Ngày Jan 11, 2010 tôi post bài viết "Một kinh nghiệm cuối đời của chị Bảy", nói về di chúc mà tôi đang làm cho chính tôi.
Có vài người điện thoại hỏi tôi và đề nghị tôi nên post lên blog nầy những gì tôi nghe thấy và đọc, vì biết đâu có người chưa biết và cần biết, để khỏi phải trả giá quá đắt sau nầy.
Tôi xin nói rỏ, đây chỉ là kinh nghiệm tai nghe mắt thấy của chính bản thân tôi, và những gì tôi tìm hiểu qua internet. Những gì tôi viết ra đây là chuyện đã xảy ra có thật, và tôi "link" những gì tôi tìm đọc trong internet, rồi ai thấy cần biết thì click vào link mà tự tìm hiểu. Tôi sẽ miễn bàn thêm vì sự hiểu biết về luật pháp Mỹ của tôi rất là phôi thai!
Có nên làm di chúc? Xin quý vị đọc câu chuyện sau đây có thật tại San Antonio rồi quý vị tự trã lời câu hỏi ấy:
"Một người bạn trẻ thân với tôi ở San Antonio kể rằng, bà chị vợ của anh có $300,000 tiền mặt trong bank account, account nầy có cả tên chị và tên chồng. Chị vợ không có làm di chúc và qua đời đột ngột. Số tiền $300,000 đó đương nhiên ông chồng toàn quyền xữ dụng, vì trong bank account có tên ông chồng. Gia đình không thấy rắc rối gì hết! Nhưng rồi thình lình ông chồng ngã ra chết! Mấy đứa con của anh chị đã trên 21 tuổi, nên mấy đứa con không có quyền lấy số tiền $300,000.00 đó vì không có di chúc. Gia đình mướn luật sư kéo dài khá lâu, luật sư ăn gần hết số tiền đó! nhưng chưa ngã ngũ. Tôi chỉ nghe tới đó, tôi chưa gặp anh bạn lại nên chưa biết đoạn kết."
*****************
*****************
Đây là những gì tôi làm cho chính tôi. Tôi làm tất cả 5 loại di chúc, với số tiền tôi trả theo thứ tự như sau:
1. Last Will And Testament $250 - Di chúc chỉ định người thừa hưởng về tài sãn.
2. Statutory Durable Power Of Attorney $50 - Di chúc uỹ quyền người điều hành tài sãn.
3. Power Of Attorney For Health Care $20 - Di chúc cho phép người toàn quyền quyết định chọn nhà thương, bác sĩ, chọn cách điều trị, chọn thuốc men, chọn viện dưỡng lão....hospice!
4. Directive To Physician And Family $20 - Di chúc cho phép rút máy, không muốn thở bằng máy, không muốn ăn bằng ống.
5. Declaration Of Guardian In The Event Of Later Incapacity - Di chúc nầy chỉ định người coi sóc khi mình cần. Di chúc nầy tương tự như Power Of Attorney, nhưng theo luật sư thì có những nơi không chấp nhận Power Of Attorney mà chỉ chấp nhận di chúc nầy.
Có mấy loại di chúc về tài sãn?
Theo tôi biết có hai loại di chúc về tài sãn:
1. Will - Di chúc nầy, ví dụ khi vợ mất thì chồng phải mướn luật sư ra toà "probate" để toà chỉ định người điều hành tài sãn. Trường hơp của tôi vì di chúc của bà xả giao cho tôi 100% nên ông toà chỉ định tôi điều hành tài sản, và tôi toàn quyền xữ dụng.
Dù rằng tôi toàn quyền xữ dụng tất cả tài sãn của tôi, nhưng theo luật của "probate" tôi phải kê khai tất cả tài sản, gồm nhà cửa, xe hơi, tất cả bank accounts....., cho luật sư, để luật sư đăng ký lên toà án. Điều nầy làm tôi hết sức bực mình khó chịu. Có thể căn cứ vào tài sản nầy, luật sư sẽ tính thêm tiền mà luật cho phép để tôi phải trả cho họ nữa chăng?
Quý vị click vào "probate" dưới đây, quý vị sẽ thấy có những khoảng tiền mà quý vị không phải trả tiền "fee" cho luật sư như tiền IRA, tiền "life insurance"......tất cả đều có kê khai trong đó, xin vào đó mà đọc.
Trường hợp của tôi, tất cả tiền bạc trong nhà banks, tôi chuyển qua tên một mình tôi dễ dàng, không trỡ ngại, tôi chỉ kẹt cái nhà và cái xe. Nếu không kẹt cái nhà và cái xe thì tôi khỏi phải ra toà "probate", tốn kém và làm tôi nhức đầu khó chịu.
Về cái nhà tôi có gọi "title company" hỏi, nếu tôi đem giấy khai tử của bà xả tới, và lấy tên bà xả tôi ra khỏi "title" của nhà có được không? Họ trã lời tôi không lấy tên bà xả ra được bằng cách ấy, mà phải qua luật sư tức là phải qua "probate". Câu trã lời của "title company" làm tôi hết tức giận, vì lâu nay tôi tưởng luật sư bài ra "probate" để ăn tiền.
Trường hợp của tôi, di chúc của tôi rất đơn giản, chồng chết thì vợ hưởng 100%, vợ chết thì chồng hưởng 100%, vợ chồng chết hết thì chia đều cho con, nên tôi thấy "probate" không cần thiết, mà chỉ có tốn kém thêm.
Đối với người Mỹ thì rườm rà hơn, vợ không hưởng 100%, mà họ chia cho con, cho cháu...,vì vậy toà "probate" bảo vệ quyền lợi của con cháu nầy.
Nói luật pháp, tôi nhớ tới VN, cha mẹ ít khi làm di chúc vì làm di chúc như là trù ẽo chết sớm nên cử! và VN đâu có toà "probate", cha mẹ qua đời, ông anh cả vớt hết, mấy đứa em há mồm chờ sung rụng!
Nhận xét chung của tôi, luật pháp của Mỹ rỏ như ban ngày, vì đã là luật thì ai cũng phải đi qua con đường ấy, không có ngoại lệ. Luật nầy bảo vệ cho những người thừa hưởng trong di chúc. Nghĩ cho kỹ thì tôi cũng thấy cái hay của toà "probate", tuy rằng có tốn kém, nhưng tốn kém nầy có lý do chánh đáng, vì họ bảo vệ quyền lợi cho con cháu mình như ý mình muốn trong di chúc thì mình phải trã tiền cho họ sống!
Click Vào Đây - Để biết thêm về "probate" và tiền luật sư cho "probate".
2. Living Trust - Di chúc nầy khỏi phải ra toà "probate", nhưng di chúc nầy làm tốn tiền nhiều và khi đã làm xong muốn thêm bớt tài sãn rất khó khăn và tốn kém. Khi di chúc đã làm xong, những tài sãn mới nếu không bỏ vô Living Trust thì những tài sãn nầy phải ra toà "probate" như Will.
Click Vào Đây - Để so sánh giữa Will và Living Trust
Kết luận: Để đơn giản hoá vấn đề như tôi đã làm. Tôi đến gặp luật sư chuyên làm wills. Tôi hỏi luật sư rằng, có bao nhiêu wills mà ông thấy tôi cần phải làm. Thế là tôi theo lời khuyên của luật sư, thế thôi.
tth
tth
No comments:
Post a Comment