Từ ngày qua Thy, đêm nào tôi cũng ngũ dễ dàng và thẳng giấc.
Đêm qua tư nhiên tôi trằn trọc mãi suốt đêm, hình ãnh dễ thương hiền thục của bà xả cứ chờn vờn trước mặt tôi. Tôi cố dỗ giấc ngũ nhưng không được. Tôi vô blog xem lại ngày nầy năm rồi, tôi giật mình!
Trời! ngày nầy năm rồi, bà xả tôi nằm nhà thương chờ làm biopsy. Sự làm việc mờ ám của nhà thương, làm tôi tức tối suýt lộn ngược đi bằng đầu.
Đêm qua hình như bà xả muốn quấn quít tôi để tỏ lòng cám ơn sự thương yêu tận cùng của tôi dành cho bà xả lúc ấy.
Cũng ngày nầy Năm 1975 hai đứa tôi ôm nhau khóc ở phi trường Côn Sơn sau khi bỏ của chạy lấy người từ Saigon.
tth
Click Vào Đây - Để xem những ngày của tháng 4 đen, vẫn đeo đuổi xé nát tim gan của hai đứa tôi!
Friday, April 30, 2010
Tuesday, April 27, 2010
Anh lái xe qua Thy
Em,
Ngày Thứ Ba April 13, 2010 anh đi Houston để dự bửa cơm tối tiếp đón anh chị KQ63D Vũ ngô Dũng về từ San Jose. Tối anh ngũ lại nhà anh chị Triết. Chị Triết sợ cho anh ngũ phòng hai đứa mình thường ngũ, anh sẽ buồn vì nhớ em, chị Triết dọn phòng cháu Tiên cho anh ngũ. Chị Triết chu đáo lo nghĩ đến điều đó làm anh cãm động.
Ở Houston về nhà mình ngũ một đêm, sáng Thứ Năm April 15, 2010 anh lái xe qua Thy, có anh 9 đi với anh tới Las Vegas rồi anh mua vé máy bay cho anh 9 bay về lại San Antonio. Anh 9 không muốn đi Cali vì ở VN mới về lại Mỹ, anh 9 cần nghĩ ngơi.
Lái xe 600 miles từ San Antonio tới El Paso mất 10 giờ. Rời San Antonio thì mưa tầm tã, anh lái 300 miles trong mưa, tới El Paso anh mệt lờ đờ như cá gặp nước phèn! Anh vội ghé nhà hàng ở El Paso ăn trưa rồi “check in hotel”, nằm ngũ một giấc anh mới hồi tĩnh. Sức chịu đựng của anh khác hẳn ngày xưa, so sánh anh mới thấy mình già quá rồi.
El Paso là thành phố gần biên giới Mễ, nỗi tiếng về buôn ma tuý, bắt cóc đòi tiền, giết người. Thy lo ngại an ninh cho anh, nên Thy lấy phòng của hotel Wyndham. Hotel nầy nằm trong vòng đai phi trường El Paso, bước ra cửa hotel chừng 100m thì vô chổ “check in” của phi trường. Lần đầu tiên anh thấy hotel sát phi trường như vậy. Có lẽ họ muốn bảo vệ an toàn cho phi hành đoàn của AirLines. Anh thấy có rất nhiều phi công, tiếp đải viên phi hành trong hotel nầy.
Ngũ trưa một giấc, anh hồi tĩnh, anh chở anh 9 đi dạo phố El Paso. Vô trung tâm phố El Paso, anh giật mình, vì sự vắng lạnh của phố. Xe cộ lưa thưa, rải rác vài người Mễ, đặc biệt không thấy Mỹ trắng, Mỹ đen đi bộ. Lâu nay anh nghe danh El Paso nỗi tiếng về giết người, hôm nay lái xe dạo phố khoảng 6:30 chiều, anh mới thấy không khí dễ sợ của thành phố.
Anh không dám ăn tối ngoài phố, anh lái xe về nhà hàng Mỹ gần phi trường để ăn tối. Ăn tối xong về hotel ngũ thẳng cẳng, anh cảm thấy khoẻ hẳn.
Ngày thứ 2:
Anh rời El Paso sớm, đến nhà anh chị Ghi ở Phoenix khoảng 4 giờ chiều. Anh chị Ghi rời nhà hàng “Church Fried Chicken” sớm để về nhà đón anh. Anh và anh 9 ngũ lại nhà anh chị Ghi một đêm.
Từ trái qua đứng: KQ63A Bảo, Thầy D Tâm, anh 9, Thầy D Thái, Thầy D Ghi.
Ngồi: chị Bảo, chị Tâm, chị Ghi
7 giờ tối anh chị Ghi đải cơm tối ở nhà hàng, anh chị Ghi có mời anh chị KQ63D Nguyễn văn Tâm, anh chị KQ63A Bảo râu. Trong bửa cơm tối chị Ghi kêu thức ăn linh đình như tiệc cưới, mọi người đùa giởn làm anh cười đã luôn, lâu lắm anh mới được cười như vậy.
Ngày thứ 3:
Anh chị Ghi dậy sớm để tiển đưa anh. Anh xin chị Ghi cho uống cà phê thôi vì anh phải sang nhà anh chị Huỳnh ăn sáng.
Rời nhà anh chị Ghi, 8 giờ sáng anh đến nhà anh chị Huỳnh. Chị Lan (chị Huỳnh) cho ăn phở và tráng miệng sầu riêng. Chị Lan cho anh xem hình có em lúc 1975, trông hình em trẻ và dễ thương làm sao.
Tại nhà anh chị Huỳnh.
Rời nhà anh chị Huỳnh, anh lái xe thẳng lên Las Vegas, mất khoảng 6 giờ lái xe, "check in Casino Hotel” khoảng 4 giờ chiều , anh thắm mệt, tắm rửa xong anh ngũ một giấc ngắn. Nhờ giấc ngũ nầy anh hồi tĩnh, đưa anh 9 đi viếng các casino lớn, đi bộ 4giờ, mệt đừ.
Ngày thứ 4:
Anh KQ63A Lê tấn Phát ở Las Vegas từ nhà đến Casino Hotel đón anh đi đánh tennis. Anh với Phát đánh tennis với hai người Mỹ vui thấu trời.
Chơi tennis xong, Phát và anh về Casino đón anh 9 đi ăn điểm xấm. Anh Phát đải điểm xấm xong, đưa anh và anh 9 về nhà thăm chị Phát và cháu Trang con gái anh chị Phát.
Thái, Phát đánh tennis với Mỹ ở Las Vegas.
Chiều anh đưa anh 9 đến Casino Venitian ăn cơm tối ngắm du thuyền qua lại, nhìn bầu trời bao la trăng sao như thiệt. Chổ nầy anh với em ngồi ăn ngày xưa, làm anh nhớ em vô vàn, anh cố dằn lòng nhưng mắt anh vẫn hoe lệ nhưng không ai thấy.
Ăn cơm tối trong casino Venetian, chổ nầy anh với em ngồi ăn ngày xưa.
Ngày thứ 5:
Anh mua vé máy bay cho anh 9 về lại San Antonio, vì anh 9 ở VN mới về lại Mỹ, nên cần về nghĩ ngơi.
Đưa anh 9 lên phi trường sớm, anh lái xe từ Las Vegas về nhà anh Thẩm ở Orange County California một mình. Anh đến Orange County gần 11 giờ sáng, anh Thẩm còn đi làm nên anh ghé nhà anh Hiền ăn trưa, ngũ một giấc rồi đến nhà anh Thẩm vừa đúng lúc anh Thẩm mới đi làm về.
Đến tối anh chị Thẩm đải cơm tối ở nhà hàng, trong bửa cơm gồm có anh Điềm PĐ Trưởng 520, anh KQ62B Ẩn, anh chị KQ63D Anh, anh KQ63D Hiền.
Từ trái qua: Anh Điềm, Ẩn, Hiền, Thái(đứng), Anh, chị Anh, chị Thẩm, Thẩm.
Bửa cơm tối hôm ấy, mấy anh vui uống 4 chai rượu chát. Anh Điềm, anh Thẩm say đi xiểng niễng làm anh lo quá. Nhưng may mắn, ai nấy lái xe về nhà an toàn. Thấy mấy anh say, anh nhớ tới em, anh tiếc quá vì nếu có em tối hôm ấy để em thấy anh gương mẫu cỡ nào! Anh chưa bao giờ nhậu say làm em lo sợ phải không em?
Ngày thứ 6:
Anh đi uống cà phê với Thẩm, Hiền, Ẩn, Ánh.
Trưa anh nhờ Hà Gia Thế mời mấy chị bạn Sư Phạm của em ăn trưa, để anh có dịp cám ơn các chị đã lo lắng, cầu nguyện cho em lúc em lâm trọng bịnh. Rồi gởi hoa, chịa buồn trong những ngày đau lòng nhất đời anh.
Hàng bên trái từ ngoài vô: Anh chị KQ PĐT Điềm, anh chị KQ63D Anh, anh chị KQ63D Hiền, chị Sư Phạm Mỵ Châu và chồng anh Kế, KQ62B Ẩn.
Hàng bên phải từ ngoài vô: Đứng Thái, SP Thế, KQ Diệm, anh Tường chồng chị SP Duy Hinh, KQ Tươi, QKQ62C Thẩm. Ngồi:chị Sư Phạm Hiếu, chị SP Diệu Hồng (vợ KQ Diệm), chị SP Duy Hinh.
Trong bửa cơm ai nấy trò chuyện hết sức vui vẽ. Có hai lần khi anh kễ lại những giây phút chót của đời em, anh suýt bị xúc động, nhưng anh thắng kịp, nếu không thì vô duyên lắm phải không em? Nhưng khi ăn xong, về nhà anh Thẩm anh vô phòng nằm, anh cố nhắm mắt để nghĩ ngơi đôi chút, nhưng nước mắt anh cứ ràn rụa.
Gặp lại các chị bạn Sư Phạm của em, nhất là chị Diệu Hồng vợ anh KQ Diệm, gợi lại cho anh những hình ãnh sôi bỏng buổi ban đầu của hai đứa mình ở Qui Nhơn làm anh thương nhớ em vô vàn.
Vũ đi làm 5 giờ chiều mới về, nên anh đến nhà Vũ vào giờ ấy. Thiếm má Vũ, Huy chờ anh ở nhà Huy từ 3 giờ chiều nhưng anh không biết, nếu biết thì anh tới sớm hơn, anh đâu dám để Thiếm chờ như vậy. Thiếm 90 tuổi mà trí nhớ còn hết sức minh mẫn, nhưng Thiếm đi đứng rất khó khăn, Thiếm đi túm túm nhít từng bước nhỏ.
Từ trái qua: Vũ, con gái Huy đứng, Thiếm, Thái, Huy, Trinh, con út Huy.
Đến tối gia đình Thiếm đải anh ăn cơm ở nhà hàng Tàu, Trinh vợ Huy chọn món ăn linh đình và rất ngon, Trinh là chũ nhà hàng chọn món ăn thì làm sao chê được phải không em? Ăn xong Vũ giành trã tiền, Huy & Trinh chịu thua.
Ăn xong tất cả kéo về nhà Huy cắt bánh sinh nhật, hôm ấy là sinh nhật 90 tuổi của Thiếm. Thiếm dạo nầy ít nói, cứ ngồi sững ra đó, khác hẳn ngày xưa.
Ngày thứ 7:
Anh ngũ nhà Vũ, anh thức dậy sớm để chuẩn bị đi San Jose. Huy gọi anh bước sang nhà Huy kế bên để ăn sáng uống cà phê. Tội nghiệp! Trinh thức sớm, nấu cháo cá đải anh, Trinh nấu cháo cá ngon thấu trời.
Ăn sáng ở nhà Huy & Trinh xong, anh bước qua lại nhà Vũ để chào Phúc vợ Vũ, vì đêm qua chưa gặp Phúc. Anh kễ chuyện về em trong những ngày chót cho Phúc nghe, anh thấy mắt Phúc hoe lệ mấy lần, tội nghiệp! Phúc thương em 1ắm. Ai mà chẳng thương em phải không em?
Anh từ giã các em để ra xe lái đi San Jose. Trinh nói: “Để em làm mai cho anh!”. Anh cười.
Ai cũng thương lo cho anh có chổ để nguôi nguây, nhưng lòng dạ anh còn đang héo hon vì còn thương em quá, thì làm sao các bà mai ăn đầu heo được phải không em?
Lái xe từ Orange County tới San Jose mất gần 7 giờ, anh phải ghé mua cà phê mấy lần vì buồn ngũ. Ngày xưa anh lái xe, anh buồn ngũ thì có em trò chuyện giúp anh, bây giờ đâu còn em trò chuyện giúp anh nữa!
Anh đến nhà Quốc thì vợ chồng Quốc đã lo sẵn cơm chiều để đải cậu ruột. Anh tắm gội xong, ăn cơm chiều với vợ chồng Quốc. Cậu cháu lâu ngày không gặp, anh trò chuyện với vợ chồng Quốc một hồi, anh phải đi ngũ sớm vì mệt quá.
Ngày thứ 8:
Sáng sớm vợ chồng Quốc lo cà phê và ăn sáng cho anh, ăn sáng xong anh lái xe đi San Francisco thăm chú thiếm 5 Phúc.
Găp anh, chú thiếm 5 Phúc nhắc em và chân tình chia buồn với anh. Anh nói chuyện với chú thiếm 5 Phúc ở nhà khá lâu, anh mời chú thiếm ra nhà hàng Tàu ăn trưa điểm xấm. Ăn xong tụi anh kéo về nhà nói chuyện tiếp. Chú Phúc có gọi cô Hải em gái chú ở Virginia cho anh nói chuyện. Anh và cô Hải nhắc chuyện xưa, lúc còn nhỏ anh và cô Hải thường đi câu cá bóng dừa chung. Đi câu lần nào rổ cá của cô Hải cũng gần đầy, anh thì lè tè có mấy con, sợ anh buồn, cô Hải tự động chia cho anh một nữa.
Anh thật là vô duyên! Lái xe 2300 miles để gặp chú thiếm 5 Phúc, anh vui quá, quên mất chụp hình. Lái xe về một lúc rồi anh mới nhớ, anh cần vài tấm hình để post lên blog, vậy mà anh quên chụp, anh già quá rồi em ơi!
Rời nhà chú thiếm 5 Phúc, anh về đến nhà Quốc thì xế chiều. Vợ chồng Quốc đải cơm tối, có má vợ, chị và em vợ Quốc đến dự.
Từ trái qua: Vợ chồng Quốc, Thái đứng, má vợ Quốc,chị 3 của vợ Quốc, Hùng em vợ Quốc.
Ngày thứ 9:
Anh hẹn anh chị KQ Nguyễn đình Lộc và chị Bích Liên ở Cetury Mall để ăn sáng. Anh có gọi anh KQ63D Xương đến ăn cho vui, chị Xương bận đi uốn tóc nên không đi được.
Vợ chồng KQ62C Lộc bên trái, Thầy D Thái, Thầy D Xương áo trắng.
Anh muốn gặp chị Bình, chị Sâm bạn của em ở San Jose nhưng anh đắn đo mãi, không dám gọi. Lúc ở Orange County anh gặp các chị Sư Phạm khá đông là nhờ Thế gọi hẹn, chứ anh cũng không dám gọi.
Ngày thứ 10:
Đáng lẽ anh rời San Jose lái xe về Orange County sớm, nhưng cháu Dung con Quốc nhất định mời ông 10 ăn sáng cho được. Tội nghiệp! cháu Dung lái xe đi tìm nhà hàng ngon, nhưng mấy nhà hàng lớn đều đóng cửa vì còn sớm quá. Sau cùng cháu Dung đành phải đải ông 10 hủ tiếu Nam Vang. Hủ tiếu ngon thấu trời. Ăn xong cháu Dung đi với mẹ mua cho anh bánh mì thịt, bánh da lợn để anh ăn dọc đường.
Anh rời San Jose lúc 9 giờ sáng để về nhà Tư con Dì Út ở Orange County, anh lái xe trên xa lộ số 5, xa lộ nầy anh với em đi qua không biết bao nhiêu lần. Lần nầy anh lái xe đi một mình, trong suốt 7 giờ lái xe anh lau nước mắt hoài thôi, nhớ em vô vàn.
Anh tưởng đi chơi để nguôi nguây, nhưng bất cứ nơi nào, đường nào, ngày xưa anh đã đi qua với em, chính nó gợi cho anh sư nhớ thương em dữ dội hơn. Khổ thiệt!
Đến nhà Tư thì xế chiều, anh bảo Tư gọi các em và cháu con Dì 6, con Cậu 8, con Dì Út, hẹn đến nhà hàng Sea Food Cove để anh đải cơm tối và gặp mặt các em cháu.
Trong bửa cơm tối ở Sea Food Cove từ trái qua: Báu con Dì 6, Tương con cậu 8, Tuyền chồng Tương, Thái.
Ngày thứ 11:
Anh ngũ nhà Tư một đêm, sáng sớm anh ra về nhà Thy lúc vợ chồng Tư còn ngũ nên anh phải viết thư từ giã. Anh vội vã về nhà Thy vì Kira gọi anh hoài thôi, nó mong gặp ông ngoại càng sớm càng tốt.
Anh ghé Little Saigon mua khô bò, về đến nhà Thy thì xế trưa. Gặp anh, Kira, Aiden mừng quá sức. Anh với gia đình Thy đi ăn trưa điểm xấm ở nhà hàng Tàu, nơi mà anh với em thường ăn với gia đình Thy.
Đi ăn điểm xấm với Kira, Aiden.
Tôi nghiệp! Thy trang trí phòng ngũ cho anh khác hẳn như lúc có em, nó hy vọng cho anh đở nhớ em. Quên được em đâu có dễ dàng phải không em?
Anh viết bài nầy ở nhà Thy, mắt anh hoe lệ hoài thôi! thỉnh thoảng Aiden chạy vô phòng anh nói tía lia, nó giúp anh bớt xúc động. Aiden dạo nầy đi chạy vững lắm, nói như chim, nhưng không ai hiểu nó nói gì.
Tổng cộng cho chuyến đi nầy anh lái 3100 miles và uống mấy lít cà phê để chống buồn ngũ, nhiều lúc anh nạp cà phê tới tức bụng luôn. Nói chung anh cũng còn ngon đấy, vì giờ nầy anh có nhiều bạn không dám lái xe, chỉ trông cậy vào vợ. Anh còn ngon mà không có em cũng như xe tốt không người xữ dụng, cũng như không!
Thôi em nhé, hẹn em lần sau. tth
Click Vào Đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn.
Ngày Thứ Ba April 13, 2010 anh đi Houston để dự bửa cơm tối tiếp đón anh chị KQ63D Vũ ngô Dũng về từ San Jose. Tối anh ngũ lại nhà anh chị Triết. Chị Triết sợ cho anh ngũ phòng hai đứa mình thường ngũ, anh sẽ buồn vì nhớ em, chị Triết dọn phòng cháu Tiên cho anh ngũ. Chị Triết chu đáo lo nghĩ đến điều đó làm anh cãm động.
Ở Houston về nhà mình ngũ một đêm, sáng Thứ Năm April 15, 2010 anh lái xe qua Thy, có anh 9 đi với anh tới Las Vegas rồi anh mua vé máy bay cho anh 9 bay về lại San Antonio. Anh 9 không muốn đi Cali vì ở VN mới về lại Mỹ, anh 9 cần nghĩ ngơi.
Lái xe 600 miles từ San Antonio tới El Paso mất 10 giờ. Rời San Antonio thì mưa tầm tã, anh lái 300 miles trong mưa, tới El Paso anh mệt lờ đờ như cá gặp nước phèn! Anh vội ghé nhà hàng ở El Paso ăn trưa rồi “check in hotel”, nằm ngũ một giấc anh mới hồi tĩnh. Sức chịu đựng của anh khác hẳn ngày xưa, so sánh anh mới thấy mình già quá rồi.
El Paso là thành phố gần biên giới Mễ, nỗi tiếng về buôn ma tuý, bắt cóc đòi tiền, giết người. Thy lo ngại an ninh cho anh, nên Thy lấy phòng của hotel Wyndham. Hotel nầy nằm trong vòng đai phi trường El Paso, bước ra cửa hotel chừng 100m thì vô chổ “check in” của phi trường. Lần đầu tiên anh thấy hotel sát phi trường như vậy. Có lẽ họ muốn bảo vệ an toàn cho phi hành đoàn của AirLines. Anh thấy có rất nhiều phi công, tiếp đải viên phi hành trong hotel nầy.
Ngũ trưa một giấc, anh hồi tĩnh, anh chở anh 9 đi dạo phố El Paso. Vô trung tâm phố El Paso, anh giật mình, vì sự vắng lạnh của phố. Xe cộ lưa thưa, rải rác vài người Mễ, đặc biệt không thấy Mỹ trắng, Mỹ đen đi bộ. Lâu nay anh nghe danh El Paso nỗi tiếng về giết người, hôm nay lái xe dạo phố khoảng 6:30 chiều, anh mới thấy không khí dễ sợ của thành phố.
Anh không dám ăn tối ngoài phố, anh lái xe về nhà hàng Mỹ gần phi trường để ăn tối. Ăn tối xong về hotel ngũ thẳng cẳng, anh cảm thấy khoẻ hẳn.
Ngày thứ 2:
Anh rời El Paso sớm, đến nhà anh chị Ghi ở Phoenix khoảng 4 giờ chiều. Anh chị Ghi rời nhà hàng “Church Fried Chicken” sớm để về nhà đón anh. Anh và anh 9 ngũ lại nhà anh chị Ghi một đêm.
Từ trái qua đứng: KQ63A Bảo, Thầy D Tâm, anh 9, Thầy D Thái, Thầy D Ghi.
Ngồi: chị Bảo, chị Tâm, chị Ghi
7 giờ tối anh chị Ghi đải cơm tối ở nhà hàng, anh chị Ghi có mời anh chị KQ63D Nguyễn văn Tâm, anh chị KQ63A Bảo râu. Trong bửa cơm tối chị Ghi kêu thức ăn linh đình như tiệc cưới, mọi người đùa giởn làm anh cười đã luôn, lâu lắm anh mới được cười như vậy.
Ngày thứ 3:
Anh chị Ghi dậy sớm để tiển đưa anh. Anh xin chị Ghi cho uống cà phê thôi vì anh phải sang nhà anh chị Huỳnh ăn sáng.
Rời nhà anh chị Ghi, 8 giờ sáng anh đến nhà anh chị Huỳnh. Chị Lan (chị Huỳnh) cho ăn phở và tráng miệng sầu riêng. Chị Lan cho anh xem hình có em lúc 1975, trông hình em trẻ và dễ thương làm sao.
Tại nhà anh chị Huỳnh.
Rời nhà anh chị Huỳnh, anh lái xe thẳng lên Las Vegas, mất khoảng 6 giờ lái xe, "check in Casino Hotel” khoảng 4 giờ chiều , anh thắm mệt, tắm rửa xong anh ngũ một giấc ngắn. Nhờ giấc ngũ nầy anh hồi tĩnh, đưa anh 9 đi viếng các casino lớn, đi bộ 4giờ, mệt đừ.
Ngày thứ 4:
Anh KQ63A Lê tấn Phát ở Las Vegas từ nhà đến Casino Hotel đón anh đi đánh tennis. Anh với Phát đánh tennis với hai người Mỹ vui thấu trời.
Chơi tennis xong, Phát và anh về Casino đón anh 9 đi ăn điểm xấm. Anh Phát đải điểm xấm xong, đưa anh và anh 9 về nhà thăm chị Phát và cháu Trang con gái anh chị Phát.
Thái, Phát đánh tennis với Mỹ ở Las Vegas.
Chiều anh đưa anh 9 đến Casino Venitian ăn cơm tối ngắm du thuyền qua lại, nhìn bầu trời bao la trăng sao như thiệt. Chổ nầy anh với em ngồi ăn ngày xưa, làm anh nhớ em vô vàn, anh cố dằn lòng nhưng mắt anh vẫn hoe lệ nhưng không ai thấy.
Ăn cơm tối trong casino Venetian, chổ nầy anh với em ngồi ăn ngày xưa.
Ngày thứ 5:
Anh mua vé máy bay cho anh 9 về lại San Antonio, vì anh 9 ở VN mới về lại Mỹ, nên cần về nghĩ ngơi.
Đưa anh 9 lên phi trường sớm, anh lái xe từ Las Vegas về nhà anh Thẩm ở Orange County California một mình. Anh đến Orange County gần 11 giờ sáng, anh Thẩm còn đi làm nên anh ghé nhà anh Hiền ăn trưa, ngũ một giấc rồi đến nhà anh Thẩm vừa đúng lúc anh Thẩm mới đi làm về.
Đến tối anh chị Thẩm đải cơm tối ở nhà hàng, trong bửa cơm gồm có anh Điềm PĐ Trưởng 520, anh KQ62B Ẩn, anh chị KQ63D Anh, anh KQ63D Hiền.
Từ trái qua: Anh Điềm, Ẩn, Hiền, Thái(đứng), Anh, chị Anh, chị Thẩm, Thẩm.
Bửa cơm tối hôm ấy, mấy anh vui uống 4 chai rượu chát. Anh Điềm, anh Thẩm say đi xiểng niễng làm anh lo quá. Nhưng may mắn, ai nấy lái xe về nhà an toàn. Thấy mấy anh say, anh nhớ tới em, anh tiếc quá vì nếu có em tối hôm ấy để em thấy anh gương mẫu cỡ nào! Anh chưa bao giờ nhậu say làm em lo sợ phải không em?
Ngày thứ 6:
Anh đi uống cà phê với Thẩm, Hiền, Ẩn, Ánh.
Trưa anh nhờ Hà Gia Thế mời mấy chị bạn Sư Phạm của em ăn trưa, để anh có dịp cám ơn các chị đã lo lắng, cầu nguyện cho em lúc em lâm trọng bịnh. Rồi gởi hoa, chịa buồn trong những ngày đau lòng nhất đời anh.
Hàng bên trái từ ngoài vô: Anh chị KQ PĐT Điềm, anh chị KQ63D Anh, anh chị KQ63D Hiền, chị Sư Phạm Mỵ Châu và chồng anh Kế, KQ62B Ẩn.
Hàng bên phải từ ngoài vô: Đứng Thái, SP Thế, KQ Diệm, anh Tường chồng chị SP Duy Hinh, KQ Tươi, QKQ62C Thẩm. Ngồi:chị Sư Phạm Hiếu, chị SP Diệu Hồng (vợ KQ Diệm), chị SP Duy Hinh.
Trong bửa cơm ai nấy trò chuyện hết sức vui vẽ. Có hai lần khi anh kễ lại những giây phút chót của đời em, anh suýt bị xúc động, nhưng anh thắng kịp, nếu không thì vô duyên lắm phải không em? Nhưng khi ăn xong, về nhà anh Thẩm anh vô phòng nằm, anh cố nhắm mắt để nghĩ ngơi đôi chút, nhưng nước mắt anh cứ ràn rụa.
Gặp lại các chị bạn Sư Phạm của em, nhất là chị Diệu Hồng vợ anh KQ Diệm, gợi lại cho anh những hình ãnh sôi bỏng buổi ban đầu của hai đứa mình ở Qui Nhơn làm anh thương nhớ em vô vàn.
Vũ đi làm 5 giờ chiều mới về, nên anh đến nhà Vũ vào giờ ấy. Thiếm má Vũ, Huy chờ anh ở nhà Huy từ 3 giờ chiều nhưng anh không biết, nếu biết thì anh tới sớm hơn, anh đâu dám để Thiếm chờ như vậy. Thiếm 90 tuổi mà trí nhớ còn hết sức minh mẫn, nhưng Thiếm đi đứng rất khó khăn, Thiếm đi túm túm nhít từng bước nhỏ.
Từ trái qua: Vũ, con gái Huy đứng, Thiếm, Thái, Huy, Trinh, con út Huy.
Đến tối gia đình Thiếm đải anh ăn cơm ở nhà hàng Tàu, Trinh vợ Huy chọn món ăn linh đình và rất ngon, Trinh là chũ nhà hàng chọn món ăn thì làm sao chê được phải không em? Ăn xong Vũ giành trã tiền, Huy & Trinh chịu thua.
Ăn xong tất cả kéo về nhà Huy cắt bánh sinh nhật, hôm ấy là sinh nhật 90 tuổi của Thiếm. Thiếm dạo nầy ít nói, cứ ngồi sững ra đó, khác hẳn ngày xưa.
Ngày thứ 7:
Anh ngũ nhà Vũ, anh thức dậy sớm để chuẩn bị đi San Jose. Huy gọi anh bước sang nhà Huy kế bên để ăn sáng uống cà phê. Tội nghiệp! Trinh thức sớm, nấu cháo cá đải anh, Trinh nấu cháo cá ngon thấu trời.
Ăn sáng ở nhà Huy & Trinh xong, anh bước qua lại nhà Vũ để chào Phúc vợ Vũ, vì đêm qua chưa gặp Phúc. Anh kễ chuyện về em trong những ngày chót cho Phúc nghe, anh thấy mắt Phúc hoe lệ mấy lần, tội nghiệp! Phúc thương em 1ắm. Ai mà chẳng thương em phải không em?
Anh từ giã các em để ra xe lái đi San Jose. Trinh nói: “Để em làm mai cho anh!”. Anh cười.
Ai cũng thương lo cho anh có chổ để nguôi nguây, nhưng lòng dạ anh còn đang héo hon vì còn thương em quá, thì làm sao các bà mai ăn đầu heo được phải không em?
Lái xe từ Orange County tới San Jose mất gần 7 giờ, anh phải ghé mua cà phê mấy lần vì buồn ngũ. Ngày xưa anh lái xe, anh buồn ngũ thì có em trò chuyện giúp anh, bây giờ đâu còn em trò chuyện giúp anh nữa!
Anh đến nhà Quốc thì vợ chồng Quốc đã lo sẵn cơm chiều để đải cậu ruột. Anh tắm gội xong, ăn cơm chiều với vợ chồng Quốc. Cậu cháu lâu ngày không gặp, anh trò chuyện với vợ chồng Quốc một hồi, anh phải đi ngũ sớm vì mệt quá.
Ngày thứ 8:
Sáng sớm vợ chồng Quốc lo cà phê và ăn sáng cho anh, ăn sáng xong anh lái xe đi San Francisco thăm chú thiếm 5 Phúc.
Găp anh, chú thiếm 5 Phúc nhắc em và chân tình chia buồn với anh. Anh nói chuyện với chú thiếm 5 Phúc ở nhà khá lâu, anh mời chú thiếm ra nhà hàng Tàu ăn trưa điểm xấm. Ăn xong tụi anh kéo về nhà nói chuyện tiếp. Chú Phúc có gọi cô Hải em gái chú ở Virginia cho anh nói chuyện. Anh và cô Hải nhắc chuyện xưa, lúc còn nhỏ anh và cô Hải thường đi câu cá bóng dừa chung. Đi câu lần nào rổ cá của cô Hải cũng gần đầy, anh thì lè tè có mấy con, sợ anh buồn, cô Hải tự động chia cho anh một nữa.
Anh thật là vô duyên! Lái xe 2300 miles để gặp chú thiếm 5 Phúc, anh vui quá, quên mất chụp hình. Lái xe về một lúc rồi anh mới nhớ, anh cần vài tấm hình để post lên blog, vậy mà anh quên chụp, anh già quá rồi em ơi!
Rời nhà chú thiếm 5 Phúc, anh về đến nhà Quốc thì xế chiều. Vợ chồng Quốc đải cơm tối, có má vợ, chị và em vợ Quốc đến dự.
Từ trái qua: Vợ chồng Quốc, Thái đứng, má vợ Quốc,chị 3 của vợ Quốc, Hùng em vợ Quốc.
Ngày thứ 9:
Anh hẹn anh chị KQ Nguyễn đình Lộc và chị Bích Liên ở Cetury Mall để ăn sáng. Anh có gọi anh KQ63D Xương đến ăn cho vui, chị Xương bận đi uốn tóc nên không đi được.
Vợ chồng KQ62C Lộc bên trái, Thầy D Thái, Thầy D Xương áo trắng.
Anh muốn gặp chị Bình, chị Sâm bạn của em ở San Jose nhưng anh đắn đo mãi, không dám gọi. Lúc ở Orange County anh gặp các chị Sư Phạm khá đông là nhờ Thế gọi hẹn, chứ anh cũng không dám gọi.
Ngày thứ 10:
Đáng lẽ anh rời San Jose lái xe về Orange County sớm, nhưng cháu Dung con Quốc nhất định mời ông 10 ăn sáng cho được. Tội nghiệp! cháu Dung lái xe đi tìm nhà hàng ngon, nhưng mấy nhà hàng lớn đều đóng cửa vì còn sớm quá. Sau cùng cháu Dung đành phải đải ông 10 hủ tiếu Nam Vang. Hủ tiếu ngon thấu trời. Ăn xong cháu Dung đi với mẹ mua cho anh bánh mì thịt, bánh da lợn để anh ăn dọc đường.
Anh rời San Jose lúc 9 giờ sáng để về nhà Tư con Dì Út ở Orange County, anh lái xe trên xa lộ số 5, xa lộ nầy anh với em đi qua không biết bao nhiêu lần. Lần nầy anh lái xe đi một mình, trong suốt 7 giờ lái xe anh lau nước mắt hoài thôi, nhớ em vô vàn.
Anh tưởng đi chơi để nguôi nguây, nhưng bất cứ nơi nào, đường nào, ngày xưa anh đã đi qua với em, chính nó gợi cho anh sư nhớ thương em dữ dội hơn. Khổ thiệt!
Đến nhà Tư thì xế chiều, anh bảo Tư gọi các em và cháu con Dì 6, con Cậu 8, con Dì Út, hẹn đến nhà hàng Sea Food Cove để anh đải cơm tối và gặp mặt các em cháu.
Trong bửa cơm tối ở Sea Food Cove từ trái qua: Báu con Dì 6, Tương con cậu 8, Tuyền chồng Tương, Thái.
Ngày thứ 11:
Anh ngũ nhà Tư một đêm, sáng sớm anh ra về nhà Thy lúc vợ chồng Tư còn ngũ nên anh phải viết thư từ giã. Anh vội vã về nhà Thy vì Kira gọi anh hoài thôi, nó mong gặp ông ngoại càng sớm càng tốt.
Anh ghé Little Saigon mua khô bò, về đến nhà Thy thì xế trưa. Gặp anh, Kira, Aiden mừng quá sức. Anh với gia đình Thy đi ăn trưa điểm xấm ở nhà hàng Tàu, nơi mà anh với em thường ăn với gia đình Thy.
Đi ăn điểm xấm với Kira, Aiden.
Tôi nghiệp! Thy trang trí phòng ngũ cho anh khác hẳn như lúc có em, nó hy vọng cho anh đở nhớ em. Quên được em đâu có dễ dàng phải không em?
Anh viết bài nầy ở nhà Thy, mắt anh hoe lệ hoài thôi! thỉnh thoảng Aiden chạy vô phòng anh nói tía lia, nó giúp anh bớt xúc động. Aiden dạo nầy đi chạy vững lắm, nói như chim, nhưng không ai hiểu nó nói gì.
Tổng cộng cho chuyến đi nầy anh lái 3100 miles và uống mấy lít cà phê để chống buồn ngũ, nhiều lúc anh nạp cà phê tới tức bụng luôn. Nói chung anh cũng còn ngon đấy, vì giờ nầy anh có nhiều bạn không dám lái xe, chỉ trông cậy vào vợ. Anh còn ngon mà không có em cũng như xe tốt không người xữ dụng, cũng như không!
Thôi em nhé, hẹn em lần sau. tth
Click Vào Đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn.
Liên khúc Dân ca 3 Miền - Trung Hậu
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Liên khúc Dân ca 3 Miền/Ca sĩ Trung Hậu
Thursday, April 15, 2010
Thầy D Vũ ngô Dũng và bà xả về Houston - Tin sức khoẻ Thầy D Diêu
Thầy D Vũ ngô Dũng và bà xả về Houston từ San Jose để bà xả Dũng họp mặt Hội Trưng Vương.
Tối Thứ Ba 4/13/10, các Thầy D Houston tổ chức bửa cơm đải anh chị Dũng. Thầy D Triết gọi tôi xuống dự. Mặc dù tôi rất bận rộn để chuẩn bị qua Cali, tôi cũng ráng xuống gặp Cố Đạo và chị Nhã Dung.
Trong bửa cơm đải anh chị Dũng chỉ có tôi, Thầy D Triết và bà xả, Thầy D Thành, Thầy D Châu.
Ở Houston có khá đông Thầy D, nhưng vì lâu nay bị kẹt Mùa Đông nên các Thầy D nằm yên trong các ổ rơm trong chuồng, vừa bắt đầu Mùa Xuân các Thầy D nhảy rào sút chuồng, chạy rong khắp nơi, nên trong chuồng còn lại chẳng bao nhiêu để tiếp đón Thầy D Dũng!
Tôi ở San Antonio về thẳng nhà Thầy D Triết, tôi gặp vợ chồng Thầy D Dũng ở đó, tôi chở anh chị Dũng đi thăm Thầy D Diêu.
Đến nhà Diêu, lần đầu tiên tôi gặp chị Diêu. Bao nhiêu lần Thầy D Hội Ngộ, nhưng chưa lần nào chị Diêu xuất hiện trong Hội Ngộ, nên ít có ai diện kiến được chị Diêu. Lần nầy tôi gặp chị Diêu, tôi không bỏ lỡ cơ hội, tôi chụp mấy tấm hình có chị Diêu, để các Thầy D có dịp chiêm ngưỡng.
Sức khoẻ Thầy D Diêu tương đối khả quan, mặc dù Diêu còn mang bình chứa nước rỉ ra, nhưng số lượng nước bây giờ khoảng 70ml mỗi ngày. So với lúc trước 700ml mỗi ngày, bây giờ chỉ bằng 1/10 lúc trước. Mừng cho Thầy D Diêu. tth
Bửa cơm tối tiếp đón vợ chồng Thầy D Dũng tại Houston đêm 4/13/10.
Từ trái qua, đứng Thái, Châu, Triết, ngồi Thành, Dũng, chị Dũng, chị Triết.
Hình chụp tại nhà Diêu. Từ trái qua: anh chị Diêu, anh chị Dũng
Tôi bảo Thầy D Diêu lấy bình đựng nước ra trình làng. Bình đựng nước nầy rất gọn, có thể dấu trong túi áo hoặc túi quần. Bình dẹp tròn, khi có nhiều nước thì bình tự phình ra để chứa nước. Bình nầy mới trông như trái mìn chống cá nhân!
Click Vào Đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn
Tối Thứ Ba 4/13/10, các Thầy D Houston tổ chức bửa cơm đải anh chị Dũng. Thầy D Triết gọi tôi xuống dự. Mặc dù tôi rất bận rộn để chuẩn bị qua Cali, tôi cũng ráng xuống gặp Cố Đạo và chị Nhã Dung.
Trong bửa cơm đải anh chị Dũng chỉ có tôi, Thầy D Triết và bà xả, Thầy D Thành, Thầy D Châu.
Ở Houston có khá đông Thầy D, nhưng vì lâu nay bị kẹt Mùa Đông nên các Thầy D nằm yên trong các ổ rơm trong chuồng, vừa bắt đầu Mùa Xuân các Thầy D nhảy rào sút chuồng, chạy rong khắp nơi, nên trong chuồng còn lại chẳng bao nhiêu để tiếp đón Thầy D Dũng!
Tôi ở San Antonio về thẳng nhà Thầy D Triết, tôi gặp vợ chồng Thầy D Dũng ở đó, tôi chở anh chị Dũng đi thăm Thầy D Diêu.
Đến nhà Diêu, lần đầu tiên tôi gặp chị Diêu. Bao nhiêu lần Thầy D Hội Ngộ, nhưng chưa lần nào chị Diêu xuất hiện trong Hội Ngộ, nên ít có ai diện kiến được chị Diêu. Lần nầy tôi gặp chị Diêu, tôi không bỏ lỡ cơ hội, tôi chụp mấy tấm hình có chị Diêu, để các Thầy D có dịp chiêm ngưỡng.
Sức khoẻ Thầy D Diêu tương đối khả quan, mặc dù Diêu còn mang bình chứa nước rỉ ra, nhưng số lượng nước bây giờ khoảng 70ml mỗi ngày. So với lúc trước 700ml mỗi ngày, bây giờ chỉ bằng 1/10 lúc trước. Mừng cho Thầy D Diêu. tth
Bửa cơm tối tiếp đón vợ chồng Thầy D Dũng tại Houston đêm 4/13/10.
Từ trái qua, đứng Thái, Châu, Triết, ngồi Thành, Dũng, chị Dũng, chị Triết.
Hình chụp tại nhà Diêu. Từ trái qua: anh chị Diêu, anh chị Dũng
Tôi bảo Thầy D Diêu lấy bình đựng nước ra trình làng. Bình đựng nước nầy rất gọn, có thể dấu trong túi áo hoặc túi quần. Bình dẹp tròn, khi có nhiều nước thì bình tự phình ra để chứa nước. Bình nầy mới trông như trái mìn chống cá nhân!
Click Vào Đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn
Sunday, April 11, 2010
Kira nhớ em
Em,
Chinh dịch lại cho Thy nghe chuyện anh gặp em trong blog, Kira nghe được, Kira khóc. Kira nói nó nhớ Bà Ngoại.
Khi Chinh dịch đến chổ em gọi anh và không nói gì, anh đoán em gọi anh để nói "good bye". Kira nói: "Chắc là Bà Ngoại cũng "said good bye to Kira"".
Aiden bây giờ lớn và nói như két. Thy nói nếu em gặp Aiden bây giờ chắc là em vui lắm. Nó dễ thương làm sao. tth
Cao bồi Texas Aiden
Chinh dịch lại cho Thy nghe chuyện anh gặp em trong blog, Kira nghe được, Kira khóc. Kira nói nó nhớ Bà Ngoại.
Khi Chinh dịch đến chổ em gọi anh và không nói gì, anh đoán em gọi anh để nói "good bye". Kira nói: "Chắc là Bà Ngoại cũng "said good bye to Kira"".
Aiden bây giờ lớn và nói như két. Thy nói nếu em gặp Aiden bây giờ chắc là em vui lắm. Nó dễ thương làm sao. tth
Cao bồi Texas Aiden
Saturday, April 10, 2010
Tiếp đón vợ chồng Thu và anh gặp em
Vợ chồng Thu thăm tro cốt của em
Vợ chồng Thu đứng trước bàn thờ với bài vị của em. Ba tấm hình sát số 4 theo thứ tự từ trái qua như sau: Mạ Đàlạt, em, Má Saigon. Click vào hình để xem hình lớn.
Click Vào Đây - Để xem thêm hình, click vào hình để xem hình lớn.
Em,
Ngày Thứ Hai April 5, 2010 anh lái xe xuống Houston đón vợ chồng Thu con O Đội Nha Trang về San Antonio thăm chổ ở củ của em.
Thu về Houston ở nhà người quen. Trời! nhà người quen nầy ở phía Bắc Houston khoảng 50 miles, chổ nầy anh và em chưa bao giờ tới dù rằng hai đứa mình đi Houston thường xuyên từ 1975.
Đón vợ chồng Thu, anh đưa Thu vô chùa ViệtNam thăm tro cốt của em, anh thấy có ai cắm nhang chổ tro cốt của em, anh lấy nhang còn lại vất ra lộ, sợ Quý Thầy thấy vì lo sợ cháy!
Anh gặp Thầy Minh Tân đang dọn dẹp xung quanh lễ đài gần tro cốt của em. Thầy Minh Tân biết anh đi thăm tro cốt của em, Thầy nói: “Từ đây Lễ Hội Quan Âm mỗi năm, anh Thái bắt buộc phải về rồi, vì tro cốt chị ở đây mà!”. Anh cười đồng ý.
Anh và Thu vô chánh điện lễ Phật và cầu nguyện cho em. Anh có thăm Hoà Thượng Viện Chủ, Hoà Thượng cũng đang coi dọn dẹp.
Thăm tro cốt em xong, anh đưa vợ chồng Thu đi ăn trưa và đi chợ Hồng Không mua ít bánh, rồi về tới San Antonio gần 7giờ tối. Anh ngồi và lái xe suốt gần 13 giờ, ngày hôm sau anh bị đau lưng. Lần đầu tiên anh bị đau lưng, anh già quá rồi mà anh cứ tưởng còn ngon, khổ thiệt!
Đêm đầu ở nhà mình, anh và vợ chồng Thu trò chuyện tới khuya, toàn nói chuyện về em, chuyện nào Thu cũng đề cao em hết và anh đồng ý với Thu.
Ngày thứ nhì:
Anh đưa vợ chồng Thu đi thăm chùa Bảo Quang, rồi đến nhà Định thăm và anh rủ Định đi ăn trưa, sau đó anh đưa vợ chồng Thu về nhà nghĩ.
Ba giờ chiều, anh đưa vợ chồng Thu thăm thành Alamo và đi tàu trên dòng sông San Antonio. Đến tối anh kêu Út ra nhà hàng China Sea ăn cơm tối với vợ chồng Thu. Ăn xong anh đưa vợ chồng Thu về nhà nói chuyện khá khuya, cũng toàn chuyện về em, làm anh nhớ thương em làm sao!
Ngày thứ ba:
Sáng sớm anh đưa vợ chồng Thu đi ăn sáng uống cà phề, rồi về lại Houston. Kỳ nầy anh ngũ lại nhà Nhã ở Houston, không dám lái về lại San Antonio ngay, anh sợ bị đau lưng trỡ lại.
Anh gặp em trong bửa cơm gia đình:
Tối hôm ấy, anh ngũ ở nhà Nhã, khoảng 3 giờ sáng anh gặp em với Ba Mạ Đàlạt trong bửa cơm ở nhà hàng. Ngồi quanh bàn tròn rộng lớn, Mạ ngồi giữa, sát bên Mạ, một bên là Ba, một bên là em. Em ngồi cách anh mấy ghế trống!
Ba nhìn em với niềm vui quá sức, Ba đứng dậy đi về phía em, anh tưởng Ba đến hôn em, nhưng Ba đi luôn qua ghế em không dừng lại, chắc là Ba sợ em bị rầy. Anh nhìn em chăm chú, em mặc áo trắng ngà láng mướt, gương mặt em trắng đẹp phúc hậu, tóc em chải như xưa. Anh nói:
- Em dễ thương quá!
Em không trả lời câu nói của anh, em chỉ vào phía dưới bả vai bên phải của em và nói như tránh lãng sang chuyện khác:
- Anh, em đau chổ nầy!
Anh nói:
- Coi chừng em bị đau phổi!
Rồi anh thức giấc nhớ em, trằn trọc mãi không sao ngũ lại được. Đây là lần đầu tiên em cho anh gặp và em trò chuyện với anh, anh cám ơn em. Đây cũng là lần đầu tiên anh gặp Ba Mạ. Chắc là Ba Mạ gặp em vui quá, nên mới cho anh gặp chứ gì?
Lâu nay anh thanh phiền, em cho anh gặp mà không có trò chuyện gì hết! Lần nầy em cho anh gặp trong bửa cơm gia đình với trang phục trần tục, có cả Ba Mạ, nên em mới dám trò chuyện với anh? Em cố sắp đặt để làm vui lòng anh phải không em?
Tội nghiệp em quá! Anh biết em bị đau chổ ấy vì em bị cancer phổi mà, nhưng đó là chuyện xưa rồi phải không em? Bây giờ khi nào em với trang phục Chư Thiên, em đâu còn lo đau bịnh gì nữa. Anh mừng cho em.
Vừa rồi anh than với Thu con O Đội, rằng lần trước anh gặp em anh mừng quá, anh đi lại ngồi gần kế em, em cho anh thức giấc tĩnh mộng liền, làm anh cụt hứng.
Thu nói chắc là em sợ anh ôm vai bất tử và Thu dặn anh phải cẩn thận, không khéo em sẽ thành Tiên bị phạt giáng trần. Nghe Thu nói anh giật mình, anh hứa với em từ đây anh sẽ giữ khoảng cách giữa hai đứa mình mỗi lần gặp nhau. Em vui chưa?
************
************
Ngày thứ tư:
Sáng sớm Nhã dọn ăn sáng và cà phê cho anh. Trước khi về lại San Antonio, anh ghé mời anh chị Kháng phụ tá Hoà Thượng Viện Chủ ra nhà hàng ăn cơm trưa để anh cám ơn anh Kháng đã giúp ý kiến chổ rải tro cốt của em.
Anh vô nhà anh Kháng, tán gẩu đã rồi kéo nhau đi ăn. Đang đứng trước sân cỏ nhà anh Kháng, chưa lên xe, anh bị chóng mặt và mữa. Tất cả kéo vô nhà lại, chị Kháng đưa dầu cho anh thoa. Thoa dầu xong, không thấy bớt, anh xin lỗi anh chị Kháng để hẹn lại dịp khác. Anh Kháng lái xe anh, chở anh về nhà Nhã, chị Kháng lái xe theo để chở anh Kháng về.
Về nhà Nhã, Nhã nấu cháo cho anh ăn, rồi anh đi ngũ đến chiều, thức dậy anh cảm thấy khoẻ hẳn, anh gọi anh chị Kháng mời đi ăn tối với vợ chồng nhã. Anh chị Kháng cười nói: “Anh nhất định mời tụi tôi ăn cho được phải không?”. Anh cười.
Ngày thứ năm:
Sáng sớm trước khi về lại San Antonio, anh ghé chùa VN thăm tro cốt của em. Trên đường đến chùa, nước mắt anh cứ ràn rụa vì nhớ em. Nếu đà nầy cứ tiếp tục, có lẽ cuộc đời còn lại của anh sẽ không còn bao lâu. Có vợ chồng Thu về thăm, anh cố tình đùa giỡn cho nguôi nguây, nhưng nguôi nguây cũng chẳng được lâu!
Trong chuyến lái xe đi qua Thy tới đây, anh dự trù đi vài tháng, nếu tinh thần anh còn tiếp tục suy sụp, anh sẽ tính chuyện đi “oversea” qua Âu Châu và Á Châu thử coi có cứu vản tinh thần của anh có được không! Nếu không được cũng chẳng sao, anh cũng như em rất “tự tại” rồi, không còn gì để nuối tiếc. Cám ơm em đã cho anh 45 năm tràn đầy yêu thương hạnh phúc, anh “quá đã” rồi! Thương em lắm.
Anh chị bs Thanh gỡi lời cám ơn em:
Anh gọi anh bs Thanh, khoe lần trước anh gặp em. Khi anh nói em búi tóc thẳng lên, khác lạ. Anh Thanh hỏi:
- Giống tóc Phật Bà phải không?
- Trời! ông già ơi (anh với anh Thanh gọi nhau bằng ông già), vậy mà tôi không nghĩ ra, bây giờ ông già nói tôi mới nhớ và đang giật mình đây, giống y kiểu tóc ấy.
Anh Thanh nói tiếp: “Ghê chưa, đệ tữ của Phật Bà mà”. Rồi anh Thanh kễ chuyện mới đây về cháu Tèo con trai út của anh:
- "Thằng Tèo thi y khoa đậu rồi, nó nạp đơn xin đi thực tập ở nhà thương, không nơi nào nhận nó, trong khi cô vợ sắp cưới cùng lớp y khoa với Tèo thì được nhận đi thực tập. Tèo buồn khóc, vợ chồng tôi lo quá vì còn mấy ngày nữa là vợ chồng tôi đưa vợ chồng Tèo về VN chơi tám tuần. Bà xả tôi định huỷ bỏ chuyến về VN và chịu mất tiền mấy ngàn US.
Rồi vợ chồng tôi dẫn Tèo vô cầu nguyện Phật Bà và chị Thái hai ngày liền, thế là mấy ngày sau có nhà thương ở Miền Bắc kêu Tèo lên phỏng vấn. Phỏng vấn xong, Tèo gọi về báo Tèo đã được nhận cho thực tập. Tôi mừng quá nhảy gần đụng trần nhà luôn.
Ông già thấy bà Thái linh thiên chưa? Khi nào ông già đi thăm bà Thái cho tôi gởi lời cám ơn nhé."
Anh Thanh nói làm anh nỗi da gà! Em đã âm thầm giúp cháu Tèo? Anh cám ơm em và anh chị Thanh cám ơn em. Ngày xưa chị Thanh bị “accident” nên có cháu Tèo, em là người bồng cháu Tèo lúc mới sanh, hai đứa mình thương Tèo lắm, nên em giúp cháu Tèo anh không ngạc nhiên.
Sau khi anh Thanh nói, anh nhớ ra lúc anh đưa Thu vô thăm tro cốt em, anh thấy có nhang của ai cắm chổ tro cốt em, đúng là nhang của ông già Thanh chứ không còn ai khác! Chắc là lọ đèn cầy hôm nào cũng của ông già Thanh! Chiều nay anh gọi anh Thanh để hỏi về vụ nhang đèn, nhưng anh chị và vợ chồng cháu Tèo đang trong máy bay trên đường về VN.
Nghe anh Thanh diễn tả nỗi vui mừng của anh chị về cháu Tèo, và anh chị tõ lòng biết ơn em, làm anh hãnh diện và vui phơi phới. Vì anh tin rằng em đã đạt được ước nguyện của em, đang ở nơi Tây Phương Cực Lạc dưới sự hướng dẫn của Chư Phật. Anh mừng cho em và thương em lắm. Kỳ sau em có cho anh gặp thì cho anh gặp lâu lâu, anh hứa sẽ không lại gần em như vừa rồi. Chắc là em sợ anh lại gần ôm vai em ẩu, Chư Phật sẽ rầy em chứ gì? tth
Chuyện Tình Người Con Gái Ao Sen - Trường Vũ
Click Vào Đây - Chuyện Tình Người Con Gái Ao Sen/Ca sĩ Trường Vũ
Monday, April 5, 2010
Anh gặp em trong Lễ Hội Quan Âm năm 2010
Em,
Trong bài viết “Đi dự Lễ Hội Quan Âm năm 2010 tại chùa ViệtNam Houston”, anh post trong blog nầy ngày March 23, 2010, anh có yêu cầu em cho anh gặp để anh xem em bây giờ ra sao.
Chiều hôm qua Thứ Bảy April 3. 2010, anh ngũ trưa tới hơn 4 giờ anh mới dậy, anh gặp em. Anh đang ngồi với một nhóm người, em như tắm gội ở đâu vừa xong đi ra, em ăn mặc áo sơ mi dài tay và quần tây, màu nâu sồng láng mướt sang trọng, tóc em búi cao thẳng lên khác lạ.
Em tìm chổ ngồi một mình, cách xa anh như cố tình giử khoảng cách. Thấy em anh thương quá, anh đi lại ngồi gần em, rồi anh thức giấc tĩnh mộng, tiếc nuối cuộc gặp gỡ quá ngắn ngủi. Anh tham quá phải không em? Anh mong gặp để xem em bây giờ ra sao, em cho anh gặp, rồi lại than gặp gỡ quá ngắn ngủi! Hơn nữa cũng tại anh đi lại ngồi gần em, nếu không thì em cho anh gặp lâu hơn phải không em? Anh thật đáng tội!
Sau khi gặp em, anh thức dậy ra nhà hàng Mỹ ăn cơm tối thì Thu con O Đội gọi anh, cho biết Thu đã về tới Houston, Thu hẹn anh sáng Thứ Hai April 5, 2010 anh sẽ xuống Houston đón vợ chồng Thu về San Antonio chơi vài ngày, vì Thu muốn thăm chổ ở của em. Thu cho biết chiều hôm nay Thu vô chùa ViệtNam Houston viếng Phật Ngọc, và chiều hôm nay ở chùa có lễ lớn lắm. Thu có cầu nguyện cúng vái cho em. Anh cũng có lập sớ cầu siêu và cúng dường để chùa ViệtNam cúng cầu siêu cho em.
Anh vô website của chùa ViệtNam xem chương trình lễ, coi chiều hôm nay lễ gì. Anh giật mình vì 4 giờ chiều hôm nay có lễ “Đăng Đàn Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn “. Trời! giờ lễ nầy đúng vào giờ em cho anh gặp! Anh gặp em trong dáng điệu nghiêm trang, áo quần láng mướt sang trọng, anh vui quá, nhưng rất tiếc hai đứa mình chưa có trò chuyện gì hết!
Chiều Thứ Bảy April 3, 2010 là lễ chót của Lễ Hội Quan Âm năm 2010 tại chùa ViệtNam Houston, trưa Chủ Nhật April 4, 2010 là lễ bế mạc.
Anh cám ơn em, còn nhớ lời yêu cầu của anh, em đã cố gắng cho anh gặp vào lễ chót, dù rằng anh biết em theo phái đoàn nên rất bận rộn.
Rồi sáng hôm nay Chủ Nhật, trời gần sáng, anh còn đang ngũ, có tiếng em gọi anh rất rỏ từ trong góc phòng, chổ tấm hình thờ của em. Nghe tiếng em gọi, anh trã lời như lúc em còn sinh thời: “Cái gì em?”. Rồi anh thức giấc, tĩnh mộng, nhớ thương em vô vàn!
Anh không biết em gọi anh để nói gì! Chắc là em muốn nói "good bye" để theo phái đoàn về lại trên ấy, nhưng vì em nghẹn ngào nên lặng thinh? Sáng nay Chủ Nhật anh bỏ đánh tennis, anh lên chùa Bảo Quang dự lễ hằng tuần, và đốt nhang cầu Chư Phật gia hộ cho em.
*****************
*****************
Mấy ngày nay anh đọc chuyện “Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân”, chuyện có thật, được nhà văn Phạm Tín An Ninh viết lại nên cãm động dễ thương, làm anh nhớ thương em vô vàn.
Trong chuyện, anh thương xót cho sự bất hạnh của các cô gái VN thời chinh chiến, lớn lên may mắn có được người chồng lính, để rồi đêm ngày ngồi chờ điện tín của chồng. “Chỉ khi nào tiểu đoàn về hậu cứ dưỡng quân, anh đánh điện tín để tôi lên với anh.”
Một năm đơn vị chồng có bao nhiêu lần dưỡng quân? Chắc là không quá mấy đầu ngón tay! Và thời gian “lên với anh” là bao lâu? chiến trường đang sôi bỏng, dưỡng quân vài ngày là phúc đức rồi phải không em?
Trời! Một thiếu phụ son trẻ, thủ tiết ngồi chờ điện tín của chồng để “lên với anh!” vài ngày, rồi sau đó về nhà chồng làm dâu tiếp!
Thật là nghiệt ngã éo le! Chồng bị thương và có tật đi khập khiễng, trong nỗi lo sợ hãi hùng nầy lại trộn lẫn với niềm vui, vì đây là dịp may duy nhất “được gần anh lâu dài”.
Đọc chuyện nầy làm anh nhớ đến cái diễm phúc của hai đứa mình.
Đám cưới hai đứa mình xong, anh và em mỗi đứa mỗi nơi. Anh bay khu trục ở Biên Hoà, em dạy ở Di Linh Lâm Đồng, nhà hai đứa mình ở đường Nguyễn minh Chiếu gần Lăng Cha Cả thì bỏ trống!
Rồi như có đấng linh thiêng phù hộ. Anh rớt khu trục thoát chết, và chú 5 Phúc lo cho anh về Phi Đoàn 716 Tân Sơn Nhất.
Sau đó em được hoán chuyển về dạy ở trường Trương minh Giảng gần nhà. Mọi việc diễn tiến thuận lợi cho anh và em nhanh chóng đến độ ngoài sự tưỡng tượng của anh.
Em là vua nhát, nếu em ngũ ỡ nhà một mình chỉ một đêm thôi, anh bảo đảm trong nhà sẽ bay mùi không thỡ được. Và anh làm sao yên tâm, vì thương em quá.
Nói chung, mọi việc như có Chư Phật sắp xếp, diễn tiến hết sức tốt đẹp cho cuộc sống anh và em, thật là hồng phúc cho hai đứa mình, phải không em? Chắc là nhờ sự hiền thục của em, nên Chư Phật gia hộ cho hai đứa mình đó.
*****************
*****************
Thông hiện về nhà nghĩ hai tuần, nhưng anh vẫn thấy nó làm việc hùn hụt qua laptop. Nó khoe “project” ở Canada nó đã làm xong, xếp của nó thích lắm. Thứ Năm tuần rồi, hảng đãi tiệc ăn mừng nó làm xong “project” trong thời gian ngắn kỹ lục, nó vui uống rượu nhiều suýt bị bịnh!
Thôi em nhé, sáng sớm ngày mai anh đi Houston đón vợ chồng Thu con O Đội về San Antonio chơi vài ngày. Anh sẽ báo cáo em sau. tth
Trong bài viết “Đi dự Lễ Hội Quan Âm năm 2010 tại chùa ViệtNam Houston”, anh post trong blog nầy ngày March 23, 2010, anh có yêu cầu em cho anh gặp để anh xem em bây giờ ra sao.
Chiều hôm qua Thứ Bảy April 3. 2010, anh ngũ trưa tới hơn 4 giờ anh mới dậy, anh gặp em. Anh đang ngồi với một nhóm người, em như tắm gội ở đâu vừa xong đi ra, em ăn mặc áo sơ mi dài tay và quần tây, màu nâu sồng láng mướt sang trọng, tóc em búi cao thẳng lên khác lạ.
Em tìm chổ ngồi một mình, cách xa anh như cố tình giử khoảng cách. Thấy em anh thương quá, anh đi lại ngồi gần em, rồi anh thức giấc tĩnh mộng, tiếc nuối cuộc gặp gỡ quá ngắn ngủi. Anh tham quá phải không em? Anh mong gặp để xem em bây giờ ra sao, em cho anh gặp, rồi lại than gặp gỡ quá ngắn ngủi! Hơn nữa cũng tại anh đi lại ngồi gần em, nếu không thì em cho anh gặp lâu hơn phải không em? Anh thật đáng tội!
Sau khi gặp em, anh thức dậy ra nhà hàng Mỹ ăn cơm tối thì Thu con O Đội gọi anh, cho biết Thu đã về tới Houston, Thu hẹn anh sáng Thứ Hai April 5, 2010 anh sẽ xuống Houston đón vợ chồng Thu về San Antonio chơi vài ngày, vì Thu muốn thăm chổ ở của em. Thu cho biết chiều hôm nay Thu vô chùa ViệtNam Houston viếng Phật Ngọc, và chiều hôm nay ở chùa có lễ lớn lắm. Thu có cầu nguyện cúng vái cho em. Anh cũng có lập sớ cầu siêu và cúng dường để chùa ViệtNam cúng cầu siêu cho em.
Anh vô website của chùa ViệtNam xem chương trình lễ, coi chiều hôm nay lễ gì. Anh giật mình vì 4 giờ chiều hôm nay có lễ “Đăng Đàn Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn “. Trời! giờ lễ nầy đúng vào giờ em cho anh gặp! Anh gặp em trong dáng điệu nghiêm trang, áo quần láng mướt sang trọng, anh vui quá, nhưng rất tiếc hai đứa mình chưa có trò chuyện gì hết!
Chiều Thứ Bảy April 3, 2010 là lễ chót của Lễ Hội Quan Âm năm 2010 tại chùa ViệtNam Houston, trưa Chủ Nhật April 4, 2010 là lễ bế mạc.
Anh cám ơn em, còn nhớ lời yêu cầu của anh, em đã cố gắng cho anh gặp vào lễ chót, dù rằng anh biết em theo phái đoàn nên rất bận rộn.
Rồi sáng hôm nay Chủ Nhật, trời gần sáng, anh còn đang ngũ, có tiếng em gọi anh rất rỏ từ trong góc phòng, chổ tấm hình thờ của em. Nghe tiếng em gọi, anh trã lời như lúc em còn sinh thời: “Cái gì em?”. Rồi anh thức giấc, tĩnh mộng, nhớ thương em vô vàn!
Anh không biết em gọi anh để nói gì! Chắc là em muốn nói "good bye" để theo phái đoàn về lại trên ấy, nhưng vì em nghẹn ngào nên lặng thinh? Sáng nay Chủ Nhật anh bỏ đánh tennis, anh lên chùa Bảo Quang dự lễ hằng tuần, và đốt nhang cầu Chư Phật gia hộ cho em.
*****************
*****************
Mấy ngày nay anh đọc chuyện “Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân”, chuyện có thật, được nhà văn Phạm Tín An Ninh viết lại nên cãm động dễ thương, làm anh nhớ thương em vô vàn.
Trong chuyện, anh thương xót cho sự bất hạnh của các cô gái VN thời chinh chiến, lớn lên may mắn có được người chồng lính, để rồi đêm ngày ngồi chờ điện tín của chồng. “Chỉ khi nào tiểu đoàn về hậu cứ dưỡng quân, anh đánh điện tín để tôi lên với anh.”
Một năm đơn vị chồng có bao nhiêu lần dưỡng quân? Chắc là không quá mấy đầu ngón tay! Và thời gian “lên với anh” là bao lâu? chiến trường đang sôi bỏng, dưỡng quân vài ngày là phúc đức rồi phải không em?
Trời! Một thiếu phụ son trẻ, thủ tiết ngồi chờ điện tín của chồng để “lên với anh!” vài ngày, rồi sau đó về nhà chồng làm dâu tiếp!
Thật là nghiệt ngã éo le! Chồng bị thương và có tật đi khập khiễng, trong nỗi lo sợ hãi hùng nầy lại trộn lẫn với niềm vui, vì đây là dịp may duy nhất “được gần anh lâu dài”.
Đọc chuyện nầy làm anh nhớ đến cái diễm phúc của hai đứa mình.
Đám cưới hai đứa mình xong, anh và em mỗi đứa mỗi nơi. Anh bay khu trục ở Biên Hoà, em dạy ở Di Linh Lâm Đồng, nhà hai đứa mình ở đường Nguyễn minh Chiếu gần Lăng Cha Cả thì bỏ trống!
Rồi như có đấng linh thiêng phù hộ. Anh rớt khu trục thoát chết, và chú 5 Phúc lo cho anh về Phi Đoàn 716 Tân Sơn Nhất.
Sau đó em được hoán chuyển về dạy ở trường Trương minh Giảng gần nhà. Mọi việc diễn tiến thuận lợi cho anh và em nhanh chóng đến độ ngoài sự tưỡng tượng của anh.
Em là vua nhát, nếu em ngũ ỡ nhà một mình chỉ một đêm thôi, anh bảo đảm trong nhà sẽ bay mùi không thỡ được. Và anh làm sao yên tâm, vì thương em quá.
Nói chung, mọi việc như có Chư Phật sắp xếp, diễn tiến hết sức tốt đẹp cho cuộc sống anh và em, thật là hồng phúc cho hai đứa mình, phải không em? Chắc là nhờ sự hiền thục của em, nên Chư Phật gia hộ cho hai đứa mình đó.
*****************
*****************
Thông hiện về nhà nghĩ hai tuần, nhưng anh vẫn thấy nó làm việc hùn hụt qua laptop. Nó khoe “project” ở Canada nó đã làm xong, xếp của nó thích lắm. Thứ Năm tuần rồi, hảng đãi tiệc ăn mừng nó làm xong “project” trong thời gian ngắn kỹ lục, nó vui uống rượu nhiều suýt bị bịnh!
Thôi em nhé, sáng sớm ngày mai anh đi Houston đón vợ chồng Thu con O Đội về San Antonio chơi vài ngày. Anh sẽ báo cáo em sau. tth
Thursday, April 1, 2010
Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân - Phạm Tín An Ninh
Tôi đi Houston dự Lễ Hội Quan Âm và thăm tro cốt của bà xả tôi, về nhà từ chiều Chủ Nhật, hôm nay là Thứ Tư, ba ngày trôi qua! Lòng tôi vẫn còn buồn rã rượi, tôi chẳng muốn đi ra ngoài ăn, nằm nhà một mình tôi ăn tạm mấy món cũ của cô em mua cho tôi ở Houston từ hôm Chủ Nhật. Trưa nay tôi nhất định ra nhà hàng ăn để lấy sức, không khéo sẽ bị bịnh. Ăn thật no, về tới nhà tôi buồn ngủ. Tôi định mở laptop đọc sơ email rồi ngủ.
Trời! tình cờ tôi đọc email của Thầy D Thạnh có kèm theo bài viết "Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân" của Phạm Tín An Ninh, tôi tỉnh ngủ. Mới đây tôi có đọc bài nầy một lần rồi, tôi không nhớ rõ tôi đọc ở đâu, nhưng hình như bài đầu ấy do chính đương sự viết nên chưa được trau chuốt thi vị như lần nầy.
Bà xả tôi, cũng gái Huế lớn lên ỏ Đàlạt, cũng lấy chồng lính, giá thử giờ nầy bà xả tôi còn, tôi cho bà xả tôi đọc bài nầy, để bà xả thấy cái may mắn của vợ chồng tôi.
Địa danh trong bài nầy, nào là thành phố Phú Bổn (Cheo Reo), thành phố Cung Sơn....những địa danh nầy tôi đã từng bay qua không biết bao nhiêu lần. Nhất là Phú Bổn, tôi thường đáp máy bay ở đây để đổ xăng và ăn trưa vào những năm 1964, 1965.
Những hình ảnh thân yêu nầy, lồng thêm câu chuyện đầy nghiệt ngã, cộng thêm nhớ thương vợ mới mất, làm tôi nước mắt ràn rụa như chính chuyện của mình.
tth
Sau đây là chuyện "Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân".
Hơn hai mươi năm nay, từ ngày đến định cư tại Na-Uy, một nước Bắc Âu nổi tiếng với những mùa đông dài băng gía, nhưng lại rất đẹp vào ngày hè và lãng mạn vào thu, tôi vẫn giữ thói quen đi len lỏi trong rừng, không chỉ vào những ngày nghỉ cuối tuần mà bất cứ lúc nào thấy lòng mình trăn trở. Không phải tò mò vì những cuộc tình cháy bỏng trong "Rừng Na-Uy", cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mới đây của một ông nhà văn Nhật Bản, nhưng để được lắng nghe những tiếng khóc. Tiếng khóc của cây lá, của gỗ đá trong rừng. Tiếng khóc có mãnh lực quyến dụ tôi, thúc bách tôi, cho dù nó đã làm tôi đau đớn, khốn khổ gần cả một đời.
Tôi sinh ra ở Huế, nhưng lớn lên ở thành phố Nha Trang, sau khi cùng cả nhà theo cha tôi vào đây nhận nhiệm sở mới. Có lẽ ngày ấy tôi là một cô gái khá xinh. Ngay từ năm tôi học lớp đệ lục trường Nữ Trung Học , cũng đã có vài chàng học trò khờ khạo si tình, đạp xe theo sau tôi những buổi học tan trường. Lên năm đệ tam, cũng có vài chàng SVSQ Hải Quân, Không Quân chờ trước cổng trường tán tỉnh. Nhưng như là số trời, trái tim tôi chỉ rung động trước một người. Anh là bạn chí thân với ông anh cả của tôi, hai người học cùng lớp thời còn ở trường Võ Tánh. Tháng tư năm 68, chúng tôi làm đám cưới, kết thúc một cuộc tình đầu thật dễ thương, không có nhiều lãng mạn, cũng chẳng có điều gì trắc trở. Ông xã tôi là lính Biệt Động Quân. Hậu cứ đóng ở Pleiku. Ngày về làm đám cưới, đôi giầy saut của anh còn bám đầy đất đỏ hành quân. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức tại một nhà hàng nằm gần bờ biển, không xa tòa tỉnh, nơi vừa trải qua khói lửa Mậu Thân.
Sau đám cưới, cha mẹ chồng cho tôi theo anh lên Pleiku một tháng, rồi phải trở về sống ở nhà chồng, bởi anh đi hành quân liên miên, không an toàn khi tôi phải sống một mình. Chỉ khi nào tiểu đoàn về hậu cứ dưỡng quân, anh đánh điện tín để tôi lên với anh.
Mãi đến ba năm sau, tôi mới sinh cho anh đứa con đầu lòng. Một đứa con trai bụ bẫm. Có lẽ vì nặng nợ với núi rừng, anh đề nghị tôi đặt tên cho con là Cao Nguyên. Lê Cao Nguyên. Anh về thăm con khi cháu vừa đầy tháng. Càng lớn Cao Nguyên càng giống cha. Đôi mắt to, sóng mũi cao, đặc biệt là trên đầu mỗi vành tai đều có một "lỗ tai nhỏ" như ba nó.
Chỉ đúng một tuần sau khi chia tay vợ con về với đơn vị, anh bị thương nặng trong lúc đơn vị hành quân giải vây căn cứ Pleime. Tôi bồng con lên Pleiku. Hậu cứ lo cho mẹ con tôi nơi ăn chốn ở và có xe đưa đón mỗi ngày để tôi thăm và săn sóc anh mỗi ngày trong quân y viện.
Sau khi xuất viện, đôi chân còn đi khập khiễng, nên anh được chuyển về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đảm trách một công tác tham mưu ở hậu cứ. Mẹ con tôi ở lại Biển Hồ với Anh kể từ ngày ấy. Mẹ chồng tôi rất nhân từ, thường xuyên lên thăm chúng tôi và thuê cho tôi một người giúp việc. Cuối năm 1973, trong một lần pháo kích vào trại gia binh làm một số đàn bà con nít bị thương, trong đó có cháu Cao Nguyên. Rất may, mảnh đạn gây một vết thương khá lớn ở cánh tay, nhưng không vào xương. Sau hôm ấy, chúng tôi ra thuê một căn nhà bên ngoài doanh trại để ở. Năm sau khi Cao Nguyên vừa tròn hai tuổi, tôi sinh đứa con thứ nhì. Lần này là con gái. Con bé giống mẹ, được chúng tôi đặt tên Thùy Dương để nhớ thành phố biển Nha Trang, nơi hai chúng tôi lớn lên và yêu nhau.
Mấy năm sống ở Pleiku, cái thành phố "đi dăm phút trở về chốn cũ" ấy, những ngày nắng chỉ thấy toàn bụi đỏ, còn những ngày mưa bùn bám dính gót chân. Pleiku đúng là một thành phố lính. Những người vợ lính sống ở đây dường như chỉ để chờ chồng trở về sau những cuộc hành quân, hoặc để chăm sóc chồng những ngày bị thương nằm trong quân y viện. Với họ thì đúng là "may mà có anh đời còn dễ thương". Trong số ấy đã có biết bao người trở thành góa phụ!
Giữa tháng 3/75, sau đúng một tuần Ban Mê Thuột mất vào tay giặc. Một buổi sáng, từ bản doanh Liên Đoàn về, anh hối hả bảo mẹ con tôi và chị giúp việc thu dọn đồ đạc gấp, bỏ lại mọi thứ, chỉ mang những gì cần thiết, nhất là thức ăn và sữa cho các con, theo anh vào hậu cứ.
Khi vừa đến cổng trại, tôi ngạc nhiên khi thấy tất cả mọi người đều đã ngồi sẵn trên xe. Chúng tôi rời khỏi doanh trại. Thành phố Pleiku như đang ngơ ngác trước những người từng bao năm sống chết với mình nay vội vàng bỏ đi không một tiếng gĩa từ. Đang giữa mùa xuân mà cả một bầu trời u ám. Pleiku tiễn chúng tôi bằng một cơn mưa đổ xuống khi đoàn xe vừa ra khỏi thành phố. Đến ngã ba Mỹ Thạnh, đoàn xe dừng lại. Phía trước chúng tôi dày đặc xe và người, vừa dân vừa lính, đủ các binh chủng, đủ các loại xe, kể cả xe gắn máy. Tôi nghe chồng tôi và bạn bè nói là ngoài lực lượng xung kích mở đường, một số đơn vị Biệt Động Quân còn được chỉ định đi sau, ngăn chặn địch quân tập hậu để bảo vệ cho đoàn quân di tản! Đây là trách nhiệm nguy hiểm và nặng nề nhất trong một cuộc hành quân triệt thoái.
Hơn một ngày mò mẫm trên Tỉnh Lộ 7, chúng tôi đến thị xã Hậu Bổn vào lúc trời sắp tối. Vừa dừng lại chưa kịp ăn cơm thì bị pháo kích và súng nổ khắp nơi. Xe và người dẫm lên nhau trong cơn hốt hoảng. Địch đã bao vây. Các đơn vị BĐQ chống trả kiên cường, nhưng địch qúa đông, mà bên ta thì vừa quân vừa dân chen chúc nhau hỗn độn. Trong lúc nguy nan này trời lại giáng xuống cho bên ta thêm một điều bất hạnh: Một chiếc phản lực cơ dội bom nhầm vào quân bạn. Đoàn xe vội vã rời Hậu Bổn, di chuyển đến gần Phú Túc thì lại bị địch tấn công từ khắp hướng. Nhiều xe bốc cháy và nhiều người chết hoặc bị thương. Cả đoàn xe không nhúc nhích được. Chúng tôi có lệnh bỏ lại tất cả xe cộ, băng rừng tìm đường về Củng Sơn.
Chồng tôi, vừa chiến đấu vừa dẫn đường chúng tôi cùng một số binh sĩ, vợ con. Tôi dắt theo Cao Nguyên còn chị giúp việc bồng cháu Thùy Dương. Chúng tôi lầm lũi trong rừng. Tiếng súng vẫn còn ầm ĩ, những viên đạn lửa như muốn xé màn đêm. Khi chúng tôi mệt lả cũng là lúc đến bờ một con suối nhỏ. Chồng tôi lo chỗ ngủ cho mẹ con tôi dưới một gốc cây, rồi cùng một số đồng đội chia nhau canh gác. Mệt qúa, tôi ngủ vùi một giấc, thức giấc thì trời vừa sáng... Chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Tôi không còn đủ sức để bồng Cao Nguyên, nên chồng tôi phải dùng cái võng nilong gùi cháu sau lưng, bên ngoài được phủ bằng cái áo giáp. Vừa ra khỏi bìa rừng tôi ngạc nhiên khi thấy từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng chúng tôi, trong đó có nhiều người vừa bị thương, mình đầy máu. Tôi nghĩ họ cũng là những vợ chồng, con cái, cha mẹ dắt dìu nhau đi tìm sự sống. Hình như họ không còn mang theo bất cứ thứ gì. Nhìn nét mặt ai nấy cũng kinh hoàng. Chồng tôi bàn bạc cùng một số bạn bè trong đơn vị, chúng tôi lại tách khỏi đám đông này, tìm một lộ trình khác mà đi, để tránh sự phát hiện của địch.
Vừa rời đoàn người chừng vài phút thì đạn pháo thi nhau rớt xuống. Tiếng la khóc thất thanh cộng với tiếng súng nổ khắp nơi làm cho cả một khu rừng như trải qua một cơn địa chấn. Trong nhóm chúng tôi cũng có một số người đã chết. Đến lúc này thì mạnh ai nấy tìm đường sống. Gia đình tôi cùng gia đình vài người bạn nữa chạy vào khu rừng phía trước, nơi không nghe tiếng súng. Kinh nghiệm bao nhiêu năm chiến trận, bây giờ chồng tôi chỉ còn dùng để mong cứu được vợ con mình. Địch quân tràn ngập. Một số đơn vị tan rã. Đồng đội kẻ chết người bị thương. Có thể một số đã bị bắt. Tôi không thể tưởng tượng được số mệnh bi thảm của những người lính Biệt Động Quân một thời oanh liệt trên khắp chiến trường, giờ này lại tan tác trong bất ngờ, tức tưởi! Chồng tôi suýt bật khóc, khi nghe cấp chỉ huy truyền lệnh từ ông tướng tư lệnh Quân Đoàn: "Đạp lên mà đi!". Trong cả đời binh nghiệp, chắc những người lính không còn nhận được cái lệnh nào đau đớn hơn thế nữa.
Sau chừng một tiếng đồng hồ băng rừng, chúng tôi bất ngờ gặp một toán lính hơn 20 người thuộc tiểu đoàn cũ của chồng tôi... Thầy trò chưa kịp nắm tay mừng rỡ thì súng nổ. Địch quân phía trước mặt. Trở lại cương vị chỉ huy, chồng tôi lưng mang con, điều động anh em xông vào trận mạc. Một cuộc đánh tốc chiến, toán địch quân bị tiêu diệt. Chồng tôi quay lại tìm và hướng dẫn đám đàn bà con nít chúng tôi đi tiếp.
Trong núi rừng đêm xuống thật nhanh. Cái bóng tối bây giờ thật rợn người. Tôi hình dung cái bóng của tử thần. Chúng tôi dừng lại trên một ngọn đồi thấp. Tôi nghiệp cho những người lính trung thành. Đáng lẽ họ lợi dụng bóng đêm để đi tiếp, vì đó là sở trường của họ, nhưng thấy một số vợ con bạn bè cùng vài anh em bị thương không thể đi nổi, nghe lời chồng tôi, tất cả cùng ở lại qua đêm. Sau khi sắp xếp anh em phòng thủ, chồng tôi trở lại phụ lo chỗ nằm cho mẹ con tôi. Tối hôm ấy, dù mệt, nhưng sao tôi cứ trằn trọc, không ngủ được. Chồng tôi ôm tôi dựa vào một gốc cây. Anh ôm tôi thật chặt vào lòng, thỉnh thoảng hôn nhẹ tôi, trên môi, trên tóc. Trong hoàn cảnh này chẳng ai còn lòng dạ nào để lãng mạn yêu thương, nhưng có lẽ anh tội nghiệp cho một người con gái đã trót chọn chồng là lính chiến. Và cũng không ngờ đó là những nụ hôn cuối cùng anh dành cho tôi.
Buổi sáng sớm khi vừa xuống chân đồi, chúng tôi chạm súng với địch. Cũng là lần cuối tôi chứng kiến những người lính Biệt Động can trường. Các anh phân tán từng toán nhỏ, xông vào lòng địch mà đánh, tiếng thét "Biệt Động Quân Sát" vang dội cả một vùng. Nghe súng nổ, tôi đoán lực lượng địch đông lắm. Một anh trung sĩ bị thương ở cánh tay trong trận đánh hôm qua, được chỉ định dắt tất cả đám đàn bà con nít chúng tôi ra khỏi vùng giao chiến. Đã vậy anh còn phải dìu theo một người lính bị thương khác. Vợ chồng tôi thất lạc nhau kể từ phút ấy. Tôi còn lạc mất cả cháu Cao Nguyên, được ba nó gùi theo phía sau lưng ngay cả những khi lâm trận. Không biết chiếc áo giáp có đủ để che chắn hình hài bé nhỏ của con tôi. Hình ảnh này trước đây tôi nghĩ chỉ có diễn ra trong mấy cuốn truyện Tàu mà tôi đã đọc.
Tiếp tục di chuyển từng vài giờ đồng hồ nữa, khi tới một con đường mòn, chúng tôi lại nghe súng nổ. Anh trung sĩ dẫn đường chúng tôi nhận ra từng loạt lựu đạn nổ, bảo chúng tôi nằm rạp xuống. Chờ im tiếng súng, đám chúng tôi rời con đường mòn, chạy về bên hướng rừng bên phải, mà theo anh trung sĩ, có thể an toàn hơn. Khi đến bìa rừng, tôi thấy mấy người lính BĐQ nằm chết bên cạnh xác quân thù, máu me lai láng. Sau này tôi được biết những người lính này bị địch bao vây, đã tự sát để cùng chết chung với giặc.
Đi vào cánh rừng bên phải chỉ vài trăm mét nửa thì chúng tôi bị một đám khá đông VC chặn lại. Anh trung sĩ bị tước hết vũ khí. Tất cả chúng tôi bị lùa vào bên bờ suối nhỏ. Ở đây tôi gặp một số sĩ quan, binh sĩ của ta bị bắt, nhiều người tay bị trói ngược ra sau, ngồi theo hàng dọc quay lưng ra suối, trước họng súng sẵn sàng nhả đạn của kẻ thù. Tôi cố ý tìm xem, nhưng không thấy chồng tôi trong số người bị bắt. Lòng tôi lo âu vô hạn. Từ lúc ấy, tiếng súng tạm im, chỉ còn tiếng quát tháo và tiếng nói rất khó nghe của đám người thắng trận. Tất cả chúng tôi bị lùa về địa điểm tập trung, một ngôi trường nằm trong huyện Củng Sơn (Sơn Hòa).
Trong cảnh khốn cùng này, tôi chỉ còn lại một điều may mắn: Chị giúp việc rất tốt bụng và trung thành. Vừa bồng bế, bảo bọc cho cháu Thùy Dương, vừa lo lắng cho tôi. Chị đi đâu đó xin cho tôi nửa bát cơm, nhưng tôi không nuốt nổi, mặc dù đã trải qua hai ngày đói khát. Nhìn đứa con gái vừa mới lên hai lây lất bên cạnh và nghĩ tới chồng tôi và đứa con trai giờ này không biết sống chết ra sao, lần đầu tiên tôi bật khóc.
Cuối cùng thì tôi cũng lần mò về đến Nha Trang, khi thành phố này cũng vừa lọt vào tay giặc. Khi nhận ra tôi, mẹ tôi ôm tôi vào lòng và khóc như mưa. Tôi không đủ can đảm để mang tin buồn đến nhà chồng, nhờ cha tôi sang báo tin tôi và cháu Thùy Dương vừa mới về nhà, chồng tôi và cháu Cao Nguyên còn đang mất tích. Cả nhà chồng kéo sang thăm tôi, bồng cháu Thùy Dương về nhà chăm sóc. Mẹ chồng tôi thẫn thờ cả mấy ngày liền khi nhận được tin này. Nằm nhà hơn một tuần, nhờ mẹ tận tình chăm lo, sức khỏe tôi đã gần bình phục, tôi xin được trở lại Phú Bổn tìm chồng và cháu Cao Nguyên. Cả nhà tôi và cha mẹ chồng đều ái ngại, âu lo. Nhưng qua sự nài nỉ của tôi, cuối cùng cha mẹ chồng cho đứa em trai út của chồng tôi, dùng xe honda chở tôi ngược đường lên Tỉnh Lộ 7.
Mặc dù đã chứng kiến bao nhiêu máu lửa tang tóc, cũng như đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi thực sự kinh hãi những gì trước mắt, khi nhìn thấy ngổn ngang bao nhiêu xe cộ bị đốt cháy, những bộ xương người còn vương vãi đó đây, bao nhiêu nấm mộ bị lấp vội bên đường. Cả một vùng xông mùi tử khí. Chiếc khăn bịt miệng tẩm ướt dầu Nhị Thiên Đường đã giúp tôi và cậu em vượt qua chặng đường gần 100 cây số. Đến Cheo Reo, hỏi thăm một vài người dân, được biết một số sĩ quan bị bắt làm tù binh, đang còn giam ở Thuần Mẫn. Chúng tôi đến đó, trình giấy phép đi tìm chồng của Ủy Ban Quân Quản mới được cho vào trại. Sau khi tên VC trực ban cho biết không có tên chồng tôi trong danh sách tù binh, tôi xin được gặp bất cứ sĩ quan nào cùng đơn vị với chồng tôi. Rất may, tôi gặp được anh đại đội phó lúc chồng tôi còn ở tiểu đoàn. Anh cho biết là có gặp một số binh sĩ cùng chồng tôi chiến đấu dưới ngọn đồi gần đèo Tu Na. Họ cho biết chồng tôi bị thương, nhưng cố tìm cách đưa cháu Cao Nguyên đến một nơi nào đó. Tôi sáng lên niềm hy vọng. Ngay hôm ấy tôi thuê năm người thượng, theo tôi lần theo con đường dọc bờ sông mà tôi còn nhớ, trở lại khu đồi thấp, rồi bung ra xa đi tìm. Liên tục trong một tuần, chúng tôi chỉ tìm được mấy bộ xương người, một số mộ vô danh, nhưng không thấy dấu vết của chồng tôi. Tôi trở về mang theo niềm tuyệt vọng, không chỉ cho tôi, mà cho cả nhà chồng.
Cha mẹ chồng tôi lập bàn thờ cho chồng tôi và Cao Nguyên, đứa cháu đích tôn của ông bà. Ngày 19 tháng 3 là ngày giỗ của hai cha con.
Hàng năm, cứ đến ngày này, tôi và Thùy Dương đều trở lại Phú Bổn, tìm đến chân đồi, dưới gốc cây nằm giữa đỉnh đồi, mà đêm cuối cùng chồng tôi ôm tôi vào lòng, thắp hương tưởng niệm anh và cháu Cao Nguyên. Tôi đã dùng dao khắc đậm tên anh và cháu Cao Nguyên vào thân cây. Lần nào, khi nước mắt ràn rụa, trong tiếng gió rừng, tôi mơ hồ như có tiếng khóc từ gốc cây này, rồi văng vẳng bao nhiêu tiếng khóc từ những thân cây khác, từ những khúc gỗ nằm vương vãi do bom đạn hôm nào, tạo thành những âm thanh não nùng, xé ruột.
Tôi đã mang dư âm của tiếng khóc ấy đến tận Bắc Âu, nơi mẹ con tôi định cư sau chuyến vượt biển được một chiếc tàu của vương quốc Na Uy cứu vớt. Tháng 5 năm 1985, cha mẹ chồng tôi góp vàng cùng một người bạn ở vùng biển Lương Sơn đóng ghe vượt biển. Tôi, cháu Thùy Dương, và một đứa em trai của tôi đi cùng với gia đình chồng. Tôi cũng xin được một chỗ cho chị giúp việc lúc trước (chị đã về quê trên vùng quê Diên Khánh, sau ngày cùng tôi thoát chết trở về), nhưng chị chối từ. Tôi âm thầm gom nhặt tài sản của nhà chồng và của tôi mang lên biếu chị trước khi rời khỏi quê nhà.
Hai mươi năm sau, khi Thùy Dương vừa làm đám cưới, tôi muốn đưa vợ chồng cháu về lại Việt Nam trình diện ông bà ngoại, và đến địa điểm cuối cùng khi chồng tôi và Cao Nguyên còn sống, như là một nghĩa cử để cháu tưởng nhớ đến cha và anh mình. Chúng tôi đến đây vào giữa mùa xuân, một ngày trước ngày giỗ chồng và đứa con trai.
Con đường Tỉnh Lộ 7 ngày xưa bây giờ đã được tráng nhựa và đổi tên thành Quốc Lộ 25. Chúng tôi thuê bao một chiếc xe tám chỗ ngồi. Ngoài tôi và vợ chồng cháu Thùy Dương , còn có vợ chồng cậu em trai út của tôi và vợ chồng chị giúp việc ngày xưa. Chúng tôi đến Cheo Reo, bây giờ có tên mới là A Yun Pa thuộc tỉnh Gia Lai. Tất cả không còn gì dấu vết của chiến tranh. Người ta đã cố tình trát phấn tô son lên thành phố núi này để có dáng dấp của thời kỳ đổi mới. Màu sắc lòe loẹt, vài ngôi nhà cao tầng quê mùa kệch cỡm, những ngôi nhà sàn "cải biên" thành những biệt thự của các ông quan lớn, nằm chơ vơ giữa một vùng nghèo nàn mang tên "thị xã". Nhìn dãy núi Hàm Rồng từ xa, ẩn hiện trong những đám mây mù, lòng tôi chùng xuống. Nơi ấy, đã bao lần tôi đến thăm chồng, để được hòa mình vào đơn vị với những người lính trẻ, sẵn sàng chết cho quê hương. Cũng ở nơi ấy tôi đã vinh dự chứng kiến chồng tôi cùng nhiều anh em đồng đội được ông tướng Vùng gắn huy chương lên ngực áo khi ban nhạc trổi khúc quân hành. Tất cả bây giờ đã trở thành huyền thoại.
Sau khi thuê phòng trọ, tắm rửa và cơm nước xong, chúng tôi hỏi đường đến tháp Yang Mun và tháp Drang Lai. Vì nghe dân ở đây bảo các vị thần Chàm trong hai ngôi tháp này linh thiêng ghê lắm. Tôi khấn vái và xin xăm. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi lá xăm tôi bốc trúng lại là bốn câu Kiều của ông Nguyễn Du:
Từ phen chiếc lá lìa rừng
Thăm tin luống những liệu chừng nước mây
Rõ ràng hoa rụng hương bay
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn thôi.
Tôi bán tín bán nghi, vì nghe nhiều người nói ở Việt Nam, chuyện cúng bái, mê tín dị đoan, bây giờ là một business. Chẳng lẽ ông thần Chàm này lại thuộc cả truyện Kiều. Nghĩ như vậy, nhưng thấy bốn câu thơ lại đúng vào trường hợp của mình, tôi cũng thấy lòng buồn vô hạn. Trở về phòng trọ, bà chủ nhà cho biết ngày mai có chợ phiên của người dân tộc, vừa đông vui vừa có thể mua nhiều thứ thổ sản, gia cầm với gía rất rẻ. Tôi cũng muốn mua mấy con gà, để cúng chồng tôi. Khi còn sống anh thích ăn gà luộc. Bà còn cho biết thêm dân chúng ở vùng này đa số là người Thượng thuộc các sắc tộc Djarai, Bahnar, Hroi và M'dhur. Có một số sống trong các bản rất xa, cách thị xã này từ 10 tới 20 cây số.
Sau một đêm trằn trọc với những cơn ác mộng, vừa mới chợp mắt tôi đã nghe tiếng người réo gọi nhau. Ngôn ngữ của các sắc tộc, tôi không hiểu họ nói gì. Chợ phiên nhóm rất sớm.
Chúng tôi vội vàng ăn sáng rồi kéo nhau ra khu chợ, nằm không xa trước nhà trọ. Tôi có cảm giác lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên tôi đến một buổi chợ phiên của người sắc tộc. Đã vậy vợ chồng cháu Thùy Dương cứ theo hỏi tôi điều này điều nọ. Khi đang cố giải thích về nguồn gốc người Thượng, chúng tôi đến một quày gà. Những con gà tre nhỏ xíu được nhốt trong mấy cái lồng đan bằng tre. Tôi ngồi xuống lựa hai con gà béo nhất, bảo người chủ bắt hộ hai con gà này ra khỏi lồng. Người chủ là anh đàn ông người Thượng vừa đen vừa ốm, nói tiếng Việt chưa sõi...Khi Anh xăn tay áo lên và thò tay vào lồng gà, tôi bỗng giật mình khi phát hiện vết sẹo trên cánh tay trái. Vết sẹo có hình dáng đầu một con cọp. Tôi nhớ tới Cao Nguyên, đứa con trai ba tuổi, bị thương trong trận pháo kích của VC vào trại gia binh ở Biển Hồ. Vết thương trên cánh tay cháu sau khi chữa lành cũng để lại một vết sẹo có hình ảnh đầu một con cọp. Biểu tượng binh chủng BĐQ mà chồng tôi luôn mang trên vai áo.
Tôi biến sắc, nắm chặt cánh tay anh người Thượng và nhìn vào mặt anh ta. Cũng hai con mắt khá to, cũng cái sống mũi cao, nhưng khuôn mặt cháy nắng, mái tóc mầu nâu sậm như mầu đất đỏ Pleiku. Không có nét đẹp của Cao Nguyên ngày trước. Anh người Thượng ngượng ngùng, cúi mặt xuống, khựng lại. Nhưng tôi chợt nhớ ra trên vành tai của Cao Nguyên có một lỗ tai nhỏ, giống như ba của nó, tôi cúi xuống để nhìn kỹ vào tai anh người thượng. Tôi bàng hoàng khi nhận ra hai cái lỗ tai nhỏ trên hai vành tai. Bất giác, tôi ôm chầm lấy anh và nước mắt trào ra. Nhưng anh bán gà đẩy mạnh tôi ra và nói một tràng tiếng Thượng. Vợ chồng cháu Thùy Dương ngơ ngác nhìn tôi, không biết xảy ra điều gì. Nghĩ tới chị giúp việc ngày trước có thể xác nhận cùng tôi đôi điều kỳ lạ, tôi báo cháu Thùy Dương đi gọi chị từ gian hàng hoa lan phía trước. Tôi kéo chị ra xa và nói vào tai chị:
- Chị nhìn kỹ anh người Thượng này xem có giống ai không?
Sau một lúc nhìn không chớp mắt, mặt chị biến sắc, rồi không trả lời tôi mà thì thầm một mình:
- Thằng Nguyên? Chả lẽ là thằng cu Nguyên?
Rồi chị nhìn thẳng vào mặt anh ta hỏi:
- Mày có phải là thằng Nguyên, Lê Cao Nguyên không?
Anh người Thượng lắc đầu.
- Tao là thằng Ksor Tlang.
Tôi mua hết những lồng gà hôm ấy và đưa cho anh một nắm tiền. Sau khi đếm xong anh trả lại cho tôi hơn một nửa, rồi buột miệng:
- Mày bắt cái con gà nhiều tiền qúa!
Tôi mất hết bình tĩnh, bảo vợ chồng chị giúp việc đứng giữ anh ta, rồi chạy vào phòng trọ tìm bà chủ nhà. Tôi kể rất vắn tắt những gì đã xảy ra. Có lẽ bà ta là người có tai mắt ờ đây, nhưng là một người tốt bụng, nhấc điện thoại gọi công an. Chưa đầy ba phút hai gã công an chạy tới bằng xe gắn máy, một Kinh một Thượng, cúi đầu chào bà chủ. Chưa kịp nói gì, bà chủ kéo tay hai gã công an ra chợ. Vừa đi bà vừa giải thích. Đến nơi, gã công an nói một tràng tiếng Thượng. Tôi không hiểu gì nhưng thấy anh bán gà gân cổ cãi lại. Cuối cùng hai người công an kéo anh đi, mặc dù anh cố tình chống lại. Chúng tôi đi theo phía sau trở về
phòng trọ.
Qua trung gian của bà chủ nhà trọ, tôi nhờ gã công an giúp tôi, dịch lại các điều trao đổi giữa tôi và anh bán gà, và cố gắng bằng mọi cách tìm ra tông tích của anh ta. Tôi nhét vào tay bà chủ nhà trọ hai tờ giấy bạc 100 đô la.
- Em có cha mẹ không? Tên ông bà là gì?
- Tôi có cha mẹ. Cha tôi tên Ksor H'lum, mẹ tôi tên H'Nu
- Có anh em không?
- Không.
- Anh có nhớ ngày sinh không?
- Không.
(Gã công an nhìn sang tôi, bảo là sẽ đi tìm khai sinh sau)
- Anh có nhớ lúc còn nhỏ, khi ba, bốn tuổi anh ở đâu không?
- Không! Thì chắc tôi ở với cha mẹ tôi mà.
- Cái sẹo trên cánh tay trái, anh biết vì sao mà có cái sẹo này không?
(Gã công an bảo anh xăn tay áo lên và chỉ vào vết sẹo)
- Không! Chắc là bị cành cây đâm trúng.
Tôi thở ra thất vọng. Nhưng vừa chợt nghĩ ra điều gì, tôi lại hỏi:
- Cha mẹ anh đang ở đâu?
- Buôn Ban Ma Dek.
(Gã công an nhìn tôi, bảo buôn Ban Ma Dek cách đây hơn 10 cây số)
- Anh ở chung với cha mẹ anh?
- Không, ở bên cạnh, với vợ và hai đứa con.
- Đã có vợ con rồi à! Tôi buột miệng.
Tôi đề nghị hai gã công an cùng đi với chúng tôi và anh bán gà về buôn Ban Ma Dek. Sau khi hỏi nhỏ bà chủ nhà trọ, hai gã công an gật đầu. Nhưng bảo chúng tôi phải thuê xe ôm, vì về buôn Ban Ma Dek chỉ có đường rừng, xe ô tô không chạy được. Bà chủ nhà trọ gọi giùm chúng tôi bảy cái xe ôm.
Cha mẹ của anh bán gà đã khá gìa, trước đây chỉ sống lẻ loi trong núi nên không nói được tiếng Việt. Chúng tôi lại trao đổi qua sự thông dịch của gã công an người Thượng. Vợ và hai con của Ksor Tlang thấy có nhiều người cũng chạy sang nhìn.
Lúc đầu, ông bà cứ nhất quyết Ksor Tlang là con đẻ của ông bà. Nhưng thấy tôi khóc lóc, năn nỉ và nhờ gã công an gạn hỏi, cuối cùng ông cha mới kể lại sự thực.
- Năm ấy, lâu rồi, sau mấy ngày chiến trận ác liệt, mà vợ chồng tôi phải nằm suốt sau tảng đá to trước nhà để tránh đạn. Bỗng một buổi chiều có người lính mặc áo rằn ri, bị thương nặng lắm, nhưng cố lết vào dưới căn nhà sàn của tôi rồi gục chết, trên lưng có mang một đứa bé. Nó là thằng Ksor Tlang bây giờ.
- Rồi xác của người lính đó ở đâu? Tôi hỏi.
Ông chỉ tay ra rừng cây phía trước:
- Tôi đã chôn ông ta dưới gốc cây ấy, rồi rào lại, sợ thú rừng bới lên ăn thịt.
Chúng tôi theo sau hai người công an dìu ông gìa đi về phía khu rừng.
Tôi khóc ngất khi nhìn thấy ngôi mộ lè tè nằm dưới tàng cây, được rào lại bằng những que gỗ nhỏ. Vợ chồng cháu Thùy Dương cũng qùy xuống ôm vai tôi mà khóc. Tôi ngước lên dáo dác tìm Ksor Tlang, thằng Cao Nguyên, đứa con trai duy nhất của vợ chồng tôi. Nó đang đứng bất động, hai tay đang nắm chặt hai đứa con đang trần truồng, đen đúa. Tôi chạy lại ôm hai đứa nhỏ vào lòng, nhưng cả hai đứa trố mắt nhìn tôi dửng dưng, xa lạ.
Tôi khóc lóc, năn nỉ lắm, ông gìa mới cùng vợ chồng và hai đứa con thằng Ksor Tlang về nhà trọ với tôi. Nhờ bà chủ thuê một cậu học trò thông dịch. Suốt một đêm, tôi, cháu Thùy Dương và vợ chồng chị vú giúp việc ngày xưa, giải thích, khóc hết nước mắt, xin vợ chồng Ksor Tlang và hai đứa con theo chúng tôi về Nha Trang ở với ông bà ngoại, rồi tôi sẽ tìm cách đưa sang Na Uy. Cả hai ông bà gìa, nếu muốn, chúng tôi sẽ mua nhà cửa ở Nha Trang và chu cấp cho ông bà sống gần Ksor Tlang. Nhưng cả Ksor Tlang và ông gìa một mực chối từ, bảo là họ không thể nào bỏ bản mà đi. Núi rừng mãi mãi là nhà của họ. Họ không thể nào sống xa rừng cũng như loài cá không thể nào sống mà không có nước.
Dự trù lên đây ba ngày. Vậy mà chúng tôi đã ở lại đây hơn hai tuần rồi. Ban đầu tôi tính xin phép cha mẹ nuôi của Ksor Tlang cho tôi cải táng phần mộ của chồng tôi, mang về an táng ở nghĩa trang gia tộc ở Nha Trang, nhưng rồi tôi đã đổi ý. Bởi anh phải nằm ở đây, bên cạnh đứa con trai và hai đứa cháu nội của anh, mặc dù bây giờ tất cả đã trở thành người Thượng và chắc không biết gì về anh. Và chắc có lẽ anh cũng muốn nằm lại với bao đồng đội, một thời cùng anh vào sinh ra tử, mà linh hồn chắc đang còn phảng phất quanh đây. Tôi mướn thợ xây lại ngôi mộ. Trên tấm bia không có hình chân dung của anh, mà có tấm ảnh anh chụp chung với tôi và hai cháu Cao Nguyên và Thùy Dương trong ngày sinh nhật bốn tuổi của Cao Nguyên, chỉ hơn một tháng trước ngày anh mất. Tấm ảnh này lúc nào tôi cũng mang theo.
Tôi cũng không thể bắt Cao Nguyên và vợ con phải rời khỏi núi rừng, nơi đã cưu mang nó. Có lẽ cái tên Cao Nguyên mà ngày xưa chồng tôi đề nghị đặt cho nó đã vận vào cuộc đời của nó. Điều làm tôi đau đớn hơn là tôi chẳng làm được điều gì cho đứa con trai ruột thịt máu mủ của mình, ngoài việc nhờ bà chủ nhà trọ thuê người dựng cho vợ chồng nó và ông bà cha mẹ nuôi một ngôi nhà sàn chắc chắn và rộng rãi hơn, sắm cho vợ chồng nó và hai đứa con một số quần áo mới. Nhưng phải năn nỉ khóc lóc mãi nó mới chịu nhận, cùng số tiền 200 đô la. Bằng đúng số tiền mà tôi trả công cho hai gã công an!
Ngày cuối cùng, chúng tôi ở lại với với vợ chồng Cao Nguyên trên ngôi nhà sàn mới. Buổi chiều tôi bảo Cao Nguyên và vợ con nó, thay quần áo mới, cùng với tôi và vợ chồng Thùy Dương ra thắp hương trước mộ ba nó. Nó qùy bên cạnh tôi, cúi đầu nói điều gì lầm thầm trong miệng và khi ngước lên, đôi mắt đỏ hoe. Suốt đêm hôm ấy, tôi ngồi khóc một mình. Tôi nghĩ tình mẫu tử thật thiêng liêng, nhưng có lẽ ông trời đã phạt tôi. Tôi sinh ra Cao Nguyên, nhưng không bảo vệ được con mình, để mất nó trong núi rừng này từ ngày nó mới lên bốn tuổi.
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh Lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa, mà tất cả đều mang hình dáng của những bộ xương người nối tiếp nhau, trùng điệp. Tai tôi nghe trăm ngàn tiếng khóc quyện vào trong gió. Không biết đó là tiếng khóc của người hay tiếng khóc của cây?
Phạm Tín An Ninh
(Phỏng theo lời kể của một người vợ lính BĐQ)
Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè - Như Quỳnh
Click Vào Đây - Nhạc phẩm Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè/Ca sĩ - Như Quỳnh
Subscribe to:
Posts (Atom)