tôi thích nhất trong chuyến đi nầy, vì nơi đây khung cảnh hữu tình tuyệt vời, làm tôi nhớ tới phim Xóm Vắng của Quỳnh Dao mà tôi với bà xả xem say mê!
Tần Hán đang chờ Lưu Tuyết Hoa trong phim Xóm Vắng!
Đồi trà đẹp tuyệt vời.
Cảnh hái lá trà bằng máy.
Khi máy cắt lá trà đầy túi, họ ngừng cắt để thay túi không vô và mang túi đầy lá trà đến cho nhóm người lựa lá trà. Họ lựa giữ lá trà non và bỏ lá trà già đi.
Họ đang đổ túi đầy lá trà ra để lựa.
Họ kéo máy cắt lá trà theo từng luống trà.
Họ kéo máy cắt lá trà từ đầu luống tới cuối luống mất khoảng 3 phút, cực kỳ nhanh nếu so với hái bằng tay như ngày xưa! Máy cắt có cái hay, là máy cắt luôn những lá trà già và những lá già sẽ bị vứt đi, nhưng những chổ lá già bị cắt nầy, lần sau sẽ mọc lên lá non, những lá trà non là những lá mà chủ đồi trà mong đợi.
Nhóm lựa lá trà.
Cả một đồi trà mênh mông rộng lớn, họ chỉ cần một số ít nhân công, đó là nhờ họ hái lá trà bằng máy.
Núi hồ trong đồi trà, "nước non hữu tình".
Tham quan đồi trà xong, tour cho xe đưa đoàn vô làng người cổ dài.
Người làng nầy họ cứ nong vòng bằng đồng vô cổ, tăng dần theo thời gian để cho cổ càng dài càng đẹp! Tôi mua túi mà tôi đang đeo của cô nầy. Túi nầy cô đan bằng tay, trông thấy thương quá, nên cô nói giá nào tôi cũng mua.
Tham quan làng người cổ dài xong. tour cho đoàn ăn cơm trưa ở Chiang Rai.
Tham quan làng người cổ dài xong, tour đưa doàn đi ăn cơm trưa, cạnh bờ sông của vùng Tam Giác Vàng.
Khu Tam Giác Vàng, nhìn bên kia sông đó là xứ Lào.
Khu Tam Giác Vàng, nhìn bên kia sông đó là xứ Myanmar.
Nhìn kỹ sẽ thấy chử GoldenTriangle (Tam Giác Vàng).
Đứng tại đây (Chiang Rai của Thái Lan) du khách sẽ thấy xứ Myanmar và xứ Lào, chia cách nhau bởi sông Mekong.
Khu Tam Giác Vàng ngày xưa nổi tiếng về buôn bán ma tuý, vùng trồng ma tuý nhiều nhất thuộc Myanmar. Ngày nay ma tuý giảm nhiều lắm. Riêng Thái Lan vẫn còn vùng trồng ma tuý, do chính phủ tài trợ để lấy ma tuý làm thuốc mê (morphine).
Ăn trưa xong, tour cho đoàn xuống tàu, để tour cho tàu chạy trên sông Mekong.
Ăn trưa xong, tour cho đoàn xuống tàu, để tour cho tàu chạy trên sông Mekong, có khúc sông thuộc Thái Lan, có khúc sông thuộc Myanmar, có khúc sông thuộc Lào. Mục đích của tour cho du khách có cảm giác về Tam Giác Vàng.
Tour cho tàu cặp bến thuộc xứ Lào.
Sau khi tàu chạy trên khúc sông Tam Giác Vàng, tour cho tàu cặp bến của Lào cho du khách mua sắm.
Bên Lào vật giá rẻ hơn Thái Lan. Người Lào rất dễ thương. Có một bà mua áo quần bên Lào, nhưng bà nầy nói tiếng Lào không được. Ông chủ tiệm kêu hai cậu thanh niên người Lào gốc Việt đến bán hàng. Hai cậu nầy giới thiệu "con là người Việt Nam". Giá cái áo là 250 tiền Lào, nhưng bà VN trả giá 200. Tôi nghe thằng nhỏ nói "người Việt Nam" con bán bà 200! Nghe dễ thương quá.
Sau khi đi tàu tham quan Tam Giác Vàng, tour cho đoàn ăn cơm tối cạnh bờ sông. Sau đó tour đưa đoàn về hotel ngũ đêm thứ hai ở Chiang Rai.
Tour ngày thứ 4.
Đoàn ăn sáng trong khách sạn xong, tour cho xe đưa đoàn về lại Chiang Mai.
Về đến Chiang Mai tour cho đoàn tham quan Chùa Wat Chadi Luang Worawihan. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất ở Chiang Mai.
Tham quan Chùa Wat Chadi Luang Worawihan xong, tour cho đoàn tham quan Chùa Phra That Doi Suthep.
Ông Thầy đang làm phép cho đoàn Tây Ban Nha.
Tôi nghe ông Thầy hỏi các người ở đâu tới và họ trả lời "Spain".
Ông Thầy bảo họ ngồi xuống để ông làm phép. Họ có vẽ kính cẩn dễ thương.
Chùa Phra That Doi Suthep.
Đêm chót ở Chiang Mai cũng là đêm cuối cùng của tour ở Thái Lan, tour cho đoàn ăn đặc sản Thái Lan, ăn bóc bằng tay và có vũ dân tộc.
Nhà hàng đêm cuối ở Thái Lan.
Cô Linh trái, cô Thảo phải.
Sẽ có câu chuyện về cô Linh phía dưới.
Ngồi xếp bằng hai chân trên sàn mà hai người da trắng nầy ngồi giỏi hơn tôi.
Tôi ngồi xếp bằng hai chân, bị tức bụng quá nên tôi nằm ngữa hoài. Nhà hàng kê nệm cao cho tôi ngồi.
Anh chàng da trắng làm ngạc nhiên người bạn gái cũng da trắng. Anh đưa nàng lên sân khấu. Anh quỳ xuống và lấy nhẫn đính hôn ra xin cầu hôn nàng, nàng chấp nhận. Du khách vỗ tay chúc mừng.
Vũ dân tộc trong nhà hàng. Các cô Thái trắng đẹp quá.
Tour ngày thứ 5.
Đoàn ăn sáng trong khách sạn xong, tour cho xe đưa đoàn tham quan vườn hoa Hoàng Gia Royal Flora Garden.
Vườn hoa Hoàng Gia.
Đây là cô Linh Huỳnh (cùng họ với tôi).
Cô Linh tốt nghiệp đại học về Marketing. Cô đang làm cho hảng gà chiên (fried chicken). Cô mới lấy chồng nhưng chưa có con. Tôi hỏi chồng cô đâu, sao không đi chơi cùng. Cô trả lời chồng phải kiếm tiền cho cô đi chơi với bạn gái (cô Thảo).
Cô Linh biết tôi là phi công của VNCH, cô mừng lắm. Cô xin tôi chụp hình chung. Đứng chụp hình với tôi mà cô cứ nói nhiều lần "chụp hình với phi công", dễ thương làm sao.
Cô Linh tâm sự với tôi về Ông Ngoại của cô. Ông Ngoại của cô là Bác Sĩ Quân Y của VNCH. Năm 1961, Ông Ngoại của cô đi xe jeep với một ông Tướng VNCH trên đèo Hãi Vân. Ông Tướng lái xe, Ông Ngoại cô ngồi ghế trước. Toán bắn lén (sniper) trên đèo Hãi Vân, lầm Ông Ngoại cô với Ông Tướng, họ bắn vô đầu Ông Ngoại cô. Bà Ngoại cô ngồi ghế sau, chồm tới ôm đầu Ông Ngoại và óc của Ông ngoại văng ra tay Bà Ngoại. Lúc ấy Bà Ngoại đang mang thai Mẹ cô. Câu chuyện quá thương tâm làm mắt tôi hoen lệ. Tôi thương cảm cho gia đình cô quá sức.
Viết ra đây với tất cả thương cảm quý mến của tôi với cô Linh và gia đình cô. Tôi cầu chúc gia đình cô mọi sự sự may mắn, sức khoẻ và thịnh vượng. Riêng cô Linh, tôi cầu nguyện đấng linh thiên gia hộ cho cô và chồng, và tôi cầu chúc hai người thành đạt mọi mặt.
Tôi cám ơn cô Linh đã dành cảm tình cho Phi Công VNCH. Tôi rất hân hạnh được gặp cô. tth
Tham quan vườn hoa Hoàng Gia xong, tour cho xe đưa đoàn tham quan trại rắn.
Tham quan trại rắn xong, tour cho xe đưa đoàn đi mua sắm. Sau đó tour cho xe đưa đoàn lên phi trường để đáp chuyến bay về Đồng Hới lúc 18:00 giờ.
Đoàn về đến Đồng Hới, vừa làm thủ tục nhập cảnh VN xong thì đoàn check-in ngay chuyến bay về Sàigòn. Đoàn về đến Sàigòn khoảng 22:00, chấm dứt tour.
Nói chung chung về chuyến tham quan Chiang Mai, Chiang Rai.
Tôi từ Mỹ về đến Việt Nam, thì tôi bị cảm cúm ngay, vì có dịch cảm cúm đang hoành hành ở Việt Nam. Năm nay tôi về Mỹ mà tôi không có chích ngừa cảm cúm, nên lần nầy cảm cúm làm tôi te tua.
Tôi nhờ bồ tèo KQ Lê Phước Khương ở Việt Nam chở tôi đi bác sĩ. Ông Bác Sĩ cho tôi thuốc uống bảy ngày. Tôi uống hết thuốc bảy ngày mà bịnh chưa hết hẳn. Rồi tôi thấy Vietravel có tour đi Chiang Mai thế là tôi đăng ký tour đi Chiang Mai.
Trước khi đi tour, tôi cẩn thận đến Pharmacy mua thêm ba ngày thuốc cảm cúm, do Dược Sĩ cho toa. Nhưng thuốc nầy cũng chưa cứu được tôi. Suốt năm ngày tour, tôi ho muốn đứt hơi. Rồi sau tour, bây giờ tôi vẫn còn ho. Chưa bao giờ tôi bị ho dữ dằng như vậy. Hôm nay ho có phần thuyên giảm, tôi cầu mong vậy!
Chích ngừa. Tôi già quá rồi, nên sức đề kháng trong cơ thể tôi đâu còn mạnh nữa. Từ nay trở đi, tôi tự hứa, khi về Mỹ tôi sẽ chích ngừa bất cứ thứ gì mà người Mỹ có. Trước đây tôi ghét chich ngừa, bây giờ thì khác rồi, tôi không dám ỷ sức mình nữa. Đúng là "có thấy quan tài mới đổ lệ!", "anh hùng thấm mệt rồi!". tth
Subscribe to:
Posts (Atom)