Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Thursday, January 31, 2013

Viếng mộ Tướng KQ Nguyễn Huy Ánh - Chị Bảy

 
Tướng Nguyễn Huy Ánh Tư Lệnh Sư Đoàn 4 KQ Cần Thơ.

Không Quân Lê Phước Khương là bồ tèo của tôi từ 1964, lúc hai đứa tôi ở Phi Đoàn 114 thuộc Không Đoàn 62 Biên Trấn Pleiku. Rồi 1975 Khương bị kẹt lại và bị tù cả chục năm. Ra tù nhờ có quới nhơn phù hộ, Khương làm ăn khá nên Khương không đi Mỹ diện HO.

Cứ mỗi năm Tết đến, Khương lên nghĩa trang quân đội Biên Hoà ngày xưa để viếng mộ Tướng KQ Nguyễn Huy Ánh, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 4 KQ Cần Thơ. Năm nay tôi có duyên bao xe bốn chổ để cùng Khương viếng mộ Tướng Ánh.

Tư Lệnh Không Đoàn 62 Biên Trấn Pleiku là Trung Tá Trần Văn Minh. Năm 1965, Không Đoàn 62 Biên Trấn được dời từ Pleiku về Nha trang và đổi tên thành Không Đoàn 62 Chiến Thuật, lúc bây giờ Trung Tá Minh rời Không Đoàn 62 để về Cần Thơ coi Không Đoàn 74 Chiến Thuật, Trung Tá Nguyễn Huy Ánh thay thế Trung Tá Minh coi Không Đoàn 62 Chiến Thuật.

Tôi có vài kỹ niệm với Trung Tá Ánh. Trung Tá Ánh Tư Lệnh Không Đoàn 62 Chiến Thuật ở trên lầu biệt thự 50 Duy Tân Nha Trang. Tôi may mắn có được một phòng riêng tư dưới đất ngay dưới phòng Trung Tá Ánh. Tôi thường nghe tiếng đàn Piano từ trên lầu mà bà Ánh đàn tẳng tẳng mỗi đêm. Nhưng tôi về Nha Trang không lâu thì Mùa Thu 1965 tôi rời Phi Đoàn 114 để đi Mỹ học lái máy bay khu trục A1. Từ đó tôi không gặp lại ông Ánh.

Tướng Ánh là vị chỉ huy gương mẫu của Không Quân VNCH. Nói tới Tướng Ánh, hầu như người KQ nào cũng quý mến và kính phục. Ông liêm khiết và chỉ huy tài ba, nhưng tiếc quá, ông vắn số.
 
Nghĩa trang quân đội Biên Hoà ngày xưa. Ngày xưa trên đường xa lộ từ Sàigòn đi Biên Hoà, chưa tới ngã ba Vũng Tàu, nếu nhìn bên trái thì sẽ thấy Nghĩa Trang Quân Đội VNCH. Ngoài cổng nghĩa trang nầy, có một tượng lính to lớn đội nón sắt ôm súng ngồi chống cằm trầm tư gác nghĩa trang. Rồi có huyền thoại, tượng lính gác nầy, đêm đêm di chuyển qua lại, làm người đi đường sợ thất kinh! Sau 1975 tượng lính gác nầy bị đập phá! 

Gần đây có nguồn tin Nghĩa Trang Quân Đội VNCH, không còn nữa. Thật ra, ngày xưa trước cổng nghĩa trang nầy có miếng đất trống khá lớn nằm giữa nghĩa trang và xa lộ. Sau nầy miếng đất trống trước nghĩa trang bị xâm chiếm để xây cất, nên đi trên xa lộ không thể nhìn thấy nghĩa trang được, do đó có sự hiểu lầm nghĩa trang không còn nữa.

Cách vào Nghĩa Trang Quân Đội VNCH. Đi trên xa lộ Sàigòn - Biên Hoà, đến ngã ba Vũng Tàu thì quay lại trên xa lộ, đi hướng về Sàigòn, vừa qua khỏi ngã ba Tân Vạn, thì để ý bên phải có đường rẽ vào nghĩa trang. Dừng lại ngã rẽ nầy hỏi thăm để tìm lối vào nghĩa trang, vì đường vào nghĩa trang không dễ tìm. Bên trong nghĩa trang thì còn nguyên, thênh thang mồ mã, tương đối sạch sẽ.

Mộ Tướng KQ Nguyễn Huy Ánh. Ngày xưa mộ Tướng Ánh có mái che bằng sắt. Sau 1975 mái che nầy bị cắt để ăn cắp sắt. Hai chân cột sắt của mái che bị cắt và còn đó.

Khi tôi và Khương đang lên nhang đèn để cúng Tướng Ánh, thì có hai người đàn ông và một người đàn bà mang chổi đến mộ Tướng Ánh. Tôi tưởng họ là người nhà của Tướng Ánh, nhưng không phải, họ là những người chuyên đánh hơi mỗi lần có ai đến thăm mộ, mang chổi đến tự xưng là người chăm lo mồ mã, mà thật ra họ chờ để lấy bánh trái được cúng trên mộ. Những người nầy cho chúng tôi biết Bà Ánh mất rồi, chỉ có thỉnh thoảng con gái Tướng Ánh ở nước ngoài về thăm mộ Ba. tth 
 
KQ Lê Phước Khương đang cúng Tướng Ánh.
 
KQ63D Huỳnh Thông Thái đang cúng Tướng Ánh.
 
 
Mộ bia Tướng Ánh.
Hoa quả Lê Phước Khương mua cúng Tướng Ánh.
 
   

Wednesday, January 30, 2013

Dáng Em Lụa Là - Ngọc Anh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Dáng Em Lụa Là/Ca sĩ Ngọc Anh

Tuesday, January 29, 2013

Một bài học vô giá - Chị Bảy

 
Với tuổi thất thập mà tôi vẫn chưa thoả mãn về sự cư xữ ở đời của tôi và có lẽ tôi sẽ phải tiếp tục học hỏi thêm cho tới chết. Trong chuyến về Đàlạt ăn cưới cháu bà xả tôi vừa rồi, tôi may mắn học thêm một bài học vô giá.
 
Trên chuyến xe giường nằm của Phương Trang từ ĐàLạt về Sàigòn, tôi nằm giường số 12A từng dưới, bên trái giường tôi là một cô gái tuổi dưới 50 nằm giường số 11A, bên trái giường cô gái là một Thầy Chùa nằm giường số 10A. Cô gái ăn nói rất nhõ nhẹ và tôi không nghe rỏ cô nói cái gì, nhưng ông Thầy thì oang oang giảng dạy cho cô gái làm đầu óc tôi căng thẳng rất khó chịu!
 
Trời! Tôi đang buồn, cần yên lặng để thư giản tâm hồn, nhưng hôm nay gặp cảnh giảng dạy không đúng chổ của ông Thầy Chùa trong suốt chuyến xe 9 tiếng nầy thì làm sao tôi sống nỗi! Tôi thấy phía trước, giường số 4A còn trống, tôi kêu anh lơ xe để xin đổi lên lên giường số 4A để tìm sự yên lặng, nhưng xui cho tôi, vừa đúng lúc xe dừng ở Di Linh thì có người đã mua giường số 4A.
 
Tôi thầm trách cô gái, tại sao bắt chuyện với ông Thầy chi vậy, để cho náo động trên xe như vầy. Đầu óc tôi căng thẳng và tôi định lên tiếng nhưng tôi nhớ tới "Bữa Cơm Của Khỗng Tữ" (ai muốn đọc Bữa Cơm Của Khỗng Tữ thì click vào đây) nên tôi dằn lòng. Khỗng Tữ đã dạy tôi rằng, muốn phán quyết một vấn đề gì, phải là người trong cuộc mới hiểu tường tận được, chớ mắt thấy tai nghe chưa đủ.
 
Nhờ nhớ tới "Bữa Cơm Của Khỗng Tữ" mà tôi chịu đựng cho đến khi xe qua Bão Lộc và vừa ăn trưa xong. Rồi ông Thầy Chùa ăn no mệt lăn ra ngũ, còn cô gái nằm mở mắt trầm tư một hồi rồi cô quay mặt qua phía tôi bắt chuyện với tôi:

- Chú đi một mình?

Cô hỏi làm tôi giật mình! Tôi mới thầm trách cô bắt chuyện với ông Thầy, để ông Thầy làm náo động trên xe, bây giờ cô lại bắt chuyện với tôi, mọi người trên xe sẽ nhìn tôi với cặp mắt gì đây? 

Tuy nhiên tôi xoay mặt phía cô gái và tôi nói rất nhõ vừa đủ cho cô nghe thôi. Tôi tò mò muốn theo lời dạy của Khỗng Tữ để nghe tiếng nói của người trong cuộc. Tôi trã lời:

- Vâng tôi đi một mình!
- Con lên chùa ở ĐàLạt, con tính đi tu chú ơi! Con trai của con nó đi tu trước con rồi!
- Gia đình cô có tâm sự gì vậy?
- Con mướn nhà ở Sàigòn để đi làm nuôi con, nhà bị cháy, chủ nhà đưa con ra toà, ông toà bắt con đền cái nhà. Đồ đạc của con trong nhà bị cháy hết, rồi họ lấy hết tiền bạc của con mà vẫn chưa đủ, con còn nợ họ nhiều lắm.
- Nhà cháy có thể do chạm điện, cái đó đâu phải lổi của cô mà là lổi của chủ nhà mới đúng!
- Con đâu có tiền mướn luật sư. Ông toà nói sao thì con phải chịu thôi!

Nghe chuyện của cô gái, lòng tôi rã rời. Tôi nhìn kỹ gương mặt cô gái, cô trông hiền và chất phác. Trời! Cô trong hoàn cảnh đau thương quá. May quá, suýt chút nữa tôi hồ đồ lên tiếng trách cô, tạo thêm cho cô sự đau lòng, thì tôi mang thêm cái nghiệp ác đến cỡ nào!

Cô gái đã vô tình giúp tôi một bài học vô giá. Tôi đang có ý định ra Nha Trang mướn nhà, vì tôi có người bạn Không Quân cùng khoá ở Mỹ về và đang ở Nha Trang. Qua kinh nghiệm của cô gái, nếu tôi mướn nhà ở ViệtNam, tôi sẽ viết thêm câu trong hợp đồng rằng, nếu nhà cháy với bất cứ lý do gì, tôi là người mướn nhà sẽ không chịu trách nhiệm. Nếu người chủ không cho tôi viết câu nầy thì tôi không mướn nhà nữa mà tôi sẽ ở hotel. Những người có nhà ở ViệtNam cho mướn là những người có tiền. Đồng  tiền là sức mạnh tối hậu ở ViệtNam. Người mướn nhà ở ViệtNam, khi làm hợp đồng mướn nhà thì nên mướn luật sư làm hợp đồng cho rỏ ràng, để thủ thân! Từ ngày tôi đọc "Bữa Cơm Của Khỗng Tữ", tôi hết sức dè dặt khi phán quyết một việc gì, nhờ vậy mà hôm nay tôi học được một bài học vô giá, rất cần thiết cho tôi khi mướn nhà ở ViệtNam.

Cô gái xuống xe ở Thũ Đức để đón xe bus đi về Hóc Môn. Tôi chào cô từ giả, và lòng tôi nao nao buồn vì tôi không giúp cô được gì hết! Nhưng tôi cũng tự an ũi vì ít ra tôi chưa hồ đồ tạo cho cô thêm buồn phiền. tth  

Monday, January 28, 2013

Em Không Buồn Nữa Chị Ơi - Như Quỳnh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Em Không Buồn Nữa Chị Ơi/Ca sĩ Như Quỳnh

Friday, January 25, 2013

Về ĐàLạt ăn đám cưới cháu bà xả - Chị Bảy

 
Tôi về Sàigòn đã hơn một tháng, nhưng tôi chưa liên lạc được với gia đình bà xả tôi ở ĐàLạt, vì tôi đổi điện thoại nên tôi mất hết số điện thoại ở ĐàLạt. Rồi tôi đi tour vùng Tây Bắc Việt Nam. Tôi dự trù mua tour đi Miến Điện, nhưng anh chị Phát bồ tèo của tôi về từ Mỹ không đi Miến Điện được vì chị Phát bị té trong nhà tắm gãy tay và đang băng bột.

Không đi Miến Điện được trước Tết cũng là cái may cho tôi. Vì khi tôi email về Mỹ để hỏi em gái bà xả số điện thoại ở ĐàLạt, thì tôi được biết gia đình ở ĐàLạt đang tìm cách liên lạc với tôi, vì em trai út của bà xả cưới dâu và cậu mong gặp tôi để mời đám cưới. Thật là hên cho tôi, vì nếu tôi đi tour mà không dự đám cưới thì tôi không giống ai hết!   

Tôi về ĐàLạt trước đám cưới một ngày. Tôi không đi ĐàLạt bằng máy bay được vì hảng du lịch Sàigòn Tourist lấy passport của tôi gởi ra toà đại sứ Miến Điện ở Hà Nội để làm visa cho tôi đi Miến Điện vào ngày mùng một Tết. Tôi đi tour đúng ngày mùng một Tết, vì nhà hàng ở Sàigòn đóng cửa mấy ngày Tết, tôi sợ bị đói. Tôi đi DàLạt bằng xe giường nằm của hảng Phương Trang. Tôi rất thích đi xe giường nằm, vì tôi nằm trong một hộc riêng tư không đụng chạm với ai và tôi có thể nằm dài duỗi thẳng chân rất thoải mái. Tôi sợ nhất đi xe ghế ngồi, vì chân tôi dài, nếu người ngồi ghế phía trước kéo ghế ngã ra phía sau thì đầu gối tôi bị ghế đè! 

Xe Phương Trang có tổ chức rất hay. Từ cách đặt vé xe, chỉ cần gọi điện thoại và chọn giờ đi, rồi họ cho khách biết số của giường nằm. Khách chỉ đưa số điện thoại và không phải trả tiền trước. Đến ngày giờ xe chạy, khách chỉ cần đến trước 15 phút, trả tiền và đưa số điện thoại là họ phát vé với số giường đã đặt trước. Đường Sàigòn ĐàLạt, Phương Trang có những trạm xăng ở Thủ Đức, Dầu Giây, Lâm Đồng và chổ ăn trưa gần đèo Bão Lộc. Những trạm nầy có nhà vệ sinh hiện đại và sạch sẽ.

Năm nay về ViệtNam tôi thấy vui vui vì tôi nhận thấy nhà vệ sịnh ở ViệtNam có tiến bộ quá sức. Có những nhà vệ sinh tôi bước vô sạch trơn, không có tí mùi hôi như bên Mỹ, làm tôi ngạc nhiên. Những bồn tiểu nam thì cao lớn bằng men trắng như bên Mỹ. Người ngoại quốc họ đánh giá một nhà hàng, một dân tộc qua nhà vệ sinh. Bên Mỹ, nhà hàng mà không giử nổi nhà vệ sinh sạch sẽ, thì đừng mong khách Mỹ trở lại ăn, và chính tôi cũng vậy, cho dù họ nấu ngon cách mấy. tth  

Trạm dừng xe của Phương Trang ở Madaguoi gần đèo Bão Lộc.
Nơi đây có quán cơm trưa rất sạch. 
 
Quán cơm trưa của Phương Trang ở Madaguoi, tổ chức rất hay.
Khách tới coi menu trên vách rồi mua thức ăn. Họ đưa khách phiếu ăn đã trả tiền. Khách đưa phiếu ăn cho bồi bàn, họ sẽ mang thức ăn tới. Cách tổ chức nầy rất minh bạch về tiền bạc, sẽ không có tính tiền thêm bớt được. Và hảng sẽ không bị thất thoát vì người làm không ăn gian được. 
 
Quán cơm Phương Trang ở Madaguoi rất sạch.
 
Lên ĐàLạt tôi ở nhà của ông anh bà xả. Ngay sáng hôm sau tôi đi chợ ĐàLạt tìm mua trái Hồng Mềm về cúng bà xả, bà xả rất thích ăn Hồng mềm, nhưng chợ không có Hồng mềm vì hết mùa Hồng. Tôi mua trái Măng Cụt và Mãng Cầu dai về cúng bà xả.


Bàn thờ bà xả với trái Măng Cụt và Mãng Cầu tôi mới mua.
  
Mâm quả đi rước dâu được đưa lên bàn thờ trình diện ông bà trước khi đi.
Bàn thờ bà xả tôi bên mặt.
 
 
Chú rể và rể phụ chuẩn bị đi rước dâu.
 
 
Ra xe đi rước dâu.
 
Chú rể chơi kiểu, đi rước dâu bằng xe jeep lùn của Mỹ ngày xưa.
 
 Vô nhà gái.
 
Anh Nghĩa của bà xả trình lễ vật với nhà gái.
 
Anh Nghĩa bác nhà trai, cùng lên đèn với bác của nhà gái.
 
Dâu rể lễ gia tiên bên nhà gái.
 
Dâu rể đeo nhẫn cưới.
 
Mẹ ruột bên mặt, mẹ chồng đeo nữ trang cho cô dâu.
 
Chú rể tặng hoa.
 
Ở ViệtNam đám cưới có tục lệ cho vàng để làm của.
Trong phút chốc, cô dâu trở nên "nặng ký", toàn vàng y 24K. 
 
Bàn tay cô dâu đầy vàng, nặng quá chú rể phải đở phụ.
 
Tôi đang cho đại diện nhà gái biết rằng, anh là bác rể của nhà gái, còn tôi là bác rể của nhà trai!
 
Chuẩn bị hồi quả để rút lui đưa dâu về nhà trai. 
 
Mẹ chồng rước dâu về nhà trai.
Mẹ chồng nầy cũng ghê lắm! Nhắc khéo với cô dâu rằng, bàn tay tôi đưa cô về đây, thì cô dưới quyền sanh sát của bàn tay nầy, liệu mà làm dâu cho ngoan đấy nhé. Đó là chuyện của mẹ chồng.
 
Còn đây là chuyện của nàng dâu! Người VN có phong tục, khi nàng dâu mới về nhà chồng, việc đầu tiên của nàng dâu phải làm là, thừa lúc chồng sơ ý, leo lên ngồi trên đầu giường chổ chồng nằm, để nhắc khéo chồng rằng tôi đã ngồi trên đầu trên cổ anh đấy, liệu mà can ngăn mẹ anh đừng hành hạ tôi!
 
Thật là "võ quít dầy, móng tay nhọn"!
 
Anh Nghĩa lễ gia tiên bên nhà trai.
 
Anh Nghĩa cúng bàn thờ Ba Mạ, anh Dĩnh và bà xả tôi. 
 
 Cha mẹ chú rể lễ gia tiên.
 
Dâu rể lễ gia tiên bên chồng.
 
Sau khi nhà gái ra về. Uyên em chú rể qua nhà hàng bên kia đường, bưng cơm về cho gia đình ăn trưa. 
 
Tiệc ở nhà hàng.
 
Ngày hôm sau đám cưới, Chị Bảy ngồi solo ở nhà hàng Thuỹ Tạ ở bờ hồ, mặc sức nhớ thương vợ!
 
 Chú rể và cô dâu khoản đải cơm tối để tiển đưa họ hàng.
 Click vào hình để xem hình lớn.
 

Thursday, January 24, 2013

Biết Nói Gì Đây - Hạ Vy


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Biết Nói Gì Đây/Ca sĩ Hạ Vy

Wednesday, January 23, 2013

Hai Đứa Giận Nhau - Mai Thiên Vân, Trường Vũ


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Hai Đứa Giận Nhau/Ca sĩ Mai Thiên Vân, Trường Vũ

Friday, January 18, 2013

Nụ Tầm Xuâh - Vũ Khanh, Thanh Lan


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Nụ Tầm Xuân/Ca sĩ Vũ Khanh, Thanh Lan

Wednesday, January 16, 2013

THÂN PHẬN CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN TRONG CUỘC ĐẢO CHÁNH 1-11-1963.


THÂN PHẬN CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN

TRONG CUỘC ĐẢO CHÁNH 1-11-1963.


Từ đơn vị tác chiến ( tiểu đòan 41 BĐQ), Tôi được lệnh về làm Sĩ quan Tuỳ Viên cho Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà Đại Tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu .

Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của Đại Tướng, mới đầu tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp dỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20//TVBQGĐL, và sự cởi mở của ông bà Đại Tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút.

Những ngày đầu về ở trong dinh của Đại Tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v...

Ông bảo tôi: thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng, ngoài giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả, nếu có vi tuớng tá nào muốn gẵp tôi ngoài giờ làm việc, mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định có tiếp họ hay không, dặc biệt chú phải quan sát, xem vĩ tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không, trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt

Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp, không cần phải hỏi tôi trước, hai vi đó là trung tướng Trần văn Đôn và trung tướng Tôn thất Đính, mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa? Tôi trả lời “da chỉ biết qua hình ảnh trên báo chí”. Ông bảo cũng tót, vậy thi ráng nhận diện nếu hai vị đó tới. Xong ông nhìn tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do mà hai ông cựu tướng này được đại tướng ưu ái như vậy, ông nói thêm chú muốn biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú nghe vì mai là chúa nhật có nhiều giờ rảnh hơn”

Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể:

“Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày Lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng thiếu tướng Khiêm mơi vào Bộ Tổng Tham Mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ, tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm, đúng 1 giờ 2 qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau, đại tá Lê quang Tung nói lớn: “họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây”, vài phút sau đó có tiếng mở cửa, đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nới với vào: “mời đại tá Lê quang Tung Lưc Lượng Đặc Biệtt và đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp trung tướng Dương văn Minh, vì đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau, khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan khác còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi sĩ quan đócùng tướng ĐÍnh dẫn tôi lên lầu gặp trung tướng Minh .

Tướng Minh nói: Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm “toi” nghĩ sao? Tôi trả lời, chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì. Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chiã vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi. anh ta hỏi tôi “ Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?” Tôi đáp”tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực” thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.

Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh Tổng Thống Ngô đình Diệm. Có người hỏi: còn đại tá Tung đâu? tôi nói bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”.

Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp Trung tướng Minh lần nữa, lần nàyTrung tướng Minh nói với tôi:”có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon thiếu tướng cho “toi” liền. Tôi trả lời rằng chuyện của trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lai “thầy” tôi thì tôi không làm, trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, đại tá Viên là chánh Võ Phòng rồi Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống);

“Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa hết thì chánh văn phòng của thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó.

Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh độ 5,6 ngày sau trung tướng Khiêm “lên trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963” tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy Lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác.

Rồi sau đó không lâu tôi được trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu cuả trung tướng Minh thì Trung tướng Minh bàn với trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của đại tá Lê quang Tung, nhưng trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng trước khi tiên hành cuộc “cách mạng” :anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết đại tá Hồ tấn Quyền, giết đại tá Lê quang Tung, bây giờ anh muốn giết luôn đại tá Viên nũa sao? Hơn nữa dù “lui” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”.

Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là đại úy Pham bá Hoa giữ riêng tôi ơ đó, rồi ông Khiêm bảo:”Ai muốn kêu đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi”

Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó .



Vai trò của Đại tá Cao văn Viên trong cuộc chỉnh lý ngày 30-1 -1964.

Một lần tôi theo Đại Tướng Viên ra Đà Nẵng thăm các đơn vị thuộc Quân Đoàn I, Tối lại, ngủ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng, lúc đó trung tá Lê chí Cường gốc nhẩy dù làm Thị Trưởng.

Đầu hôm thời tiết còn nóng, thầy trò tôi chưa ngủ được nên Đại Tưóng kể chuyện Đảo Chánh, chỉnh lý cho tôi nghe, giờ đây thì chuyện dù đã xa xưa, nhưng thiết tưởng còn nhiều người chưa biết rõ, hoặc biết không chính xác, không đầy đủ, nên tôi mạo muội thuật lại những gì Đại Tướng Viên kể cho tôi nghe với ước mong giúp quí vị độc giả đánh giá được 1 phần sự thực của 1 giai đoạn của Đất Nước.


Nguyên nhân đưa đến cuộc chỉnh lý 30-1-1964

Đại Tướng Viên kể rằng :

“ Trong nội bộ các tướng lãnh: sau ngày Đảo Chánh 1-11-1963 thành công, trong hàng tướng lãnh trụ cột của cuộc đảo chánh có những bất đồng ý kiến về việc thành lập chính phủ mới, về việc sắp xếp nhân sự và quan trọng hơn là sự tranh công tranh quyền giữ các tướng với nhau, cho nên dân tới sự chia rẽ.

Ngoài ra trung tướng Minh ỷ quyền là chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nên tỏ ra độc đoán trong mọi quyết định.

“ Chẳng hạn như ông Minh muốn đưa ông Nguyễn ngọc Thơ nguyên Phó Tổng Thống của ông Ngô Đình Diệm ra làm thủ tướng, nhìều tướng lãnh không đồng ý, vì cho rằng nguyên Phó Tổng Thống của chính phủ vừa bị lật đổ ra làm thủ tướng của chính phủ mới thì thật là vô lý, nhưng ông Minh cứ làm theo ý ông.

“Về phía Tòa Đại Sứ Mỹ thì ông Đăi Sứ đề nghị với ông Minh nên cử ông Trần quốc Bửu Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công ra lập chính phủ với lý do ông Bửu có nhiều uy tín trong giới bình dân

và hiện trong tay ông Bửu có hơn 20 ngàn doàn viên của Tổng Liên Đoàn Lao dộng là lực lượng hùng hậu sẽ hỗ trợ cho chính phủ, ông Dương văn Minh chẳng những không nghe mà còn ra lệnh cho thìếu tướng Đỗ Mậu bắt giam ông Trần quốc Bửu với lý do rất mơ hồ.

Thêm nữa, ông Minh lại gọi 2 người đã rời khỏi quân đội hồi năm 1955 đang lưu vong bên Pháp( vì chống ông Ngô đình Diệm) trở về hợp tác, đó là thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và đại tá Trần đình Lan(phòng2) trong quân đội Liên Hiệp Pháp; đìều này có vài tướng trẻ mới được thăng cấp như thếu tưóng Nguyễn hữu Có, Đỗ Mậu, thiếu tương Dương ngọc Lắm, trung tướng Trần thiện Khiêm đều không đồng ý, bởi các vị này cho rằng ông Nguyễn v Vỹ và ông Lan đã lỗi thời và đã rời khỏi quân đội lâu rồi, không còn thích hợp với quân đội hiện giờ nữa, các ông Khiêm, Có, Lắm cho ràng, hiện nay trong quân đội có nhiều cấp tá trẻ có nhiều năng lực và được đào tạo chánh quy, cứ mạnh dạn giao việc cho họ, chứ cần gì phải gọi 2 người đó về hợp tác.

Ông Dương văn Minh chẳng thèm nghe mà vẫn cứ hành xử theo ý riêng mình dựa trên tình cảm cá nhân.

“Phần tôi (đại tá Cao văn Viên) thì mỗi ngày trình diện ở Bộ Tổng Tham Mưu, nghe nói ông Minh định cho tôi giải ngũ, nhưng nhờ trung tướng Khiêm tự ý cho tôi trở về nhẩy dù ngày 6-11-1963 mà không hội ý với ông Minh, vì việc này nằm trong thảm quyền của ông Khiêm.

Về sau mới biết, sở dĩ ông Khiêm hành động như vậy vì ngày 5-11-1963, ông Minh nói với ông Khiêm rằng đại tá Nguyễn chánh Thi ở Campuchia sắp về, ông Minh sẽ cho ông Thi chỉ huy lại Lực Lượng Nhẩy Dù, diều này chính ông Khiêm không muốn, nên hành động trước một bước, vì nếu để ông Nguyễn chánh Thi chỉ huy nhẩy dù thì khi ông Khiêm muốn mưu đồ gì cũng không thể xử dụng lực lượng nhẩy dù được vì ông Khiêm với ông Thi không thân nhau, vả lại cũng còn ngờ vực không biết ông Thi còn ôm mối hận ngàỳ 11-11-1960 cách 3 năm trước hay không.

Ngày 8-11-1963 đại tá Nguyễn chánh Thi từ Nam Vang đi đường xe về tới Gò Dầu Hạ, được ông Khiêm cho trực thăng đi đón về Tổng Tham Mưu, sau đó ông Khiêm cử ông Thi làm chủ tịch Ủy Ban Điều Tra tài sản và tội ác của ông Ngô đình Cẩn, thế là ông Thi trở ra miền Trung làm việc.

Từ những việc như vậy đưa đến những xích mích giữa ông Khiêm và ông Minh, rồi một ngày vào hạ tuần thang 12-1963, ông Minh cử ông Khiêm đi công du qua Nhật và Đài Loan, ở nhà ông Minh giao cho Trung tướng Lê văn Kim thay thế trung tướng Khiêm giữ chức vụ Tham Mưư Trưởng Liên Quân( không làm lễ bàn giao), đến khi ông Khiêm trở về thì ông Minh chỉ định ông Khiêm làm tư Lệnh Quân Đoàn III chia bớt nhiệm vụ của trung tướng Đính đang kiêm nhiệm Bô An Ninh.Thời gian này Quân Đoàn ÌÌÌ còn nằm trong trại Lê văn Duyệt Sài Gòn chưa dời lên Biên Hoà). Vậy là ông Khiêm bị hạ tầng công tác nên ông Khiêm trở nên bất mãn.

Nguyên nhân bên ngoài

Ông Dương văn Minh gây cho Đại Sứ Mỹ cú “sốc” đầu tiên là không nghe theo đề nghị của Đại Sứ Mỹ đề cử ông Trần quốc Bửu làm thủ tướng mà ông Bửu còn bị bắt giam với tội danh mơ hồ.

Sau khi đảo chánh thành công, ông Minh thường liên lạc với đại sứ Pháp ờ Sài Gòn, hơn là đại sứ Mỹ, và có vài lần ông Minh mời Đại Sứ Pháp đến dinh “Hoa lan” của ông Minh dùng cơm tối, có sự hiện diện của ông Đôn, ông Kim, ông Xuân ...mà không có sự hìện diện của viên chức Mỹ nào cả. Việc này không qua khỏi cặp mắt “cú vọ” của cơ quan CIA ở Sài Gòn khiến họ đâm ra hoài nghi. Ngoài ra mỗi khi có việc phải giao tiếp với viên chức của toà đại sứ Mỹ và Bộ Tư Lệnh M.A.C.V, các ông Minh, Đôn, Xuân, Kim ...chỉ nói toàn tiếng Pháp mà không nói 1 câu tiếng Anh nào, điều này cũng gây khó chịu và tự ái đối với các viên chức Mỹ không ít, và họ nghĩ là các tướng có khuynh hướng thân Pháp.

Tổng hợp những chuyện kể trên đưa đến cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964.


Chỉnh lý ngày 30-1-1964


Chiều ngày 29-1-1964 tướng Khiêm mời tướng Khánh ở Đà Nẵng về Sài Gòn, nói có chuyện cần bàn với tướng Khánh, rồi tướng Khiêm gặp tôi (Đại tá Viên) chỉ thị cho tôi chuẩn bị lực lượng nhẩy dù đi bắt 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính,Vỹ và người thứ 6 là thìếu tá Nhung(người đã giết ông Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu), thiếu tá Nhung đang ở trong nhà trung tướng Dương văn Minh.

Tôi đề nghị với trung tướng Khiêm nên giao người khác đi bắt ông Đôn và ông Đính, chứ tôi rất khó xử nếu phải đi bắt 2 người mà cách đâỷ 3 tháng đã là ân nhân cứu tử tôi. Trung tướng Khiêm thấy đề nghị của tôi hợp lý nên giao cho tiểu đoan 2 TQLC lúc đó do thiếu tá Cổ tấn tinh Châu làm TĐT đi bắt tướng Đôn và tướng Đính.

Lệnh tổng quát của trung tướng Khiêm cho 2 tôi và thiếu tá Châu là không được liên lạc hoặc tiếp xúc với bắt cứ ai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thời gian này tất cả mọi đơn vị muốn vào lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô phải có lệnh của Tư Lệnh QĐ111, và riêng TĐ2/TQLC vì đang đóng quân bên ngoài lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô nên tr/t Khiêm ký sự vụ lệnh giao cho 1 đại úy thuộc QĐIII đem đến cho TĐT/TĐ2/TQLC để di chuyển tiểu đoàn vào BKTĐ mà không bị ngăn cản.

Tr/t Khiêm ra lệnh cho thiếu tá Phạm bá Hoa chuẩn bị 1 xe dodge truyền tin để theo dõi việc đi bắt5 ông tướng mà chính t/t Hoa phải trực máy truyền tin.

Giờ xuất phát đi bắt là 23 giờ và các đường giây điện thoại ở nhà 5 ông tướng đã bị ông Khiêm cho lệnh cắt đứt hết rồi, không liên lạc được với ai cả.

Đúng 23 giờ tôi được lẹnh xuất phát để bắt 3 ông tướng : Mai hữu Xuân, Lê văn Kim và Nguyễn văn Vỹ, rồi sau cùng đến bắt th/t Nguyễn văn Nhung tại nhà của ông Dương văn Minh.

Tiểu đoàn 2/TQLC được giao nhiệm vụ đi bắt 2 ông tướng Tôn thất Đính và Trần văn Đôn , cả 2 đơn vị xuất phá cùng một lúc.

Đến khoảng 2 giờ sáng 5 vị tướng : Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vô Bộ Tổng Tham Mưu, riêng th/t Nhung thì tôi đưa về trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của lữ đoàn nhẩy dù.

Trung tướng Nguyễn Khánh ở Đà Nẵng được trung tướng Khiêm mời về Sài Gòn từ chiều, đang ở nhà chờ, đến bấy giờ mới được tướng Khiêm mời vào BTTM cho biết:”Nhiệm vụ của tôi(tướng Khiêm) tới đây đã xong, phần còn lại tôi giao cho anh(tướng Khánh).chuẩn bị sáng mai anh họp báo.

Tướng Khánh nói:”công của anh thì anh làm luôn đi”. Tướng Khiêm vãn khước từ và gợi ý với tướng Khánh, khi họp báo cứ nói các ông đó cớ ý định “trung lập thân Pháp” nên mình phải ra tay ngăn chặn.

Trung tướng Khánh liền gọi ra Quân Đoàn I Đà Nẵng dặn dò chuyện gì đó, rồi dại tá Thi nghe được lièn bay vô Sài Gòn kịp sáng sớm vào TTM ngồi họp báo chung với tướng Khánh, điều này khiến báo chí và dân chúng tưởng rằng ông Khánh và ông Thi làm cuộc chỉnh lý, chứ không biết rằng trong đêm 1 mình tướng Khiêm đích thân chỉ huy 2 vị sĩ quan cấp tá là tôi và thiếu tá Cổ tấn tinh Châu đi bắt 5 ông tướng và thiếu tá Nhung, xong rồi mới giao cho ông Khánh.

Tóm lại ông Khiêm dọn sẵn “mâm cỗ” cho ông Khánh hưởng.

Hôm saụ 5 vị tướng bị chỉnh lý được phi cơ chở ra Đà Nẵng rồi vài ngày sau lại chở vô quản thúc ở Đà Lạt. Ông Khánh lên làm thủ Tướng từ lúc đó.

Số phận của th/t Nhung

Đại Tướng viên kể lại rằng:

“Khi tới nhà ông Minh để bắt t/t Nhung thì tôi gặp ngay tướng Minh, ông hỏi lệnh của ai biểu bắt,

Tôi(đại tá Viên) trả lời: lệnh của tr/t Trần thiện Khiêm.

Ông Minh hỏi : ông Khiêm hiện giờ ở đâu?

Tôi trả lời: thưa trung tướng tôi không biết.

Ông Minh lại hỏi tiếp:vậy đại tá nhận lệnh của ông Khiêm từ lúc nào? lý do nào bắt cận vệ của tôi.

“Tôi đáp: xin tr/t hỏi ngay tr/t Khiêm, còn tôi chỉ thi hành lệnh. liền đó tướng Minh bốc điện thoại gọi ai đó, nhưng gọi không được, bèn dằn mạnh điện thoại xuống bàn, thấy vậy tôi nói :”điện thoại bị cắt giây rồi, trung tướng không gọi được ai đâu”, tôi chào tr/t Minh rồi dẫn th/t Nhung ra xe đưa về trại Hoàng Hoa Thám.

Tại đây tôi giao th/t Nhung cho sĩ quan an ninh nhẩy dù hỏi cung th/t Nhung, chủ yếu ở điểm: ai ra lệnh giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Nhu? Sĩ quan an ninh nhẩy dù đưa giấy, viết bắt ông ta tư viết lời khai để làm chứng cớ. Sau khi lấy lời khai xong, khuya ngày hôm sau sĩ quan an ninh(cấp bậc trung úy)cho người vô phòng giam bóp cổ Nguyễn Nhung chết rồi lấy giây giầy”saut” của chính ông Nhung thắt vòng treo cổ Nguyễn Nhung lên trần nhà.

Đêm đó tôi về nhà ngủ, sáng sớm hôm sau, sĩ quan trực ở trại Hoàng Hoa Thám đìện thoại báo cáo tôi: th/t Nhung thắt cổ tự tử chết rồi, tôi bảo sĩ quan trực gọi bác sĩ Văn văn Của, lúc ấy là th/t y si trưởng ND ráng cứu chữa ông ta coi có thể sống lại được không? .

Sau đó y sĩ thiếu tá Văn văn Của điện thoại báo tôi: “Thưa đại tá

hết phương cứu chữa rồi và ông Của làm bản báo cáo, y chứng xác nhận, thiếu tá Nhung đã chết do thắt cổ tự tử”. Cuộc điện đàm này tôi có cài máy ghi âm để thủ thân về sau này.

Trong lời tự khai của th/t Nhung, ông ta nói răng ông Dương văn Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Nhu trướckhi đoàn xe về tới Bộ TTM, ngoài ra trên đường di chuyển nếu có sự bất trắc gì xẩy ra thì chỉ nghe theo lệnh của thiếu tướng Mai hữu Xuân mà thôi, khi ông Nhung đâm ông cố vấn Nhu thì bị ông Diệm chống cự quyết liệt nên buộc lòng ông Nhung phải giết luôn ông Diệm

Ngoài ra khi khám tử thi của t/t Nhung, sĩ quan an ninh lấy ra được một mẩu giấy viết sẵn giấu trong quần, định tìm cách gửi về nhà, nhưng chưa gửi được. Nội dung như sau:”Em ơi! Bọn Diệm , Nhu sống lại rồi, chắc anh phải chết, nếu anh có mệnh hệ gì,em phải ráng nuôi các con cho khôn lớn, anh đang bị nhốt trong lữ đoàn nhẩy dù”.

Lời tự khai và cái thơ riêng gửi cho vợ của t/t Nhung được đưa cho trung tương Khánh giữ.

Nhận định riêng của người viết:

Về cái chêt của thiếu tá Nhung,tôi nghĩ rằng vị sĩ quan an ninh nhẩy dù không dám tự ý hành động, mà phải có lệnh của 1 trong 3 vị: tuớng Khánh, tướng Khiêm hoặc đại tá Viên? Nhiều lần tôi muốn hỏi đại tướng Viên nhưng lại rụt rè không giám hỏi vì sợ tướng Viên giận và cho rằng tôi tò mò.,

Theo tôi cuộc chỉnh lỷ 30-1-1964 chắc chắn phải có bàn tay “phù thuỷ” của Mỹ thúc dẩy cho tướng Khiêm thực hiện, mà nguyên nhân chánh là do trung tướng Dương văn Minh làm phật lòng người Mỹ, nhưng ông Minh không bị loại vì lúc bấy giờ dân chúng và khối phật giáo Ấn Quang vẫn còn xem ông Minh như người hùng”cách mạng” nếu loại hẳn ông Minh sợ e có xáo trộn xã hội và sợ thượng toạ Thích trí Quang sách động phật tử “xuống đường”ủng hộ ông Minh . Còn 5 ông tướng bị chỉnh lý vì thân tín với ông Minh nên bị làm vật tế thần, bị chụp lên đầu cái mũ”trung lập thân Pháp”, để chặt hết tay chân của ông Minh, biến ông Minh thành “con cua bị gẫy cang” ngồi đó nhìn ông Khánh tung hoanh


Phụ chú;

Những điều tôi thuật lại cho quý độc giả trên đây là tôi được nghe đại tướng Viên kể lại lúc tôi đang là sĩ quan tùy viên của ông,

Sau này vào tháng 8 năm 2004, tôi từ Cali qua Virginia thăm đại tướng Viên trong 1 nursing home, tình cờ có đại tướng Khiêm tới, ông Viên, ông Khiêm và tôi cùng ngồi nói chuyện chung, đây là dịp may hiếm có, tôi hỏi đại tướng Khiêm vài điều mà tôi ấp ủ từ lâu vì không biết hỏi ai cho chính xác.

Tôi hỏi: thưa đại tướng, em nghe nói ngày đảo chánh 1-11-1963 có 1 người Mỹ ở trong phòng của đại tướng ngay từ giờ phút đầu để theo dõi cuộc đảo chánh, em muốn biết lời đồn đó co đúng không?

Đại tướng Khiêm nói: lời đồn đó đúng, người Mỹ đó là trung tá Conein, ông ta ở trong 1 phòng nhỏ sát phòng làm việc của tôi sau tấm vách ngăn mà không hề bước qua phòng tôi trong thời gian tiến hành đảo chánh.

Tôi cho chú biết thêm, ông Conein này là 1 sĩ quan trưởng của 1 toán tình báo Mỹ đã từnf nhẩy dù xuống vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc, Việt Nam năm1945 để giúp Hồ chí Minh đánh Nhật, ông ta là người biết nhiều về Hồ chí Minh và mặt trận Viễt Minh.

Tôi hỏi tiếp : thưa đại tướng, em được biết, sau khi đại tướng làm cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964 thiếu tá Nhung đã khai, ông Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Diệm, ông Nhu , lời khai đó chan thật không? Liệu sau lưng ông Minh có 1 thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh làm chuyện đó không?

Đại tướng Khiêm trả lới: chú nghe kỹ tôi nói đây:”trước ngày đảo chánh (1-11-1963) tôi đưa ra 1 điều kiện tiên quyết với ông Minh, liên quan đến Tổng Thống Diệm như sau : phải bảo đam sinh mạng Tổng Thống Diệm và để T/T Diệm bình an xuất ngoại. Ong Minh và ông Kim đều đồng ý, sở dĩ có ông Kim vì mới đầu ông Kim có 1 nhóm riêng cũng âm mưu đảo chánh, về sau 2 nhóm mới kết hợp lại.

Khi biết ông Diệm , ông Nhu bị giết, lúc ấy tôi mới biết luôn đại tá Quyền, đại tá Tung và em của đại tá Tung là Lê quang Triệu cũng bị giết, còn ông này(ông Khiêm vừa nói vừa nhìn qua ôngViên) cũng bị còng tay, may mà ông Đính thấy kip chứ không thì cũng theo Hồ tấn Quyền và Lê quang Tung rồi(ông Viên và ông Khiêm cùng cười).

Ông Khiêm nói tiếp: tôi ở văn phòng của tôi trên lầu còn ông Minh, ông Kim, ông Đôn ngồi ở phòng của đại tướng Tỵ, lúc đó đại tướng Tỵ đang dưỡng bệnh, nên ông Đôn làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Họ hành động lến lút, giấu không cho tôi biết rồi họ quyết định với nhau tôi có hay biết gì đâu.

Chú nghĩ coi: ông Diệm đã gọi đìện thoại bảo cho xe đến đón ông về TTM, như vậy nghĩa là ông đã đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng. Ông Minh, ông Kim độc ác quá! Cho nên tôi bất mãn với 2 ông ấy từ lúc đó.

Còn chú hỏi liệu có thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh giết ông Diệm, tôi cho chú biết thêm chi tiết này, khi ông Conein ở trong phòng nhỏ bước ra phòng tôi trung tướng Minh cho ông ta biết ông Diệm và ông Nhu chết rồi, ông Conein tỏ ra tức giận không nói với ông Minh một lời,ông quay trở vào phòng và thốt lên một câu:”Do a terrible thing”rôì một lúc sau ông Coneil bỏ ra về. Thế đó chú tự suy nghĩ”

Tôi cám ơn đại tướng Khìêm, rồi chúng tôi tiếp tục nói chuyện linh tinh khác suốt cả buổi sáng hôm đó.

Thân phận của một Quốc Gia nhược tiểu là như vậy.


Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng kim Thu

Monday, January 14, 2013

Riêng Một Góc Trời - Hồ Hoàng Yến, Lê Anh Quân


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Riêng Một Góc Trời/Ca sĩ Hồ Hoàng Yến, Lê Anh Quân

Sunday, January 13, 2013

Gặp lại Thầy D sau 50 năm - Chị Bảy


Tuần rồi ở vườn Tao Đàn, sau khi chơi tennis, tôi đang ngồi nhậu với anh em tennis, thì tình cờ có một chị tên Lang ở Paris đến ngồi bàn đấu láo với chúng tôi. Có người giới thiệu với chị Lang, tôi là phi công ngày xưa, rồi chị Lang hỏi tôi có biết phi công Mạc Đình Tấn không? Tôi giật mình, vì Mạc Đình Tấn là người tôi và Thầy D Hiền Điên đang tìm lâu nay. Tôi cho chị Lang biết Tấn là người tôi đang tìm. Chị Lang là bà con với bà xả trước của Tấn. Chị Lang cho tôi số điện thoại của Tấn. Tấn đang ở Sàigòn. Tôi mừng quá sức.   

Mạc Đình Tấn cùng khoá Không Quân với tôi. Năm 1963 tôi và Tấn gia nhập Không Quân VNCH. Vì chiến trường VN đang lan rộng, Không Quân đang tuyển mộ phi công ồ ạt, nên quân trường KQ Nha Trang không đủ chổ cho khoá tôi 105 Sinh Viên Sĩ Quan. Khoá tôi là khoá đầu tiên được học cơ bản quân sự và được gắn Alpha ở Huỳnh Hữu Bạc Tân Sơn Nhất, rồi sau đó chúng tôi được đưa ra quân trường KQ Nha Trang. Tôi và Tấn có quá nhiều kỷ niệm đẹp, nhất là lúc ở Huỳnh Hữu Bạc.

Từ quân trưòng KQ Nha Trang, chúng tôi tuần tự được chọn đi học bay, rồi chúng tôi tốt nghiệp phi công và được đưa về phi đoàn chiến đấu, mỗi đứa mỗi nơi, và tôi chưa bao giờ gặp lại Tấn cho đến hôm nay. 

Tôi gặp lại Thầy D Mạc Đình Tấn sau nửa thế kỷ. Tôi điện thoại cho Tấn và Tấn đến hotel gặp tôi. Trời! Tấn có nét mặt và giọng nói vẫn như xưa.

Sau 1975 Tấn bị kẹt lại. Tấn bị đi tù 6 năm. Ra tù Tấn được người anh bên Pháp bảo trợ và Tấn đi Pháp. Tấn ở Pháp 22 năm và có quốc tịch Pháp. Tấn chia tay với vợ trước ở Pháp, rồi Tấn về Sàigòn gặp người vợ mới nhỏ hơn Tấn hai con giáp. Chị Tấn sau, chưa lập gia đình lần nào và còn nguyên xi (nguyên văn của Tấn), và hai người không có con vì chị cũng gần tuổi 50 rồi!

Tôi đưa Tấn ra nhà hàng nhậu lai rai. Tấn nhậu và chưởi đời với điệu bộ như xưa. Tửu lượng của Tấn coi bộ không thua Hiền Điên. Tấn còn nhớ rỏ nhà của Hiền Điên ở Biên Hoà gần ga xe lửa. Và Tấn chê Hiền Điên không biết nhậu, làm tôi giật mình. Tôi cho Tấn biết, một lần nhậu hai ba chai Remy Martin đối với Hiền Điên bây giờ là chuyện nhỏ. Tấn cười và nói Hiền nhậu sau nầy, chứ ngày xưa nó đâu biết nhậu!

Tấn ngày xưa thuộc hạng lanh trong chuồng D. Trước khi vô Không Quân, Tấn được học bổng đi Đài Loan học về cách làm đường. Về nước, Tấn làm việc cho nhà máy đường, rồi Tấn bị động viên nên Tấn vội gia nhập Không Quân. Vậy là Tấn đã làm ra tiền trước khi vô lính, trong chuồng D chỉ có vài người được như vậy, còn hầu hết là còn mài quần trên ghế nhà trường!

Thái và Mạc Đình Tấn
 
Mạc Đình Tấn, đẹp lão như Tây!
 
Chuyện vui khi tôi gặp chị Lang Paris. Tôi đang ngồi nhậu với anh em tennis, thì chị Lang từ trên trời rớt xuống, nhảy vô bàn chúng tôi ngồi. Chị Lang lanh như chim Cắt, chuyện trên trời dưới đất gì chị cũng biết, chị đấu láo vui lắm. Chị Lang hỏi tôi:

- Ngày xưa anh là phi công, anh có biết anh phi công Hiền Đen không?

Tôi bóp trán suy nghĩ và nói:

- Tôi chưa nghe nói Hiền Đen, nhưng tôi biết phi công Hiền Điên.
- Hiền Đen mà sắp tổ chức Hội Ngộ ở Orange County và anh ấy có rủ tôi về dự vào đầu tháng July 2013.

Tôi như bị điện giật, nhảy phóc lên đập vai chị Lang và kêu trời:

- Trời ơi! Hiền Điên mà chị nói Hiền Đen làm tôi đang cắn lưỡi đây nè!
- Ờ! Chắc tôi nghe lộn!
- Chị lộn cũng phải vì nó đánh tennis đen thui!

Nghe chị Lang nói làm tôi chợt nhớ, chắc là chị Lang mới quen Hiền Điên. Có thể lắm! Hiền Điên gặp chị Lang rồi rượu vô, muốn lén phén gì đây nên nó mời chị Lang về dự Hội Ngộ để chấm mút! Có thể lắm Quý Thầy D ơi! Hiền Điên nầy ghê lắm!

Thái và Luân
Trước khi gặp Tấn, tôi có đi nhậu với Thầy D Phạm Đăng Luân ở Sàigòn.

Tin vui: Tấn và Luân có thể về Hội Ngộ 2013. Và đây là số đt của Tấn ở VN:
0835161564. tth

Friday, January 11, 2013

Nhớ Huế - Như Quỳnh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Nhớ Huế/Ca sĩ Như Quỳnh

Thursday, January 10, 2013

Ai là thân nhân của Thiếu Tá phi công Tạ Tấn Thành?


Thầy D Nguyễn Tái Hiệp vừa forward cho tôi một email, trong đó có tin về phần mộ của Th/Tá phi công Tạ Tấn Thành. Tôi post tin nầy lên đây với lời cầu nguyện Chư Phật gia hộ cho gia đình anh Tạ Tấn Thành được tin nầy để hài cốt và vong linh anh sớm đoàn tụ với gia đình. tth

Sau đây là tin về phần mộ anh Thành:

NHẮN TIN

Thanh Phuong Vu* Ho Ton


Một số anh em tại VN biết mộ phần của Thiếu tá Tạ Tấn Thành bị rớt máy bay tại sông La Ngà, ranh giới Phương Lâm và Đức Linh. Trong khoảng tháng 02 năm 1974, số anh em này có phát hiện môt máy bay A37 hay khu trục cơ ( vì họ chưa đi lính nên không rành ) rơi tại địa điểm trên. Cho đến năm 1975 sau 30/4 mới tìm ra xác máy bay, lúc đó đã phát hiện phi cơ cắm đầu xiên xuống đất khoảng 2m, khi anh em vào cabin thì phát hiện bộ xương của phi công (không đầy đủ do thú rừng tha mất một phần) tìm thấy một căn cước quân nhân có tên Thiếu tá Tạ Tấn Thành (không nhớ số quân) địa chỉ ở quận 6 Sài Gòn. Anh em đã gom nhặt số hài cốt còn lại và đem chôn cất tử tế cho đến nay. Đã cử người về tại quận 6 cũ để tìm thân nhân nhưng không gặp, chắc có lẽ đã đi nơi khác. Sau nhiều lần tìm kiếm nhưng không thành, nay nhân tiện vào trang web Tìm bạn-Thân nhân thì nhắn tin cầu may, đồng thời cũng nhờ BQT thông báo rộng rải để thân nhân của Th/tá Thành sớm dời hài cốt về với gia đình. Kính chào.(Phi lợi nhuận) Hoàng Giáp mobilphone: (084)0977062277 hoặc (084)0938518248 Email: hoanggiap54@gmail.com. Bình thuận, Việt Nam.

Wednesday, January 9, 2013

LK Đà Lạt Hoàng Hôn, Má Hồng Đà Lạt - Hạ Vy


Click Vào Đây - Liên khúc Lạt Hoàng Hôn, Má Hồng Đà Lạt/Ca sĩ Hạ Vy

Friday, January 4, 2013

Thuyền Xa Bến Đổ - Như Quỳnh


Click Vào Đây - Nhạc phẩm Thuyền Xa Bến Đổ/Ca sĩ Như Quỳnh

Wednesday, January 2, 2013

Tết Tây ở Sàigòn - Chị Bảy

 
Anh Thành Việt Kiều về từ Cali, mà tôi quen biết trong sân tennis ở Tao Đàn, có cho tôi biết New Year Eve ở Sàigòn có count down ở đường Nguyễn Huệ như Times Square ở New York.

New Year Eve Count Down ở đường Nguyễn Huệ Sàigòn. Trên đường Nguyễn Huệ góc Mạc Thị Bưởi, trước hotel Palace, mỗi năm được dựng lên một quả cầu và có sân khấu trên cao, bao quanh bởi ánh sáng laser và nhạc nước. Nơi đây mỗi năm dân Sàigòn tụ tập để count down đón mừng năm mới như ở Times Square New York. Tôi tò mò muốn xem New Year Eve Count Down ở Sàigòn. 

Quả cầu New Year Eve Count Down trên đường Nguyễn Huệ Sàigòn. 
 
Lần dầu tiên tôi dự New Year Eve Count Down ở Sàigòn và tôi sợ thất kinh. Chiều Dec 31, 2012 có người bạn mời tôi đi coi văn nghệ tất niên của một cơ quan ở Sàigòn. Xem văn nghệ chưa xong thì tôi về sớm, lúc bây giờ khoảng 9 giờ đêm, tôi gọi xe ôm để ra Nguyễn Huệ xem New Year Eve Count Đown.

Tôi bị kẹt cứng giữa đường Pasteur và Nguyễn Huệ. Ông xe ôm len lỏi cố đưa tôi vô đường Nguyễn Huệ, nhưng đến đường Pasteur thì xe ôm vô phương chạy vô thêm nữa. Tôi xuống xe ôm và đi bộ trên đường Pasteur hướng về chợ củ Sàigòn, qua khỏi đường Lê Lợi và chổ bán nước mía Pasteur ngày xưa, rồi tôi rẽ tay trái tìm cách vô Nguyễn Huệ. Trời! Tôi đi bộ mà tôi bị kẹt cứng khúc đường nầy. Người người sát nhau, chen lấn xô đẩy. Tôi sợ thất kinh và tìm cách đi lui ra vì tôi nhớ đến Hội Chợ Thị Nghè ngày xưa.  

Hội Chợ Thị Nghè ngày xưa. Ngày xưa Hội Chợ Thị Nghè, người như nêm đi trên cầu Thị Nghè, chen lấn xô đẩy rồi hốt hoảng nhẩy xuống cầu, người chết vì bị đạp trên cầu và người chết dưới sông, vô số kể.

Bị kẹt cứng, tôi sợ quá tìm cách đi thối lui ra khỏi đám đông. Ra khỏi đám đông, tôi đi trên đường Pasteur lần về chợ củ Sàigòn, rồi tôi bọc lên Nguyễn Huệ. Tôi lần theo Nguyễn Huệ và tôi vô được hotel Palace.

Người đông nghẹt chờ New Year Eve Count Down.

Tôi bước vô hotel Palace dễ dàng. Tôi bước vô hotel Palace, họ tưởng tôi ở trong hotel nên không ai cản tôi. Tôi bước vô tháng máy của hotel, có cô VN điều khiển thang máy và tôi nói tiếng Anh với cô nầy. Tôi hỏi tầng lầu số mấy thì có bao lơn để tôi có thể nhìn ra ngoài. Cô nói tầng lầu 16, nhưng thang máy chỉ lên đến tầng 14 rồi tôi phải đi bộ lên tầng 16. Tôi bảo cô bấm nút cho tôi lên tầng 14. Lên đến tầng 14, tôi đi bộ lên tầng 16 thì có người chận tôi lại và hỏi bằng tiếng Việt, tôi có đặt bàn chưa. Tôi nói chưa, và họ cho tôi biết hết bàn rồi! Trời! Giá tiền 1 triệu 400 ngàn (70USD) cho một người để lên ăn trên tầng 16 để có thể nhìn ra ngoài, vậy mà không còn chổ ngồi!

Tôi rời hotel Palace. Hết cách để nhìn ra ngoài từ hotel Palace, tôi rời hotel và chen lấn đi lang thang trên đường Mạc Thị Bưởi.

Như có đấng linh thiên phù hộ tôi. Vừa ra khỏi hotel Palace, tôi chen lấn lang thang trên đường Mạc Thị Bưởi, thì tôi thấy anh chị Thành. Trời! Cái gì vậy? Chính anh Thành là người cho tôi biết về vụ New Year Eve Count Down nầy, rồi giờ đây đấng linh thiên cho tôi gặp anh. Anh chị Thành đang ngồi bên ngoài phía trước của một nhà hàng, mà anh chị phải đến từ 7 giờ chiều để giành bàn. Ngồi cùng bàn với anh chị Thành, có anh chị Cường cũng dân tennis và cũng Việt Kiều về từ Cali. Thế là tôi tấp vô ngồi cùng bàn với anh chị Thành và anh chị Cường, khoẻ re, như có đấng linh thiên phù hộ tôi!

Từ trái: Cường, Thành, Thái đang ngồi trước nhà hàng ở đường Mạc Thị Bưởi, gần chổ count down.

Count down vừa xong, mọi người hát "Happy New Year" theo với ca sĩ, và tôi lật đật ra về. Trên đường Mạc Thị Bưởi tôi đi hướng về bến Bạch Đằng để tránh xa đường Nguyễn Huệ, nhưng tôi đi trật hướng, bến Bạch Đằng đang bị nghẹt cứng vì mọi người cố dồn ra để xem pháo bông trên sông Sàigòn! Tôi đổi hướng và đi trên đường Hai Bà Trưng, nhắm hướng đường Lê Thánh Tôn. Tôi chen lấn gần nữa giờ, tôi mới lên tới đường Lê Thánh Tôn chổ Toà Đô Chính ngày xưa, tại đây tôi nhảy lên xe ôm về hotel, lòng tôi nhẹ nhõm.

Nhận xét chung chung về New Year Eve Count Down ở Sàigòn. Người tham dự New Year Eve Count Down hầu hết là giới trẻ, và tôi thấy rải rác có người ngoại quốc da trắng, và Ấn Độ. Điều mà tôi thấy khác xa với ngày xưa thời trai trẻ của tôi, là các cô gái trẻ VN ngày nay, tay cầm lon bia và nhãy múa không thua con trai! Nhưng họ vui đùa trong tư cách và lịch sự.

Người Việt Nam mình bắt chước lẹ lắm! Người Việt Nam lanh lẹ và bắt chước không thua ai, nhất là vấn đề ăn chơi. Nhìn cách ăn chơi của giới trẻ Sàigòn, tôi thấy họ không thua giới trẻ bên Mỹ.

Tuổi thất thập của Thầy D. Có lẽ đây là lần đầu cũng là lần cuối, tôi dự New Year Eve Count Down cho dù ở Mỹ hay ở Sàigòn, vì tuổi thất thập mà nhập bọn trẻ, trông không giống ai! Cái khổ của Thầy D là, tuổi thất thập mà cứ tưởng mình còn trai trẻ tuổi 35! tth