Thiếu nữ Việt Nam

Thiếu nữ Việt Nam
quá dễ thương

Saturday, June 20, 2009

Khóc Mẹ Dân Oan - Như Quỳnh

Click Vào Đây Xem Khóc Mẹ Dân Oan

Bản nhạc nầy làm tôi liên tưởng tới gia đình tôi ở VN.

Đất đai gia đình tôi bị lấy hết, nhiều lắm. Nhà thờ tổ tiên của gia đình tôi bị tịch thâu và họ nuôi mấy trăm thương phế binh trong nhà thờ.

Anh cả tôi kiện đòi lại nhà thờ, bị tù 3 lần, mỗi lần 2 đến 3 năm về tội chống đối chính phủ!

Hiện tại nhà thờ thì được trả lại, nhưng tan nát 80%. Một số đông thương phế binh xây nhà quanh vườn không chịu đi, đang tranh tụng. tth

Đây là tác giả và lý do xuất xứ của bản nhạc:


Mặc Thiên và Khóc Mẹ Dân Oan

"Khóc Mẹ," còn có tên "Khóc Mẹ Dân Oan," là nhạc phẩm đầu tiên xuất hiện trên một DVD giải trí để nói về phong trào dân oan các tỉnh miền Tây vào Sài Gòn, ra Hà Nội khiếu kiện các vấn đề đất đai.
Đó là nói về những người mẹ đã khổ công nuôi những đứa con của mình. Có những đứa con vì hoàn cảnh nào đó, vì sai lầm hay sa cơ, về với mẹ, mẹ lúc nào cũng mở lòng, dang tay ra đón không cần biết những đứa con đó đã làm gì. Nay, khi thành công thì lại quay lưng lại, lấy đất đai của mẹ. Những đứa con đó bây giờ là những đứa con có quyền thế.

Nhạc sĩ Mặc Thiên.
Còn Mặc Thiên thì được dư luận gọi là "Nhạc Sĩ Bí Mật Nhất Năm 2007."

Trong một sự tình cờ hi hữu, chúng tôi đã bắt được liên lạc với người nhạc sĩ bí mật này, và qua anh, một số bí mật liên quan đến nhạc phẩm "Khóc Mẹ" được "bật mí."
"Khóc Mẹ" được sáng tác trong mùa Lễ Mẹ, Lễ Vu Lan. "Khóc Mẹ" được sáng tác sau khi người nhạc sĩ nhìn thấy các bà mẹ quê từ tỉnh lên Sài Gòn, trụ lại hàng tháng trời giữa mưa Sài Gòn, trên lề phố Sài Gòn, để đòi, trong tuyệt vọng và trong ôn hoà, những tài sản chắt chiu từ bao lâu.
"Khóc Mẹ" được sáng tác tại Sài Gòn trong một ngày mưa giữa năm 2007!
"Trung tuần tháng Bảy, 2007, trong những ngày mưa bão, mình mặc đủ áo đi ra đường, vẫn cảm thấy lạnh, thì đối với những người mẹ đang đấu tranh cho quyền lợi thì sao? Lúc ấy mình đi trên chiếc xe mà cũng không dừng lại được, mình thấy khó khăn cho một ai đó dừng lại tiếp tế cho những người mẹ đang chịu những cảnh thương tâm.
Những tấm bạc đơn sơ, chỉ có thể che nắng chứ không che nổi mưa tạt vào. Mình không thể đứng lại, mình chỉ đi mà không biết đi về đâu. Đi mà nước mắt cứ chảy. Về nhà, mình thấy rất là buồn, buồn mà không thể làm gì được, không thể ngủ được. Mình cầm bút lên viết mà nước mắt cứ tuôn, tuôn, tuôn, không cầm được."
Thế là bài hát ra đời. Nhạc sĩ Mặc Thiên cho biết là, khởi thuỷ anh viết bài "Khóc Mẹ" để tặng các bà mẹ Tiền Giang. Lúc ấy, câu mở đầu bài hát được viết như sau:
"Một ngày trần gian khóc thương mẹ Tiền Giang."
Về sau, khi các tỉnh khác cũng làm theo, câu đầu tiên của bài hát được đổi lại, thành ra:
"Một ngày trần gian khóc thương mẹ dân oan."
Bài hát "Khóc Mẹ" ra đời vào dịp Vu Lan, là dịp, theo lời Mặc Thiên, mà những người mẹ đáng lẽ được nhận tình thương từ những người con của mình. Trong trường hợp này, thì những người mẹ lại phải chịu cảnh bão lũ. Anh nói, bài hát này được viết ra chỉ để chia sẻ cùng các bà mẹ chứ không biết, và cũng không dám, chia sẻ cùng ai.

Tâm sự của "Nhạc sĩ bí mật nhất năm 2007"

"Khóc Mẹ" có câu thơ nghe khá lạ tai:
"Vườn ruộng đất nhà tranh con hoán đổi
Mẹ sống sao đây khi đổi mười lấy một?"
Mặc Thiên giải thích ý nghĩa như sau.
"Đổi mười lấy một, là điều mà người Việt Nam nào cũng biết. Những mảnh đất, những căn nhà, khi đã được vào các dự án hay bất cứ cái gì của chính quyền thì chỉ đổi được 1 phần 10 giá trị. Đó là nói cho có, chứ thực ra chưa tới 1 phần 10.
Những cuộc đổi tiền trước đây cũng vậy, không ai mà không đau lòng trước sự thay đổi thời thế bất ngờ. Số phận của những người bị thay đổi đó, thực là… tôi không biết làm sao mà tả được…"
Liên quan đến hai câu thơ khác,
"Ngại gì sương gió nuôi con qua khổ nạn
Nay con sang giàu mẹ sống cảnh lầm than…"
Mặc Thiên giải thích ý nghĩa.
"Đó là nói về những người mẹ đã khổ công nuôi những đứa con của mình. Có những đứa con vì hoàn cảnh nào đó, vì sai lầm hay sa cơ, về với mẹ, mẹ lúc nào cũng mở lòng, dang tay ra đón không cần biết những đứa con đó đã làm gì. Nay, khi thành công thì lại quay lưng lại, lấy đất đai của mẹ. Những đứa con đó bây giờ là những đứa con có quyền thế."
Trò chuyện cùng một người Việt Nam, có quan hệ gần gũi với giới bán băng đĩa nhạc trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Sài Gòn, anh cho biết về hiện tượng "Khóc Mẹ" của Mặc Thiên.
"Những người trong nước cho đến bây giờ vẫn chưa được biết về nhạc sĩ Mặc Thiên. Rõ ràng những người trong nước khá quan tâm đến bài này. Cho dù cắt bớt phần giới thiệu, thì tên bài hát cũng đã nói rõ điều muốn nói. Bài hát ra đời khiến người nghe xúc động. Nói là "sốc" thì hơi lớn, nhưng rõ ràng là có tác động, có một cái gì đó như hiệu ứng rất rõ ràng với người nghe."

No comments:

Post a Comment