Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Wednesday, June 2, 2010

Duyên Số - Chị Bảy

Duyên Số
     Chị Bảy






     Năm 1963 chiến trường ViệtNam bắt đầu lan rộng. Đễ cho đủ quân số cung cấp cho chiến trường, Mỹ bắt đầu huấn luyện quân sự tại ViệtNam, và Không Quân, Hãi Quân, Bộ Binh bắt đầu thâu nhận ào ạt. Tháng Bãy Năm 1963 tôi âm thầm gia nhập Không Quân, ngày tôi lên đường nhập ngũ tôi mới thông báo cho Ba Má tôi biết, Ba Má tôi bật ngửa lo sợ nhưng chuyện đã rồi.

     Vì Không Quân đang bành trướng quá nhanh, nên Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang không đủ chổ cho khoá tôi, Khoá 63D của tôi là khoá đầu tiên được học căn bản quân sự ở trại Sĩ Quan độc thân Huỳnh hữu Bạc Tân Sơn Nhất.

     Sĩ Quan cán bộ chỉ định tôi làm sinh viên cán bộ Trung Đội Trưỡng, và Trung Đội của tôi có trên 20 người. Tôi dưới quyền chỉ huy của một Thiếu Uý Tiễu Đoàn Trưỡng, một Thượng Sĩ và một Trung Sĩ. Ngoài nhiệm vụ tập họp anh em, tôi chưa bao giờ xử dụng quyền Trung Đội Trưỡng để phạt ai, vì đó là bản tính hề hà bình dị của tôi.

     Ở trại Huỳnh hữu Bạc lúc chúng tôi chưa được gắn Alpha, cuối tuần chúng tôi không được đi phố, họ cho thân nhân vô thăm, và tiếp tân ở câu lạc bộ Sĩ Quan Huỳnh hữu Bạc. Mỗi lần thân nhân vào thăm vui như hội. Tôi chưa có người yêu, nên mỗi lần thân nhân vào thăm lòng tôi cảm thấy trống rổng thiếu thốn, thỉnh thoảng tôi lướt mắt ngắm người đẹp qua lại như nêm, có người đẹp mặc quần trắng mỏng “đít có gân” làm lòng tôi xốn xang. Tôi mang “cà rốt” hai vạch đỏ ở hai bâu áo, đó là dấu hiệu của sinh viên cán bộ Trung Đội Trưỡng. Tôi cố tình vươn vai cho mấy cô thấy hai vạch đỏ ở hai bâu áo, rồi tôi làm mặt nghiêm nện gót giày đi qua lại như đang chỉ huy, tôi cảm thấy le lắm.

     Rồi một buổi trưa Thứ Bãy thân nhân vào thăm đông chen chút, Thượng Sĩ cho người báo muốn gặp tôi gấp, gặp tôi Thượng Sĩ hỏi:

- Anh là Trung Đội Trưỡng, trong trung đội anh có người dẫn bồ vô cầu tiêu, anh có biết không?
- Cầu tiêu là chổ riêng tư, làm sao tôi biết được!

Thượng Sĩ làm thinh hết giận, rồi tôi vuốt Thượng Sĩ để tìm thủ phạm, biết được thủ phạm, tôi kêu anh trình diện, và tôi hỏi tội:

- Anh dẫn bồ vô cầu tiêu phải không?
- Phải.
- Sĩ Quan cán bộ biết rồi, anh có biết không?
- Không.
- Tại sao anh liều mạng vậy? Anh có thể bị đuổi khỏi quân trường về việc ấy.

Anh năn nỉ:

- Chịu không nổi Trung Đội Trưỡng ơi!

Tôi nhớ tới những cái “đít có gân” nên tôi thông cảm anh ngay. Tôi làm mặt nghiêm nhưng tôi nói với tính cách tình bạn:

- Mầy phải cẩn thận, ráng chờ thêm vài tuần nữa, gắn Alpha xong họ cho xuất trại lúc ấy tha hồ!

Anh nhe răng cười cám ơn.

     Chúng tôi học căn bản quân sự không lâu thì được gắn Alpha và được phép xuất trại vào mỗi cuối tuần. Mỗi cuối tuần như đàn ông vỡ tổ, chúng tôi tràn ra cổng đi chợ Sàigòn dập dìu trên phố. Có một cuối tuần tôi về nhà thăm Ba Má tôi, gặp tôi Má tôi vui lắm, với gương mặt đầy nghiêm trọng Má tôi bảo tôi ngồi cạnh bà, bà đưa tôi miếng giấy và nói:

- Đây là địa chỉ bà bạn của Má, Má muốn con lên nhà nầy ngay, để coi mắt con gái của bạn Má, cô ấy dễ thương lắm, lớn rồi, lo vợ đi con!

     Trời! mới vô lính, chết sống chưa biết ra sao, tôi không hề nghĩ tới vợ con. Nhưng thấy Má tôi có vẽ nghiêm trọng quá, chắc là Má tôi có nói trước với bà bạn rồi, tôi nghĩ tôi phải đi coi mắt cho Má tôi vui và khỏi mất mặt với bạn. Tôi nói:

- Dạ con đi ngay.

     Tôi lái xe gắn máy đến nhà bà bạn Má tôi. Tôi mặc quân phục Không Quân, theo địa chỉ tôi đến một biệt thự rộng lớn gần đường Trương Minh Giãng. Tôi bấm chuông, và một cô người làm ra mở cổng mời tôi vô nhà, rồi bà bạn của Má tôi bước ra, bà nhận ra tôi ngay, chắc là Má tôi và bà có bàn tính trước rồi. Bà nói:

- Ngồi đi con, Má con khoẻ không?
- Dạ thưa Bác, Má con khoẻ.

     Tôi thấy cửa phòng phía trong nhúc nhít, he hé mở, vài cô gái lén nhìn qua khe cửa, xem dung nhan tôi! Rồi một cô bưng nước ra, cô để ly nước xuống bàn mời tôi uống, và e lệ bỏ chạy vô phòng. Lần đầu tiên tôi đi coi mắt vợ, tôi thấy lạ lạ vui vui, trông cô gái có gương mặt mủm mỉm dễ thương, thân hình cao ráo nhưng tròn vo. Tôi nghĩ miên man, thương tiếc con gái nhà giàu ăn cho cố để tròn vo, uổng quá! Tiếng nói của bà mẹ làm tôi thức tỉnh:

- Sau nầy nếu con muốn bay cho Air ViệtNam thì cho bác biết.

     Trời! Vậy là bà chịu tôi rồi, tôi phải ăn nói với Má tôi làm sao đây? Gia đình bà có thế lực rất mạnh thời ông Tổng Thống Diệm. Tôi trả lời :

- Dạ! Con cám ơn Bác.

     Ngồi trò chuyện với bà không lâu, tôi xin phép ra về, và tôi lo tìm cách để trả lời má tôi. Tôi về thẳng nhà để gặp Má tôi. Tôi nghĩ miên man đến cô gái có gương mặt quá dễ thương, nhưng tôi chưa muốn lấy vợ bây giờ! Tôi nhớ đến thân hình tròn vo của cô gái, và tôi mừng thầm, đây là lý do tốt cho tôi để tôi từ chối với Má tôi. Về nhà gặp Má tôi, bà vui ra mặt và hỏi :

- Sao con ? Con nhỏ dễ thương quá phải không?
- Dạ ! Gương mặt nó dễ thương quá.

Nghe tôi khen cô gái có gương mặt dễ thương, Má tôi lật đật xen vào :

- Má nói mà ! Nó dễ thương xứng đôi với con làm sao.

Tôi giật mình, vội vã nói chận Má tôi :

- Nhưng thân hình cô ta tròn vo, con sợ con “rinh nó” không nổi !

Không biết tôi đùa, Má tôi kêu lên :

- Con “rinh nó” chi vậy ? Nó khoẻ mạnh không sợ đau yếu tốt quá có sao đâu.

Tôi tìm cách thối thoát:

- Cuộc đời phi công chết sống không biết lúc nào, lấy vợ sớm, lỡ con có bề gì để người ta ở goá với bầy con, tội quá phải không Má?
- Con chỉ nói tầm bậy.
- Má cho con thời gian suy nghĩ, đừng hứa gì với bà ấy nhe Má. Tới giờ rồi, con phải vô trại ngay. Thưa Má con đi.

     Má tôi ngồi thẫn thờ không vui, chắc Má tôi đoán tôi không chịu. Rồi từ đấy tôi không dám về thăm Má tôi cuối tuần nữa.

************
************

     Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang có chổ trống. Khoá tôi được đưa ra Nha Trang. Ra Nha Trang không lâu thì tôi được chọn đi học bay tại Nha Trang do Mỹ huấn luyện.


     Mùa Xuân Năm 1964 tôi ra trường phi công quan sát và được đưa ra Phi Đoàn, Phi Đoàn của tôi thuộc Không Đoàn 62 Biên Trấn Pleiku. Thành phố Pleiku đi năm phút trở lại chổ củ, có vài tiệm bi da và chỉ thấy lính chơi, Pleiku là thành phố của lính, mùa mưa sình đất đỏ nhầy nhụa, mùa nắng bụi đất đỏ bay mịt mù, về đêm buồn thúi ruột.

     Sáng hôm ấy tôi với Giang bay hành quân gần Qui Nhơn, bay hành quân xong, tôi đáp ở phi trường Qui Nhơn đổ xăng và ra phố ăn trưa. Tôi với Giang bước vô nhà hàng ở đường Gia Long với toàn bộ áo bay vừa hành quân xong. Chúng tôi đang ngồi ăn trong nhà hàng, bất ngờ một cô gái trẻ đẹp bước vô nhà hàng đến hỏi tôi:

- Xin lỗi, anh có biết anh phi công tên Tống không?
- Dạ biết, anh Tống ở Phi Đoàn tôi, cô cần gì?
- Chút nữa anh ghé nhà em, cho em gởi quà cho anh Tống được không?
- Dạ được, ăn cơm xong tôi sẽ ghé nhà cô.

     Cô cho tôi số nhà của cô ở cùng đường Gia Long, rồi cô ra về. Ăn cơm xong tôi với Giang ghé nhà cô. Chúng tôi đến trước cửa nhà cô, thấy cô ngồi chờ sẵn trong nhà, cô mời chúng tôi vô ngồi uống trà, rồi cô tự giới thiệu cô tên Vân, và tôi giới thiệu Giang và tôi. Cô khá đẹp và có sắc diện lanh lợi sành đời.

     Cô Vân nói huyên thuyên đủ thứ chuyện, nhưng tôi không nghe cô Vân nói tới chuyện gởi quà cho anh Tống, tôi bắt đầu nghi ngờ cô Vân, nữ địch vận? Nhưng rồi cô Vân dặn dò tôi: “Chút nữa nếu chị của em ra, chị em có hỏi, anh nói là anh quen em lâu rồi nhe!” Câu nói nầy của cô Vân làm tôi bớt sợ cô là địch vận, tôi nghĩ là cô muốn tán tôi, nên tôi bắt đầu nói chuyện tự nhiên hơn, tôi khoe với cô Vân một cách bâng quơ, rằng tôi sắp đi Đàlạt dưỡng sức hai tuần.

     Cho tới lúc tôi và Giang ra về, tôi cũng chẳng thấy cô Vân gởi quà gì cho anh Tống nên tôi vẫn còn thắc mắc nghi ngờ cô Vân. Trên đường ra phi trường để bay về lại PLeiku, tôi nhớ tới câu chuyện mới đây, về anh Tiễu Đoàn Trưỡng Thuỹ Quân Lục Chiến bị cô gái địch vận rủ ngũ, rồi đêm khuya cô cắt cổ anh ta ở Bồng Sơn phía Bắc Qui Nhơn. Tôi tự nhũ phải hết sức dè dặt với cô Vân.

     Mùa Hè 1964 Không Quân cho tôi đi dưỡng sức ở Đàlạt hai tuần, và tôi ở trong biệt thự Phi Vân của Không Quân, tôi vừa ở Phi Vân được vài ngày. Sáng hôm ấy tôi nằm trong biệt thự Phi Vân chưa thức dậy, anh lính gác đánh thức tôi, và báo có người muốn gặp. Tôi đang bị cảm và buồn ngũ, nên tôi cứ tà tà sửa soạn, tôi xuống phòng khách thì thấy cô Vân đi với hai người bạn đang nóng lòng chờ tôi.

     Nhìn thấy Cô Vân, tôi bị sốc, sự nghi ngờ cô là địch vận lại tăng lên. Tôi vội chào ba người, rồi hai người bạn của cô Vân lịch sự bước ra ngoài, để chúng tôi trò chuyện riêng tư. Cô Vân rủ tôi đi chơi, nhưng tôi than tôi bị bịnh, cô Vân nói:

- Anh bị bịnh, cho em ở lại Phi Vân với anh để em săn sóc cho anh nhe?

     Nghe đề nghị của cô Vân tôi sợ thất kinh, tôi nghĩ cô đúng là địch vận nên cô mưu kế cho tôi vô mê hồn trận rồi cô cắt cổ tôi. Tôi cố hoà hoãn để dò la tông tích của cô, và tôi nói:

- Cám ơn cô. Cô cho tôi địa chỉ, chiều nay tôi sẽ tới thăm cô.

     Cô Vân ra về với hai người bạn, và cô cho tôi địa chỉ ở đường Hoàng Diệu, tôi hứa sẽ đến thăm cô chiều nay. Vì tôi đang lo sợ cô Vân, nên tôi không chú ý nhiều đến hai người bạn của cô, tôi chỉ thấy thoáng qua hai cô nầy có vẽ hiền lành, dễ thương. Rồi chiều hôm ấy tôi đi taxi tới đầu đường Hoàng Diệu, tôi xuống xe taxi đi bộ cho kín đáo, như một nhà mật thám đang theo dõi một nữ điệp viên, tôi dò theo địa chỉ cô Vân đưa. Tôi cũng không quên bỏ khẩu súng 6 ly 35 nhỏ, gói khăn mù xoa dấu trong túi áo sơ mi.

     Tôi đến đúng địa chỉ, rồi tôi đứng trước nhà quan sát chung quanh, sự nghi ngờ “địch vận” của tôi gần như tan biến, đây là một cái biệt thự lầu, khang trang rộng lớn, không thể nào dính dấp đến tổ chức địch vận? Tôi bấm chuông, và cô bạn hồi sáng lên Phi Vân với cô Vân ra mở cửa, cô bạn nhìn tôi cười với nụ cười hiền thục làm sao, rồi cô bạn cuối đầu chào và mời tôi vô.

     “Người đâu mở cửa làm chi,
      Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

     Vô nhà tôi ngồi trò chuyện với cả ba cô, cô Vân giới thiệu tôi cô Lụa, người bạn con ông thầu khoán ở Qui Nhơn, rồi cô Vân giới thiệu tôi cô Yến con ông thầu khoán chủ nhà nầy, cô Yến là người mở cửa lúc nãy, và cô Yến chào tôi với nụ cười hiền thục. Qua câu chuyện tôi được biết, ba của cô Lụa và ba của cô Yến là hai ông thầu khoán bạn thân với nhau, vì cô Yến đang học Quốc Gia Sư Phạm Qui Nhơn, nhân dịp cô Yến về Đàlạt nghĩ hè, cô Lụa theo cô Yến lên Đàlạt chơi. Cô Vân và cô Lụa là hai người là bạn ở Qui Nhơn. Cô Vân biết tôi đang dưỡng sức ở Đalạt, nên cô xin cô Yến lên Đàlạt để gặp tôi. Biệt thự Phi Vân của Không Quân ở Đàlạt hầu như ai cũng biết, nên ba cô kiếm tôi không khó.

     Mọi sự nghi ngờ “địch vận” của tôi đã được giải toả, tôi trò chuyện thoải mái, nhưng không lâu thì tôi ra về. Mấy ngày sau đó tôi cũng không tha thiết trở lại gặp ba cô, vì cả ba cô chưa có cô nào gọi là thân tình với tôi. Tôi hết lo âu về cô Vân là địch vận, tôi cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng.

************
************

     Thay vì mỗi sáng bay từ Pleiku lên hành quân quanh Qui Nhơn rồi chiều bay về, Phi Đoàn tôi bắt đầu biệt phái một chiếc máy bay hẳn cho tỉnh Qui Nhơn, dưới quyền xử dụng hành quân của Tỉnh Trưởng. Phi hành đoàn biệt phái gồm có một phi công, một quan sát viên phi hành, một cơ khí viên. Phi hành đoàn được thay đổi mỗi tháng một lần, ở Pleiku buồn thúi ruột, nên tôi tình nguyện đi biệt phái Qui Nhơn dài hạn, ở Qui Nhơn tôi có xe jeep riêng, ngủ ở công quán khang trang sạch sẽ, có người lo cơm nước.

     Đêm Giáng Sinh Năm 1964, cô Vân mời tôi tới nhà ăn “ Réveillon ”. Vì mới quen cô Vân chưa thân tình, tôi cẩn thận mua một bánh “Bûche de Noël” mang tới dự tiệc, trong buổi tiệc có cô Lụa và cô Yến tham dự, ngoài ra còn có anh BS Nguyễn ở Qui Nhơn tham dự. Cô Yến đến hơi trễ, vì cô đi bộ từ trường Sư Phạm ra và bị đứt guốc, lúc cô Yến đến thì tôi đã ngồi vào bàn dài. Không biết vô tình hay cố tình, cô Yến ngồi đối diện với tôi, nhờ vậy tôi có dịp nhìn kỷ cô Yến, cô có một nét hiền thục dễ thương làm sao. Rồi một sự vô tình hay cố tình khác, thỉnh thoảng cô Yến đạp trúng chân tôi, sự việc nầy làm tôi có sự rung động hơi khác thường, thỉnh thoảng ánh mắt tôi và cô Yến chạm vào nhau như có sự hữu tình đang nhen nhúm.

     Tiệc bắt đầu, Bác sĩ Nguyễn lên tiếng, và anh Nguyễn nhận ra tôi là người cùng quê ở Thủ Thừa Long An, anh làm tôi ngạc nhiên. Trời! Ba anh Nguyễn là thầy giáo, bạn chí thân của Ba tôi, mỗi lần nhà tôi có giổ, Ba anh Nguyễn ra nhà tôi ở cả tuần, vì cô Vân nhờ tôi và anh Nguyễn ký giấy bảo lãnh an ninh cho cô làm sở Mỹ, đọc lý lịch của tôi, anh Nguyễn nhận ra tôi.

     Tôi nghĩ định mệnh đã dung rủi cho tôi gặp anh Nguyễn trong bửa cơm nầy. Vì khi anh Nguyễn nói huyên thuyên những kỷ niệm tốt về gia đình tôi, tôi nhận thấy cô Yến chú tâm nghe như muốn tìm hiểu gia đình tôi, thỉnh thoảng cô Yến nhìn tôi với cặp mắt đầy thiện cảm, làm lòng tôi rạo rực như sắp được yêu.

     Buổi tiệc hôm ấy tàn hơi khuya, mọi người cám ơn cô Vân và ra về, vì khuya quá cô Yến không về trường mà ngũ lại nhà cô Lụa.

     Tối hôm ấy tôi thao thức mãi, hình ãnh cô Yến cứ chờn vờn trước mặt tôi, hình như tôi và cô Yến có cảm tình vượt ngoài tình bạn, lòng tôi như rạo rực mong chờ.

***********
***********

     Một sáng Thứ Bãy sau bửa cơm Giáng Sinh ở nhà cô Vân, tôi vào trường Sư Phạm thăm cô Yến. Thấy tôi vào trường thăm, cô Yến vui ra mặt, làm tôi cũng vui theo. Sau đó tôi vào trường thăm cô Yến hầu như mỗi cuối tuần, càng gần cô Yến tôi càng quý mến sự hiền thục của cô, tôi nghĩ cô đúng là mẫu người lý tưởng của tôi.

     Thế rồi một sáng Thứ Bãy tôi mua tặng cô Yến quyển tạp chí Ngày Nay, kèm lá thư tỏ tình của tôi kẹp trong quyển tạp chí.

     Tuần sau tôi vô thăm cô Yến, tôi nhận được hồi âm của nàng với vòng tay mở rộng, chúng tôi thật sự yêu nhau trong kín đáo và quý trọng nhau.

***********
***********

     Năm 1965 Không Quân đang tuyển chọn phi công quan sát, để đưa họ đi Mỹ học lái máy bay khu trục. Nếu tôi quyết định lấy vợ, tôi sẽ không đi học lái máy bay khu trục, vì lái máy bay khu trục nguy hiểm hơn. Tôi sẽ bàn với Yến chuyện lập gia đình và chuyện tôi đi học lái máy bay khu trục.

     Một sáng Thứ Bãy tôi vào trường thăm Yến để bàn chuyện lập gia đình, để tôi quyết định bỏ chuyện ghi tên đi Mỹ học lái máy bay khu trục. Vào trường, tôi nhờ người lên phòng kêu giùm Yến, nhưng Yến không có trong phòng. Tôi vào câu lạc bộ của trường có ý ngồi chờ Yến, tình cờ tôi trông thấy Yến ngồi với người bạn trai ở bàn, hai người đang ngồi im, và Yến hướng mặt về hướng tôi, nhưng cô không nhìn tôi, không biết cô có thấy tôi không, tôi âm thầm rút lui. Ra về tôi nao nao buồn, tôi mới nghĩ tới chuyện lập gia đình, tức thì ý nghĩ đó bị tan ngay, tôi tự an ủi dù sao cũng may là tôi khám phá sớm.

     Thứ Bãy tuần sau, tôi đến trường thăm Yến với quyển tạp chí Ngày Nay mới, kèm lá thư ngắn gọn, với nội dung:

“ Em,

Tuần rồi vô tình anh thấy em trong câu lạc bộ với người bạn trai, anh xin lỗi, anh không có ý rình rập theo dõi em đâu.

Em có tự do chọn lựa lối sống cho em. Anh thấy lối sống của em không thích hợp với anh, để em được dễ dàng đi theo lối sống em chọn, anh xin rút lui. Anh chúc em may mắn và được như ý nguyện của em.

Ngày…tháng…năm…

th”.

     Tôi trao quyển tạp chí Ngày Nay cho Yến với lá thư kẹp bên trong, và tôi ra về không nói lời nào.

     Tôi bảo anh tài xế lái xe về trước, và tôi tà tà thả bộ về, trời Qui Nhơn âm u như sắp mưa, lòng tôi buồn nặng trĩu. Bước chầm chậm bên đường, tôi suy nghĩ miên man, nhưng tôi vẫn không hiểu nỗi người con gái nầy, tại sao một người con gái có nét hiền thục điềm đạm nhưng lại có một lối sống buông thả như vậy? Tôi mỉm cười, và tự chê mình có nhận xét quá dở, nhưng tôi tự an ủi biết đâu đây là cái may trước khi tôi đi quá xa!

************
************

     Ý định lập gia đình của tôi như chiếc hoa tàn trước khi nở, tôi không biết đây lá cái may hay cái rủi, và tôi vui buồn lẫn lộn. Tôi vui vì thật là dễ dàng cho tôi để tôi quyết định ghi tên đi Mỹ học lái máy bay khu trục, đi Mỹ tôi thích lắm. Tôi buồn cho mối tình của tôi với Yến, nhưng tôi tự an ủi mối tình nầy chưa đi quá xa.

     Tôi ghi tên thi Anh Văn để đi Mỹ, và tôi đậu. Đầu mùa Thu 1965 tôi sẽ đi Mỹ, tôi nôn nóng chờ đợi.

     Năm 1965 Không Đoàn 62 Biên Trấn Pleiku được dời về Nha Trang, và đổi tên là Không Đoàn 62 Chiến Thuật. Phi đoàn tôi cũng dời theo về Nha Trang.

     Cô Hà ở Nha Trang là bạn chí thân của Yến trong sư phạm, hai người học cùng lớp, ở nội trú cùng phòng. Ở cùng thành phố Nha Trang, thỉnh thoảng cô Hà liên lạc với tôi với tình bạn. Có lần cô Hà muốn gặp tôi để nói chuyện về Yến nhưng tôi không muốn nghe. Tôi bảo cô Hà, tại sao người trong cuộc không nói, mà cô Hà phải nói.

     Mùa Hè 1965, ngày tôi đi Mỹ gần kề, cô Hà gặp tôi và yêu cầu tôi lên Đàlạt gặp Yến gấp. Yến đang về nhà nghĩ hè và mong gặp tôi. Nhân chuyến bay hành quân gần Đàlạt, tôi đáp máy bay ở Cam Ly, và tôi vô nhà gặp Yến, Yến lấy quyển nhật ký cho tôi đọc.

     Theo nhật ký thì Yến than vãn, có anh chàng học cùng lớp ở Sư Phạm, anh chàng nầy mê Yến nhưng không được đáp lại nên nổi điên nói bậy tùm lum. Người bạn của chàng si tình nầy mời Yến xuống câu lạc bộ để làm trung gian giúp bạn. Theo nhật ký, Yến hận anh chàng trung gian nầy, vì chính anh ta làm đổ vỡ mối tình của nàng với tôi.

     Rồi cũng trong nhật ký, Yến có nói đến ông giáo sư đang theo nàng. Yến than vãn rằng ông giáo sư đã đến muộn, vì nàng đã yêu tôi.

     Đọc nhật ký của Yến tôi tin, vì sự hiền thục của nàng đã biện minh cho nàng tất cả, tôi vuốt tóc và hôn nàng, tôi tha thứ tất cả.

************
************

     Trên đường ra phi trường Cam Ly để cất cánh bay về lại Nha Trang, tôi miên man nghĩ đến chuyện tình vừa nối lại của tôi và Yến. Trên trời, đầu óc tôi quay cuồng về việc lập gia đình và việc đi Mỹ học lái máy bay khu trục, lúc hai đứa tôi chưa giận nhau, tôi tính chọn một trong hai, bây giờ thì tôi phải ôm cả hai, thật là ngoài ý muốn của tôi. Chuyện tình của tôi và Yến được nối lại, làm tôi vui sướng lo sợ lẫn lộn.

     Lấy vợ mà bay khu trục, tôi có bề gì ai nuôi vợ con tôi đây? Tôi tiếc là tại sao lúc ấy Yến không chịu giải thích cho tôi ngay, để tôi không ghi tên đi khu trục, bây giờ thì trễ rồi, tôi đâu bỏ đi học khu trục được nữa! Tôi nghĩ đến sự hiền thục trầm tĩnh chịu oan của Yến, nên tôi thương nàng hơn là trách, tôi cho đây là định mệnh, nên tôi phó mặc cho Trời Phật. Chết sống có số.

************
************

     Đầu mùa Thu Năm 1965, chiều Thứ Bãy tôi vô trường Sư Phạm đưa Yến đi ăn cơm tối ở nhà hàng lớn nhất Qui Nhơn để tôi từ giã đi Mỹ. Hai đứa tôi bước vô nhà hàng, và tôi bảo anh tài xế lái xe về trước đừng chờ tôi.

     Tôi sắp đi Mỹ xa Yến một năm, xa mặt cách lòng, thời buổi chiến tranh nhiễu nhương nầy đâu có gì chắc ăn, bắt buộc tôi phải nghĩ ra cách đi cyclo cho Yến bị động não, nàng sẽ không quên tôi dễ dàng trong một năm. Ăn xong trời tối đen, tôi kêu cyclo đưa Yến về trường và tôi lật đật nhảy lên cyclo trước, rồi tôi ngồi banh chưn ra, Yến chỉ còn chổ ngồi duy nhất là trên đùi tôi. Yến bước lên Cyclo, và nàng đứng chần chờ mãi, tôi nắm tay kéo Yến ngồi trên đùi tôi. Để cho Yến đỡ ngượng, tôi bảo ông cyclo kéo màn phía trước lại cho khỏi gió, thế là Yến thoải mái ngồi trên đùi tôi trong ấm cúng.

     Tôi cố tình cho Yến bị động não để đừng quên tôi khi tôi ở Mỹ. Tôi nói thì thào, cố tình đưa hơi thở tôi vào lỗ tai Yến cho động não. Tội nghiệp! Yến trò chuyện vui vẽ nhưng hơi rung vì sợ. Tôi tin Yến sẽ không quên tôi, và tôi thương yêu nàng quá sức.

     Xuống cyclo, Yến trao cho tôi chiếc áo len mà nàng đan đêm ngày cho kịp, để tôi mang sang Mỹ sưởi ấm lòng tôi trong Mùa Đông sắp tới.



     Sang Mỹ tôi nhớ thương Yến vô vàn, tôi gởi thư về thăm nàng mỗi tuần.

     Bạn bè tôi đi Mỹ, về nước họ có bạc ngàn dollars. Tôi đi Mỹ về trong túi tôi chỉ còn 1 dollar duy nhất. Tất cả tiền bạc của tôi nằm trong chiếc vali samsonite rộng lớn, trong đó tôi mua cho Yến rất nhiều áo quần loại đắc tiền nhất, son phấn, dầu thơm và tất cả những gì cần thiết cho người con gái, ngay cả bộ cắt làm móng tay sang trọng tôi cũng mua. Tôi mua sắm cho Yến với tất cả tình thương của người chồng thương vợ, vì tôi tin nàng sẽ là vợ tôi, tôi không một chút nghi ngờ nàng sẽ phản bội!

************
************

     Tôi rời Mỹ về nước, về đến Sàigòn, tôi về nhà thăm Ba Má và anh em tôi vài ngày, rồi tôi lật đật lên Đàlạt, tôi sợ Yến mong chờ tội nghiệp.

     Tôi bay Air ViệtNam từ Saigon lên Đàlạt, rồi tôi đi taxi đến nhà Yến. Tôi bước vô nhà, nhưng Yến không có trong nhà, Yến biết tôi ở Mỹ đã về, đang mùa nghĩ hè, đúng ra nàng ở nhà để đón tôi, nàng làm tôi cụt hứng, sự thương yêu tin tưởng đang tan dần trong lòng tôi. Tôi nhớ tới ngày xưa, lúc tôi vô trường sư phạm thăm Yến, nhưng nàng không có trong phòng, rồi tôi thấy nàng ngồi với người bạn trai ở câu lạc bộ, tôi lo sợ màn nầy sẽ tiếp diễn cho đời tôi.

     Tôi ngồi chờ Yến ở phòng khách cạnh cửa sổ, tình cờ nhìn ra cửa sổ, tôi thấy Yến chạy như bay về nhà, gặp nhau hai đứa tôi ôm chầm lấy nhau, mừng quá tôi quên hết phiền não.

     Yến mở quà của tôi mang về từ Mỹ, trong chiếc vali rộng lớn nàng thấy tràn ngập áo quần loại đắt tiền, nàng vui quá sức, làm tôi cũng vui lây. Tôi cũng không quên mua nhung loại tốt để tặng Má nàng may áo dài, ba nàng thì tôi tặng hột quẹt Zippo để ông hút thuốc. Riêng cậu em trai út thì tôi tặng cây súng lục cao bồi giả với nịt da đeo ở bên hông.

     Trong các quà tôi mua cho Yến, tôi có mua quần lót làm Yến cười quá sức, vì tôi mua quần lót “trật đường rầy”. Tôi mua đủ loại quần lót, trong đó có loại dùng khi có chu kỳ, trong loại nầy tôi mua vài cái thật rộng lớn. Thấy quần lót rộng lớn, Yến hỏi:

- Sao rộng quá vậy anh?
- Để dùng khi em có bầu.

Yến ôm bụng cười và kêu lên:

- Có bầu thì đâu có chu kỳ!
- Trời! Làm sao anh biết!

Yến ôm tôi thương quá sức, vì nàng tin tôi là trai tơ thứ thiệt, tôi bị quê quá bẽn lẽn cười trừ!

     Ba nàng vui quá, và ông bảo tôi đừng đi ngũ ở đâu mà ngũ lại trong nhà. Vậy là ông coi tôi như con rể rồi! Tôi cảm thấy vui vui, nhưng tôi thấy Ba Mạ nàng bàn bạc gì đó, có lẽ ông bà sợ người đời dị nghị, sau cùng ông đề nghị tôi ngũ ở biệt thự Phi Vân của Không Quân.

     Yến cẩn thận sợ tôi ngũ ở biệt thự Phi Vân một mình tôi sẽ buồn. Nàng bảo cậu em út, khoảng 10 tuổi, vô Phi Vân ngũ với tôi.

     Đêm đầu tiên cậu em út ngũ với tôi, cậu khoe cậu thích cây súng tôi cho lắm, cậu nói:

- Em thích anh hơn ông giáo sư.
- Ông giáo sư nào?
- Lúc anh đi Mỹ, ông giáo sư thường đến nhà ngồi với chị! Em ghét ông ấy, nhiều lúc em không muốn mở cửa cho ông ấy vô.

     Trời! Tôi lại nhận xét lầm nàng nữa rồi, tôi thật có mắt cũng như không, rồi tôi nhớ lúc tôi vô nhà, nàng không có trong nhà để đón tôi, chắc là nàng đang bận ở nhà ông giáo sư, ông giáo sư mà ngày xưa nàng nói trong nhật ký?

     Tối hôm ấy tôi nằm trằn trọc mãi, chuyện đã rõ ràng như vậy, và tôi đâu cần sự giải thích của nàng, nếu có giải thích thì làm sao tôi tin!

     Sau cùng tôi quyết định tôi sẽ âm thầm rút lui lần thứ hai vì người con gái như vậy làm sao tôi dám lấy làm vợ? Vali áo quần tôi sẽ cho nàng hết, tôi sẽ ra Air ViệtNam mua vé máy bay về lại Sàigòn, không một lời từ giã và lần nầy không có chuyện tôi trở lại.

     Sáng hôm sau tôi đưa cậu út về nhà, gặp tôi nàng vui sướng ra mặt, nàng lo ăn sáng cho tôi. Nhìn việc làm và cử chỉ của nàng đầu óc tôi muốn nổ tung, một người con gái trông hiền thục như vậy sao lại có tâm tính tôi không hiểu nỗi.

     Ăn sáng xong, Yến bảo tôi đi dạo phố với nàng. Trời! Nàng định làm gì với tôi nữa đây? Tôi cố dằn lòng để đi dạo phố với nàng lần chót, đi chơi với nàng để tôi cố tình dò xét nàng.

     Hôm ấy sáng Thứ Bãy, người đi bộ qua lại tấp nập khu chợ Hoà Bình. Yến đi sát tôi dập dìu theo đám đông qua lại khu chợ Hoà Bình. Thình lình Yến nhìn người đàn ông đi đối mặt với hai đứa tôi và nói:

- Anh, ông giáo sư dạy kèm cho em ngày xưa.

     Ông giáo sư nhìn thấy Yến đi với tôi, ông sửng sờ ra mặt, ông bị sốc nặng. Yến như có ý muốn dừng lại giới thiệu tôi với ông giáo sư, nhưng quá bất ngờ tôi chưa kịp hiểu ý của Yến thì ông giáo sư đã đi phớt qua hai đứa tôi. Khi ông giáo sư vừa đi phớt qua hai đứa tôi, tôi mới nhớ đây là ông giáo sư cậu út nói tối hôm qua, và tôi chưa hiểu Yến cố tình đưa tôi đối mặt với ông giáo sư chi vậy?

     Đi một lúc tôi quyết định dìu Yến đi quay lại với hy vọng ông giáo sư cũng quay lại để chúng tôi đối mặt lần nữa, lần nầy thì tôi chuẩn bị dò xét Yến và ông giáo sư. Đúng như dự đoán của tôi, ông giáo sư cũng quay lại và đang đi đối mặt với hai đứa tôi, lần nầy ông giáo sư nhìn xuống đất, cố né tránh nhìn hai đứa tôi, Yến thì vui vẽ bình thãn như không có gì.

     Tôi dìu Yến đi bộ về nhà, và tôi suy nghĩ miên man, nếu nàng yêu ông giáo sư thì tại sao trước mặt ông giáo sư, nàng đi sát tôi với gương mặt vui vẽ bình thãn? Vậy là ông giáo sư không phải là người yêu của nàng, nàng muốn cho ông giáo sư thấy nàng đã có người yêu, để ông đừng đến nhà nữa, vì nếu ông đến nhà nàng gặp tôi thì kẹt cho nàng!

     Tôi cố dò xét Yến thật kỷ lần chót, và tôi thấy gương mặt nàng hiền thục điềm đạm dễ thương làm sao. Bất cứ hành động nào của nàng, nàng như ân cần lo chăm sóc cho tôi, và tôi chưa tìm thấy ở Yến một cử chỉ nào, Yến có ý giấu giếm phản bội tôi.

     Tôi nghĩ Yến phải tiếp ông giáo sư trong nhà là để làm vui gia đình, khi biết tôi ở Mỹ đã về, sắp lên Đàlạt, nàng sợ ông giáo sư đến ngồi trong nhà thì kẹt cho nàng, nên nàng phải né tránh không dám ở nhà. Để rồi khi nghe tôi đến, nàng chạy như bay về nhà ôm chầm lấy tôi vui quá sức.

     Càng ôn lại những việc đã qua tôi càng thương và hiểu Yến, nàng bị kẹt giữa bên hiếu bên tình, sau cùng nàng cương quyết ngã về bên tình, vậy mà tôi không hiểu hết cho nàng lại còn nghi oan. May quá suýt chút nữa tôi âm thầm rút lui lần thứ hai, hậu quả sẽ tai hại đến cỡ nào, và biết đâu tôi sẽ tạo ra một “Thiếu Phụ Nam Xương” thứ hai trên đời nầy, nghĩ đến đây lòng tôi đau quặn thắt và tôi thương Yến vô vàn.

     Tôi âm thầm quên đi chuyện nàng tiếp ông giáo sư trong nhà lúc tôi ở Mỹ, vì tôi thương yêu nàng quá sức, tôi chưa bao giờ hỏi nàng về việc ấy trong suốt đời nàng, và tôi không biết nàng có biết tôi đã biết việc ấy không. Nàng thương yêu một người, mà nàng phải tiếp đón một người khác, tôi nghĩ nàng khó xử lắm, vậy mà nàng làm được, trong nghịch cãnh, chỉ có người hiền thục như nàng mới có thể ngã theo chử tình mà vẫn giử được chử hiếu. Tôi chưa bao giờ hỏi nàng về việc ấy trong suốt đời nàng, vì tôi sợ làm cho nàng thêm khó xử, tôi âm thầm suy đoán để hiểu nàng, và thời gian đã chứng minh sự suy đoán của tôi đúng về sự hiền thục và chung tình của nàng, nên tôi càng thương yêu nàng hơn.


     Yến là một người con hiền thục hiếu thảo, và nàng muốn đời nàng chử tình chử hiếu phải vẹn toàn. Yến như không muốn cho tôi biết về sự lo âu của cha mẹ nàng về tôi, nhưng tôi hiểu nỗi khổ tâm của cha mẹ, ai mà chẳng lo sợ con gái mình ở goá, hơn nữa cha mẹ nàng chưa hề có một lời nói hay một cử chỉ nào làm buồn lòng tôi. Để cho Yến yên tâm, tôi dốc tâm quý mến thương yêu cha mẹ và gia đình nàng, và sau nầy trước cũng như sau 1975, nàng cần báo hiếu, tôi vui vẽ đôn đốc nàng làm, và đáp lại cha mẹ và gia đình nàng quý mến tôi một mực, nên tôi thấy Yến hết sức mãn nguyện và quý trọng tôi.

************
************

     Rồi hai đứa tôi làm đám hỏi, đám hỏi xong chừng hai tháng, một buổi sáng Thứ Bảy, tôi bay khu trục hành quân vùng Đức Hoà, Đức Huệ gần biên giới Miên. Máy bay của tôi bị trúng đạn phòng không địch.

     Khi máy bay tôi bị tắt máy, tôi quyết định đáp bụng trong rừng tràm, mà không nhãy dù. Tôi sẽ bị bắn trên trời, hoặc tôi sẽ bị bắt nếu tôi nhãy dù, nhờ tôi đáp bụng trong rừng tràm, nên địch bị bất ngờ không biết tôi trốn ở đâu, nhờ vậy tôi trốn thoát mặc dù tôi nghe tiếng nói của địch lùng kiếm bắt tôi, sau cùng trực thăng Mỹ vớt tôi về. Nếu hôm ấy tôi quá sợ hãi, tôi nhãy dù thì hậu quã chưa biết ra sao, nghĩ đến tôi hãi hùng lo sợ cho Yến.

     Thoát chết, đêm hôm ấy tôi nằm thao thức nhớ thương Yến, nếu sáng hôm ấy tôi chết thì tội cho Yến quá, Yến sẽ khổ đến cỡ nào, chưa đám cưới mà goá chồng, trên đời nầy chưa có gì nghiệt ngã hơn! Hơn nữa nếu tôi chết vì bay khu trục, tội nghiệp! Yến sẽ cảm thấy tội lỗi cỡ nào, vì việc làm của nàng trong câu lạc bộ của trường sư phạm ngày xưa, tạo nên sự hiểu lầm đưa tới việc tôi xin bay khu trục. Càng nghĩ tới Yến, tôi càng thương nàng, vì nàng đã cải gia đình, nàng liều mạng lấy anh chàng phi công có mạng sống mong manh nầy, và tôi lo sợ nàng sẽ bị goá, tôi thương yêu nàng quá sức.

     Tháng 10 năm 1967 hai đứa tôi làm đám cưới, đám cưới xong hai đứa tôi mỗi đứa mỗi nơi, Yến dạy ở Di Linh Lâm Đồng, tôi bay khu trục ở Biên Hoà. Ba tôi cho tôi cái nhà ở đầu đường Nguyễn minh Chiếu gần Lăng Cha Cả, và nhà nầy thì bỏ trống. Tôi hết sức lo âu về hoàn cảnh của hai đứa tôi, rồi trong cái rủi có cái may, nhờ tôi bị rớt khu trục, mà người em bà con lo cho tôi về Phi Đoàn không ảnh và trắc giác ở Tân Sơn Nhất. Tôi được về Tân Sơn Nhất gần nhà, rồi Yến được hoán chuyển về dạy ở trường Trương Minh Giảng gần nhà.

     Sau đám cưới không lâu, hai đứa tôi được sống dưới một mái nhà khang trang, chúng tôi có được một gia đình thuận thảo thương yêu tràn đầy hạnh phúc hơn 40 năm, đó là nhờ sự hiền thục của Yến. Lấy được người vợ hiền thục như Yến, tôi không dám tự hào tài nhận xét người của tôi, mà tôi cho đó là Duyên Số, theo tôi Duyên Số không có nghĩa phó mặc cho định mệnh. Mà suốt đời tôi lúc nào tôi cũng áp dụng câu "tận nhân lực tri thiên mệnh", có nghĩa là làm hết sức mình và chấp nhận định mệnh.

     Đêm 28 tháng 4, 1975 tôi đưa Yến và hai con nhỏ ra đảo Côn Sơn theo chương trình di tản của Không Quân Tân Sơn Nhất. Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975 Tân Sơn Nhất tan hàng, tôi bỏ của chạy lấy người bay ra Côn Sơn gặp Yến và con, chúng tôi ngũ ở phi trường Côn Sơn đêm 29. Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi và Yến ôm hai đứa con nhỏ bay từ đảo Côn Sơn qua căn cứ Mỹ ở Thái Lan. Không Quân Mỹ đưa gia đình tôi từ Thái Lan qua đảo Guam, rồi họ đưa chúng tôi tới trại tị nạn ở California. Ông bà Thiếu Tá Không Quân Mỹ tôi quen ở Texas lúc tôi đi Mỹ năm 1965, ông bà nầy bảo trợ gia đình tôi về nhà họ ở Texas gần một tháng, và sau đó chúng tôi ra ở apartment.

     Sau cùng hai đứa tôi tạo dựng một mái nhà mới ở Texas, và lập lại cuộc đời từ số không, Yến lo cho con, còn tôi vừa đi làm full time, vừa đi học full time. Cuối Năm 1978 tôi tốt nghiệp hai năm đại học về Data Processing, và tôi làm computer programmer cho hảng bảo hiểm quân đội Mỹ USAA. Tôi về hưu USAA Năm 1998, rồi tôi làm tiếp cho nhà băng World Savings, tôi về hưu World Savings Năm 2007. Hai đứa con tôi đã thành đạt, tôi có hai cháu ngoại, con trai tôi chưa chịu lấy vợ.

     Tôi đưa Yến đi chơi khắp các Châu trừ Châu Phi, nhưng mỗi lần đi không quá hai ba tuần vì lúc ấy tôi còn đi làm. Năm 2007 tôi về hưu lần thứ hai, tôi dự trù đưa Yến đi chơi dài hạn mỗi lần ít nhất ba bốn tháng.

     Mùa Đông Năm 2007 tôi đưa Yến đi chơi vùng Đông Nam Á, đây là lần đầu tiên hai đứa tôi dự trù đi chơi lâu ba bốn tháng, nhưng được hai tháng thì Yến ngã bịnh tại ViệtNam. Tôi lật đật đưa Yến về Mỹ để trị bịnh, trị bịnh được vài tháng thì bác sĩ khám phá ra Yến bị ung thư phổi lan qua gan thời kỳ thứ tư! Mới đi chơi dài hạn lần đầu tiên, rồi Yến bị bịnh ngặc nghèo, lòng tôi như tan nát từng mãnh.

     Theo bác sĩ thì ung thư của Yến không trị hết được, Yến chỉ còn hai ba tháng, nhưng nếu Yến được trị liệu thì có thể kéo dài thêm vài tháng. Tôi khóc hết nước mắt, nhưng Yến thì tỉnh bơ không sợ sệt, Yến nói với tôi: “Em rất tự tại, và em không còn gì để nuối tiếc. Con đường nầy rồi ai cũng phải đi qua, em rất vui được đi trước anh, vì em rất sợ đi sau anh, em cám ơn anh cho em 45 năm thương yêu hạnh phúc”. Rồi Yến nói tiếp: "Rất may mình không chết trong chiến tranh, thật là phúc đức phải không anh?" Trời! Trong đầu Yến lúc nào cũng sợ, rằng tôi sẽ chết trong chiến tranh. Vậy mà Yến đã liều mạng lấy tôi. Biết điều nầy, đáp lại tôi đã dóc tâm thương yêu, lo cho Yến đầy đủ về mọi mặt, nhất là báo hiếu cha mẹ. Và tôi thấy Yến đã hết sức mãn nguyện và quý trọng tôi.      

     Yến chấp nhận không cho điều trị ung thư, và nàng xin bác sĩ cho nàng về nhà, để hospice đến nhà săn sóc cho nàng những ngày tháng chót. Yến biết điều trị ung thư cũng không đến đâu, chỉ kéo dài thêm vài tháng trong đau đớn, hơn nữa Yến thương chồng thương con, nàng không muốn chồng con khổ vì nàng. Đưa Yến về nhà, hospice thường xuyên đến nhà chăm sóc nàng, nhiệm vụ của hospice là làm mọi cách cho nàng không đau đớn, chớ họ không điều trị, tôi được cái diễm phúc bên cạnh nàng ngày đêm trong những ngày tháng chót, và tôi săn sóc nàng với tất cả thương yêu của tôi.

     Ba tháng đầu sau khi bác sĩ cho về nhà, Yến còn khoẽ mạnh, thay vì điều trị, nàng muốn dành thời giờ nầy cho gia đình và bạn bè. Tôi đưa nàng đi chơi ở Houston với gia đình, bạn bè ở Houston tổ chức tiệc tùng liên miên đễ tiếp đón nàng. Về nhà thì thân bằng quyến thuộc xa gần đến nhà thăm Yến tới tấp, tôi lo tiệc tùng liên miên cho Yến vui, nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn, vì sức khoẻ Yến không cho phép tiếp tục, tôi hết sức đau lòng cho ngưng cuộc vui.

     Vui chơi được ba tháng thì sức khoẻ Yến suy sụp hẵn, nàng bị sốt và nằm vùi, rồi nàng yêu cầu tôi rước Thầy và Phật Tữ đến nhà trì tụng kinh A Di Dà cho nàng. Tôi thường xuyên rước Chư Tăng Ni và Phật Tữ đến nhà trì tụng cho Yến, mỗi lần như vậy tôi thấy Yến vui hẳn ra, tôi thương Yến quá sức. Yến là một Phật Tữ thuần thành, đối với nàng Phật là tất cả, nên tôi dốc tâm lo rước Tăng Ni trì tụng cho nàng.

     Yến yêu cầu tôi bằng mọi gíá, tôi phải rước Chư Tăng Ni và Phật Tữ trì tụng cho nàng lúc nàng lâm chung. Thương Yến quá, tôi hứa với nàng, nhưng tôi lo rối ren, vì làm sao tôi biết được giờ lâm chung của nàng mà tôi rước Chư Tăng Ni. Nhỡ đêm khuya tôi thức giấc, và nàng không còn thở nữa thì tôi làm sao đây, tôi thất hứa với nàng thì làm sao tôi sống nỗi quãng đời còn lại của tôi, rồi tôi chỉ biết cầu Chư Phật gia hộ cho tôi.

     Hôm ấy chiều Thứ Sáu, Thầy Trù Trì Chùa Bão Quang điện thoại báo cho tôi Thứ Hai Thầy sẽ đi Florida mười ngày, nghe Thầy đi Florida mười ngày tôi muốn xĩu. Thầy đi Florida, ở nhà ai lo cho Yến đây, tội nghiệp cho Yến quá, tôi xin Thầy đến nhà tụng cho Yến ba ngày liền cho tới khi Thầy đi, và Thầy đồng ý. Thầy sẽ dẫn ban hộ niệm đến nhà tôi đúng 7 giờ tối nay.

     Tôi vừa nói chuyện với Thầy Trù Trì xong, lúc ấy khoảng 5 giờ chiều, tôi thấy Yến bị lên đàm nhiều, và tôi sợ Yến chịu không nỗi, tôi lật đật gọi lại Thầy Trù Trì và xin Thầy đến nhà tôi ngay. Thầy dẫn ban hộ niệm đến nhà tôi khoảng 6 giờ chiều, và Thầy dự trù tối nay sẽ có hai ca trì tụng cho Yến, ca đầu do Thầy hướng dẫn cho tới 8 giờ tối, và ca thứ hai do Phật Tữ tự lo từ 8 giờ tới 9 giờ.

     Thầy Trù Trì hướng dẫn ca đầu trì tụng vừa xong, rồi Thầy dẫn ca đầu ra phòng khách chuẩn bị ra về, để ca thứ hai tiếp tục, thấy Thầy ra về, tôi lo sợ rối ren. Tôi thấy Yến yếu quá, mà Thầy ra về, tôi không dám cản thầy đừng về, mà tôi chỉ thưa với Thầy Yến yếu quá sợ chịu không nỗi! Thầy thương tôi, nên Thầy dẫn nguyên ca đầu vô lại để nhập với ca thứ hai, Thầy trì tụng tiếp cho Yến, và tôi vui quá sức, tôi thầm cám ơn Thầy Trù Trì.

     Trước khi Thầy tiếp tục trì tụng cho Yến, Thầy đội mũ Quan Âm và đắp mền Quang Minh cho Yến, mũ và mền nầy Thầy tặng cho Yến, thật là diễm phúc cho vợ chồng tôi.

     Thầy Trù Trì và ban hộ niệm tiếp tục trì tụng, để xin Phật A Di Đà tiếp dẫn Yến về Tây Phương Cực Lạc, đúng như nguyện vọng của nàng. Thầy tiếp tục trì tụng cho Yến chừng 10 phút, Yến nằm mắt nhắm nghiền ba ngày nay, bất chợt Yến mở mắt to chưa từng thấy, Yến nhìn trừng hình Phật A Di Đà to lớn treo trên vách trước mặt nàng, rồi Yến nhắm mắt và tắt thở. Tôi đang đứng trước mặt Yến, rồi tôi vội bỏ chạy ra ngoài vì tôi sợ Yến thấy tôi khóc, Yến dặn tôi không cho ai khóc lúc nàng lâm chung! Thế là Phật A Di Đà đã tiếp dẫn Yến về Tây Phương Cực Lạc như nguyện vọng của nàng, mọi người lúc ấy đều nhìn thấy. Yến ra đi đúng như nguyện vọng của nàng, tôi vui mừng quá sức, tôi cúi đầu thành tâm cám ơn Thầy Trung Nghiêm, Sư Cô Như Hiếu, Thầy Phước Quang, Ban Hộ Niệm chùa Bảo Quang, chính những người nầy đã cứu vớt quãng đời còn lại của tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn họ.

     Mất Yến đúng ra lòng tôi tan nát từng mãnh, nhưng tôi buồn vui lẫn lộn. Tôi vui vì tôi đã làm đúng như nguyện vọng của Yến, nhờ Chư Phật đã gia hộ tôi, chứ tôi không có tài nào làm được như vậy. Mỗi lần tôi nhớ đến giờ phút lâm chung của Yến, mắt tôi hoe lệ, nhưng tôi cảm thấy vui vui, vì tôi đã làm đúng như nàng đã giao phó. Tôi tin Yến đang thanh thãn theo Chư Phật nơi Tây Phương Cực Lạc, làm lòng tôi nhẹ nhàng thư giãn.

     Sáu tháng sau khi biết Yến bị ung thư, Yến mất ngày 6 tháng 11 năm 2009 tại Texas đễ lại người chồng như người mất hồn, mỗi sáng sớm thức dậy nằm rã rời, nước mắt cứ ràn rụa vì nhớ thương vợ.

San Diego May 24, 2010

tth

No comments:

Post a Comment